Kinh Khổ

Thăm lại Đông Yên: Thảm cảnh của nhiều thế hệ - Phần I.& Phần II

Gần đây, những thông tin về việc nhà cầm quyền huy động công an, cảnh sát và nhiều lực lượng khác luôn được mệnh danh là "vì nhân dân phục vụ" đến đập phá nhà xứ thuộc Giáo xứ Đông Yên lan truyền nhanh

Thăm lại Đông Yên: Thảm cảnh của nhiều thế hệ - Phần I

 

Gần đây, những thông tin về việc nhà cầm quyền huy động công an, cảnh sát và nhiều lực lượng khác luôn được mệnh danh là "vì nhân dân phục vụ" đến đập phá nhà xứ thuộc Giáo xứ Đông Yên lan truyền nhanh chóng trên mạng xã hội. Những cảnh bà con giáo dân bị đàn áp trước một lực lượng hùng hậu thể hiện sức mạnh bạo lực của đảng và nhà nước "của dân, do dân và vì dân" đã gây xúc động mạnh trong toàn xã hội, ở trong và ngoài nước. Những hình ảnh này thôi thúc chúng tôi một lần trở lại Đông Yên, nơi mà trước đây chúng tôi đã có lần ghé đến.

Chúng tôi trở lại Giáo xứ Đông Yên vào một ngày hè nóng nực và khô cháy của miền Trung. Con đường dẫn chúng tôi đến Giáo xứ bình yên ngày xưa nay khác lạ bởi Khu Công nghiệp Vũng Áng thuộc tập đoàn Formosa của Đài Loan, Trung Quốc đã làm thay hình đổi dạng nơi này. Khi chúng tôi hỏi đường về Đông Yên, một thanh niên bắt gặp bên đường ân cần chỉ đường cho chúng tôi và buông theo một câu: "Các bác về đó mà xem, tan nát hết".

Đông Yên, một thời bất khuất

Nói đến Giáo xứ Đông Yên ở đất Hà Tĩnh, rộng hơn là ở Giáo hội Công giáo thuộc Giáo phận Vinh, cho đến nay, người dân vẫn nhắc đến Đông Yên như một huyền thoại bất khuất và đạo đức kiên cường trong những năm tháng dưới thời Cộng sản thống trị khắc nghiệt nhất ở miền Bắc Việt Nam.

Từ những năm 1969, khi mà ngay trước đó chưa lâu, người Cộng sản có thể tiến hành một Mậu Thân đầy súng đạn, máu và thây người, thì ở miền Bắc Việt Nam, một Giáo xứ chỉ có khoảng 1500 giáo dân đã kiên cường để bảo vệ chủ chăn mà chống lại cả bộ máy cầm quyền, súng đạn và công cụ, công an, bộ đội... với con số nhiều hơn gấp bội được huy động tối đa.

Câu chuyện kể lại rằng: Thời đó, linh mục quản xứ là cha Vũ Đình Giáo "được" Ủy ban Huyện mời lên họp để tham gia Mặt trận. Thường thì các linh mục được ghép và ép vào cái gọi là "Ủy ban Liên lạc Công giáo toàn quốc" tiền thân của cái "Ủy ban Đoàn kết Công giáo" mà bà con vẫn gọi là "Ủy ban đàn két công giáo" ngày nay - Một tổ chức do Đảng CS lập nên nhằm lung lạc Giáo hội Công giáo. Và ngài đã thẳng thừng từ chối.

Chính vì việc một linh mục dám từ chối lời mời tức là mệnh lệnh, mà nhà cầm quyền đã huy động hàng ngàn công an, bộ đội... về Đông Yên để bắt ngài bằng được. Nhưng, giáo dân với số lượng nhỏ bé, đã anh dũng bảo vệ ngài cả mấy tháng trời. Bao kế hèn, bao nhiêu bạo lực được đem ra thi thố, bao nhiêu mưu đồ được thực hiện nhưng vẫn không khuất phục được giáo dân Đông Yên kiên vững và nhiệt thành.

Cuối cùng, nhà cầm quyền đã phải chịu nhờ đến Đức Giám mục J.B Trần Hữu Đức đưa ngài đi ra xứ Tĩnh Giang, thuộc Thị xã Hà Tĩnh với điều kiện chấp nhận một số yêu cầu của Đức Giám mục về việc bổ nhiệm đi xứ mới cho một số  linh mục vốn từ lâu không được nhà cầm quyền công nhận.  

Nhiều câu chuyện thời đó được lan truyền, truyền miệng trong người dân như niềm tự hào, để lại những sự kính phục và khâm phục trong người dân nơi đây bất kể trong hoặc ngoài công giáo. Tinh thần của giáo dân Đông Yên ngày càng kiên vững, cuộc sống cứ vậy sinh sôi bên ven biển nước sâu và đầy sản vật.

Nhưng, đó là câu chuyện của ngày xưa về một Đông Yên vững vàng, sầm uất, kiên cường và mạnh mẽ niềm tin.

Đông Yên, hiện trạng đau đớn

Chúng tôi trở về Đông Yên, điều đập vào mắt chúng tôi là cảnh tượng đổ nát và tan tành. Những ngôi nhà đập dở dang trơ tường gạch nham nhở và mái bê tông lởm chởm, những con đường giáo dân vẫn đi nay ngập đầy xỉ gạch đập nhà tan hoang. Cảnh tượng Đông Yên như một bãi chiến trường, Có lẽ chưa có hình ảnh nào để tả lại cảnh Đông Yên hôm nay, kể cả hình ảnh những trận oanh tạc của B.52 thường hay được dùng làm ví dụ cho sự tàn phá.

Quả thật, sự tàn phá của con người thật là kinh khủng.

Nhưng, sẽ kinh khủng hơn, nếu nhìn để so sánh những hình ảnh mới cách đây chỉ khoảng 4 năm khi chúng tôi đến, Đông Yên là một Giáo xứ đông đúc, trù phú và bình an, giáo dân đoàn kết một lòng đầy lòng tin mến mãnh liệt.

Ngôi nhà thờ Đông Yên đứng đó trước những hoang tàn, đổ nát của sự đập phá, như chứng kiến những đổi thay đau lòng khi nhà cầm quyền Hà Tĩnh đưa quân Tàu vào đây với thời hạn bán đất 70 năm. Ngôi tháp nhà thờ trơ trọi và cô đơn khi nhà xứ, nhà giáo lý và các công trình phụ trợ đã bị đập phá tan tành.

Ở nhiều nơi, những người làm ve chai, những người dân sau khi đập phá công trình cũ, thì họ tận dụng lại từng viên gạch, từng mẩu thép cũ để xây dựng lại hoặc tận dụng cho cuộc sống tương lai. Nhưng, ở đây, hình như cả những thứ đó người ta cũng chẳng để ý đến nữa. Cả một khu vực tan hoang, và chơ chỏng như vạch lên trời chiều những nét vẽ điêu linh và thê lương.

Tôi hỏi một người dân ở đây: "Sao ở đây người ta không tận dụng những thứ này, đập ra còn lấy được nhiều gạch và sắt thép?", một cụ già bảo tôi: "Chú ơi, cả gia cơ điền sản bao đời còn chẳng giữ được, thì tiếc chi một chút gạch bể hả chú". Câu trả lời đơn giản mà đau đớn, khi người dân lam lũ, một nắng hai sương đã không tiếc cả những thứ mà cả đời họ chắt chiu, đổ mồ hôi, sôi nước mắt ra mới có được, thì quả là đã có những biến động khủng khiếp đến với họ.

Chúng tôi đi một vòng quanh ngôi nhà thờ rồi ra phía biển, nơi giáo dân đã xây dựng một tượng đài Thánh Phê rôi với Thánh Giá ngay bên bãi biển. Ở đây, mỗi dịp lễ lớn, hoặc trước khi xuống biển làm ăn, người dân Đông Yên vẫn đến nơi này cầu xin sự bình yên và may mắn, xin Chúa chở che họ khỏi sóng dữ, khỏi biển khơi hiểm nguy. Giờ cả khu này trơ trọi và cô liêu, hoang tàn như một nghĩa địa bỏ hoang.

Trên bãi biển không còn từng đoàn thuyền nằm nghỉ ngơi về sau mỗi lần đi đánh cá, chỉ thấy phía xa xa, cảng biển của Đài Loan đã vươn ra thật xa và nghe nói dưới đó, sau vụ sập giàn dáo, người ta phát hiện được những đường hầm bê tông kiên cố bên dưới. Một giáo dân gặp chúng tôi đang thơ thẩn bên bãi biển đã hỏi: "Các bác có muốn xem biên giới Việt - Trung hay không?" Chúng tôi nghe câu hỏi hay hay và đang ngơ ngác, người đàn ông chỉ tay về phía cảng biển Fomorsa và rằng: "Đấy, nó đấy các bác ạ". Rồi ông lẩy câu thơ nhại câu của nhà thơ Tố Hữu:
Bên tê biên giới là Tàu
Bên ni biên giới, dân đâu mất rồi?

Chúng tôi giật mình, câu nói, câu thơ như cứa vào lòng, nhói đau làm chúng tôi thảng thốt.

Nắng chiều đã dịu, người giáo dân thấy chúng tôi từ phương xa đến,  mời chúng tôi ghé vào nhà uống nước. Chúng tôi cũng có ý vào thăm một vài giáo dân còn sót lại. Trên đường đi những đứa trẻ tụm năm, tụm ba bên chum nước, tránh nắng trong những ngôi nhà đã đập bỏ dở dang.

Con đường chúng tôi đi luôn luôn phải cảnh giác bởi  hai bên là xỉ gạch, là bê tông... Những ngôi nhà giáo dân còn sót lại đứng chơ vơ, cách biệt giữa đống đổ nát, tan hoang.

Ghé vào một ngôi nhà giáo dân bên bờ biển, một toán thanh niên và các trung niên đang ngồi hóng mát, đang bàn luận về chuyến ra biển vừa rồi. Tôi hỏi họ:

- Đi biển hôm nay về có khá không các chú.

- Cũng tạm bác ạ, mỗi người được dăm bảy trăm, một triệu đồng.

Với vùng đất nông thôn này, con số đó quả là gây ấn tượng đối với chúng tôi.

(Còn nữa)

Hà Tĩnh - Hà Nội, 21/6/2015



Thăm lại Đông Yên: Thảm cảnh của nhiều thế hệ - Phần II

Gặp gỡ những người dân ở đây, chúng tôi cảm nhận được từ họ sự chân thành, nhiệt tình và sự uất hận của chính họ, những người dân, những nạn nhân trong "Thiên đường XHCN" hôm nay ở Việt Nam.

Cái gọi là "đất đai do nhà nước quản lý" và dự án cho Tàu thuê những nơi hiểm yếu

Câu chuyện của họ bắt đầu từ Dự án bán khu vực Vũng Áng này cho Tàu _ Đài Loan với thời hạn 70 năm, nghĩa là gần bốn thế hệ. Cũng không có gì lạ, khi mà những người Cộng sản Việt Nam đổi thù thành bạn, nhanh chóng coi "kẻ thù truyền kiếp" của dân tộc mấy ngàn năm qua thành bạn vàng. Khi đó, những giá trị, hành động và việc làm đã thay đổi theo. Từ truyền thống ngàn đời nay của dân tộc là bất khuất, kiên cường chống ngoại xâm, không để mất một tấc lãnh thổ vào tay giặc bành trướng Phương Bắc, ngày nay, biển đảo đất nước, lãnh thổ biên cương nằm dưới gót giày quân xâm lược một cách "chính danh và ngang nhiên" mà những người cầm quyền cứ tìm cách vòng vo, né tránh và quy phục để bảo vệ "tình hữu nghị anh em" với giặc. Chỉ đơn giản vì đây là "giặc  - cộng sản".

Trong khi đó, từ Hiến pháp cho đến hệ thống luật pháp cộng sản hiện nay, mọi nơi, mọi lúc từ văn bản cho đến lời nói của bất cứ quan chức nào thì đều "Đất đai do nhà nước thống nhất quản lý". Nó được lặp đi lặp lại trong việc cướp đất của dân, của tôn giáo, của nhà thờ... Ở đó, cái từ "quản lý" đã bị xuyên tạc và đánh tráo định nghĩa thành "sở hữu" để thực hiện ý đồ cướp đất của nhà cầm quyền.

Một lần tại Thanh tra Thành phố Hà Nội về đất đai mà nhà nước đã cướp đoạt của Giáo xứ Thái Hà, tôi có đặt câu hỏi: "Vì sao, ngay trong các bản Hiến pháp và văn bản pháp luật từ khi sinh ra nhà nước Việt Nam đều ghi rõ: Đất đai của các tổ chức tôn giáo được nhà nước bảo hộ, vậy sự bảo hộ đó được thực hiện như thế nào mà đất đai nhà cửa của nhà thờ đã thành của người khác?" Thì ngay lập tức, một cán bộ nói như vẹt: "Đất đai do nhà nước thống nhất quản lý". Tôi hỏi lại: "Anh thử chỉ cho tôi xem, có cái gì nhà nước không quản lý hay không? Từ tên tù trong trại, đến cái xe anh đang đi... và đất đai, chắc chỉ có Hoàng Sa, Trường Sa thì nhà nước không chịu quản lý mà để cho giặc quản lý mà thôi?" Anh ta im lặng.

Sự việc ở Giáo xứ Đông Yên, cũng như các xã xung quanh với hàng ngàn hộ dân bị buộc phải di chuyển khỏi nơi chôn rau cắt rốn của mình từ bao đời để lại đất đai cho Tàu đã trở thành một đại nạn cho người dân ở đây.

Giáo xứ Đông Yên thuộc xã Kỳ Lợi, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh, vùng đất này có vị trí hiểm yếu đối với an ninh quốc phòng. VỊ trí này nằm gần như thẳng hàng với đảo Hải Nam của Trung Quốc. Một vị trí mà chuyên gia Bùi Kiến Thành nhận định: "Vùng Vũng Áng Hà Tĩnh đối diện gần với Hải Nam, nếu ngày nào Trung Quốc xây dựng Cảng Vũng Áng mà Hải Nam chĩa ngay qua  Vũng Áng thì có thể nói Vịnh Bắc Bộ biến thành một cái ao hồ của Trung Quốc và nó ngăn cản sự vận chuyển giao thông hàng hải của Việt Nam từ Bắc vào Nam thì sẽ ra sao. Ngoài ra nó có những nguy cơ về quốc phòng từ cảng Vũng Áng đi qua Lào chỉ 50 km thôi. Như vậy nếu có chuyện thì làm sao phòng thủ, Trung Quốc từ bên Lào đi xe ô tô qua Vũng Áng chạy ô tô vài tiếng đồng hồ là cắt đôi Việt Nam ra làm hai khúc.” 

Và con số người Tàu tại Vũng Áng được thống kê có thể lập đủ 2 sư đoàn?

Điều người ta không thể giải thích được cái mà đảng CSVN luôn mồm kêu rằng phải "kinh tế kết hợp với quốc phòng" thì giờ đây, hầu hết những điểm trọng yếu về an ninh Tổ quốc đều được cho Trung Cộng thuê dài hạn? Phải chăng, với người Cộng sản thì Tổ quốc, đất nước còn nhẹ hơn nhiều cái tình bạn với 16 chữ vàng và 4 tốt, chỉ vì kẻ thù của đất nước cũng là một bọn Cộng sản?

Để thực hiện điều đó, hàng vạn người dân Kỳ Anh đã phải đi đến những vùng đất "chó ăn đá, gà ăn sỏi", đời sống họ đang ổn định bị chuyển sang cuộc sống lay lắt mà không có tương lai, số lượng những người hành nghề ăn xin ngày càng tăng, số đĩ điếm phục vụ công khai trên những đoạn đường thuộc Kỳ Anh ngày càng tấp nập.

Một chính quyền huyện Kỳ Anh đã kịp nảy nòi ra đủ loại cán bộ tham nhũng bằng mọi cách và do đó, việc đàn áp dân bằng nhiều cách để vừa lòng cấp trên, hoàn thành nhiệm vụ bất chấp lương tâm là điều rất dễ xảy ra.

Ngay từ đầu những năm 2010, 2011, khi chúng tôi có mặt ở Kỳ Anh, chúng tôi đã chứng kiến những cảnh tan hoang, nhà cửa bị đập phá tan nát nhìn thật thê thảm. Linh mục quản xứ Đông Yên lúc đó là Antôn Nguyễn Quang Tuấn dẫn chúng tôi đi xem và kết luận một câu: "Thật đau khổ cho những đoàn chiên không có người coi sóc".

Không đông thì ổn, nhưng "Đông" lại không "Yên"

Lần đó, tại nhà xứ Đông Yên, linh mục Tuấn cho chúng tôi xem những bản vẽ quy hoạch, phân lô khu đất mới và những dự định để bảo đảm quyền lợi cho Giáo xứ và giáo dân Đông Yên khi nhà nước cứ tìm mọi cách ép họ đi khỏi mảnh đất hàng trăm năm gây dựng. Ngài cho biết, mới trước đó không lâu, Đức Giám mục Phaolo Nguyễn Thái Hợp đã xắn quần lội bộ cùng với cán bộ Tỉnh đi tìm đất tái định cư cho Giáo xứ Đông Yên tại vùng Đèo Con, nơi mà nhà nước đã không muốn bố trí cho dân ở vì đã có một khu du lịch sinh thái được xây dựng công phu ở đó.

Nhưng cuối cùng thì Tỉnh phải đồng ý cho Đông Yên khu đất Đèo Con mà Đông Yên không phải định cư ở vùng đất chính quyền đã định sẵn, xây dựng nhà Ủy Ban, trạm Y tế cũng như chợ búa để... bỏ hoang tại vùng Kỳ Trinh.

Lần đó chia tay Đông Yên ra về, chúng tôi hy vọng người dân Đông Yên sẽ đỡ khốn khổ hơn những người cùng cảnh ngộ với họ bởi họ có chủ chăn coi sóc.

Thế nhưng, những biến động ở Đông Yên đã không như dự định và mong muốn. Nhà cầm quyền đã biết dựa vào để lợi dụng những sự hăng hái của một linh mục trẻ dưới sự hướng dẫn của Giám mục Giáo phận mới về nhậm chức còn ấp ủ những dự án to lớn cho giáo dân ở những vùng lũ lụt như Hương Khê, hoặc những vùng nhà cầm quyền đang ép để lấy đất như Đông Yên.

Tiếc rằng, đời sống người dân xứ Nghệ bao đời nay không đơn thuần chỉ là những con số tính toán hoặc chỉ là những dự án vẽ ra là có thể thực hiện. Bởi nó gắn liền với thiên nhiên khắc nghiệt và phức tạp, gắn với nguồn cội, với nếp sống bao đời tạo thành nếp văn hóa khó thay đổi.

Chẳng thế mà đã có những cán bộ Cộng sản từ những năm 70 của thế kỷ trước đã hô hào "Thay trời, đổi đất, sắp xếp lại giang sơn" để rồi chuốc lấy những thất bại đau đớn và đưa người dân xứ Nghệ một thời làm những con chuột thí nghiệm cho những dự án của cuộc Cách mạng về tư liệu sản xuất. Giờ đây, những câu ca dao dân gian như "Đưa mạ vô sân, đưa dân vô rú" hoặc những câu hát như "Nghe mồm Trương Kiện, đào bới lung tung..." để rồi "Nghệ Tĩnh mình ơi, trung ương gọi lấy mì" như những câu ca ai oán cho một thời đảng hò hét "Tiến nhanh, tiến mạnh, tiếng vững chắc lên CNXH" ở miền đất này.

Trong Giáo xứ, cha xứ hăng hái trong việc ủng hộ bà con di dời lên chỗ mới chọn được, giáo dân một số vâng lời và nhiệt tình để ra đi, nhưng một số thì lưu luyến và quyết định ở lại.

Những người ra đi với ý nghĩ trước sau thì nhà cầm quyền Cộng sản đã định cướp, định lấy thì họ sẽ lấy bằng mọi cách, mọi giá bất chấp. Nếu ở lại thì khốn khó trăm bề do bị o ép.  Mặt khác, ở đây có cha xứ họ tin là sẽ đủ khả năng để lo lắng cho họ, cha đã nói thì chỉ có... đúng mà thôi. Thôi thì ra đi cho yên chuyện còn sống chết ra sao sau đó thì... phó thác.

Những người khác thì lại có suy nghĩ rằng: Mảnh đất này bao đời gây dựng, dù có sống, có chết cũng bám nơi đây. Bởi vì bao đời nay họ ở đây bám vào biển để sống, để nuôi con nuôi cháu thành người, để một Đông Yên từ chỉ 1500 giáo dân ngày nay đã hơn 4000 nhân danh, việc thờ phượng và mưu sinh vô cùng thuận lợi. Nếu lên chỗ mới với mỗi nhà vài trăm mét vuông đất được bán cho, không biển không ruộng, lấy gì để sống và con cháu sẽ ra sao. Mặt khác, họ không đồng ý với những việc làm khuất tất của nhà cầm quyền trong nhiều vụ việc kể cả can thiệp vào chuyện giáo xứ.

Nhà cầm quyền dựa vào tình hình đó, thúc đẩy việc buộc dân ra khỏi mảnh đất của cha ông họ để lại bằng nhiều cách. Bằng nhiều cách tiếp cận, họ tranh thủ được sự nhiệt thành của cha xứ. Sự kết hợp giữa chính quyền và giáo quyền ở đây đã tạo ra một điều tệ hại. Giáo xứ Đông Yên chia rẽ và tan nát. Những cuộc khiếu nại, khiếu kiện từ địa phương đến Trung ương đều chỉ như gãi ghẻ, bởi nạn cướp đất, cướp nhà giờ đây ở Việt Nam đã là chuyện thường ngày. Trong giáo xứ, cha con bất hòa, giáo dân chia rẽ. Đúng là một thảm cảnh mà giáo dân Đông Yên từ bao đời nay giờ mới đối mặt.

Thế rồi, mấy trăm hộ dân đập nhà đập cửa, nhận tiền đền bù và đi lên vùng đất mới. Những hộ dân ra đi, được đến nơi mới để xây dựng lại cuộc sống từ đầu với bao nhiêu bề bộn và khó khăn gian nan đã, đang và sẽ phải đối mặt, nhất là vấn đề mưu sinh lâu dài.  

Nhưng, điều trớ trêu là ngay khi dân đã đập nhà, đập cửa và buộc phải ra khỏi khu đất đó. Tòa Giám mục đã nhận tiền đền bù khu vực tài sản của Giáo xứ và tất cả khu vực, trừ nhà thờ đã bị đập đi, thì đến nay, người ta vẫn chưa hiểu họ phải ra đi vì mục đích gì? Bởi khu đất Đông Yên, nằm ngoài dự án Vũng Áng bán cho Tàu.

Và cho đến nay, chưa hề có một dự án nào cho khu đất này mà người dân được biết.

Và câu hỏi vẫn lởn vởn trên đầu mỗi người dân nơi đây chưa được trả lời là "Tại sao chúng tôi phải ra đi, chúng tôi ra đi để làm gì? Đất đai, tài sản này của chúng tôi để lại cho ai?

Còn những người dân không ra đi, họ lại tiếp tục bước đường trầm luân đại nạn của họ.

(Còn nữa)

Hà Tĩnh, Hà Nội 24/6/2015

·       J.B Nguyễn Hữu Vinh

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Thăm lại Đông Yên: Thảm cảnh của nhiều thế hệ - Phần I.& Phần II

Gần đây, những thông tin về việc nhà cầm quyền huy động công an, cảnh sát và nhiều lực lượng khác luôn được mệnh danh là "vì nhân dân phục vụ" đến đập phá nhà xứ thuộc Giáo xứ Đông Yên lan truyền nhanh

Thăm lại Đông Yên: Thảm cảnh của nhiều thế hệ - Phần I

 

Gần đây, những thông tin về việc nhà cầm quyền huy động công an, cảnh sát và nhiều lực lượng khác luôn được mệnh danh là "vì nhân dân phục vụ" đến đập phá nhà xứ thuộc Giáo xứ Đông Yên lan truyền nhanh chóng trên mạng xã hội. Những cảnh bà con giáo dân bị đàn áp trước một lực lượng hùng hậu thể hiện sức mạnh bạo lực của đảng và nhà nước "của dân, do dân và vì dân" đã gây xúc động mạnh trong toàn xã hội, ở trong và ngoài nước. Những hình ảnh này thôi thúc chúng tôi một lần trở lại Đông Yên, nơi mà trước đây chúng tôi đã có lần ghé đến.

Chúng tôi trở lại Giáo xứ Đông Yên vào một ngày hè nóng nực và khô cháy của miền Trung. Con đường dẫn chúng tôi đến Giáo xứ bình yên ngày xưa nay khác lạ bởi Khu Công nghiệp Vũng Áng thuộc tập đoàn Formosa của Đài Loan, Trung Quốc đã làm thay hình đổi dạng nơi này. Khi chúng tôi hỏi đường về Đông Yên, một thanh niên bắt gặp bên đường ân cần chỉ đường cho chúng tôi và buông theo một câu: "Các bác về đó mà xem, tan nát hết".

Đông Yên, một thời bất khuất

Nói đến Giáo xứ Đông Yên ở đất Hà Tĩnh, rộng hơn là ở Giáo hội Công giáo thuộc Giáo phận Vinh, cho đến nay, người dân vẫn nhắc đến Đông Yên như một huyền thoại bất khuất và đạo đức kiên cường trong những năm tháng dưới thời Cộng sản thống trị khắc nghiệt nhất ở miền Bắc Việt Nam.

Từ những năm 1969, khi mà ngay trước đó chưa lâu, người Cộng sản có thể tiến hành một Mậu Thân đầy súng đạn, máu và thây người, thì ở miền Bắc Việt Nam, một Giáo xứ chỉ có khoảng 1500 giáo dân đã kiên cường để bảo vệ chủ chăn mà chống lại cả bộ máy cầm quyền, súng đạn và công cụ, công an, bộ đội... với con số nhiều hơn gấp bội được huy động tối đa.

Câu chuyện kể lại rằng: Thời đó, linh mục quản xứ là cha Vũ Đình Giáo "được" Ủy ban Huyện mời lên họp để tham gia Mặt trận. Thường thì các linh mục được ghép và ép vào cái gọi là "Ủy ban Liên lạc Công giáo toàn quốc" tiền thân của cái "Ủy ban Đoàn kết Công giáo" mà bà con vẫn gọi là "Ủy ban đàn két công giáo" ngày nay - Một tổ chức do Đảng CS lập nên nhằm lung lạc Giáo hội Công giáo. Và ngài đã thẳng thừng từ chối.

Chính vì việc một linh mục dám từ chối lời mời tức là mệnh lệnh, mà nhà cầm quyền đã huy động hàng ngàn công an, bộ đội... về Đông Yên để bắt ngài bằng được. Nhưng, giáo dân với số lượng nhỏ bé, đã anh dũng bảo vệ ngài cả mấy tháng trời. Bao kế hèn, bao nhiêu bạo lực được đem ra thi thố, bao nhiêu mưu đồ được thực hiện nhưng vẫn không khuất phục được giáo dân Đông Yên kiên vững và nhiệt thành.

Cuối cùng, nhà cầm quyền đã phải chịu nhờ đến Đức Giám mục J.B Trần Hữu Đức đưa ngài đi ra xứ Tĩnh Giang, thuộc Thị xã Hà Tĩnh với điều kiện chấp nhận một số yêu cầu của Đức Giám mục về việc bổ nhiệm đi xứ mới cho một số  linh mục vốn từ lâu không được nhà cầm quyền công nhận.  

Nhiều câu chuyện thời đó được lan truyền, truyền miệng trong người dân như niềm tự hào, để lại những sự kính phục và khâm phục trong người dân nơi đây bất kể trong hoặc ngoài công giáo. Tinh thần của giáo dân Đông Yên ngày càng kiên vững, cuộc sống cứ vậy sinh sôi bên ven biển nước sâu và đầy sản vật.

Nhưng, đó là câu chuyện của ngày xưa về một Đông Yên vững vàng, sầm uất, kiên cường và mạnh mẽ niềm tin.

Đông Yên, hiện trạng đau đớn

Chúng tôi trở về Đông Yên, điều đập vào mắt chúng tôi là cảnh tượng đổ nát và tan tành. Những ngôi nhà đập dở dang trơ tường gạch nham nhở và mái bê tông lởm chởm, những con đường giáo dân vẫn đi nay ngập đầy xỉ gạch đập nhà tan hoang. Cảnh tượng Đông Yên như một bãi chiến trường, Có lẽ chưa có hình ảnh nào để tả lại cảnh Đông Yên hôm nay, kể cả hình ảnh những trận oanh tạc của B.52 thường hay được dùng làm ví dụ cho sự tàn phá.

Quả thật, sự tàn phá của con người thật là kinh khủng.

Nhưng, sẽ kinh khủng hơn, nếu nhìn để so sánh những hình ảnh mới cách đây chỉ khoảng 4 năm khi chúng tôi đến, Đông Yên là một Giáo xứ đông đúc, trù phú và bình an, giáo dân đoàn kết một lòng đầy lòng tin mến mãnh liệt.

Ngôi nhà thờ Đông Yên đứng đó trước những hoang tàn, đổ nát của sự đập phá, như chứng kiến những đổi thay đau lòng khi nhà cầm quyền Hà Tĩnh đưa quân Tàu vào đây với thời hạn bán đất 70 năm. Ngôi tháp nhà thờ trơ trọi và cô đơn khi nhà xứ, nhà giáo lý và các công trình phụ trợ đã bị đập phá tan tành.

Ở nhiều nơi, những người làm ve chai, những người dân sau khi đập phá công trình cũ, thì họ tận dụng lại từng viên gạch, từng mẩu thép cũ để xây dựng lại hoặc tận dụng cho cuộc sống tương lai. Nhưng, ở đây, hình như cả những thứ đó người ta cũng chẳng để ý đến nữa. Cả một khu vực tan hoang, và chơ chỏng như vạch lên trời chiều những nét vẽ điêu linh và thê lương.

Tôi hỏi một người dân ở đây: "Sao ở đây người ta không tận dụng những thứ này, đập ra còn lấy được nhiều gạch và sắt thép?", một cụ già bảo tôi: "Chú ơi, cả gia cơ điền sản bao đời còn chẳng giữ được, thì tiếc chi một chút gạch bể hả chú". Câu trả lời đơn giản mà đau đớn, khi người dân lam lũ, một nắng hai sương đã không tiếc cả những thứ mà cả đời họ chắt chiu, đổ mồ hôi, sôi nước mắt ra mới có được, thì quả là đã có những biến động khủng khiếp đến với họ.

Chúng tôi đi một vòng quanh ngôi nhà thờ rồi ra phía biển, nơi giáo dân đã xây dựng một tượng đài Thánh Phê rôi với Thánh Giá ngay bên bãi biển. Ở đây, mỗi dịp lễ lớn, hoặc trước khi xuống biển làm ăn, người dân Đông Yên vẫn đến nơi này cầu xin sự bình yên và may mắn, xin Chúa chở che họ khỏi sóng dữ, khỏi biển khơi hiểm nguy. Giờ cả khu này trơ trọi và cô liêu, hoang tàn như một nghĩa địa bỏ hoang.

Trên bãi biển không còn từng đoàn thuyền nằm nghỉ ngơi về sau mỗi lần đi đánh cá, chỉ thấy phía xa xa, cảng biển của Đài Loan đã vươn ra thật xa và nghe nói dưới đó, sau vụ sập giàn dáo, người ta phát hiện được những đường hầm bê tông kiên cố bên dưới. Một giáo dân gặp chúng tôi đang thơ thẩn bên bãi biển đã hỏi: "Các bác có muốn xem biên giới Việt - Trung hay không?" Chúng tôi nghe câu hỏi hay hay và đang ngơ ngác, người đàn ông chỉ tay về phía cảng biển Fomorsa và rằng: "Đấy, nó đấy các bác ạ". Rồi ông lẩy câu thơ nhại câu của nhà thơ Tố Hữu:
Bên tê biên giới là Tàu
Bên ni biên giới, dân đâu mất rồi?

Chúng tôi giật mình, câu nói, câu thơ như cứa vào lòng, nhói đau làm chúng tôi thảng thốt.

Nắng chiều đã dịu, người giáo dân thấy chúng tôi từ phương xa đến,  mời chúng tôi ghé vào nhà uống nước. Chúng tôi cũng có ý vào thăm một vài giáo dân còn sót lại. Trên đường đi những đứa trẻ tụm năm, tụm ba bên chum nước, tránh nắng trong những ngôi nhà đã đập bỏ dở dang.

Con đường chúng tôi đi luôn luôn phải cảnh giác bởi  hai bên là xỉ gạch, là bê tông... Những ngôi nhà giáo dân còn sót lại đứng chơ vơ, cách biệt giữa đống đổ nát, tan hoang.

Ghé vào một ngôi nhà giáo dân bên bờ biển, một toán thanh niên và các trung niên đang ngồi hóng mát, đang bàn luận về chuyến ra biển vừa rồi. Tôi hỏi họ:

- Đi biển hôm nay về có khá không các chú.

- Cũng tạm bác ạ, mỗi người được dăm bảy trăm, một triệu đồng.

Với vùng đất nông thôn này, con số đó quả là gây ấn tượng đối với chúng tôi.

(Còn nữa)

Hà Tĩnh - Hà Nội, 21/6/2015



Thăm lại Đông Yên: Thảm cảnh của nhiều thế hệ - Phần II

Gặp gỡ những người dân ở đây, chúng tôi cảm nhận được từ họ sự chân thành, nhiệt tình và sự uất hận của chính họ, những người dân, những nạn nhân trong "Thiên đường XHCN" hôm nay ở Việt Nam.

Cái gọi là "đất đai do nhà nước quản lý" và dự án cho Tàu thuê những nơi hiểm yếu

Câu chuyện của họ bắt đầu từ Dự án bán khu vực Vũng Áng này cho Tàu _ Đài Loan với thời hạn 70 năm, nghĩa là gần bốn thế hệ. Cũng không có gì lạ, khi mà những người Cộng sản Việt Nam đổi thù thành bạn, nhanh chóng coi "kẻ thù truyền kiếp" của dân tộc mấy ngàn năm qua thành bạn vàng. Khi đó, những giá trị, hành động và việc làm đã thay đổi theo. Từ truyền thống ngàn đời nay của dân tộc là bất khuất, kiên cường chống ngoại xâm, không để mất một tấc lãnh thổ vào tay giặc bành trướng Phương Bắc, ngày nay, biển đảo đất nước, lãnh thổ biên cương nằm dưới gót giày quân xâm lược một cách "chính danh và ngang nhiên" mà những người cầm quyền cứ tìm cách vòng vo, né tránh và quy phục để bảo vệ "tình hữu nghị anh em" với giặc. Chỉ đơn giản vì đây là "giặc  - cộng sản".

Trong khi đó, từ Hiến pháp cho đến hệ thống luật pháp cộng sản hiện nay, mọi nơi, mọi lúc từ văn bản cho đến lời nói của bất cứ quan chức nào thì đều "Đất đai do nhà nước thống nhất quản lý". Nó được lặp đi lặp lại trong việc cướp đất của dân, của tôn giáo, của nhà thờ... Ở đó, cái từ "quản lý" đã bị xuyên tạc và đánh tráo định nghĩa thành "sở hữu" để thực hiện ý đồ cướp đất của nhà cầm quyền.

Một lần tại Thanh tra Thành phố Hà Nội về đất đai mà nhà nước đã cướp đoạt của Giáo xứ Thái Hà, tôi có đặt câu hỏi: "Vì sao, ngay trong các bản Hiến pháp và văn bản pháp luật từ khi sinh ra nhà nước Việt Nam đều ghi rõ: Đất đai của các tổ chức tôn giáo được nhà nước bảo hộ, vậy sự bảo hộ đó được thực hiện như thế nào mà đất đai nhà cửa của nhà thờ đã thành của người khác?" Thì ngay lập tức, một cán bộ nói như vẹt: "Đất đai do nhà nước thống nhất quản lý". Tôi hỏi lại: "Anh thử chỉ cho tôi xem, có cái gì nhà nước không quản lý hay không? Từ tên tù trong trại, đến cái xe anh đang đi... và đất đai, chắc chỉ có Hoàng Sa, Trường Sa thì nhà nước không chịu quản lý mà để cho giặc quản lý mà thôi?" Anh ta im lặng.

Sự việc ở Giáo xứ Đông Yên, cũng như các xã xung quanh với hàng ngàn hộ dân bị buộc phải di chuyển khỏi nơi chôn rau cắt rốn của mình từ bao đời để lại đất đai cho Tàu đã trở thành một đại nạn cho người dân ở đây.

Giáo xứ Đông Yên thuộc xã Kỳ Lợi, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh, vùng đất này có vị trí hiểm yếu đối với an ninh quốc phòng. VỊ trí này nằm gần như thẳng hàng với đảo Hải Nam của Trung Quốc. Một vị trí mà chuyên gia Bùi Kiến Thành nhận định: "Vùng Vũng Áng Hà Tĩnh đối diện gần với Hải Nam, nếu ngày nào Trung Quốc xây dựng Cảng Vũng Áng mà Hải Nam chĩa ngay qua  Vũng Áng thì có thể nói Vịnh Bắc Bộ biến thành một cái ao hồ của Trung Quốc và nó ngăn cản sự vận chuyển giao thông hàng hải của Việt Nam từ Bắc vào Nam thì sẽ ra sao. Ngoài ra nó có những nguy cơ về quốc phòng từ cảng Vũng Áng đi qua Lào chỉ 50 km thôi. Như vậy nếu có chuyện thì làm sao phòng thủ, Trung Quốc từ bên Lào đi xe ô tô qua Vũng Áng chạy ô tô vài tiếng đồng hồ là cắt đôi Việt Nam ra làm hai khúc.” 

Và con số người Tàu tại Vũng Áng được thống kê có thể lập đủ 2 sư đoàn?

Điều người ta không thể giải thích được cái mà đảng CSVN luôn mồm kêu rằng phải "kinh tế kết hợp với quốc phòng" thì giờ đây, hầu hết những điểm trọng yếu về an ninh Tổ quốc đều được cho Trung Cộng thuê dài hạn? Phải chăng, với người Cộng sản thì Tổ quốc, đất nước còn nhẹ hơn nhiều cái tình bạn với 16 chữ vàng và 4 tốt, chỉ vì kẻ thù của đất nước cũng là một bọn Cộng sản?

Để thực hiện điều đó, hàng vạn người dân Kỳ Anh đã phải đi đến những vùng đất "chó ăn đá, gà ăn sỏi", đời sống họ đang ổn định bị chuyển sang cuộc sống lay lắt mà không có tương lai, số lượng những người hành nghề ăn xin ngày càng tăng, số đĩ điếm phục vụ công khai trên những đoạn đường thuộc Kỳ Anh ngày càng tấp nập.

Một chính quyền huyện Kỳ Anh đã kịp nảy nòi ra đủ loại cán bộ tham nhũng bằng mọi cách và do đó, việc đàn áp dân bằng nhiều cách để vừa lòng cấp trên, hoàn thành nhiệm vụ bất chấp lương tâm là điều rất dễ xảy ra.

Ngay từ đầu những năm 2010, 2011, khi chúng tôi có mặt ở Kỳ Anh, chúng tôi đã chứng kiến những cảnh tan hoang, nhà cửa bị đập phá tan nát nhìn thật thê thảm. Linh mục quản xứ Đông Yên lúc đó là Antôn Nguyễn Quang Tuấn dẫn chúng tôi đi xem và kết luận một câu: "Thật đau khổ cho những đoàn chiên không có người coi sóc".

Không đông thì ổn, nhưng "Đông" lại không "Yên"

Lần đó, tại nhà xứ Đông Yên, linh mục Tuấn cho chúng tôi xem những bản vẽ quy hoạch, phân lô khu đất mới và những dự định để bảo đảm quyền lợi cho Giáo xứ và giáo dân Đông Yên khi nhà nước cứ tìm mọi cách ép họ đi khỏi mảnh đất hàng trăm năm gây dựng. Ngài cho biết, mới trước đó không lâu, Đức Giám mục Phaolo Nguyễn Thái Hợp đã xắn quần lội bộ cùng với cán bộ Tỉnh đi tìm đất tái định cư cho Giáo xứ Đông Yên tại vùng Đèo Con, nơi mà nhà nước đã không muốn bố trí cho dân ở vì đã có một khu du lịch sinh thái được xây dựng công phu ở đó.

Nhưng cuối cùng thì Tỉnh phải đồng ý cho Đông Yên khu đất Đèo Con mà Đông Yên không phải định cư ở vùng đất chính quyền đã định sẵn, xây dựng nhà Ủy Ban, trạm Y tế cũng như chợ búa để... bỏ hoang tại vùng Kỳ Trinh.

Lần đó chia tay Đông Yên ra về, chúng tôi hy vọng người dân Đông Yên sẽ đỡ khốn khổ hơn những người cùng cảnh ngộ với họ bởi họ có chủ chăn coi sóc.

Thế nhưng, những biến động ở Đông Yên đã không như dự định và mong muốn. Nhà cầm quyền đã biết dựa vào để lợi dụng những sự hăng hái của một linh mục trẻ dưới sự hướng dẫn của Giám mục Giáo phận mới về nhậm chức còn ấp ủ những dự án to lớn cho giáo dân ở những vùng lũ lụt như Hương Khê, hoặc những vùng nhà cầm quyền đang ép để lấy đất như Đông Yên.

Tiếc rằng, đời sống người dân xứ Nghệ bao đời nay không đơn thuần chỉ là những con số tính toán hoặc chỉ là những dự án vẽ ra là có thể thực hiện. Bởi nó gắn liền với thiên nhiên khắc nghiệt và phức tạp, gắn với nguồn cội, với nếp sống bao đời tạo thành nếp văn hóa khó thay đổi.

Chẳng thế mà đã có những cán bộ Cộng sản từ những năm 70 của thế kỷ trước đã hô hào "Thay trời, đổi đất, sắp xếp lại giang sơn" để rồi chuốc lấy những thất bại đau đớn và đưa người dân xứ Nghệ một thời làm những con chuột thí nghiệm cho những dự án của cuộc Cách mạng về tư liệu sản xuất. Giờ đây, những câu ca dao dân gian như "Đưa mạ vô sân, đưa dân vô rú" hoặc những câu hát như "Nghe mồm Trương Kiện, đào bới lung tung..." để rồi "Nghệ Tĩnh mình ơi, trung ương gọi lấy mì" như những câu ca ai oán cho một thời đảng hò hét "Tiến nhanh, tiến mạnh, tiếng vững chắc lên CNXH" ở miền đất này.

Trong Giáo xứ, cha xứ hăng hái trong việc ủng hộ bà con di dời lên chỗ mới chọn được, giáo dân một số vâng lời và nhiệt tình để ra đi, nhưng một số thì lưu luyến và quyết định ở lại.

Những người ra đi với ý nghĩ trước sau thì nhà cầm quyền Cộng sản đã định cướp, định lấy thì họ sẽ lấy bằng mọi cách, mọi giá bất chấp. Nếu ở lại thì khốn khó trăm bề do bị o ép.  Mặt khác, ở đây có cha xứ họ tin là sẽ đủ khả năng để lo lắng cho họ, cha đã nói thì chỉ có... đúng mà thôi. Thôi thì ra đi cho yên chuyện còn sống chết ra sao sau đó thì... phó thác.

Những người khác thì lại có suy nghĩ rằng: Mảnh đất này bao đời gây dựng, dù có sống, có chết cũng bám nơi đây. Bởi vì bao đời nay họ ở đây bám vào biển để sống, để nuôi con nuôi cháu thành người, để một Đông Yên từ chỉ 1500 giáo dân ngày nay đã hơn 4000 nhân danh, việc thờ phượng và mưu sinh vô cùng thuận lợi. Nếu lên chỗ mới với mỗi nhà vài trăm mét vuông đất được bán cho, không biển không ruộng, lấy gì để sống và con cháu sẽ ra sao. Mặt khác, họ không đồng ý với những việc làm khuất tất của nhà cầm quyền trong nhiều vụ việc kể cả can thiệp vào chuyện giáo xứ.

Nhà cầm quyền dựa vào tình hình đó, thúc đẩy việc buộc dân ra khỏi mảnh đất của cha ông họ để lại bằng nhiều cách. Bằng nhiều cách tiếp cận, họ tranh thủ được sự nhiệt thành của cha xứ. Sự kết hợp giữa chính quyền và giáo quyền ở đây đã tạo ra một điều tệ hại. Giáo xứ Đông Yên chia rẽ và tan nát. Những cuộc khiếu nại, khiếu kiện từ địa phương đến Trung ương đều chỉ như gãi ghẻ, bởi nạn cướp đất, cướp nhà giờ đây ở Việt Nam đã là chuyện thường ngày. Trong giáo xứ, cha con bất hòa, giáo dân chia rẽ. Đúng là một thảm cảnh mà giáo dân Đông Yên từ bao đời nay giờ mới đối mặt.

Thế rồi, mấy trăm hộ dân đập nhà đập cửa, nhận tiền đền bù và đi lên vùng đất mới. Những hộ dân ra đi, được đến nơi mới để xây dựng lại cuộc sống từ đầu với bao nhiêu bề bộn và khó khăn gian nan đã, đang và sẽ phải đối mặt, nhất là vấn đề mưu sinh lâu dài.  

Nhưng, điều trớ trêu là ngay khi dân đã đập nhà, đập cửa và buộc phải ra khỏi khu đất đó. Tòa Giám mục đã nhận tiền đền bù khu vực tài sản của Giáo xứ và tất cả khu vực, trừ nhà thờ đã bị đập đi, thì đến nay, người ta vẫn chưa hiểu họ phải ra đi vì mục đích gì? Bởi khu đất Đông Yên, nằm ngoài dự án Vũng Áng bán cho Tàu.

Và cho đến nay, chưa hề có một dự án nào cho khu đất này mà người dân được biết.

Và câu hỏi vẫn lởn vởn trên đầu mỗi người dân nơi đây chưa được trả lời là "Tại sao chúng tôi phải ra đi, chúng tôi ra đi để làm gì? Đất đai, tài sản này của chúng tôi để lại cho ai?

Còn những người dân không ra đi, họ lại tiếp tục bước đường trầm luân đại nạn của họ.

(Còn nữa)

Hà Tĩnh, Hà Nội 24/6/2015

·       J.B Nguyễn Hữu Vinh

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm