Phiếm Đàm, Đàm Chuyện...

THÁNG SÁU TRỜI MƯA - Việt Nhân

(HNPĐ) Ông Nguyên Sa có bài thơ tháng sáu trời mưa, trời không mưa cứ lạy trời mưa, và đêm ơi xin cứ dài vô tận, với nhà thơ thì vậy, chứ còn đám lính bụi mỗ tôi



(HNPĐ) Ông Nguyên Sa có bài thơ tháng sáu trời mưa, trời không mưa cứ lạy trời mưa, và đêm ơi xin cứ dài vô tận, với nhà thơ thì vậy, chứ còn đám lính bụi mỗ tôi, thì mưa là cái không trông đợi. Nhà thơ mong mưa phong toả đường về, để cùng người yêu được trọn một đêm dài, còn những cơn mưa tháng sáu, thằng lính trọn đêm ướt sũng lạnh cùng mưa:

    Tháng sáu trời mưa, trời mưa không ngớt
    Trời không mưa anh cứ lạy trời mưa
    Anh lạy trời mưa phong toả đường về
    Và đêm ơi xin cứ dài vô tận (Nguyên Sa)


Những cơn mưa quê nhà, đã có lúc bực vì nó, nhưng nay xa thì lại nhớ! Đó là chuyện một thời tuổi trẻ, một nửa đời đầu là những ngày tháng trôi dạt vẫn thường đi dưới những cơn mưa, và một nửa đời sau phải sống lưu lạc xa xứ! Chiều nay nơi đất người nghe cô Ngọc Lan hát bài khóc một dòng sông, bài hát khi cô còn sống, đã làm người xem cùng khóc… Cô hát hay đã hẳn, cái làm người khóc vì là cái nhớ quê:

    Tôi hay nhớ về quê nhà vào buổi chiều.
    Nhất là những buổi chiều mưa rơi
    Cũng may Cali trời mưa ít không như Sài Gòn
    Nếu không tôi đã khóc một dòng sông


Nghe cô hát mà như cô hát cho chung những kẻ cũng như cô đang xa xứ, nơi đất khách ngồi trông mưa để nhớ về quê nhà, có những cơn mưa làm khổ thân thằng lính! Đó không là những giọt mưa tí tách như gõ nhạc trên poncho, lại càng không là hạt mưa phong tỏa đường về… Nay đã xa rồi những cơn mưa vừa dễ thương mà cũng vừa dễ ghét đó của quê hương 

    Không chi xót xa cho bằng thân phận người
    Xa nhà sống một mình đơn côi.
    Cũng may thời gian qua vun vút không như Sài Gòn
    Nếu không tôi đã khóc một dòng sông…


Những chuyện trong mưa đời mình dễ mấy ai quên, và với tôi thì lại càng khó xóa, tôi nhớ mãi một buổi chiều mưa, từ xa trở về Sài gòn, thành phố của tôi, của những cơn mưa quá quen. Cơn mưa đã đón tôi trở về, lần này không là về với những ngày phép để ngồi bên ly café được nhìn Sài gòn chìm trong mưa, cơn mưa lần ấy trọn một buổi đủ để đón tôi về và cũng để tiễn tôi, và đêm hôm đó cũng suốt một đêm mưa dài, tôi đi về nơi xa xôi biên giới Tây Nam.

Một lần về lại Sài gòn, ngắn ngủi thôi dự buổi lễ xuất quân rồi đi, hôm ấy cơn mưa làm trắng xóa con sông Sài Gòn, thành phố tôi tự hào chân quen từng ngóc ngách cũng chìm trong màn nước. Ngày thành lập Lực Lượng Đặc Nhiệm Tuần Thám 212, lực lượng có thêm một liên đoàn nữa là 212.2, mới làm lễ, và cũng là lúc tham dự chung cuộc hành quân OPERATION GIANT SLINGSHOT. Chuyên cũ đã năm mươi năm của MỘT THỜI TUỔI TRẺ:


 
(HNPĐ - Dec23, 2013) Giờ đây lúc đã bình tâm và với những gì đời mình đã trải mới thấy thật sự mình đã có lúc quá đáng, vì buồn bực những cái kết mình mong đợi không như ý, rồi như trẻ con mà vùng vằng, trách móc! 

Chứ thật ra đâu có gì để mà than phiền, trái lại phải tự hào về những năm tháng sống quá đẹp của một thời tuổi trẻ, còn những mất mát trong chiến tranh, hay nay những gì mình cho là quý mà thời gian đã cướp đi, thì đó cũng chỉ là cái thường tình hợp tan còn mất. Những anh em thương binh còn vướng lại tại quê nhà, những người bạn ngày nào một thời với mình, gánh họ nặng hơn ta, xin hảy nhìn để thấy là ta hạnh phúc, mà góp lấy một tay trong chuyện chung.

Nói đâu xa ngay giữa những anh em lính cũ HNPĐ, nhớ thời còn phải lăn lộn giữa sống chết nếu đem so với ông Đồ Ngu, và Ông Lính Dù thì mỗ tôi sung sướng hơn nhiều. Như nhiều lần mỗ tôi nói về mình, một sĩ quan chiến binh, đã là chiến binh bất cứ quân binh chủng nào, của Sư Đoàn Dù, hay Sư Đoàn 25 thì nào khác gì nhau, chiến binh là thằng lính chỉ có mỗi cái nghề bóp cò. 

Cánh các ông Đồ Ngu, ông Lính Dù, trực thăng hay GMC thả các ông vào giữa trận đánh đầy tiếng ầm ì của bom đạn, xong trận là chuyện của những kẻ sống còn, những ai sau cuộc quần thảo với giặc, khi êm tiếng súng vẫn còn đốt được cho mình điếu thuốc. Mỗ tôi lúc đụng trận thì cũng thế, xong trận cũng không khác, thiết nghĩ lính gì thì cũng vậy, còn gì bằng khi thấy rằng ta vẫn còn đứng trên đôi chân… Sau một đêm hai tai điếc đặc vì tiếng súng, sáng ra lại vẫn đón ánh mặt trời mọc, nhìn những cánh chim bay ngang như sáng qua, sáng kia. 

Cả ngay khi chiếc Chinook, đến câu con cá hồi đêm bị chúng hội đồng nó đến rách bươm, nhìn nó được mang đi như thế, trong khi những thằng em lại vẫn đủ mặt đứng quanh, đó là lúc ta nở một nụ cười thật tươi. Rõ ràng cái vui, cái hạnh phúc của thằng lính đơn sơ lắm, chỉ có như vậy thôi, còn gì đau bằng chiều qua có thằng nó còn ngồi ăn cơm chung, sáng nay trực thăng đem riêng nó đi xa đồng đội. 

Gần mười năm trước, một anh mũi lõ giang đoàn phó RD.532 đã chuyển cho mỗ tôi một đoạn video trên A&E History Channel, đây là nhắc lại một thời còn VN War, chiến binh các River Division ngang dọc trên các con sông rạch miền Nam. Tấm ảnh tài liệu minh họa hôm nay cũng đã được anh lấy ra từ đó, anh cũng nhắc đến chuyện những đêm cả anh lẫn tôi, vẫn gọi đùa là dances with B40, trên sông Giang Thành, Hà Tiên.

Chuyện cũ đã bốn mươi năm, anh lính Mỹ này vẫn còn nhớ mà kể như chuyện mới đêm qua, riêng tôi cái ý trong đầu chỉ là muốn viết lại một thời mình đã trải, bắt đầu từ tấm ảnh ngày thành lập LLTT.212 như đã nói, đó là một buổi chiều mưa trắng xóa con sông, lẫn thành phố Sài gòn. Muốn viết lại vì nó là khoảng thời gian gay go nhất đời lính mỗ tôi, thứ nữa nó nhắc đến Mẹ tôi, một người mẹ như bao người mẹ khác của các người lính cũ.

Người phóng viên chụp tấm ảnh này, sau những tấm ảnh chụp toàn cảnh buổi lễ, là tấm ảnh chụp riêng lấy một người lính VNCH, anh đã chọn tôi, và đã tiến thẳng đến chổ tôi, ngã người ra phía sau, đầu dựa vào tấm thép chắn khẩu đại liên mà bấm máy, trong cái tương phản của màu trắng áo tiểu lễ, là khuôn mặt người chiến binh sạm đen vì nắng gió.

Bức ảnh người lính VNCH đang chào tay thật đẹp, với lá cờ Quốc Gia đang tung bay phía sau làm nền - Trong một chuyến đem PBR về căn cứ yểm trợ Bình Thủy (Cần Thơ), để sửa chữa, một ông sĩ quan CTCT đã nhận ra và ông trao cho mỗ tôi cả hai tấm ảnh này. Ảnh được đem về làm quà cho Mẹ, bà phóng to nó ra và có khung hẳn hoi cho thấy bà quí nó, nhưng sau tháng Tư làm sao giữ được nó mãi, đành phải hủy đi thôi, và  bà cụ đã khóc nhiều khi làm chuyện đó.

Nay mỗ tôi mỗi lần lên mạng vẫn có ý tìm lại tấm ảnh kia, riêng tấm ảnh này google cho chúng ta một tấm ảnh thật đẹp, duy có điều lời ghi chú gọi nó là buổi lễ thành lập liên đoàn 212.5.TT. Theo trí nhớ mỗ tôi đúng hơn nó là 212.2, tức thêm hai đơn vị PBR, giang đoàn 53 đặt hậu cứ tại Bến Lức và giang đoàn 54 tại Mỹ Tho, trước đây chúng ta đã có 212.1 là hai đơn vị PBR đầu tiên của HQVN, giang đoàn 51 và 52, cả hai đều đóng tại Cát Lái. 

Đấy là những gì còn nhớ lại, khoảng thời gian đầu của những chiếc khinh tốc đỉnh PBR trên sông rạch xứ mình - Hầu hết các đơn vị của Mỹ ban đầu, đã trở thành của HQVN sau này, những anh hải quân Mỹ sau khi chuyển giao chiến đỉnh, ai đáo hạn thì về nước, nếu chưa thì tiếp tục sống trên PBR làm cố vấn. 

Lúc đó vui lắm, trắng vàng để huề sống chung , nơi nào chưa có căn cứ thì sống trọ trên các trợ chiến hạm, như 16 và 21 tại Châu Đốc, hay LST.35 tại Vàm Nao, nhưng hầu như mấy tay xứ cờ hoa xa nhà, thích rúc vào sống chung cùng lính ta. Dân BPR lúc đó vẫn tự gọi là lính bụi, đêm thì rúc vào lùm bụi kích giặc, ngày thì sống đâu khác dân những vùng sông nước, lang thang đời gạo chợ nước sông.

Những thùng C-ration bị bỏ ế, không ai thèm rớ tới, đến đâu có hàng quán là lại kéo nhau đi ăn, Mẽo húp nước mắm, ăn mắm sống còn bạo hơn lính ta, cá lóc nướng trui cuốn bánh tráng tự làm cho mình một cuốn to bằng cổ tay như cái tắc cồ của Mễ. Vì là dân đi kích giặc hằng đêm, cái sống cái chết nào ai biết trước, nên ý luôn trong đầu vui được là cứ vui, kéo nhau vô chợ, ăn bận rằn ri láo nháo, da vàng, da trắng, da đen, ngồi chật quán! 

Lính trẻ làm sao không có chuyện yêu đương, nhưng sống đời lính rày đây mai đó, nên chuyện tình yêu không bền thì đâu có gì khó hiểu! Mẹ một cô nữ sinh thương tôi, một hôm nhìn thấy đám lính bụi này, theo bà thương chi cái thứ trôi sông lạc chợ đó để rồi khổ, nên chuyện tình đành xa. Bà ấy nói đúng, và tôi cười với mọi người mình là một kẻ trôi sông lạc chợ!  

Rồi đây sẽ có tiếp những câu chuyện “một thời tuổi trẻ”, cũng như mọi người, ai cũng có một nỗi tự hào một thời đã sống đẹp! Những câu chuyện kể ngày xưa như thế này, là để nhớ lại một thưở không chỉ riêng tôi, mà là của nhiều lắm các bạn trẻ khác, đã sống, đã chết, hay đã hiến một phần thân thể của mình cho quê hương.

Việt Nhân (HNPĐ)

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

THÁNG SÁU TRỜI MƯA - Việt Nhân

(HNPĐ) Ông Nguyên Sa có bài thơ tháng sáu trời mưa, trời không mưa cứ lạy trời mưa, và đêm ơi xin cứ dài vô tận, với nhà thơ thì vậy, chứ còn đám lính bụi mỗ tôi



(HNPĐ) Ông Nguyên Sa có bài thơ tháng sáu trời mưa, trời không mưa cứ lạy trời mưa, và đêm ơi xin cứ dài vô tận, với nhà thơ thì vậy, chứ còn đám lính bụi mỗ tôi, thì mưa là cái không trông đợi. Nhà thơ mong mưa phong toả đường về, để cùng người yêu được trọn một đêm dài, còn những cơn mưa tháng sáu, thằng lính trọn đêm ướt sũng lạnh cùng mưa:

    Tháng sáu trời mưa, trời mưa không ngớt
    Trời không mưa anh cứ lạy trời mưa
    Anh lạy trời mưa phong toả đường về
    Và đêm ơi xin cứ dài vô tận (Nguyên Sa)


Những cơn mưa quê nhà, đã có lúc bực vì nó, nhưng nay xa thì lại nhớ! Đó là chuyện một thời tuổi trẻ, một nửa đời đầu là những ngày tháng trôi dạt vẫn thường đi dưới những cơn mưa, và một nửa đời sau phải sống lưu lạc xa xứ! Chiều nay nơi đất người nghe cô Ngọc Lan hát bài khóc một dòng sông, bài hát khi cô còn sống, đã làm người xem cùng khóc… Cô hát hay đã hẳn, cái làm người khóc vì là cái nhớ quê:

    Tôi hay nhớ về quê nhà vào buổi chiều.
    Nhất là những buổi chiều mưa rơi
    Cũng may Cali trời mưa ít không như Sài Gòn
    Nếu không tôi đã khóc một dòng sông


Nghe cô hát mà như cô hát cho chung những kẻ cũng như cô đang xa xứ, nơi đất khách ngồi trông mưa để nhớ về quê nhà, có những cơn mưa làm khổ thân thằng lính! Đó không là những giọt mưa tí tách như gõ nhạc trên poncho, lại càng không là hạt mưa phong tỏa đường về… Nay đã xa rồi những cơn mưa vừa dễ thương mà cũng vừa dễ ghét đó của quê hương 

    Không chi xót xa cho bằng thân phận người
    Xa nhà sống một mình đơn côi.
    Cũng may thời gian qua vun vút không như Sài Gòn
    Nếu không tôi đã khóc một dòng sông…


Những chuyện trong mưa đời mình dễ mấy ai quên, và với tôi thì lại càng khó xóa, tôi nhớ mãi một buổi chiều mưa, từ xa trở về Sài gòn, thành phố của tôi, của những cơn mưa quá quen. Cơn mưa đã đón tôi trở về, lần này không là về với những ngày phép để ngồi bên ly café được nhìn Sài gòn chìm trong mưa, cơn mưa lần ấy trọn một buổi đủ để đón tôi về và cũng để tiễn tôi, và đêm hôm đó cũng suốt một đêm mưa dài, tôi đi về nơi xa xôi biên giới Tây Nam.

Một lần về lại Sài gòn, ngắn ngủi thôi dự buổi lễ xuất quân rồi đi, hôm ấy cơn mưa làm trắng xóa con sông Sài Gòn, thành phố tôi tự hào chân quen từng ngóc ngách cũng chìm trong màn nước. Ngày thành lập Lực Lượng Đặc Nhiệm Tuần Thám 212, lực lượng có thêm một liên đoàn nữa là 212.2, mới làm lễ, và cũng là lúc tham dự chung cuộc hành quân OPERATION GIANT SLINGSHOT. Chuyên cũ đã năm mươi năm của MỘT THỜI TUỔI TRẺ:


 
(HNPĐ - Dec23, 2013) Giờ đây lúc đã bình tâm và với những gì đời mình đã trải mới thấy thật sự mình đã có lúc quá đáng, vì buồn bực những cái kết mình mong đợi không như ý, rồi như trẻ con mà vùng vằng, trách móc! 

Chứ thật ra đâu có gì để mà than phiền, trái lại phải tự hào về những năm tháng sống quá đẹp của một thời tuổi trẻ, còn những mất mát trong chiến tranh, hay nay những gì mình cho là quý mà thời gian đã cướp đi, thì đó cũng chỉ là cái thường tình hợp tan còn mất. Những anh em thương binh còn vướng lại tại quê nhà, những người bạn ngày nào một thời với mình, gánh họ nặng hơn ta, xin hảy nhìn để thấy là ta hạnh phúc, mà góp lấy một tay trong chuyện chung.

Nói đâu xa ngay giữa những anh em lính cũ HNPĐ, nhớ thời còn phải lăn lộn giữa sống chết nếu đem so với ông Đồ Ngu, và Ông Lính Dù thì mỗ tôi sung sướng hơn nhiều. Như nhiều lần mỗ tôi nói về mình, một sĩ quan chiến binh, đã là chiến binh bất cứ quân binh chủng nào, của Sư Đoàn Dù, hay Sư Đoàn 25 thì nào khác gì nhau, chiến binh là thằng lính chỉ có mỗi cái nghề bóp cò. 

Cánh các ông Đồ Ngu, ông Lính Dù, trực thăng hay GMC thả các ông vào giữa trận đánh đầy tiếng ầm ì của bom đạn, xong trận là chuyện của những kẻ sống còn, những ai sau cuộc quần thảo với giặc, khi êm tiếng súng vẫn còn đốt được cho mình điếu thuốc. Mỗ tôi lúc đụng trận thì cũng thế, xong trận cũng không khác, thiết nghĩ lính gì thì cũng vậy, còn gì bằng khi thấy rằng ta vẫn còn đứng trên đôi chân… Sau một đêm hai tai điếc đặc vì tiếng súng, sáng ra lại vẫn đón ánh mặt trời mọc, nhìn những cánh chim bay ngang như sáng qua, sáng kia. 

Cả ngay khi chiếc Chinook, đến câu con cá hồi đêm bị chúng hội đồng nó đến rách bươm, nhìn nó được mang đi như thế, trong khi những thằng em lại vẫn đủ mặt đứng quanh, đó là lúc ta nở một nụ cười thật tươi. Rõ ràng cái vui, cái hạnh phúc của thằng lính đơn sơ lắm, chỉ có như vậy thôi, còn gì đau bằng chiều qua có thằng nó còn ngồi ăn cơm chung, sáng nay trực thăng đem riêng nó đi xa đồng đội. 

Gần mười năm trước, một anh mũi lõ giang đoàn phó RD.532 đã chuyển cho mỗ tôi một đoạn video trên A&E History Channel, đây là nhắc lại một thời còn VN War, chiến binh các River Division ngang dọc trên các con sông rạch miền Nam. Tấm ảnh tài liệu minh họa hôm nay cũng đã được anh lấy ra từ đó, anh cũng nhắc đến chuyện những đêm cả anh lẫn tôi, vẫn gọi đùa là dances with B40, trên sông Giang Thành, Hà Tiên.

Chuyện cũ đã bốn mươi năm, anh lính Mỹ này vẫn còn nhớ mà kể như chuyện mới đêm qua, riêng tôi cái ý trong đầu chỉ là muốn viết lại một thời mình đã trải, bắt đầu từ tấm ảnh ngày thành lập LLTT.212 như đã nói, đó là một buổi chiều mưa trắng xóa con sông, lẫn thành phố Sài gòn. Muốn viết lại vì nó là khoảng thời gian gay go nhất đời lính mỗ tôi, thứ nữa nó nhắc đến Mẹ tôi, một người mẹ như bao người mẹ khác của các người lính cũ.

Người phóng viên chụp tấm ảnh này, sau những tấm ảnh chụp toàn cảnh buổi lễ, là tấm ảnh chụp riêng lấy một người lính VNCH, anh đã chọn tôi, và đã tiến thẳng đến chổ tôi, ngã người ra phía sau, đầu dựa vào tấm thép chắn khẩu đại liên mà bấm máy, trong cái tương phản của màu trắng áo tiểu lễ, là khuôn mặt người chiến binh sạm đen vì nắng gió.

Bức ảnh người lính VNCH đang chào tay thật đẹp, với lá cờ Quốc Gia đang tung bay phía sau làm nền - Trong một chuyến đem PBR về căn cứ yểm trợ Bình Thủy (Cần Thơ), để sửa chữa, một ông sĩ quan CTCT đã nhận ra và ông trao cho mỗ tôi cả hai tấm ảnh này. Ảnh được đem về làm quà cho Mẹ, bà phóng to nó ra và có khung hẳn hoi cho thấy bà quí nó, nhưng sau tháng Tư làm sao giữ được nó mãi, đành phải hủy đi thôi, và  bà cụ đã khóc nhiều khi làm chuyện đó.

Nay mỗ tôi mỗi lần lên mạng vẫn có ý tìm lại tấm ảnh kia, riêng tấm ảnh này google cho chúng ta một tấm ảnh thật đẹp, duy có điều lời ghi chú gọi nó là buổi lễ thành lập liên đoàn 212.5.TT. Theo trí nhớ mỗ tôi đúng hơn nó là 212.2, tức thêm hai đơn vị PBR, giang đoàn 53 đặt hậu cứ tại Bến Lức và giang đoàn 54 tại Mỹ Tho, trước đây chúng ta đã có 212.1 là hai đơn vị PBR đầu tiên của HQVN, giang đoàn 51 và 52, cả hai đều đóng tại Cát Lái. 

Đấy là những gì còn nhớ lại, khoảng thời gian đầu của những chiếc khinh tốc đỉnh PBR trên sông rạch xứ mình - Hầu hết các đơn vị của Mỹ ban đầu, đã trở thành của HQVN sau này, những anh hải quân Mỹ sau khi chuyển giao chiến đỉnh, ai đáo hạn thì về nước, nếu chưa thì tiếp tục sống trên PBR làm cố vấn. 

Lúc đó vui lắm, trắng vàng để huề sống chung , nơi nào chưa có căn cứ thì sống trọ trên các trợ chiến hạm, như 16 và 21 tại Châu Đốc, hay LST.35 tại Vàm Nao, nhưng hầu như mấy tay xứ cờ hoa xa nhà, thích rúc vào sống chung cùng lính ta. Dân BPR lúc đó vẫn tự gọi là lính bụi, đêm thì rúc vào lùm bụi kích giặc, ngày thì sống đâu khác dân những vùng sông nước, lang thang đời gạo chợ nước sông.

Những thùng C-ration bị bỏ ế, không ai thèm rớ tới, đến đâu có hàng quán là lại kéo nhau đi ăn, Mẽo húp nước mắm, ăn mắm sống còn bạo hơn lính ta, cá lóc nướng trui cuốn bánh tráng tự làm cho mình một cuốn to bằng cổ tay như cái tắc cồ của Mễ. Vì là dân đi kích giặc hằng đêm, cái sống cái chết nào ai biết trước, nên ý luôn trong đầu vui được là cứ vui, kéo nhau vô chợ, ăn bận rằn ri láo nháo, da vàng, da trắng, da đen, ngồi chật quán! 

Lính trẻ làm sao không có chuyện yêu đương, nhưng sống đời lính rày đây mai đó, nên chuyện tình yêu không bền thì đâu có gì khó hiểu! Mẹ một cô nữ sinh thương tôi, một hôm nhìn thấy đám lính bụi này, theo bà thương chi cái thứ trôi sông lạc chợ đó để rồi khổ, nên chuyện tình đành xa. Bà ấy nói đúng, và tôi cười với mọi người mình là một kẻ trôi sông lạc chợ!  

Rồi đây sẽ có tiếp những câu chuyện “một thời tuổi trẻ”, cũng như mọi người, ai cũng có một nỗi tự hào một thời đã sống đẹp! Những câu chuyện kể ngày xưa như thế này, là để nhớ lại một thưở không chỉ riêng tôi, mà là của nhiều lắm các bạn trẻ khác, đã sống, đã chết, hay đã hiến một phần thân thể của mình cho quê hương.

Việt Nhân (HNPĐ)

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm