Sức khỏe và đời sống

SỨC KHỎE ĐẦU TUẦN.

Bạn có biết không, những người ngổi không yên chỗ --- luôn luôn phải tìm cách làm cái gì như sắp xếp kệ sách lại cho ngay ngắn v.v…----có thể đốt thêm được 200

Mời các bạn xem vài chuyên đề về sức khỏe

 

Chuyên đề 1: Năm cách đơn giản để đốt calori mỗi ngày, mọi ngày!

Bạn có biết không, những người ngổi không yên chỗ --- luôn luôn phải tìm cách làm cái gì như sắp xếp kệ sách lại cho ngay ngắn v.v…----có thể đốt thêm được 200 tới 300 calori mỗi ngày ngoài số lưọng calori đốt được do tập thể dục hay do sinh hoạt hàng ngày. Tiến trình tạo sinh nhiêt do các hoạt động phi thể dục ( NonExercise Activity Thermogenesis - NEAT) này rất cần thiết cho việc giảm ký. Trên cơ bản, tất cả các  hoạt động NEAT trên đây  mà chúng ta thực hiện  suốt ngày sẽ giúp cơ thể  đốt thêm được tới 500 calori mổi ngày ! Dưới đây là  một vài gợi  ý vể những hoạt động NEAT đơn giản bạn có thể thực hiện dễ dàng háng ngày

1-Co duỗi chân khi nằm trên giường. Bạn có thể đốt 20 calori trong 5 phút chĩ đơn giản bằng cách co chân cho đẩu gối chạm ngực 25 hay 50 lần. Đông tác này còn giúp các cơ bụng thên mạnh và giúp máu lưu thông

Xin đọc thêm 10 ways to boost your calorie burn

2- Nhún nhảy theo điệu nhạc trong khi sửa soạn vào buổi sáng. Vặn ra-diô hay nghe nhạc với iPod trong khi làm những “thủ tục “hàng ngày vào mỗi buỗi sáng. Bạn nên biết “lúc lắc” đôi mông trong một giờ có thể giúp cơ thể đốt đuơc 55 calori

Xin đọc thêm  Tired of the belly fat? Dance it off!

3Đừng ngồi mỗi khi bạn có thể đứng, như thế bạn có thể đốt thêm được 40 phẩn trăm calori. Vì vậy bạn hãy đứng trong khi nói chuyện điện thoại, trông chừng trẻ con chạy chơi ngoài sân, hay tán gẫu trong các buổi họp mặt…

4- Cười thật nhiều. Bạn hãy tìm kiếm những gì thật vui nhộn để xem , vi nếu bạn cười rộn ràng được chừng 10 tới 15 phút cơ thể bạn sẽ đốt đươc khoảng 40 calori

Xin đọc thêm 2 Minutes to a happier, healthier you!

5-  Đi bộ, đi dạo, đi lại trong hành lang, nói chung là bạn phải DI ĐỘNG! Những hoat động nhỏ nhoi trong suốt ngày cộng lại cũng có thể giúp cơ thể bạn đốt thêm được 375 calori mỗi ngày. Chẳng hạn như  tại sở làm bạn hãy leo thang thay vì đi thang máy, khi đi chợ bạn hãy đi đảo thêm một hai vòng….

Chuyên đề 2:Tập thể dục ra sao khi bị bệnh tiểu đường?

 Ngoài việc dùng thuốc , người bị bệnh tiểu đường còn phải cẩn thận vể ăn uống, tập thể dục, giữ gìn vệ sinh cá nhân, tránh căng thẳng tâm thần…Trong những  điều này,  tập thể dục giữ một vai trò quan trọng. Thật vậy tâp thể dục giúp duy trì trọng lương cơ thể ở mức vừa phải, thân thể khoẻ mạnh, giảm lương đường trong máu, giảm  huyết áp, tăng sức mạnh cho tim, tăng lượng cholesterol tốt, giảm căng thẳng về thể chất lẫn tinh thần …Nhưng vấn đề là người bị tiểu đường  phải tập thể dục ra sao để đạt kết quả tốt nhất.

 

1- Chọn lựa loại thể dục

 

 

Có nhiều loại thể dục nhưng chỉ có một số loại thích hợp cho người bị tiểu đường. Những loại thể dục đó gồm có đi bộ (ngoài trời hay trên dụng  cụ),  chạy bộ, bơi lội, đạp xe đạp (ngoài đường hay tại chỗ), khí công, thái cưc quyền (tai chi)

 

Tùy theo điều kiện tuổi tác, thể lực và hoàn cảnh, người bệnh có thể chọn một trong những loại thể dục nêu trên thích hợp nhất mà mình ưa thich .

Theo y học cồ truyến thì đi bộ là liều thuốc tốt nhất cho bệnh tiểu đường, rất phổ biến lại đơn giản mà có hiêu quả cao. Nên ghi nhớ là đi bộ thì đươc, nhưng theo y học cồ truyền thì chạy bộ lại không tốt  vì làm cơ thể mỏi mệt thay vì giúp cơ thể thư giãn.như đi bộ

Đi bộ có liên quan đến nhiều bộ phận cơ thể như xương, bắp thịt, gân và mạch máu. Đi bộ gián tiếp xoa bóp các nội tạng. Đi bộ làm cho cơ bắp co thường xuyên và tăng tuần hoàn máu, ngăn ngừa sự suy yếu của tim. Đi bộ cũng cải tiến  chức năng hô hấp vì khi đi bộ phồi phải hoạt động gấp đôi để cung ứng đủ oxi cho cơ thể. Quan trong nhất đối với người bị tiểu đường là đi bộ điều hoà chuyển hoá trong cơ thể.

 

 Nói chung đi bộ giúp giàm lương đường trong máu , làm tiêu hao năng lương, giúp giảm cân, giúp cơ thể đang bị căng thẳng trở nên yên tĩnh, êm diụ và thư dãn.

 Tỗng công có bốn loại đi bộ , ngưởi bệnh có thể lựa chọn tùy theo tình trạng sức khoè:

 

Loai 1  Đi 60 đến 90 bước trong một phút và thời gian đi bộ từ 30 đền 60 phút  tùy thể lực       mỗi người.  Loại này là loại phổ biến nhất, tốt cho sức khoẻ, giúp sống lâu.

Loại 2  Đi bộ vung tay ra sau và trước mạnh mẽ ngang đến vai và ngực. Loai  này tốt cho những bệnh mãn tính về đường hô hấp

 

 

Loại 3   Xoa góp bụng trong lúc đi. Loại này  tốt cho bệnh ăn không tiêu, đầy  bụng và các bệnh mạn tính khác của hệ tiêu hóa

 

Loại 4   Theo loại này, nhịp đi bộ tùy thuộc vào nhịp mạch của người đi bô. Một  gười trên 60 tuổi có nhịp tim là 119 nhịp/phút thì nhịp đi bộ sẽ là 110  bước/phút.. Thời gian đi bộ lâu từ 30 tới 60 phút tùy theo mỗi  người. Loại này dành cho người trung niên và lớn tuổi bị chứng mập phì, cao huyết áp và các bệnh tim khác.  Mội lần đi bộ theo loại này cơ  thề sẽ đốt chừng 300 tới500 calori

 

Thường ra người bệnh nên đi bộ cách ngàymỗi ngày từ 30 tới 60 phút. Nên đi bộ lúc đường trong máu có khuynh hướng lên cao tức là từ 1 đến 2 tiếng sau bữa ăn hoặc đi bộ vào buổi sáng trước khi uống thuốc và ăn sáng.. Người bệnh mà mập phì thì nên đi bộ nhiều hơn tức là 5 hay 6 lần một tuần , mỗi lẩn từ 30 tới 60 phút.

Cần lưu ý  là nếu không biết chắc giờ nào nên đi bộ thì có thể thảo luận với bác sị, và khi mới bắt đầu đi bộ thì hãy đi ít thôi rồi tăng dần 

 

 

2- Khi nào không nên tập thể dục

Người bị bệnh tiểu đường loại 1 ( loại lệ thuôc vào insulin) nên nghỉ tập thể dục  khi lượng đường trong máu lên cao tới 250mg. Khi bị tiểu đường loại 1 hãy kiểm soát acetone-niệu trước khi tập. Nều không có acetone trong nước tiểu thì có thể tiếp tục tập

 

Ngoài ra người bị bệnh tiểu đường cũng phài nghỉ tập khi có bệnh (cảm cúm, thương tích, nhiễm trùng, giải phẫu…)

  

 

3- Khi nào cần ngưng khi đang tập thể dục 

 

Ngưởi bị  tiểu đường nên ngưng  tập ngay nếu khi đang tập thấy những triệu chứng sau đây: đau tức ngực,  uể oài chóng mặt,   mệt khác thường,  tim đập không đều, ra mồ hôi quá nhiều và khó thờ.

Nếu các triệu chúng kéo dài hơn 5 phút sau khi ngưng tập thì cẩn gặp bác sĩ để đươc giúp đỡ


4- Những nguyên tắc cẩn tuân theo khi tập thể dục:

 

 * chọn loại thể dục thích hợp và ưa thích nhất

 

* thảo luận với bác sĩ trước khi tập thể dục

* tránh các loại thễ dục cẩn sự tham gia của một nhóm người vì không thích hợp  riêng cho từng trường hợp cá nhân

* nên tập cùng với một người bạn để khuyến khích nâng đỡ nhau

* khi bắt đầu tập chĩ tập ít thời gian thôi rôi tăng dẩn tới 30- 60 phút

*mang theo thựcphẩm dành cho người tiểu đường để phòng khi đường trong  máu xuống quá thấp

*mang theo người giấy / thẻ chứng minh bị tiểu đường để người khác biết khi cứu cấp

* tập thể dục ít nhất một tiếng sau bữa ăn

* uống nhiểu nước trong khi và sau khi tập

*bảo vệ bàn chân, mang giầy vừa văn thoải mái. Kiểm tra bàn chân mỗi ngày,  Nếu có vết thuơng hay da bị rộp / phồng thì phải chữa trị ngay để tránh biến chứng

Tóm lại tập thể dục rất quan trọng cho việc điều hoà lương đường trong máu. Nếu người bệnh tập đúng cách, biêt ngưng tập lúc nào… thì nhu cầu dùng thuốc càng ít đi và tránh đuợc các biến chứng của bệnh tiểu đưởng ( biến chứng về mắt, thận , thần kinh ,da, tay chân…)


Chuyên đề 3: Đi bộ hay chạy bộ

 


                                                                        BS Nguyễn Thượng Chánh

 




Vận động hay thể dục hoặc thể thao, là việc mọi người trong chúng ta bất kỳ tuổi tác nào, cũng cần phải thực hiện thường xuyên mỗi ngày để mong duy trì được một sức khỏe tốt.

Có rất nhiều cách vận động lắm, nhưng ở đây chúng ta chỉ đề cập đến việc đi bộ và chạy bộ vì có thể được xem là dễ thực hiện nhất. 

Đây là hai môn thể thao xưa nhứt thế giới!

Đi bộ rất thích hợp cho những người cao tuổi
Đi bộ, nhứt là đi nhanh rất được khuyến khích. 
Đi bộ làm giảm mỡ, xóa đi mọi ưu phiền, mọi căng thẳng tinh thần (stress(, cũng như giúp cải thiện chức năng hệ tim mạch.
Cần nhất là phải có một đôi giày cho tốt và cho êm chân.
Tùy theo sức khỏe của mỗi người mà đi. Mỗi ngày nên đi một giờ, và đi đều đặn 7 ngày trong tuần là tốt nhứt.

Chạy bộ rất thích hợp cho những người còn sức khỏe
Nếu sức khỏe khá, không có vấn đề tim hay đau đầu gối thì chạy bộ cũng rất tốt. 
Nên chạy đều đặn mỗi ngày. 
Lúc chạy giữ đầu cho thẳng, chạy vừa sức mình, thong thả, không tréo tay trước ngực lúc chạy...

Vừa chạy vừa có thể nói chuyện với người khác mà không cảm thấy đứt hơi. 
Đó là vận tốc mà bạn cần phải giữ.

Luyện tập để tăng cường bắp cơ

Bên cạnh việc đi bộ và chạy bộ, cũng còn một lối tập khác không kém phần quan trọng. 

Đó là vấn dề luyện tập để tăng cường các bắp cơ (musculature) cũng rất cần thiết đối với các bạn lớn tuổi.

Trong tình trạng bình thường thì bắt đầu vào tuổi 25 thì các khối cơ bắt đầu tan dần (sarcopénie) theo tỉ lệ trung bình 1% mỗi năm, và đặt biệt nhất là đối với những nhóm cơ nào ít hoạt động nhất. 

Vào tuổi 50, chúng ta mất đi 25% khối cơ và được thay thế bằng mỡ, bởi lý do nầy sự biến dưỡng cơ bản của chúng ta bị đình trệ đi và chúng ta dễ bị mập ra.

Thật ra mỗi ngày có thể nói rằng hầu như tất cả các nhóm cơ trên thân thể ta bị khiếm dụng bởi những tiện nghi vật chất của thế kỷ 21... Nào là  thang máy tự động, xe hơi, xe gắn máy, ngồi lì bên computer, v.v...Tất cả những phát minh này giúp chúng ta bớt cực và thoài mái  đi nhiều, nhưng ngược lại cũng làm cho chúng ta làm biếng vận động!

Nên biết rằng khối cơ rất thiết yếu để giúp chúng ta giữ đuợc sự tự chủ về hoạt động trong một thời gian lâu dài. 
Cơ teo, cơ yếu dễ bị té ngã.
Khoa học đã chứng minh rằng có một tương quan theo tỉ lệ nghịch giữa tỉ số tử vong vì  bất kỳ  nguyên nhân nào và sức chịu đựng của lực cơ.

Tuổi già không phải là một trở ngại trong việc luyện tập các bắp thịt cho nở nang ra. Nếu các bạn đang sống tại Bắc Mỹ, thì nên ghi tên theo học một khoá rèn luyện thân thể ở một câu lạc bộ thể dục nào đó. Chúng ta sẽ được chỉ dẫn tường tận trong các cách tập luyện. 

Đừng quên Thiền và Thở cho đúng cách


Trong một rừng trường phái Tài Chi Dưỡng sanh với vô số Thầy tài ba như ngày nay, tập Pháp Bát Nhã Khí Công để duy trì một sức khỏe tốt có thể là một pháp chúng ta cần nên quan tâm đến.

Nhưng cho dù có theo một lối tập nào đi nữa thì cũng nên nhớ rằng điều quan trọng là phải có sự chuyên cần và phải tập đều đặn mỗi ngày.

Thứ nhất là ăn uống điều độ

Tránh ăn muối, đường, chiên xào… Nên ăn gạo lức, hay bánh mì nâu (oat, whole grain, multigrain…), ăn trái cây nhiều, uống nước prune juice hàng ngày…
Buổi chiều ăn nhẹ, và không ăn vào buổi tối. 

Thứ nhì là tập pháp Bát Nhã Khí Công

Pháp Bát Nhã Khí Công này là vô tướng, nhưng giữ gìn sức khỏe rất linh diệu. Có những người vừa nghe vài phút là làm được, nhưng có người nghe cả năm trời cũng không hiểu, không tập được! 
Tất cả đều nằm sẵn trong Thiền. Chỉ cần hai khẩu quyết nên nhớ nằm lòng: 
            Câu đầu (1) là nói về thể, về tánh, về chân không, về vô tướng, Vô Hình. 

            Câu sau (2) là nói về dụng, về tướng, về diệu sắc, về hữu tướng, Hữu                                                                                                       
Khẩu quyết

(1) “Có ai không? Không ai hết.” (Vô ngã, vô tướng, vô chiêu, vô hình) 
(2) “Khi thấy chỉ có cái thấy, khi nghe chỉ có cái nghe, khi đi chỉ có cái đi, khi ngồi chỉ có cái ngồi…” (Chứ không hề có ai thấy, ai nghe, ai đi, ai ngồi… Nhưng là một lực có ứng dụng, có hữu tướng, hữu hình) 

Tập như thế này:

 Trước tiên là thở đều đặn, thở dịu dàng, giữ cảm giác về hơi thở, giữ cảm giác về môi trường chung quanh. Khi nghĩ tới bài Bát Nhã Tâm Kinh, sẽ thấy không có ai đang thở, không có mũi đang thở, lập tức thấy làn da toàn thân đang thở, thì là Thai Tức, hay Anh Nhi Tức, là phép thở của bào thai trong bụng mẹ. 

Ngay khi vừa nhẩm trong đầu câu số (1) rằng không hề có ai trong thân ngũ uẩn của mình, lập tức có thể cảm nhận rằng thân mình là một khối năng lực đang sinh diệt (nói theo nhà võ là chuyển biến giữa lực âm dương, yin yang.) Khi đó, đưa tay ra nhè nhẹ là thấy liền “không hề có ai đưa tay ra, mà chỉ là một khí lực đang chuyển động.” Tương tự, khi nhúc nhích lưng là thấy “không hề có ai nhúc nhích lưng,” mà thấy liền khí lực chạy chạy sưởi ấm sau lưng. 

Cứ giữ cảm giác về luồng khí lực vô ngã đó hoài cả ngày, tức là Khí Công Tối Thượng của Bồ Đề Đạt Ma, chữa vô số bệnh. Tập được là khó lắm, vì đây thực sự là Thiền Tông. Ai tập được, trong vài ngày là thấy tiến bộ liền. Tập cả Động Công suốt ngày, và Tĩnh Công (ngồi Thiền, chỉ cần thẳng lưng, chân xếp thoải mái) nửa giờ mỗi ngày. Ban đêm, nằm trên giường ngủ, hình dung toàn thân thư giãn, lặng lẽ, y hệt như chết, sẽ thấy không có ai đang nằm, chỉ thấy hơi thở lặng lẽ vô thường. Tập vài ngày, sẽ thấy giảm rất nhiều bệnh. 

Phần nói trên là Vô Chiêu. Phần sau là Hữu Chiêu, là pháp tập thể dục. Viết ra giấy thế này sợ là khó hiểu. Cần phải biết cách đưa tay ra dẫn khí lực cho cụ thể. 

(Sưu tập bởi Cư sĩ Nguyên Giác đăng trong website Thư Viện Hoa Sen)

Kết luận 
Vậy các bạn còn chần chờ gì nữa mà chưa chịu bắt đầu thực hành đi./.


 

Chuyên đề 4: Xoa bóp bàn chân có lợi cho sức khoẻ 

 

 

                                           BS. Nguyen Kim Lan (bài do bạn Quý Vũ giới thiệu)

 

 

Tục ngữ có câu : "Người già đôi chân già trước", giữ đôi chân tốt chính là mấu chốt phòng bệnh để kéo dài tuổi thọ. Thật vậy các chuyên gia nghiên cứu phương pháp tự chữa bệnh cho rằng trên đôi bàn chân có rất nhiều đầu mối thần kinh liên quan đến các tạng phủ. Cho nên dùng tay để chà xát, xoa bóp rất có lợi cho sức khoẻ.

Xoa bóp hai bàn chân không những thúc đẩy máu cục bộ lưu thông, cải thiện việc trao đổi chất dinh dưỡng, làm cho cơ, xương, khớp mềm mại, dẻo dai, mà còn làm thông kinh hoạt lạc, tăng cường sức đề kháng và chống các bệnh tật của toàn thân.

Khi day hoặc bấm các huyệt vi ở bàn chân còn có tác dụng chữa được bệnh, phòng bệnh, kéo dài tuổi xuân và tăng thêm tuổi thọ...

Đôi bàn chân có nhiệm vụ rất quan trọng và nặng nề, nó chống đỡ và chịu đựng sức nén của toàn bộ cơ thể. Khi ta đi, đứng, vận động, lao động... không thể thiếu được đôi chân.

Ngoài ra, đôi bàn chân còn có mối liên quan mật thiết tới lục phủ ngũ tạng, ảnh hưởng tới sức khỏe của con người. Thí dụ :

-Mu ngón chân út có liên quan đến bàng quang ( xát ngón chân út có thể chữa được chứng bí đái, đái són, đái buốt )

-Mu ngón chân thứ hai có liên quan đến dạ dày ( xát ngón 2 có thể chữa được chứng chướng bụng, đầy hơi, ợ chua.)

-Ngón thứ tư có liên quan đến gan( xát ngón này có thể chữa được táo bón, lưng vai đau mỏi)


-Ngón chân cái có liên quan đến gan, tì,

-Lòng bàn chân có liên quan đến thận. 

-Gan bàn chân có liên hệ tới lưng đau, mỏi, ù tai, nghễnh ngãng. 

Sau đây là kỹ thuật xoa bóp bàn chân giúp bạn đọc tham khảo, áp dụng:

Xoa bóp gan bàn chân

Tư thế ngồi, chân trái đặt lên trên đầu gối phải, tay trái giữ bàn chân,

Tay phải áp sát vào gan bàn chân xoa và xát theo chiều dọc bàn chân 20 lần, làm từ nhẹ đến mạnh, từ chậm đến nhanh. Bàn chân sẽ nóng dần lên là tốt. 

Sau đó dùng hai ngón tay cái và trỏ bóp nhẹ các ngón chân, bóp dần xuống đến gót khoảng 5 phút. 

Dùng ngón tay trỏ day ấn vào huyệt dũng tuyền (giữa gan bàn chân). Sau đó để đầu ngón tay cái vuông góc với gan bàn chân, ấn vào thấy tức là được, day nhẹ nhàng huyệt theo chiều kim đồng hồ. Huyệt này có tác dụng hạ huyết áp, bổ thận, chữa đau lưng mỏi gối.

Đổi bàn chân, trình tự làm như trên.

Xoa bóp mu bàn chân

Tư thế ngồi, chân trái co lại, gấp đầu gối, bàn chân để áp bằng trên ghế. Dùng lòng bàn tay phải áp lên mu bàn chân, tay trái xoa dọc lên khớp cổ chân 20-30 lần. 

Sau đó dùng ngón tay cái và trỏ (hai tay) bóp nhẹ các ngón day vào kẽ ngón chân 5 phút, ấn dọc lên mu chân theo từng ngón, sau đó vỗ nhẹ lên mu chân.

Tiếp đó dùng ngón cái ấn lên huyệt giải khê (giữa nếp lằn cổ chân), huyệt thái xung (giữa kẽ ngón 1, 2 dịch lên 2 đốt ngón tay), huyệt túc lâm khấp (giữa kẽ ngón 4, 5 dịch lên 2 đốt). Mỗi lần ấn khoảng 1 phút cho mỗi huyệt.

Thay đổi hai chân, xoa bóp khoảng 20 phút mỗi lần trong ngày.  Ngày làm hai lần. Ngoài ra kết hợp đi bộ. Nên đi chân đất và giẫm vào những hòn sỏi nhỏ, có tác dụng như ấn vào huyệt ở vùng gan bàn chân.

Ngâm chân

Trước khi xoa bóp bàn chân, có thể kết hợp ngâm chân.

Cách làm: Dùng các loại lá ngải cứu, lá lốt, lá xương xông và gừng, lá tre, lá hương nhu, muối, đun sôi để ngâm chân chữa các bệnh khớp, bệnh tê thấp và lạnh chân. Khi nồi nước xông đang nóng thì đặt chân cách mặt nước để xông hơi. Khi nước giảm nhiệt thì đặt dần bàn chân thấp xuống. Khi nước nóng già thì cho bàn chân sát vào mặt nước, sau đó ngâm cả bàn chân. Có thể vuốt nước lên cẳng chân, bắp chân. Khi nước hết nóng thì thôi.


Chuyên đề 5: 18 cách tập dưỡng sinh trên giường

                                                                         BS. Nguyễn Đức Lê

  

 

"18 cách tập dưỡng sinh trên giường", trích từ "Sinh mệnh tại ư vận động"  trong sách dưỡng sinh cổ truyền của Trung Hoa.

 

 

 

Phương pháp này có tác dụng lưu thông khí huyết, điều hòa âm dương, ích khí dưỡng huyết, hoạt huyết hóa ứ, do đó làm tỉnh đầu, sáng mắt, phòng chữa các bệnh ngũ quan, giảm bớt nếp nhăn trên mặt, làm cho da sáng, hồng nhuận, đàn hồi. Đồng thời có thể điều tiết chức năng thần kinh, làm cho tinh thần dồi dào, tư duy sắc bén, nhớ nhiều, ngủ tốt. Ngoài ra còn điều tiết chức năng các tuyến, giảm mỡ trong máu, phòng chữa bệnh tiểu đường và bệnh béo phì. Giúp tăng thêm công năng tim phổi, từ đó tăng thể chất, đạt mục đích phòng suy não, ích thọ diên niên. Xin giới thiệu cùng bạn đọc làm tài liệu tham khảo, vận dụng luyện tập để nâng cao sức khỏe.

 

 

1. Thở bụng 12 lần: Nằm ngửa, đầu, chân và lưng duỗi thẳng, 2 bàn tay đặt lên bụng. Thả lỏng toàn thân, từ từ hít vào, thở ra 12 lần bằng cơ hoành cách

 

(không dùng cơ ngực).

 

2. Vuốt trán 20 lần: Nằm ngửa, 4 ngón tay của từng tay đặt lên hai huyệt ấn đường, vuốt dọc theo hai lông mày ra huyệt thái dương từ 3-5 lần, sau đó tay nhích lên phía giữa trán cao hơn lông mày vuốt tiếp, nâng tay dần cho sát đến mép chân tóc ở trán, sau đó lại hạ tay xuống dần cho đến lông mày thì thôi. Tất cả khoảng 15-20 lần vuốt.

 

Tác dụngTăng sự vận hành máu ở trán, giảm nếp nhăn trán, chữa chóng mặt, bệnh ở mũi.

 

 

3. Đẩy ngược hai má 20 lần: Nằm ngửa, 4 ngón tay kết vào nhau, ngón giữa day nhẹ huyệt nhân trung mấy lần, hai ngón giữa lại miết hai bên sống mũi lên đến huyệt tinh minh, toản trúc 5 lần, ngón giữa lại day huyệt thừa tương mấy lần, sau đó vuốt ra quá huyệt địa thương rồi lại vuốt đến phía dưới mắt, tất cả 5 lần, dùng cả bàn tay vuốt từ hai xương quai hàm dưới ngược lên 5 lần, cộng tất cả 20 lần.

 

 

4. Gập đầu về phía trước

 

 

Gập đầu về phía trước 6 lần: Nằm ngửa, hai tay ôm lấy sau gáy. Dùng lực kéo đầu gập về phía trước cho cằm chạm vào ngực, hơi dừng lại ở thời điểm đó.

 

Làm 6 lần, dùng ngón giữa day huyệt phong trì và hai bên gáy, mỗi nơi 20 lần.

Tác dụng: Tập cổ, tăng cường công năng các cơ ở cổ làm cho khí huyết vận

hành, phòng chữa các bệnh ở đốt sống cổ, vùng đầu tê các chi, đau ở vùng vai và hay bị cảm. Thính tai, sáng mắt, chữa các bệnh về mắt, tai và mũi.

 

5. Day huyệt phế du, xoa huyệt đại chùy mỗi bên 20 lần: Nằm ngửa, đầu tiên dùng ngón tay giữa ấn vào ngay sát dưới khớp đốt sống cổ thứ 7 (từ trên xuống), từ hai hõm vai tìm ra huyệt phế du ấn 20-30 lần. Sau đó, dùng tay trái, sau là tay phải, 4 ngón tay đặt lên vai, xoa xiên huyệt tại chùy 20-40 lần. Xoa cho phát nóng cục bộ thì kết quả rất tốt. Lại dùng gốc bàn tay trái đặt lên huyệt kiên tỉnh bên phải, đầu ngón tay giữa tìm huyệt phế du, day 30-40 lần, làm xong thay đổi tay phải, day sao cho phát nóng thì thôi.

 

 

6. Day huyệt tỳ du Day các huyệt tỳ du, thận du, mỗi chỗ 15 lần:

Nằm ngửa, hai tay nắm lại, lót xuống dưới lưng cho mu bàn tay ở phía lưng,ban đầu đúng ở huyệt tỳ du (ngay phía dưới đốt sống ngực thứ 8 dịch ra 2 bên 1,5 thốn), sau đó chuyển tay tỳ vào huyệt thận du, hai đầu gối hơi vòng lên, lắc người qua phải, qua trái làm cho lưng lắc theo. Làm cho đến khi các huyệt trên thấy cảm giác mỏi. Nằm ngửa, chân duỗi thẳng, buông lỏng, bàn tay phải úp lên huyệt trung hoàn, tay trái úp lên huyệt khí hải. Tập trung chú ý vào huyệt khí hải (tức đan điền). Thở sâu, chậm và có nhịp. Dùng mũi hít vào bụng dưới phình lên rồi dùng miệng thở ra, bụng thót lại, hai bàn tay lên xuống theo nhịp thở

 

 7. Xoa cơ thăn ở thắt lưng 20 lần: Tư thế ngồi, đầu tiên lấy sống ngón tay cái xoa cơ thăn sát hai bên cột sống thắt lưng, sau đó xoa bằng lòng bàn tay cho vùng đó nóng lên (hình 9).

 

 

 8. Xoa huyệt trung quản thuận và ngược chiều kim đồng hồ 50-100 lần:

 

 

Nằm ngửa, bàn tay phải úp lên bàn tay trái, tay trái đặt lên huyệt trung quản (nằmkhoảng giữa rốn và mỏ ác), ban đầu xoa ngược chiều kim đồng hồ 50-100 lần,sau đó lại đổi tay xoa thuận chiều kim đồng hồ 50-100 lần, cho đến lúc có cảm giác nóng thì tốt (hình 10).

 

 

 9. Day huyệt khí hải thuận, ngược chiều kim đồng hồ mỗi chiều 50-100 lần:

 

 

Nằm ngửa, tay phải đè lên tay trái, đặt gốc bàn tay trái lên điểm giữa bụng, phía dưới rốn và khớp vệ là huyệt khí hải, day xoa ngược chiều kim đồng hồ 50-100 lần, rồi lại đổi tay xoa thuận chiều kim đồng hồ 50-100 lần. Xoa cho đến lúc cảm giác nóng thì tốt.

 

 10. Day xoa hai huyệt chương môn, mỗi bên 20-30 lần: Nằm ngửa, hai mép ngón tay cái đặt lên cuối xương sườn 11 tức huyệt chương môn, đẩy về phía trước 20-30 lần, sau đó lại dùng các ngón tay miết xiên lên 20-30 lần vùng bẹn

 

(hình 11).

 

11. Xoa bụng dưới: Nằm ngửa, 5 ngón tay hơi khép lại, sống bàn tay phía ngón út đặt lên hông ở vị trí phía trên mào chậu, đẩy xiên xuống phía dưới rốn, miếtđi miết lại 20-40 lần. Nằm ngửa ngồi dậy 15 lần: Nằm ngửa, hai chân, hai tay duỗi thẳng, rộng bằng vai, thót bụng nâng đầu lên, lưng rời khỏi giường, ngồi lên, hai tay vươn dần về phía bàn chân, hai chân từ đầu đến cuối để im không nâng lên, tức chỉ dựa vào cơ bụng mà dậy (hình 12).

 

Tác dụngLàm tăng công năng cơ bụng, cơ lưng, giảm mỡ ở bụng, chữa béo phì.

 

12. Ưỡn bụng 15-20 lần: Nằm ngửa, hai tay duỗi rộng bằng vai, hai chân nhô đầu gối lên, hơi giãn rộng, thở vào và nâng bụng dần lên, lúc thở ra hạ vai xuống dần.

 

Tác dụngĐiều chỉnh khí toàn thân, tăng công năng của cơ thắt lưng và giảm mỡ bụng, phòng và chữa béo phì (hình 13).

 

13. Gập từng đầu gối 10 lần: Nằm ngửa, từng chân gập đầu gối lên, hai tay  bao lấy đầu gối, dùng lực níu đầu gối vào bụng, sau đó thẳng chân ra, đổi chân  khác(hình 14).

 

Tác dụngLàm dẻo đầu gối, tăng cường công năng cơ bụng, cơ đùi, phòng và chữa các bệnh vùng mông, vùng đùi.

 

14. Ngóc đầu ôm hai đầu gối: Nằm ngửa, hai chân duỗi thẳng sát nhau, hai tay duỗi thẳng, đầu, ngực và đầu gối cùng gập với nhau, hai tay ôm lấy đầu gối dùng lực gò vào sát bụng, sau đó duỗi thẳng hai chân. Làm đi làm lại 10 lần  (hình 15).

 

15. Lăn lưng 6-12 lần: Nằm ngửa, động tác trên (ngóc đầu ôm gối) làm đến lần cuối cùng thì tay không thả đầu gối ra nữa mà cứ để người cuộn tròn như thế, lăn lưng bập bênh.

 

Tác dụngVận hành khí huyết toàn thân, tăng cường cơ bụng, cơ lưng, co duỗi;tăng cường công năng tứ chi. 

16. Bắt chước đạp xe đạp 2-3 phút: Nằm ngửa, hai tay duỗi rộng bằng vai, hai

 

chân nhấc lên như đạp xe đạp, đạp đi đạp lại (hình 16).

Tác dụngTăng cường công năng cơ thắt, cơ mông, cơ bụng và cơ đùi, dẻo các

khớp, chữa bệnh viêm khớp, giảm mỡ bụng, thắt lưng, mông và đùi, chữa béo phì.

 

 17. Nắn tứ chi, vỗ chi dưới: Nằm ngửa, tay này nắn cho tay kia từ vai đến đầu ngón tay, mỗi bên 6 lần. Sau đó ngồi dậy, mỗi tay nắn cho mỗi chân từ đùi đến gót mấy lần, xong vỗ từng chân từ trên xuống dưới 6-8 lần (hình 17).

 

 

18. Các động tác làm xong lại quay về động tác đầu, nhắm mắt, tập trung nghĩ vào huyệt đan điền.

 

 

Chú ý Phương pháp này hợp với thanh niên, trung niên và người cao tuổi.

Trước khi ngủ làm một lần từ 20-30 phút.

Đối với người tăng huyết áp, bệnh tim nặng hoặc người cao tuổi thì không nên làm động tác lăn lưng và bắt chước đạp xe đạp. Trong thập bát pháp không bắt buộc phải làm đầy đủ các động tác hay số lần

 

làm mà phải căn cứ vào tình hình sức khỏe để gia giảm.

Mới tập, động tác phải nhẹ nhàng, tập trong thời gian ngắn, không để mệt quá.

Về sau có thể tăng dần số động tác, số lần hay thời gian.

Kiên trì tập sẽ bớt béo, cũng có thể giúp người gầy tăng thể trạng.

Chúc các bạn luôn vui-khỏe...NDD

Truong Kim Anh chuyển

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

SỨC KHỎE ĐẦU TUẦN.

Bạn có biết không, những người ngổi không yên chỗ --- luôn luôn phải tìm cách làm cái gì như sắp xếp kệ sách lại cho ngay ngắn v.v…----có thể đốt thêm được 200

Mời các bạn xem vài chuyên đề về sức khỏe

 

Chuyên đề 1: Năm cách đơn giản để đốt calori mỗi ngày, mọi ngày!

Bạn có biết không, những người ngổi không yên chỗ --- luôn luôn phải tìm cách làm cái gì như sắp xếp kệ sách lại cho ngay ngắn v.v…----có thể đốt thêm được 200 tới 300 calori mỗi ngày ngoài số lưọng calori đốt được do tập thể dục hay do sinh hoạt hàng ngày. Tiến trình tạo sinh nhiêt do các hoạt động phi thể dục ( NonExercise Activity Thermogenesis - NEAT) này rất cần thiết cho việc giảm ký. Trên cơ bản, tất cả các  hoạt động NEAT trên đây  mà chúng ta thực hiện  suốt ngày sẽ giúp cơ thể  đốt thêm được tới 500 calori mổi ngày ! Dưới đây là  một vài gợi  ý vể những hoạt động NEAT đơn giản bạn có thể thực hiện dễ dàng háng ngày

1-Co duỗi chân khi nằm trên giường. Bạn có thể đốt 20 calori trong 5 phút chĩ đơn giản bằng cách co chân cho đẩu gối chạm ngực 25 hay 50 lần. Đông tác này còn giúp các cơ bụng thên mạnh và giúp máu lưu thông

Xin đọc thêm 10 ways to boost your calorie burn

2- Nhún nhảy theo điệu nhạc trong khi sửa soạn vào buổi sáng. Vặn ra-diô hay nghe nhạc với iPod trong khi làm những “thủ tục “hàng ngày vào mỗi buỗi sáng. Bạn nên biết “lúc lắc” đôi mông trong một giờ có thể giúp cơ thể đốt đuơc 55 calori

Xin đọc thêm  Tired of the belly fat? Dance it off!

3Đừng ngồi mỗi khi bạn có thể đứng, như thế bạn có thể đốt thêm được 40 phẩn trăm calori. Vì vậy bạn hãy đứng trong khi nói chuyện điện thoại, trông chừng trẻ con chạy chơi ngoài sân, hay tán gẫu trong các buổi họp mặt…

4- Cười thật nhiều. Bạn hãy tìm kiếm những gì thật vui nhộn để xem , vi nếu bạn cười rộn ràng được chừng 10 tới 15 phút cơ thể bạn sẽ đốt đươc khoảng 40 calori

Xin đọc thêm 2 Minutes to a happier, healthier you!

5-  Đi bộ, đi dạo, đi lại trong hành lang, nói chung là bạn phải DI ĐỘNG! Những hoat động nhỏ nhoi trong suốt ngày cộng lại cũng có thể giúp cơ thể bạn đốt thêm được 375 calori mỗi ngày. Chẳng hạn như  tại sở làm bạn hãy leo thang thay vì đi thang máy, khi đi chợ bạn hãy đi đảo thêm một hai vòng….

Chuyên đề 2:Tập thể dục ra sao khi bị bệnh tiểu đường?

 Ngoài việc dùng thuốc , người bị bệnh tiểu đường còn phải cẩn thận vể ăn uống, tập thể dục, giữ gìn vệ sinh cá nhân, tránh căng thẳng tâm thần…Trong những  điều này,  tập thể dục giữ một vai trò quan trọng. Thật vậy tâp thể dục giúp duy trì trọng lương cơ thể ở mức vừa phải, thân thể khoẻ mạnh, giảm lương đường trong máu, giảm  huyết áp, tăng sức mạnh cho tim, tăng lượng cholesterol tốt, giảm căng thẳng về thể chất lẫn tinh thần …Nhưng vấn đề là người bị tiểu đường  phải tập thể dục ra sao để đạt kết quả tốt nhất.

 

1- Chọn lựa loại thể dục

 

 

Có nhiều loại thể dục nhưng chỉ có một số loại thích hợp cho người bị tiểu đường. Những loại thể dục đó gồm có đi bộ (ngoài trời hay trên dụng  cụ),  chạy bộ, bơi lội, đạp xe đạp (ngoài đường hay tại chỗ), khí công, thái cưc quyền (tai chi)

 

Tùy theo điều kiện tuổi tác, thể lực và hoàn cảnh, người bệnh có thể chọn một trong những loại thể dục nêu trên thích hợp nhất mà mình ưa thich .

Theo y học cồ truyến thì đi bộ là liều thuốc tốt nhất cho bệnh tiểu đường, rất phổ biến lại đơn giản mà có hiêu quả cao. Nên ghi nhớ là đi bộ thì đươc, nhưng theo y học cồ truyền thì chạy bộ lại không tốt  vì làm cơ thể mỏi mệt thay vì giúp cơ thể thư giãn.như đi bộ

Đi bộ có liên quan đến nhiều bộ phận cơ thể như xương, bắp thịt, gân và mạch máu. Đi bộ gián tiếp xoa bóp các nội tạng. Đi bộ làm cho cơ bắp co thường xuyên và tăng tuần hoàn máu, ngăn ngừa sự suy yếu của tim. Đi bộ cũng cải tiến  chức năng hô hấp vì khi đi bộ phồi phải hoạt động gấp đôi để cung ứng đủ oxi cho cơ thể. Quan trong nhất đối với người bị tiểu đường là đi bộ điều hoà chuyển hoá trong cơ thể.

 

 Nói chung đi bộ giúp giàm lương đường trong máu , làm tiêu hao năng lương, giúp giảm cân, giúp cơ thể đang bị căng thẳng trở nên yên tĩnh, êm diụ và thư dãn.

 Tỗng công có bốn loại đi bộ , ngưởi bệnh có thể lựa chọn tùy theo tình trạng sức khoè:

 

Loai 1  Đi 60 đến 90 bước trong một phút và thời gian đi bộ từ 30 đền 60 phút  tùy thể lực       mỗi người.  Loại này là loại phổ biến nhất, tốt cho sức khoẻ, giúp sống lâu.

Loại 2  Đi bộ vung tay ra sau và trước mạnh mẽ ngang đến vai và ngực. Loai  này tốt cho những bệnh mãn tính về đường hô hấp

 

 

Loại 3   Xoa góp bụng trong lúc đi. Loại này  tốt cho bệnh ăn không tiêu, đầy  bụng và các bệnh mạn tính khác của hệ tiêu hóa

 

Loại 4   Theo loại này, nhịp đi bộ tùy thuộc vào nhịp mạch của người đi bô. Một  gười trên 60 tuổi có nhịp tim là 119 nhịp/phút thì nhịp đi bộ sẽ là 110  bước/phút.. Thời gian đi bộ lâu từ 30 tới 60 phút tùy theo mỗi  người. Loại này dành cho người trung niên và lớn tuổi bị chứng mập phì, cao huyết áp và các bệnh tim khác.  Mội lần đi bộ theo loại này cơ  thề sẽ đốt chừng 300 tới500 calori

 

Thường ra người bệnh nên đi bộ cách ngàymỗi ngày từ 30 tới 60 phút. Nên đi bộ lúc đường trong máu có khuynh hướng lên cao tức là từ 1 đến 2 tiếng sau bữa ăn hoặc đi bộ vào buổi sáng trước khi uống thuốc và ăn sáng.. Người bệnh mà mập phì thì nên đi bộ nhiều hơn tức là 5 hay 6 lần một tuần , mỗi lẩn từ 30 tới 60 phút.

Cần lưu ý  là nếu không biết chắc giờ nào nên đi bộ thì có thể thảo luận với bác sị, và khi mới bắt đầu đi bộ thì hãy đi ít thôi rồi tăng dần 

 

 

2- Khi nào không nên tập thể dục

Người bị bệnh tiểu đường loại 1 ( loại lệ thuôc vào insulin) nên nghỉ tập thể dục  khi lượng đường trong máu lên cao tới 250mg. Khi bị tiểu đường loại 1 hãy kiểm soát acetone-niệu trước khi tập. Nều không có acetone trong nước tiểu thì có thể tiếp tục tập

 

Ngoài ra người bị bệnh tiểu đường cũng phài nghỉ tập khi có bệnh (cảm cúm, thương tích, nhiễm trùng, giải phẫu…)

  

 

3- Khi nào cần ngưng khi đang tập thể dục 

 

Ngưởi bị  tiểu đường nên ngưng  tập ngay nếu khi đang tập thấy những triệu chứng sau đây: đau tức ngực,  uể oài chóng mặt,   mệt khác thường,  tim đập không đều, ra mồ hôi quá nhiều và khó thờ.

Nếu các triệu chúng kéo dài hơn 5 phút sau khi ngưng tập thì cẩn gặp bác sĩ để đươc giúp đỡ


4- Những nguyên tắc cẩn tuân theo khi tập thể dục:

 

 * chọn loại thể dục thích hợp và ưa thích nhất

 

* thảo luận với bác sĩ trước khi tập thể dục

* tránh các loại thễ dục cẩn sự tham gia của một nhóm người vì không thích hợp  riêng cho từng trường hợp cá nhân

* nên tập cùng với một người bạn để khuyến khích nâng đỡ nhau

* khi bắt đầu tập chĩ tập ít thời gian thôi rôi tăng dẩn tới 30- 60 phút

*mang theo thựcphẩm dành cho người tiểu đường để phòng khi đường trong  máu xuống quá thấp

*mang theo người giấy / thẻ chứng minh bị tiểu đường để người khác biết khi cứu cấp

* tập thể dục ít nhất một tiếng sau bữa ăn

* uống nhiểu nước trong khi và sau khi tập

*bảo vệ bàn chân, mang giầy vừa văn thoải mái. Kiểm tra bàn chân mỗi ngày,  Nếu có vết thuơng hay da bị rộp / phồng thì phải chữa trị ngay để tránh biến chứng

Tóm lại tập thể dục rất quan trọng cho việc điều hoà lương đường trong máu. Nếu người bệnh tập đúng cách, biêt ngưng tập lúc nào… thì nhu cầu dùng thuốc càng ít đi và tránh đuợc các biến chứng của bệnh tiểu đưởng ( biến chứng về mắt, thận , thần kinh ,da, tay chân…)


Chuyên đề 3: Đi bộ hay chạy bộ

 


                                                                        BS Nguyễn Thượng Chánh

 




Vận động hay thể dục hoặc thể thao, là việc mọi người trong chúng ta bất kỳ tuổi tác nào, cũng cần phải thực hiện thường xuyên mỗi ngày để mong duy trì được một sức khỏe tốt.

Có rất nhiều cách vận động lắm, nhưng ở đây chúng ta chỉ đề cập đến việc đi bộ và chạy bộ vì có thể được xem là dễ thực hiện nhất. 

Đây là hai môn thể thao xưa nhứt thế giới!

Đi bộ rất thích hợp cho những người cao tuổi
Đi bộ, nhứt là đi nhanh rất được khuyến khích. 
Đi bộ làm giảm mỡ, xóa đi mọi ưu phiền, mọi căng thẳng tinh thần (stress(, cũng như giúp cải thiện chức năng hệ tim mạch.
Cần nhất là phải có một đôi giày cho tốt và cho êm chân.
Tùy theo sức khỏe của mỗi người mà đi. Mỗi ngày nên đi một giờ, và đi đều đặn 7 ngày trong tuần là tốt nhứt.

Chạy bộ rất thích hợp cho những người còn sức khỏe
Nếu sức khỏe khá, không có vấn đề tim hay đau đầu gối thì chạy bộ cũng rất tốt. 
Nên chạy đều đặn mỗi ngày. 
Lúc chạy giữ đầu cho thẳng, chạy vừa sức mình, thong thả, không tréo tay trước ngực lúc chạy...

Vừa chạy vừa có thể nói chuyện với người khác mà không cảm thấy đứt hơi. 
Đó là vận tốc mà bạn cần phải giữ.

Luyện tập để tăng cường bắp cơ

Bên cạnh việc đi bộ và chạy bộ, cũng còn một lối tập khác không kém phần quan trọng. 

Đó là vấn dề luyện tập để tăng cường các bắp cơ (musculature) cũng rất cần thiết đối với các bạn lớn tuổi.

Trong tình trạng bình thường thì bắt đầu vào tuổi 25 thì các khối cơ bắt đầu tan dần (sarcopénie) theo tỉ lệ trung bình 1% mỗi năm, và đặt biệt nhất là đối với những nhóm cơ nào ít hoạt động nhất. 

Vào tuổi 50, chúng ta mất đi 25% khối cơ và được thay thế bằng mỡ, bởi lý do nầy sự biến dưỡng cơ bản của chúng ta bị đình trệ đi và chúng ta dễ bị mập ra.

Thật ra mỗi ngày có thể nói rằng hầu như tất cả các nhóm cơ trên thân thể ta bị khiếm dụng bởi những tiện nghi vật chất của thế kỷ 21... Nào là  thang máy tự động, xe hơi, xe gắn máy, ngồi lì bên computer, v.v...Tất cả những phát minh này giúp chúng ta bớt cực và thoài mái  đi nhiều, nhưng ngược lại cũng làm cho chúng ta làm biếng vận động!

Nên biết rằng khối cơ rất thiết yếu để giúp chúng ta giữ đuợc sự tự chủ về hoạt động trong một thời gian lâu dài. 
Cơ teo, cơ yếu dễ bị té ngã.
Khoa học đã chứng minh rằng có một tương quan theo tỉ lệ nghịch giữa tỉ số tử vong vì  bất kỳ  nguyên nhân nào và sức chịu đựng của lực cơ.

Tuổi già không phải là một trở ngại trong việc luyện tập các bắp thịt cho nở nang ra. Nếu các bạn đang sống tại Bắc Mỹ, thì nên ghi tên theo học một khoá rèn luyện thân thể ở một câu lạc bộ thể dục nào đó. Chúng ta sẽ được chỉ dẫn tường tận trong các cách tập luyện. 

Đừng quên Thiền và Thở cho đúng cách


Trong một rừng trường phái Tài Chi Dưỡng sanh với vô số Thầy tài ba như ngày nay, tập Pháp Bát Nhã Khí Công để duy trì một sức khỏe tốt có thể là một pháp chúng ta cần nên quan tâm đến.

Nhưng cho dù có theo một lối tập nào đi nữa thì cũng nên nhớ rằng điều quan trọng là phải có sự chuyên cần và phải tập đều đặn mỗi ngày.

Thứ nhất là ăn uống điều độ

Tránh ăn muối, đường, chiên xào… Nên ăn gạo lức, hay bánh mì nâu (oat, whole grain, multigrain…), ăn trái cây nhiều, uống nước prune juice hàng ngày…
Buổi chiều ăn nhẹ, và không ăn vào buổi tối. 

Thứ nhì là tập pháp Bát Nhã Khí Công

Pháp Bát Nhã Khí Công này là vô tướng, nhưng giữ gìn sức khỏe rất linh diệu. Có những người vừa nghe vài phút là làm được, nhưng có người nghe cả năm trời cũng không hiểu, không tập được! 
Tất cả đều nằm sẵn trong Thiền. Chỉ cần hai khẩu quyết nên nhớ nằm lòng: 
            Câu đầu (1) là nói về thể, về tánh, về chân không, về vô tướng, Vô Hình. 

            Câu sau (2) là nói về dụng, về tướng, về diệu sắc, về hữu tướng, Hữu                                                                                                       
Khẩu quyết

(1) “Có ai không? Không ai hết.” (Vô ngã, vô tướng, vô chiêu, vô hình) 
(2) “Khi thấy chỉ có cái thấy, khi nghe chỉ có cái nghe, khi đi chỉ có cái đi, khi ngồi chỉ có cái ngồi…” (Chứ không hề có ai thấy, ai nghe, ai đi, ai ngồi… Nhưng là một lực có ứng dụng, có hữu tướng, hữu hình) 

Tập như thế này:

 Trước tiên là thở đều đặn, thở dịu dàng, giữ cảm giác về hơi thở, giữ cảm giác về môi trường chung quanh. Khi nghĩ tới bài Bát Nhã Tâm Kinh, sẽ thấy không có ai đang thở, không có mũi đang thở, lập tức thấy làn da toàn thân đang thở, thì là Thai Tức, hay Anh Nhi Tức, là phép thở của bào thai trong bụng mẹ. 

Ngay khi vừa nhẩm trong đầu câu số (1) rằng không hề có ai trong thân ngũ uẩn của mình, lập tức có thể cảm nhận rằng thân mình là một khối năng lực đang sinh diệt (nói theo nhà võ là chuyển biến giữa lực âm dương, yin yang.) Khi đó, đưa tay ra nhè nhẹ là thấy liền “không hề có ai đưa tay ra, mà chỉ là một khí lực đang chuyển động.” Tương tự, khi nhúc nhích lưng là thấy “không hề có ai nhúc nhích lưng,” mà thấy liền khí lực chạy chạy sưởi ấm sau lưng. 

Cứ giữ cảm giác về luồng khí lực vô ngã đó hoài cả ngày, tức là Khí Công Tối Thượng của Bồ Đề Đạt Ma, chữa vô số bệnh. Tập được là khó lắm, vì đây thực sự là Thiền Tông. Ai tập được, trong vài ngày là thấy tiến bộ liền. Tập cả Động Công suốt ngày, và Tĩnh Công (ngồi Thiền, chỉ cần thẳng lưng, chân xếp thoải mái) nửa giờ mỗi ngày. Ban đêm, nằm trên giường ngủ, hình dung toàn thân thư giãn, lặng lẽ, y hệt như chết, sẽ thấy không có ai đang nằm, chỉ thấy hơi thở lặng lẽ vô thường. Tập vài ngày, sẽ thấy giảm rất nhiều bệnh. 

Phần nói trên là Vô Chiêu. Phần sau là Hữu Chiêu, là pháp tập thể dục. Viết ra giấy thế này sợ là khó hiểu. Cần phải biết cách đưa tay ra dẫn khí lực cho cụ thể. 

(Sưu tập bởi Cư sĩ Nguyên Giác đăng trong website Thư Viện Hoa Sen)

Kết luận 
Vậy các bạn còn chần chờ gì nữa mà chưa chịu bắt đầu thực hành đi./.


 

Chuyên đề 4: Xoa bóp bàn chân có lợi cho sức khoẻ 

 

 

                                           BS. Nguyen Kim Lan (bài do bạn Quý Vũ giới thiệu)

 

 

Tục ngữ có câu : "Người già đôi chân già trước", giữ đôi chân tốt chính là mấu chốt phòng bệnh để kéo dài tuổi thọ. Thật vậy các chuyên gia nghiên cứu phương pháp tự chữa bệnh cho rằng trên đôi bàn chân có rất nhiều đầu mối thần kinh liên quan đến các tạng phủ. Cho nên dùng tay để chà xát, xoa bóp rất có lợi cho sức khoẻ.

Xoa bóp hai bàn chân không những thúc đẩy máu cục bộ lưu thông, cải thiện việc trao đổi chất dinh dưỡng, làm cho cơ, xương, khớp mềm mại, dẻo dai, mà còn làm thông kinh hoạt lạc, tăng cường sức đề kháng và chống các bệnh tật của toàn thân.

Khi day hoặc bấm các huyệt vi ở bàn chân còn có tác dụng chữa được bệnh, phòng bệnh, kéo dài tuổi xuân và tăng thêm tuổi thọ...

Đôi bàn chân có nhiệm vụ rất quan trọng và nặng nề, nó chống đỡ và chịu đựng sức nén của toàn bộ cơ thể. Khi ta đi, đứng, vận động, lao động... không thể thiếu được đôi chân.

Ngoài ra, đôi bàn chân còn có mối liên quan mật thiết tới lục phủ ngũ tạng, ảnh hưởng tới sức khỏe của con người. Thí dụ :

-Mu ngón chân út có liên quan đến bàng quang ( xát ngón chân út có thể chữa được chứng bí đái, đái són, đái buốt )

-Mu ngón chân thứ hai có liên quan đến dạ dày ( xát ngón 2 có thể chữa được chứng chướng bụng, đầy hơi, ợ chua.)

-Ngón thứ tư có liên quan đến gan( xát ngón này có thể chữa được táo bón, lưng vai đau mỏi)


-Ngón chân cái có liên quan đến gan, tì,

-Lòng bàn chân có liên quan đến thận. 

-Gan bàn chân có liên hệ tới lưng đau, mỏi, ù tai, nghễnh ngãng. 

Sau đây là kỹ thuật xoa bóp bàn chân giúp bạn đọc tham khảo, áp dụng:

Xoa bóp gan bàn chân

Tư thế ngồi, chân trái đặt lên trên đầu gối phải, tay trái giữ bàn chân,

Tay phải áp sát vào gan bàn chân xoa và xát theo chiều dọc bàn chân 20 lần, làm từ nhẹ đến mạnh, từ chậm đến nhanh. Bàn chân sẽ nóng dần lên là tốt. 

Sau đó dùng hai ngón tay cái và trỏ bóp nhẹ các ngón chân, bóp dần xuống đến gót khoảng 5 phút. 

Dùng ngón tay trỏ day ấn vào huyệt dũng tuyền (giữa gan bàn chân). Sau đó để đầu ngón tay cái vuông góc với gan bàn chân, ấn vào thấy tức là được, day nhẹ nhàng huyệt theo chiều kim đồng hồ. Huyệt này có tác dụng hạ huyết áp, bổ thận, chữa đau lưng mỏi gối.

Đổi bàn chân, trình tự làm như trên.

Xoa bóp mu bàn chân

Tư thế ngồi, chân trái co lại, gấp đầu gối, bàn chân để áp bằng trên ghế. Dùng lòng bàn tay phải áp lên mu bàn chân, tay trái xoa dọc lên khớp cổ chân 20-30 lần. 

Sau đó dùng ngón tay cái và trỏ (hai tay) bóp nhẹ các ngón day vào kẽ ngón chân 5 phút, ấn dọc lên mu chân theo từng ngón, sau đó vỗ nhẹ lên mu chân.

Tiếp đó dùng ngón cái ấn lên huyệt giải khê (giữa nếp lằn cổ chân), huyệt thái xung (giữa kẽ ngón 1, 2 dịch lên 2 đốt ngón tay), huyệt túc lâm khấp (giữa kẽ ngón 4, 5 dịch lên 2 đốt). Mỗi lần ấn khoảng 1 phút cho mỗi huyệt.

Thay đổi hai chân, xoa bóp khoảng 20 phút mỗi lần trong ngày.  Ngày làm hai lần. Ngoài ra kết hợp đi bộ. Nên đi chân đất và giẫm vào những hòn sỏi nhỏ, có tác dụng như ấn vào huyệt ở vùng gan bàn chân.

Ngâm chân

Trước khi xoa bóp bàn chân, có thể kết hợp ngâm chân.

Cách làm: Dùng các loại lá ngải cứu, lá lốt, lá xương xông và gừng, lá tre, lá hương nhu, muối, đun sôi để ngâm chân chữa các bệnh khớp, bệnh tê thấp và lạnh chân. Khi nồi nước xông đang nóng thì đặt chân cách mặt nước để xông hơi. Khi nước giảm nhiệt thì đặt dần bàn chân thấp xuống. Khi nước nóng già thì cho bàn chân sát vào mặt nước, sau đó ngâm cả bàn chân. Có thể vuốt nước lên cẳng chân, bắp chân. Khi nước hết nóng thì thôi.


Chuyên đề 5: 18 cách tập dưỡng sinh trên giường

                                                                         BS. Nguyễn Đức Lê

  

 

"18 cách tập dưỡng sinh trên giường", trích từ "Sinh mệnh tại ư vận động"  trong sách dưỡng sinh cổ truyền của Trung Hoa.

 

 

 

Phương pháp này có tác dụng lưu thông khí huyết, điều hòa âm dương, ích khí dưỡng huyết, hoạt huyết hóa ứ, do đó làm tỉnh đầu, sáng mắt, phòng chữa các bệnh ngũ quan, giảm bớt nếp nhăn trên mặt, làm cho da sáng, hồng nhuận, đàn hồi. Đồng thời có thể điều tiết chức năng thần kinh, làm cho tinh thần dồi dào, tư duy sắc bén, nhớ nhiều, ngủ tốt. Ngoài ra còn điều tiết chức năng các tuyến, giảm mỡ trong máu, phòng chữa bệnh tiểu đường và bệnh béo phì. Giúp tăng thêm công năng tim phổi, từ đó tăng thể chất, đạt mục đích phòng suy não, ích thọ diên niên. Xin giới thiệu cùng bạn đọc làm tài liệu tham khảo, vận dụng luyện tập để nâng cao sức khỏe.

 

 

1. Thở bụng 12 lần: Nằm ngửa, đầu, chân và lưng duỗi thẳng, 2 bàn tay đặt lên bụng. Thả lỏng toàn thân, từ từ hít vào, thở ra 12 lần bằng cơ hoành cách

 

(không dùng cơ ngực).

 

2. Vuốt trán 20 lần: Nằm ngửa, 4 ngón tay của từng tay đặt lên hai huyệt ấn đường, vuốt dọc theo hai lông mày ra huyệt thái dương từ 3-5 lần, sau đó tay nhích lên phía giữa trán cao hơn lông mày vuốt tiếp, nâng tay dần cho sát đến mép chân tóc ở trán, sau đó lại hạ tay xuống dần cho đến lông mày thì thôi. Tất cả khoảng 15-20 lần vuốt.

 

Tác dụngTăng sự vận hành máu ở trán, giảm nếp nhăn trán, chữa chóng mặt, bệnh ở mũi.

 

 

3. Đẩy ngược hai má 20 lần: Nằm ngửa, 4 ngón tay kết vào nhau, ngón giữa day nhẹ huyệt nhân trung mấy lần, hai ngón giữa lại miết hai bên sống mũi lên đến huyệt tinh minh, toản trúc 5 lần, ngón giữa lại day huyệt thừa tương mấy lần, sau đó vuốt ra quá huyệt địa thương rồi lại vuốt đến phía dưới mắt, tất cả 5 lần, dùng cả bàn tay vuốt từ hai xương quai hàm dưới ngược lên 5 lần, cộng tất cả 20 lần.

 

 

4. Gập đầu về phía trước

 

 

Gập đầu về phía trước 6 lần: Nằm ngửa, hai tay ôm lấy sau gáy. Dùng lực kéo đầu gập về phía trước cho cằm chạm vào ngực, hơi dừng lại ở thời điểm đó.

 

Làm 6 lần, dùng ngón giữa day huyệt phong trì và hai bên gáy, mỗi nơi 20 lần.

Tác dụng: Tập cổ, tăng cường công năng các cơ ở cổ làm cho khí huyết vận

hành, phòng chữa các bệnh ở đốt sống cổ, vùng đầu tê các chi, đau ở vùng vai và hay bị cảm. Thính tai, sáng mắt, chữa các bệnh về mắt, tai và mũi.

 

5. Day huyệt phế du, xoa huyệt đại chùy mỗi bên 20 lần: Nằm ngửa, đầu tiên dùng ngón tay giữa ấn vào ngay sát dưới khớp đốt sống cổ thứ 7 (từ trên xuống), từ hai hõm vai tìm ra huyệt phế du ấn 20-30 lần. Sau đó, dùng tay trái, sau là tay phải, 4 ngón tay đặt lên vai, xoa xiên huyệt tại chùy 20-40 lần. Xoa cho phát nóng cục bộ thì kết quả rất tốt. Lại dùng gốc bàn tay trái đặt lên huyệt kiên tỉnh bên phải, đầu ngón tay giữa tìm huyệt phế du, day 30-40 lần, làm xong thay đổi tay phải, day sao cho phát nóng thì thôi.

 

 

6. Day huyệt tỳ du Day các huyệt tỳ du, thận du, mỗi chỗ 15 lần:

Nằm ngửa, hai tay nắm lại, lót xuống dưới lưng cho mu bàn tay ở phía lưng,ban đầu đúng ở huyệt tỳ du (ngay phía dưới đốt sống ngực thứ 8 dịch ra 2 bên 1,5 thốn), sau đó chuyển tay tỳ vào huyệt thận du, hai đầu gối hơi vòng lên, lắc người qua phải, qua trái làm cho lưng lắc theo. Làm cho đến khi các huyệt trên thấy cảm giác mỏi. Nằm ngửa, chân duỗi thẳng, buông lỏng, bàn tay phải úp lên huyệt trung hoàn, tay trái úp lên huyệt khí hải. Tập trung chú ý vào huyệt khí hải (tức đan điền). Thở sâu, chậm và có nhịp. Dùng mũi hít vào bụng dưới phình lên rồi dùng miệng thở ra, bụng thót lại, hai bàn tay lên xuống theo nhịp thở

 

 7. Xoa cơ thăn ở thắt lưng 20 lần: Tư thế ngồi, đầu tiên lấy sống ngón tay cái xoa cơ thăn sát hai bên cột sống thắt lưng, sau đó xoa bằng lòng bàn tay cho vùng đó nóng lên (hình 9).

 

 

 8. Xoa huyệt trung quản thuận và ngược chiều kim đồng hồ 50-100 lần:

 

 

Nằm ngửa, bàn tay phải úp lên bàn tay trái, tay trái đặt lên huyệt trung quản (nằmkhoảng giữa rốn và mỏ ác), ban đầu xoa ngược chiều kim đồng hồ 50-100 lần,sau đó lại đổi tay xoa thuận chiều kim đồng hồ 50-100 lần, cho đến lúc có cảm giác nóng thì tốt (hình 10).

 

 

 9. Day huyệt khí hải thuận, ngược chiều kim đồng hồ mỗi chiều 50-100 lần:

 

 

Nằm ngửa, tay phải đè lên tay trái, đặt gốc bàn tay trái lên điểm giữa bụng, phía dưới rốn và khớp vệ là huyệt khí hải, day xoa ngược chiều kim đồng hồ 50-100 lần, rồi lại đổi tay xoa thuận chiều kim đồng hồ 50-100 lần. Xoa cho đến lúc cảm giác nóng thì tốt.

 

 10. Day xoa hai huyệt chương môn, mỗi bên 20-30 lần: Nằm ngửa, hai mép ngón tay cái đặt lên cuối xương sườn 11 tức huyệt chương môn, đẩy về phía trước 20-30 lần, sau đó lại dùng các ngón tay miết xiên lên 20-30 lần vùng bẹn

 

(hình 11).

 

11. Xoa bụng dưới: Nằm ngửa, 5 ngón tay hơi khép lại, sống bàn tay phía ngón út đặt lên hông ở vị trí phía trên mào chậu, đẩy xiên xuống phía dưới rốn, miếtđi miết lại 20-40 lần. Nằm ngửa ngồi dậy 15 lần: Nằm ngửa, hai chân, hai tay duỗi thẳng, rộng bằng vai, thót bụng nâng đầu lên, lưng rời khỏi giường, ngồi lên, hai tay vươn dần về phía bàn chân, hai chân từ đầu đến cuối để im không nâng lên, tức chỉ dựa vào cơ bụng mà dậy (hình 12).

 

Tác dụngLàm tăng công năng cơ bụng, cơ lưng, giảm mỡ ở bụng, chữa béo phì.

 

12. Ưỡn bụng 15-20 lần: Nằm ngửa, hai tay duỗi rộng bằng vai, hai chân nhô đầu gối lên, hơi giãn rộng, thở vào và nâng bụng dần lên, lúc thở ra hạ vai xuống dần.

 

Tác dụngĐiều chỉnh khí toàn thân, tăng công năng của cơ thắt lưng và giảm mỡ bụng, phòng và chữa béo phì (hình 13).

 

13. Gập từng đầu gối 10 lần: Nằm ngửa, từng chân gập đầu gối lên, hai tay  bao lấy đầu gối, dùng lực níu đầu gối vào bụng, sau đó thẳng chân ra, đổi chân  khác(hình 14).

 

Tác dụngLàm dẻo đầu gối, tăng cường công năng cơ bụng, cơ đùi, phòng và chữa các bệnh vùng mông, vùng đùi.

 

14. Ngóc đầu ôm hai đầu gối: Nằm ngửa, hai chân duỗi thẳng sát nhau, hai tay duỗi thẳng, đầu, ngực và đầu gối cùng gập với nhau, hai tay ôm lấy đầu gối dùng lực gò vào sát bụng, sau đó duỗi thẳng hai chân. Làm đi làm lại 10 lần  (hình 15).

 

15. Lăn lưng 6-12 lần: Nằm ngửa, động tác trên (ngóc đầu ôm gối) làm đến lần cuối cùng thì tay không thả đầu gối ra nữa mà cứ để người cuộn tròn như thế, lăn lưng bập bênh.

 

Tác dụngVận hành khí huyết toàn thân, tăng cường cơ bụng, cơ lưng, co duỗi;tăng cường công năng tứ chi. 

16. Bắt chước đạp xe đạp 2-3 phút: Nằm ngửa, hai tay duỗi rộng bằng vai, hai

 

chân nhấc lên như đạp xe đạp, đạp đi đạp lại (hình 16).

Tác dụngTăng cường công năng cơ thắt, cơ mông, cơ bụng và cơ đùi, dẻo các

khớp, chữa bệnh viêm khớp, giảm mỡ bụng, thắt lưng, mông và đùi, chữa béo phì.

 

 17. Nắn tứ chi, vỗ chi dưới: Nằm ngửa, tay này nắn cho tay kia từ vai đến đầu ngón tay, mỗi bên 6 lần. Sau đó ngồi dậy, mỗi tay nắn cho mỗi chân từ đùi đến gót mấy lần, xong vỗ từng chân từ trên xuống dưới 6-8 lần (hình 17).

 

 

18. Các động tác làm xong lại quay về động tác đầu, nhắm mắt, tập trung nghĩ vào huyệt đan điền.

 

 

Chú ý Phương pháp này hợp với thanh niên, trung niên và người cao tuổi.

Trước khi ngủ làm một lần từ 20-30 phút.

Đối với người tăng huyết áp, bệnh tim nặng hoặc người cao tuổi thì không nên làm động tác lăn lưng và bắt chước đạp xe đạp. Trong thập bát pháp không bắt buộc phải làm đầy đủ các động tác hay số lần

 

làm mà phải căn cứ vào tình hình sức khỏe để gia giảm.

Mới tập, động tác phải nhẹ nhàng, tập trong thời gian ngắn, không để mệt quá.

Về sau có thể tăng dần số động tác, số lần hay thời gian.

Kiên trì tập sẽ bớt béo, cũng có thể giúp người gầy tăng thể trạng.

Chúc các bạn luôn vui-khỏe...NDD

Truong Kim Anh chuyển

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm