Kinh Khổ

Thư số 20 gởi Nguời Lính Quân Đội Nhân Dân Việt Nam

Tôi chào đời năm 1930, vào quân đội Việt Nam Cộng Hòa năm 1954, chống lại cuộc chiến tranh do nước Việt Nam Dân Chủ

Tôi chào đời năm 1930, vào quân đội Việt Nam Cộng Hòa năm 1954, chống lại cuộc chiến tranh do nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa gây ra. Trong bang giao quốc tế, quốc gia này đánh chiếm quốc gia kia, không có tên gọi nào khác ngoài hai chữ “xâm lăng”. Sau ngày 30/4/1975, lãnh đạo CSVN với lòng thù hận đã đày đọa chúng tôi trong hơn 200 trại tập trung mà họ gọi là trại cải tạo, hằng trăm Bạn tôi đến 17 năm, riêng tôi là 12 năm 3 tháng. Tuy Quốc Gia và Quân Lực mà tôi phục vụ không còn nữa, nhưng linh hồn trong quốc kỳ nền vàng ba sọc đỏ vẫn nguyên vẹn trong tôi. Tôi chưa bao giờ, và sẽ không bao giờ về Việt Nam cho đến khi mà quê hương tôi có dân chủ tự do thật sự.

Các Anh là Người Lính Quân Đội Nhân Dân Việt Nam. Xin gọi Người Lính Quân Đội Nhân Dân một cách ngắn gọn là “Các Anh” để tiện trình bày. Chữ “Các Anh” viết hoa  mà tôi sử dụng ở đây, bao gồm từ người lính đến các cấp chỉ huy, ngoại trừ lãnh đạo cấp Sư Đoàn, Quân Đoàn, Quân Chủng, Bộ Tổng Tham Mưu, và Bộ Quốc Phòng. Là Người Lính trong quân đội “Nhân Dân”, Các Anh phải có trách nhiệm bảo vệ Tổ Quốc Nhân Dân, vì Tổ Quốc với Nhân Dân là trường tồn, trong khi đảng cộng sản hay bất cứ đảng nào cầm quyền, cũng chỉ là một giai đoạn của lịch sử, và nội dung tôi gởi đến Các Anh được đặt trên căn bản đó.

Nội dung thư này vẫn là “Quyền Của Mỗi Con Người” gọi tắt là “Nhân Quyền”. Tôi nhấn mạnh với Các Anh rằng, “Nhân Quyền” là tiêu biểu của xã hội dân chủ tự do. Những xã hội độc tài -Việt Nam là một trong số đó- Nhân Quyền bị nhà nước tước đoạt bằng mọi cách, kể cả những cách xấu xa của giới côn đồ trong xã hội. Khi không có dân chủ tự do, xã hội không thể có những con người tử tế để xây dựng đất nước.     

Thứ nhất. Nhìn lại các cuộc biểu tình chống Trung Cộng.

Tham khảo bài viết không ghi tên tác giả, nhưng cuối bài có câu “tác giả là nhà văn đang sống tại Sài Gòn”.

Một sự kiện tình cờ gợi ý tác giả “nhìn lại 5 năm các cuộc biểu tình chống Trung Cộng” lấn chiếm  quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, ngày 9/12/2007 - ngày 9/12/2012 tại Hà Nội và Sài Gòn. Trong 5 năm đó, nhiều người bị hành hạ đọa đày, nhiều người đang trong các nhà tù, nhiều người đã lưu vong, và nhiều người đang bị hành hạ sách nhiễu ... Cũng trong thời gian đó, nguy cơ mất hẳn quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa ngày càng trở nên rõ nét.

Ngày 6/12/2007. Với bản tin Trung Cộng thành lập thành phố Tam Sa bao gồm quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, họa sĩ Trịnh Cung, nhạc sĩ Tuấn Khanh, các nhà thơ Trần Tiến Dũng, Thận Nhiên, Lynh Bacardi,  và tác giả, ngồi uống cà phê bên hông siêu thị Diamond (phía đường Phạm Ngọc Thạch),  cùng nghĩ: “Không thể im lặng, phải làm cái gì đi chứ. Và chúng tôi đồng ý ra một tuyên cáo kêu gọi chống Trung Quốc”, và tác giả nhận trách nhiệm dự thảo bản Tuyên Cáo.

Sau khi mọi người xem lại, góp ý sửa đổi. Ngày 7/12/2012 thì bản văn hoàn chỉnh với tựa là “Tuyên Cáo Của Người Việt Nam Yêu Nước”, và được ký tên bởi nhóm ““Văn Nghệ Sĩ Việt Nam” với đầy đủ tên tuổi của nhóm lúc bấy giờ. Bản Tuyên Cáo này gửi đến anh Hoàng Ngọc Tuấn (tienve.org) và anh Phùng Nguyễn (damau.org) nhờ dịch sang Anh ngữ rồi phổ biến trên mạng internet, gần như cùng thời gian với cuộc biểu tình đầu tiên vào ngày 9/12/2012. Sau mấy ngày phổ biến, đã có hơn 3.000 chữ ký ủng hộ. Lúc ấy, bản Tuyên Cáo chỉ còn ghi là “Văn Nghệ Sĩ Việt Nam” chớ không còn tên những người chủ xướng.

Những cuộc biểu tình chống Trung Quốc được tiếp tục, và có sự tham gia đặc biệt của giới văn nghệ sĩ, nhưng phần lớn các cuộc biểu tình đã bị nhà nước giải tán nhanh chóng. Riêng cuộc tập họp ngày 9/12/2007 tại Sài Gòn, là sự liều mạng của nhà thơ Phan Bá Thọ và Vương Văn Quang. Hai anh đã lừ lừ từ phía Nhà Văn Hoá Thanh Niên bước sang bên kia đường đến sát Tòa Tổng Lãnh Sự Trung Cộng, cuốn hút mọi người ùa theo, và biến thành biểu tình.......

Những tên tuổi nổi bật xuất hiện từ các cuộc biểu tình chống Trung Quốc năm 2007 ở Sài Gòn, có: Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày), Tạ Phong Tần, Tuấn Khanh, Song Chi, Lynh Bacardi, Bùi Chát, Uyên Vũ, Huỳnh Công Thuận, Thiên Sầu, Phan Thanh Hải (Anh Ba Sài Gòn), Kim Duy… Ở Hà Nội, tác giả nhớ nhất là bài viết của nhà văn Trang Hạ kể chuyện chị bị bắt.

Có một hiện tượng mà lịch sử văn học Việt Nam cần ghi nhận. Đó là sự bùng nổ văn thơ chống Trung Cộng trên truyền thông “lề trái”, với chủ đề Hoàng Sa và Trường Sa, bằng những ngôn ngữ chưa từng có trong văn học Việt Nam, phần lớn được phổ biến trên trang “tienve.org” và trang “damau.org”. Đến nay là năm 2013, phong trào văn chương này vẫn tiếp tục, khác hẳn với loại văn chương yêu nước chung chung xưa nay vốn dĩ thiếu cái nồng nhiệt trong nội dung.

 Trung Cộng có cuộc  rước đuốc Olympic vòng qua Sài Gòn, dù rằng Sài Gòn không nằm trên hành trình vòng quanh thế giới. Toàn bộ anh chị em văn nghệ sĩ có dính dáng đến biểu tình đều bị mời đến các cơ quan Công An Phường. Với bàn tay của Trung Cộng, lực lượng Công An đã kiểm soát nghiêm ngặt để bảo vệ an ninh cho đoàn rước đuốc. Ngoài đoàn của Trung Cộng, nhà nước Việt Nam đã tổ chức đoàn người ủng hộ “rước đuốc Olympic”, mà thật ra đoàn người này lúc nào cũng sẳn sàng quật ngã bất cứ ai có thái độ chống đối. Vì vậy mà có mấy người bị Công An bắt mà không ai biết lý do.   

Năm 2011

Tác giả nhận định: “Nếu năm 2007 các cuộc biểu tình thường gắn với văn nghệ sĩ và sinh viên học sinh, thì năm 2011, lại là sự đóng góp nòng cốt của “nhân sĩ, trí thức” với các vị như: Giáo sư Huệ Chi. Tiến sĩ Nguyễn Quang A. Các Nhà văn Nguyên Ngọc, Chu Hảo, Phạm Xuân Nguyên… ở Hà Nội. Trong khi tại SàI Gòn thì có: Cụ Nguyễn Đình Đầu, giáo sư Tương Lai, các ông Lê Hiếu Đằng, Huỳnh Tấn Mẫm, Cao Lập, Huỳnh Kim Báu, Lê Công Giàu, Hạ Đình Nguyên…”

Ngày 5/6/2011, biểu tình lớn xảy ra ở Hà Nội và Sài Gòn mở đầu cho đợt đấu tranh mới. Sài Gòn chỉ thực hiện được 2 lần chánh thức, còn lại là bị đảng với nhà nước ngăn chận tại nhà, mời gọi đến cơ quan Công An giữ chân tại chỗ. Trong khi tại Hà Nội thì thực hiện liên tục vào mỗi chủ nhật đến lần thứ 10. Công đầu thuộc về “Nhật Ký Yêu Nước” đã phát động kêu gọi. Mỗi cuộc biểu tình đều có một số người bị đánh, bị bắt. Hình anh Nguyễn Chí Đức bị đạp vào mặt, tiêu biểu cho chính sách của đảng với nhà nước thẳng tay đàn áp công dân yêu nước để làm vừa lòng Trung Cộng.

Tác giả cũng như nhiều người khác từng tham gia biểu tình vào những ngày chủ nhật, đều bị an ninh canh cửa ngăn chận, hoặc trên đường đi thì bị cưỡng ép vào quán uống cà phê và họ canh giữ tại đó. Điều mà tác giả không thể quên là các cuộc biểu tình do sự hình thành của “Nhóm No-U Sài Gòn” và “Nhóm No-U Hà Nội”. Họ có tinh thần tương trợ, đoàn kết, thể hiện một thái độ chính trị dứt khoát, mạnh mẽ. Bên cạnh đó còn có Chị Bùi Hằng, Mẹ Nấm, Nguyễn Hoàng Vi, Huỳnh Thục Vy, Phan Thị Lan Phương, Trịnh Kim Tiến… các anh Nguyễn Chí Đức, Người Buôn Gió.… cũng vậy.

Năm 2012

Tại Hà Nội. Vẫn “Nhóm Nhật Ký Yêu Nước” ra lời kêu gọi biểu tình vào ngày 9/12/2012, trước các hành động leo thang lấn chiếm Biển Đông của Trung Cộng, như: Trên “Thông Hành” (hộ chiếu) có  in hình đường lưỡi bò, cắt cáp tàu Bình Minh, ra lệnh kiểm soát tàu bè từ đầu năm 2013… Trong khi tại Sài Gòn, cùng lên tiếng là các ông Huỳnh Tấn Mẫm, Giáo sư Tương Lai, Hồ Ngọc Nhuận, Lê Hiếu Đằng, và ông Lê Công Giàu, đã từng thay mặt cho 42 nhân sĩ và trí thức ký tên vào kiến nghị tổ chức biểu tình chống Trung Cộng hồi tháng 7/2012, cũng có tên trên một Thông Báo kêu gọi mít tinh tại nhà hát thành phố.

Cuộc biểu tình ngày 9/12/2012 là cách nói với đảng và nhà nước về sức sống của người dân yêu nước, không thể ngồi yên nhìn Trung Cộng ngày càng lấn chiếm Việt Nam. Theo tác giả, đây là lần đầu tiên cuộc biểu tình có tổ chức hẳn hòi. Nhóm tổ chức gồm 5 người, nhưng chỉ có ông Huỳnh Tấn Mẫm có mặt tại chỗ, vì bốn vị còn lại đều bị Công An ngăn chận không cho ra khỏi nhà. Sự kiện này được đăng tải trên báo chí và trên làn sóng phát thanh quốc tế trong chương trình Việt ngữ. Các vị khác trong số 42 vị có tên trong bản kiến nghị, như các ông Cao Lập, Phạm Đình Trọng, Tuấn Khanh,..v..v.. cũng bị Công An canh giữ tại nhà, nên không vị nào đến được nhà hát. Trong khi tác giả, cùng với nhà thơ Đỗ Trung Quân và nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh uống cà phê gần nhà hát, cũng bị Công An đứng bên ngoài theo dõi. Một lúc sau thì Công An vào tận chỗ buộc phải ra về, và họ áp tải từng người về tận nhà để họ canh giữ. Tác giả than thở: “Yêu nước quả thật không đơn giản!”

Cuộc đôi co với Công An Quận 7, Sài Gòn, khi ông Huỳnh Tấn Mẫm viện dẫn Hiến Pháp cho phép biểu tình ôn hòa sao Công An ngăn chận? Công An trả lời: “Hiến Pháp thì có, nhưng luật biểu tình thì chưa có”.

Ông Mẫm hỏi tiếp: “Tại sao mấy chục năm rồi mà chưa có luật biểu tình? Nếu sợ bị lợi dụng thì chúng tôi chịu trách nhiệm các cuộc biểu tình đó, các ông nghĩ sao?" Câu mà Công An trả lời là câu của người đuối lý: “Bây giờ chưa được phép biểu tình”.

Với phần tóm tắt những cuộc biểu tình của người dân yêu nước, bày tỏ quyết tâm chống Trung Cộng lấn chiếm đất liền, biển, đảo Việt Nam trong 5 năm qua, mà Các Anh cũng dự phần đàn áp người dân không có bất cứ phương tiện gì trong tay để họ tự bảo vệ bản thân, Các Anh có suy nghĩ gì không? Chẳng hạn như: “Tại sao lãnh đạo Các Anh vô cùng khiếp nhược với Trung Cộng -dù đã tặng đất tặng biển rồi- mà Trung Cộng vẫn cứ lấn chiếm đất liền, biển, đảo của Việt Nam? Trong khi lãnh đạo “không dám nhúc nhích” thì người yêu nước đứng lên chống Trung Cộng thay cho đảng, tại sao đảng đàn áp người dân? Tại sao lãnh đạo đảng sợ nhân dân biểu tình bày tỏ lòng yêu nước đến mức phải canh giữ họ trong nhà? Tại sao người dân lại can đảm đến mức không sợ đảng đàn áp, thậm chí là bị bắt vào tù nữa? Tại sao Công An Nhân Dân cũng như Quân Đội Nhân Dân, mà lại thẳng tay đàn áp Nhân Dân?” Tôi không nói đến nhà nước, vì lãnh đạo đảng đứng trên đầu tổ quốc với bằng chứng là tự cho mình cái quyền đem đất đem biển tặng cho Trung Cộng, thì quyền lực của nhà nước chỉ là thi hành lệnh của đảng thôi. 

Thứ hai. Biểu tình ngày 2/6/2013.


Ngày 2/6/2013. Blogger Nguyễn Xuân Diện. Khoảng 8 giờ  sáng thì khu vực bờ hồ có khoảng 150 người, với nhiều biểu ngữ chống Trung Cộng lấn chiếm Việt Nam. Cùng lúc, nhiều Công An và Dân Phòng bao vây một nhóm người đưa lên xe.

Marianne Brown, cộng tác viên của VOA cho biết. Lúc 8 giờ 30 sáng, hơn 100 người có  mặt chung quanh Hồ Hoàn Kiếm. Một số người mặc áo phông có hình bản đồ Hoàng Sa và Trường Sa, hai quần đảo mà Trung Cộng nói là của họ. Cùng với các biểu ngữ, có một phụ  nữ  giương cao tấm bảng có ảnh của sinh viên Nguyễn Phương Uyên, chỉ phát tờ rơi kêu gọi mọi người xuống đường phản đối Trung Cộng, mà  bị tòa kết án 6 năm tù cách nay 3 tuần. Trước khi bị Công An tịch thu tấm ảnh này và đẩy bà ra chỗ khác, một phụ nữ tên Hạnh cho đài VOA biết, người dân tụ tập ở đây bởi vì những sự kiện gần đây ở Biển Đông, và bà nói lớn: “Chúng tôi phản đối bọn bành trướng Bắc Kinh đã xâm lược đất nước Việt Nam, đã chiếm biển đảo của quê hương tôi.” Sau đó, Công An đẩy một số người dẫn đầu đoàn biểu lên các xe lớn đậu gần đó, trong số này có một phụ nữ bồng con nhỏ.

Thứ ba. Hội Anh Em Dân Chủ.

Nhóm người từng tham gia đấu tranh cho dân chủ nhân quyền tại Việt Nam, vừa thành lập một tổ chức có tên “Hội Anh Em Dân chủ”. Đây là nhóm tận dụng không gian mạng internet, và những phương tiện khoa học kỹ thuật trong truyền thông để sinh hoạt cho mục đích “phổ biến rộng rãi trong các tầng lớp xã hội về Dân Chủ và Nhân Quyền”. Trong những ngày gần đây, Những vi-hữu trên trang facebook quan tâm đến vấn để “Dân Chủ và Nhân Quyền cho Việt Nam”, thấy xuất hiện một huy hiệu tròn với những cánh cuộn màu xanh, chung quanh vóng tròn có dòng chữ  “Hội Anh Em Dân Chủ” và dòng chữ Anh ngữ “Brotherhood Association for Democracy”.

Một trong những người sáng lập Hội này là Luật sư Nguyễn Văn Đài, người từng bị tù vì những hoạt động đấu tranh của ông trước đây cho nền dân chủ. Ông cho biết:

"Trong năm 2013, sau khi có phong trào ký ủng hộ sửa đổi Hiến Pháp đã dấy lên hoạt động ký ủng hộ “Kiến Nghị 72”, rồi đến Kiến Nghị của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, Tuyên bố của Nhóm Công Dân Tự Do, … tạo ra một phong trào xã hội ký kiến nghị, cũng như gửi các thỉnh nguyện thư. Nay là thời điểm của những người đấu tranh cho nền dân chủ trong xã hội Việt Nam ngồi lại với nhau, cùng nhau thảo luận và đồng ý chọn con đường ngắn nhất cho tiến trình dân chủ Việt Nam. Trước đây mỗi cá nhân đấu tranh rất đơn lẻ, nên phong trào đấu tranh rất yếu. Nay cùng đứng chung với nhau trong “Hội Anh Em Dân Chủ”, có thể phát huy được những điểm mạnh và tích cực của từng cá nhân, tạo nên sức mạnh tập thể để có thể đấu tranh một cách mạnh mẽ hơn, đồng thời cũng có thể giúp nhau khắc phục những yếu điểm hay nhược điểm của mỗi một thành viên. Từ đó tạo nên một tập thể gắn bó để đoàn kết với nhau”.

“Chúng tôi là những người tiên phong thành lập Hội, sau khi trải qua những năm tháng lao tù vì đấu tranh cho dân chủ. Đây là lúc chúng tôi thể hiện quyền lập hội của mình để tập hợp những anh em đấu tranh. Cũng là khuyến khích, cổ vũ cho những tổ chức khác, nhóm khác, sẽ mạnh dạn hơn nữa để thành lập các hội đoàn khác nhau. Bởi vì nếu chỉ có một Hội hoặc một vài Hội, hay chỉ một vài tổ chức chính trị thì không thể nào có thể làm nên sự thay đổi về chính trị ở Việt Nam được. Thời điểm này chính là lúc  chúng ta rất cần nhiều hội đoàn để cùng phát triển mỗi một nhóm, mỗi một hội khác nhau, ở mỗi địa phương khác nhau, thuộc các thành phần khác nhau, để khi các hội đoàn lớn mạnh sẽ tạo thành liên minh. Lúc đó, mới đủ sức áp lực với đảng và nhà nước để thực hiện tiến trình dân chủ cho đất nước, đem lại lợi ích cho mọi người trên toàn cõi Việt Nam".

Thành viên đầu tiên của “Hội Anh Em Dân Chủ” là cựu tù nhân lương tâm Phạm Văn Trội. Anh cho biết: “Nhu cầu phải thành lập một tổ chức với sinh hoạt tận dụng trang facebook,và các phương thức trên mạng xã hội cho công cuộc đấu tranh vì tự do dân chủ cho Việt Nam. Hiện nay phong trào dân chủ ở Việt Nam lên rất cao. Có rất nhiều người muốn tham gia hội và lập hội. Đó là những người đang đấu tranh hằng ngày, hằng giờ cho Nhân Quyền Việt Nam. Với cuộc đấu tranh này, chúng tôi xác định cùng hướng đến việc làm chung nhất của Hội. Chúng tôi chỉ quan tâm đến việc chung, và cùng nhau tham gia làm những việc chung."

Blogger Huỳnh Ngọc Chênh là một trong rất nhiều người tham gia buổi “Dã Ngọai vì Nhân Quyền” tại Hà Nội ngày 5/5/2013, nhận định: “Thông thường lâu nay, khi những tổ chức chính trị không theo đường lối của đảng với nhà nước, đã hình thành như Khối 8406, Đảng Thăng Tiến… cơ quan an ninh đều có những cản trở, sách nhiễu, bắt bớ đối với những tổ chức như thế. Bản thân những người như Luật Sư Nguyễn Văn Đài, ông Phạm Văn Trội, đều có kinh nghiệm về chuyện đó. Tuy nhiên, đối với tổ chức trên không gian facebook là một điểm mà những người trong cuộc không bị sự can thiệp từ các cơ quan an ninh”.

Luật sư Nguyễn Văn Đài nói về pháp lý: “Điều 69 Hiến Pháp cho phép người dân được thành lập hội; rồi Luật về hội năm 1957, Nghị định số 45 năm 2010, hướng dẫn về việc thành lập hội. Với sự phát triển khoa học kỹ thuật trong ngành truyền thông hiện nay, cũng như các trang mạng internet cho phép người dân ở khắp nơi trên thế giới có thể liên kết với nhau một cách chặt chẽ mà không nhất thiết phải gặp mặt, cũng không cần có trụ sở chánh thức. Hội Anh Em Dân Chủ được thành lập trên nền tảng truyền thông và trang mạng xã hội facebook. Chúng tôi tạo ra một liên kết với nhau mà không chịu sự điều chỉnh của pháp luật Việt Nam, cũng không cần phải xin phép. Chúng tôi chỉ phải tuân thủ những qui định của Facebook là nhà cung cấp dịch vụ và luật pháp Hoa Kỳ cũng như luật pháp quốc tế. Nhưng thực tế, chúng tôi có những hoạt động rất rộng rãi, có thể trao đổi hay huấn luyện cho nhau rất nhiều kiến thức, để có thể trao đổi trong hoạt động trên không gian mạng internet qua những phần mềm như Skype, PalTalk … Khi mà chúng tôi tạo ra sự gắn kết rồi, chúng tôi có thể tạo nên những buổi gặp mặt như picnic, tổ chức những buổi tiệc, hay cùng nhau chia xẻ về một sự kiện nào đó mà sự kiện đó mà không phải xin phép, vì luật pháp Việt Nam đến nay không ngăn cấm điều đó”.

“Hội chúng tôi có các chương trình đào tạo các kỹ năng để đối phó khi bị Công An sách nhiễu. Có thể sẽ mời những nhà nghiên cứu ở trong nước cũng như ở ngoài nước, giúp đào tạo các kỹ năng về văn hoá ứng xử cách hòa giải giữa các thành viên trong một tổ chức. Vì khi trong tổ chức thì phát ngôn cũng như hành động phải có ý thức tổ chức để giữ uy tín cho bản thân, cũng là giữ uy tín cho tổ chức. Có như vậy mới tạo được sức mạnh chung của tổ chức. Đó là ý hướng đưa chúng tôi đến thành lập nên Hội Anh Em Dân Chủ."

Vẫn theo Luật sư Nguyễn Văn Đài, “Hội Anh Em Dân Chủ”, mới hơn 10 ngày sau khi Hội ra đời, số hội viên đã ghi tên tham gia  gần 70 thành viên.

Các Anh nghĩ gì về những người rất can đảm khi tổ chức “Hội Anh Em Dân Chủ?” Tôi nghĩ là nếu Các Anh vẫn giữ nét nhìn của người cộng sản, thì không thể nào hiểu được lòng can đảm của những người hình thành “Hội Anh Em Dân Chủ” bắt nguồn từ đâu? Vậy Các Anh hãy “nhìn vào tận đáy tâm hồn” của mình, tôi tin là Các Anh sẽ có câu giải đáp thích hợp nhất. Hãy nhớ, Dân Chủ là nền tảng cho sự thịnh vượng của đất nước đấy nhé!       

Thứ tư. Khuyến cáo về dân chủ và nhân quyền.

Theo bản tin của AFP ngày 15/05/2013, ông Ben Cardin, Thượng Nghị Sĩ Chủ Tịch Ủy Ban Đối Ngoại Thượng Viện Hoa Kỳ  tuyên bố: “Sẽ thúc đẩy Việt Nam và Malaysia phải tiến bộ về Nhân Quyền và Quản Trị bên cạnh các tiêu chuẩn vể môi trường và lao động, mà Hoa Kỳ đặt trọng tâm trong các cuộc đàm phán về “Hiệp Định Mậu Dịch Tự Do Xuyên Thái Bình Dương”, tiếng Anh là Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement, gọi tắt theo Anh ngữ  là TPP.... Khi phát biểu tại Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược  Quốc Tế hôm 14/5/2013, Ông đã thẳng thắn nêu lên vấn đề Nhân Quyền Việt Nam, và bày tỏ quan ngại về việc Hà Nội bỏ tù hàng loạt các bloggers, cùng với  các nhà hoạt động chỉ vì họ bày tỏ quan điểm dân chủ cá nhân”. Ông nhấn mạnh: “Hoa Kỳ muốn giao thương với các nước TPP, nhưng các nước này phải có nghĩa vụ đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về Quản Trị và Nhân Quyền. Đó là các tiêu chuẩn quốc tế chớ không phải là các tiêu chuẩn của riêng Hoa Kỳ”.

Gần đây, Việt Nam bị Quốc Hội Liên Hiệp Châu Âu và Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, chỉ trích mạnh mẽ những vi phạm Nhân Quyền và tự do Tôn Giáo, dù Việt Nam đã ký vào Công Ước quốc tế về Nhân Quyền. Tại Hoa Kỳ, dự luật Nhân Quyền HR 1897 vừa được Tiểu Ban Nhân Quyền Hạ Viện thông qua ngày 15/5/2013. Những ngày tới đây, sẽ đưa ra Hạ Viện. Vì vậy mà Cộng Đồng Việt Nam đang thực hiện cuộc tổng vận động cho Nhân Quyền Việt Nam dự trù diễn ra tại Quốc Hội Hoa Kỳ vào ngày 4/6/2013, sẽ hỗ trợ cho Dự Luật Nhân Quyền này.

Trong khi đó, ông David Shear, Đại Sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội, khẳng định: “Nếu Việt Nam không tiến bộ về Dân Chủ và Nhân Quyền, sẽ rất khó được Quốc Hội Hoa Kỳ phê chuẩn cho gia nhập TPP, vì sẽ có rất nhiều Dân Biểu Nghị Sĩ hỏi về những vấn đề liên quan tới Dân Chủ và Nhân Quyền tại Việt Nam khi chính phủ Hoa Kỳ đệ trình TPP cho Quốc Hội xem xét. Đó là một thực tế chính trị không thể tránh”.

Thứ năm. Một tinh thần dân chủ.

Đây là câu chuyện ngắn giữa nhân viên của cơ quan cấp Thông Hành (hộ chiếu) với Đức Giám Mục tại Kontum. Chuyện bắt đầu khi vị Giám Mục đến nhận Thông Hành, nhân viên ở đây dặn dò rằng:

”Ông đi nước ngoài nhớ đừng chụp hình với lá cờ vàng ba sọc đỏ, nếu không là toi đời ông!”.

Vị Giám Mục trả lời: “Vậy tôi trả Thông Hành lại cho các ông. Tôi không đi nữa”.

Họ ngạc nhiên hỏi lại: “Sao vậy?”

“Nếu đi nước ngoài mà toi đời thì tôi đi làm gì?”. Rồi vị Giám Mục nói tiếp: “Này nhé, tôi vào nhà ông, thấy ông để tượng Hồ chí Minh với lá cờ đỏ, tôi có bảo ông đem đặt chỗ khác không? Đến nhà người ta ai làm thế. Ra nước ngoài, nơi tôi đến có lá cờ vàng, chẳng lẽ tôi bảo họ đem đi chỗ khác cho tôi ngồi và chụp hình à? Một ngàn năm nô lệ giặc Tàu, một trăm năm nô lệ giặc Tây, vậy các ông có ghét Tàu và Tây lắm không? Tôi thấy mấy ông lãnh đạo vẫn đứng chào cờ Trung Cộng, chào cờ Pháp cờ Mỹ. Vậy tại sao lá cờ vàng của anh em người Việt mình mà các ông căm ghét đến thế? Còn nữa, hàng năm chúng ta đón bao nhiêu Việt kiều mang tiền về, nhận bao nhiêu tiền họ gửi về, sao lại lúc nào cũng căm ghét cờ của họ?”

Ngài nói tiếp như lời tâm sự rất xúc động: “Năm 1954, gia đình tôi di cư vào Nam. Gia đình tôi sống được và tôi lớn lên, ăn học là dưới lá cờ vàng. Nếu các ông di cư năm ấy thì các ông cũng thế thôi”.

Các Anh phải hiểu rằng, đó chính là tiếng nói của người tự do, với đầy đủ Quyền Của Mỗi Con Người mà Công Ước quốc tế công nhận. Tuy sống trong xã hội độc tài, nhưng vị Giám Mục vẫn giữ cho mình nếp sống cũng như cách sống của người tự do. Ông nói một cách thẳng thắn về quan điểm của mình dù ông đang nói với Công An. Các Anh có biết là chỉ hai âm thanh Công An đã đủ cho người dân bình thường cảm thấy lạnh người không! Từ năm 1978 đến năm 1987, khi tôi bị nhốt tại trại tập trung Nam Hà A tỉnh Hà Nam Ninh, trẻ con lẫn người lớn vùng này khi nói chuyện với chúng tôi, họ đều dùng chữ “Chó Vàng” để nói đến Công An. Tôi cũng được biết là quân đội Các Anh chẳng ưa gì Công An, nhưng tôi vẫn hỏi: “Các Anh hiểu gì về hai chữ Chó Vàng mà người dân nói đến?”     

Thứ năm. Một Phương Uyên đứng thẳng giữa tòa.  

Với phiên tòa xử ngày 16/5/2013 tại Long An, hai “nạn nhân” Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha đứng thẳng giữa tòa, và dõng dạc nói với tòa là “tôi chống Tàu (Trung Cộng) xâm lấn Việt Nam, tôi chống đảng cộng  sản không bảo vệ tổ quốc, và làm cho dân nghèo”. Liệu, lòng dũng cảm của Phương Uyên và Nguyên Kha, có thể trở thành ngòi nổ cho cuộc chiến giành quyền sống cho toàn dân như: (1) Anh Bouazizi bị Cảnh Sát áp bức đến mức anh phải tự thiêu ngày 17/12/2010 và chết ngày 03/01/2011, trở thành ngòi nổ cho cuộc nổi dậy của người dân, Zine El Abidine Ben Ali, Tổng Thống nước Tunisia 23 năm, và chế độ độc tài sụp đổ. (2) Và anh Abdou Adbel Moneim Jaafara tự thiêu ngày 17/01/2011, được đưa vào bệnh viện. Ngày hôm sau -18/01/2011- Mohammed Farouk Hassan và Mohammed Ashour Sorour cùng tự thiêu tại thủ đô Cairo, trong lúc Ahmed Hashim Al Sayyed tự thiêu và chết tại thành phố Alxandria. Khi ngòi nổ bùng lên, người dân Ai Cập cùng đứng dậy chống đối và đòi Tổng Thống độc tài Hosni Mubarak của họ phải từ chức.

Kết Luận.

Là Người Lính trong quân đội nhân dân Việt Nam, tôi nghĩ, có Anh 5 năm, 15 năm, 20 năm, thậm chí 25 hay 30 năm cầm súng, có bao giờ Các Anh suy ngẫm về  quảng đời quân ngũ với súng đạn, có Anh đã thương tật tàn phế, có bạn đã gục ngã trên chiến trường, và Các Anh đang còn súng đạn trong tay. Có bao giờ Các Anh suy nghĩ tại sao đại đa số người dân từ thành thị đến nông thôn trong tình cảnh khốn khổ như ngày nay? Có bao giờ Các Anh tự hỏi”  ”Tại sao Quân Đội nhân dân với Công An nhân dân, không chống quân Trung Cộng rượt đuổi ủi chìm tàu cá của ngư dân, không chống quân Trung Cộng lấn chiếm biên giới Việt Nam, cũng không chống quân Trung Cộng lấn chiếm biển đảo Việt Nam? Thậm chí cũng không dám hành động bảo vệ người dân khi bị “công nhân Trung Hoa” hiếp đáp ngay trên lãnh thổ Việt Nam?  Nhưng lại cầm súng đàn áp nhân dân can đảm đứng lên phản đối Trung Cộng lấn chiếm Việt Nam thay cho đảng? Và có bao giờ Các Anh tự hỏi: “Tại sao ngày nay lãnh đạo của Các Anh lại sợ hãi người dân đến mức phải sử dụng Các Anh để thẳng tay đàn áp người dân? Phải chăng, lãnh đạo Các Anh quá khiếp nhược với Trung Cộng để giữ được những cái ghế quyền lực mà thu tóm quyền lợi? Hay lãnh đạo Các Anh là tay sai trung thành của Trung Cộng đang từng bước đưa nước Việt Nam trở thành một tỉnh của Trung Cộng? Hoặc cả hai?  

Những câu hỏi nêu trên là tôi căn cứ vào một số sự kiện mà lãnh đạo Các Anh đã hành động phục vụ cho quyền lợi của Trung Cộng, kẻ thù từ trong lịch sử ngàn năm trước mà đến nay tham vọng lấn chiếm Việt Nam ngày càng tinh vi hơn. Đó là: (1) Năm 1988, chỉ phản kháng ngang qua người phát ngôn của Bộ Ngoại Giao, để rồi Trung Cộng chiếm 8 đảo trong quần đảo Trường Sa. (2) Năm 1990, đã ký biên bản thỏa thuận với Trung Cộng, sẽ từng bước đưa Việt Nam sáp nhập vào Trung Cộng dưới chế độ tự trị vào năm 2020. (3) Năm 1999 đã dâng cho Trung Cộng 789 cây số vuông dọc biên giới phía bắc. (4) Năm 2000, đã dâng 11.362 cây số vuông trong Vịnh Bắc Việt cho Trung Cộng. (5) Năm 2007, Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng ký Quyết Định cho thăm dò khai thác quặng bauxite trên Cao Nguyên Miền Trung, và Tập Đoàn Khoáng Sản quốc doanh giao cho công ty Chalieco của Trung Cộng  thực hiện từ 2007 đến 2015, xét đến năm 2025. (6) Năm 2009, ký biên bản lần hai, tái xác nhận Việt Nam trở về với Trung Cộng vào năm 2020. (7) Năm 2013, lãnh đạo Các Anh ngăn cấm Các Anh và mọi người không được đến nghĩa trang thắp nhang tưởng nhớ đồng đội của Các Anh đã nằm xuống trong trận chiến chiến đầu năm 1979, khi quân Trung Cộng ồ ạt tràn sang biên giới đã bắn giết hằng chục ngàn lính của quân đội nhân dân và nhân dân Việt Nam!   

Chỉ với những hành động tội ác trên đây, đã và đang góp phần vào trang sử tệ hại nhất của Việt Nam thời cận đại và đương đại, và mãi mãi lưu truyền trong sử sách từ thế hệ này đến thế hệ khác. Các Anh có cảm nhận được nỗi đau của đồng bào không? Vì dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, con người chỉ là một loại phương tiện đa dụng của lãnh đạo đảng cộng sản! Vậy, Các Anh suy nghĩ gì về lãnh đạo của các Anh?           

Tôi mong là Các Anh thật bình tâm mà suy nghĩ, và suy nghĩ từ chiều sâu tâm hồn của chính mình, rồi quyết định.... Và quyết định đó giúp Các Anh mạnh mẽ bước vào hàng ngũ tuổi trẻ, trí thức, đồng bào, để cùng giành lại quyền làm người cho hơn 90 triệu đồng bào được sống trong một xã hội dân chủ pháp trị, được ngẫng cao đầu giữa thế giới văn minh, được hãnh diện trước những người ngoại quốc đến Việt Nam du lịch, tìm hiểu nếp sống văn hóa dân tộc với chiều dài lịch sử ngàn năm trước đã lừng danh thế giới.

Tôi vững tin rằng, bà con trong Cộng Đồng Việt Nam tị nạn cộng sản tại hải ngoại -đặc biệt là Những Người  Cựu Lính Chúng Tôi- vẫn hết lòng hỗ trợ Các Anh và quí vị đồng bào, những thế hệ làm nên lịch sử. 

Hãy nhớ, “Tự Do, phải chính chúng ta tranh đấu, vì Tự Do không phải là quà tặng, và Tự do, không phải là điều đáng sợ, mà là nền tảng cho sự thịnh vượng của đất nước” (trích trên internet).

                                                                  Texas, tháng 6 năm 2013
Phạm Bá Hoa
Nguyễn Vân Tùng chuyển

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Thư số 20 gởi Nguời Lính Quân Đội Nhân Dân Việt Nam

Tôi chào đời năm 1930, vào quân đội Việt Nam Cộng Hòa năm 1954, chống lại cuộc chiến tranh do nước Việt Nam Dân Chủ

Tôi chào đời năm 1930, vào quân đội Việt Nam Cộng Hòa năm 1954, chống lại cuộc chiến tranh do nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa gây ra. Trong bang giao quốc tế, quốc gia này đánh chiếm quốc gia kia, không có tên gọi nào khác ngoài hai chữ “xâm lăng”. Sau ngày 30/4/1975, lãnh đạo CSVN với lòng thù hận đã đày đọa chúng tôi trong hơn 200 trại tập trung mà họ gọi là trại cải tạo, hằng trăm Bạn tôi đến 17 năm, riêng tôi là 12 năm 3 tháng. Tuy Quốc Gia và Quân Lực mà tôi phục vụ không còn nữa, nhưng linh hồn trong quốc kỳ nền vàng ba sọc đỏ vẫn nguyên vẹn trong tôi. Tôi chưa bao giờ, và sẽ không bao giờ về Việt Nam cho đến khi mà quê hương tôi có dân chủ tự do thật sự.

Các Anh là Người Lính Quân Đội Nhân Dân Việt Nam. Xin gọi Người Lính Quân Đội Nhân Dân một cách ngắn gọn là “Các Anh” để tiện trình bày. Chữ “Các Anh” viết hoa  mà tôi sử dụng ở đây, bao gồm từ người lính đến các cấp chỉ huy, ngoại trừ lãnh đạo cấp Sư Đoàn, Quân Đoàn, Quân Chủng, Bộ Tổng Tham Mưu, và Bộ Quốc Phòng. Là Người Lính trong quân đội “Nhân Dân”, Các Anh phải có trách nhiệm bảo vệ Tổ Quốc Nhân Dân, vì Tổ Quốc với Nhân Dân là trường tồn, trong khi đảng cộng sản hay bất cứ đảng nào cầm quyền, cũng chỉ là một giai đoạn của lịch sử, và nội dung tôi gởi đến Các Anh được đặt trên căn bản đó.

Nội dung thư này vẫn là “Quyền Của Mỗi Con Người” gọi tắt là “Nhân Quyền”. Tôi nhấn mạnh với Các Anh rằng, “Nhân Quyền” là tiêu biểu của xã hội dân chủ tự do. Những xã hội độc tài -Việt Nam là một trong số đó- Nhân Quyền bị nhà nước tước đoạt bằng mọi cách, kể cả những cách xấu xa của giới côn đồ trong xã hội. Khi không có dân chủ tự do, xã hội không thể có những con người tử tế để xây dựng đất nước.     

Thứ nhất. Nhìn lại các cuộc biểu tình chống Trung Cộng.

Tham khảo bài viết không ghi tên tác giả, nhưng cuối bài có câu “tác giả là nhà văn đang sống tại Sài Gòn”.

Một sự kiện tình cờ gợi ý tác giả “nhìn lại 5 năm các cuộc biểu tình chống Trung Cộng” lấn chiếm  quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, ngày 9/12/2007 - ngày 9/12/2012 tại Hà Nội và Sài Gòn. Trong 5 năm đó, nhiều người bị hành hạ đọa đày, nhiều người đang trong các nhà tù, nhiều người đã lưu vong, và nhiều người đang bị hành hạ sách nhiễu ... Cũng trong thời gian đó, nguy cơ mất hẳn quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa ngày càng trở nên rõ nét.

Ngày 6/12/2007. Với bản tin Trung Cộng thành lập thành phố Tam Sa bao gồm quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, họa sĩ Trịnh Cung, nhạc sĩ Tuấn Khanh, các nhà thơ Trần Tiến Dũng, Thận Nhiên, Lynh Bacardi,  và tác giả, ngồi uống cà phê bên hông siêu thị Diamond (phía đường Phạm Ngọc Thạch),  cùng nghĩ: “Không thể im lặng, phải làm cái gì đi chứ. Và chúng tôi đồng ý ra một tuyên cáo kêu gọi chống Trung Quốc”, và tác giả nhận trách nhiệm dự thảo bản Tuyên Cáo.

Sau khi mọi người xem lại, góp ý sửa đổi. Ngày 7/12/2012 thì bản văn hoàn chỉnh với tựa là “Tuyên Cáo Của Người Việt Nam Yêu Nước”, và được ký tên bởi nhóm ““Văn Nghệ Sĩ Việt Nam” với đầy đủ tên tuổi của nhóm lúc bấy giờ. Bản Tuyên Cáo này gửi đến anh Hoàng Ngọc Tuấn (tienve.org) và anh Phùng Nguyễn (damau.org) nhờ dịch sang Anh ngữ rồi phổ biến trên mạng internet, gần như cùng thời gian với cuộc biểu tình đầu tiên vào ngày 9/12/2012. Sau mấy ngày phổ biến, đã có hơn 3.000 chữ ký ủng hộ. Lúc ấy, bản Tuyên Cáo chỉ còn ghi là “Văn Nghệ Sĩ Việt Nam” chớ không còn tên những người chủ xướng.

Những cuộc biểu tình chống Trung Quốc được tiếp tục, và có sự tham gia đặc biệt của giới văn nghệ sĩ, nhưng phần lớn các cuộc biểu tình đã bị nhà nước giải tán nhanh chóng. Riêng cuộc tập họp ngày 9/12/2007 tại Sài Gòn, là sự liều mạng của nhà thơ Phan Bá Thọ và Vương Văn Quang. Hai anh đã lừ lừ từ phía Nhà Văn Hoá Thanh Niên bước sang bên kia đường đến sát Tòa Tổng Lãnh Sự Trung Cộng, cuốn hút mọi người ùa theo, và biến thành biểu tình.......

Những tên tuổi nổi bật xuất hiện từ các cuộc biểu tình chống Trung Quốc năm 2007 ở Sài Gòn, có: Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày), Tạ Phong Tần, Tuấn Khanh, Song Chi, Lynh Bacardi, Bùi Chát, Uyên Vũ, Huỳnh Công Thuận, Thiên Sầu, Phan Thanh Hải (Anh Ba Sài Gòn), Kim Duy… Ở Hà Nội, tác giả nhớ nhất là bài viết của nhà văn Trang Hạ kể chuyện chị bị bắt.

Có một hiện tượng mà lịch sử văn học Việt Nam cần ghi nhận. Đó là sự bùng nổ văn thơ chống Trung Cộng trên truyền thông “lề trái”, với chủ đề Hoàng Sa và Trường Sa, bằng những ngôn ngữ chưa từng có trong văn học Việt Nam, phần lớn được phổ biến trên trang “tienve.org” và trang “damau.org”. Đến nay là năm 2013, phong trào văn chương này vẫn tiếp tục, khác hẳn với loại văn chương yêu nước chung chung xưa nay vốn dĩ thiếu cái nồng nhiệt trong nội dung.

 Trung Cộng có cuộc  rước đuốc Olympic vòng qua Sài Gòn, dù rằng Sài Gòn không nằm trên hành trình vòng quanh thế giới. Toàn bộ anh chị em văn nghệ sĩ có dính dáng đến biểu tình đều bị mời đến các cơ quan Công An Phường. Với bàn tay của Trung Cộng, lực lượng Công An đã kiểm soát nghiêm ngặt để bảo vệ an ninh cho đoàn rước đuốc. Ngoài đoàn của Trung Cộng, nhà nước Việt Nam đã tổ chức đoàn người ủng hộ “rước đuốc Olympic”, mà thật ra đoàn người này lúc nào cũng sẳn sàng quật ngã bất cứ ai có thái độ chống đối. Vì vậy mà có mấy người bị Công An bắt mà không ai biết lý do.   

Năm 2011

Tác giả nhận định: “Nếu năm 2007 các cuộc biểu tình thường gắn với văn nghệ sĩ và sinh viên học sinh, thì năm 2011, lại là sự đóng góp nòng cốt của “nhân sĩ, trí thức” với các vị như: Giáo sư Huệ Chi. Tiến sĩ Nguyễn Quang A. Các Nhà văn Nguyên Ngọc, Chu Hảo, Phạm Xuân Nguyên… ở Hà Nội. Trong khi tại SàI Gòn thì có: Cụ Nguyễn Đình Đầu, giáo sư Tương Lai, các ông Lê Hiếu Đằng, Huỳnh Tấn Mẫm, Cao Lập, Huỳnh Kim Báu, Lê Công Giàu, Hạ Đình Nguyên…”

Ngày 5/6/2011, biểu tình lớn xảy ra ở Hà Nội và Sài Gòn mở đầu cho đợt đấu tranh mới. Sài Gòn chỉ thực hiện được 2 lần chánh thức, còn lại là bị đảng với nhà nước ngăn chận tại nhà, mời gọi đến cơ quan Công An giữ chân tại chỗ. Trong khi tại Hà Nội thì thực hiện liên tục vào mỗi chủ nhật đến lần thứ 10. Công đầu thuộc về “Nhật Ký Yêu Nước” đã phát động kêu gọi. Mỗi cuộc biểu tình đều có một số người bị đánh, bị bắt. Hình anh Nguyễn Chí Đức bị đạp vào mặt, tiêu biểu cho chính sách của đảng với nhà nước thẳng tay đàn áp công dân yêu nước để làm vừa lòng Trung Cộng.

Tác giả cũng như nhiều người khác từng tham gia biểu tình vào những ngày chủ nhật, đều bị an ninh canh cửa ngăn chận, hoặc trên đường đi thì bị cưỡng ép vào quán uống cà phê và họ canh giữ tại đó. Điều mà tác giả không thể quên là các cuộc biểu tình do sự hình thành của “Nhóm No-U Sài Gòn” và “Nhóm No-U Hà Nội”. Họ có tinh thần tương trợ, đoàn kết, thể hiện một thái độ chính trị dứt khoát, mạnh mẽ. Bên cạnh đó còn có Chị Bùi Hằng, Mẹ Nấm, Nguyễn Hoàng Vi, Huỳnh Thục Vy, Phan Thị Lan Phương, Trịnh Kim Tiến… các anh Nguyễn Chí Đức, Người Buôn Gió.… cũng vậy.

Năm 2012

Tại Hà Nội. Vẫn “Nhóm Nhật Ký Yêu Nước” ra lời kêu gọi biểu tình vào ngày 9/12/2012, trước các hành động leo thang lấn chiếm Biển Đông của Trung Cộng, như: Trên “Thông Hành” (hộ chiếu) có  in hình đường lưỡi bò, cắt cáp tàu Bình Minh, ra lệnh kiểm soát tàu bè từ đầu năm 2013… Trong khi tại Sài Gòn, cùng lên tiếng là các ông Huỳnh Tấn Mẫm, Giáo sư Tương Lai, Hồ Ngọc Nhuận, Lê Hiếu Đằng, và ông Lê Công Giàu, đã từng thay mặt cho 42 nhân sĩ và trí thức ký tên vào kiến nghị tổ chức biểu tình chống Trung Cộng hồi tháng 7/2012, cũng có tên trên một Thông Báo kêu gọi mít tinh tại nhà hát thành phố.

Cuộc biểu tình ngày 9/12/2012 là cách nói với đảng và nhà nước về sức sống của người dân yêu nước, không thể ngồi yên nhìn Trung Cộng ngày càng lấn chiếm Việt Nam. Theo tác giả, đây là lần đầu tiên cuộc biểu tình có tổ chức hẳn hòi. Nhóm tổ chức gồm 5 người, nhưng chỉ có ông Huỳnh Tấn Mẫm có mặt tại chỗ, vì bốn vị còn lại đều bị Công An ngăn chận không cho ra khỏi nhà. Sự kiện này được đăng tải trên báo chí và trên làn sóng phát thanh quốc tế trong chương trình Việt ngữ. Các vị khác trong số 42 vị có tên trong bản kiến nghị, như các ông Cao Lập, Phạm Đình Trọng, Tuấn Khanh,..v..v.. cũng bị Công An canh giữ tại nhà, nên không vị nào đến được nhà hát. Trong khi tác giả, cùng với nhà thơ Đỗ Trung Quân và nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh uống cà phê gần nhà hát, cũng bị Công An đứng bên ngoài theo dõi. Một lúc sau thì Công An vào tận chỗ buộc phải ra về, và họ áp tải từng người về tận nhà để họ canh giữ. Tác giả than thở: “Yêu nước quả thật không đơn giản!”

Cuộc đôi co với Công An Quận 7, Sài Gòn, khi ông Huỳnh Tấn Mẫm viện dẫn Hiến Pháp cho phép biểu tình ôn hòa sao Công An ngăn chận? Công An trả lời: “Hiến Pháp thì có, nhưng luật biểu tình thì chưa có”.

Ông Mẫm hỏi tiếp: “Tại sao mấy chục năm rồi mà chưa có luật biểu tình? Nếu sợ bị lợi dụng thì chúng tôi chịu trách nhiệm các cuộc biểu tình đó, các ông nghĩ sao?" Câu mà Công An trả lời là câu của người đuối lý: “Bây giờ chưa được phép biểu tình”.

Với phần tóm tắt những cuộc biểu tình của người dân yêu nước, bày tỏ quyết tâm chống Trung Cộng lấn chiếm đất liền, biển, đảo Việt Nam trong 5 năm qua, mà Các Anh cũng dự phần đàn áp người dân không có bất cứ phương tiện gì trong tay để họ tự bảo vệ bản thân, Các Anh có suy nghĩ gì không? Chẳng hạn như: “Tại sao lãnh đạo Các Anh vô cùng khiếp nhược với Trung Cộng -dù đã tặng đất tặng biển rồi- mà Trung Cộng vẫn cứ lấn chiếm đất liền, biển, đảo của Việt Nam? Trong khi lãnh đạo “không dám nhúc nhích” thì người yêu nước đứng lên chống Trung Cộng thay cho đảng, tại sao đảng đàn áp người dân? Tại sao lãnh đạo đảng sợ nhân dân biểu tình bày tỏ lòng yêu nước đến mức phải canh giữ họ trong nhà? Tại sao người dân lại can đảm đến mức không sợ đảng đàn áp, thậm chí là bị bắt vào tù nữa? Tại sao Công An Nhân Dân cũng như Quân Đội Nhân Dân, mà lại thẳng tay đàn áp Nhân Dân?” Tôi không nói đến nhà nước, vì lãnh đạo đảng đứng trên đầu tổ quốc với bằng chứng là tự cho mình cái quyền đem đất đem biển tặng cho Trung Cộng, thì quyền lực của nhà nước chỉ là thi hành lệnh của đảng thôi. 

Thứ hai. Biểu tình ngày 2/6/2013.


Ngày 2/6/2013. Blogger Nguyễn Xuân Diện. Khoảng 8 giờ  sáng thì khu vực bờ hồ có khoảng 150 người, với nhiều biểu ngữ chống Trung Cộng lấn chiếm Việt Nam. Cùng lúc, nhiều Công An và Dân Phòng bao vây một nhóm người đưa lên xe.

Marianne Brown, cộng tác viên của VOA cho biết. Lúc 8 giờ 30 sáng, hơn 100 người có  mặt chung quanh Hồ Hoàn Kiếm. Một số người mặc áo phông có hình bản đồ Hoàng Sa và Trường Sa, hai quần đảo mà Trung Cộng nói là của họ. Cùng với các biểu ngữ, có một phụ  nữ  giương cao tấm bảng có ảnh của sinh viên Nguyễn Phương Uyên, chỉ phát tờ rơi kêu gọi mọi người xuống đường phản đối Trung Cộng, mà  bị tòa kết án 6 năm tù cách nay 3 tuần. Trước khi bị Công An tịch thu tấm ảnh này và đẩy bà ra chỗ khác, một phụ nữ tên Hạnh cho đài VOA biết, người dân tụ tập ở đây bởi vì những sự kiện gần đây ở Biển Đông, và bà nói lớn: “Chúng tôi phản đối bọn bành trướng Bắc Kinh đã xâm lược đất nước Việt Nam, đã chiếm biển đảo của quê hương tôi.” Sau đó, Công An đẩy một số người dẫn đầu đoàn biểu lên các xe lớn đậu gần đó, trong số này có một phụ nữ bồng con nhỏ.

Thứ ba. Hội Anh Em Dân Chủ.

Nhóm người từng tham gia đấu tranh cho dân chủ nhân quyền tại Việt Nam, vừa thành lập một tổ chức có tên “Hội Anh Em Dân chủ”. Đây là nhóm tận dụng không gian mạng internet, và những phương tiện khoa học kỹ thuật trong truyền thông để sinh hoạt cho mục đích “phổ biến rộng rãi trong các tầng lớp xã hội về Dân Chủ và Nhân Quyền”. Trong những ngày gần đây, Những vi-hữu trên trang facebook quan tâm đến vấn để “Dân Chủ và Nhân Quyền cho Việt Nam”, thấy xuất hiện một huy hiệu tròn với những cánh cuộn màu xanh, chung quanh vóng tròn có dòng chữ  “Hội Anh Em Dân Chủ” và dòng chữ Anh ngữ “Brotherhood Association for Democracy”.

Một trong những người sáng lập Hội này là Luật sư Nguyễn Văn Đài, người từng bị tù vì những hoạt động đấu tranh của ông trước đây cho nền dân chủ. Ông cho biết:

"Trong năm 2013, sau khi có phong trào ký ủng hộ sửa đổi Hiến Pháp đã dấy lên hoạt động ký ủng hộ “Kiến Nghị 72”, rồi đến Kiến Nghị của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, Tuyên bố của Nhóm Công Dân Tự Do, … tạo ra một phong trào xã hội ký kiến nghị, cũng như gửi các thỉnh nguyện thư. Nay là thời điểm của những người đấu tranh cho nền dân chủ trong xã hội Việt Nam ngồi lại với nhau, cùng nhau thảo luận và đồng ý chọn con đường ngắn nhất cho tiến trình dân chủ Việt Nam. Trước đây mỗi cá nhân đấu tranh rất đơn lẻ, nên phong trào đấu tranh rất yếu. Nay cùng đứng chung với nhau trong “Hội Anh Em Dân Chủ”, có thể phát huy được những điểm mạnh và tích cực của từng cá nhân, tạo nên sức mạnh tập thể để có thể đấu tranh một cách mạnh mẽ hơn, đồng thời cũng có thể giúp nhau khắc phục những yếu điểm hay nhược điểm của mỗi một thành viên. Từ đó tạo nên một tập thể gắn bó để đoàn kết với nhau”.

“Chúng tôi là những người tiên phong thành lập Hội, sau khi trải qua những năm tháng lao tù vì đấu tranh cho dân chủ. Đây là lúc chúng tôi thể hiện quyền lập hội của mình để tập hợp những anh em đấu tranh. Cũng là khuyến khích, cổ vũ cho những tổ chức khác, nhóm khác, sẽ mạnh dạn hơn nữa để thành lập các hội đoàn khác nhau. Bởi vì nếu chỉ có một Hội hoặc một vài Hội, hay chỉ một vài tổ chức chính trị thì không thể nào có thể làm nên sự thay đổi về chính trị ở Việt Nam được. Thời điểm này chính là lúc  chúng ta rất cần nhiều hội đoàn để cùng phát triển mỗi một nhóm, mỗi một hội khác nhau, ở mỗi địa phương khác nhau, thuộc các thành phần khác nhau, để khi các hội đoàn lớn mạnh sẽ tạo thành liên minh. Lúc đó, mới đủ sức áp lực với đảng và nhà nước để thực hiện tiến trình dân chủ cho đất nước, đem lại lợi ích cho mọi người trên toàn cõi Việt Nam".

Thành viên đầu tiên của “Hội Anh Em Dân Chủ” là cựu tù nhân lương tâm Phạm Văn Trội. Anh cho biết: “Nhu cầu phải thành lập một tổ chức với sinh hoạt tận dụng trang facebook,và các phương thức trên mạng xã hội cho công cuộc đấu tranh vì tự do dân chủ cho Việt Nam. Hiện nay phong trào dân chủ ở Việt Nam lên rất cao. Có rất nhiều người muốn tham gia hội và lập hội. Đó là những người đang đấu tranh hằng ngày, hằng giờ cho Nhân Quyền Việt Nam. Với cuộc đấu tranh này, chúng tôi xác định cùng hướng đến việc làm chung nhất của Hội. Chúng tôi chỉ quan tâm đến việc chung, và cùng nhau tham gia làm những việc chung."

Blogger Huỳnh Ngọc Chênh là một trong rất nhiều người tham gia buổi “Dã Ngọai vì Nhân Quyền” tại Hà Nội ngày 5/5/2013, nhận định: “Thông thường lâu nay, khi những tổ chức chính trị không theo đường lối của đảng với nhà nước, đã hình thành như Khối 8406, Đảng Thăng Tiến… cơ quan an ninh đều có những cản trở, sách nhiễu, bắt bớ đối với những tổ chức như thế. Bản thân những người như Luật Sư Nguyễn Văn Đài, ông Phạm Văn Trội, đều có kinh nghiệm về chuyện đó. Tuy nhiên, đối với tổ chức trên không gian facebook là một điểm mà những người trong cuộc không bị sự can thiệp từ các cơ quan an ninh”.

Luật sư Nguyễn Văn Đài nói về pháp lý: “Điều 69 Hiến Pháp cho phép người dân được thành lập hội; rồi Luật về hội năm 1957, Nghị định số 45 năm 2010, hướng dẫn về việc thành lập hội. Với sự phát triển khoa học kỹ thuật trong ngành truyền thông hiện nay, cũng như các trang mạng internet cho phép người dân ở khắp nơi trên thế giới có thể liên kết với nhau một cách chặt chẽ mà không nhất thiết phải gặp mặt, cũng không cần có trụ sở chánh thức. Hội Anh Em Dân Chủ được thành lập trên nền tảng truyền thông và trang mạng xã hội facebook. Chúng tôi tạo ra một liên kết với nhau mà không chịu sự điều chỉnh của pháp luật Việt Nam, cũng không cần phải xin phép. Chúng tôi chỉ phải tuân thủ những qui định của Facebook là nhà cung cấp dịch vụ và luật pháp Hoa Kỳ cũng như luật pháp quốc tế. Nhưng thực tế, chúng tôi có những hoạt động rất rộng rãi, có thể trao đổi hay huấn luyện cho nhau rất nhiều kiến thức, để có thể trao đổi trong hoạt động trên không gian mạng internet qua những phần mềm như Skype, PalTalk … Khi mà chúng tôi tạo ra sự gắn kết rồi, chúng tôi có thể tạo nên những buổi gặp mặt như picnic, tổ chức những buổi tiệc, hay cùng nhau chia xẻ về một sự kiện nào đó mà sự kiện đó mà không phải xin phép, vì luật pháp Việt Nam đến nay không ngăn cấm điều đó”.

“Hội chúng tôi có các chương trình đào tạo các kỹ năng để đối phó khi bị Công An sách nhiễu. Có thể sẽ mời những nhà nghiên cứu ở trong nước cũng như ở ngoài nước, giúp đào tạo các kỹ năng về văn hoá ứng xử cách hòa giải giữa các thành viên trong một tổ chức. Vì khi trong tổ chức thì phát ngôn cũng như hành động phải có ý thức tổ chức để giữ uy tín cho bản thân, cũng là giữ uy tín cho tổ chức. Có như vậy mới tạo được sức mạnh chung của tổ chức. Đó là ý hướng đưa chúng tôi đến thành lập nên Hội Anh Em Dân Chủ."

Vẫn theo Luật sư Nguyễn Văn Đài, “Hội Anh Em Dân Chủ”, mới hơn 10 ngày sau khi Hội ra đời, số hội viên đã ghi tên tham gia  gần 70 thành viên.

Các Anh nghĩ gì về những người rất can đảm khi tổ chức “Hội Anh Em Dân Chủ?” Tôi nghĩ là nếu Các Anh vẫn giữ nét nhìn của người cộng sản, thì không thể nào hiểu được lòng can đảm của những người hình thành “Hội Anh Em Dân Chủ” bắt nguồn từ đâu? Vậy Các Anh hãy “nhìn vào tận đáy tâm hồn” của mình, tôi tin là Các Anh sẽ có câu giải đáp thích hợp nhất. Hãy nhớ, Dân Chủ là nền tảng cho sự thịnh vượng của đất nước đấy nhé!       

Thứ tư. Khuyến cáo về dân chủ và nhân quyền.

Theo bản tin của AFP ngày 15/05/2013, ông Ben Cardin, Thượng Nghị Sĩ Chủ Tịch Ủy Ban Đối Ngoại Thượng Viện Hoa Kỳ  tuyên bố: “Sẽ thúc đẩy Việt Nam và Malaysia phải tiến bộ về Nhân Quyền và Quản Trị bên cạnh các tiêu chuẩn vể môi trường và lao động, mà Hoa Kỳ đặt trọng tâm trong các cuộc đàm phán về “Hiệp Định Mậu Dịch Tự Do Xuyên Thái Bình Dương”, tiếng Anh là Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement, gọi tắt theo Anh ngữ  là TPP.... Khi phát biểu tại Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược  Quốc Tế hôm 14/5/2013, Ông đã thẳng thắn nêu lên vấn đề Nhân Quyền Việt Nam, và bày tỏ quan ngại về việc Hà Nội bỏ tù hàng loạt các bloggers, cùng với  các nhà hoạt động chỉ vì họ bày tỏ quan điểm dân chủ cá nhân”. Ông nhấn mạnh: “Hoa Kỳ muốn giao thương với các nước TPP, nhưng các nước này phải có nghĩa vụ đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về Quản Trị và Nhân Quyền. Đó là các tiêu chuẩn quốc tế chớ không phải là các tiêu chuẩn của riêng Hoa Kỳ”.

Gần đây, Việt Nam bị Quốc Hội Liên Hiệp Châu Âu và Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, chỉ trích mạnh mẽ những vi phạm Nhân Quyền và tự do Tôn Giáo, dù Việt Nam đã ký vào Công Ước quốc tế về Nhân Quyền. Tại Hoa Kỳ, dự luật Nhân Quyền HR 1897 vừa được Tiểu Ban Nhân Quyền Hạ Viện thông qua ngày 15/5/2013. Những ngày tới đây, sẽ đưa ra Hạ Viện. Vì vậy mà Cộng Đồng Việt Nam đang thực hiện cuộc tổng vận động cho Nhân Quyền Việt Nam dự trù diễn ra tại Quốc Hội Hoa Kỳ vào ngày 4/6/2013, sẽ hỗ trợ cho Dự Luật Nhân Quyền này.

Trong khi đó, ông David Shear, Đại Sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội, khẳng định: “Nếu Việt Nam không tiến bộ về Dân Chủ và Nhân Quyền, sẽ rất khó được Quốc Hội Hoa Kỳ phê chuẩn cho gia nhập TPP, vì sẽ có rất nhiều Dân Biểu Nghị Sĩ hỏi về những vấn đề liên quan tới Dân Chủ và Nhân Quyền tại Việt Nam khi chính phủ Hoa Kỳ đệ trình TPP cho Quốc Hội xem xét. Đó là một thực tế chính trị không thể tránh”.

Thứ năm. Một tinh thần dân chủ.

Đây là câu chuyện ngắn giữa nhân viên của cơ quan cấp Thông Hành (hộ chiếu) với Đức Giám Mục tại Kontum. Chuyện bắt đầu khi vị Giám Mục đến nhận Thông Hành, nhân viên ở đây dặn dò rằng:

”Ông đi nước ngoài nhớ đừng chụp hình với lá cờ vàng ba sọc đỏ, nếu không là toi đời ông!”.

Vị Giám Mục trả lời: “Vậy tôi trả Thông Hành lại cho các ông. Tôi không đi nữa”.

Họ ngạc nhiên hỏi lại: “Sao vậy?”

“Nếu đi nước ngoài mà toi đời thì tôi đi làm gì?”. Rồi vị Giám Mục nói tiếp: “Này nhé, tôi vào nhà ông, thấy ông để tượng Hồ chí Minh với lá cờ đỏ, tôi có bảo ông đem đặt chỗ khác không? Đến nhà người ta ai làm thế. Ra nước ngoài, nơi tôi đến có lá cờ vàng, chẳng lẽ tôi bảo họ đem đi chỗ khác cho tôi ngồi và chụp hình à? Một ngàn năm nô lệ giặc Tàu, một trăm năm nô lệ giặc Tây, vậy các ông có ghét Tàu và Tây lắm không? Tôi thấy mấy ông lãnh đạo vẫn đứng chào cờ Trung Cộng, chào cờ Pháp cờ Mỹ. Vậy tại sao lá cờ vàng của anh em người Việt mình mà các ông căm ghét đến thế? Còn nữa, hàng năm chúng ta đón bao nhiêu Việt kiều mang tiền về, nhận bao nhiêu tiền họ gửi về, sao lại lúc nào cũng căm ghét cờ của họ?”

Ngài nói tiếp như lời tâm sự rất xúc động: “Năm 1954, gia đình tôi di cư vào Nam. Gia đình tôi sống được và tôi lớn lên, ăn học là dưới lá cờ vàng. Nếu các ông di cư năm ấy thì các ông cũng thế thôi”.

Các Anh phải hiểu rằng, đó chính là tiếng nói của người tự do, với đầy đủ Quyền Của Mỗi Con Người mà Công Ước quốc tế công nhận. Tuy sống trong xã hội độc tài, nhưng vị Giám Mục vẫn giữ cho mình nếp sống cũng như cách sống của người tự do. Ông nói một cách thẳng thắn về quan điểm của mình dù ông đang nói với Công An. Các Anh có biết là chỉ hai âm thanh Công An đã đủ cho người dân bình thường cảm thấy lạnh người không! Từ năm 1978 đến năm 1987, khi tôi bị nhốt tại trại tập trung Nam Hà A tỉnh Hà Nam Ninh, trẻ con lẫn người lớn vùng này khi nói chuyện với chúng tôi, họ đều dùng chữ “Chó Vàng” để nói đến Công An. Tôi cũng được biết là quân đội Các Anh chẳng ưa gì Công An, nhưng tôi vẫn hỏi: “Các Anh hiểu gì về hai chữ Chó Vàng mà người dân nói đến?”     

Thứ năm. Một Phương Uyên đứng thẳng giữa tòa.  

Với phiên tòa xử ngày 16/5/2013 tại Long An, hai “nạn nhân” Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha đứng thẳng giữa tòa, và dõng dạc nói với tòa là “tôi chống Tàu (Trung Cộng) xâm lấn Việt Nam, tôi chống đảng cộng  sản không bảo vệ tổ quốc, và làm cho dân nghèo”. Liệu, lòng dũng cảm của Phương Uyên và Nguyên Kha, có thể trở thành ngòi nổ cho cuộc chiến giành quyền sống cho toàn dân như: (1) Anh Bouazizi bị Cảnh Sát áp bức đến mức anh phải tự thiêu ngày 17/12/2010 và chết ngày 03/01/2011, trở thành ngòi nổ cho cuộc nổi dậy của người dân, Zine El Abidine Ben Ali, Tổng Thống nước Tunisia 23 năm, và chế độ độc tài sụp đổ. (2) Và anh Abdou Adbel Moneim Jaafara tự thiêu ngày 17/01/2011, được đưa vào bệnh viện. Ngày hôm sau -18/01/2011- Mohammed Farouk Hassan và Mohammed Ashour Sorour cùng tự thiêu tại thủ đô Cairo, trong lúc Ahmed Hashim Al Sayyed tự thiêu và chết tại thành phố Alxandria. Khi ngòi nổ bùng lên, người dân Ai Cập cùng đứng dậy chống đối và đòi Tổng Thống độc tài Hosni Mubarak của họ phải từ chức.

Kết Luận.

Là Người Lính trong quân đội nhân dân Việt Nam, tôi nghĩ, có Anh 5 năm, 15 năm, 20 năm, thậm chí 25 hay 30 năm cầm súng, có bao giờ Các Anh suy ngẫm về  quảng đời quân ngũ với súng đạn, có Anh đã thương tật tàn phế, có bạn đã gục ngã trên chiến trường, và Các Anh đang còn súng đạn trong tay. Có bao giờ Các Anh suy nghĩ tại sao đại đa số người dân từ thành thị đến nông thôn trong tình cảnh khốn khổ như ngày nay? Có bao giờ Các Anh tự hỏi”  ”Tại sao Quân Đội nhân dân với Công An nhân dân, không chống quân Trung Cộng rượt đuổi ủi chìm tàu cá của ngư dân, không chống quân Trung Cộng lấn chiếm biên giới Việt Nam, cũng không chống quân Trung Cộng lấn chiếm biển đảo Việt Nam? Thậm chí cũng không dám hành động bảo vệ người dân khi bị “công nhân Trung Hoa” hiếp đáp ngay trên lãnh thổ Việt Nam?  Nhưng lại cầm súng đàn áp nhân dân can đảm đứng lên phản đối Trung Cộng lấn chiếm Việt Nam thay cho đảng? Và có bao giờ Các Anh tự hỏi: “Tại sao ngày nay lãnh đạo của Các Anh lại sợ hãi người dân đến mức phải sử dụng Các Anh để thẳng tay đàn áp người dân? Phải chăng, lãnh đạo Các Anh quá khiếp nhược với Trung Cộng để giữ được những cái ghế quyền lực mà thu tóm quyền lợi? Hay lãnh đạo Các Anh là tay sai trung thành của Trung Cộng đang từng bước đưa nước Việt Nam trở thành một tỉnh của Trung Cộng? Hoặc cả hai?  

Những câu hỏi nêu trên là tôi căn cứ vào một số sự kiện mà lãnh đạo Các Anh đã hành động phục vụ cho quyền lợi của Trung Cộng, kẻ thù từ trong lịch sử ngàn năm trước mà đến nay tham vọng lấn chiếm Việt Nam ngày càng tinh vi hơn. Đó là: (1) Năm 1988, chỉ phản kháng ngang qua người phát ngôn của Bộ Ngoại Giao, để rồi Trung Cộng chiếm 8 đảo trong quần đảo Trường Sa. (2) Năm 1990, đã ký biên bản thỏa thuận với Trung Cộng, sẽ từng bước đưa Việt Nam sáp nhập vào Trung Cộng dưới chế độ tự trị vào năm 2020. (3) Năm 1999 đã dâng cho Trung Cộng 789 cây số vuông dọc biên giới phía bắc. (4) Năm 2000, đã dâng 11.362 cây số vuông trong Vịnh Bắc Việt cho Trung Cộng. (5) Năm 2007, Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng ký Quyết Định cho thăm dò khai thác quặng bauxite trên Cao Nguyên Miền Trung, và Tập Đoàn Khoáng Sản quốc doanh giao cho công ty Chalieco của Trung Cộng  thực hiện từ 2007 đến 2015, xét đến năm 2025. (6) Năm 2009, ký biên bản lần hai, tái xác nhận Việt Nam trở về với Trung Cộng vào năm 2020. (7) Năm 2013, lãnh đạo Các Anh ngăn cấm Các Anh và mọi người không được đến nghĩa trang thắp nhang tưởng nhớ đồng đội của Các Anh đã nằm xuống trong trận chiến chiến đầu năm 1979, khi quân Trung Cộng ồ ạt tràn sang biên giới đã bắn giết hằng chục ngàn lính của quân đội nhân dân và nhân dân Việt Nam!   

Chỉ với những hành động tội ác trên đây, đã và đang góp phần vào trang sử tệ hại nhất của Việt Nam thời cận đại và đương đại, và mãi mãi lưu truyền trong sử sách từ thế hệ này đến thế hệ khác. Các Anh có cảm nhận được nỗi đau của đồng bào không? Vì dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, con người chỉ là một loại phương tiện đa dụng của lãnh đạo đảng cộng sản! Vậy, Các Anh suy nghĩ gì về lãnh đạo của các Anh?           

Tôi mong là Các Anh thật bình tâm mà suy nghĩ, và suy nghĩ từ chiều sâu tâm hồn của chính mình, rồi quyết định.... Và quyết định đó giúp Các Anh mạnh mẽ bước vào hàng ngũ tuổi trẻ, trí thức, đồng bào, để cùng giành lại quyền làm người cho hơn 90 triệu đồng bào được sống trong một xã hội dân chủ pháp trị, được ngẫng cao đầu giữa thế giới văn minh, được hãnh diện trước những người ngoại quốc đến Việt Nam du lịch, tìm hiểu nếp sống văn hóa dân tộc với chiều dài lịch sử ngàn năm trước đã lừng danh thế giới.

Tôi vững tin rằng, bà con trong Cộng Đồng Việt Nam tị nạn cộng sản tại hải ngoại -đặc biệt là Những Người  Cựu Lính Chúng Tôi- vẫn hết lòng hỗ trợ Các Anh và quí vị đồng bào, những thế hệ làm nên lịch sử. 

Hãy nhớ, “Tự Do, phải chính chúng ta tranh đấu, vì Tự Do không phải là quà tặng, và Tự do, không phải là điều đáng sợ, mà là nền tảng cho sự thịnh vượng của đất nước” (trích trên internet).

                                                                  Texas, tháng 6 năm 2013
Phạm Bá Hoa
Nguyễn Vân Tùng chuyển

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm