Kinh Khổ

"Thiên hạ còn ai tỉnh táo không ?"

Sang thế kỷ 21, khi văn minh vật chất tưởng như đã ngự trị cuộc sống hiện đại, chỉ còn ngõ ngách hẹp cho văn chương, thì Truyện Kiều vẫn hiển hiện như một tượng đài cổ tích lục bát

NGÔ QUỐC TÚY

Nguồn Việt - Những tác phẩm văn chương cổ, kim, đông, tây đã lưu hành trên thế giới, đa phần để xem, rất ít để đọc. Trong số rất ít đó, có “Truyện Kiều”. Ở Việt Nam, “Truyện Kiều” được ví như cổ tích bằng thơ, từ người mù chữ đến bậc trí giả đều thích. Đọc “Truyện Kiều” giống lặn biển, leo núi, tùy năng lực cảm thụ của mỗi người mà đạt mức nông, sâu hay cao, thấp...

GIÁ CỦA GIAI NHÂN

Phàm những thứ cực kỳ quí hiếm trên thế gian này thường được cho là vô giá. Tuy nhiên, dù quí hiếm đến mức nào, nếu đem ra bán, thì giá của nó hoặc trên trời, hoặc dưới đất, và đều được qui ra “tiền tươi, thóc thật”. Rẻ hay đắt còn tùy thuộc vào hoàn cảnh của kẻ mua, người bán. Khi không muốn bán, giá vọt lên trời, được cho là thách giá. Khi buộc phải bán, giá rớt xuống đất, được cho là bị ép giá. Thúy Kiều bán mình chuộc cha rơi vào trường hợp thứ hai. Bốn trăm năm mươi lạng vàng, không phải là nhỏ, nhưng giá trị của Thúy Kiều là giá trị đặc biệt, giá của tuyệt đỉnh giai nhân, không thể cân, đong, đo, đếm !

Với nhan sắc “Làn thu thủy nét xuân sơn. Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh...” và tài năng “Thông minh vốn sẵn tính trời. Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm...” của Thúy Kiều, là vô giá, không thể định lượng, không thể bán mua, đổi chác. Tiếc thay, trong một xã hội đảo điên, tiền bạc lên ngôi thì chuyện gì cũng có thể xảy ra !

Trong “Kim Vân Kiều” của Thanh Tâm Tài Nhân, có tới năm lần Thúy Kiều bị đưa lên sàn giao dịch, với giá cả được định đoạt khác nhau. Lần đầu, Mã Giám Sinh mua Kiều với giá 450 lạng bạc, đẩy Kiều vào chốn lầu xanh của Tú Bà. Lần hai, Thúc Sinh chuộc Kiều với giá 500 lạng bạc, cứu rỗi thân phận của nàng khỏi nơi này, giá tăng thêm 50 lượng. Lần ba, Bạc Bà mua Kiều với giá “bèo” 20 lạng, bán lại cho lầu xanh ở Châu Thai 240 lượng, giá giảm 260 lượng. Lần bốn, tương tự như Thúc Sinh, Từ Hải chuộc Kiều với giá 200 lạng, giảm thêm 40 lượng. Lần năm, Hồ Tôn Hiến bán Kiều với “giá âm”, giá một tên tù trưởng mọi, giống như trường hợp của Vương Tường bị ghép gả cho rợ Hồ, dồn Kiều vào chân tường của sự đau đớn và nhục nhã, buộc nàng phải tìm đến cái chết trên sông Tiền Đường.

Thúy Kiều trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du cũng bị bán đi, chuộc lại như trong “Kim Vân Kiều” của Thanh Tâm Tài Nhân, nhưng các tình tiết có sắc thái khác hẳn. Trước hết, đơn vị tính vẫn là “lạng” nhưng không phải bằng “bạc” mà là bằng “vàng” : “Cò kè bớt một thêm hai. Hồi lâu ngã giá vàng ngoài bốn trăm”. Sau nữa, là cách diễn đạt. Chẳng hạn, với Thúc Sinh không có chi tiết mặc cả cụ thể, chỉ là “... của dẫn tay trao”. Với Bạc Bà, cuộc mua bán bóng gió hơn “Mối hàng một đã ra mười”. Với Từ Hải, số tiền chuộc Kiều không còn quan trọng nữa, nên “Tiền trăm lại cứ nguyên ngân phát hoàn”... Phải chăng, trong tình thế đành phải hạ bút miêu tả những thương vụ mua bán giai nhân, Nguyễn Du đã chủ ý “nâng” giá trị của nàng Kiều từ “bạc” lên “vàng” và giảm thiểu sự sòng phẳng đến tàn nhẫn của chốn thương trường đen bạc, đối với loại hàng hóa đặc biệt là con người, là thân xác của người phụ nữ tài hoa bạc mệnh ?

Trong số những kẻ buôn người trong “Truyện Kiều”, Mã Giám Sinh là tay buôn ngoại hạng, cao thủ nhất, đáng ghét nhất, “trùm sò” nhất. Mã Giám Sinh hội đủ diện mạo, tố chất, hành vi khiến ai cũng phải ghê tởm. Nào là “Ghế trên ngồi tót sỗ sàng”, “Mày râu nhẵn nhụi”, “Cò kè bớt một thêm hai”... Nhưng phải thừa nhận Mã Giám Sinh thuộc loại lái buôn cao tay, có con mắt “tinh đời”, phân biệt được “hàng” tốt, “hàng” xấu, “hàng” thật, “hàng” giả. Sau khi kiểm định bằng trực giác, biết ngay Thúy Kiều thuộc đẳng cấp “thiên kim tiểu thư” (cô gái ngàn vàng), nên y tức thì “... ngã giá vàng ngoài bốn trăm”.

Mua Kiều với giá 450 lạng, Mã Giám Sinh mục đích “nhất cử lưỡng tiện”, vừa được thưởng thức “nem công chả phượng”, vừa có tiền lời bỏ túi. Quả nhiên, Mã Giám Sinh “thắng” lớn. Định lượng “thiên kim tiểu thư” cho Thúy Kiều qua con mắt tinh đời của họ Mã, của Tú Bà, một lần nữa được xác nhận qua chi tiết kẻ si tình Thúc Sinh chiêm ngưỡng trộm lúc nàng tắm : “...Phấn son trôi hết, để lại hình hài thiên nhiên, càng lộ ra vẻ hiếm có trên đời !” (Kim Vân Kiều – Thanh Tâm Tài Nhân). Cũng miêu tả Thúy Kiều tắm, Nguyễn Du tinh tế hơn, tài hoa hơn, và “nuy” hơn : “Rõ màu trong ngọc trắng ngà. Dày dày sẵn đúc một tòa thiên nhiên”. “Tòa thiên nhiên” ngà ngọc ấy dĩ nhiên là “ đôi gò Bồng Đảo”, là “lạch Đào Nguyên”... của “thiên kim tiểu thư” Thúy Kiều, cho dù bấy giờ thân xác nàng đã bị đày đọa qua chốn lầu xanh, bởi “Biết bao bướm lả ong lơi. Cuộc say đầy tháng, trận cười suốt đêm” !

“BỐN DÂY NHỎ MÁU NĂM ĐẦU NGÓN TAY”

Hình ảnh Thúy Kiều luôn gắn với hình ảnh cây đàn tỳ bà. Đàn tỳ bà có gốc gác từ Ba Tư, du nhập vào Trung Quốc theo “Con đường tơ lụa” hơn hai nghìn năm trước. Đàn tỳ bà có nhiều tên gọi khác nhau : Đàn Brbat (Ba Tư), đàn Biwa (Nhật Bản), đàn Tứ huyền cầm (Việt Nam) đàn Pipa (Trung Quốc)... Đàn tỳ bà thuộc loại nhạc cụ quí tộc, dài khoảng một mét, hình trái lê bổ đôi, có bốn dây. Hộp đàn bằng gỗ ngô đồng. Dây đàn bằng tơ tằm vuốt sáp ong. Đầu đàn và cần đàn được chạm khắc tinh xảo, các họa tiết khảm ngọc trai, ngà voi. Kỹ năng chơi đàn tỳ bà qua đầu ngón tay được gọi là : Ngón phi, ngón nhấn, ngón mổ, ngón vỗ, ngón vuốt, ngón chụp...

Tiếng đàn Kiều gần như ngân nga suốt đời nàng. Nó không còn thuần túy là âm thanh của tỳ bà. Nó là tiếng lòng, tiếng của thần linh, tiếng của trời đất. Năm lần Kiều đánh đàn, mỗi lần một tâm trạng, một cảnh ngộ.

Lần thứ nhất, Kiều đàn cho Kim Trọng nghe khi hai người mới quen nhau. Nguyễn Du dành hẳn 22 câu lục bát cho dạ khúc đầu tiên này, từ câu “So dần dây vũ, dây văn” đến câu “Khi vò chín khúc khi chau đôi mày”.
Tiếng đàn đầu tiên trong truyện Kiều cất lên trong không gian thanh vắng, thuần khiết và hoàn toàn ngẫu hứng. Vốn là chàng trai dòng dõi nho nhã, chàng Kim tự biết kìm nén bản năng để gìn giữ cho người yêu và cho chính mình, chàng thổ lộ “ Chày sương chưa nện cầu Lam. Sợ lần khân quá ra sàm sỡ chăng”. Được Kiều bật đèn xanh “Đừng điều nguyệt nọ hoa kia. Ngoài ra ai lại tiếc gì với ai”, Kim mới thổ lộ ước nguyện được nghe Kiều đàn, rồi chàng vội vàng lấy “cầm trăng”, “tay nâng ngang mày” cho người yêu gảy. Thì ra, Kim Trọng khao khát được nghe tiếng đàn của Thúy Kiều, còn Thúy Kiều cũng từng mong ước có dịp hội ngộ tao phùng để chia sẻ nỗi niềm qua tiếng đàn với người tri kỷ !

Không ngờ, tiếng đàn tỳ bà đầu tiên cất lên trong Truyện Kiều lại là khúc dạo đầu của bản giao hưởng định mệnh cho một kiếp giai nhân, mở màn vở nhạc kịch không lời cho tấn trò đời diễn ra trong xã hội thối nát dưới triều nhà Minh – Trung Quốc “Bốn phương phẳng lặng hai kinh vững vàng” !

Mở đầu trường đoạn đàn Kiều “Khúc đâu Hán Sở chiến trường. Nghe như tiếng sắt tiếng vàng chen nhau... ”, không còn là âm thanh của riêng tỳ bà, mà là giao thoa của âm nhạc với thiên nhiên, với con người, cộng hưởng thành quyền năng cảm hóa vạn vật. Nó như tiếng tiêu của Trương Lương trong đêm trăng nơi trận mạc khiến binh lính của Hạng Võ nhớ nhà, nhớ quê, chán nản, suy sụp tinh thần, giúp Lưu Bang chiến thắng. Nó như tiếng đàn của Bá Ấp Khảo làm cho Trụ Vương tỉnh ngộ, thoát ra được mê cung ân ái và những lời sàm tấu của Đát Kỷ. Nó là tiếng sáo Trương Chi, thổi hồn vào trái tim của Mỵ Nương, khiến yêu thương cất cánh. Nó là tiếng đàn của Thạch Sanh, giải cứu nỗi oan khuất ngất trời...!

Đàn Kiều cứ thế lan tỏa, duềnh lên, thác xuống như sóng biển lúc triều dâng, từng đợt, từng đợt. Cứ thế, từng điệp khúc “Tư Mã Phượng Cầu”, “khúc Quảng Lăng”, “khúc Chiêu Quân”..., ngẫu hứng trên đầu ngón tay của Thúy làm cho Kim giật mình, thảng thốt “Rằng hay thì thật là hay. Nghe ra ngậm đắng nuốt cay thế nào !”. Hình như, lúc này âm thanh phát ra từ cây đàn tỳ bà trên tay Thúy Kiều được lồng tiếng của thần linh, truyền chỉ lộ trình định mệnh đời nàng !

Đoạn thơ đặc tả nghệ thuật tiếng đàn đầu tiên của Thúy Kiều có lẽ là bức họa âm thanh nhân tạo tuyệt bích nhất của văn chương kim cổ :

“Trong như tiếng hạc bay qua
Đục như nước suối mới sa nửa vời
Tiếng khoan như gió thoảng ngoài
Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa”

Bản hòa âm có tiết tấu du dương, trầm bổng, nhưng hình như không hợp lắm với đêm hàn huyên của cặp uyên ương vừa chớm vào cuộc yêu đôi lứa. Tiếng hạc khuya, nước suối đục nửa vời, tiếng khoan gió thoảng, tiếng sầm sập đổ mưa..., nghe sao lưng chừng hoang vắng, tiềm ẩn thế lực siêu nhiên đang ẩn nấp đâu đó, che phủ lên tâm hồn trong trắng, hồn nhiên, non nớt của đôi trẻ bầu trời ảm đạm sương mây. Bản hòa âm ma mị, quyến rũ, nhưng cũng gờn gợn sự hoài nghi, nỗi lo sợ của người trong cuộc và của cả người ngoài cuộc. Không riêng Kim Trọng, bây giờ đọc lại Kiều, chắc hẳn ai cũng cùng chung một cảm nhận : “Rằng hay thì thật là hay. Nghe ra ngậm đắng nuốt cay thế nào” ! Quả nhiên, cung đàn định mệnh ấy đã vận vào suốt mười lăm năm lưu lạc của Thúy Kiều sau này !

Lần thứ hai, Kiều đàn cho Hoạn Thư nghe. Đương nhiên, trong cảnh ngộ “ngứa ghẻ hờn ghen” của hai người đàn bà thì người chơi đàn và kẻ nghe đàn đều trong tình trạng khiên cưỡng. Nguyễn Du chỉ dành bốn câu cho khúc nhạc bất đắc dĩ này, thực đơn vừa đủ cho một bữa nhạc ăn nhanh :

“Lĩnh lời, nàng mới lựa dây
Nỉ non, thánh thót dễ say lòng người
Tiểu thư xem cũng thương tài
Khuôn uy dường cũng bớt vài bốn phân!”

Người chơi đàn gắng gượng hạ hỏa bầu không khí ngột ngạt, người nghe không thể không tỏ ra là kẻ bề trên có học, cũng biết trọng nhan sắc, tài hoa !

Lần thứ ba, Thúy Kiều buộc phải đàn trước mặt Hoạn Thư và Thúc Sinh. Bản nhạc bi hài này, gọn trong sáu câu :

“Bốn dây như khóc như than
Khiến người trong cuộc cũng tan nát lòng
Cùng trong một tiếng tơ đồng
Người ngoài cười nụ, người trong khóc thầm
Giọt châu lã chã khôn cầm
Cúi đầu chàng những gạt thầm giọt Tương”

Tuy hai người cùng nghe, nhưng tiếng đàn Kiều chỉ hướng về Thúc Sinh “như khóc như than”. Khóc than, nhưng không hề oán trách. Cuối cùng, tiếng đàn khiến cho “người ngoài cười nụ, người trong khóc thầm”, cũng đã làm thỏa mãn thói đố kỵ, ghen ghét “thường tình” của đàn bà, của Hoạn Thư !

Lần thứ tư, “Một cung gió thảm mây sầu...” đã cất lên từ “Bốn dây nhỏ máu năm đầu ngón tay” của Thúy Kiều. Tuy đàn trước mặt Hồ Tôn Hiến nhưng tất cả cảm xúc từ sâu thẳm đáy lòng Thúy Kiều là dành cho Từ Hải. Tiếng đàn có thanh âm của “ve ngân, vượn hót”. Đó là âm thanh lưu luyến, chơi vơi, dai dẳng, vắt kiệt nhớ thương của mùa hạ. Đó là âm thanh sắc lạnh, lảnh lót, cô quạnh, đau buốt, xuyên đêm của đại ngàn huyền bí. Trong số mười sáu câu lục bát về đàn Kiều lần thứ tư này, có một cặp sáu tám đã hạ bệ sự giả dối bệnh hoạn của bọn quan lại mà biểu tượng là Hồ Tôn Hiến, thời nào cũng có : “Nghe càng đắm, ngắm càng say. Lạ cho mặt sắt cũng ngây vì tình”!

Lần thứ năm, cũng là lần thứ hai, Kim Trọng nghe đàn Kiều, và có lẽ cũng là lần cuối cùng trước khi “Một phen tri kỷ cùng nhau. Cuốn dây từ đấy về sau cũng chừa”, Kiều không chơi đàn nữa. Lần tái giá của cây tỳ bà với mối tình đầu, ngắn hơn lần thứ nhất, chỉ 16 câu :

“Phím đàn dìu dặt tay tiên
Khói trầm cao thấp, tiếng huyền gần xa
Khúc đâu đầm ấm dương hòa
Ấy là Hồ điệp hay là Trang Sinh
Khúc đâu êm ái xuân tình
Ấy hồn Thục đế hay mình đỗ quyên...”

Thẩm thấu khúc hòa âm này, người nghe nhận ngay ra tuổi tác, cảnh ngộ, tâm trạng của người đang đàn. Nó không còn thăng hoa, miên man, giằng xé, ưu sầu như thời trẻ, như đoạn đời lưu lạc. Nó đầm ấm, nồng nàn nhưng chừng mực, lịch lãm. Vẫn bay bổng nhưng là sự bay bổng có giới hạn. Biên độ gần xa của thang âm, nốt cao thấp của cung bậc được sắp xếp trong trường độ cảm xúc có chủ ý của người chơi đàn. Nó là khúc nhạc phải chăng, phù hợp với cuộc tình “trà dư, tửu hậu” của Kim Trọng – Thúy Kiều !

Không thể cho điểm hay xếp hạng về năm bài đàn của Thúy Kiều, nhưng có lẽ lần thứ nhất và lần thứ tư tiếng đàn Kiều để lại nhiều dư âm nhất. Lần thứ nhất, là bản thánh ca về định mệnh đường đời, thổ lộ với mối tình đầu Kim Trọng. Lần thứ tư, là bản tâm ca sám hối, ăn năn trước người anh hùng đã khuất Từ Hải !

CỔ TÍCH BẰNG THƠ

Trong lịch sử văn học viết, chưa có tác phẩm văn chương nào tự nó phổ biến sâu rộng trong dân gian như Truyện Kiều. Đọc Kiều, ngâm Kiều, nảy Kiều, bói Kiều, vịnh Kiều..., đã trở thành thú vui trong đời sống văn hóa của dân tộc Việt Nam từ đời này sang đời khác.

Tại sao một thi phẩm bác học với hàng ngàn điển tích, từ ngữ Hán Việt lại được mọi tầng lớp nhân dân đón nhận tự giác như vậy ? Có phải do cốt truyện của Thanh Tâm Tài Nhân ? Có phải do câu chuyện được chuyển thể sang văn vần lục bát, một thể loại thơ ca dân gian phổ biến của dân tộc Việt Nam ? Có phải cuộc đời của thi nhân họ Nguyễn gắn bó máu thịt với non nước Sơn Tây – Xứ Đoài, với làng quê Quỳnh Côi – Thái Bình, Nghi Xuân –Hà Tĩnh. Có phải do tài năng văn chương siêu hạng của Nguyễn Du ?...

“Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ tài” ! Khi sáng tác “Truyện Kiều”, Nguyễn Du đã nhập hồn mình vào hồn dân tộc. Ông sáng tạo từng tình tiết của “Kim Vân Kiều” để đồng bào ông dễ chấp nhận. Chẳng hạn, lời tỏ tình, chuyện mua bán, cảnh ân ái, cảnh đòn roi , cảnh báo ơn trả oán..., được ngòi bút thi nhân thể hiện tinh tế, đậm chất nhân văn, giàu lòng vị tha. Ông sắp xếp cấu trúc của truyện tuần tự theo chương hồi, theo hành trình thời gian của đời người, để đồng bào ông dễ thuộc. Ông đề cao triết lý nhân sinh “ở hiền gặp lành” và cái kết bao giờ cũng có hậu như cổ tích truyền thống “Tấm Cám”, “Thạch Sanh”, “Cây khế”... Đặc biệt, ông đề cao các giá trí đạo đức ( chính trực, dũng cảm, chung thủy, hiếu đễ, nhân nghĩa, ghét cái xấu cái ác...), tình yêu thiên nhiên, trân trọng nâng niu cái đẹp..., rất gần gũi với đạo lý, tâm tính, bản sắc của người Việt.

Sang thế kỷ 21, khi văn minh vật chất tưởng như đã ngự trị cuộc sống hiện đại, chỉ còn ngõ ngách hẹp cho văn chương, thì Truyện Kiều vẫn hiển hiện như một tượng đài cổ tích lục bát trong đời sống văn hóa Việt.

So với thế kỷ 20, có thể số người Việt Nam thuộc làu 3254 câu lục bát của Truyện Kiều, ngày một ít dần, nhưng hình ảnh, tính cách, tài năng, nhan sắc, số phận..., của các nhân vật trong Truyện Kiều vẫn hiện diện mọi nơi, mọi lúc, như để chia sẻ nỗi niềm, cảm xúc tùy theo cảnh ngộ mỗi người. Gặp kẻ lừa tình, người ta buột miệng nguyền rủa “đồ Sở Khanh”. Gọi Tú Bà, Tú Ông thay cho chủ nhà chứa. Chê trách người đàn ông nhu nhược thì gán cho cái tên Thúc Sinh. Ám chỉ người phụ nữ đánh đòn ghen thâm thúy, nhất định mượn danh Hoạn Thư. Ca ngợi đức tính nam nhi, trọng nghĩa khinh tài, ắt hẳn là Từ Hải. Khuyến khích mọi người làm việc thiện, khuyên nhủ họ noi gương theo vãi Giác Duyên...

Truyện Kiều của Nguyễn Du còn là bộ sưu tập những bức tranh cổ tích siêu hạng về nhan sắc, tài năng của giai nhân, về cảnh vật lãng mạn, mê hồn của thiên nhiên. Những câu thơ chấm phá thay nét cọ tài hoa “Mai cốt cách, tuyết tinh thần...Làn thu thủy, nét xuân sơn” luôn lưu trữ đâu đó trong trí nhớ, để sẵn sàng dẫn ra khen tặng phái đẹp. Phong cảnh thiên nhiên bốn mùa trong Truyện Kiều đã trở thành những bức họa kinh điển. Chẳng hạn, mùa xuân “Cỏ non xanh rợn chân trời. Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”, mùa hạ “Đêm trăng quyên đã gọi hè. Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông”. Đặc biệt là mùa thu, mùa thu chia ly :

“Người lên ngựa, kẻ chia bào
Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san
Người về chiếc bóng năm canh
Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi
Vầng trăng ai xẻ làm đôi.
Nửa in gối chiếc nửa soi dặm trường !”

Nguyễn Du đã bắt mạch được mỹ cảm dân gian, mỹ cảm cổ tích nên ông luôn hướng đến, vươn tới cái đẹp viên mãn, chuẩn mực.

Đến nay, Truyện Kiều đã được tái bản nhiều lần ở trong và ngoài nước với hàng triệu ấn phẩm. Truyện Kiều như thể mặt trăng của văn chương Việt, với hàng trăm hành tinh bay quanh thụ hưởng ánh sáng của chị Hằng. Hiện đã có hàng trăm đầu sách, hàng trăm công trình khoa học viết về Truyện Kiều, “ăn theo” Truyện Kiều, như “Từ điển Truyện Kiều”, “Truyện Kiều qua khía cạnh tâm linh”, “Thế giới nghệ thuật Truyện Kiều”, “Truyện Kiều và luân lý”...v.v.

Từ đầu năm 2015 đến nay, đã có rất nhiều hoạt động văn hóa trong nước và quốc tế chuẩn bị cho lễ kỷ niệm 250 năm ngày sinh của Nguyễn Du, như hội thảo quốc tế với chủ đề “Đại thi hào dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Du : Di sản và các giá trị xuyên suốt thời đại”, hội thảo “Nguyễn Du với văn chương hiện đại”, cuộc thi “Tìm hiểu về Nguyễn Du và Truyện Kiều”, câu lạc bộ “Nguyễn Du viết Kiều đất nước hóa thành văn”...vv.

Trong bài thơ luật Đường, chữ Hán, thể thất ngôn bát cú, “Ngẫu đề” của Nguyễn Du, có hai câu kết :

“Tri giao quái ngã sầu đa mộng
Thiên hạ hà nhân bất mộng trung”

Tạm dịch thơ :

“Người quen trách tớ hay sầu mộng
Thiên hạ còn ai tỉnh táo không ?”

Xin thưa với Cụ Tiên Điền, “thiên hạ” bao giờ cũng còn người “tỉnh táo” để mãi mãi biết trân trọng Tố Như “sầu mộng”, trân trọng và gìn giữ cái đẹp vĩnh hằng của Truyện Kiều !

Con cháu Cụ thời @ vẫn yêu quí Truyện Kiều như một phần hồn cốt linh thiêng của dân tộc này, bởi “Truyện Kiều còn, nước ta còn”, thưa Cụ !

SÀI GÒN 2015

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

"Thiên hạ còn ai tỉnh táo không ?"

Sang thế kỷ 21, khi văn minh vật chất tưởng như đã ngự trị cuộc sống hiện đại, chỉ còn ngõ ngách hẹp cho văn chương, thì Truyện Kiều vẫn hiển hiện như một tượng đài cổ tích lục bát

NGÔ QUỐC TÚY

Nguồn Việt - Những tác phẩm văn chương cổ, kim, đông, tây đã lưu hành trên thế giới, đa phần để xem, rất ít để đọc. Trong số rất ít đó, có “Truyện Kiều”. Ở Việt Nam, “Truyện Kiều” được ví như cổ tích bằng thơ, từ người mù chữ đến bậc trí giả đều thích. Đọc “Truyện Kiều” giống lặn biển, leo núi, tùy năng lực cảm thụ của mỗi người mà đạt mức nông, sâu hay cao, thấp...

GIÁ CỦA GIAI NHÂN

Phàm những thứ cực kỳ quí hiếm trên thế gian này thường được cho là vô giá. Tuy nhiên, dù quí hiếm đến mức nào, nếu đem ra bán, thì giá của nó hoặc trên trời, hoặc dưới đất, và đều được qui ra “tiền tươi, thóc thật”. Rẻ hay đắt còn tùy thuộc vào hoàn cảnh của kẻ mua, người bán. Khi không muốn bán, giá vọt lên trời, được cho là thách giá. Khi buộc phải bán, giá rớt xuống đất, được cho là bị ép giá. Thúy Kiều bán mình chuộc cha rơi vào trường hợp thứ hai. Bốn trăm năm mươi lạng vàng, không phải là nhỏ, nhưng giá trị của Thúy Kiều là giá trị đặc biệt, giá của tuyệt đỉnh giai nhân, không thể cân, đong, đo, đếm !

Với nhan sắc “Làn thu thủy nét xuân sơn. Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh...” và tài năng “Thông minh vốn sẵn tính trời. Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm...” của Thúy Kiều, là vô giá, không thể định lượng, không thể bán mua, đổi chác. Tiếc thay, trong một xã hội đảo điên, tiền bạc lên ngôi thì chuyện gì cũng có thể xảy ra !

Trong “Kim Vân Kiều” của Thanh Tâm Tài Nhân, có tới năm lần Thúy Kiều bị đưa lên sàn giao dịch, với giá cả được định đoạt khác nhau. Lần đầu, Mã Giám Sinh mua Kiều với giá 450 lạng bạc, đẩy Kiều vào chốn lầu xanh của Tú Bà. Lần hai, Thúc Sinh chuộc Kiều với giá 500 lạng bạc, cứu rỗi thân phận của nàng khỏi nơi này, giá tăng thêm 50 lượng. Lần ba, Bạc Bà mua Kiều với giá “bèo” 20 lạng, bán lại cho lầu xanh ở Châu Thai 240 lượng, giá giảm 260 lượng. Lần bốn, tương tự như Thúc Sinh, Từ Hải chuộc Kiều với giá 200 lạng, giảm thêm 40 lượng. Lần năm, Hồ Tôn Hiến bán Kiều với “giá âm”, giá một tên tù trưởng mọi, giống như trường hợp của Vương Tường bị ghép gả cho rợ Hồ, dồn Kiều vào chân tường của sự đau đớn và nhục nhã, buộc nàng phải tìm đến cái chết trên sông Tiền Đường.

Thúy Kiều trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du cũng bị bán đi, chuộc lại như trong “Kim Vân Kiều” của Thanh Tâm Tài Nhân, nhưng các tình tiết có sắc thái khác hẳn. Trước hết, đơn vị tính vẫn là “lạng” nhưng không phải bằng “bạc” mà là bằng “vàng” : “Cò kè bớt một thêm hai. Hồi lâu ngã giá vàng ngoài bốn trăm”. Sau nữa, là cách diễn đạt. Chẳng hạn, với Thúc Sinh không có chi tiết mặc cả cụ thể, chỉ là “... của dẫn tay trao”. Với Bạc Bà, cuộc mua bán bóng gió hơn “Mối hàng một đã ra mười”. Với Từ Hải, số tiền chuộc Kiều không còn quan trọng nữa, nên “Tiền trăm lại cứ nguyên ngân phát hoàn”... Phải chăng, trong tình thế đành phải hạ bút miêu tả những thương vụ mua bán giai nhân, Nguyễn Du đã chủ ý “nâng” giá trị của nàng Kiều từ “bạc” lên “vàng” và giảm thiểu sự sòng phẳng đến tàn nhẫn của chốn thương trường đen bạc, đối với loại hàng hóa đặc biệt là con người, là thân xác của người phụ nữ tài hoa bạc mệnh ?

Trong số những kẻ buôn người trong “Truyện Kiều”, Mã Giám Sinh là tay buôn ngoại hạng, cao thủ nhất, đáng ghét nhất, “trùm sò” nhất. Mã Giám Sinh hội đủ diện mạo, tố chất, hành vi khiến ai cũng phải ghê tởm. Nào là “Ghế trên ngồi tót sỗ sàng”, “Mày râu nhẵn nhụi”, “Cò kè bớt một thêm hai”... Nhưng phải thừa nhận Mã Giám Sinh thuộc loại lái buôn cao tay, có con mắt “tinh đời”, phân biệt được “hàng” tốt, “hàng” xấu, “hàng” thật, “hàng” giả. Sau khi kiểm định bằng trực giác, biết ngay Thúy Kiều thuộc đẳng cấp “thiên kim tiểu thư” (cô gái ngàn vàng), nên y tức thì “... ngã giá vàng ngoài bốn trăm”.

Mua Kiều với giá 450 lạng, Mã Giám Sinh mục đích “nhất cử lưỡng tiện”, vừa được thưởng thức “nem công chả phượng”, vừa có tiền lời bỏ túi. Quả nhiên, Mã Giám Sinh “thắng” lớn. Định lượng “thiên kim tiểu thư” cho Thúy Kiều qua con mắt tinh đời của họ Mã, của Tú Bà, một lần nữa được xác nhận qua chi tiết kẻ si tình Thúc Sinh chiêm ngưỡng trộm lúc nàng tắm : “...Phấn son trôi hết, để lại hình hài thiên nhiên, càng lộ ra vẻ hiếm có trên đời !” (Kim Vân Kiều – Thanh Tâm Tài Nhân). Cũng miêu tả Thúy Kiều tắm, Nguyễn Du tinh tế hơn, tài hoa hơn, và “nuy” hơn : “Rõ màu trong ngọc trắng ngà. Dày dày sẵn đúc một tòa thiên nhiên”. “Tòa thiên nhiên” ngà ngọc ấy dĩ nhiên là “ đôi gò Bồng Đảo”, là “lạch Đào Nguyên”... của “thiên kim tiểu thư” Thúy Kiều, cho dù bấy giờ thân xác nàng đã bị đày đọa qua chốn lầu xanh, bởi “Biết bao bướm lả ong lơi. Cuộc say đầy tháng, trận cười suốt đêm” !

“BỐN DÂY NHỎ MÁU NĂM ĐẦU NGÓN TAY”

Hình ảnh Thúy Kiều luôn gắn với hình ảnh cây đàn tỳ bà. Đàn tỳ bà có gốc gác từ Ba Tư, du nhập vào Trung Quốc theo “Con đường tơ lụa” hơn hai nghìn năm trước. Đàn tỳ bà có nhiều tên gọi khác nhau : Đàn Brbat (Ba Tư), đàn Biwa (Nhật Bản), đàn Tứ huyền cầm (Việt Nam) đàn Pipa (Trung Quốc)... Đàn tỳ bà thuộc loại nhạc cụ quí tộc, dài khoảng một mét, hình trái lê bổ đôi, có bốn dây. Hộp đàn bằng gỗ ngô đồng. Dây đàn bằng tơ tằm vuốt sáp ong. Đầu đàn và cần đàn được chạm khắc tinh xảo, các họa tiết khảm ngọc trai, ngà voi. Kỹ năng chơi đàn tỳ bà qua đầu ngón tay được gọi là : Ngón phi, ngón nhấn, ngón mổ, ngón vỗ, ngón vuốt, ngón chụp...

Tiếng đàn Kiều gần như ngân nga suốt đời nàng. Nó không còn thuần túy là âm thanh của tỳ bà. Nó là tiếng lòng, tiếng của thần linh, tiếng của trời đất. Năm lần Kiều đánh đàn, mỗi lần một tâm trạng, một cảnh ngộ.

Lần thứ nhất, Kiều đàn cho Kim Trọng nghe khi hai người mới quen nhau. Nguyễn Du dành hẳn 22 câu lục bát cho dạ khúc đầu tiên này, từ câu “So dần dây vũ, dây văn” đến câu “Khi vò chín khúc khi chau đôi mày”.
Tiếng đàn đầu tiên trong truyện Kiều cất lên trong không gian thanh vắng, thuần khiết và hoàn toàn ngẫu hứng. Vốn là chàng trai dòng dõi nho nhã, chàng Kim tự biết kìm nén bản năng để gìn giữ cho người yêu và cho chính mình, chàng thổ lộ “ Chày sương chưa nện cầu Lam. Sợ lần khân quá ra sàm sỡ chăng”. Được Kiều bật đèn xanh “Đừng điều nguyệt nọ hoa kia. Ngoài ra ai lại tiếc gì với ai”, Kim mới thổ lộ ước nguyện được nghe Kiều đàn, rồi chàng vội vàng lấy “cầm trăng”, “tay nâng ngang mày” cho người yêu gảy. Thì ra, Kim Trọng khao khát được nghe tiếng đàn của Thúy Kiều, còn Thúy Kiều cũng từng mong ước có dịp hội ngộ tao phùng để chia sẻ nỗi niềm qua tiếng đàn với người tri kỷ !

Không ngờ, tiếng đàn tỳ bà đầu tiên cất lên trong Truyện Kiều lại là khúc dạo đầu của bản giao hưởng định mệnh cho một kiếp giai nhân, mở màn vở nhạc kịch không lời cho tấn trò đời diễn ra trong xã hội thối nát dưới triều nhà Minh – Trung Quốc “Bốn phương phẳng lặng hai kinh vững vàng” !

Mở đầu trường đoạn đàn Kiều “Khúc đâu Hán Sở chiến trường. Nghe như tiếng sắt tiếng vàng chen nhau... ”, không còn là âm thanh của riêng tỳ bà, mà là giao thoa của âm nhạc với thiên nhiên, với con người, cộng hưởng thành quyền năng cảm hóa vạn vật. Nó như tiếng tiêu của Trương Lương trong đêm trăng nơi trận mạc khiến binh lính của Hạng Võ nhớ nhà, nhớ quê, chán nản, suy sụp tinh thần, giúp Lưu Bang chiến thắng. Nó như tiếng đàn của Bá Ấp Khảo làm cho Trụ Vương tỉnh ngộ, thoát ra được mê cung ân ái và những lời sàm tấu của Đát Kỷ. Nó là tiếng sáo Trương Chi, thổi hồn vào trái tim của Mỵ Nương, khiến yêu thương cất cánh. Nó là tiếng đàn của Thạch Sanh, giải cứu nỗi oan khuất ngất trời...!

Đàn Kiều cứ thế lan tỏa, duềnh lên, thác xuống như sóng biển lúc triều dâng, từng đợt, từng đợt. Cứ thế, từng điệp khúc “Tư Mã Phượng Cầu”, “khúc Quảng Lăng”, “khúc Chiêu Quân”..., ngẫu hứng trên đầu ngón tay của Thúy làm cho Kim giật mình, thảng thốt “Rằng hay thì thật là hay. Nghe ra ngậm đắng nuốt cay thế nào !”. Hình như, lúc này âm thanh phát ra từ cây đàn tỳ bà trên tay Thúy Kiều được lồng tiếng của thần linh, truyền chỉ lộ trình định mệnh đời nàng !

Đoạn thơ đặc tả nghệ thuật tiếng đàn đầu tiên của Thúy Kiều có lẽ là bức họa âm thanh nhân tạo tuyệt bích nhất của văn chương kim cổ :

“Trong như tiếng hạc bay qua
Đục như nước suối mới sa nửa vời
Tiếng khoan như gió thoảng ngoài
Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa”

Bản hòa âm có tiết tấu du dương, trầm bổng, nhưng hình như không hợp lắm với đêm hàn huyên của cặp uyên ương vừa chớm vào cuộc yêu đôi lứa. Tiếng hạc khuya, nước suối đục nửa vời, tiếng khoan gió thoảng, tiếng sầm sập đổ mưa..., nghe sao lưng chừng hoang vắng, tiềm ẩn thế lực siêu nhiên đang ẩn nấp đâu đó, che phủ lên tâm hồn trong trắng, hồn nhiên, non nớt của đôi trẻ bầu trời ảm đạm sương mây. Bản hòa âm ma mị, quyến rũ, nhưng cũng gờn gợn sự hoài nghi, nỗi lo sợ của người trong cuộc và của cả người ngoài cuộc. Không riêng Kim Trọng, bây giờ đọc lại Kiều, chắc hẳn ai cũng cùng chung một cảm nhận : “Rằng hay thì thật là hay. Nghe ra ngậm đắng nuốt cay thế nào” ! Quả nhiên, cung đàn định mệnh ấy đã vận vào suốt mười lăm năm lưu lạc của Thúy Kiều sau này !

Lần thứ hai, Kiều đàn cho Hoạn Thư nghe. Đương nhiên, trong cảnh ngộ “ngứa ghẻ hờn ghen” của hai người đàn bà thì người chơi đàn và kẻ nghe đàn đều trong tình trạng khiên cưỡng. Nguyễn Du chỉ dành bốn câu cho khúc nhạc bất đắc dĩ này, thực đơn vừa đủ cho một bữa nhạc ăn nhanh :

“Lĩnh lời, nàng mới lựa dây
Nỉ non, thánh thót dễ say lòng người
Tiểu thư xem cũng thương tài
Khuôn uy dường cũng bớt vài bốn phân!”

Người chơi đàn gắng gượng hạ hỏa bầu không khí ngột ngạt, người nghe không thể không tỏ ra là kẻ bề trên có học, cũng biết trọng nhan sắc, tài hoa !

Lần thứ ba, Thúy Kiều buộc phải đàn trước mặt Hoạn Thư và Thúc Sinh. Bản nhạc bi hài này, gọn trong sáu câu :

“Bốn dây như khóc như than
Khiến người trong cuộc cũng tan nát lòng
Cùng trong một tiếng tơ đồng
Người ngoài cười nụ, người trong khóc thầm
Giọt châu lã chã khôn cầm
Cúi đầu chàng những gạt thầm giọt Tương”

Tuy hai người cùng nghe, nhưng tiếng đàn Kiều chỉ hướng về Thúc Sinh “như khóc như than”. Khóc than, nhưng không hề oán trách. Cuối cùng, tiếng đàn khiến cho “người ngoài cười nụ, người trong khóc thầm”, cũng đã làm thỏa mãn thói đố kỵ, ghen ghét “thường tình” của đàn bà, của Hoạn Thư !

Lần thứ tư, “Một cung gió thảm mây sầu...” đã cất lên từ “Bốn dây nhỏ máu năm đầu ngón tay” của Thúy Kiều. Tuy đàn trước mặt Hồ Tôn Hiến nhưng tất cả cảm xúc từ sâu thẳm đáy lòng Thúy Kiều là dành cho Từ Hải. Tiếng đàn có thanh âm của “ve ngân, vượn hót”. Đó là âm thanh lưu luyến, chơi vơi, dai dẳng, vắt kiệt nhớ thương của mùa hạ. Đó là âm thanh sắc lạnh, lảnh lót, cô quạnh, đau buốt, xuyên đêm của đại ngàn huyền bí. Trong số mười sáu câu lục bát về đàn Kiều lần thứ tư này, có một cặp sáu tám đã hạ bệ sự giả dối bệnh hoạn của bọn quan lại mà biểu tượng là Hồ Tôn Hiến, thời nào cũng có : “Nghe càng đắm, ngắm càng say. Lạ cho mặt sắt cũng ngây vì tình”!

Lần thứ năm, cũng là lần thứ hai, Kim Trọng nghe đàn Kiều, và có lẽ cũng là lần cuối cùng trước khi “Một phen tri kỷ cùng nhau. Cuốn dây từ đấy về sau cũng chừa”, Kiều không chơi đàn nữa. Lần tái giá của cây tỳ bà với mối tình đầu, ngắn hơn lần thứ nhất, chỉ 16 câu :

“Phím đàn dìu dặt tay tiên
Khói trầm cao thấp, tiếng huyền gần xa
Khúc đâu đầm ấm dương hòa
Ấy là Hồ điệp hay là Trang Sinh
Khúc đâu êm ái xuân tình
Ấy hồn Thục đế hay mình đỗ quyên...”

Thẩm thấu khúc hòa âm này, người nghe nhận ngay ra tuổi tác, cảnh ngộ, tâm trạng của người đang đàn. Nó không còn thăng hoa, miên man, giằng xé, ưu sầu như thời trẻ, như đoạn đời lưu lạc. Nó đầm ấm, nồng nàn nhưng chừng mực, lịch lãm. Vẫn bay bổng nhưng là sự bay bổng có giới hạn. Biên độ gần xa của thang âm, nốt cao thấp của cung bậc được sắp xếp trong trường độ cảm xúc có chủ ý của người chơi đàn. Nó là khúc nhạc phải chăng, phù hợp với cuộc tình “trà dư, tửu hậu” của Kim Trọng – Thúy Kiều !

Không thể cho điểm hay xếp hạng về năm bài đàn của Thúy Kiều, nhưng có lẽ lần thứ nhất và lần thứ tư tiếng đàn Kiều để lại nhiều dư âm nhất. Lần thứ nhất, là bản thánh ca về định mệnh đường đời, thổ lộ với mối tình đầu Kim Trọng. Lần thứ tư, là bản tâm ca sám hối, ăn năn trước người anh hùng đã khuất Từ Hải !

CỔ TÍCH BẰNG THƠ

Trong lịch sử văn học viết, chưa có tác phẩm văn chương nào tự nó phổ biến sâu rộng trong dân gian như Truyện Kiều. Đọc Kiều, ngâm Kiều, nảy Kiều, bói Kiều, vịnh Kiều..., đã trở thành thú vui trong đời sống văn hóa của dân tộc Việt Nam từ đời này sang đời khác.

Tại sao một thi phẩm bác học với hàng ngàn điển tích, từ ngữ Hán Việt lại được mọi tầng lớp nhân dân đón nhận tự giác như vậy ? Có phải do cốt truyện của Thanh Tâm Tài Nhân ? Có phải do câu chuyện được chuyển thể sang văn vần lục bát, một thể loại thơ ca dân gian phổ biến của dân tộc Việt Nam ? Có phải cuộc đời của thi nhân họ Nguyễn gắn bó máu thịt với non nước Sơn Tây – Xứ Đoài, với làng quê Quỳnh Côi – Thái Bình, Nghi Xuân –Hà Tĩnh. Có phải do tài năng văn chương siêu hạng của Nguyễn Du ?...

“Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ tài” ! Khi sáng tác “Truyện Kiều”, Nguyễn Du đã nhập hồn mình vào hồn dân tộc. Ông sáng tạo từng tình tiết của “Kim Vân Kiều” để đồng bào ông dễ chấp nhận. Chẳng hạn, lời tỏ tình, chuyện mua bán, cảnh ân ái, cảnh đòn roi , cảnh báo ơn trả oán..., được ngòi bút thi nhân thể hiện tinh tế, đậm chất nhân văn, giàu lòng vị tha. Ông sắp xếp cấu trúc của truyện tuần tự theo chương hồi, theo hành trình thời gian của đời người, để đồng bào ông dễ thuộc. Ông đề cao triết lý nhân sinh “ở hiền gặp lành” và cái kết bao giờ cũng có hậu như cổ tích truyền thống “Tấm Cám”, “Thạch Sanh”, “Cây khế”... Đặc biệt, ông đề cao các giá trí đạo đức ( chính trực, dũng cảm, chung thủy, hiếu đễ, nhân nghĩa, ghét cái xấu cái ác...), tình yêu thiên nhiên, trân trọng nâng niu cái đẹp..., rất gần gũi với đạo lý, tâm tính, bản sắc của người Việt.

Sang thế kỷ 21, khi văn minh vật chất tưởng như đã ngự trị cuộc sống hiện đại, chỉ còn ngõ ngách hẹp cho văn chương, thì Truyện Kiều vẫn hiển hiện như một tượng đài cổ tích lục bát trong đời sống văn hóa Việt.

So với thế kỷ 20, có thể số người Việt Nam thuộc làu 3254 câu lục bát của Truyện Kiều, ngày một ít dần, nhưng hình ảnh, tính cách, tài năng, nhan sắc, số phận..., của các nhân vật trong Truyện Kiều vẫn hiện diện mọi nơi, mọi lúc, như để chia sẻ nỗi niềm, cảm xúc tùy theo cảnh ngộ mỗi người. Gặp kẻ lừa tình, người ta buột miệng nguyền rủa “đồ Sở Khanh”. Gọi Tú Bà, Tú Ông thay cho chủ nhà chứa. Chê trách người đàn ông nhu nhược thì gán cho cái tên Thúc Sinh. Ám chỉ người phụ nữ đánh đòn ghen thâm thúy, nhất định mượn danh Hoạn Thư. Ca ngợi đức tính nam nhi, trọng nghĩa khinh tài, ắt hẳn là Từ Hải. Khuyến khích mọi người làm việc thiện, khuyên nhủ họ noi gương theo vãi Giác Duyên...

Truyện Kiều của Nguyễn Du còn là bộ sưu tập những bức tranh cổ tích siêu hạng về nhan sắc, tài năng của giai nhân, về cảnh vật lãng mạn, mê hồn của thiên nhiên. Những câu thơ chấm phá thay nét cọ tài hoa “Mai cốt cách, tuyết tinh thần...Làn thu thủy, nét xuân sơn” luôn lưu trữ đâu đó trong trí nhớ, để sẵn sàng dẫn ra khen tặng phái đẹp. Phong cảnh thiên nhiên bốn mùa trong Truyện Kiều đã trở thành những bức họa kinh điển. Chẳng hạn, mùa xuân “Cỏ non xanh rợn chân trời. Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”, mùa hạ “Đêm trăng quyên đã gọi hè. Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông”. Đặc biệt là mùa thu, mùa thu chia ly :

“Người lên ngựa, kẻ chia bào
Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san
Người về chiếc bóng năm canh
Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi
Vầng trăng ai xẻ làm đôi.
Nửa in gối chiếc nửa soi dặm trường !”

Nguyễn Du đã bắt mạch được mỹ cảm dân gian, mỹ cảm cổ tích nên ông luôn hướng đến, vươn tới cái đẹp viên mãn, chuẩn mực.

Đến nay, Truyện Kiều đã được tái bản nhiều lần ở trong và ngoài nước với hàng triệu ấn phẩm. Truyện Kiều như thể mặt trăng của văn chương Việt, với hàng trăm hành tinh bay quanh thụ hưởng ánh sáng của chị Hằng. Hiện đã có hàng trăm đầu sách, hàng trăm công trình khoa học viết về Truyện Kiều, “ăn theo” Truyện Kiều, như “Từ điển Truyện Kiều”, “Truyện Kiều qua khía cạnh tâm linh”, “Thế giới nghệ thuật Truyện Kiều”, “Truyện Kiều và luân lý”...v.v.

Từ đầu năm 2015 đến nay, đã có rất nhiều hoạt động văn hóa trong nước và quốc tế chuẩn bị cho lễ kỷ niệm 250 năm ngày sinh của Nguyễn Du, như hội thảo quốc tế với chủ đề “Đại thi hào dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Du : Di sản và các giá trị xuyên suốt thời đại”, hội thảo “Nguyễn Du với văn chương hiện đại”, cuộc thi “Tìm hiểu về Nguyễn Du và Truyện Kiều”, câu lạc bộ “Nguyễn Du viết Kiều đất nước hóa thành văn”...vv.

Trong bài thơ luật Đường, chữ Hán, thể thất ngôn bát cú, “Ngẫu đề” của Nguyễn Du, có hai câu kết :

“Tri giao quái ngã sầu đa mộng
Thiên hạ hà nhân bất mộng trung”

Tạm dịch thơ :

“Người quen trách tớ hay sầu mộng
Thiên hạ còn ai tỉnh táo không ?”

Xin thưa với Cụ Tiên Điền, “thiên hạ” bao giờ cũng còn người “tỉnh táo” để mãi mãi biết trân trọng Tố Như “sầu mộng”, trân trọng và gìn giữ cái đẹp vĩnh hằng của Truyện Kiều !

Con cháu Cụ thời @ vẫn yêu quí Truyện Kiều như một phần hồn cốt linh thiêng của dân tộc này, bởi “Truyện Kiều còn, nước ta còn”, thưa Cụ !

SÀI GÒN 2015

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm