Sức khỏe và đời sống

SỨC KHỎE ĐẦU TUẦN.

Thấy đứa con 8 tháng tuổi ngủ li bì từ 7h tối đến tận sáng hôm sau không dậy, chị Hoa (TP HCM) vội đưa con đến Bệnh viện Nhi Đồng 2. Tại đây, các bác sĩ chẩn
Chuyên đề 1: 

 

Nhận biết trẻ chấn thương sọ não

Điều trị trẻ chấn thương sọ não ở BV Nhi Đồng 2.

Thấy đứa con 8 tháng tuổi ngủ li bì từ 7h tối đến tận sáng hôm sau không dậy, chị Hoa (TP HCM) vội đưa con đến Bệnh viện Nhi Đồng 2. Tại đây, các bác sĩ chẩn đoán cháu bé bị chấn thương sọ não.

Buổi chiều trước đó, bác của bé Đoan Trang (tên con gái chị Hoa) đón cháu bé từ nhà trẻ về, đến 7 giờ tối thì bé ngủ. Sáng hôm sau, người bác định đưa Trang đến nhà trẻ thì thấy bé vẫn ngủ li bì. Lo lắng, gia đình vội đưa cháu đi khám. Thấy bệnh nhi đã ở tình trạng hôn mê sâu, các bác sĩ chẩn đoán cháu bị chấn thương sọ não, chụp C.T phát hiện máu tụ dưới màng cứng. Qua tìm hiểu, gia đình mới biết bé Trang bị ngã ở nhà trẻ.
Bác sĩ Đặng Ngọc Dũng, thuộc khoa Ngoại Bệnh viện Nhi Đồng 2, cho biết, chấn thương sọ não ở trẻ thường do tai nạn trong sinh hoạt hoặc giao thông. Các tai nạn sinh hoạt thường gặp ở trẻ là ngã cầu thang, ngã võng, bế trượt tay, ngã do sàn nhà trơn... Nạn nhân thường ở độ tuổi 1-3, đang chập chững tập đi. Còn tai nạn giao thông thường gặp nhiều ở lứa tuổi đi học, trong lúc trẻ tự đạp xe hoặc do người lớn chở...
Không ít trẻ đã bị tử vong hoặc có di chứng sau mổ do cha mẹ không phát hiện trẻ bị chấn thương, hoặc chủ quan nghĩ trẻ không hề gì nên không đưa đến bệnh viện điều trị sớm. Bác sĩ Dũng nhấn mạnh, khi bị chấn thương sọ não, bệnh nhân phải được chuyển đến bệnh viện càng nhanh càng tốt. Hiệu quả điều trị phụ thuộc nhiều vào thời gian cấp cứu. Nếu điều trị sớm, trẻ sẽ phục hồi như bình thường; ngược lại sẽ tử vong hoặc mang di chứng nặng nề.

 

Các dấu hiệu chấn thương sọ não

Trong trường hợp bị chấn thương đầu, nếu thấy trẻ có một trong những dấu hiệu kể sau, các bậc cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay:
- Ngay sau ngã, trẻ bất tỉnh hơn 1 phút.
- Ngay sau ngã, trẻ vẫn tỉnh táo nhưng sau đó một thời gian lại xuất hiện những dấu hiệu tri giác bất thường (kích động khó dỗ; ngủ nhiều; lơ mơ, tiếp xúc kém hoặc bất tỉnh hoàn toàn).
- Sau chấn thương đầu, trẻ nôn trên 5 lần trong một thời gian ngắn hoặc nôn kéo dài hơn 6 giờ (mà trước đó trẻ bình thường).
- Thóp của trẻ sau một thời gian chấn thương bị phồng, căng lên, kèm theo vẻ mặt xanh xao.
- Trẻ bị chấn thương nhiều nơi, có máu chảy nhiều.
Theo bác sĩ Phạm Thị Kim Loan, Trưởng khoa Cấp cứu Bệnh viện Nhi Đồng 2, để hạn chế tai nạn chấn thương cho trẻ, cha mẹ nên cho con đội mũ bảo hiểm khi chở bằng xe máy. Tránh đặt trẻ nhỏ nằm ở giường quá cao so với mặt đất; phía dưới giường hoặc võng nên lót nệm. Gia đình có cầu thang cần làm cửa ngăn lại. Nhà có chấn song cầu thang thì nên làm với khoảng cách hẹp để trẻ không chui qua được. Sau khi lau nhà, sàn nhà thường rất trơn, vì nên canh chừng không cho trẻ đi lại trong lúc này. Đối với trẻ hiếu động thì phải chỉ cho trẻ biết những mối nguy hiểm có thể xảy ra khi chơi đùa, tránh leo cây, đến những nơi đang sửa chữa...

Chuyên đề 2: 

Sinh không đau bằng gây tê và những biến chứng

 

  - Sinh không đau bằng vô cảm nói chung, và gây tê ngoài màng cứng tủy sống, sản phụ có thể gặp những biến chứng như đau lưng, nhức đầu, hạ huyết áp, tổn thương thần kinh gây yếu, mất cảm giác, hoặc liệt...

 
 
 
Ngày càng nhiều phương pháp giúp sản phụ không phải chịu đựng stress tâm lý do cơn đau chuyển dạ: sinh ngả âm đạo có dụng cụ, mổ lấy thai với gây tê tủy sống, sinh không đau nhờ gây tê ngoài màng cứng... (Ảnh minh họa: Hương Cát)
 
 
Từ năm 1988 đến hết 6/2008, tại BV Hùng Vương, 35.000 lượt sản phụ áp dụng gây tê ngoài màng cứng tuỷ sống để đẻ không đau. Sản phụ nằm trong độ tuổi 21-30 chiếm tỷ lệ cao nhất, 50,35%. Tỷ lệ thai phụ sanh con so sử dụng phương pháp đẻ không đau là 54,61%.
 
 
Tuỷ sống là trung tâm điều hòa dẫn truyền xung động đau. Giảm đau ngoài màng cứng tuỷ sống bắt đầu cách đây khoảng 100 năm. Sản phụ thường được gây tê với một lượng thuốc tê có nồng độ thấp. Phương pháp này được thực hiện cho những sản phụ có yêu cầu, và đặc biệt đối với những sản phụ có bệnh lý đi kèm (bệnh tim mạch, suyễn,...). Đồng thời, các sản phụ cũng giảm được stress tâm lý do những cơn đau gây ra.
 
 
 Chuyển dạ được mô tả "từ thống khổ cho đến tột cùng hạnh phúc". Nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng dự cảm nhận đau đẻ, bao gồm, thời lượng chuyển dạ, số lần sinh nở, tham gia các lớp chuẩn bị sinh con/tiền sản, sợ hãi và lo lắng về chuyện sinh con, thái độ và trải nghiệm đau, và các cơ chế đối phó...
Đau âm ỉ, vọp bẻ (chuột rút), đi kèm với những cơn co bóp tử cung, ngày càng nhiều. Cơn đau này xuất phát từ cổ tử cung và cơ tử cung. Sau đó, cơn đau đẻ bắt đầu chuyển lên thành bụng, vùng thắt lưng cùng, vùng mông và đùi. Trong giai đoạn chuyển tiếp giữa cổ tử cung mở trọn và sổ thai, cơn đau chủ yếu có nguồn gốc từ âm đạo, đi kèm với thai di chuyển trong ống sinh.
Phụ nữ có chuyển dạ khó khăn (ví dụ con to và khung chậu nhỏ) tăng nguy cơ sinh mổ cũng như phải chịu đau nhiều hơn trong khi chuyển dạ. Những phụ nữ này có thể sẽ yêu cầu giảm đau chuyển dạ, ví dụ như giảm đau ngoài màng cứng.
 
Ưu điểm của giảm đau ngoài màng cứng là: Kiểm soát đau tốt hơn, giảm buồn nôn hoặc ói mửa, đỡ lo âu, khả năng đi lại và di chuyển sớm hơn sau mổ, tỉnh táo và ý thức hơn về môi trường chung quanh, chức năng hô hấp bình thường trở lại nhanh hơn...
 
 
Tuy nhiên, tại một hội thảo chuyên đề về gây mê hồi sức trong lĩnh vực sản phụ khoa lần thứ V do BV Từ Dũ cùng với Hội Gây mê hồi sức TP.HCM tổ chức đầu tháng 9 vừa qua, các chuyên gia về sản phụ khoa cảnh báo, phương pháp này cũng có thể đem đến đủ loại biến chứng.
Theo BS. Mark Rosen - ĐH Y Sanfrancisco, California, Mỹ, cảnh báo ngoài nguy cơ không đạt được phong bế đau đầy đủ, bệnh nhân có thể bị hạ huyết áp, nhức đầu, đau lưng, xuất huyết (tụ máu), nhiễm trùng, và tổn thương thần kinh có thể gây yếu, mất cảm giác, hoặc liệt.
 

Không phong bế hoàn toàn 

Vô cảm tuỷ sống tạo ra vô cảm nhanh, dự đoán được và các bác sĩ có thể kiểm soát được. Nhưng đôi khi bị thất bại vì những lý do không rõ. Phong bế một phần hoặc không đủ có thể do di lệch kim trong khi tiêm.
Trong khi đó, gây mê ngoài màng cứng tuỷ sống, các khả năng dẫn đến thất bại còn vô số hơn. Đó có thể là do sự bám dính của dây chằng, mô xơ từ phẫu thuật cột sống trước đây, hoặc đặt nhầm dây dẫn truyền (catête). Catête đặt nhầm có thể vào tĩnh mạch, cạnh đốt sống...
 

Nhức đầu

Nhức đầu sau chọc rách màng cứng là một biến chứng tương đối phổ biến của phương pháp sinh không đau trong sản khoa. Khả năng của các triệu chứng liên quan đến kích cỡ và hình dạng của kim đâm thủng màng cứng.
Giảm áp lực nội sọ và giãn mạch máu thứ phát dẫn đến triệu chứng kinh điển của nhức đầu, có thể kèm theo co thắt và đau cơ cột sống cổ. Mặc dù các triệu chứng này thường tự khỏi, nhưng có thể dai dẳng. Và dù hầu hết là biến chứng lành tính, nhưng nếu không được điều trị có thể dẫn đến bệnh lý thần kinh sọ hoặc tụ máu ngoài màng cứng.
 

Liệt thần kinh sọ

 
 
 
Kiểm tra một sản phụ chuyển dạ sinh thường tại BV Từ Dũ (Ảnh: H.Cát)
 
 
Thần kinh vận nhãn ngoài là thần kinh sọ thường bị ảnh hưởng nhất, bị kéo căng do thất thoát dịch não tủy sau khi chọc rách màng cứng. Khởi phát điển hình của triệu chứng "song thị" là 3-10 ngày, sau khi tai biến. Song thị có thể kéo dài hàng tháng. Thiếu máu cục bộ thần kinh thị giác do co kéo hoặc hạ áp kéo dài có thể gây ám điểm vĩnh viễn. 
 
 
Thần kinh tiền đình ốc tai có thể bị ảnh hưởng bởi vô cảm tủy sống (ước tính khoảng 0,4-9,1%). Kiểm tra thính lực của sản phụ sinh mổ với vô cảm tuỷ sống cho thấy 14% có giảm thị lực.
Liệt dây thần kinh sọ sau khi phong bế thần kinh trung ương thường hiếm gặp và đa phần là lành tính, nhưng hay kéo dài nhiều tháng sau sinh.
 

Đau lưng

Tần suất đau lưng dưới hậu sản, trong các nghiên cứu từ 10% đến tận 70%, thậm chí cả khi sinh thường không dùng phương pháp giảm đau. Nhiều yếu tố có thể gây đau lưng dưới hậu sản là lên cân trong thai kỳ, trọng lượng thai, thay đổi ở dây chằng, đa thai và sinh nhiều lần.
 

Sốt

Mặc dù gây tê tủy sống (vô cảm tủy sống) và gây tê ngoài màng cứng (vô cảm ngoài màng cứng) điển hình có liên quan đến giảm thân nhiệt do sự giãn mạch, tái phân bố nhiệt từ trung tâm ra ngoại biên, và mất nhiệt vào môi trường, vô cảm ngoài màng cứng chuyển dạ thường đi kèm với tăng thân nhiệt cao đến 38oC.
BS. Mark Rosen cho biết, theo một số nghiên cứu ngẫu nhiên, 15% phụ nữ được giảm đau ngoài màng cứng khi chuyển dạ bị sốt so với 4% sản phụ khác không được giảm đau ngoài màng cứng.
Điều đáng lo ngại là các bé sơ sinh có mẹ được giảm đau ngoài màng cứng dễ có khả năng bị xét nghiệm tìm nguyên nhân gây sốt và điều trị bằng kháng sinh. Cho dù những em bé này không tăng nguy cơ nhiễm trùng huyết. 
 

Tổn thương thần kinh

Tổn thương do catête hoặc tiêm thuốc tê vào thần kinh là các biến chứng thần kinh đáng sợ nhất của phương pháp này trong sản khoa. Tuỷ sống, chóp tuỷ, và các rễ thần kinh dễ bị tổn hại do chấn thương trực tiếp. Các chấn thương này có thể do xác định không chính xác chỗ đâm kim.
Theo các chuyên gia, nhiều trong số các bệnh thần kinh này có thể phục hồi được, nhưng người phụ nữ đã bị tổn thương vĩnh viễn do vô cảm ngoài màng cứng và tuỷ sống.

Chuyên đề 3: 

 

Không nên lấy trọng lượng của con làm mục tiêu phấn đấu

 

Hướng dẫn nấu ăn cho trẻ tại Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM - Ảnh: L.TH.H.

TT - Theo số liệu của Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM, có khoảng 30-40% trẻ 2-3 tuổi biếng ăn. Đa số trẻ biếng ăn là do cha mẹ thiếu kiến thức chăm sóc trẻ, cách cho trẻ ăn và làm thức ăn cho trẻ. “Ở nhiều gia đình, bữa ăn của trẻ trở thành một cuộc chiến triền miên mà các bên đều bị thương tổn” - bác sĩ Nguyễn Thị Kim Hưng - giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM - đã mở đầu buổi trao đổi với Tuổi Trẻ như vậy.

* Thưa bác sĩ, vì sao trẻ lại biếng ăn?
- Nguyên nhân trẻ biếng ăn rất phức tạp, đa dạng và có nhiều. Tuy nhiên, có một số nguyên nhân cơ bản sau: trẻ biếng ăn do nguyên nhân tâm lý xã hội; do bệnh lý (trẻ sắp bệnh, đang bệnh, vừa bệnh xong; do bị trào ngược, bị sứt môi chẻ vòm ăn uống khó khăn); do trẻ thiếu sắt, kẽm, lysin; cũng có khi do biếng ăn bẩm sinh; do chế độ ăn không hợp lý, đơn điệu quá; biếng ăn do... cha mẹ (cha mẹ nghĩ là trẻ biếng ăn chứ thật sự trẻ không biếng ăn, hoặc thấy con mình nhẹ ký, ăn ít hơn con hàng xóm thì lo lắng và ép con ăn).
Trong các nguyên nhân trên, nguyên nhân tâm lý xã hội là quan trọng nhất, thường gặp nhất. Do cuộc sống hiện quá nhiều căng thẳng, nhiều bậc cha mẹ đi làm, bận bịu suốt ngày, ít có thời gian dành cho con cái khiến trẻ bị thiếu tình thương và điều này có thể khiến trẻ bị biếng ăn.
Cần lưu ý rằng nếu ăn uống là vui vẻ, là thời điểm hấp dẫn, là cơ hội giao tiếp thì sẽ hình thành những thói quen ăn uống tốt sau này cho trẻ. Còn nếu ăn uống là chuyện gì đó lạnh nhạt, là bạo lực, là dụ dỗ mua chuộc, dọa dẫm... thì trẻ không thể ăn ngon miệng được. Thường người lớn giở đủ trò với đứa trẻ để ép buộc nó ăn mà không biết rằng tuy trẻ chưa biết nói hoặc không nói ra, nhưng trẻ cảm nhận được hết những thái độ và hành vi này của các bậc cha mẹ.
Đó là những nguyên nhân về mặt tâm lý xã hội tạo nên hành vi ăn uống sai lệch ở trẻ. Khi thói quen ăn uống này kéo dài thì bé bắt đầu thiếu chất, mà khi thiếu chất thì càng làm tăng sự biếng ăn. Từ biếng ăn trẻ dễ rơi vào suy dinh dưỡng. Từ suy dinh dưỡng trẻ lại dễ bị bệnh, mà khi bệnh lại tiếp tục biếng ăn hơn nữa.
* Hiện nay có thuốc gì để tăng cân cho trẻ không, thưa bác sĩ?
- Đến nay các chuyên gia về dinh dưỡng trên thế giới vẫn nói rằng ai tìm được thuốc thật sự chống biếng ăn sẽ trao giải Nobel cho người đó. Những thuốc mà ai đó đang dùng cho trẻ không phải là thuốc chống biếng ăn.
* Việc điều trị một trẻ biếng ăn phải bắt đầu từ đâu?
- Điều trị một đứa bé biếng ăn rất phức tạp. Muốn điều trị hiệu quả, người thầy thuốc, chuyên gia dinh dưỡng phải tìm hiểu kỹ ở nhiều góc độ để tìm ra đâu là nguyên nhân chính khiến trẻ biếng ăn. Nhiều khi cũng phải cho trẻ uống thuốc để giải quyết tình trạng sức khỏe, bệnh lý trực tiếp. Tuy nhiên đó cũng chỉ là điều trị triệu chứng, cái gốc vẫn là phải giải quyết nguyên nhân tâm lý xã hội, môi trường ăn uống...
Ở góc độ tâm lý xã hội, ngoài việc mua những thức ăn bổ dưỡng, chế biến thức ăn ngon và hấp dẫn, còn phải tạo một không khí ăn uống vui vẻ, cơ hội tiếp xúc cho trẻ, tôn trọng sở thích ăn uống của trẻ. Không nên lấy trọng lượng của con làm mục tiêu phấn đấu, điều đó vừa sai lầm vừa rất nguy hiểm. Những trẻ không mập nhưng khỏe mạnh, hoạt bát, thông minh vẫn hơn trẻ mập mạp nhưng chậm chạp, kém nhanh nhẹn...
* Làm thế nào để trẻ tăng cân tốt, thưa bác sĩ?
- Để trẻ có thể tăng cân tốt thì năng lượng cung cấp (đồ ăn thức uống hằng ngày cho trẻ) phải vượt năng lượng tiêu hao.
Muốn tăng năng lượng cung cấp có nhiều cách. Tăng thêm bữa, nếu trẻ ăn quá ít bữa: 2-3 bữa/ngày. Ở trẻ nhỏ, ngoài bữa ăn chính bé còn phải được ăn thêm 2-3 bữa phụ. Nhưng trước bữa ăn chính một tiếng thì không nên cho trẻ ăn uống gì hết. Tăng thêm thức ăn vào từng bữa ăn cho trẻ. Có thể trẻ chỉ ăn hết nửa chén cơm, nhưng có thể cho trẻ ăn thêm một quả trứng luộc hoặc củ khoai lang nhỏ, chùm nhãn, vài cái bánh, nửa cái bánh bao hay trái chuối... Tăng dầu mỡ trong bữa ăn chính để tăng năng lượng cung cấp cho trẻ. Hoặc có thể cho trẻ dùng thực phẩm cao năng lượng như sữa, bột đậu cao năng lượng (một chén bột đậu cao năng lượng bằng bốn chén bột đậu thông thường).
Ngoài ra, cũng có thể không tăng cung cấp nhưng giảm tiêu hao thì trẻ cũng tăng cân. Trẻ tiêu hao nhiều nhất là khi vận động, bị các bệnh lặt vặt như tiêu chảy, cảm cúm, viêm họng, sán lãi nhiều. Vì vậy, ngoài cung cấp đủ năng lượng phải thường xuyên giữ gìn vệ sinh cho trẻ, xổ lãi định kỳ (trẻ trên 2 tuổi xổ lãi hai lần/năm).
LÊ THANH HÀ
 Thuốc “mập” là thuốc gì?
 
Thuốc “mập” đầu tiên là thuốc chống viêm glucocorticoid, gọi tắt là corticoid. Thuốc corticoid gồm nhiều thuốc: dexamethason (gọi nôm na là “đềxa” hay thuốc “hạt dưa”), prednison, prednisolon... Về phương diện chữa bệnh, corticoid là thuốc dùng để chống viêm, giảm đau, trị các bệnh xương khớp, các bệnh tự miễn... chứ không bao giờ được sử dụng làm cho mập. Chính cơ thể có vẻ như mập ra và tăng trọng khi uống thuốc này liên tục và kéo dài - mà một số người tưởng là béo tốt - là biểu hiện một tác dụng phụ nguy hiểm của thuốc. Ngoài tác dụng phụ gây béo phì, thuốc còn có một số tác dụng phụ nguy hiểm khác..
Thuốc “mập” thứ hai thường được dùng là cyproheptadin. Đây là thuốc kháng histamin trị dị ứng, có thêm tác dụng kích thích sự thèm ăn. Thuốc này có tác dụng gián tiếp trị chứng chán ăn, làm cho người dùng thuốc ăn nhiều hơn. Tuy nhiên, cyproheptadin chỉ kích thích sự thèm ăn tạm thời (khi đang dùng thuốc thì ăn ngon miệng, lúc ngưng sẽ chán ăn trở lại) và có nhiều tác dụng phụ: gây buồn ngủ, không dùng cho phụ nữ có thai, đang cho con bú, trẻ em dưới 2 tuổi, người già suy nhược, người bị tăng nhãn áp, u tuyến tiền liệt, loét tá tràng. Đối với trẻ em, thuốc có thể gây cơn co giật.
Đặc biệt, cần lưu ý thêm về thuốc “đông y” giả mạo rất thường hay trộn tân dược corticoid, cyproheptadin để tạo ra tác dụng trước mắt: ăn được, ngủ được, mập ra, nếu có đau nhức là giảm đau nhức ngay. Các thuốc này thường được quảng cáo chủ trị “mát huyết, trị gầy yếu, thiếu máu, biếng ăn, mất ngủ...” nhưng lâu ngày không sao lường hết được tác hại cho sức khỏe.


Chuyên đề 4: 

 

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh

 

 

Tác giả : BS. CAM NGỌC PHƯỢNG (Khoa Hồi sức sơ sinh - BV. Nhi đồng I)
 

 

Một số rối loạn tiêu hóa thường gặp ở trẻ sơ sinh bao gồm ọc sữa, tiêu chảy, bón, bú kém. Nguyên nhân của các vấn đề này có thể do phương pháp cho bú không đúng hoặc do một số bệnh lý như nhiễm trùng, kém hấp thu, dị tật bẩm sinh đường tiêu hóa.

 

1. Nôn ói
 

 

Ðây là triệu chứng thường gặp nhất trong giai đoạn sơ sinh. Trẻ bình thường cũng hay trớ một lượng nhỏ sữa trong hoặc ngay sau bú. Bú no quá, bú các cữ gần nhau quá, đổi loại sữa, lỗ núm vú cao su to hoặc nhỏ quá, đặc biệt tư thế bế trẻ không đúng là những nguyên nhân có thể làm trẻ ọc sữa.
 

 

Có thể làm giảm ọc bằng tư thế cho bú đúng.
 

 

Cách bế trẻ đúng cách bao gồm:
 

 

- Ðầu và thân trẻ ở trên cùng một đường thẳng.
 

 

- Mặt trẻ đối diện với vú, mũi trẻ đối diện với núm vú.
 

 

- Thân trẻ thật sát thân bà mẹ.
 

 

- Mẹ đỡ toàn bộ thân trẻ, không chỉ đỡ ở cổ và vai.
 

 

Cách giúp trẻ ngậm bắt vú tốt bao gồm:
 

 

- Mẹ nên chạm vú vào môi trẻ.
 

 

- Chờ đến khi miệng trẻ mở rộng.
 

 

- Nhanh chóng đưa miệng trẻ vào vú, hướng cho môi dưới của trẻ ở dưới núm vú.
 

 

Một số dị dạng đường tiêu hóa (như teo thực quản, teo tắc ruột, bệnh phình đại tràng bẩm sinh...) là nguyên nhân của 1/3 số trường hợp trẻ sơ sinh bị ọc. Tỷ lệ tử vong có thể rất cao nếu điều trị chậm trễ.
 

 

Vì vậy đối với mọi trẻ sơ sinh bị ói, đặc biệt cần lưu ý tìm những dấu hiệu sau để giúp nhận biết trẻ có nguy cơ và cần phẫu thuật khẩn.
 

 

- Lúc mang thai bà mẹ đa ối (nước ối nhiều, trên 2 lít).
 

 

- Ngay sau sinh trẻ nhiều đàm (sùi bọt cua).
 

 

- Ọc dịch xanh rêu.
 

 

- Bụng chướng.
 

 

- Không đi tiêu phân su 48 giờ sau sinh.
 

 

2. Tiêu chảy
 

 

Trẻ sơ sinh bình thường, đặc biệt những trẻ bú mẹ, có thể đi tiêu 5-10 lần trong một ngày, thường sau mỗi cữ bú, phân sệt, màu vàng sậm, trẻ tăng cân tốt; trường hợp này không gọi là tiêu chảy.
 

 

Nếu trẻ bú không đủ, phân có màu xanh lẫn nước nhưng lượng ít.
 

 

Nếu trẻ bú nhiều quá, mẹ uống thuốc xổ hoặc ăn thức ăn nhuận trường thì trẻ bú mẹ có thể bị tiêu chảy.
 

 

Một số nguyên nhân khác gây tiêu chảy ở trẻ sơ sinh bao gồm: nhiễm trùng, dị ứng sữa, hội chứng kém hấp thu.
 

 

3. Bón
 

 

Ở một số trẻ sơ sinh có thể đi tiêu 1 lần trong ngày hoặc mỗi 36-48 giờ, nhưng phân không khô và trẻ đi tiêu dễ, đây không gọi là bón.
 

 

Bón thường gặp ở trẻ bú sữa bột, do lượng sữa bú không đủ, do loại sữa có nhiều protein hoặc nhiều chất béo. Nếu pha sữa đặc quá (ví dụ hơn 1 muỗng sữa cho mỗi 30ml nước) trẻ cũng có thể bị bón, trong trường hợp này cần pha đúng tỷ lệ (1 muỗng sữa gạt ngang cho mỗi 30ml nước) sẽ giúp trẻ đi tiêu bình thường.
 

 

Bón có thể xảy ra ở trẻ sinh non, sinh ngạt, suy giáp, mẹ sản giật kèm hạ Magné/máu, trẻ bị nứt hậu môn. Bệnh phình đại tràng bẩm sinh làm trẻ không đi tiêu phân su trong 48 giờ đầu sau sinh, sau đó trẻ bón kéo dài kèm chướng bụng.
 

 

4. Bú kém
 

 

Bú kém là bú ít hơn một nửa thể tích sữa so với bình thường.
 

 

Bú kém do hậu quả của bú không đủ lượng kéo dài vì nôn ói, tiêu chảy, do bệnh lý thần kinh trung ương, nhiễm trùng, suy giáp.
 

 

5. Ðau bụng
 

 

Ðau bụng từng cơn kèm khóc ngất. Cơn đau xuất hiện đột ngột, có thể kéo dài nhiều giờ. Mặt trẻ đỏ hoặc có thể tái. Trong cơn đau, bụng chướng, chân co lên bụng, bàn tay nắm chặt. Trẻ đi tiêu xong có thể hết đau.
 

 

Ðau bụng ở trẻ sơ sinh có thể do đói, nuốt nhiều hơi khi bú, bú nhiều quá.
 

 

Một số bệnh lý gây đau bụng như lồng ruột, thoát vị bẹn.
 

 

6. Chậm tăng cân
 

 

Trẻ sơ sinh bình thường tăng cân khoảng 25g mỗi ngày kể từ tuần lễ thứ hai sau sinh. Lúc đầy tháng trẻ lên cân được trung bình 700g.
 

 

Nguyên nhân chính của chậm tăng cân ở một nửa số trường hợp là bú không đủ. Trẻ có thể khóc nhiều, tăng kích thích, bón, ngủ ít.
 

 

Trường hợp nặng, trẻ có dấu hiệu mất nước, da khô, thóp lõm, véo da vết véo mất chậm.
 

 

Các bà mẹ cần điều chỉnh tư thế bế trẻ bú đúng, tăng lượng sữa bú cho đủ và tìm bệnh lý đi kèm.
 

 

7. Béo phì
 

 

Thường gặp ở trẻ bú sữa bột.
 

 

Béo phì do bú nhiều, sữa pha đặc quá gây dư năng lượng, dư chất béo, chất đường. Béo phì thường kéo dài tiếp tục qua giai đoạn sơ sinh đến giai đoạn trẻ lớn.
 

 

Chú thích ảnh: Ðộng tác bú chuẩn xác giúp trẻ tránh được rối loạn tiêu hóa do nuốt nhiều hơi.
 

 


 

Chuyên đề 5:  

 

NGỨA HẬU MÔN

 
Đây là một triệu chứng thông thường mà chúng ta ai ai cũng có thể bị, thông thường nam giới dễ bị ngứa hậu môn hơn phụ nữ. Người ta ước đoán khoảng 1% đến 5% dân chúng Hoa Kỳ đã và đang bị hành hạ bởi triệu chứng oái oăm này. Một số người may mắn chỉ bị ngứa ngáy khó chịu trong một thời gian thật ngắn rồi bệnh tự nhiên biến mất. Kém may mắn hơn, bệnh có thể kéo dài năm này qua tháng nọ, nhất là về đêm gây ra mất ngủ.
Bệnh có thể rất nhẹ như cảm giác nong nóng, hơi hơi thốn. Hoặc nặng hơn, như rát bỏng ngứa ngáy một cách (khủng khiếp) khó chịu. Bệnh có thể nặng đến nỗi bệnh nhân nhiều khi không dám ra đường vì lúc nào cũng phải đưa tay ra sau hậu môn để gãi. Càng gãi càng ngứa, càng ngứa càng gãi. Vì mắc cỡ, bệnh nhân đôi khi ngần ngại không dám khai bệnh, nên cứ âm thầm mà "gãi hậu môn". Trong lúc tự chữa trị lấy, bệnh có thể mỗi ngày một trầm trọng hơn.
NHỮNG NGUYÊN NHÂN ĐƯA ĐẾN NGỨA HẬU MÔN
Hậu môn chứa rất nhiều dây thần kinh, nên rất nhạy cảm và dễ bị đau hoặc ngứa. Vì thế gần như bất cứ một dữ kiện hoặc bệnh tật nào cũng có thể gây ngứa hậu môn, nếu vì một lý do nào đó hậu môn hoặc lớp da chung quanh hậu môn bị kích thích, cọ sát không ngừng.
Tại các nước chậm tiến, khi phân người ta vẫn được dùng trong việc trồng trọt, bệnh sán lãi kim (pinworm) có thể bành trướng khắp nơi, gây ra ngứa hậu môn  cho các em bé bị sán lãi. Một số người lớn khi du lịch về những quốc gia nầy cũng có thể bị đau bụng, tiêu chảy hoặc ngứa hậu môn khi bị lây bệnh. Các bé sơ sinh khi mặc tã hoặc người lớn khi mặc quần lót bằng nylon, hậu môn có thể bị ẩm ướt và bị lên nấm (Candida Albicans). Da chung quanh hậu môn có thể trở nên đỏ và ngứa ngáy khó chịu.
Chấy (Scabies) nếu ăn vào hậu môn cũng gây ra triệu chứng khó chịu nầy. Ngoài nấm, một số vi trùng và vi khuẩn khác nhau cũng có thể làm ngứa hậu môn. Một số bệnh nhân đồng tính luyến ái nam bị ngứa hậu môn gây ra bỡi các bệnh truyền nhiễm như hoa mai, giang liễu,...Cũng như các bệnh ngứa ngoài da, ngứa hậu môn được xem như một bệnh dị ứng. Bệnh nhân có thể vì lý do di truyền trở nên quá nhạy cảm với một số chất hoá học và thức ăn khác nhau. Da hậu môn nếu tiếp xúc với hoá chất nầy có thể bị nổi ngứa. Các chất hoá học nầy có thể tìm thấy trong các loại nước hoa, chất phẩm mầu trong giấy vệ sinh, các loại xà phòng, kem thoa hoặc thuốc thơm cho cơ thể, một số hàng vải hoặc thuốc tẩy quần áo, và ngay cả các loại thuốc nhét hoặc kem thoa hậu môn. Bệnh ngứa ngoài da như psoriasis, eczema, v.v...có thể lan đến hậu môn gây ra ngứa ở vùng nầy. Bệnh nhân nầy nếu bị "stress" có thể sẽ dễ bị ngứa hơn.
Một số bệnh nhân có thể bị ngứa hậu môn sau khi tiêu thụ các thức ăn như: cà phê, coke, bia, cà chua, chocolate, trà tàu cũng như nước cam, chanh,...
Bón và tiêu chảy là một trong những nguyên nhân thường xuyên nhất đưa đến bệnh ngứa hậu môn. Khi bón quá hoặc khi bị tiêu chảy liên tục, một ít phân sót lại có thể làm viêm lớp da non chung quanh hậu môn. Lâu dần lớp da nầy có thể bị làm độc, lở loát hoặc nứt (analfissures). Khi rặn quá lâu hoặc đi cầu quá nhiều, một số tĩnh mạch hậu môn có thể bị sưng to, gây ra trĩ (hemorrhoids). Nứt hậu môn và trĩ có thể làm hậu môn chảy máu hoặc đau đớn mỗi lần đi cầu, nhưng hiếm khi gây ra ngứa hậu môn.
Da hậu môn nếu dơ quá hoặc sạch quá đều bị ngứa. Chất nhờn bảo vệ da hậu môn bị giảm dần khi được lau rửa một cách quá kỹ lưỡng. Sự cọ sát thái quá nầy làm tổn thương da hậu môn gây ra ngứa ngáy khó chịu. Một số bệnh nhân vì quá chú trọng trong việc gìn giữ vệ sinh có thói quen lau quá lâu và quá nhiều sau mỗi lần đi cầu. Như thế họ cứ lau tới lau lui, lau đi lau lại. Hết lau khăn khô lại qua khăn ướt , hết xà bông nầy đến nước hoa kia, hết thoa kem chống ngứa đến các loại thuốc nhét hậu môn,v.v...Hậu môn bị kích thích liên tục nên dần dần ngứa ngáy khó chịu. Vì tưởng lầm hậu môn chưa được sạch, họ tiếp tục lau nhiều hơn, lâu hơn, và kỹ hơn.
Càng lau nhiều càng ngứa nhiều. Càng ngứa hơn càng lau kỹ hơn. Và trong vòng lẩn quẩn đó, bệnh mỗi ngày một nặng hơn. Ngoài ra, thuốc trụ sinh, nhất là thuốc tetracilines, nếu dùng thường xuyên cũng có thể làm ngứa hậu môn.
Các loại bệnh như tiểu đường, viêm gan, béo mập, viêm hoặc ung thư hậu môn,v.v...cũng có thể làm ngứa hậu môn.
NGỨA HẬU MÔN PHẢI LÀM GÌ?
- Tránh lau quá nhiều hoặc quá lâu sau mỗi lần đi cầu.
- Đừng dùng quá nhiều xà bông để rửa hậu môn.
- Nên dùng khăn ướt để lau. Nên dùng giấy vệ sinh ít chất mầu nước hoa nhúng với một ít nước ấm. Khăn ướt cho em bé (babywipers) có thể làm ngứa hậu môn nếu dùng quá thường xuyên.
- Không nên kỳ cọ một cách quá mạnh tay.
- Tuyệt đối không nên  gãi.
- Không nên mặc quần áo quá chật. Tránh mặc quần lót bằng chất nylon.
- Nên giữ hậu môn cho khô. Quý vị có thể chấm khô bằng bông gòn, và rắc một ít bột bắp (cornstarch). Tránh dùng tất cả các loại phấn có chứa các loại thuốc, nước hoa cũng như thuốc chống mồ hôi.
- Nếu dùng thuốc, chỉ nên thoa thật ít và đúng như lời hướng dẫn của Bác sĩ.
- Tránh các thức ăn uống kể trên, nhất là các loại thực phẩm có nhiều gia vị, chất cay, chua,...
Nếu bệnh không thuyên giảm sau một thời gian ngắn, nên đi khám Bác sĩ càng sớm càng tốt.
Tóm lại,
 

ngứa hậu môn tuy thông thường nhưng có thể rất khó chữa. Tuy đa số nguyên nhân đưa đến ngứa hậu môn không đáng ngại một ít bệnh nguy hiểm hơn như nhiễm trùng hoặc ung thư hậu môn cũng có thể gây ra triệu chứng oái oăm nầy. 

 


 

 

Chúc các bạn luôn vui-khỏe...NDD

 

Trương Kim Anh chuyển

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

SỨC KHỎE ĐẦU TUẦN.

Thấy đứa con 8 tháng tuổi ngủ li bì từ 7h tối đến tận sáng hôm sau không dậy, chị Hoa (TP HCM) vội đưa con đến Bệnh viện Nhi Đồng 2. Tại đây, các bác sĩ chẩn
Chuyên đề 1: 

 

Nhận biết trẻ chấn thương sọ não

Điều trị trẻ chấn thương sọ não ở BV Nhi Đồng 2.

Thấy đứa con 8 tháng tuổi ngủ li bì từ 7h tối đến tận sáng hôm sau không dậy, chị Hoa (TP HCM) vội đưa con đến Bệnh viện Nhi Đồng 2. Tại đây, các bác sĩ chẩn đoán cháu bé bị chấn thương sọ não.

Buổi chiều trước đó, bác của bé Đoan Trang (tên con gái chị Hoa) đón cháu bé từ nhà trẻ về, đến 7 giờ tối thì bé ngủ. Sáng hôm sau, người bác định đưa Trang đến nhà trẻ thì thấy bé vẫn ngủ li bì. Lo lắng, gia đình vội đưa cháu đi khám. Thấy bệnh nhi đã ở tình trạng hôn mê sâu, các bác sĩ chẩn đoán cháu bị chấn thương sọ não, chụp C.T phát hiện máu tụ dưới màng cứng. Qua tìm hiểu, gia đình mới biết bé Trang bị ngã ở nhà trẻ.
Bác sĩ Đặng Ngọc Dũng, thuộc khoa Ngoại Bệnh viện Nhi Đồng 2, cho biết, chấn thương sọ não ở trẻ thường do tai nạn trong sinh hoạt hoặc giao thông. Các tai nạn sinh hoạt thường gặp ở trẻ là ngã cầu thang, ngã võng, bế trượt tay, ngã do sàn nhà trơn... Nạn nhân thường ở độ tuổi 1-3, đang chập chững tập đi. Còn tai nạn giao thông thường gặp nhiều ở lứa tuổi đi học, trong lúc trẻ tự đạp xe hoặc do người lớn chở...
Không ít trẻ đã bị tử vong hoặc có di chứng sau mổ do cha mẹ không phát hiện trẻ bị chấn thương, hoặc chủ quan nghĩ trẻ không hề gì nên không đưa đến bệnh viện điều trị sớm. Bác sĩ Dũng nhấn mạnh, khi bị chấn thương sọ não, bệnh nhân phải được chuyển đến bệnh viện càng nhanh càng tốt. Hiệu quả điều trị phụ thuộc nhiều vào thời gian cấp cứu. Nếu điều trị sớm, trẻ sẽ phục hồi như bình thường; ngược lại sẽ tử vong hoặc mang di chứng nặng nề.

 

Các dấu hiệu chấn thương sọ não

Trong trường hợp bị chấn thương đầu, nếu thấy trẻ có một trong những dấu hiệu kể sau, các bậc cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay:
- Ngay sau ngã, trẻ bất tỉnh hơn 1 phút.
- Ngay sau ngã, trẻ vẫn tỉnh táo nhưng sau đó một thời gian lại xuất hiện những dấu hiệu tri giác bất thường (kích động khó dỗ; ngủ nhiều; lơ mơ, tiếp xúc kém hoặc bất tỉnh hoàn toàn).
- Sau chấn thương đầu, trẻ nôn trên 5 lần trong một thời gian ngắn hoặc nôn kéo dài hơn 6 giờ (mà trước đó trẻ bình thường).
- Thóp của trẻ sau một thời gian chấn thương bị phồng, căng lên, kèm theo vẻ mặt xanh xao.
- Trẻ bị chấn thương nhiều nơi, có máu chảy nhiều.
Theo bác sĩ Phạm Thị Kim Loan, Trưởng khoa Cấp cứu Bệnh viện Nhi Đồng 2, để hạn chế tai nạn chấn thương cho trẻ, cha mẹ nên cho con đội mũ bảo hiểm khi chở bằng xe máy. Tránh đặt trẻ nhỏ nằm ở giường quá cao so với mặt đất; phía dưới giường hoặc võng nên lót nệm. Gia đình có cầu thang cần làm cửa ngăn lại. Nhà có chấn song cầu thang thì nên làm với khoảng cách hẹp để trẻ không chui qua được. Sau khi lau nhà, sàn nhà thường rất trơn, vì nên canh chừng không cho trẻ đi lại trong lúc này. Đối với trẻ hiếu động thì phải chỉ cho trẻ biết những mối nguy hiểm có thể xảy ra khi chơi đùa, tránh leo cây, đến những nơi đang sửa chữa...

Chuyên đề 2: 

Sinh không đau bằng gây tê và những biến chứng

 

  - Sinh không đau bằng vô cảm nói chung, và gây tê ngoài màng cứng tủy sống, sản phụ có thể gặp những biến chứng như đau lưng, nhức đầu, hạ huyết áp, tổn thương thần kinh gây yếu, mất cảm giác, hoặc liệt...

 
 
 
Ngày càng nhiều phương pháp giúp sản phụ không phải chịu đựng stress tâm lý do cơn đau chuyển dạ: sinh ngả âm đạo có dụng cụ, mổ lấy thai với gây tê tủy sống, sinh không đau nhờ gây tê ngoài màng cứng... (Ảnh minh họa: Hương Cát)
 
 
Từ năm 1988 đến hết 6/2008, tại BV Hùng Vương, 35.000 lượt sản phụ áp dụng gây tê ngoài màng cứng tuỷ sống để đẻ không đau. Sản phụ nằm trong độ tuổi 21-30 chiếm tỷ lệ cao nhất, 50,35%. Tỷ lệ thai phụ sanh con so sử dụng phương pháp đẻ không đau là 54,61%.
 
 
Tuỷ sống là trung tâm điều hòa dẫn truyền xung động đau. Giảm đau ngoài màng cứng tuỷ sống bắt đầu cách đây khoảng 100 năm. Sản phụ thường được gây tê với một lượng thuốc tê có nồng độ thấp. Phương pháp này được thực hiện cho những sản phụ có yêu cầu, và đặc biệt đối với những sản phụ có bệnh lý đi kèm (bệnh tim mạch, suyễn,...). Đồng thời, các sản phụ cũng giảm được stress tâm lý do những cơn đau gây ra.
 
 
 Chuyển dạ được mô tả "từ thống khổ cho đến tột cùng hạnh phúc". Nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng dự cảm nhận đau đẻ, bao gồm, thời lượng chuyển dạ, số lần sinh nở, tham gia các lớp chuẩn bị sinh con/tiền sản, sợ hãi và lo lắng về chuyện sinh con, thái độ và trải nghiệm đau, và các cơ chế đối phó...
Đau âm ỉ, vọp bẻ (chuột rút), đi kèm với những cơn co bóp tử cung, ngày càng nhiều. Cơn đau này xuất phát từ cổ tử cung và cơ tử cung. Sau đó, cơn đau đẻ bắt đầu chuyển lên thành bụng, vùng thắt lưng cùng, vùng mông và đùi. Trong giai đoạn chuyển tiếp giữa cổ tử cung mở trọn và sổ thai, cơn đau chủ yếu có nguồn gốc từ âm đạo, đi kèm với thai di chuyển trong ống sinh.
Phụ nữ có chuyển dạ khó khăn (ví dụ con to và khung chậu nhỏ) tăng nguy cơ sinh mổ cũng như phải chịu đau nhiều hơn trong khi chuyển dạ. Những phụ nữ này có thể sẽ yêu cầu giảm đau chuyển dạ, ví dụ như giảm đau ngoài màng cứng.
 
Ưu điểm của giảm đau ngoài màng cứng là: Kiểm soát đau tốt hơn, giảm buồn nôn hoặc ói mửa, đỡ lo âu, khả năng đi lại và di chuyển sớm hơn sau mổ, tỉnh táo và ý thức hơn về môi trường chung quanh, chức năng hô hấp bình thường trở lại nhanh hơn...
 
 
Tuy nhiên, tại một hội thảo chuyên đề về gây mê hồi sức trong lĩnh vực sản phụ khoa lần thứ V do BV Từ Dũ cùng với Hội Gây mê hồi sức TP.HCM tổ chức đầu tháng 9 vừa qua, các chuyên gia về sản phụ khoa cảnh báo, phương pháp này cũng có thể đem đến đủ loại biến chứng.
Theo BS. Mark Rosen - ĐH Y Sanfrancisco, California, Mỹ, cảnh báo ngoài nguy cơ không đạt được phong bế đau đầy đủ, bệnh nhân có thể bị hạ huyết áp, nhức đầu, đau lưng, xuất huyết (tụ máu), nhiễm trùng, và tổn thương thần kinh có thể gây yếu, mất cảm giác, hoặc liệt.
 

Không phong bế hoàn toàn 

Vô cảm tuỷ sống tạo ra vô cảm nhanh, dự đoán được và các bác sĩ có thể kiểm soát được. Nhưng đôi khi bị thất bại vì những lý do không rõ. Phong bế một phần hoặc không đủ có thể do di lệch kim trong khi tiêm.
Trong khi đó, gây mê ngoài màng cứng tuỷ sống, các khả năng dẫn đến thất bại còn vô số hơn. Đó có thể là do sự bám dính của dây chằng, mô xơ từ phẫu thuật cột sống trước đây, hoặc đặt nhầm dây dẫn truyền (catête). Catête đặt nhầm có thể vào tĩnh mạch, cạnh đốt sống...
 

Nhức đầu

Nhức đầu sau chọc rách màng cứng là một biến chứng tương đối phổ biến của phương pháp sinh không đau trong sản khoa. Khả năng của các triệu chứng liên quan đến kích cỡ và hình dạng của kim đâm thủng màng cứng.
Giảm áp lực nội sọ và giãn mạch máu thứ phát dẫn đến triệu chứng kinh điển của nhức đầu, có thể kèm theo co thắt và đau cơ cột sống cổ. Mặc dù các triệu chứng này thường tự khỏi, nhưng có thể dai dẳng. Và dù hầu hết là biến chứng lành tính, nhưng nếu không được điều trị có thể dẫn đến bệnh lý thần kinh sọ hoặc tụ máu ngoài màng cứng.
 

Liệt thần kinh sọ

 
 
 
Kiểm tra một sản phụ chuyển dạ sinh thường tại BV Từ Dũ (Ảnh: H.Cát)
 
 
Thần kinh vận nhãn ngoài là thần kinh sọ thường bị ảnh hưởng nhất, bị kéo căng do thất thoát dịch não tủy sau khi chọc rách màng cứng. Khởi phát điển hình của triệu chứng "song thị" là 3-10 ngày, sau khi tai biến. Song thị có thể kéo dài hàng tháng. Thiếu máu cục bộ thần kinh thị giác do co kéo hoặc hạ áp kéo dài có thể gây ám điểm vĩnh viễn. 
 
 
Thần kinh tiền đình ốc tai có thể bị ảnh hưởng bởi vô cảm tủy sống (ước tính khoảng 0,4-9,1%). Kiểm tra thính lực của sản phụ sinh mổ với vô cảm tuỷ sống cho thấy 14% có giảm thị lực.
Liệt dây thần kinh sọ sau khi phong bế thần kinh trung ương thường hiếm gặp và đa phần là lành tính, nhưng hay kéo dài nhiều tháng sau sinh.
 

Đau lưng

Tần suất đau lưng dưới hậu sản, trong các nghiên cứu từ 10% đến tận 70%, thậm chí cả khi sinh thường không dùng phương pháp giảm đau. Nhiều yếu tố có thể gây đau lưng dưới hậu sản là lên cân trong thai kỳ, trọng lượng thai, thay đổi ở dây chằng, đa thai và sinh nhiều lần.
 

Sốt

Mặc dù gây tê tủy sống (vô cảm tủy sống) và gây tê ngoài màng cứng (vô cảm ngoài màng cứng) điển hình có liên quan đến giảm thân nhiệt do sự giãn mạch, tái phân bố nhiệt từ trung tâm ra ngoại biên, và mất nhiệt vào môi trường, vô cảm ngoài màng cứng chuyển dạ thường đi kèm với tăng thân nhiệt cao đến 38oC.
BS. Mark Rosen cho biết, theo một số nghiên cứu ngẫu nhiên, 15% phụ nữ được giảm đau ngoài màng cứng khi chuyển dạ bị sốt so với 4% sản phụ khác không được giảm đau ngoài màng cứng.
Điều đáng lo ngại là các bé sơ sinh có mẹ được giảm đau ngoài màng cứng dễ có khả năng bị xét nghiệm tìm nguyên nhân gây sốt và điều trị bằng kháng sinh. Cho dù những em bé này không tăng nguy cơ nhiễm trùng huyết. 
 

Tổn thương thần kinh

Tổn thương do catête hoặc tiêm thuốc tê vào thần kinh là các biến chứng thần kinh đáng sợ nhất của phương pháp này trong sản khoa. Tuỷ sống, chóp tuỷ, và các rễ thần kinh dễ bị tổn hại do chấn thương trực tiếp. Các chấn thương này có thể do xác định không chính xác chỗ đâm kim.
Theo các chuyên gia, nhiều trong số các bệnh thần kinh này có thể phục hồi được, nhưng người phụ nữ đã bị tổn thương vĩnh viễn do vô cảm ngoài màng cứng và tuỷ sống.

Chuyên đề 3: 

 

Không nên lấy trọng lượng của con làm mục tiêu phấn đấu

 

Hướng dẫn nấu ăn cho trẻ tại Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM - Ảnh: L.TH.H.

TT - Theo số liệu của Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM, có khoảng 30-40% trẻ 2-3 tuổi biếng ăn. Đa số trẻ biếng ăn là do cha mẹ thiếu kiến thức chăm sóc trẻ, cách cho trẻ ăn và làm thức ăn cho trẻ. “Ở nhiều gia đình, bữa ăn của trẻ trở thành một cuộc chiến triền miên mà các bên đều bị thương tổn” - bác sĩ Nguyễn Thị Kim Hưng - giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM - đã mở đầu buổi trao đổi với Tuổi Trẻ như vậy.

* Thưa bác sĩ, vì sao trẻ lại biếng ăn?
- Nguyên nhân trẻ biếng ăn rất phức tạp, đa dạng và có nhiều. Tuy nhiên, có một số nguyên nhân cơ bản sau: trẻ biếng ăn do nguyên nhân tâm lý xã hội; do bệnh lý (trẻ sắp bệnh, đang bệnh, vừa bệnh xong; do bị trào ngược, bị sứt môi chẻ vòm ăn uống khó khăn); do trẻ thiếu sắt, kẽm, lysin; cũng có khi do biếng ăn bẩm sinh; do chế độ ăn không hợp lý, đơn điệu quá; biếng ăn do... cha mẹ (cha mẹ nghĩ là trẻ biếng ăn chứ thật sự trẻ không biếng ăn, hoặc thấy con mình nhẹ ký, ăn ít hơn con hàng xóm thì lo lắng và ép con ăn).
Trong các nguyên nhân trên, nguyên nhân tâm lý xã hội là quan trọng nhất, thường gặp nhất. Do cuộc sống hiện quá nhiều căng thẳng, nhiều bậc cha mẹ đi làm, bận bịu suốt ngày, ít có thời gian dành cho con cái khiến trẻ bị thiếu tình thương và điều này có thể khiến trẻ bị biếng ăn.
Cần lưu ý rằng nếu ăn uống là vui vẻ, là thời điểm hấp dẫn, là cơ hội giao tiếp thì sẽ hình thành những thói quen ăn uống tốt sau này cho trẻ. Còn nếu ăn uống là chuyện gì đó lạnh nhạt, là bạo lực, là dụ dỗ mua chuộc, dọa dẫm... thì trẻ không thể ăn ngon miệng được. Thường người lớn giở đủ trò với đứa trẻ để ép buộc nó ăn mà không biết rằng tuy trẻ chưa biết nói hoặc không nói ra, nhưng trẻ cảm nhận được hết những thái độ và hành vi này của các bậc cha mẹ.
Đó là những nguyên nhân về mặt tâm lý xã hội tạo nên hành vi ăn uống sai lệch ở trẻ. Khi thói quen ăn uống này kéo dài thì bé bắt đầu thiếu chất, mà khi thiếu chất thì càng làm tăng sự biếng ăn. Từ biếng ăn trẻ dễ rơi vào suy dinh dưỡng. Từ suy dinh dưỡng trẻ lại dễ bị bệnh, mà khi bệnh lại tiếp tục biếng ăn hơn nữa.
* Hiện nay có thuốc gì để tăng cân cho trẻ không, thưa bác sĩ?
- Đến nay các chuyên gia về dinh dưỡng trên thế giới vẫn nói rằng ai tìm được thuốc thật sự chống biếng ăn sẽ trao giải Nobel cho người đó. Những thuốc mà ai đó đang dùng cho trẻ không phải là thuốc chống biếng ăn.
* Việc điều trị một trẻ biếng ăn phải bắt đầu từ đâu?
- Điều trị một đứa bé biếng ăn rất phức tạp. Muốn điều trị hiệu quả, người thầy thuốc, chuyên gia dinh dưỡng phải tìm hiểu kỹ ở nhiều góc độ để tìm ra đâu là nguyên nhân chính khiến trẻ biếng ăn. Nhiều khi cũng phải cho trẻ uống thuốc để giải quyết tình trạng sức khỏe, bệnh lý trực tiếp. Tuy nhiên đó cũng chỉ là điều trị triệu chứng, cái gốc vẫn là phải giải quyết nguyên nhân tâm lý xã hội, môi trường ăn uống...
Ở góc độ tâm lý xã hội, ngoài việc mua những thức ăn bổ dưỡng, chế biến thức ăn ngon và hấp dẫn, còn phải tạo một không khí ăn uống vui vẻ, cơ hội tiếp xúc cho trẻ, tôn trọng sở thích ăn uống của trẻ. Không nên lấy trọng lượng của con làm mục tiêu phấn đấu, điều đó vừa sai lầm vừa rất nguy hiểm. Những trẻ không mập nhưng khỏe mạnh, hoạt bát, thông minh vẫn hơn trẻ mập mạp nhưng chậm chạp, kém nhanh nhẹn...
* Làm thế nào để trẻ tăng cân tốt, thưa bác sĩ?
- Để trẻ có thể tăng cân tốt thì năng lượng cung cấp (đồ ăn thức uống hằng ngày cho trẻ) phải vượt năng lượng tiêu hao.
Muốn tăng năng lượng cung cấp có nhiều cách. Tăng thêm bữa, nếu trẻ ăn quá ít bữa: 2-3 bữa/ngày. Ở trẻ nhỏ, ngoài bữa ăn chính bé còn phải được ăn thêm 2-3 bữa phụ. Nhưng trước bữa ăn chính một tiếng thì không nên cho trẻ ăn uống gì hết. Tăng thêm thức ăn vào từng bữa ăn cho trẻ. Có thể trẻ chỉ ăn hết nửa chén cơm, nhưng có thể cho trẻ ăn thêm một quả trứng luộc hoặc củ khoai lang nhỏ, chùm nhãn, vài cái bánh, nửa cái bánh bao hay trái chuối... Tăng dầu mỡ trong bữa ăn chính để tăng năng lượng cung cấp cho trẻ. Hoặc có thể cho trẻ dùng thực phẩm cao năng lượng như sữa, bột đậu cao năng lượng (một chén bột đậu cao năng lượng bằng bốn chén bột đậu thông thường).
Ngoài ra, cũng có thể không tăng cung cấp nhưng giảm tiêu hao thì trẻ cũng tăng cân. Trẻ tiêu hao nhiều nhất là khi vận động, bị các bệnh lặt vặt như tiêu chảy, cảm cúm, viêm họng, sán lãi nhiều. Vì vậy, ngoài cung cấp đủ năng lượng phải thường xuyên giữ gìn vệ sinh cho trẻ, xổ lãi định kỳ (trẻ trên 2 tuổi xổ lãi hai lần/năm).
LÊ THANH HÀ
 Thuốc “mập” là thuốc gì?
 
Thuốc “mập” đầu tiên là thuốc chống viêm glucocorticoid, gọi tắt là corticoid. Thuốc corticoid gồm nhiều thuốc: dexamethason (gọi nôm na là “đềxa” hay thuốc “hạt dưa”), prednison, prednisolon... Về phương diện chữa bệnh, corticoid là thuốc dùng để chống viêm, giảm đau, trị các bệnh xương khớp, các bệnh tự miễn... chứ không bao giờ được sử dụng làm cho mập. Chính cơ thể có vẻ như mập ra và tăng trọng khi uống thuốc này liên tục và kéo dài - mà một số người tưởng là béo tốt - là biểu hiện một tác dụng phụ nguy hiểm của thuốc. Ngoài tác dụng phụ gây béo phì, thuốc còn có một số tác dụng phụ nguy hiểm khác..
Thuốc “mập” thứ hai thường được dùng là cyproheptadin. Đây là thuốc kháng histamin trị dị ứng, có thêm tác dụng kích thích sự thèm ăn. Thuốc này có tác dụng gián tiếp trị chứng chán ăn, làm cho người dùng thuốc ăn nhiều hơn. Tuy nhiên, cyproheptadin chỉ kích thích sự thèm ăn tạm thời (khi đang dùng thuốc thì ăn ngon miệng, lúc ngưng sẽ chán ăn trở lại) và có nhiều tác dụng phụ: gây buồn ngủ, không dùng cho phụ nữ có thai, đang cho con bú, trẻ em dưới 2 tuổi, người già suy nhược, người bị tăng nhãn áp, u tuyến tiền liệt, loét tá tràng. Đối với trẻ em, thuốc có thể gây cơn co giật.
Đặc biệt, cần lưu ý thêm về thuốc “đông y” giả mạo rất thường hay trộn tân dược corticoid, cyproheptadin để tạo ra tác dụng trước mắt: ăn được, ngủ được, mập ra, nếu có đau nhức là giảm đau nhức ngay. Các thuốc này thường được quảng cáo chủ trị “mát huyết, trị gầy yếu, thiếu máu, biếng ăn, mất ngủ...” nhưng lâu ngày không sao lường hết được tác hại cho sức khỏe.


Chuyên đề 4: 

 

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh

 

 

Tác giả : BS. CAM NGỌC PHƯỢNG (Khoa Hồi sức sơ sinh - BV. Nhi đồng I)
 

 

Một số rối loạn tiêu hóa thường gặp ở trẻ sơ sinh bao gồm ọc sữa, tiêu chảy, bón, bú kém. Nguyên nhân của các vấn đề này có thể do phương pháp cho bú không đúng hoặc do một số bệnh lý như nhiễm trùng, kém hấp thu, dị tật bẩm sinh đường tiêu hóa.

 

1. Nôn ói
 

 

Ðây là triệu chứng thường gặp nhất trong giai đoạn sơ sinh. Trẻ bình thường cũng hay trớ một lượng nhỏ sữa trong hoặc ngay sau bú. Bú no quá, bú các cữ gần nhau quá, đổi loại sữa, lỗ núm vú cao su to hoặc nhỏ quá, đặc biệt tư thế bế trẻ không đúng là những nguyên nhân có thể làm trẻ ọc sữa.
 

 

Có thể làm giảm ọc bằng tư thế cho bú đúng.
 

 

Cách bế trẻ đúng cách bao gồm:
 

 

- Ðầu và thân trẻ ở trên cùng một đường thẳng.
 

 

- Mặt trẻ đối diện với vú, mũi trẻ đối diện với núm vú.
 

 

- Thân trẻ thật sát thân bà mẹ.
 

 

- Mẹ đỡ toàn bộ thân trẻ, không chỉ đỡ ở cổ và vai.
 

 

Cách giúp trẻ ngậm bắt vú tốt bao gồm:
 

 

- Mẹ nên chạm vú vào môi trẻ.
 

 

- Chờ đến khi miệng trẻ mở rộng.
 

 

- Nhanh chóng đưa miệng trẻ vào vú, hướng cho môi dưới của trẻ ở dưới núm vú.
 

 

Một số dị dạng đường tiêu hóa (như teo thực quản, teo tắc ruột, bệnh phình đại tràng bẩm sinh...) là nguyên nhân của 1/3 số trường hợp trẻ sơ sinh bị ọc. Tỷ lệ tử vong có thể rất cao nếu điều trị chậm trễ.
 

 

Vì vậy đối với mọi trẻ sơ sinh bị ói, đặc biệt cần lưu ý tìm những dấu hiệu sau để giúp nhận biết trẻ có nguy cơ và cần phẫu thuật khẩn.
 

 

- Lúc mang thai bà mẹ đa ối (nước ối nhiều, trên 2 lít).
 

 

- Ngay sau sinh trẻ nhiều đàm (sùi bọt cua).
 

 

- Ọc dịch xanh rêu.
 

 

- Bụng chướng.
 

 

- Không đi tiêu phân su 48 giờ sau sinh.
 

 

2. Tiêu chảy
 

 

Trẻ sơ sinh bình thường, đặc biệt những trẻ bú mẹ, có thể đi tiêu 5-10 lần trong một ngày, thường sau mỗi cữ bú, phân sệt, màu vàng sậm, trẻ tăng cân tốt; trường hợp này không gọi là tiêu chảy.
 

 

Nếu trẻ bú không đủ, phân có màu xanh lẫn nước nhưng lượng ít.
 

 

Nếu trẻ bú nhiều quá, mẹ uống thuốc xổ hoặc ăn thức ăn nhuận trường thì trẻ bú mẹ có thể bị tiêu chảy.
 

 

Một số nguyên nhân khác gây tiêu chảy ở trẻ sơ sinh bao gồm: nhiễm trùng, dị ứng sữa, hội chứng kém hấp thu.
 

 

3. Bón
 

 

Ở một số trẻ sơ sinh có thể đi tiêu 1 lần trong ngày hoặc mỗi 36-48 giờ, nhưng phân không khô và trẻ đi tiêu dễ, đây không gọi là bón.
 

 

Bón thường gặp ở trẻ bú sữa bột, do lượng sữa bú không đủ, do loại sữa có nhiều protein hoặc nhiều chất béo. Nếu pha sữa đặc quá (ví dụ hơn 1 muỗng sữa cho mỗi 30ml nước) trẻ cũng có thể bị bón, trong trường hợp này cần pha đúng tỷ lệ (1 muỗng sữa gạt ngang cho mỗi 30ml nước) sẽ giúp trẻ đi tiêu bình thường.
 

 

Bón có thể xảy ra ở trẻ sinh non, sinh ngạt, suy giáp, mẹ sản giật kèm hạ Magné/máu, trẻ bị nứt hậu môn. Bệnh phình đại tràng bẩm sinh làm trẻ không đi tiêu phân su trong 48 giờ đầu sau sinh, sau đó trẻ bón kéo dài kèm chướng bụng.
 

 

4. Bú kém
 

 

Bú kém là bú ít hơn một nửa thể tích sữa so với bình thường.
 

 

Bú kém do hậu quả của bú không đủ lượng kéo dài vì nôn ói, tiêu chảy, do bệnh lý thần kinh trung ương, nhiễm trùng, suy giáp.
 

 

5. Ðau bụng
 

 

Ðau bụng từng cơn kèm khóc ngất. Cơn đau xuất hiện đột ngột, có thể kéo dài nhiều giờ. Mặt trẻ đỏ hoặc có thể tái. Trong cơn đau, bụng chướng, chân co lên bụng, bàn tay nắm chặt. Trẻ đi tiêu xong có thể hết đau.
 

 

Ðau bụng ở trẻ sơ sinh có thể do đói, nuốt nhiều hơi khi bú, bú nhiều quá.
 

 

Một số bệnh lý gây đau bụng như lồng ruột, thoát vị bẹn.
 

 

6. Chậm tăng cân
 

 

Trẻ sơ sinh bình thường tăng cân khoảng 25g mỗi ngày kể từ tuần lễ thứ hai sau sinh. Lúc đầy tháng trẻ lên cân được trung bình 700g.
 

 

Nguyên nhân chính của chậm tăng cân ở một nửa số trường hợp là bú không đủ. Trẻ có thể khóc nhiều, tăng kích thích, bón, ngủ ít.
 

 

Trường hợp nặng, trẻ có dấu hiệu mất nước, da khô, thóp lõm, véo da vết véo mất chậm.
 

 

Các bà mẹ cần điều chỉnh tư thế bế trẻ bú đúng, tăng lượng sữa bú cho đủ và tìm bệnh lý đi kèm.
 

 

7. Béo phì
 

 

Thường gặp ở trẻ bú sữa bột.
 

 

Béo phì do bú nhiều, sữa pha đặc quá gây dư năng lượng, dư chất béo, chất đường. Béo phì thường kéo dài tiếp tục qua giai đoạn sơ sinh đến giai đoạn trẻ lớn.
 

 

Chú thích ảnh: Ðộng tác bú chuẩn xác giúp trẻ tránh được rối loạn tiêu hóa do nuốt nhiều hơi.
 

 


 

Chuyên đề 5:  

 

NGỨA HẬU MÔN

 
Đây là một triệu chứng thông thường mà chúng ta ai ai cũng có thể bị, thông thường nam giới dễ bị ngứa hậu môn hơn phụ nữ. Người ta ước đoán khoảng 1% đến 5% dân chúng Hoa Kỳ đã và đang bị hành hạ bởi triệu chứng oái oăm này. Một số người may mắn chỉ bị ngứa ngáy khó chịu trong một thời gian thật ngắn rồi bệnh tự nhiên biến mất. Kém may mắn hơn, bệnh có thể kéo dài năm này qua tháng nọ, nhất là về đêm gây ra mất ngủ.
Bệnh có thể rất nhẹ như cảm giác nong nóng, hơi hơi thốn. Hoặc nặng hơn, như rát bỏng ngứa ngáy một cách (khủng khiếp) khó chịu. Bệnh có thể nặng đến nỗi bệnh nhân nhiều khi không dám ra đường vì lúc nào cũng phải đưa tay ra sau hậu môn để gãi. Càng gãi càng ngứa, càng ngứa càng gãi. Vì mắc cỡ, bệnh nhân đôi khi ngần ngại không dám khai bệnh, nên cứ âm thầm mà "gãi hậu môn". Trong lúc tự chữa trị lấy, bệnh có thể mỗi ngày một trầm trọng hơn.
NHỮNG NGUYÊN NHÂN ĐƯA ĐẾN NGỨA HẬU MÔN
Hậu môn chứa rất nhiều dây thần kinh, nên rất nhạy cảm và dễ bị đau hoặc ngứa. Vì thế gần như bất cứ một dữ kiện hoặc bệnh tật nào cũng có thể gây ngứa hậu môn, nếu vì một lý do nào đó hậu môn hoặc lớp da chung quanh hậu môn bị kích thích, cọ sát không ngừng.
Tại các nước chậm tiến, khi phân người ta vẫn được dùng trong việc trồng trọt, bệnh sán lãi kim (pinworm) có thể bành trướng khắp nơi, gây ra ngứa hậu môn  cho các em bé bị sán lãi. Một số người lớn khi du lịch về những quốc gia nầy cũng có thể bị đau bụng, tiêu chảy hoặc ngứa hậu môn khi bị lây bệnh. Các bé sơ sinh khi mặc tã hoặc người lớn khi mặc quần lót bằng nylon, hậu môn có thể bị ẩm ướt và bị lên nấm (Candida Albicans). Da chung quanh hậu môn có thể trở nên đỏ và ngứa ngáy khó chịu.
Chấy (Scabies) nếu ăn vào hậu môn cũng gây ra triệu chứng khó chịu nầy. Ngoài nấm, một số vi trùng và vi khuẩn khác nhau cũng có thể làm ngứa hậu môn. Một số bệnh nhân đồng tính luyến ái nam bị ngứa hậu môn gây ra bỡi các bệnh truyền nhiễm như hoa mai, giang liễu,...Cũng như các bệnh ngứa ngoài da, ngứa hậu môn được xem như một bệnh dị ứng. Bệnh nhân có thể vì lý do di truyền trở nên quá nhạy cảm với một số chất hoá học và thức ăn khác nhau. Da hậu môn nếu tiếp xúc với hoá chất nầy có thể bị nổi ngứa. Các chất hoá học nầy có thể tìm thấy trong các loại nước hoa, chất phẩm mầu trong giấy vệ sinh, các loại xà phòng, kem thoa hoặc thuốc thơm cho cơ thể, một số hàng vải hoặc thuốc tẩy quần áo, và ngay cả các loại thuốc nhét hoặc kem thoa hậu môn. Bệnh ngứa ngoài da như psoriasis, eczema, v.v...có thể lan đến hậu môn gây ra ngứa ở vùng nầy. Bệnh nhân nầy nếu bị "stress" có thể sẽ dễ bị ngứa hơn.
Một số bệnh nhân có thể bị ngứa hậu môn sau khi tiêu thụ các thức ăn như: cà phê, coke, bia, cà chua, chocolate, trà tàu cũng như nước cam, chanh,...
Bón và tiêu chảy là một trong những nguyên nhân thường xuyên nhất đưa đến bệnh ngứa hậu môn. Khi bón quá hoặc khi bị tiêu chảy liên tục, một ít phân sót lại có thể làm viêm lớp da non chung quanh hậu môn. Lâu dần lớp da nầy có thể bị làm độc, lở loát hoặc nứt (analfissures). Khi rặn quá lâu hoặc đi cầu quá nhiều, một số tĩnh mạch hậu môn có thể bị sưng to, gây ra trĩ (hemorrhoids). Nứt hậu môn và trĩ có thể làm hậu môn chảy máu hoặc đau đớn mỗi lần đi cầu, nhưng hiếm khi gây ra ngứa hậu môn.
Da hậu môn nếu dơ quá hoặc sạch quá đều bị ngứa. Chất nhờn bảo vệ da hậu môn bị giảm dần khi được lau rửa một cách quá kỹ lưỡng. Sự cọ sát thái quá nầy làm tổn thương da hậu môn gây ra ngứa ngáy khó chịu. Một số bệnh nhân vì quá chú trọng trong việc gìn giữ vệ sinh có thói quen lau quá lâu và quá nhiều sau mỗi lần đi cầu. Như thế họ cứ lau tới lau lui, lau đi lau lại. Hết lau khăn khô lại qua khăn ướt , hết xà bông nầy đến nước hoa kia, hết thoa kem chống ngứa đến các loại thuốc nhét hậu môn,v.v...Hậu môn bị kích thích liên tục nên dần dần ngứa ngáy khó chịu. Vì tưởng lầm hậu môn chưa được sạch, họ tiếp tục lau nhiều hơn, lâu hơn, và kỹ hơn.
Càng lau nhiều càng ngứa nhiều. Càng ngứa hơn càng lau kỹ hơn. Và trong vòng lẩn quẩn đó, bệnh mỗi ngày một nặng hơn. Ngoài ra, thuốc trụ sinh, nhất là thuốc tetracilines, nếu dùng thường xuyên cũng có thể làm ngứa hậu môn.
Các loại bệnh như tiểu đường, viêm gan, béo mập, viêm hoặc ung thư hậu môn,v.v...cũng có thể làm ngứa hậu môn.
NGỨA HẬU MÔN PHẢI LÀM GÌ?
- Tránh lau quá nhiều hoặc quá lâu sau mỗi lần đi cầu.
- Đừng dùng quá nhiều xà bông để rửa hậu môn.
- Nên dùng khăn ướt để lau. Nên dùng giấy vệ sinh ít chất mầu nước hoa nhúng với một ít nước ấm. Khăn ướt cho em bé (babywipers) có thể làm ngứa hậu môn nếu dùng quá thường xuyên.
- Không nên kỳ cọ một cách quá mạnh tay.
- Tuyệt đối không nên  gãi.
- Không nên mặc quần áo quá chật. Tránh mặc quần lót bằng chất nylon.
- Nên giữ hậu môn cho khô. Quý vị có thể chấm khô bằng bông gòn, và rắc một ít bột bắp (cornstarch). Tránh dùng tất cả các loại phấn có chứa các loại thuốc, nước hoa cũng như thuốc chống mồ hôi.
- Nếu dùng thuốc, chỉ nên thoa thật ít và đúng như lời hướng dẫn của Bác sĩ.
- Tránh các thức ăn uống kể trên, nhất là các loại thực phẩm có nhiều gia vị, chất cay, chua,...
Nếu bệnh không thuyên giảm sau một thời gian ngắn, nên đi khám Bác sĩ càng sớm càng tốt.
Tóm lại,
 

ngứa hậu môn tuy thông thường nhưng có thể rất khó chữa. Tuy đa số nguyên nhân đưa đến ngứa hậu môn không đáng ngại một ít bệnh nguy hiểm hơn như nhiễm trùng hoặc ung thư hậu môn cũng có thể gây ra triệu chứng oái oăm nầy. 

 


 

 

Chúc các bạn luôn vui-khỏe...NDD

 

Trương Kim Anh chuyển

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm