Truyện Ngắn & Phóng Sự

Quyển Nhật Ký Của Tắc-Kè - Phần 2

( HNPĐ ) Thời gian đằng đẳng mấy chục năm tôi không có dịp thăm lại ngôi nhà dòng cũ ở xã Trạm Hành thuộc thành phố Dalat. Nhưng tôi có nghe là nhà dòng đã sụp đổ



( HNPĐ ) Thời gian đằng đẳng mấy chục năm tôi không có dịp thăm lại ngôi nhà dòng cũ ở xã Trạm Hành thuộc thành phố Dalat. Nhưng tôi có nghe là nhà dòng đã sụp đổ đến độ nhà cầm quyền không có tiền để sửa chữa nên đã bán lại cho Đài Loan làm nhà máy chế biến trà. Các Cha trong nhà dòng không bao giờ muốn rời xa nơi đó vì các Ngài đã bỏ rất nhiều của cải và tâm sức để mong đào tạo cho miền Nam có những Linh mục theo đường của Chúa đi truyền đạo. Các Ngài cũng không muốn rời bỏ các chủng sinh, nhưng, các chủng sinh ngoan đạo đó bây giờ ra sao? Chiến tranh cướp nước và cướp của đã đi qua nhưng hận thù chia rẽ thì không bao giờ dứt được bởi, tội ác của bọn cộng phỉ đối với dân tộc vĩnh viễn không bao giờ gột rửa được, ngoại trừ khi cả bọn thành tâm hối lỗi cùng đứng cúi đầu nhận tội trước đồng bào cả ba miền thì khi đó mọi oán hờn và mọi tội ác mới may ra được bỏ qua.Tôi cũng không gặp lại Cha Chung. Không biết Cha ra sao, nhưng, sau ngày bị mất nước và có những đêm phải ngủ ở nhà ga, ngủ ở trong công viên, tôi đã khóc nhiều khi nhớ đến Cha. Tôi cũng không gặp lại Cha Hoàng mặc dù sau này tôi ở một đất nước cũng gần với nơi mà Cha đang sống. Tôi không có nhiều kỷ niệm với Cha. Có một điều làm cho tôi cười hoài đó là, khi tôi đến với trung tâm của Cha Hoàng trong “Chương trình trợ giúp thiếu niên sống ngoài hè phố.” Thì, nay tôi cũng đang là người sống ngoài hè phố. Tôi tự nguyện rằng: “Không sao cả, miễn là mình giữ cho được trong sạch trong cuộc sống và giữ cho ngọn lửa căm thù bọn cộng phỉ mãi mãi bừng cháy trong tim thì, tôi sẽ có cơ hội góp phần làm cho chế độ man rợ Hồ Chí Minh phải bị đánh đổ.”
Tôi tin chế độ này phải sụp đố!

30/4/1975. Tôi đang ngồi uống café với ông Giám đốc Đỗ Ngọc Long ở nhà của ông thì nghe tin đầu hàng . Tiếng của ông “Tổng thống cơ hội” Dương Văn Minh phát ra từ cái radio văng vẳng như tiếng gọi hồn ai. Ông Long đang nói chuyện về những ngày sắp tới tôi sẽ phải làm gì thì giờ đây ông ngồi chết lặng đến không có một hành động hay một lời nói nào nữa. Gương mặt của ông gằm xuống và như đang bị đổ chàm. Một lúc thật lâu sau tôi nhìn thấy từ hai con mắt của ông đỏ hoe và có nước. Tôi không dám nhìn ngay ông mà nhìn xuống ly café và tự hỏi: Tại sao lại là hôm nay mà không để đến cuối tháng 5 rồi hãy đầu hàng. Vì, chỉ mười ngày nữa thôi là chúng tôi sẽ rời khỏi nơi này rồi mà. Chúng tôi chưa bỏ đi vì còn chờ Cha Hoàng từ Thái Lan sẽ trở về trong nay mai. Cha Hoàng rời Việt Nam khi Xuân Lộc bị bọn cộng phỉ tấn công được bốn ngày, tức Cha đi ngày 13/04/1975. Theo như vậy thì từ hôm nay chúng tôi sẽ xa Cha Hoàng mà chưa biết bao giờ mới được gặp lại. Tôi hỏi ông Giám đốc Long như vẫn không tin vào đôi tai của mình: “Như vậy tiếng súng đã ngưng thật rồi sao ông Giám đốc? Ngưng thật rồi à? Như vậy là kể từ hôm nay sẽ không còn người bị chết vì súng đạn nữa… thật sao… ông Giám đốc?” Ông Giám đốc Long vừa ngẩng đầu lên nhìn tôi thì, ngay lúc đó có tiếng súng bắn một tràng thật dài  phía trước nhà ông. Ông Long nhìn tôi với vẻ mặt hốt hoảng. Tôi đứng lên đi đến bên cửa sổ vén hé cái màn mỏng nhìn ra phía trước. Trước nhà của ông Giám đốc Long là công viên nhỏ. Trước mặt công viên, tức bên phải nhà của ông Giám đốc Long là con đường Công Lý. Một chiếc xe jeep có bốn anh thanh niên ngồi trên với súng AR16 cầm trên tay và mỗi người có một miếng vải màu đỏ đeo nơi cánh tay. Trên sàn xe jeep có một xác người bị bắn chết để nằm ngửa và cái đầu cùng hai cánh tay buông thõng đến gần sát đất. Tôi không thấy máu vì quá xa. Tôi cũng không biết nạn nhân già hay trẻ. Chiếc xe chạy vòng vòng công viên ba vòng và vừa chạy vừa bắn chỉ thiên, sau đó chiêc xe jeep chạy ra đường Công Lý. “Đóng hết cửa lại đi Tắc.” Tôi đóng hết các cánh cửa lại rồi đến ngồi đối diện với ông Giám đốc Long. Ông Giám đốc Long đứng lên đi đến bên tủ rượu và rót ra hai ly rượu mạnh. Ông đi đến bên và đưa cho tôi một ly. “Uống đi Tắc. Có thể đây là ly rượu cuối cùng của anh em mình còn được ngồi bên nhau. Mai này nếu tôi có bị bắt đi làm đường xe lửa Xuyên Việt thì tôi cũng phải cam chịu. Tôi… sướng quá nhiều rồi nên nếu có bị khổ thì cũng phải ráng chịu.” Nói rồi ông khóc hu hu hu. Nước mắt cứ thế chảy dài xuống hai bên má ông. Lúc này tôi cũng không biết rồi số phận mình sẽ ra sao khi mà ông Giám đốc Long đã “tiên đoán” là ông sẽ bị đi làm đường xe lửa. Tôi cũng chưa hình dung ra được nhà tù sẽ như thế nào, và, bọn cộng phỉ có bắt tôi đi tù không? Tôi đã làm gì có tội đâu mà bắt tôi đi tù? Tôi cảm thấy sợ hãi nên người tôi cứ run lên nhè nhẹ như đang bị sốt rét. Tôi sợ đám thanh niên kia quay lại rồi xông vào nhà bắt ông Giám đốc Long và, thấy tôi nên chúng cũng bắt luôn và… bắn cả hai. Đây là thời điểm vô chính phủ thì tha hồ mà thanh toán hận thù lẫn nhau. Tôi không có kẻ thù và tôi cũng không thù oán ai cả, nhưng, tôi sợ người ta nghĩ tôi theo mấy Cha, nhất là mấy Cha người ngoại quốc, tức tôi là kẻ thù của họ. Cuộc sống của tôi phải nói là vô cùng khiêm tốn. Tôi luôn sống thật với lòng và không bao giờ phán xét ác ý với người nào chỉ vì tôi tin Chúa và sợ bị tội với Chúa.
Tôi cầm ly rượu lên nhấp thử một chút. Tôi thấy thứ nước có màu vàng vàng này nó cay sè và đắng nghét chứ chẳng có gì ngon để phải uống cả. Tôi đã hai mươi ba tuổi rồi nhưng tứ đổ tường thì tôi hoàn toàn chưa trải qua, chưa nếm qua bao giờ. Tôi chỉ uống café và trà thôi. Đây là lần đầu tiên tôi nếm những giọt rượu. “Chú cầm tiền về lo cho các em và nhớ là phải bình tĩnh. Nói các em cứ ở trong nhà. Nay mai tôi sẽ liên lạc với chú khi tôi gặp được những người của nhà cầm quyền mới này.” Nói rồi ông Long lấy từ trong cặp táp ra một cọc tiền giấy năm trăm được cuộn tròn lại bằng sợi dây thun. Tôi nhận cọc tiền và để trong cái cặp mà kể từ bây giờ tôi luôn ôm trước ngực. Khi tôi đứng lên từ giã ông thì ông ôm tôi và lại khóc làm cho tôi xúc động quá. “Đi đường cẩn thận Tắc nhé.” – “Dạ. Ông Giám đốc yên tâm. Em sẽ cẩn thận.”
Ra khỏi nhà, tôi đi theo đường Công Lý rồi quẹo phải để theo đường Yên Đỗ. Tại đây tôi thấy mấy anh lính Nhảy Dù mà có một anh vác súng đại liên trên vai. Một người đàn bà có lẽ là thân nhân của anh lính Nhảy Dù vác cây đại liên nói: “Đem súng lại Quân Vụ Thị Trấn bỏ ở đó nhanh lên.” Mấy anh lính liền bước đi và đi trước tôi khoảng chục bước thì lúc đó có một chiếc xe jeep chạy lên và người ngồi trên đó la lớn: “Bỏ hết súng xuống bên đường và cởi đồ ra rồi về nhà… nhanh lên.” Mấy anh lính Dù làm theo lời mấy anh mặc thường phục chỉ vì mấy người này có đeo tấm vải đỏ trên cánh tay. Tôi đi tiếp đến đường Lê Văn Duyệt. Tại công trường Dân Chủ tôi thấy súng đạn và quần áo lính liệng đầy. Nghĩ đến những người lính, những người tuổi trẻ đã hy sinh cho quê hương miền Nam, đã chết cho nhiều người được sống yên ổn; nhưng bây giờ thì… Tôi nhìn thấy phía trước mặt xuất hiện một đoàn người đang đi bộ hàng dài mà nước da của người nào người nấy tái mét cứ như là đang bị bệnh sốt rét vậy. Họ vừa đi vừa cười vừa nói chuyện râm ran vẻ khoái chí lắm. Thì ra họ là những người tù Chí Hòa vừa được “giải phóng” nên họ vui. Tôi nhìn thấy một chiếc taxi từ bên cảnh sát quận ba chạy đến tôi liền đưa tay lên ngoắc lại. “Bác cho cháu về bên Bến Bình Đông.” – “Tôi cứ chạy được đến đâu thì hay đến nấy chứ… không biết đường bị cấm đoạn nào cả.” – “Dạ.” Xe chạy đến chợ cá Trần Quốc Toản, tôi nhìn thấy đoàn xe GMC của Sư đoàn 18 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hòa đậu dọc theo con đường chạy đến trường đua. Những người lính của Sư đoàn, có người đang ôm con, có người đang đứng với vợ và, có nhiều người lính đứng chung với nhau và họ khóc họ nói với nhau nhưng tôi không dám nhìn vì hai con mắt của tôi đã bắt đầu có nước mắt. Ông Long khóc chỉ làm cho tôi xúc động. Nhưng, những người lính của Sư đoàn 18 Bộ Binh mà phần đông đã cởi bỏ quần áo chỉ mặc mỗi cái quần đùi. Chính cái cảnh đau thương này đã làm cho tôi phải khóc. Những ngày qua ông Giám đốc Long hết lời khen lính Sư đoàn 18 Bộ Binh đã đánh cho bọn cộng phỉ một trận mà ông nói là “nên thân.” Những người lính đó chắc không ngờ cái kết của họ lại bi thảm đến tận cùng như thế này, vào sáng ngày oan nghiệt của hôm nay.
Xe taxi chạy được đến chợ Bình Tây thì bác tài taxi quay qua nhìn tôi và nói những lời mà sau này tôi nghĩ lại thấy thương hại cho ông, cho những người không hiểu một tí gì về cộng sản nên nghe bọn chúng nói cứ tưởng chế độ của bọn chúng thật sự là thiên đường. Đa số đồng bào miền Nam vì quá đau khổ bởi chiến tranh quá dài mấy mươi năm chỉ đem lại chết chóc và ly tán nên đã bị cộng sản tuyên truyền và lợi dụng. Bọn lãnh đạo các tôn giáo và bọn trí thức bọn sinh viên nghe theo bọn cộng phỉ để phá hoại miền Nam đều là những kẻ đáng bị nguyền rủa muôn đời. Trong bọn họ chắc chắn có nhiều tên khao khát được nhìn thấy vị lãnh tụ mà họ hằng suy tôn. Bọn người mang tiếng trí thúc nhưng đối lập với chính phủ để phá hoại và để được nổi tiếng vì hằng ngày bọn họ chỉ làm mỗi một việc duy nhất là kêu gọi đồng bào, nhất là giới trẻ xuống đường . Nhưng, hôm nay cuộc chiến đã kết thúc rồi thì bọn họ sẽ bị thất nghiệp và bị cho về vườn ngay lập tức.
Bác tài xế taxi nói: “Tới từng tuổi này tôi mới được nhìn thấy đất nước thật sự hết chiến tranh. Thật là một sự may mắn vô cùng đối với tôi. Hòa bình rồi thì sẽ không còn cảnh chết chóc nữa. Mỗi người sẽ có công ăn việc làm và sẽ không còn người nào đói nữa.”

Tôi nhớ lại ngày hôm kia, ngày 28 tháng tư, ông Giám đốc Long đưa tôi đi ăn ở nhà hàng Thanh Thế. Đang ăn thì trước nhà hàng xảy ra chuyện lộn xộn và có nhiều viên cảnh sát đang chận đường một người mặc áo chùng đen. Đích thị đó là ông Linh mục rồi. Nhưng, tại sao ông lại bị cảnh sát chận không cho đi. Ông Giám đốc Long bỏ tôi ngồi đó rồi ông đi ra ngoài xem chuyện gì. Một lúc lâu sau ông trở vào và nói cho tôi biết: “Cảnh sát chận đường một ông Linh mục. Tưởng ai hóa ra là Phan Khắc Từ. Ông Linh mục Từ đang kết tội ông Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu tham nhũng.” Thấy tôi nhìn ông với hai con mắt như của con nai nên ông nói thêm cho tôi rõ: “Mấy ông Cha này quá nông nỗi nên bị Việt Cộng giật dây hết. Việt Cộng mà chiếm được miền Nam rồi thì mấy Cha sẽ sáng mắt ra hết. Lúc đó có hối cũng không còn kịp. Việt Cộng ghét nhất là đạo Thiên Chúa thì chẳng lẽ tụi nó thương quý mấy Cha lắm sao. Tội nghiệp mấy ông cảnh sát. Mấy ổng không có một hành động nào dám tỏ ra xúc phạm mà chỉ đứng vây quanh ông Linh mục để không cho ông nhập vào với số người của Phật giáo đang biểu tình trước chợ Bến Thành.” Tôi không phải là trí thức nhưng tôi hiểu bọn cộng phỉ còn hơn các ngài nhiều. Giết người cách lén lút là hành động của kẻ tiểu nhân. Bọn cộng phỉ đã làm việc đó với ba tôi thì làm sao tôi có thể quên cho được. Chỉ khi nào tôi nhắm mắt thì may ra… Tôi xem bọn cộng phỉ là kẻ thù muôn kiếp của tôi, của dân tộc tôi, cho đến khi nào bọn chúng bị đánh đổ mới thôi.
Saigon hôm qua có mưa nhưng hôm nay lại có nắng. Saigon mưa đến nhanh mà đi cũng nhanh. Saigon là chốn phồn hoa đô hội với hằng hà sa số những nhà cao tầng và biệt thự; nên ai cũng muốn đến... Bọn cộng phỉ cũng vậy. Chỉ khác một điều là, bọn cộng phỉ đến bằng bạo lực và tàn phá Saigon để cùng toàn nước Việt Nam trở thành quốc gia nghèo nhất trên thế giới. Bọn cộng phỉ đã biến những nhà lầu và những căn biệt thự của Saigon thành những chuồng nuôi heo nuôi gà, vịt. Có một rạp hát lớn ở khu bảy Hiền (hình như rạp Đại Lợi) vốn là nơi giải trí của người Saigon cũng đã được bọn cộng phỉ biến thành nhà tù gây ra bao kinh hoàng và đau thương cho đồng bào Saigon.

04/05/1975.

Ông Giám đốc Long và tôi có mặt tại Uỷ ban nhân dân quận bảy đúng chín giờ sáng theo giấy mời. Buổi sáng hôm nay có nắng ấm nhưng sao tôi thấy lạnh và trong lòng ảm đạm quá. Cũng là người Việt Nam đi gặp người Việt Nam nhưng sao trong lòng tôi cứ lo sợ hoài một sự trả thù. Hình ảnh ba tôi bị bắn vào đầu cứ theo ám ảnh tôi mấy ngày nay. Đêm qua tôi không thể nào nhắm mắt được cho đến gần năm giờ sáng mới thiếp đi được một chút thì bị cái đồng hồ báo thức gọi dậy. Tôi lo sợ bọn Cộng phỉ sẽ bắt tôi và đầy đọa tôi thì làm sao tôi sống nổi. Những truyện tôi đọc về những trại tù khổ sai khi cộng phỉ vào Hà Nội… tôi tin liền là cộng phỉ đối xử với tù nhân rất tàn bạo với cái đầu lạnh ngắt; mẹ tôi hết lời van xin bọn Cộng phỉ tha mạng cho ba tôi nhưng bọn chúng vẫn lạnh lùng nã đạn. Ông Giám đốc Long và tôi đi đến trước cổng Uỷ ban thì nhìn thấy một chiếc xe tăng đậu trước cổng, nòng súng quay ra hướng bờ sông như sợ lính Việt Nam Cộng Hòa sẽ đổ bộ từ bờ sông để chiếm lại Toà hành chánh quận. Có lẽ ông Giám đốc Long vì quá lo lắng nên ông hút thuốc liên tục. Tôi không biết hút thuốc nên chỉ nhìn ông rồi nhìn xuống chân chứ cũng không biết nói gì. Như vậy là sáng hôm nay tôi sẽ ngồi đối diện và thấy tận mắt những người của cái gọi là Việt Cộng, mà, trước kia tôi cứ tưởng họ có nhiều răng nanh vì quá ác độc giết đồng bào không biết gớm tay. Nhất là hình ảnh của Huế trong Tết Mậu Thân.
Khi hai người chúng tôi đã an tọa sau một cái bàn dài khoảng năm thước bề ngang hai thước, theo sự chỉ dẫn của một anh lính Việt Cộng còn khá trẻ, thì, có bốn người từ phòng bên cạnh đi ra mà trên tay của một người có cầm một chồng hồ sơ. Người này được giới thiệu là Bí thư huyện ủy. Câu đầu tiên mà tên Bí thư huyện hỏi ông Giám đốc Long có muốn trình bày những yêu cầu gì thì cứ nói ra. Ông Giám đốc Long nói (đại khái) : “Tôi là Giám đốc của sáu trụ sở nuôi dạy trẻ mồ côi sống lang thang ngoài hè phố. Tôi xin cách mạng cho phép tôi được tiếp tục công việc và tôi sẽ tuân theo những điều mà cách mạng cho phép.” - “Tiền ở đâu để ông tiếp tục?” – “Tôi sẽ liên lạc với các cơ quan từ thiện hiện đang ở Thái Lan… giúp đỡ.” Sau câu nói của ông Giám đốc Long thì tên Bí thư huyện liền tuôn ra một tràng những câu mắng chửi thậm tệ. Nào là nhận tiền của đế quốc Mỹ, rồi đưa các em đi Mỹ trong các chuyến bay trước khi mất Saigon để hy vọng sẽ có ngày các em cùng Mỹ trở lại đánh phá cách mạng. Có một câu của tên Bí thư huyện đã làm cho tôi nhớ đến Linh Mục Lương Tấn Hoàng. Hắn nói: “Tôi nói thật với anh, cho dù hai mươi năm nữa cha của thằng Mỹ cũng không dám vác mặt đến đây đâu. Chúng tôi biết anh là CIA vì thằng Hoàng (LM Hoàng) chính là CIA mà chúng tôi có đầy đủ bằng chứng. Chúng tôi hỏi là để xem anh có hối cải vì đã lầm lỡ tin vào thằng Mỹ không. Nhưng anh vẫn ngoan cố và còn muốn giữ những cơ sở đó để làm nơi liên hệ với thằng Mỹ. Đây, tôi cho anh xem những bằng chứng về thằng Hoàng đây.” Tên Bí thư lấy từ trong cái “xắc cốt” ra mấy tấm hình rồi đưa cho ông Giám đốc Long và tôi xem. Hình chụp Cha Hoàng đang đứng nói chuyện với ông Đại sứ Mỹ Martin nhưng không đề ngày, cùng nhiều tấm hình nữa đã làm cho ông Giám đốc Long hốt hoảng đến mặt mày xanh lét như tàu lá chuối. Tôi ngồi cạnh ông nên tôi cảm nhận được là ông bị mất bình tĩnh đến độ người của ông đang run. Ông run nên tôi cũng sợ quá và rồi tự nhiên tôi cũng run theo, mặc dù trời đang nóng vì đã hơn mười giờ sáng rồi. Tên Bí thư đưa một tờ giấy ra trước mặt ông Giám đốc Long và nói: “Anh ký vào tờ giấy này xác nhận có mặt buổi họp vào sáng nay.” Ông Giám đốc Long đón tờ giấy và đọc qua thật lâu, thật kỹ, rồi mới ký vào. Tên Bí thư nhận tờ giấy và nói: “Mấy đồng chí cán bộ đây sẽ đưa anh đi làm bản tự khai và sơ yếu lý lịch.” Ba người cùng đến với tên Bí thư thì hai người đứng lên và dẫn ông Giám đốc Long đi. Từ đó tôi không bao giờ còn gặp lại ông nữa. Tôi không ngờ là từ ngày hôm đó ông bị nhốt luôn cho đến năm 1993 ông mới được một ông Tướng Mỹ qua Việt Nam xin trả tự do cho ông rồi sau đó ông qua Mỹ.

05/05/1975

Chổ ở tạm của tôi từ trưa ngày hôm qua cho đến bây giờ, hiện cũng đang là buổi trưa; là nhà để xe của Toà hành chánh quận 7 cũ. Sau khi ông Giám đốc Long bị hai người đồng chí của tên Bí thư đưa đi thì người còn lại nói tôi đi theo hắn. Tên Bí thư huyện nói với theo: “Anh xuống đó ở tạm ít ngày.” Tôi không biết xuống đó là xuống đâu nhưng không dám hỏi.  Điều lo sợ của tôi đã thành sự thật. Tôi bị nhốt ở đây như là tù nhân vì có bộ đội gác bên ngoài. Trong phòng giam - nếu gọi đây là phòng giam - không có toilet. Không có giường và cũng không có vật dụng nào cả ngoài một chiếc chiếu và tấm vải cũ dùng làm mền. Nếu khi nào tôi muốn đi vệ sinh thì tôi kêu cửa và sẽ được người bộ đội giữ cửa đưa tôi đi đến nhà vệ sinh cách đó khoảng ba mươi thước. Tôi hoàn toàn thụ động vì sợ quá. Hình ảnh ba tôi bị bắn vào đầu cứ lởn lởn trước mặt tôi hoài. Tôi không dám đòi hỏi bất cứ điều gì. Họ cho tôi mỗi bữa một dĩa cơm đầy với nhiều thức ăn thì còn gì để tôi phải lên tiếng đòi hỏi. Tôi giữ thái độ hết sức đứng đắn… vì quá sợ. Mặc dù không bị bắt buộc nhưng tôi luôn ngồi xếp bằng trên chiếc chiếu.
Mặt trời đã lên cao và sắp đến bữa ăn trưa. Bữa ăn sáng không có nên hiện tôi bị đói lắm. Tôi nhớ có lần đọc tờ báo “Đứng Dậy” mà tôi thấy trên bàn của linh Mục Lương Tấn Hoàng. Tờ báo của ông Linh mục Chân Tín, Chủ tịch của cái gọi là, Ủy Ban Cải Tạo Chế Độ Lao Tù. Ông Chân Tín thật sự đã giúp một tay làm rối loạn, làm tan nát cái thành phố Saigon thân yêu và toàn cõi miền Nam này. Tôi nhớ đến ông Chân Tín vì tôi đang bị nhốt, đang bị là tù nhân và đang bị đói.
Khoảng hai giờ chiều tôi được gọi ra để viết Bản tự khai và Bản Sơ yếu lý lịch. Viết xong thì cũng chẳng có ai đọc. Cứ để trên bàn, nhưng, tôi được tên Bí thư huyện đến thông báo: “Chúng tôi cho anh về vì anh… Anh cứ ở nhà chờ thông báo rồi đi trình diện.”
Tôi đi như chạy vì tôi không ngờ bọn cộng phỉ lại tha tôi. Bến Bình Đông có cây cầu nhưng ở mãi tận phía xa. Tôi vì nôn nóng quá nên sẽ nhờ chiếc ghe nhỏ nào đó chở qua sông cho mau. Tôi không về nhà, là trụ sở “Gia đình hy vọng 5” vì hiện có mấy tên bộ đội ở đó. Một em ở trong đó gặp tôi trên đường và cho biết: “Mấy ngày nay mấy người bộ đội lục tung hết mọi chỗ. Không biết họ tìm gì nhưng rồi họ ở luôn tại đó. Họ nấu cơm và cho tụi em ăn chung.” – “Còn mấy em ở đó?” – “Bảy đứa. Họ phát súng bắt tụi em mỗi đứa gác một tiếng.” – “Chỉ gác ban ngày thôi phải không em?” – “Đâu có anh, ban đêm cũng gác luôn.”
Tội nghiệp các em quá. Tuổi thơ Việt Nam bị đọa đầy bắt cầm súng thay vì cầm viết. Tôi mới về đây chưa được bao ngày nên tôi không làm sao nhớ hết tên sáu mươi ba em được. Em đang đứng nói chuyện với tôi tên gì tôi cũng không nhớ. Gương mặt em nhìn hiền như thiên thần với hai con mắt thật thơ ngây. Thiên thần mà phải bị sống chung với lũ ác quỷ thì sẽ thành ác quỷ. Chỉ với bảy thiên thần thì làm sao cảm hóa được bầy quỷ đang dương dương tự đắc vì bách chiến bách thắng nên xem thiên thần chẳng là cái quái gì cả. Thay vì dạy cho các em học làm toán và viết chính tả. Bọn quỷ dạy các em cầm súng và dạy lòng căm thù. Tôi sinh ra đời trước mấy em nên tôi được may mắn hơn các em. Tôi được sống dưới chế độ tự do và nhân bản nên tôi được học chữ. Sách vở dạy tôi phải sống thành thật và thương yêu mọi người như thương yêu chính bản thân mình. Phải luôn đối xử công bằng với mọi người dù sau này tôi có là ông này ông nọ thì cũng vậy. Tôi nhìn em và tôi biết em đói vì em cứ nhìn gánh xôi mà nuốt nước miếng. Tôi muốn cho em một chút tiền nhưng, buổi sáng hôm đi theo giấy mời họp cùng ông Giám đốc Long tôi đã để hết tiền ở nhà. Chắc chắn số tiền đó đã bị lũ quỷ lấy hết khi bọn chúng lục soát. Tôi đưa tay xoa xoa lên đầu em rồi lẳng lặng bước đi thẳng mà lòng đau như cắt. Tôi không dám nhìn lại em vì tôi sợ tôi sẽ khóc. Số phận của các em, và số phận của trẻ thơ miền Nam đã hoàn toàn bị chìm trong bóng tối kể từ hôm ông “Tổng thống cơ hội” Dương Văn Minh lên cầm quyền.
Bến đò Bình Đông không biết trước khi tôi được đưa về đây có đông khách không. Nhưng hiện tại thì vắng tanh. Trong túi của tôi không còn đến một đồng. Rồi những ngày sắp tới tôi chưa biết phải làm gì để có chén cơm ăn. Tôi quyết định đi bộ đến Tòa Tổng Giám Mục Saigon trên đường Phan Đình Phùng.

14/6/1975.
 
Ông Phan Khắc Từ, Linh mục Phan Khắc Từ hình như chỉ nể trọng mỗi một người trong Tòa Tổng Giám Mục, đó là Đức Cha Nguyễn Văn Bình. Ngoài ra ông không coi ai trong Tòa Tổng Giám Mục là gì cả. Phan Khắc Từ muốn mở cửa phòng của Linh mục nào là mở chứ chẳng cần giữ phép lịch sự gõ cửa trước. Thời đại đã thay đổi nên mọi hoạt động trong Tòa Tổng cũng không thể rập đúng nhịp cũ. Phòng họp, phòng ăn, nhà nguyện… không còn ánh sáng vì luôn bị cúp điện. Điều làm cho tôi ngạc nhiên là các Cha chẳng ai muốn để ý đến điều phiền toái này. Cúp điện thì… chờ. Khi nào có điện thì sinh hoạt lại bình thường. Cuối cùng thì tôi hiểu là chỉ một mình tôi không hiểu thôi, chứ các Cha ai cũng rành về chuyện này cả rồi. Tôi hỏi Cha Nguyễn Văn Hai, người có dáng bệ vệ của ông Ba Tàu Chợ Lớn nhưng đọc lời giảng thì rất vui vì Cha luôn đệm vào bài giảng những bài tình ca cũ. “Cúp điện hoài thì làm sao những nhà máy có thể hoạt động được bình thường, Cha thấy có kỳ lạ không Cha?” Cha nói: “Cho giống với vùng nông thôn vốn nhiều nơi không có điện và giống với những nơi gọi là vùng kinh tế mới. Đúng với đường lối chứ không phải vì thiếu nhiên liệu chạy máy đèn.” Tôi không hiểu Cha Hai ngụ ý gì. Chỉ sau này tôi mới biết bọn cộng phỉ cần đẩy dân ra khỏi thành phố để chiếm nhà cho người miền Bắc vào ở.

Một hôm và vào buổi chiều, Cha Hai gọi tôi vào phòng và Ngài nói: “Cha đã tìm được một gia đình đồng ý giúp con có “hộ khẩu” hợp pháp. Sáng ngày mai sau lễ Cha con mình đến đó. Gia đình đó ở gần chợ Vườn Chuối, cũng gần đây thôi.”

ToPa (Hòa Lan)
( HNPĐ )

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Quyển Nhật Ký Của Tắc-Kè - Phần 2

( HNPĐ ) Thời gian đằng đẳng mấy chục năm tôi không có dịp thăm lại ngôi nhà dòng cũ ở xã Trạm Hành thuộc thành phố Dalat. Nhưng tôi có nghe là nhà dòng đã sụp đổ



( HNPĐ ) Thời gian đằng đẳng mấy chục năm tôi không có dịp thăm lại ngôi nhà dòng cũ ở xã Trạm Hành thuộc thành phố Dalat. Nhưng tôi có nghe là nhà dòng đã sụp đổ đến độ nhà cầm quyền không có tiền để sửa chữa nên đã bán lại cho Đài Loan làm nhà máy chế biến trà. Các Cha trong nhà dòng không bao giờ muốn rời xa nơi đó vì các Ngài đã bỏ rất nhiều của cải và tâm sức để mong đào tạo cho miền Nam có những Linh mục theo đường của Chúa đi truyền đạo. Các Ngài cũng không muốn rời bỏ các chủng sinh, nhưng, các chủng sinh ngoan đạo đó bây giờ ra sao? Chiến tranh cướp nước và cướp của đã đi qua nhưng hận thù chia rẽ thì không bao giờ dứt được bởi, tội ác của bọn cộng phỉ đối với dân tộc vĩnh viễn không bao giờ gột rửa được, ngoại trừ khi cả bọn thành tâm hối lỗi cùng đứng cúi đầu nhận tội trước đồng bào cả ba miền thì khi đó mọi oán hờn và mọi tội ác mới may ra được bỏ qua.Tôi cũng không gặp lại Cha Chung. Không biết Cha ra sao, nhưng, sau ngày bị mất nước và có những đêm phải ngủ ở nhà ga, ngủ ở trong công viên, tôi đã khóc nhiều khi nhớ đến Cha. Tôi cũng không gặp lại Cha Hoàng mặc dù sau này tôi ở một đất nước cũng gần với nơi mà Cha đang sống. Tôi không có nhiều kỷ niệm với Cha. Có một điều làm cho tôi cười hoài đó là, khi tôi đến với trung tâm của Cha Hoàng trong “Chương trình trợ giúp thiếu niên sống ngoài hè phố.” Thì, nay tôi cũng đang là người sống ngoài hè phố. Tôi tự nguyện rằng: “Không sao cả, miễn là mình giữ cho được trong sạch trong cuộc sống và giữ cho ngọn lửa căm thù bọn cộng phỉ mãi mãi bừng cháy trong tim thì, tôi sẽ có cơ hội góp phần làm cho chế độ man rợ Hồ Chí Minh phải bị đánh đổ.”
Tôi tin chế độ này phải sụp đố!

30/4/1975. Tôi đang ngồi uống café với ông Giám đốc Đỗ Ngọc Long ở nhà của ông thì nghe tin đầu hàng . Tiếng của ông “Tổng thống cơ hội” Dương Văn Minh phát ra từ cái radio văng vẳng như tiếng gọi hồn ai. Ông Long đang nói chuyện về những ngày sắp tới tôi sẽ phải làm gì thì giờ đây ông ngồi chết lặng đến không có một hành động hay một lời nói nào nữa. Gương mặt của ông gằm xuống và như đang bị đổ chàm. Một lúc thật lâu sau tôi nhìn thấy từ hai con mắt của ông đỏ hoe và có nước. Tôi không dám nhìn ngay ông mà nhìn xuống ly café và tự hỏi: Tại sao lại là hôm nay mà không để đến cuối tháng 5 rồi hãy đầu hàng. Vì, chỉ mười ngày nữa thôi là chúng tôi sẽ rời khỏi nơi này rồi mà. Chúng tôi chưa bỏ đi vì còn chờ Cha Hoàng từ Thái Lan sẽ trở về trong nay mai. Cha Hoàng rời Việt Nam khi Xuân Lộc bị bọn cộng phỉ tấn công được bốn ngày, tức Cha đi ngày 13/04/1975. Theo như vậy thì từ hôm nay chúng tôi sẽ xa Cha Hoàng mà chưa biết bao giờ mới được gặp lại. Tôi hỏi ông Giám đốc Long như vẫn không tin vào đôi tai của mình: “Như vậy tiếng súng đã ngưng thật rồi sao ông Giám đốc? Ngưng thật rồi à? Như vậy là kể từ hôm nay sẽ không còn người bị chết vì súng đạn nữa… thật sao… ông Giám đốc?” Ông Giám đốc Long vừa ngẩng đầu lên nhìn tôi thì, ngay lúc đó có tiếng súng bắn một tràng thật dài  phía trước nhà ông. Ông Long nhìn tôi với vẻ mặt hốt hoảng. Tôi đứng lên đi đến bên cửa sổ vén hé cái màn mỏng nhìn ra phía trước. Trước nhà của ông Giám đốc Long là công viên nhỏ. Trước mặt công viên, tức bên phải nhà của ông Giám đốc Long là con đường Công Lý. Một chiếc xe jeep có bốn anh thanh niên ngồi trên với súng AR16 cầm trên tay và mỗi người có một miếng vải màu đỏ đeo nơi cánh tay. Trên sàn xe jeep có một xác người bị bắn chết để nằm ngửa và cái đầu cùng hai cánh tay buông thõng đến gần sát đất. Tôi không thấy máu vì quá xa. Tôi cũng không biết nạn nhân già hay trẻ. Chiếc xe chạy vòng vòng công viên ba vòng và vừa chạy vừa bắn chỉ thiên, sau đó chiêc xe jeep chạy ra đường Công Lý. “Đóng hết cửa lại đi Tắc.” Tôi đóng hết các cánh cửa lại rồi đến ngồi đối diện với ông Giám đốc Long. Ông Giám đốc Long đứng lên đi đến bên tủ rượu và rót ra hai ly rượu mạnh. Ông đi đến bên và đưa cho tôi một ly. “Uống đi Tắc. Có thể đây là ly rượu cuối cùng của anh em mình còn được ngồi bên nhau. Mai này nếu tôi có bị bắt đi làm đường xe lửa Xuyên Việt thì tôi cũng phải cam chịu. Tôi… sướng quá nhiều rồi nên nếu có bị khổ thì cũng phải ráng chịu.” Nói rồi ông khóc hu hu hu. Nước mắt cứ thế chảy dài xuống hai bên má ông. Lúc này tôi cũng không biết rồi số phận mình sẽ ra sao khi mà ông Giám đốc Long đã “tiên đoán” là ông sẽ bị đi làm đường xe lửa. Tôi cũng chưa hình dung ra được nhà tù sẽ như thế nào, và, bọn cộng phỉ có bắt tôi đi tù không? Tôi đã làm gì có tội đâu mà bắt tôi đi tù? Tôi cảm thấy sợ hãi nên người tôi cứ run lên nhè nhẹ như đang bị sốt rét. Tôi sợ đám thanh niên kia quay lại rồi xông vào nhà bắt ông Giám đốc Long và, thấy tôi nên chúng cũng bắt luôn và… bắn cả hai. Đây là thời điểm vô chính phủ thì tha hồ mà thanh toán hận thù lẫn nhau. Tôi không có kẻ thù và tôi cũng không thù oán ai cả, nhưng, tôi sợ người ta nghĩ tôi theo mấy Cha, nhất là mấy Cha người ngoại quốc, tức tôi là kẻ thù của họ. Cuộc sống của tôi phải nói là vô cùng khiêm tốn. Tôi luôn sống thật với lòng và không bao giờ phán xét ác ý với người nào chỉ vì tôi tin Chúa và sợ bị tội với Chúa.
Tôi cầm ly rượu lên nhấp thử một chút. Tôi thấy thứ nước có màu vàng vàng này nó cay sè và đắng nghét chứ chẳng có gì ngon để phải uống cả. Tôi đã hai mươi ba tuổi rồi nhưng tứ đổ tường thì tôi hoàn toàn chưa trải qua, chưa nếm qua bao giờ. Tôi chỉ uống café và trà thôi. Đây là lần đầu tiên tôi nếm những giọt rượu. “Chú cầm tiền về lo cho các em và nhớ là phải bình tĩnh. Nói các em cứ ở trong nhà. Nay mai tôi sẽ liên lạc với chú khi tôi gặp được những người của nhà cầm quyền mới này.” Nói rồi ông Long lấy từ trong cặp táp ra một cọc tiền giấy năm trăm được cuộn tròn lại bằng sợi dây thun. Tôi nhận cọc tiền và để trong cái cặp mà kể từ bây giờ tôi luôn ôm trước ngực. Khi tôi đứng lên từ giã ông thì ông ôm tôi và lại khóc làm cho tôi xúc động quá. “Đi đường cẩn thận Tắc nhé.” – “Dạ. Ông Giám đốc yên tâm. Em sẽ cẩn thận.”
Ra khỏi nhà, tôi đi theo đường Công Lý rồi quẹo phải để theo đường Yên Đỗ. Tại đây tôi thấy mấy anh lính Nhảy Dù mà có một anh vác súng đại liên trên vai. Một người đàn bà có lẽ là thân nhân của anh lính Nhảy Dù vác cây đại liên nói: “Đem súng lại Quân Vụ Thị Trấn bỏ ở đó nhanh lên.” Mấy anh lính liền bước đi và đi trước tôi khoảng chục bước thì lúc đó có một chiếc xe jeep chạy lên và người ngồi trên đó la lớn: “Bỏ hết súng xuống bên đường và cởi đồ ra rồi về nhà… nhanh lên.” Mấy anh lính Dù làm theo lời mấy anh mặc thường phục chỉ vì mấy người này có đeo tấm vải đỏ trên cánh tay. Tôi đi tiếp đến đường Lê Văn Duyệt. Tại công trường Dân Chủ tôi thấy súng đạn và quần áo lính liệng đầy. Nghĩ đến những người lính, những người tuổi trẻ đã hy sinh cho quê hương miền Nam, đã chết cho nhiều người được sống yên ổn; nhưng bây giờ thì… Tôi nhìn thấy phía trước mặt xuất hiện một đoàn người đang đi bộ hàng dài mà nước da của người nào người nấy tái mét cứ như là đang bị bệnh sốt rét vậy. Họ vừa đi vừa cười vừa nói chuyện râm ran vẻ khoái chí lắm. Thì ra họ là những người tù Chí Hòa vừa được “giải phóng” nên họ vui. Tôi nhìn thấy một chiếc taxi từ bên cảnh sát quận ba chạy đến tôi liền đưa tay lên ngoắc lại. “Bác cho cháu về bên Bến Bình Đông.” – “Tôi cứ chạy được đến đâu thì hay đến nấy chứ… không biết đường bị cấm đoạn nào cả.” – “Dạ.” Xe chạy đến chợ cá Trần Quốc Toản, tôi nhìn thấy đoàn xe GMC của Sư đoàn 18 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hòa đậu dọc theo con đường chạy đến trường đua. Những người lính của Sư đoàn, có người đang ôm con, có người đang đứng với vợ và, có nhiều người lính đứng chung với nhau và họ khóc họ nói với nhau nhưng tôi không dám nhìn vì hai con mắt của tôi đã bắt đầu có nước mắt. Ông Long khóc chỉ làm cho tôi xúc động. Nhưng, những người lính của Sư đoàn 18 Bộ Binh mà phần đông đã cởi bỏ quần áo chỉ mặc mỗi cái quần đùi. Chính cái cảnh đau thương này đã làm cho tôi phải khóc. Những ngày qua ông Giám đốc Long hết lời khen lính Sư đoàn 18 Bộ Binh đã đánh cho bọn cộng phỉ một trận mà ông nói là “nên thân.” Những người lính đó chắc không ngờ cái kết của họ lại bi thảm đến tận cùng như thế này, vào sáng ngày oan nghiệt của hôm nay.
Xe taxi chạy được đến chợ Bình Tây thì bác tài taxi quay qua nhìn tôi và nói những lời mà sau này tôi nghĩ lại thấy thương hại cho ông, cho những người không hiểu một tí gì về cộng sản nên nghe bọn chúng nói cứ tưởng chế độ của bọn chúng thật sự là thiên đường. Đa số đồng bào miền Nam vì quá đau khổ bởi chiến tranh quá dài mấy mươi năm chỉ đem lại chết chóc và ly tán nên đã bị cộng sản tuyên truyền và lợi dụng. Bọn lãnh đạo các tôn giáo và bọn trí thức bọn sinh viên nghe theo bọn cộng phỉ để phá hoại miền Nam đều là những kẻ đáng bị nguyền rủa muôn đời. Trong bọn họ chắc chắn có nhiều tên khao khát được nhìn thấy vị lãnh tụ mà họ hằng suy tôn. Bọn người mang tiếng trí thúc nhưng đối lập với chính phủ để phá hoại và để được nổi tiếng vì hằng ngày bọn họ chỉ làm mỗi một việc duy nhất là kêu gọi đồng bào, nhất là giới trẻ xuống đường . Nhưng, hôm nay cuộc chiến đã kết thúc rồi thì bọn họ sẽ bị thất nghiệp và bị cho về vườn ngay lập tức.
Bác tài xế taxi nói: “Tới từng tuổi này tôi mới được nhìn thấy đất nước thật sự hết chiến tranh. Thật là một sự may mắn vô cùng đối với tôi. Hòa bình rồi thì sẽ không còn cảnh chết chóc nữa. Mỗi người sẽ có công ăn việc làm và sẽ không còn người nào đói nữa.”

Tôi nhớ lại ngày hôm kia, ngày 28 tháng tư, ông Giám đốc Long đưa tôi đi ăn ở nhà hàng Thanh Thế. Đang ăn thì trước nhà hàng xảy ra chuyện lộn xộn và có nhiều viên cảnh sát đang chận đường một người mặc áo chùng đen. Đích thị đó là ông Linh mục rồi. Nhưng, tại sao ông lại bị cảnh sát chận không cho đi. Ông Giám đốc Long bỏ tôi ngồi đó rồi ông đi ra ngoài xem chuyện gì. Một lúc lâu sau ông trở vào và nói cho tôi biết: “Cảnh sát chận đường một ông Linh mục. Tưởng ai hóa ra là Phan Khắc Từ. Ông Linh mục Từ đang kết tội ông Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu tham nhũng.” Thấy tôi nhìn ông với hai con mắt như của con nai nên ông nói thêm cho tôi rõ: “Mấy ông Cha này quá nông nỗi nên bị Việt Cộng giật dây hết. Việt Cộng mà chiếm được miền Nam rồi thì mấy Cha sẽ sáng mắt ra hết. Lúc đó có hối cũng không còn kịp. Việt Cộng ghét nhất là đạo Thiên Chúa thì chẳng lẽ tụi nó thương quý mấy Cha lắm sao. Tội nghiệp mấy ông cảnh sát. Mấy ổng không có một hành động nào dám tỏ ra xúc phạm mà chỉ đứng vây quanh ông Linh mục để không cho ông nhập vào với số người của Phật giáo đang biểu tình trước chợ Bến Thành.” Tôi không phải là trí thức nhưng tôi hiểu bọn cộng phỉ còn hơn các ngài nhiều. Giết người cách lén lút là hành động của kẻ tiểu nhân. Bọn cộng phỉ đã làm việc đó với ba tôi thì làm sao tôi có thể quên cho được. Chỉ khi nào tôi nhắm mắt thì may ra… Tôi xem bọn cộng phỉ là kẻ thù muôn kiếp của tôi, của dân tộc tôi, cho đến khi nào bọn chúng bị đánh đổ mới thôi.
Saigon hôm qua có mưa nhưng hôm nay lại có nắng. Saigon mưa đến nhanh mà đi cũng nhanh. Saigon là chốn phồn hoa đô hội với hằng hà sa số những nhà cao tầng và biệt thự; nên ai cũng muốn đến... Bọn cộng phỉ cũng vậy. Chỉ khác một điều là, bọn cộng phỉ đến bằng bạo lực và tàn phá Saigon để cùng toàn nước Việt Nam trở thành quốc gia nghèo nhất trên thế giới. Bọn cộng phỉ đã biến những nhà lầu và những căn biệt thự của Saigon thành những chuồng nuôi heo nuôi gà, vịt. Có một rạp hát lớn ở khu bảy Hiền (hình như rạp Đại Lợi) vốn là nơi giải trí của người Saigon cũng đã được bọn cộng phỉ biến thành nhà tù gây ra bao kinh hoàng và đau thương cho đồng bào Saigon.

04/05/1975.

Ông Giám đốc Long và tôi có mặt tại Uỷ ban nhân dân quận bảy đúng chín giờ sáng theo giấy mời. Buổi sáng hôm nay có nắng ấm nhưng sao tôi thấy lạnh và trong lòng ảm đạm quá. Cũng là người Việt Nam đi gặp người Việt Nam nhưng sao trong lòng tôi cứ lo sợ hoài một sự trả thù. Hình ảnh ba tôi bị bắn vào đầu cứ theo ám ảnh tôi mấy ngày nay. Đêm qua tôi không thể nào nhắm mắt được cho đến gần năm giờ sáng mới thiếp đi được một chút thì bị cái đồng hồ báo thức gọi dậy. Tôi lo sợ bọn Cộng phỉ sẽ bắt tôi và đầy đọa tôi thì làm sao tôi sống nổi. Những truyện tôi đọc về những trại tù khổ sai khi cộng phỉ vào Hà Nội… tôi tin liền là cộng phỉ đối xử với tù nhân rất tàn bạo với cái đầu lạnh ngắt; mẹ tôi hết lời van xin bọn Cộng phỉ tha mạng cho ba tôi nhưng bọn chúng vẫn lạnh lùng nã đạn. Ông Giám đốc Long và tôi đi đến trước cổng Uỷ ban thì nhìn thấy một chiếc xe tăng đậu trước cổng, nòng súng quay ra hướng bờ sông như sợ lính Việt Nam Cộng Hòa sẽ đổ bộ từ bờ sông để chiếm lại Toà hành chánh quận. Có lẽ ông Giám đốc Long vì quá lo lắng nên ông hút thuốc liên tục. Tôi không biết hút thuốc nên chỉ nhìn ông rồi nhìn xuống chân chứ cũng không biết nói gì. Như vậy là sáng hôm nay tôi sẽ ngồi đối diện và thấy tận mắt những người của cái gọi là Việt Cộng, mà, trước kia tôi cứ tưởng họ có nhiều răng nanh vì quá ác độc giết đồng bào không biết gớm tay. Nhất là hình ảnh của Huế trong Tết Mậu Thân.
Khi hai người chúng tôi đã an tọa sau một cái bàn dài khoảng năm thước bề ngang hai thước, theo sự chỉ dẫn của một anh lính Việt Cộng còn khá trẻ, thì, có bốn người từ phòng bên cạnh đi ra mà trên tay của một người có cầm một chồng hồ sơ. Người này được giới thiệu là Bí thư huyện ủy. Câu đầu tiên mà tên Bí thư huyện hỏi ông Giám đốc Long có muốn trình bày những yêu cầu gì thì cứ nói ra. Ông Giám đốc Long nói (đại khái) : “Tôi là Giám đốc của sáu trụ sở nuôi dạy trẻ mồ côi sống lang thang ngoài hè phố. Tôi xin cách mạng cho phép tôi được tiếp tục công việc và tôi sẽ tuân theo những điều mà cách mạng cho phép.” - “Tiền ở đâu để ông tiếp tục?” – “Tôi sẽ liên lạc với các cơ quan từ thiện hiện đang ở Thái Lan… giúp đỡ.” Sau câu nói của ông Giám đốc Long thì tên Bí thư huyện liền tuôn ra một tràng những câu mắng chửi thậm tệ. Nào là nhận tiền của đế quốc Mỹ, rồi đưa các em đi Mỹ trong các chuyến bay trước khi mất Saigon để hy vọng sẽ có ngày các em cùng Mỹ trở lại đánh phá cách mạng. Có một câu của tên Bí thư huyện đã làm cho tôi nhớ đến Linh Mục Lương Tấn Hoàng. Hắn nói: “Tôi nói thật với anh, cho dù hai mươi năm nữa cha của thằng Mỹ cũng không dám vác mặt đến đây đâu. Chúng tôi biết anh là CIA vì thằng Hoàng (LM Hoàng) chính là CIA mà chúng tôi có đầy đủ bằng chứng. Chúng tôi hỏi là để xem anh có hối cải vì đã lầm lỡ tin vào thằng Mỹ không. Nhưng anh vẫn ngoan cố và còn muốn giữ những cơ sở đó để làm nơi liên hệ với thằng Mỹ. Đây, tôi cho anh xem những bằng chứng về thằng Hoàng đây.” Tên Bí thư lấy từ trong cái “xắc cốt” ra mấy tấm hình rồi đưa cho ông Giám đốc Long và tôi xem. Hình chụp Cha Hoàng đang đứng nói chuyện với ông Đại sứ Mỹ Martin nhưng không đề ngày, cùng nhiều tấm hình nữa đã làm cho ông Giám đốc Long hốt hoảng đến mặt mày xanh lét như tàu lá chuối. Tôi ngồi cạnh ông nên tôi cảm nhận được là ông bị mất bình tĩnh đến độ người của ông đang run. Ông run nên tôi cũng sợ quá và rồi tự nhiên tôi cũng run theo, mặc dù trời đang nóng vì đã hơn mười giờ sáng rồi. Tên Bí thư đưa một tờ giấy ra trước mặt ông Giám đốc Long và nói: “Anh ký vào tờ giấy này xác nhận có mặt buổi họp vào sáng nay.” Ông Giám đốc Long đón tờ giấy và đọc qua thật lâu, thật kỹ, rồi mới ký vào. Tên Bí thư nhận tờ giấy và nói: “Mấy đồng chí cán bộ đây sẽ đưa anh đi làm bản tự khai và sơ yếu lý lịch.” Ba người cùng đến với tên Bí thư thì hai người đứng lên và dẫn ông Giám đốc Long đi. Từ đó tôi không bao giờ còn gặp lại ông nữa. Tôi không ngờ là từ ngày hôm đó ông bị nhốt luôn cho đến năm 1993 ông mới được một ông Tướng Mỹ qua Việt Nam xin trả tự do cho ông rồi sau đó ông qua Mỹ.

05/05/1975

Chổ ở tạm của tôi từ trưa ngày hôm qua cho đến bây giờ, hiện cũng đang là buổi trưa; là nhà để xe của Toà hành chánh quận 7 cũ. Sau khi ông Giám đốc Long bị hai người đồng chí của tên Bí thư đưa đi thì người còn lại nói tôi đi theo hắn. Tên Bí thư huyện nói với theo: “Anh xuống đó ở tạm ít ngày.” Tôi không biết xuống đó là xuống đâu nhưng không dám hỏi.  Điều lo sợ của tôi đã thành sự thật. Tôi bị nhốt ở đây như là tù nhân vì có bộ đội gác bên ngoài. Trong phòng giam - nếu gọi đây là phòng giam - không có toilet. Không có giường và cũng không có vật dụng nào cả ngoài một chiếc chiếu và tấm vải cũ dùng làm mền. Nếu khi nào tôi muốn đi vệ sinh thì tôi kêu cửa và sẽ được người bộ đội giữ cửa đưa tôi đi đến nhà vệ sinh cách đó khoảng ba mươi thước. Tôi hoàn toàn thụ động vì sợ quá. Hình ảnh ba tôi bị bắn vào đầu cứ lởn lởn trước mặt tôi hoài. Tôi không dám đòi hỏi bất cứ điều gì. Họ cho tôi mỗi bữa một dĩa cơm đầy với nhiều thức ăn thì còn gì để tôi phải lên tiếng đòi hỏi. Tôi giữ thái độ hết sức đứng đắn… vì quá sợ. Mặc dù không bị bắt buộc nhưng tôi luôn ngồi xếp bằng trên chiếc chiếu.
Mặt trời đã lên cao và sắp đến bữa ăn trưa. Bữa ăn sáng không có nên hiện tôi bị đói lắm. Tôi nhớ có lần đọc tờ báo “Đứng Dậy” mà tôi thấy trên bàn của linh Mục Lương Tấn Hoàng. Tờ báo của ông Linh mục Chân Tín, Chủ tịch của cái gọi là, Ủy Ban Cải Tạo Chế Độ Lao Tù. Ông Chân Tín thật sự đã giúp một tay làm rối loạn, làm tan nát cái thành phố Saigon thân yêu và toàn cõi miền Nam này. Tôi nhớ đến ông Chân Tín vì tôi đang bị nhốt, đang bị là tù nhân và đang bị đói.
Khoảng hai giờ chiều tôi được gọi ra để viết Bản tự khai và Bản Sơ yếu lý lịch. Viết xong thì cũng chẳng có ai đọc. Cứ để trên bàn, nhưng, tôi được tên Bí thư huyện đến thông báo: “Chúng tôi cho anh về vì anh… Anh cứ ở nhà chờ thông báo rồi đi trình diện.”
Tôi đi như chạy vì tôi không ngờ bọn cộng phỉ lại tha tôi. Bến Bình Đông có cây cầu nhưng ở mãi tận phía xa. Tôi vì nôn nóng quá nên sẽ nhờ chiếc ghe nhỏ nào đó chở qua sông cho mau. Tôi không về nhà, là trụ sở “Gia đình hy vọng 5” vì hiện có mấy tên bộ đội ở đó. Một em ở trong đó gặp tôi trên đường và cho biết: “Mấy ngày nay mấy người bộ đội lục tung hết mọi chỗ. Không biết họ tìm gì nhưng rồi họ ở luôn tại đó. Họ nấu cơm và cho tụi em ăn chung.” – “Còn mấy em ở đó?” – “Bảy đứa. Họ phát súng bắt tụi em mỗi đứa gác một tiếng.” – “Chỉ gác ban ngày thôi phải không em?” – “Đâu có anh, ban đêm cũng gác luôn.”
Tội nghiệp các em quá. Tuổi thơ Việt Nam bị đọa đầy bắt cầm súng thay vì cầm viết. Tôi mới về đây chưa được bao ngày nên tôi không làm sao nhớ hết tên sáu mươi ba em được. Em đang đứng nói chuyện với tôi tên gì tôi cũng không nhớ. Gương mặt em nhìn hiền như thiên thần với hai con mắt thật thơ ngây. Thiên thần mà phải bị sống chung với lũ ác quỷ thì sẽ thành ác quỷ. Chỉ với bảy thiên thần thì làm sao cảm hóa được bầy quỷ đang dương dương tự đắc vì bách chiến bách thắng nên xem thiên thần chẳng là cái quái gì cả. Thay vì dạy cho các em học làm toán và viết chính tả. Bọn quỷ dạy các em cầm súng và dạy lòng căm thù. Tôi sinh ra đời trước mấy em nên tôi được may mắn hơn các em. Tôi được sống dưới chế độ tự do và nhân bản nên tôi được học chữ. Sách vở dạy tôi phải sống thành thật và thương yêu mọi người như thương yêu chính bản thân mình. Phải luôn đối xử công bằng với mọi người dù sau này tôi có là ông này ông nọ thì cũng vậy. Tôi nhìn em và tôi biết em đói vì em cứ nhìn gánh xôi mà nuốt nước miếng. Tôi muốn cho em một chút tiền nhưng, buổi sáng hôm đi theo giấy mời họp cùng ông Giám đốc Long tôi đã để hết tiền ở nhà. Chắc chắn số tiền đó đã bị lũ quỷ lấy hết khi bọn chúng lục soát. Tôi đưa tay xoa xoa lên đầu em rồi lẳng lặng bước đi thẳng mà lòng đau như cắt. Tôi không dám nhìn lại em vì tôi sợ tôi sẽ khóc. Số phận của các em, và số phận của trẻ thơ miền Nam đã hoàn toàn bị chìm trong bóng tối kể từ hôm ông “Tổng thống cơ hội” Dương Văn Minh lên cầm quyền.
Bến đò Bình Đông không biết trước khi tôi được đưa về đây có đông khách không. Nhưng hiện tại thì vắng tanh. Trong túi của tôi không còn đến một đồng. Rồi những ngày sắp tới tôi chưa biết phải làm gì để có chén cơm ăn. Tôi quyết định đi bộ đến Tòa Tổng Giám Mục Saigon trên đường Phan Đình Phùng.

14/6/1975.
 
Ông Phan Khắc Từ, Linh mục Phan Khắc Từ hình như chỉ nể trọng mỗi một người trong Tòa Tổng Giám Mục, đó là Đức Cha Nguyễn Văn Bình. Ngoài ra ông không coi ai trong Tòa Tổng Giám Mục là gì cả. Phan Khắc Từ muốn mở cửa phòng của Linh mục nào là mở chứ chẳng cần giữ phép lịch sự gõ cửa trước. Thời đại đã thay đổi nên mọi hoạt động trong Tòa Tổng cũng không thể rập đúng nhịp cũ. Phòng họp, phòng ăn, nhà nguyện… không còn ánh sáng vì luôn bị cúp điện. Điều làm cho tôi ngạc nhiên là các Cha chẳng ai muốn để ý đến điều phiền toái này. Cúp điện thì… chờ. Khi nào có điện thì sinh hoạt lại bình thường. Cuối cùng thì tôi hiểu là chỉ một mình tôi không hiểu thôi, chứ các Cha ai cũng rành về chuyện này cả rồi. Tôi hỏi Cha Nguyễn Văn Hai, người có dáng bệ vệ của ông Ba Tàu Chợ Lớn nhưng đọc lời giảng thì rất vui vì Cha luôn đệm vào bài giảng những bài tình ca cũ. “Cúp điện hoài thì làm sao những nhà máy có thể hoạt động được bình thường, Cha thấy có kỳ lạ không Cha?” Cha nói: “Cho giống với vùng nông thôn vốn nhiều nơi không có điện và giống với những nơi gọi là vùng kinh tế mới. Đúng với đường lối chứ không phải vì thiếu nhiên liệu chạy máy đèn.” Tôi không hiểu Cha Hai ngụ ý gì. Chỉ sau này tôi mới biết bọn cộng phỉ cần đẩy dân ra khỏi thành phố để chiếm nhà cho người miền Bắc vào ở.

Một hôm và vào buổi chiều, Cha Hai gọi tôi vào phòng và Ngài nói: “Cha đã tìm được một gia đình đồng ý giúp con có “hộ khẩu” hợp pháp. Sáng ngày mai sau lễ Cha con mình đến đó. Gia đình đó ở gần chợ Vườn Chuối, cũng gần đây thôi.”

ToPa (Hòa Lan)
( HNPĐ )

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm