Tham Khảo

Thành phố của những tà áo dài

Tà áo dài của những người con gái xứ Huế luôn làm say đắm du khách thập phương.

 Tà áo dài của những người con gái xứ Huế luôn làm say đắm du khách thập phương. Và cũng từ lâu, chiếc áo dài tím đã trở thành biểu tượng của các cô gái xứ Huế, kín đáo nhưng rất dịu dàng của nữ sinh Đồng Khánh năm nào.  

Thành phố của những tà áo dài

1. Chiếc áo dài đã gắn bó với Huế từ rất lâu. Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Hoa, nguyên Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Thừa Thiên-Huế, từ năm 1744 dưới thời Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát, áo dài đã ra đời và trở thành trang phục chính thức của cả đàn ông và nữ giới ở vùng đất Đàng Trong.
Thời Minh Mạng, để sửa đổi cách ăn mặc thiếu đồng nhất tại các miền sau giai đoạn Trịnh-Nguyễn phân tranh, nhà vua ra sắc chỉ quy định y phục trên toàn quốc: Các phi tần, người hầu kẻ hạ đều mặc áo dài ngay khi vừa bước chân khỏi cấm cung. Dân gian phải mặc quần, cấm váy. Riêng với người lớn, áo dài trở thành trang phục bắt buộc khi ra đường. 
Trước năm 1945, Huế là một xứ sở của áo dài. Những gánh đậu hũ, bún bò heo… với mấy mệ, mấy o bán phải mặc áo dài mới “đúng điệu”. Khi có người mua, mấy mệ, mấy o dừng lại, hạ gánh xuống, và “dạ thưa”… Tà áo dài, đôi quang gánh, dáng đi chậm rãi do đó đã trở nên thân thuộc một thời của mảnh đất xứ Huế. 
Thành phố của những tà áo dài ảnh 1Vua Bảo Đại, Hoàng hậu Nam Phương, hai con gái và Đức Từ Cung trong trang phục áo dài truyền thống.
Trước năm 1917, những chiếc áo dài của nữ sinh Đồng Khánh có cổ vuông ngắn, eo buông, tay dài, tà rộng che kín toàn thân. Trong trang phục đó, những cô nữ sinh Đồng Khánh càng cảm nhận được niềm tự hào đức hạnh và ý thức giữ gìn đức hạnh ấy.
Bởi trong tà áo dài, các cô nữ sinh Đồng Khánh buộc phải khép nép, chỉ có thể ngồi thẳng, bước ngắn, đánh nhẹ tay, khó có thể nói cười thoải mái. Màu sắc tím đồng phục của những cô nữ sinh Đồng Khánh lại càng làm cho nét Huế thêm duyên dáng và mặn mà. Nhà thơ Mai Văn Hoan đã dành tặng cho những cô nữ sinh Đồng Khánh những vần thơ thật dễ thương: “Gió vờn tà áo khẽ lay/ Nữ sinh Đồng Khánh thơ ngây mỉm cười”.

2. Tại Lễ hội Áo dài của Festival Huế 2002, 12 nhà tạo mẫu chuyên nghiệp đã sử dụng 550 người mẫu không chuyên là các nữ sinh đến từ Trường THPT Nguyễn Huệ và Hai Bà Trưng (Trường nữ sinh Đồng Khánh xưa). Lễ hội Áo dài Festival Huế năm đó tuy chưa chuyên nghiệp như bây giờ, nhưng đã làm cho các du khách ngẩn ngơ trước vẻ quyến rũ của các cô gái xứ Huế trong những chiếc áo dài. 
Và cứ mỗi kỳ Festival về trên đất Cố đô, tỉnh Thừa Thiên-Huế đã vận động chị em phụ nữ mặc áo dài khi đến công sở, nơi làm việc. Trong khi đó, tiểu thương các chợ Đông Ba, An Cựu… đã tự nguyện mặc áo dài trong suốt những ngày diễn ra Festival.
Nữ nhân viên nhà hàng, khách sạn và lực lượng nữ tình nguyện viên cũng mặc áo dài để tạo ấn tượng đối với du khách khi đến Huế. Gần đây, chương trình trình diễn áo dài Festival Huế 2018 với chủ đề “Huế vàng son” tại sân khấu Bia Quốc Học với hơn 400 mẫu áo dài tinh tế, cũng đã để lại nhiều cảm xúc trong lòng người dân và du khách. 
Nhằm tôn vinh vẻ đẹp của áo dài Huế, ngày 31-8-2018, UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế ban hành Quyết định 48/2018/QĐ-UBND, quy định: “Cán bộ, công chức, viên chức nữ các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh mặc bộ áo dài truyền thống vào ngày thứ hai hàng tuần”. Ngày 5-9-2018, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế Phan Ngọc Thọ, đã có thư ngỏ gửi các trường học đại học, cao đẳng, trung cấp và trường THPT trên địa bàn tỉnh, về việc hưởng ứng cuộc vận động mang trang phục áo dài truyền thống.

3. Nhiều ý kiến cho rằng, trong tâm thức của người Việt khi nhắc đến Huế, người ta vẫn nhớ về hình ảnh không bao giờ thay đổi là những chiếc áo dài tím, nón lá và mái tóc thề. Nhà thiết kế Minh Hạnh nhận định: “Huế nên có không gian áo dài để áo dài Huế có điều kiện phô diễn”. TS. Trần Đình Hằng, Phân viện trưởng Phân viện Văn hóa nghệ thuật Quốc gia Việt Nam tại Huế, cho rằng phát triển áo dài Huế cần tránh xu hướng “tầm thường hóa”. Áo dài là “thượng phẩm” nên cần có chiến lược nâng cao, thể hiện được tính sang trọng…
Thành phố của những tà áo dài ảnh 2Hoa khôi Du lịch Huế 2015 Ngọc Trân trong tà áo dài tím tại Hàn Quốc.
Theo Sở Văn hóa và Thể thao Thừa Thiên-Huế, trong dịp Festival Huế 2020, đơn vị sẽ tổ chức “Ngày hội Áo dài Huế”. Dự kiến, ngày hội gồm có các hoạt động chính như tri ân tiền nhân khai sáng áo dài Việt Nam; chương trình biểu diễn thực cảnh áo dài xưa và nay; phát động phụ nữ Huế nói chung, cán bộ công chức, viên chức, các nữ sinh viên, học sinh Huế mặc áo dài trong thời gian diễn ra Festival Huế và quảng diễn áo dài Huế trong các hoạt động cộng đồng.
Những chiếc áo dài đã trở thành trang phục gắn bó với truyền thống văn hóa, đời sống của xứ Huế. Hình ảnh tà áo dài cũng đã trở thành biểu tượng của người con gái Huế, của du lịch Huế, quyến rũ biết bao lữ khách dạo qua. Đúng như lời bài hát Một thoáng quê hương của nhạc sĩ Thanh Tùng: “Đẹp biết bao quê hương cho ta chiếc áo nhiệm màu. Dù ở đâu Paris, London hay những miền xa. Thoáng thấy áo dài bay trên đường phố. Sẽ thấy tâm hồn quê hương ở đó em ơi”.  

Nguyễn Văn Toàn    VS chuyen

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Thành phố của những tà áo dài

Tà áo dài của những người con gái xứ Huế luôn làm say đắm du khách thập phương.

 Tà áo dài của những người con gái xứ Huế luôn làm say đắm du khách thập phương. Và cũng từ lâu, chiếc áo dài tím đã trở thành biểu tượng của các cô gái xứ Huế, kín đáo nhưng rất dịu dàng của nữ sinh Đồng Khánh năm nào.  

Thành phố của những tà áo dài

1. Chiếc áo dài đã gắn bó với Huế từ rất lâu. Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Hoa, nguyên Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Thừa Thiên-Huế, từ năm 1744 dưới thời Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát, áo dài đã ra đời và trở thành trang phục chính thức của cả đàn ông và nữ giới ở vùng đất Đàng Trong.
Thời Minh Mạng, để sửa đổi cách ăn mặc thiếu đồng nhất tại các miền sau giai đoạn Trịnh-Nguyễn phân tranh, nhà vua ra sắc chỉ quy định y phục trên toàn quốc: Các phi tần, người hầu kẻ hạ đều mặc áo dài ngay khi vừa bước chân khỏi cấm cung. Dân gian phải mặc quần, cấm váy. Riêng với người lớn, áo dài trở thành trang phục bắt buộc khi ra đường. 
Trước năm 1945, Huế là một xứ sở của áo dài. Những gánh đậu hũ, bún bò heo… với mấy mệ, mấy o bán phải mặc áo dài mới “đúng điệu”. Khi có người mua, mấy mệ, mấy o dừng lại, hạ gánh xuống, và “dạ thưa”… Tà áo dài, đôi quang gánh, dáng đi chậm rãi do đó đã trở nên thân thuộc một thời của mảnh đất xứ Huế. 
Thành phố của những tà áo dài ảnh 1Vua Bảo Đại, Hoàng hậu Nam Phương, hai con gái và Đức Từ Cung trong trang phục áo dài truyền thống.
Trước năm 1917, những chiếc áo dài của nữ sinh Đồng Khánh có cổ vuông ngắn, eo buông, tay dài, tà rộng che kín toàn thân. Trong trang phục đó, những cô nữ sinh Đồng Khánh càng cảm nhận được niềm tự hào đức hạnh và ý thức giữ gìn đức hạnh ấy.
Bởi trong tà áo dài, các cô nữ sinh Đồng Khánh buộc phải khép nép, chỉ có thể ngồi thẳng, bước ngắn, đánh nhẹ tay, khó có thể nói cười thoải mái. Màu sắc tím đồng phục của những cô nữ sinh Đồng Khánh lại càng làm cho nét Huế thêm duyên dáng và mặn mà. Nhà thơ Mai Văn Hoan đã dành tặng cho những cô nữ sinh Đồng Khánh những vần thơ thật dễ thương: “Gió vờn tà áo khẽ lay/ Nữ sinh Đồng Khánh thơ ngây mỉm cười”.

2. Tại Lễ hội Áo dài của Festival Huế 2002, 12 nhà tạo mẫu chuyên nghiệp đã sử dụng 550 người mẫu không chuyên là các nữ sinh đến từ Trường THPT Nguyễn Huệ và Hai Bà Trưng (Trường nữ sinh Đồng Khánh xưa). Lễ hội Áo dài Festival Huế năm đó tuy chưa chuyên nghiệp như bây giờ, nhưng đã làm cho các du khách ngẩn ngơ trước vẻ quyến rũ của các cô gái xứ Huế trong những chiếc áo dài. 
Và cứ mỗi kỳ Festival về trên đất Cố đô, tỉnh Thừa Thiên-Huế đã vận động chị em phụ nữ mặc áo dài khi đến công sở, nơi làm việc. Trong khi đó, tiểu thương các chợ Đông Ba, An Cựu… đã tự nguyện mặc áo dài trong suốt những ngày diễn ra Festival.
Nữ nhân viên nhà hàng, khách sạn và lực lượng nữ tình nguyện viên cũng mặc áo dài để tạo ấn tượng đối với du khách khi đến Huế. Gần đây, chương trình trình diễn áo dài Festival Huế 2018 với chủ đề “Huế vàng son” tại sân khấu Bia Quốc Học với hơn 400 mẫu áo dài tinh tế, cũng đã để lại nhiều cảm xúc trong lòng người dân và du khách. 
Nhằm tôn vinh vẻ đẹp của áo dài Huế, ngày 31-8-2018, UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế ban hành Quyết định 48/2018/QĐ-UBND, quy định: “Cán bộ, công chức, viên chức nữ các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh mặc bộ áo dài truyền thống vào ngày thứ hai hàng tuần”. Ngày 5-9-2018, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế Phan Ngọc Thọ, đã có thư ngỏ gửi các trường học đại học, cao đẳng, trung cấp và trường THPT trên địa bàn tỉnh, về việc hưởng ứng cuộc vận động mang trang phục áo dài truyền thống.

3. Nhiều ý kiến cho rằng, trong tâm thức của người Việt khi nhắc đến Huế, người ta vẫn nhớ về hình ảnh không bao giờ thay đổi là những chiếc áo dài tím, nón lá và mái tóc thề. Nhà thiết kế Minh Hạnh nhận định: “Huế nên có không gian áo dài để áo dài Huế có điều kiện phô diễn”. TS. Trần Đình Hằng, Phân viện trưởng Phân viện Văn hóa nghệ thuật Quốc gia Việt Nam tại Huế, cho rằng phát triển áo dài Huế cần tránh xu hướng “tầm thường hóa”. Áo dài là “thượng phẩm” nên cần có chiến lược nâng cao, thể hiện được tính sang trọng…
Thành phố của những tà áo dài ảnh 2Hoa khôi Du lịch Huế 2015 Ngọc Trân trong tà áo dài tím tại Hàn Quốc.
Theo Sở Văn hóa và Thể thao Thừa Thiên-Huế, trong dịp Festival Huế 2020, đơn vị sẽ tổ chức “Ngày hội Áo dài Huế”. Dự kiến, ngày hội gồm có các hoạt động chính như tri ân tiền nhân khai sáng áo dài Việt Nam; chương trình biểu diễn thực cảnh áo dài xưa và nay; phát động phụ nữ Huế nói chung, cán bộ công chức, viên chức, các nữ sinh viên, học sinh Huế mặc áo dài trong thời gian diễn ra Festival Huế và quảng diễn áo dài Huế trong các hoạt động cộng đồng.
Những chiếc áo dài đã trở thành trang phục gắn bó với truyền thống văn hóa, đời sống của xứ Huế. Hình ảnh tà áo dài cũng đã trở thành biểu tượng của người con gái Huế, của du lịch Huế, quyến rũ biết bao lữ khách dạo qua. Đúng như lời bài hát Một thoáng quê hương của nhạc sĩ Thanh Tùng: “Đẹp biết bao quê hương cho ta chiếc áo nhiệm màu. Dù ở đâu Paris, London hay những miền xa. Thoáng thấy áo dài bay trên đường phố. Sẽ thấy tâm hồn quê hương ở đó em ơi”.  

Nguyễn Văn Toàn    VS chuyen

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm