Đoạn Đường Chiến Binh

Tại sao tôi bỏ Quân Đoàn I?

Tôi khám phá tướng Ngô Quang Trưởng lần đầu qua bút ký Dấu Binh Lửa của Phan Nhật Nam. Một tướng Trưởng lo âu lặng cứng trong đồn Mang Cá khi Việt cộng chiếm Huế năm Mậu Thân.

Tôi khám phá tướng Ngô Quang Trưởng lần đầu qua bút ký Dấu Binh Lửa của Phan Nhật Nam. Một tướng Trưởng lo âu lặng cứng trong đồn Mang Cá khi Việt cộng chiếm Huế năm Mậu Thân. Việt cộng vào đầy Huế nhưng tướng Trưởng và bộ chỉ huy sư đoàn 1 bộ binh cương quyết chống trả, lập đầu cầu cho lữ đoàn Dù của Đại tá Lê Quang Lưỡng vào giải vây Huế. Cũng chính tướng Trưởng đã giữ vững Huế năm 1972 và tái chiếm Thừa Thiên. Một Patton của miền Nam. Nhưng khác Patton, tướng Trưởng không thô tục mà điềm đạm, cũng khác Patton, tướng Trưởng không đánh lính mà lập hội cứu trợ gia binh và gắn bó với binh sĩ, ông để lại trong lòng dân miền Nam hình ảnh của một vị tướng tài và liêm khiết.

Trung Tướng Ngô Quang Trưởng
Trung Tướng Ngô Quang Trưởng

10 tháng 3-1975 Ban Mê Thuột thất thủ. Kể từ lúc này là một chuỗi tan vỡ dây chuyền. Tin chiến sự dội về Sàigòn liên tiếp những thành phố bỏ ngỏ. Việt cộng càng lúc càng áp sát xuống phía Nam. Bố mẹ tôi lo lắng cùng cực. Những bữa cơm chiều thay bằng cảnh cả nhà túm tụm trước tivi theo dõi tin tức, đôi khi mở radio cùng lúc. Toàn quân đoàn 2 với sư đoàn 23 bộ binh và 5 liên đoàn Biệt Động Quân tan vỡ trên cao nguyên. Quân đoàn 1 của tướng Trưởng rơi vào tình trạng bị chia cắt với Sàigòn. Mỗi ngày tivi phát hình dân chạy loạn gồng gánh đổ xô giành giật lên những chuyến tàu cuối cùng. Tôi còn nhớ nhật báo Sóng Thần chạy tít lớn: “Tướng Trưởng cố thủ ngoài Trung.” Ngô Quang Trưởng, tên ông như lá bùa hộ mệnh.

Chiều 18 tháng 3, lần đầu tiên tôi nghe giọng nói của ông. Cuộn băng ghi âm phát trên đài phát thanh Huế rồi phát về Sàigòn lúc 6 giờ chiều. Giọng ông trầm trọng nhưng chắc chắn: ông tuyên bố tử thủ Huế, nếu cần chết tại Huế. Tiếng nói của ông đem cho bố mẹ tôi niềm hy vọng. Gia đình tôi di cư từ Bắc, không ngừng tin vào quân lực.

Một tuần sau, 25 tháng 3-1975, u già nấu canh mồng tơi với cá chim trắng chiên vàng là món tôi ưa thích. Tin bỏ Huế đột ngột vang lên trên radio. Bố mẹ tôi buông đũa chết sững. Tô canh trở nên nguội ngắt. 4 ngày sau, đến phiên Đà Nẵng. Rồi Tam Kỳ, rồi Quảng Ngãi, rồi Sa Huỳnh…

Nhiều thập niên sau đọc Vì Sao Tôi Bỏ Quân Đoàn 1, tôi mới hiểu tướng Trưởng đã bất lực như thế nào khi phải thi hành lệnh của Phủ Tổng thống. Trong thâm tâm ông hẳn đã phải giận dữ tột bực. Vì sao Trung tướng Nguyễn Văn Thiệu và Đại tướng Cao Văn Viên không hiểu lui binh khó khăn hơn tấn công? Vì sao cả hai quên những thất trận cay nghiệt của quân đội Pháp: Liên đoàn Sơn cước Bắc Phi và chiến đoàn Charton tan hàng trên đường biên giới tháng 9-1950. Liên đoàn 100 Lưu động bị phục kích tan nát trên quốc lộ 19 ngay khi rời An-Khê tháng 6-1954. Trận đánh diễn ra ngay trên đèo Mang-Yang ở cây số 15, không xa mặt trận Khánh Dương vừa xảy ra trận đánh khốc liệt suốt tuần lễ giữa Lữ đoàn 3 Nhảy dù với Sư đoàn 10 của Mặt trận Giải phóng miền Nam. Vừa xảy ra? Vì chỉ mới là hôm qua. Vẫn còn là ngày 29 tháng 3-1975 khi tướng Trưởng phải rời Đà Nẵng trong hỗn loạn và vẫn còn là ngày 30 tháng 3 khi Lữ đoàn 3 Nhảy dù phải lui về Dục Mỹ với thiệt hại 3/4 quân số. Phòng tuyến phía bắc Nha Trang tan vỡ.

Trung Tướng Ngô Quang Trưởng giữa các cố vấn Mỹ
Trung Tướng Ngô Quang Trưởng giữa các cố vấn Mỹ

Vì sao cố Tổng thống Thiệu ra lệnh triệt thoái? Vì sao Đại tướng Cao Văn Viên không từ chức? Vì sao tướng Viên không nghiên cứu học thuyết chiến tranh hay chiến lược của Việt Minh trong chiến tranh Việt-Pháp, vì vẫn cùng một kẻ thù, cùng hàng tướng lĩnh Việt Minh đang cầm quân đánh miền Nam mà tướng Viên lại ghi danh Văn khoa Sàigòn? Chức Tổng tham mưu trưởng không đủ làm ông bận rộn? Và vì sao ông quan tâm văn chương trong lúc chiến tranh đã kề cận thủ đô? Tôi không giận tướng Trưởng vì trong lòng tôi giữ sự tôn kính đối với ông, nhưng tôi bực mình Đại tướng Cao Văn Viên đã không làm đúng phận sự là phải đề ra những kế hoạch khác một khi thấy quyết định của Phủ Tổng thống là sai lầm. Hoặc từ chức. Chậm rãi, tôi chú ý đến chi tiết: Cả hai Trung úy Nguyễn Văn Thiệu và Trung úy Cao Văn Viên, đồng khóa sĩ quan Nam Định, đều cùng theo học khóa tham mưu cao cấp do Trung tá Paul Vanuxem giảng dạy. Vanuxem chính là liên đoàn trưởng Liên đoàn 3 Lưu động bị vây tại Vĩnh Yên Tết Tân Mão 1951. Tuy là một chiến thắng, nhưng từ sau trận Vĩnh Yên này suy nghĩ quân sự của Vanuxem thay đổi. Trong các văn bản viết về chiến tranh Đông Dương, Vanuxem tin cẩn tuyệt đối tránh để bị vây. Nếu cần, bỏ đất một khi cán cân binh lực không cân xứng. Navarre đã không chọn Vanuxem chỉ huy Điện Biên Phủ vì ý niệm chiến thuật này. Mệnh lệnh triệt thoái của Tổng thống Thiệu và Đại tướng Viên có chịu ảnh hưởng tinh thần của Vanuxem?

Cá nhân tướng Ngô Quang Trưởng không thể thay đổi quyết định của Phủ Tổng thống nhưng ông vẫn mang trách nhiệm tổ chức lui binh không chặt chẽ. Sau thảm bại El Alamein, Thống chế Erwin Rommel lui binh 2,000 km trên sa mạc trước áp lực của Đệ Bát Lộ quân của Montgomery mà vẫn bảo toàn Quân đoàn Châu Phi về đến Tunisia để phản công chiến thắng trong trận Kasserine. Sau thảm kịch Stalingrad, Thống chế Erich von Manstein lui binh từ vùng núi Caucase trùng điệp về đến sông Don, rồi từ sông Don lui về sông Donetz, rồi từ sông Donetz lui về sông Dnieper mà vẫn giữ được tính hợp nhất của 6 Lộ quân để phản công hủy diệt Tập Đoàn quân Sô-viết tại Kharkov. Đứng về phương diện hành quân, tướng Trưởng là một tướng tài nhưng ông chưa vươn lên tầm cao hơn của một tướng lĩnh đảo ngược được thế trận.

Sang Hoa Kỳ tướng Trưởng giữ im lặng, vì quân cách của một quân nhân cần giữ, ngay cả sau bại trận. Cũng vì ông mang trong mình nỗi đau đã để mất Quân đoàn 1. Nỗi đau thật, là nỗi đau câm. Trần Vũ

 

Ngày 13 tháng 3 năm 1975, được lệnh vào Sài Gòn họp. Tôi vào đến Sài Gòn nhưng với sự ngạc nhiên là chỉ có mình tôi vào gặp Tổng thống và Thủ tướng (Trần Thiện Khiêm) mà thôi. Ngoài tôi ra, không có ai khác. Thường lệ, khi được lệnh về Sài Gòn họp thì đều có đầy đủ mặt các vị tư lệnh quân đoàn và tư lệnh các quân binh chủng khác. Lần này, thì chỉ một mình tôi thôi. Tôi thắc mắc lo lắng. Nhưng khi Tổng thống Thiệu cho biết ý định của ông ta là phải rút bỏ Quân Ðoàn 1 ngay hôm nay thì tôi mới vỡ lẽ, cay đắng, và uất ức vì lệnh ra quá đột ngột ngoài sức tưởng tượng và ngoài ước muốn của tôi. Thật ra, lúc đó tình hình tại Huế, Quảng Ngãi, và Ðà Nẵng tuy có hơi nặng nề vì địch tấn công liên tiếp, tuy nhiên tôi đủ sức chống giữ và sẽ tăng cường Sư Ðoàn Dù cùng với Thủy Quân Lục Chiến ra những vùng đó để lấy lại ưu thế. Tôi trình bày cặn kẽ những ý kiến cũng như dự định của tôi lên Tổng thống và Thủ tướng nhưng không được chấp thuận. Lệnh bất di dịch là: Phải rút khỏi Quân Ðoàn 1 càng sớm càng hay.

18/5/1972, Trung tướng Ngô Quang Trưởng, kiểm tra vũ khí của người lính. 900 binh sĩ Sư đoàn 2 đã được trực thăng vận vào căn cứ pháo binh Rakkasan, 15 dặm phía Tây của Huế, để tạo thành "vòng tròn thép" bảo vệ cố đô - Hình ảnh của © Bettmann / CORBIS
18/5/1972, Trung tướng Ngô Quang Trưởng, kiểm tra vũ khí của người lính. 900 binh sĩ Sư đoàn 2 đã được trực thăng vận vào căn cứ pháo binh Rakkasan, 15 dặm phía Tây của Huế, để tạo thành “vòng tròn thép” bảo vệ cố đô – Hình ảnh của © Bettmann / CORBIS

Trở ra Quân Ðoàn 1, tôi cho triệu tập tất cả các vị tư lệnh sư đoàn, tỉnh trưởng, tiểu khu trưởng, và các sĩ quan tham mưu quân đoàn để họp. Thái độ khác thường của tôi làm các sĩ quan trong buổi họp hôm đó có vẻ nghi ngờ, thắc mắc. Nhưng rút cục tôi chỉ hỏi sơ qua tình hình và nói vu vơ quanh quẩn. Chứ làm sao tôi có thể ra lệnh thẳng khi chỉ nói với một mình tôi là Tư lệnh quân đoàn mà thôi. Vì vậy, cuộc họp hôm đó cũng chẳng mang lại kết quả nào mà tôi mong muốn. Lệnh của Tổng thống Thiệu yêu cầu tôi rút khỏi Quân Ðoàn 1 vào ngày 13 tháng 3, và rút Quân Ðoàn 2 vào ngày 14 tháng 3. Ông Thiệu cho biết là rút hết về Phú Yên, lấy Quốc Lộ 22 làm ranh giới. Việt Nam thu gọn sẽ chạy dài từ Phú Yên đến Hà Tiên.

Cái lầm của trung ương là không cho các thuộc cấp biết ý định của mình. Nghĩa là các vị Tư lệnh các quân binh chủng, Tổng bộ trưởng, Tư lệnh sư đoàn, v.v… đã không biết gì về lệnh rút quân của Quân Ðoàn 1 và 2 cả. Lệnh này chỉ có Tổng thống, Thủ tướng, Ðại tướng Cao Văn Viên, tôi (Tư lệnh Quân Ðoàn 1), và Tư lệnh Quân Ðoàn 2 (tướng Phạm Văn Phú) biết mà thôi. Do đó thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa tham mưu và các cấp, không có kế hoạch rút quân đàng hoàng, lệnh đột ngột không có cả thì giờ để xếp đặt kế hoạch, gây hoang mang cho binh sĩ, nhất là khi gia đình họ cũng không được bảo vệ đúng mức thì làm sao tránh khỏi hoang mang? Ai cũng lắng nghe tin tức thân nhân ở bên ngoài doanh trại. Thêm vào đó, tin tức Ban Mê Thuột, Pleiku, Kontum bị chiếm, Huế bỏ ngỏ, dân chúng Huế chạy vào Ðà Nẵng ngày một đông gây cảnh xáo trộn kinh hoàng cho dân Ðà Nẵng. Rồi sau đó là Chu Lai bị áp lực nặng.

Tôi ra lệnh cho tướng Trần Văn Nhựt rút Sư Ðoàn 2 từ Chu Lai ra trấn tại Lý Sơn (Cù Lao Ré) để kiểm soát đường bể, sợ địch ra chiếm đóng thì đường biển sẽ bị khó khăn. Trong khi đó, cảnh hỗn loạn đã xảy ra phần lớn do dân chúng hốt hoảng từ chỗ này sang chỗ khác làm cho binh sĩ nao núng và cũng chạy theo thân nhân. Mở miệng ra lệnh cho họ rút quân, trong khi mới hôm qua với lòng sắt đá và giọng nói cứng rắn hàng ngày buộc anh em phải giữ không để mất một cục sỏi ở Vùng 1.

Ngày 29 tháng 6/1972 Trung Tướng Ngô Quang Trưởng cùng 1,500 binh sĩ Thủy Quân Lục Chiến tại Tân Mỹ, chờ trực thăng vận đến một địa điểm phía đông Quảng Trị - nguồn quora.com
Ngày 29 tháng 6/1972 Trung Tướng Ngô Quang Trưởng cùng 1,500 binh sĩ Thủy Quân Lục Chiến tại Tân Mỹ, chờ trực thăng vận đến một địa điểm phía đông Quảng Trị – nguồn quora.com

Sau đó tôi suy nghĩ kỹ hơn. Tôi quyết định gọi đại tướng Cao Văn Viên nhờ xin Tổng thống cho tôi được dùng mọi cách để giữ Huế và Vùng 1. Làm sao tôi bỏ Huế và Vùng 1 được? Làm sao tôi bỏ được vùng đất sỏi đá này mà bao nhiêu chiến hữu của tôi đã đổ máu để gìn giữ? Nhất là trong vụ Mậu Thân.

Tổng thống Thiệu rung động, chấp thuận cho tôi giữ Huế. Sáng 18 tháng 3 năm 1975, tôi ra Huế gặp tướng Lâm Quang Thi (tư lệnh phó Quân Ðoàn 1) đang chỉ huy tại Huế. Tôi ra lệnh: Giữ Huế cho thật vững. Chiều hôm đó về đến Ðà Nẵng, tôi nhận được một lệnh do đại tướng Cao Văn Viên, thừa lệnh Tổng thống yêu cầu tôi “bỏ Huế.” Thật làm cho tôi chết lặng người. Vì mới buổi sáng nay ở Huế tôi ra lệnh cho tướng Thi giữ Huế. Bây giờ đột nhiên được lệnh bỏ thì tôi biết nói làm sao với tướng Thi và anh em binh sĩ.

Nhưng vẫn phải đành thi hành theo lệnh trên. Tôi gọi điện thoại thông báo lệnh bỏ Huế cho tướng Thi. Tướng Thi trả lời ngay: “- Huế bây giờ xã ấp phường khóm tốt quá, đâu đâu tình hình cũng tốt cả mà tại sao anh bảo tôi bỏ là bỏ làm sao?” Tôi buồn bã trả lời: “Tôi biết rồi, nhưng xin anh bỏ Huế dùm tôi, đó là lệnh trên, không bỏ là không được.” Kết quả là tướng Thi thi hành lệnh, bỏ Huế, và dồn quân đến cửa Thuận An để được tàu Hải Quân rút về Ðà Nẵng.

Trong khoảng thời gian từ 13 đến 18 tháng 3, hàng đêm tôi gọi điện thoại cho Thủ tướng Khiêm và báo cáo mọi biến chuyển từ công việc hành chánh đến quân sự. Tình hình khó khăn, địch tấn công, mà lại thêm cái lệnh “phải rút càng sớm càng tốt” lan truyền rỉ rả cho nên binh sĩ và công chức hết sức xôn xao. Tôi báo cáo mọi việc và xin thủ tướng ra quan sát tình hình. Sáng 19 tháng 3, 1975, Thủ tướng Khiêm đến, tôi cho họp tất cả các vị Tư lệnh sư đoàn, Tỉnh trưởng, Thị trưởng, Bộ tham mưu, và các Trưởng phòng sở của hành chánh để Thủ tướng nói chuyện.

Trước khi Thủ tướng đến, tôi đã nói chuyện với anh em có mặt tại hôm đó rằng tình hình khẩn trương, anh em phải nói lên sự thật đang xảy ra trong thực tế tại nơi này để Thủ tướng biết rõ tình hình và giải quyết cấp thời, chứ đừng có giữ thái độ “trình thưa dạ bẩm” trong lúc này nữa. Phải thẳng thắn mà nói lên sự thật. Nhưng sau khi Thủ tướng nói chuyện xong, đến phần thắc mắc thì cũng chẳng ai nói gì cả. Tôi rất buồn vì anh em không chịu nghe lời tôi để nói Thủ tướng biết những sự thật về tình hình hiện tại. Duy chỉ có một mình đại tá Kỳ, Tỉnh trưởng tỉnh Quảng Trị, có hỏi một câu: “Thưa Thủ tướng, trong mấy ngày vừa qua, có một số công chức đã tự ý bỏ nhiệm sở không đến làm việc, thưa Thủ tướng, phải dùng biện pháp gì để trừng phạt những người đó?” Câu hỏi thật hay, nhưng Thủ tướng không trả lời và nói lảng sang chuyện khác. Vì Thủ tướng làm sao nói được khi lệnh trên đã muốn giải tán Quân Ðoàn 1 và Quân Khu 1 càng sớm càng tốt.

Ðúng ngày 22 tháng 3 năm 1975, tôi được lệnh trả Sư Ðoàn Dù và Sư Ðoàn Thủy Quân Lục Chiến về giữ Nha Trang. Ngày 29 tháng 3, cộng quân tràn vào Ðà Nẵng với những trận giao tranh nhỏ. Tôi được chiến hạm HQ 404 đưa về Sài Gòn. Trên tàu cũng có một lữ đoàn Thủy Quân Lục Chiến. Khi tàu chạy ngoài khơi, Tổng thống Thiệu liên lạc yêu cầu tôi ra tái chiếm lại Ðà Nẵng. Tôi trả lời ngay là bây giờ tôi lấy ai để theo chân tôi tái chiếm Ðà Nẵng? Lính tráng đã phân tán mỗi người một nơi. Cấp chỉ huy thì mạnh ai nấy thoát. Làm sao tôi có thể làm chuyện đó (tái chiếm Ðà Nẵng) được? Sau đó tôi được lệnh cho hạm trưởng ghé tàu vào Cam Ranh, bỏ hết Thủy Quân Lục Chiến xuống, rồi chỉ chở một mình tôi về Sài Gòn. Tôi không chịu, mặc dù lúc đó tàu đã cặp bến Cam Ranh rồi.

Tôi nhờ hạm trưởng gọi về Bộ tổng Tham Mưu xin cho anh em Thủy Quân Lục Chiến được về Sài Gòn tĩnh dưỡng nghỉ ngơi cùng tôi. Còn nếu không thì tôi sẽ ở lại Cam Ranh và đi theo anh em Thủy Quân Lục Chiến và cùng nhau chiến đấu. Sau đó, Sài Gòn bằng lòng cho tàu chở tất cả về Sài Gòn.

Về đến Sài Gòn, tôi được bổ nhiệm vào Bộ Tư Lệnh Hành Quân lưu động ở Bộ Tổng Tham Mưu. Khi vào đây, tôi gặp phó đề đốc Hồ Văn Kỳ Thoại (Tư lệnh Hải Quân Vùng 1 Duyên Hải) và chuẩn tướng Nguyễn Văn Khánh (Tư lệnh Sư Ðoàn 1 Không Quân) đang ngồi viết bản tự khai, và trung tướng Thi thì bị phạt quản thúc về tội bỏ Huế. Tôi không hiểu vì sao lại có chuyện kỳ lạ như vậy. Họ đâu có tội gì. Họ chỉ thi hành theo đúng lệnh mà lại bị phạt thì quả thật bất công. Tướng Thi thực sự là một người chống lại việc bỏ Huế. Lúc trước, khi nghe tôi cho biết là Tổng thống đã ra lệnh bỏ Huế thì tướng Thi đã trả lời thẳng với tôi rằng: “Xã ấp tốt quá mà bỏ là sao?” Vậy mà bây giờ ông lại bị phạt giam quản thúc. Những vị tướng này bị phạt quá oan uổng vì họ xứng đáng gấp mấy trăm lần những ông tướng phè phỡn tại Sài Gòn.

Hôm sau trong buổi họp tại Bộ Tổng Tham Mưu, tôi có nói rằng: “Việc phạt tướng Thi cùng hai tướng Thoại và Khánh là không đúng, họ chỉ là thuộc cấp của tôi, họ chỉ làm theo chỉ thị của tôi mà thôi, họ không có tội gì cả, nếu có phạt thì xin phạt tôi đây này.” Phòng họp lặng ngắt. Ðại tướng Viên nhìn qua trung tướng Trần Văn Ðôn. Tướng Ðôn mới đi Pháp về, mới đảm nhận chức Tổng trưởng quốc phòng. Có thể vì vậy nên tướng Ðôn mới không biết là Tổng thống Thiệu đã trực tiếp ra lệnh cho tôi bỏ Huế, nên tướng Ðôn làm đề nghị phạt tướng Thi vì đã bỏ Huế và rút lui. Mà Tổng thống Thiệu lại không dám nói sự thật với tướng Ðôn, mà chỉ ký lệnh phạt. Sau đó, tướng Lê Nguyên Khang với giọng giận dữ đã buột miệng nói: “Anh em chúng tôi không có tội tình mẹ gì cả!”

Tiện đây, tôi cũng xin nói về trường hợp ra đi của tướng Thoại và tướng Khánh. Là vị tư lệnh trong tay, có hàng ngàn lính, hàng trăm chiến hạm lớn nhỏ, nhưng tội nghiệp thay, sau khi hỗn loạn, tướng Thoại đã bị bỏ quên không ai chở đi khỏi Bộ tư lệnh ở Tiên Sa, và ông đã phải đi bộ qua dãy núi phía sau bờ biển. May nhờ có một chiếc tàu nhỏ của Hải Quân mà anh em trên tàu lúc đó cũng còn giữ kỷ luật, thấy đề đốc Thoại ở đó, họ ghé vào chở tướng Thoại đi chứ nếu không thì cũng chẳng biết sau này sẽ ra sao. Còn tướng Khánh, Tư lệnh Sư Ðoàn 1 Không Quân, đã không đủ nhiên liệu để bay xa mà phải đáp trực thăng tại một bãi cát ở Sơn Trà rồi lội ra tàu. Cũng may lúc đó gặp tàu HQ 404 và đã cùng tôi về Sài Gòn.

Di tản chiến thuật tại Đà Nẵng - nguồn PennLive.com
Di tản chiến thuật tại Đà Nẵng – nguồn PennLive.com

do Lê Bá Chư 

ghi chép (Lịch Sử Ngàn Người Viết)

nguồn: http://www.generalhieu.com/nqtruong-u.htm

Bàn ra tán vào (1)

Linhngayxua
Da lam den chuc Tu Lenh QD thi phai co cai Plan B. TT Thieu ra lenh bo QD I tu 13 thang 3, 1975, ma Tu Lenh khong chiu chuan bi, doi den ngay 25 thang 3 moi chiu bo Hue. Khi Lu Doan 147 TQLC bi ket tai cua Thuan An cau cuu quan doan thi khong lien lac duoc voi Quan Doan. Khi co lenh bo QD I ngay 29 thang 3 thi tuong Truong thay vi o lai lo cho quan di tan lai boi ra tau Hai Quan truoc, trong khi do thuoc cap van con o lai chien dau. Theo tai lieu cua TQLC Tran Ngoc Toan thi 16 ngan quan cua su doan TQLC tai QD I ve den Vung Tau chi con 3 ngan ma VC khong bi ton that. Quan Doan II chi co 2 su doan 22 va 23 BB ma quan CS bi ton that rat nang, cac tieu khu Lam Dong, Quang Duc, Binh Thuan, Vo Bi DaLat, truong CTCT rut lui an toan. So voi Quan Doan II it quan hon thi Quan Doan I thua xa.

----------------------------------------------------------------------------------

Comment




  • Input symbols

Tại sao tôi bỏ Quân Đoàn I?

Tôi khám phá tướng Ngô Quang Trưởng lần đầu qua bút ký Dấu Binh Lửa của Phan Nhật Nam. Một tướng Trưởng lo âu lặng cứng trong đồn Mang Cá khi Việt cộng chiếm Huế năm Mậu Thân.

Tôi khám phá tướng Ngô Quang Trưởng lần đầu qua bút ký Dấu Binh Lửa của Phan Nhật Nam. Một tướng Trưởng lo âu lặng cứng trong đồn Mang Cá khi Việt cộng chiếm Huế năm Mậu Thân. Việt cộng vào đầy Huế nhưng tướng Trưởng và bộ chỉ huy sư đoàn 1 bộ binh cương quyết chống trả, lập đầu cầu cho lữ đoàn Dù của Đại tá Lê Quang Lưỡng vào giải vây Huế. Cũng chính tướng Trưởng đã giữ vững Huế năm 1972 và tái chiếm Thừa Thiên. Một Patton của miền Nam. Nhưng khác Patton, tướng Trưởng không thô tục mà điềm đạm, cũng khác Patton, tướng Trưởng không đánh lính mà lập hội cứu trợ gia binh và gắn bó với binh sĩ, ông để lại trong lòng dân miền Nam hình ảnh của một vị tướng tài và liêm khiết.

Trung Tướng Ngô Quang Trưởng
Trung Tướng Ngô Quang Trưởng

10 tháng 3-1975 Ban Mê Thuột thất thủ. Kể từ lúc này là một chuỗi tan vỡ dây chuyền. Tin chiến sự dội về Sàigòn liên tiếp những thành phố bỏ ngỏ. Việt cộng càng lúc càng áp sát xuống phía Nam. Bố mẹ tôi lo lắng cùng cực. Những bữa cơm chiều thay bằng cảnh cả nhà túm tụm trước tivi theo dõi tin tức, đôi khi mở radio cùng lúc. Toàn quân đoàn 2 với sư đoàn 23 bộ binh và 5 liên đoàn Biệt Động Quân tan vỡ trên cao nguyên. Quân đoàn 1 của tướng Trưởng rơi vào tình trạng bị chia cắt với Sàigòn. Mỗi ngày tivi phát hình dân chạy loạn gồng gánh đổ xô giành giật lên những chuyến tàu cuối cùng. Tôi còn nhớ nhật báo Sóng Thần chạy tít lớn: “Tướng Trưởng cố thủ ngoài Trung.” Ngô Quang Trưởng, tên ông như lá bùa hộ mệnh.

Chiều 18 tháng 3, lần đầu tiên tôi nghe giọng nói của ông. Cuộn băng ghi âm phát trên đài phát thanh Huế rồi phát về Sàigòn lúc 6 giờ chiều. Giọng ông trầm trọng nhưng chắc chắn: ông tuyên bố tử thủ Huế, nếu cần chết tại Huế. Tiếng nói của ông đem cho bố mẹ tôi niềm hy vọng. Gia đình tôi di cư từ Bắc, không ngừng tin vào quân lực.

Một tuần sau, 25 tháng 3-1975, u già nấu canh mồng tơi với cá chim trắng chiên vàng là món tôi ưa thích. Tin bỏ Huế đột ngột vang lên trên radio. Bố mẹ tôi buông đũa chết sững. Tô canh trở nên nguội ngắt. 4 ngày sau, đến phiên Đà Nẵng. Rồi Tam Kỳ, rồi Quảng Ngãi, rồi Sa Huỳnh…

Nhiều thập niên sau đọc Vì Sao Tôi Bỏ Quân Đoàn 1, tôi mới hiểu tướng Trưởng đã bất lực như thế nào khi phải thi hành lệnh của Phủ Tổng thống. Trong thâm tâm ông hẳn đã phải giận dữ tột bực. Vì sao Trung tướng Nguyễn Văn Thiệu và Đại tướng Cao Văn Viên không hiểu lui binh khó khăn hơn tấn công? Vì sao cả hai quên những thất trận cay nghiệt của quân đội Pháp: Liên đoàn Sơn cước Bắc Phi và chiến đoàn Charton tan hàng trên đường biên giới tháng 9-1950. Liên đoàn 100 Lưu động bị phục kích tan nát trên quốc lộ 19 ngay khi rời An-Khê tháng 6-1954. Trận đánh diễn ra ngay trên đèo Mang-Yang ở cây số 15, không xa mặt trận Khánh Dương vừa xảy ra trận đánh khốc liệt suốt tuần lễ giữa Lữ đoàn 3 Nhảy dù với Sư đoàn 10 của Mặt trận Giải phóng miền Nam. Vừa xảy ra? Vì chỉ mới là hôm qua. Vẫn còn là ngày 29 tháng 3-1975 khi tướng Trưởng phải rời Đà Nẵng trong hỗn loạn và vẫn còn là ngày 30 tháng 3 khi Lữ đoàn 3 Nhảy dù phải lui về Dục Mỹ với thiệt hại 3/4 quân số. Phòng tuyến phía bắc Nha Trang tan vỡ.

Trung Tướng Ngô Quang Trưởng giữa các cố vấn Mỹ
Trung Tướng Ngô Quang Trưởng giữa các cố vấn Mỹ

Vì sao cố Tổng thống Thiệu ra lệnh triệt thoái? Vì sao Đại tướng Cao Văn Viên không từ chức? Vì sao tướng Viên không nghiên cứu học thuyết chiến tranh hay chiến lược của Việt Minh trong chiến tranh Việt-Pháp, vì vẫn cùng một kẻ thù, cùng hàng tướng lĩnh Việt Minh đang cầm quân đánh miền Nam mà tướng Viên lại ghi danh Văn khoa Sàigòn? Chức Tổng tham mưu trưởng không đủ làm ông bận rộn? Và vì sao ông quan tâm văn chương trong lúc chiến tranh đã kề cận thủ đô? Tôi không giận tướng Trưởng vì trong lòng tôi giữ sự tôn kính đối với ông, nhưng tôi bực mình Đại tướng Cao Văn Viên đã không làm đúng phận sự là phải đề ra những kế hoạch khác một khi thấy quyết định của Phủ Tổng thống là sai lầm. Hoặc từ chức. Chậm rãi, tôi chú ý đến chi tiết: Cả hai Trung úy Nguyễn Văn Thiệu và Trung úy Cao Văn Viên, đồng khóa sĩ quan Nam Định, đều cùng theo học khóa tham mưu cao cấp do Trung tá Paul Vanuxem giảng dạy. Vanuxem chính là liên đoàn trưởng Liên đoàn 3 Lưu động bị vây tại Vĩnh Yên Tết Tân Mão 1951. Tuy là một chiến thắng, nhưng từ sau trận Vĩnh Yên này suy nghĩ quân sự của Vanuxem thay đổi. Trong các văn bản viết về chiến tranh Đông Dương, Vanuxem tin cẩn tuyệt đối tránh để bị vây. Nếu cần, bỏ đất một khi cán cân binh lực không cân xứng. Navarre đã không chọn Vanuxem chỉ huy Điện Biên Phủ vì ý niệm chiến thuật này. Mệnh lệnh triệt thoái của Tổng thống Thiệu và Đại tướng Viên có chịu ảnh hưởng tinh thần của Vanuxem?

Cá nhân tướng Ngô Quang Trưởng không thể thay đổi quyết định của Phủ Tổng thống nhưng ông vẫn mang trách nhiệm tổ chức lui binh không chặt chẽ. Sau thảm bại El Alamein, Thống chế Erwin Rommel lui binh 2,000 km trên sa mạc trước áp lực của Đệ Bát Lộ quân của Montgomery mà vẫn bảo toàn Quân đoàn Châu Phi về đến Tunisia để phản công chiến thắng trong trận Kasserine. Sau thảm kịch Stalingrad, Thống chế Erich von Manstein lui binh từ vùng núi Caucase trùng điệp về đến sông Don, rồi từ sông Don lui về sông Donetz, rồi từ sông Donetz lui về sông Dnieper mà vẫn giữ được tính hợp nhất của 6 Lộ quân để phản công hủy diệt Tập Đoàn quân Sô-viết tại Kharkov. Đứng về phương diện hành quân, tướng Trưởng là một tướng tài nhưng ông chưa vươn lên tầm cao hơn của một tướng lĩnh đảo ngược được thế trận.

Sang Hoa Kỳ tướng Trưởng giữ im lặng, vì quân cách của một quân nhân cần giữ, ngay cả sau bại trận. Cũng vì ông mang trong mình nỗi đau đã để mất Quân đoàn 1. Nỗi đau thật, là nỗi đau câm. Trần Vũ

 

Ngày 13 tháng 3 năm 1975, được lệnh vào Sài Gòn họp. Tôi vào đến Sài Gòn nhưng với sự ngạc nhiên là chỉ có mình tôi vào gặp Tổng thống và Thủ tướng (Trần Thiện Khiêm) mà thôi. Ngoài tôi ra, không có ai khác. Thường lệ, khi được lệnh về Sài Gòn họp thì đều có đầy đủ mặt các vị tư lệnh quân đoàn và tư lệnh các quân binh chủng khác. Lần này, thì chỉ một mình tôi thôi. Tôi thắc mắc lo lắng. Nhưng khi Tổng thống Thiệu cho biết ý định của ông ta là phải rút bỏ Quân Ðoàn 1 ngay hôm nay thì tôi mới vỡ lẽ, cay đắng, và uất ức vì lệnh ra quá đột ngột ngoài sức tưởng tượng và ngoài ước muốn của tôi. Thật ra, lúc đó tình hình tại Huế, Quảng Ngãi, và Ðà Nẵng tuy có hơi nặng nề vì địch tấn công liên tiếp, tuy nhiên tôi đủ sức chống giữ và sẽ tăng cường Sư Ðoàn Dù cùng với Thủy Quân Lục Chiến ra những vùng đó để lấy lại ưu thế. Tôi trình bày cặn kẽ những ý kiến cũng như dự định của tôi lên Tổng thống và Thủ tướng nhưng không được chấp thuận. Lệnh bất di dịch là: Phải rút khỏi Quân Ðoàn 1 càng sớm càng hay.

18/5/1972, Trung tướng Ngô Quang Trưởng, kiểm tra vũ khí của người lính. 900 binh sĩ Sư đoàn 2 đã được trực thăng vận vào căn cứ pháo binh Rakkasan, 15 dặm phía Tây của Huế, để tạo thành "vòng tròn thép" bảo vệ cố đô - Hình ảnh của © Bettmann / CORBIS
18/5/1972, Trung tướng Ngô Quang Trưởng, kiểm tra vũ khí của người lính. 900 binh sĩ Sư đoàn 2 đã được trực thăng vận vào căn cứ pháo binh Rakkasan, 15 dặm phía Tây của Huế, để tạo thành “vòng tròn thép” bảo vệ cố đô – Hình ảnh của © Bettmann / CORBIS

Trở ra Quân Ðoàn 1, tôi cho triệu tập tất cả các vị tư lệnh sư đoàn, tỉnh trưởng, tiểu khu trưởng, và các sĩ quan tham mưu quân đoàn để họp. Thái độ khác thường của tôi làm các sĩ quan trong buổi họp hôm đó có vẻ nghi ngờ, thắc mắc. Nhưng rút cục tôi chỉ hỏi sơ qua tình hình và nói vu vơ quanh quẩn. Chứ làm sao tôi có thể ra lệnh thẳng khi chỉ nói với một mình tôi là Tư lệnh quân đoàn mà thôi. Vì vậy, cuộc họp hôm đó cũng chẳng mang lại kết quả nào mà tôi mong muốn. Lệnh của Tổng thống Thiệu yêu cầu tôi rút khỏi Quân Ðoàn 1 vào ngày 13 tháng 3, và rút Quân Ðoàn 2 vào ngày 14 tháng 3. Ông Thiệu cho biết là rút hết về Phú Yên, lấy Quốc Lộ 22 làm ranh giới. Việt Nam thu gọn sẽ chạy dài từ Phú Yên đến Hà Tiên.

Cái lầm của trung ương là không cho các thuộc cấp biết ý định của mình. Nghĩa là các vị Tư lệnh các quân binh chủng, Tổng bộ trưởng, Tư lệnh sư đoàn, v.v… đã không biết gì về lệnh rút quân của Quân Ðoàn 1 và 2 cả. Lệnh này chỉ có Tổng thống, Thủ tướng, Ðại tướng Cao Văn Viên, tôi (Tư lệnh Quân Ðoàn 1), và Tư lệnh Quân Ðoàn 2 (tướng Phạm Văn Phú) biết mà thôi. Do đó thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa tham mưu và các cấp, không có kế hoạch rút quân đàng hoàng, lệnh đột ngột không có cả thì giờ để xếp đặt kế hoạch, gây hoang mang cho binh sĩ, nhất là khi gia đình họ cũng không được bảo vệ đúng mức thì làm sao tránh khỏi hoang mang? Ai cũng lắng nghe tin tức thân nhân ở bên ngoài doanh trại. Thêm vào đó, tin tức Ban Mê Thuột, Pleiku, Kontum bị chiếm, Huế bỏ ngỏ, dân chúng Huế chạy vào Ðà Nẵng ngày một đông gây cảnh xáo trộn kinh hoàng cho dân Ðà Nẵng. Rồi sau đó là Chu Lai bị áp lực nặng.

Tôi ra lệnh cho tướng Trần Văn Nhựt rút Sư Ðoàn 2 từ Chu Lai ra trấn tại Lý Sơn (Cù Lao Ré) để kiểm soát đường bể, sợ địch ra chiếm đóng thì đường biển sẽ bị khó khăn. Trong khi đó, cảnh hỗn loạn đã xảy ra phần lớn do dân chúng hốt hoảng từ chỗ này sang chỗ khác làm cho binh sĩ nao núng và cũng chạy theo thân nhân. Mở miệng ra lệnh cho họ rút quân, trong khi mới hôm qua với lòng sắt đá và giọng nói cứng rắn hàng ngày buộc anh em phải giữ không để mất một cục sỏi ở Vùng 1.

Ngày 29 tháng 6/1972 Trung Tướng Ngô Quang Trưởng cùng 1,500 binh sĩ Thủy Quân Lục Chiến tại Tân Mỹ, chờ trực thăng vận đến một địa điểm phía đông Quảng Trị - nguồn quora.com
Ngày 29 tháng 6/1972 Trung Tướng Ngô Quang Trưởng cùng 1,500 binh sĩ Thủy Quân Lục Chiến tại Tân Mỹ, chờ trực thăng vận đến một địa điểm phía đông Quảng Trị – nguồn quora.com

Sau đó tôi suy nghĩ kỹ hơn. Tôi quyết định gọi đại tướng Cao Văn Viên nhờ xin Tổng thống cho tôi được dùng mọi cách để giữ Huế và Vùng 1. Làm sao tôi bỏ Huế và Vùng 1 được? Làm sao tôi bỏ được vùng đất sỏi đá này mà bao nhiêu chiến hữu của tôi đã đổ máu để gìn giữ? Nhất là trong vụ Mậu Thân.

Tổng thống Thiệu rung động, chấp thuận cho tôi giữ Huế. Sáng 18 tháng 3 năm 1975, tôi ra Huế gặp tướng Lâm Quang Thi (tư lệnh phó Quân Ðoàn 1) đang chỉ huy tại Huế. Tôi ra lệnh: Giữ Huế cho thật vững. Chiều hôm đó về đến Ðà Nẵng, tôi nhận được một lệnh do đại tướng Cao Văn Viên, thừa lệnh Tổng thống yêu cầu tôi “bỏ Huế.” Thật làm cho tôi chết lặng người. Vì mới buổi sáng nay ở Huế tôi ra lệnh cho tướng Thi giữ Huế. Bây giờ đột nhiên được lệnh bỏ thì tôi biết nói làm sao với tướng Thi và anh em binh sĩ.

Nhưng vẫn phải đành thi hành theo lệnh trên. Tôi gọi điện thoại thông báo lệnh bỏ Huế cho tướng Thi. Tướng Thi trả lời ngay: “- Huế bây giờ xã ấp phường khóm tốt quá, đâu đâu tình hình cũng tốt cả mà tại sao anh bảo tôi bỏ là bỏ làm sao?” Tôi buồn bã trả lời: “Tôi biết rồi, nhưng xin anh bỏ Huế dùm tôi, đó là lệnh trên, không bỏ là không được.” Kết quả là tướng Thi thi hành lệnh, bỏ Huế, và dồn quân đến cửa Thuận An để được tàu Hải Quân rút về Ðà Nẵng.

Trong khoảng thời gian từ 13 đến 18 tháng 3, hàng đêm tôi gọi điện thoại cho Thủ tướng Khiêm và báo cáo mọi biến chuyển từ công việc hành chánh đến quân sự. Tình hình khó khăn, địch tấn công, mà lại thêm cái lệnh “phải rút càng sớm càng tốt” lan truyền rỉ rả cho nên binh sĩ và công chức hết sức xôn xao. Tôi báo cáo mọi việc và xin thủ tướng ra quan sát tình hình. Sáng 19 tháng 3, 1975, Thủ tướng Khiêm đến, tôi cho họp tất cả các vị Tư lệnh sư đoàn, Tỉnh trưởng, Thị trưởng, Bộ tham mưu, và các Trưởng phòng sở của hành chánh để Thủ tướng nói chuyện.

Trước khi Thủ tướng đến, tôi đã nói chuyện với anh em có mặt tại hôm đó rằng tình hình khẩn trương, anh em phải nói lên sự thật đang xảy ra trong thực tế tại nơi này để Thủ tướng biết rõ tình hình và giải quyết cấp thời, chứ đừng có giữ thái độ “trình thưa dạ bẩm” trong lúc này nữa. Phải thẳng thắn mà nói lên sự thật. Nhưng sau khi Thủ tướng nói chuyện xong, đến phần thắc mắc thì cũng chẳng ai nói gì cả. Tôi rất buồn vì anh em không chịu nghe lời tôi để nói Thủ tướng biết những sự thật về tình hình hiện tại. Duy chỉ có một mình đại tá Kỳ, Tỉnh trưởng tỉnh Quảng Trị, có hỏi một câu: “Thưa Thủ tướng, trong mấy ngày vừa qua, có một số công chức đã tự ý bỏ nhiệm sở không đến làm việc, thưa Thủ tướng, phải dùng biện pháp gì để trừng phạt những người đó?” Câu hỏi thật hay, nhưng Thủ tướng không trả lời và nói lảng sang chuyện khác. Vì Thủ tướng làm sao nói được khi lệnh trên đã muốn giải tán Quân Ðoàn 1 và Quân Khu 1 càng sớm càng tốt.

Ðúng ngày 22 tháng 3 năm 1975, tôi được lệnh trả Sư Ðoàn Dù và Sư Ðoàn Thủy Quân Lục Chiến về giữ Nha Trang. Ngày 29 tháng 3, cộng quân tràn vào Ðà Nẵng với những trận giao tranh nhỏ. Tôi được chiến hạm HQ 404 đưa về Sài Gòn. Trên tàu cũng có một lữ đoàn Thủy Quân Lục Chiến. Khi tàu chạy ngoài khơi, Tổng thống Thiệu liên lạc yêu cầu tôi ra tái chiếm lại Ðà Nẵng. Tôi trả lời ngay là bây giờ tôi lấy ai để theo chân tôi tái chiếm Ðà Nẵng? Lính tráng đã phân tán mỗi người một nơi. Cấp chỉ huy thì mạnh ai nấy thoát. Làm sao tôi có thể làm chuyện đó (tái chiếm Ðà Nẵng) được? Sau đó tôi được lệnh cho hạm trưởng ghé tàu vào Cam Ranh, bỏ hết Thủy Quân Lục Chiến xuống, rồi chỉ chở một mình tôi về Sài Gòn. Tôi không chịu, mặc dù lúc đó tàu đã cặp bến Cam Ranh rồi.

Tôi nhờ hạm trưởng gọi về Bộ tổng Tham Mưu xin cho anh em Thủy Quân Lục Chiến được về Sài Gòn tĩnh dưỡng nghỉ ngơi cùng tôi. Còn nếu không thì tôi sẽ ở lại Cam Ranh và đi theo anh em Thủy Quân Lục Chiến và cùng nhau chiến đấu. Sau đó, Sài Gòn bằng lòng cho tàu chở tất cả về Sài Gòn.

Về đến Sài Gòn, tôi được bổ nhiệm vào Bộ Tư Lệnh Hành Quân lưu động ở Bộ Tổng Tham Mưu. Khi vào đây, tôi gặp phó đề đốc Hồ Văn Kỳ Thoại (Tư lệnh Hải Quân Vùng 1 Duyên Hải) và chuẩn tướng Nguyễn Văn Khánh (Tư lệnh Sư Ðoàn 1 Không Quân) đang ngồi viết bản tự khai, và trung tướng Thi thì bị phạt quản thúc về tội bỏ Huế. Tôi không hiểu vì sao lại có chuyện kỳ lạ như vậy. Họ đâu có tội gì. Họ chỉ thi hành theo đúng lệnh mà lại bị phạt thì quả thật bất công. Tướng Thi thực sự là một người chống lại việc bỏ Huế. Lúc trước, khi nghe tôi cho biết là Tổng thống đã ra lệnh bỏ Huế thì tướng Thi đã trả lời thẳng với tôi rằng: “Xã ấp tốt quá mà bỏ là sao?” Vậy mà bây giờ ông lại bị phạt giam quản thúc. Những vị tướng này bị phạt quá oan uổng vì họ xứng đáng gấp mấy trăm lần những ông tướng phè phỡn tại Sài Gòn.

Hôm sau trong buổi họp tại Bộ Tổng Tham Mưu, tôi có nói rằng: “Việc phạt tướng Thi cùng hai tướng Thoại và Khánh là không đúng, họ chỉ là thuộc cấp của tôi, họ chỉ làm theo chỉ thị của tôi mà thôi, họ không có tội gì cả, nếu có phạt thì xin phạt tôi đây này.” Phòng họp lặng ngắt. Ðại tướng Viên nhìn qua trung tướng Trần Văn Ðôn. Tướng Ðôn mới đi Pháp về, mới đảm nhận chức Tổng trưởng quốc phòng. Có thể vì vậy nên tướng Ðôn mới không biết là Tổng thống Thiệu đã trực tiếp ra lệnh cho tôi bỏ Huế, nên tướng Ðôn làm đề nghị phạt tướng Thi vì đã bỏ Huế và rút lui. Mà Tổng thống Thiệu lại không dám nói sự thật với tướng Ðôn, mà chỉ ký lệnh phạt. Sau đó, tướng Lê Nguyên Khang với giọng giận dữ đã buột miệng nói: “Anh em chúng tôi không có tội tình mẹ gì cả!”

Tiện đây, tôi cũng xin nói về trường hợp ra đi của tướng Thoại và tướng Khánh. Là vị tư lệnh trong tay, có hàng ngàn lính, hàng trăm chiến hạm lớn nhỏ, nhưng tội nghiệp thay, sau khi hỗn loạn, tướng Thoại đã bị bỏ quên không ai chở đi khỏi Bộ tư lệnh ở Tiên Sa, và ông đã phải đi bộ qua dãy núi phía sau bờ biển. May nhờ có một chiếc tàu nhỏ của Hải Quân mà anh em trên tàu lúc đó cũng còn giữ kỷ luật, thấy đề đốc Thoại ở đó, họ ghé vào chở tướng Thoại đi chứ nếu không thì cũng chẳng biết sau này sẽ ra sao. Còn tướng Khánh, Tư lệnh Sư Ðoàn 1 Không Quân, đã không đủ nhiên liệu để bay xa mà phải đáp trực thăng tại một bãi cát ở Sơn Trà rồi lội ra tàu. Cũng may lúc đó gặp tàu HQ 404 và đã cùng tôi về Sài Gòn.

Di tản chiến thuật tại Đà Nẵng - nguồn PennLive.com
Di tản chiến thuật tại Đà Nẵng – nguồn PennLive.com

do Lê Bá Chư 

ghi chép (Lịch Sử Ngàn Người Viết)

nguồn: http://www.generalhieu.com/nqtruong-u.htm

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm