Sức khỏe và đời sống

Stress, bạn hay thù?!

Kẹt chỉ ở chỗ sống chung với stress nói nghe tưởng dễ nhưng khó làm. Dù vậy, vẫn phải nói vì như lời thơ của Nguyễn Tất Nhiên “Thà như giọt mưa đến ôm tượng đá... Có còn hơn không, có còn hơn

Stress, bạn hay thù?!



Muốn đừng quá đậm đặc, chỉ còn nước pha loãng. Ai nắm được nguyên tắc này, người đó có cơ may đồng hành với stress cho hết... 99 năm!

Kẹt chỉ ở chỗ sống chung với stress nói nghe tưởng dễ nhưng khó làm. Dù vậy, vẫn phải nói vì như lời thơ của Nguyễn Tất Nhiên “Thà như giọt mưa đến ôm tượng đá... Có còn hơn không, có còn hơn không”.

Thiếu stress, chết cho rồi!

Sai cả cây số nếu chê ngay stress. Chính nhờ thừa kế “gen” trong tình huống dầu sôi lửa bỏng từ khi mới tập đứng thẳng trong hang động thời tiền sử mà con người sinh tồn đến hôm nay.

Stress chẳng qua là một phản ứng tự vệ của cơ thể khi ghi nhận có gì đó nguy hiểm cho bản thân. Khi đó tim đập mạnh, đập nhanh để đẩy máu mang dưỡng khí đến mọi ngõ ngách của cơ thể. Thêm vào đó, dòng máu tăng độ nhớt vì tập trung sợi đông huyết, tăng tiểu cầu để dự phòng trường hợp xuất huyết. Cơ thể đồng thời huy động trục thần kinh-nội tiết biến dưỡng để tăng lượng đường trong máu như biện pháp dự trữ năng lượng sẵn sàng ứng phó. Mạch máu từ ngoài da cho đến não bộ co chặt từng hồi để giữ máu phòng hờ phải cấp cứu cho nơi nào đó trong cơ thể.

Nếu xét về cơ chế, toàn bộ phản ứng vừa kể hoàn toàn hữu ích để bảo vệ chính mình. Trục trặc chỉ xảy ra nếu lực lượng phản ứng nhanh được huy động quá thường vì gia chủ “không xì trết không về”, vì gia chủ - thay vì nghe lời Trịnh Công Sơn để mỗi ngày chọn một niềm vui - lại sống theo kiểu cuốn theo chiều gió để “mỗi ngày tôi chọn cả chục chuyện… bực mình!”.

Để tút lại bộ não căng thẳng thì thiền định, châm cứu, dưỡng sinh… kiểu nào cũng nên, miễn là sau thời gian ngắn áp dụng thấy khỏe, thấy vui.

Để tút lại bộ não căng thẳng thì thiền định, châm cứu, dưỡng sinh… kiểu nào cũng nên, miễn là sau thời gian ngắn áp dụng thấy khỏe, thấy vui.

Thừa stress, chết sướng hơn!

Cơ thể có điểm yếu là rất dốt chuyện cân đo. Trái với tiền lương, lượng nội tiết tố sản sinh trong tình huống stress bao giờ cũng cao hơn nhu cầu trên thực tế, nghĩa là dùng xong vẫn còn thừa. Lượng nội tiết tố không dùng bị tích lũy theo kiểu gửi tiết kiệm không có hạn rút ra. Hậu quả là càng nhiều stress càng tích lũy nội tiết tố tham sân si của tuyến giáp, tuyến thượng thận. Huyết áp khi đó nhích dần lên trên sau mỗi lần “bốc hỏa”, bắt chước giá tiền điện, tiền nước lên rồi còn lâu mới chịu xuống.

Bệnh cao huyết áp khi đó chực chờ từng cơ hội cho dù gia chủ còn trẻ, bề ngoài tưởng còn khỏe. Dòng máu càng lúc càng đậm đặc khiến cục máu đông trong mạch máu nhỏ dễ tấp vào chỗ khúc khuỷu, gây ùn tắc trên thành tim, vỏ não, cầu thận, đáy mắt. Tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, thoái hóa võng mạc, suy thận vào nhà hồi nào không hay.

Đường huyết trồi sụt bất thường vì tụy tạng phản ứng khi quá nhanh, lúc quá chậm trong tình huống bấn loạn vì stress. Bệnh tiểu đường nếu trước đây là bệnh của người cao tuổi nay đã thành vấn nạn của người còn trẻ, thậm chí không hề hảo ngọt nhưng dòng máu lại ngọt mật chết… người!

Chưa hết, vì tế bào trong khắp cơ thể thường xuyên sống phập phồng trong cảnh thiếu dưỡng khí nên tế bào đến lúc nào đó biến thể thành một loại tế bào dị dạng có tên nghe thấy ghét: Tế bào ung thư.

Cớ sao đổi bạn thành thù?

Tác hại của nội tiết tố vừa tham vừa si từa tựa chiến thuật du kích, hễ địch tiến ta lùi, hễ địch lùi ta tiến, địch đứng yên ta không ngừng đánh phá. Stress càng mạnh, stress càng thường thì thời gian và cường độ hoành hành của nội tiết tố tuyến giáp trạng (thyroxin), tuyến thượng thận (adreanlin, dopamin) càng tăng. Khi đó các nội tiết tố giúp thư giãn, giúp lạc quan, tạo giấc ngủ yên bình như serotonin, endorphin của tuyến yên trước lùi về thế thủ, sau bó tay chịu trận. Khi đó gia chủ còn lâu mới có giấc ngủ đúng nghĩa yên bình, gia chủ còn lâu mới thức dậy với cảm giác ngủ đủ, ngủ ngon.

Nội tiết tố stress càng mạnh gia chủ càng sớm là ứng viên hàng đầu của hội chứng sa sút trí tuệ, của bệnh trầm uất, của liệt dương, lãnh cảm. Khỏi nói thêm cũng thừa hiểu chất lượng cuộc sống, hạnh phúc gia đình, hứng thú nghề nghiệp của nạn nhân khi đó ra sao. Không lạ gì nếu y sĩ đoàn ở châu Âu đã từ lâu báo động đỏ về “hội chứng mệt mỏi kinh niên” ở người đang thành đạt, ở đối tượng quá cầu toàn như thầy thuốc, thầy giáo, nghệ sĩ, vận động viên…

Thêm bạn bao giờ cũng bớt thù

Chuyên gia về bệnh do stress ở ĐH Munich, CHLB Đức đã khẳng định để tút lại bộ não trong tình trạng “em rất thèm nhớ nhưng em cứ quên”, cách tốt nhất là ưu tiên áp dụng các phương pháp không dùng thuốc. Thiền định, châm cứu, dưỡng sinh… kiểu nào cũng nên, miễn là sau thời gian ngắn áp dụng thấy khỏe, thấy vui. Quan lang samurai ở Nhật dựa trên cơ chế điều chỉnh theo ngõ từ tâm qua thể đã từ lâu cổ động cho biện pháp kiếm chỗ nào kín đáo để đừng ai thấy rồi khóc một trận đã đời cho trôi niềm uất hận.

Thầy thuốc ở Ấn Độ, nơi nhiều người không ngồi ghế mà chọn bàn đinh, ngược lại khuyên nên cười cho thường, dù vô cớ cũng được nhưng cười hả hê để xóa tan nỗi u sầu. Chọn phương pháp nào tùy thích, xen kẽ càng hay, miễn là đừng chọn kiểu phổ biến ở xứ mình là dở khóc dở cười!

Theo Lương Lễ Hoàng

Pháp luật TPHCM

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Stress, bạn hay thù?!

Kẹt chỉ ở chỗ sống chung với stress nói nghe tưởng dễ nhưng khó làm. Dù vậy, vẫn phải nói vì như lời thơ của Nguyễn Tất Nhiên “Thà như giọt mưa đến ôm tượng đá... Có còn hơn không, có còn hơn

Stress, bạn hay thù?!



Muốn đừng quá đậm đặc, chỉ còn nước pha loãng. Ai nắm được nguyên tắc này, người đó có cơ may đồng hành với stress cho hết... 99 năm!

Kẹt chỉ ở chỗ sống chung với stress nói nghe tưởng dễ nhưng khó làm. Dù vậy, vẫn phải nói vì như lời thơ của Nguyễn Tất Nhiên “Thà như giọt mưa đến ôm tượng đá... Có còn hơn không, có còn hơn không”.

Thiếu stress, chết cho rồi!

Sai cả cây số nếu chê ngay stress. Chính nhờ thừa kế “gen” trong tình huống dầu sôi lửa bỏng từ khi mới tập đứng thẳng trong hang động thời tiền sử mà con người sinh tồn đến hôm nay.

Stress chẳng qua là một phản ứng tự vệ của cơ thể khi ghi nhận có gì đó nguy hiểm cho bản thân. Khi đó tim đập mạnh, đập nhanh để đẩy máu mang dưỡng khí đến mọi ngõ ngách của cơ thể. Thêm vào đó, dòng máu tăng độ nhớt vì tập trung sợi đông huyết, tăng tiểu cầu để dự phòng trường hợp xuất huyết. Cơ thể đồng thời huy động trục thần kinh-nội tiết biến dưỡng để tăng lượng đường trong máu như biện pháp dự trữ năng lượng sẵn sàng ứng phó. Mạch máu từ ngoài da cho đến não bộ co chặt từng hồi để giữ máu phòng hờ phải cấp cứu cho nơi nào đó trong cơ thể.

Nếu xét về cơ chế, toàn bộ phản ứng vừa kể hoàn toàn hữu ích để bảo vệ chính mình. Trục trặc chỉ xảy ra nếu lực lượng phản ứng nhanh được huy động quá thường vì gia chủ “không xì trết không về”, vì gia chủ - thay vì nghe lời Trịnh Công Sơn để mỗi ngày chọn một niềm vui - lại sống theo kiểu cuốn theo chiều gió để “mỗi ngày tôi chọn cả chục chuyện… bực mình!”.

Để tút lại bộ não căng thẳng thì thiền định, châm cứu, dưỡng sinh… kiểu nào cũng nên, miễn là sau thời gian ngắn áp dụng thấy khỏe, thấy vui.

Để tút lại bộ não căng thẳng thì thiền định, châm cứu, dưỡng sinh… kiểu nào cũng nên, miễn là sau thời gian ngắn áp dụng thấy khỏe, thấy vui.

Thừa stress, chết sướng hơn!

Cơ thể có điểm yếu là rất dốt chuyện cân đo. Trái với tiền lương, lượng nội tiết tố sản sinh trong tình huống stress bao giờ cũng cao hơn nhu cầu trên thực tế, nghĩa là dùng xong vẫn còn thừa. Lượng nội tiết tố không dùng bị tích lũy theo kiểu gửi tiết kiệm không có hạn rút ra. Hậu quả là càng nhiều stress càng tích lũy nội tiết tố tham sân si của tuyến giáp, tuyến thượng thận. Huyết áp khi đó nhích dần lên trên sau mỗi lần “bốc hỏa”, bắt chước giá tiền điện, tiền nước lên rồi còn lâu mới chịu xuống.

Bệnh cao huyết áp khi đó chực chờ từng cơ hội cho dù gia chủ còn trẻ, bề ngoài tưởng còn khỏe. Dòng máu càng lúc càng đậm đặc khiến cục máu đông trong mạch máu nhỏ dễ tấp vào chỗ khúc khuỷu, gây ùn tắc trên thành tim, vỏ não, cầu thận, đáy mắt. Tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, thoái hóa võng mạc, suy thận vào nhà hồi nào không hay.

Đường huyết trồi sụt bất thường vì tụy tạng phản ứng khi quá nhanh, lúc quá chậm trong tình huống bấn loạn vì stress. Bệnh tiểu đường nếu trước đây là bệnh của người cao tuổi nay đã thành vấn nạn của người còn trẻ, thậm chí không hề hảo ngọt nhưng dòng máu lại ngọt mật chết… người!

Chưa hết, vì tế bào trong khắp cơ thể thường xuyên sống phập phồng trong cảnh thiếu dưỡng khí nên tế bào đến lúc nào đó biến thể thành một loại tế bào dị dạng có tên nghe thấy ghét: Tế bào ung thư.

Cớ sao đổi bạn thành thù?

Tác hại của nội tiết tố vừa tham vừa si từa tựa chiến thuật du kích, hễ địch tiến ta lùi, hễ địch lùi ta tiến, địch đứng yên ta không ngừng đánh phá. Stress càng mạnh, stress càng thường thì thời gian và cường độ hoành hành của nội tiết tố tuyến giáp trạng (thyroxin), tuyến thượng thận (adreanlin, dopamin) càng tăng. Khi đó các nội tiết tố giúp thư giãn, giúp lạc quan, tạo giấc ngủ yên bình như serotonin, endorphin của tuyến yên trước lùi về thế thủ, sau bó tay chịu trận. Khi đó gia chủ còn lâu mới có giấc ngủ đúng nghĩa yên bình, gia chủ còn lâu mới thức dậy với cảm giác ngủ đủ, ngủ ngon.

Nội tiết tố stress càng mạnh gia chủ càng sớm là ứng viên hàng đầu của hội chứng sa sút trí tuệ, của bệnh trầm uất, của liệt dương, lãnh cảm. Khỏi nói thêm cũng thừa hiểu chất lượng cuộc sống, hạnh phúc gia đình, hứng thú nghề nghiệp của nạn nhân khi đó ra sao. Không lạ gì nếu y sĩ đoàn ở châu Âu đã từ lâu báo động đỏ về “hội chứng mệt mỏi kinh niên” ở người đang thành đạt, ở đối tượng quá cầu toàn như thầy thuốc, thầy giáo, nghệ sĩ, vận động viên…

Thêm bạn bao giờ cũng bớt thù

Chuyên gia về bệnh do stress ở ĐH Munich, CHLB Đức đã khẳng định để tút lại bộ não trong tình trạng “em rất thèm nhớ nhưng em cứ quên”, cách tốt nhất là ưu tiên áp dụng các phương pháp không dùng thuốc. Thiền định, châm cứu, dưỡng sinh… kiểu nào cũng nên, miễn là sau thời gian ngắn áp dụng thấy khỏe, thấy vui. Quan lang samurai ở Nhật dựa trên cơ chế điều chỉnh theo ngõ từ tâm qua thể đã từ lâu cổ động cho biện pháp kiếm chỗ nào kín đáo để đừng ai thấy rồi khóc một trận đã đời cho trôi niềm uất hận.

Thầy thuốc ở Ấn Độ, nơi nhiều người không ngồi ghế mà chọn bàn đinh, ngược lại khuyên nên cười cho thường, dù vô cớ cũng được nhưng cười hả hê để xóa tan nỗi u sầu. Chọn phương pháp nào tùy thích, xen kẽ càng hay, miễn là đừng chọn kiểu phổ biến ở xứ mình là dở khóc dở cười!

Theo Lương Lễ Hoàng

Pháp luật TPHCM

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm