Đoạn Đường Chiến Binh

Quân Đoàn 1, những trận cuối tháng 3/1975

Ngày 27 tháng Ba, một phi cơ dân sự của Hoa Kỳ ra Đà Nẵng để chở người. Theo dự trù thì phi cơ này sẽ chuyển mỗi ngày khoảng 14 ngàn người từ Đà Nẵng và Cam Ranh.

Vương Hồng Anh

Như đã trình bày trong bài viết trước, ngày 20 tháng 3/1975, trung tướng Ngô Quang Trưởng, tư lệnh Quân đoàn 1 & Quân khu 1 (Vùng 1 chiến thuật cũ), đã bay ra bộ Tư lệnh Tiền phương của Sư đoàn Thủy quân Lục chiến cách Mỹ Chánh chừng 8 km. Tại đây, trung tướng Trưởng đã gặp các cấp chỉ huy của những đơn vị trong khu vực để cùng các sĩ quan này duyệt lại tình hình cùng kế hoạch phòng thủ Huế mà Tổng thống vừa ra lệnh phải giữ với bất kỳ giá nào. Tình hình lúc đó không đến nỗi quá xấu. Các đơn vị Chủ lực quân và Địa phương quân vẫn còn nguyên vẹn. Việc triệt thoái khỏi Quảng Trị tuy có ảnh hưởng phần nào nhưng không làm cho tinh thần quân sĩ nao núng.

https://i0.wp.com/erenow.com/ww/black-april-the-fall-of-south-vietnam-1973-75/black-april-the-fall-of-south-vietnam-1973-75.files/image013.jpg

Trên đường trở về Đà Nẵng, tướng Trưởng ghé lại Huế. Tinh thần ông rất phấn chấn vì sau một vòng thanh tra các vị trí, ông thấy cách bố phòng trong thành phố rất vững vàng. Đến 1 giờ rưỡi trưa, đài phát thanh Huế tiếp vận đài Sài Gòn phát đi lời hiệu triệu quốc dân của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, Tổng thống hứa với dân chúng, đặc biệt với dân chúng Huế, rằng quân đội sẽ bảo vệ Huế bằng mọi giá. Theo ghi nhận của đại tướng Cao Văn Viên, đây là điều mà trung tướng Trưởng nghĩ, dù muộn màng, cũng rất cần thiết, tuy “cũng đau đớn như bị tên cắm vào da thịt, nhưng không biết hiệu quả của lời tuyên bố đó có tác dụng đến mức nào.” Tướng Trưởng rời Huế, lòng vẫn tin tưởng với quyết tâm cao.

Đến khi vừa đặt chân xuống Đà Nẵng, trung tướng Trưởng nhận được một công điện khẩn có ghi “Mật”. Đó là lệnh của Tổng thống do bộ Tổng Tham Mưu chuyển. Ngược lại những gì nói trên đài phát thanh Huế, nay Tổng thống cho vị tư lệnh Quân đoàn 1 được tự do hành động. Vì không thể nào phòng thủ nổi ba căn cứ giữa lòng địch là Huế, Đà Nẵng và Chu Lai cùng một lúc, nên Tổng thống khuyên tướng Trưởng tùy nghi ứng phó và làm sao chỉ giữ một mình Đà Nẵng mà thôi.

Từ ngày 21/3 trở đi, tình hình tại Quân khu 1 trở nên nghiêm trọng sau từng ngày. Sau đây là diễn tiến tình hình chiến sự tại Quân khu 1 từ ngày 21 đến ngày 28/3/1975. Phần này được biên soạn dựa theo hồi ký của cựu đại tướng Cao Văn Viên viết cho trung tâm Quân sử Lục quân Hoa Kỳ, nhật ký hành quân của cựu thiếu tướng Nguyễn Duy Hinh, nguyên tư lệnh Sư đoàn 3 Bộ binh kiêm tư lệnh chiến trường Quảng-Đà, lời kể của một số nhân chứng, và tài liệu riêng của VB.

* Trận chiến tại Thừa Thiên, Nam-Tín-Ngãi từ 21/3 đến 25/3/1975
Ngày 21 tháng 3, CSBV bắt đầu đánh mạnh vào Phú Lộc, nằm trên trục lộ Huế và Đà Nẵng. Dân chúng trong khu vực bị đạn pháo kích, phải bỏ làng chạy tan tác. Sư đoàn 1 Bộ binh (BB) điều động lực lượng giải tỏa áp lực địch, Pháo binh và Không quân yểm trợ tối đa đã đẩy lùi được địch trong một thời gian ngắn. Đến trưa ngày 22/3, địch tập trung lực lượng tấn công cường tập tuyến phòng thủ của các đơn vị Trung đoàn 1 BB và Liên đoàn 15 Biệt động quân. Đến 2 giờ chiều cùng ngày, các đơn vị của trung đoàn và liên đoàn này bị địch tấn công mạnh, cuối cùng phải rút về tuyến sau. Quốc lộ 1 bị cắt đứt và hầu như không giải tỏa được.

Trước tình thế chiến sự diễn biến khá đột ngột và Quốc lộ 1 bị gián đoạn, trung tướng Trưởng cho lệnh rút quân về cố thủ Huế. Cùng lúc đó, tàu Hải quân VNCH được tăng cường để khẩn cấp đón dân tị nạn cùng thân nhân gia đình binh sĩ ở Huế vào Đà Nẵng.

Ngày 23/3, Cộng quân tấn công vào các tuyến phòng thủ vòng đai thành phố Huế. Từ sáng CQ đã pháo kích dữ dội, tiếp diễn suốt ngày nhưng không hiệu quả. Tại phía Nam của Quân khu 1, ngày 24/3/1975, vào lúc 9 giờ sáng một biệt đội đặc công có chiến xa yểm trợ đột nhập vào thị xã Tam Kỳ, trong khi đó, lực lượng của sư đoàn 711 CSBV khởi động các cuộc tấn công vào vòng đai tỉnh lỵ. Trước áp lực nặng của địch, bộ chỉ huy tiểu khu Quảng Tín, bộ chỉ huy nhẹ của Sư đoàn 2 Bộ binh và bộ chỉ huy Trung đoàn 5 Bộ binh và hậu cứ các đơn vị đồn trú ở Tam Kỳ rút quân về khu vực trách nhiệm của Sư đoàn 3 Bộ binh ở phía Bắc quận Thăng Bình.

Cũng trong ngày 24/3, Cộng quân bao vây tỉnh lỵ Quảng Ngãi, tối cùng ngày, các đơn vị đồn trú tại thị xã Quảng Ngãi và khu vực phụ cận được lệnh rút quân về Chu Lai. Ngày 25 tháng 3/1975, tất cả lực lượng của Quân khu 1 đều tập trung tại ba địa điểm: Đà Nẵng (gồm cả Hội An), phía Bắc thành phố Huế và phía Nam Chu Lai. Trong tình hình nguy kịch đó, một bức điện khác cũng của Tổng thống do Bộ Tổng Tham Mưu gửi đi, trong đó chỉ thị cho tướng Trưởng cho rút toàn bộ quân tại Huế và Chu Lai về tập trung tại Đà Nẵng để hợp lực với các đơn vị cơ hữu ở đây lập tuyến phòng thủ giữ Đà Nẵng.

* Tướng Điềm và cuộc rút quân của Sư đoàn 1 Bộ binh
Kế hoạch rút quân từ Huế buộc Sư đoàn 1 Bộ binh và các đơn vị thống thuộc, tăng phái phải di chuyển quân về cửa Tư Hiền và cửa Thuận An. Theo kế hoạch, Hải quân và Công binh sẽ làm cầu lập thành đường cho Bộ binh vào Đà Nẵng. Thủy quân Lục chiến và các đơn vị thống thuộc quyền điều động của bộ Tư lệnh Tiền phương Quân đoàn 1 sẽ được chở bằng tàu thủy. Bộ Tư lệnh Tiền phương Quân đoàn 1 sẽ chịu trách nhiệm điều động và kiểm soát cuộc rút quân này.
Sáng ngày hôm sau, biển động mạnh nên tàu đến trễ. Cầu phao tại cửa sông cũng chưa hoàn tất kịp để sử dụng. Đến trưa thì thủy triều lên cao, không làm sao qua được. Lúc đó, CQ biết được có các cuộc chuyển quân nên bắt đầu pháo kích dồn dập vào các vị trí ẩn quân và các điểm hẹn để tàu đến đón. Bộ Tư lệnh Tiền phương Quân đoàn 1 bị thiệt hại nặng. Hỗn loạn đã diễn ra, do đó chỉ có khoảng 1/3 binh sĩ về đến Đà Nẵng được. Nhưng một số đông khi vừa về Đà Nẵng, do nôn nóng tin nhà, đã rời đơn vị đi tìm gia đình và thân nhân. Riêng binh sĩ Thủy quân là giữ được trọn vẹn đội hình.

Về đến Đà Nẵng, một số sĩ quan của bộ tư lệnh Sư đoàn 1 BB trình diện bộ Tư lệnh Quân đoàn 1. Riêng chuẩn tướng Nguyễn Văn Điềm đã ghé thăm thiếu tướng Nguyễn Duy Hinh tư lệnh Sư đoàn 3 để nhờ Sư đoàn 3 BB giúp cho các đơn vị một số máy móc truyền tin đã bị thất lạc trên đường chuyển quân. Tướng Điềm nói với tướng Hinh: Chờ Quân đoàn xét thì phải mất vài ngày. Bây giờ Sư đoàn 1 BB cần gấp để liên lạc giữa các cánh quân. Tâm sự với tướng Hinh, vị tư lệnh Sư đoàn 1 BB buồn bã nói: Còn rất nhiều anh em còn bị kẹt ở các bãi cát gần Thuận An và Tư Hiền chờ tàu Hải quân.

Kể lại cuộc chuyển quân với một số đồng đội cũ, tướng Điềm cũng cho biết ông và trung tướng Lâm Quang Thi đã hứng pháo kích của Cộng quân khi ở bãi biển để điều động các đơn vị rút quân, sau đó ông và tướng Thi vào Đà Nẵng bằng tàu Hải quân thay vì đi bằng trực thăng (các tư lệnh Sư đoàn bộ binh, tư lệnh phó và tư lệnh Quân đoàn đều có trực thăng riêng, nhưng trong ngày rút quân, cả tướng Thi và tướng Điềm đã từ chối sử dụng phương tiện riêng dành cho mình và cùng lội ra ngoài bờ để lên tàu). Đêm đó, tướng Hinh mời tướng Điềm ở lại tại doanh trại bộ Tư lệnh Sư đoàn 3 Bộ binh đồn trú ở căn cứ Hòa Khánh. Gặp một số sĩ quan tham mưu Sư đoàn 3 BB đã có thời gian phục vụ Sư đoàn 1 BB, ông buồn bã nói: Cả sư đoàn đành phải bỏ Huế mà đi. Đau đớn quá…

* Ngày 26/3/1975:
Quân đoàn 1 lập phòng tuyến mới bảo vệ Đà Nẵng Sáng ngày 26 tháng 3/1975, trung tướng Trưởng đã gặp trung tướng Lâm Quang Thi, các thiếu tướng Bùi Thế Lân, Nguyễn Duy Hinh, và chuẩn tướng Nguyễn Văn Điềm để bàn về kế hoạch lập tuyến phòng thủ bảo vệ Đà Nẵng. Theo đó, các đơn vị của Sư đoàn 1 BB sẽ tập trung tại Nam Ô (phía nam đèo Hải Vân) và sẽ cùng với Thiết giáp và Pháo binh phụ trách phòng thủ từ đèo Hải Vân về đến gần Hòa Khánh. Sư đoàn 3 BB sẽ bảo vệ phòng tuyến “vàng” dọc theo phía bắc sông Thu Bồn về đến gần Hòa Cầm. Sư đoàn Thủy quân Lục chiến là lực lượng tổng trừ bị sẽ phụ trách khu vực phía Tây Đà Nẵng và các khu vực trọng yếu.

Về Sư đoàn 2 BB, ngoài Trung đoàn 5 và bộ chỉ huy nhẹ từ Tam Kỳ về Đà Nẵng trong ngày 24 tháng 3/1975, các đơn vị còn lại của sư đoàn này đã tập trung về căn cứ Chu Lai, nơi bộ Tư lệnh Sư đoàn 2 Bộ binh đặt bản doanh, từ ngày 25/3/1975. Một ngày sau, trung tướng Trưởng ra lệnh cho chuẩn tướng Trần Văn Nhựt, tư lệnh Sư đoàn 2 BB, cho rút toàn bộ lực lượng tại Chu Lai ra Cù lao Ré thuộc lãnh hải tỉnh Quảng Ngãi.

Theo nhận xét của đại tướng Cao Văn Viên ghi trong hồi ký của ông, cuộc di chuyển từ Chu Lai ra đảo Ré bằng tàu diễn ra êm xuôi. Các đơn vị Sư đoàn 2 BB và lực lượng Địa phương quân được tàu Hải quân đến đón và sau đó tập họp lại trên đảo an toàn. Quân sĩ được nghỉ ngơi và được tái tổ chức. Trong cuộc rút quân khỏi căn cứ Chu Lai, Sư đoàn 2 BB không bị áp lực nặng của Cộng quân.

* Tình hình Đà Nẵng sau ngày 25/3/1975
Trong ngày 26 tháng 3/1975, đại tướng Cao Văn Viên cử thiếu tướng Nguyễn Xuân Trang, tham mưu phó bộ Tổng Tham Mưu ra Đà Nẵng để tổng kiểm tra tình hình quân dụng, quân trang tại tổng kho Đà Nẵng và gặp trung tướng Trưởng để biết về tình trạng quân số tại hàng của các đơn vị tại Quân khu 1. Một khó khăn lớn đối với trung tướng Trưởng và bộ Tư lệnh Quân khu 1 lúc bấy giờ là dân chúng từ các tỉnh Quảng Ngãi, Quảng Tín, Quảng Trị, Thừa Thiên đã chạy giặc dồn về Đà Nẵng. Thành phố có nguy cơ hỗn loạn, chính quyền địa phương bất lực trong việc ổn định tình hình an ninh trật tự. Để giải quyết thực trạng này, ngày 26 tháng 3/1975, trung tướng Trưởng đã cử thiếu tướng Hoàng Văn Lạc, tư lệnh phó Quân khu 1 vào Sài Gòn để thỉnh cầu với Tổng thống Thiệu, Thủ tướng Khiêm và đại tướng Viên để có biện pháp khẩn cấp giải quyết tình trạng cư ngụ, sinh hoạt của dân chúng tị nạn. Thế nhưng, chuyến đi Sài Gòn của tướng Lạc không có kết quả.

https://c1.staticflickr.com/9/8634/15655258143_c46a969061_b.jpg

Ngày 27 tháng Ba, một phi cơ dân sự của Hoa Kỳ ra Đà Nẵng để chở người. Theo dự trù thì phi cơ này sẽ chuyển mỗi ngày khoảng 14 ngàn người từ Đà Nẵng và Cam Ranh. Nhưng tin phi cơ đến lan truyền nhanh chóng đến độ phi trường tràn ngập người tị nạn. Hàng rào phòng thủ bị phá bỏ, mọi người úa ra phi đạo để lên phi cơ. Phải mất đến nửa ngày, các binh sĩ phòng vệ mới vãn hồi được trật tự. Thế nhưng khi có một chuyến phi cơ khác đến, cảnh hỗn loạn như trước lại tái diễn. Cuối cùng thấy không an toàn nên phản lực cơ này phải ngưng công tác. Ngày sau đó có 4 chiếc C-130 tìm cách thay thế nhưng chỉ chở được một chuyến rồi ngưng luôn.

Tại hải cảng, người tị nạn bám đông nghẹt cầu tàu. Một số chiến hạm của Hoa Kỳ đến Đà Nẵng nhưng được lệnh thả neo ngoài khơi. Từ bờ sẽ có nhiều phà và thuyền nhỏ vào đón dân chúng ra tàu lớn. Cuộc vận chuyển này diễn ra khá chậm, nhưng kết quả khả quan hơn. Hễ mỗi khi có đủ 10,000 người thì tàu đó chở vào Cam Ranh. Đến ngày 1 tháng Tư các tàu này được lệnh chở người tị nạn vào Vũng Tàu và Phú Quốc vì lúc đó Nha Trang cũng đang phải di tản. Đến Phú Quốc, dân chúng phát giác có đến 10 tên địch trà trộn để xúi giục nên một số dân đã xử tử 10 kẻ địch này ngay tại bãi. Trong khi hàng chục ngàn dân tị nạn từ Quân khu 1 về đến Vũng Tàu, Phú Quốc thì tại phòng tuyến Đà Nẵng, tình hình chiến sự trở nên khốc liệt hơn từ rạng sáng ngày 28/3/1975…

https://vietbao.com

Sinh Tồn chuyển

Bàn ra tán vào (1)

Danh H
Cho đến bây giờ chúng ta vẫn còn bị bịch mắt sau hơn 41 năm (03/1975-02/2017.!! Tôi đã nói lên những gì đã chứng kiến ,đã có mặt và tham dự cuộc chiến tại Huế, từ 1972 các mặt trận Bagstone ,Đèo Sơn Na ,Mái Nhà ,....qua Động Truồi ,Cầu Hai ,Đá Bạc, Núi Bông ,đồi Nghệ 1974....,hầu như các mặt trận vùng Huế ,từ Đèo Hải Vân ra ngoài Quảng Trị.giữa tháng 03/1975 trên các mặt trận vùng Tây Nam Huế ,chúng tôi không thua một trận nào ,không mất bất cứ nơi nào.Đột nhiên tối 24/03/1975 có lịnh rút về để hội quân cả 3 tiểu đoàn của Trung đoàn 3/ SĐ 1 BB tại căn cứ Hải Cát ( Bộ chỉ huy hành quân Tr/Đ 3 ) sát bến phà Tuần đã thiết lập cầu phao .Lại có lịnh về Huế và đốt bỏ căn cứ Hải Cát.!!! Về đến Huế thấy dân chúng xôn xao ùn ùn chạy theo ra Thuận An ,các đơn vị vẫn hàng ngủ chỉnh tề ,lại nghe tin tàu Hải quân vào bốc quân sẽ đổ bộ ra Bắc đánh lớn ,vừa mừng vừa lo ,ngoài khơi đã đậu sẵn 27 chiến hạm uy nghi như trong các phim Đệ nhị Thế chiến.Nào ngờ cả bao nhiêu đơn vị bị lừa đưa ra pháp trường cát Thuận An cho VC tập bắn bia !!! Trước đó 1 tuần chúng tôi vẫn nhận tiếp tế đầy đủ như thường lệ ,từ đạn dược ,mìn claymore ,lựu đạn ,thuốc men bông băng.....không có thay đổi.Cho nên sau khi Huế mất ngày 26/03/1975 thì trên căn cứ Tea Point Hiệp Khánh,nơi có đài kiểm báo hải quân và Bộ chỉ huy nhẹ Tr/đoàn 3/S.Đ 1 BB vẫn còn đánh nhau với VC cho đến 01/04 hết đạn và lương thực xuống núi và bị bắt tù binh.Còn trên hướng Nam Huế-Đà Nẵng vùng đèo Phước Tượng (do TQLC trấn giữ rồi rút bỏ không đánh nhau !!), các đơn vị của Tr/đoàn 1 và Tr/đoàn 54 vẫn di chuyễn về Huế ,đánh nhau với VC tới cả 10 ngày mới biết Huế đã mất !!. Đoàn tù binh chúng tôi bị giải ra hướng Bắc rồi ra đường 9 Nam Lào ,mà không có hoặc rất ít lính VC theo giữ. Trên đường đi nhìn từng đoàn Molotova chở lính VC từ Bắc vào gấp rút toàn con nít mặt còn ngơ ngác ,các chiến cụ như hỏa tiễn Sam 6 ,T.54.....tôi nghiệm ra là chúng tôi đã bị bán đứng trên bàn cờ chính trị. Tại sao không cho rút đướng bộ bằng QL1 ,mà phải ra Thuận An? là bởi vì khi qua bãi biển Thuận An phải vượt bằng phà ( mà cầu phao không có ,phà thì bị đưa đi mất rồi !! ) cho nên quân xa ,thiết giáp ,pháo binh ,súng cối ,đạn dược bỏ lại bên bờ ,tất cả tìm phao hoặc ôm thùng thiết lội qua với súng cá nhân và ít đạn ) để bị tiêu diệt dể dàng ,không có một phát đạn từ tàu HQ bắn yễm trợ dù đậu ngay ngoài khơi ,không một phi tuần không quân yễm trợ hay tiếp tế mà để mặc chúng tôi bị tàn sát ,chỉ khoanh tay mà nhìn. Bây giờ vẫn chưa nói ra mà còn vòng vo dấu diếm. Lực lượng tại Huế lúc bấy giờ của VNCH còn Lử đoàn 147 TQLC+ nguyên Sư đoàn 1 BB+ Liên đoàn 15 BDQ+ ĐPQ tiểu khu Quảng Trị+ ĐPQ tiểu khu Thừa Thiên( còn gọi là Sư đoàn Thuận Hóa )+ lực lượng CSQG Huế Quảng Trị+ Không quân Phú Bài+ Hải quân vùng 1.....mà chịu thảm bại với 1 TRUNG ĐOÀN VIỆT CỘNG ,các bạn có tin nổi không??

----------------------------------------------------------------------------------

Comment




  • Input symbols

Quân Đoàn 1, những trận cuối tháng 3/1975

Ngày 27 tháng Ba, một phi cơ dân sự của Hoa Kỳ ra Đà Nẵng để chở người. Theo dự trù thì phi cơ này sẽ chuyển mỗi ngày khoảng 14 ngàn người từ Đà Nẵng và Cam Ranh.

Vương Hồng Anh

Như đã trình bày trong bài viết trước, ngày 20 tháng 3/1975, trung tướng Ngô Quang Trưởng, tư lệnh Quân đoàn 1 & Quân khu 1 (Vùng 1 chiến thuật cũ), đã bay ra bộ Tư lệnh Tiền phương của Sư đoàn Thủy quân Lục chiến cách Mỹ Chánh chừng 8 km. Tại đây, trung tướng Trưởng đã gặp các cấp chỉ huy của những đơn vị trong khu vực để cùng các sĩ quan này duyệt lại tình hình cùng kế hoạch phòng thủ Huế mà Tổng thống vừa ra lệnh phải giữ với bất kỳ giá nào. Tình hình lúc đó không đến nỗi quá xấu. Các đơn vị Chủ lực quân và Địa phương quân vẫn còn nguyên vẹn. Việc triệt thoái khỏi Quảng Trị tuy có ảnh hưởng phần nào nhưng không làm cho tinh thần quân sĩ nao núng.

https://i0.wp.com/erenow.com/ww/black-april-the-fall-of-south-vietnam-1973-75/black-april-the-fall-of-south-vietnam-1973-75.files/image013.jpg

Trên đường trở về Đà Nẵng, tướng Trưởng ghé lại Huế. Tinh thần ông rất phấn chấn vì sau một vòng thanh tra các vị trí, ông thấy cách bố phòng trong thành phố rất vững vàng. Đến 1 giờ rưỡi trưa, đài phát thanh Huế tiếp vận đài Sài Gòn phát đi lời hiệu triệu quốc dân của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, Tổng thống hứa với dân chúng, đặc biệt với dân chúng Huế, rằng quân đội sẽ bảo vệ Huế bằng mọi giá. Theo ghi nhận của đại tướng Cao Văn Viên, đây là điều mà trung tướng Trưởng nghĩ, dù muộn màng, cũng rất cần thiết, tuy “cũng đau đớn như bị tên cắm vào da thịt, nhưng không biết hiệu quả của lời tuyên bố đó có tác dụng đến mức nào.” Tướng Trưởng rời Huế, lòng vẫn tin tưởng với quyết tâm cao.

Đến khi vừa đặt chân xuống Đà Nẵng, trung tướng Trưởng nhận được một công điện khẩn có ghi “Mật”. Đó là lệnh của Tổng thống do bộ Tổng Tham Mưu chuyển. Ngược lại những gì nói trên đài phát thanh Huế, nay Tổng thống cho vị tư lệnh Quân đoàn 1 được tự do hành động. Vì không thể nào phòng thủ nổi ba căn cứ giữa lòng địch là Huế, Đà Nẵng và Chu Lai cùng một lúc, nên Tổng thống khuyên tướng Trưởng tùy nghi ứng phó và làm sao chỉ giữ một mình Đà Nẵng mà thôi.

Từ ngày 21/3 trở đi, tình hình tại Quân khu 1 trở nên nghiêm trọng sau từng ngày. Sau đây là diễn tiến tình hình chiến sự tại Quân khu 1 từ ngày 21 đến ngày 28/3/1975. Phần này được biên soạn dựa theo hồi ký của cựu đại tướng Cao Văn Viên viết cho trung tâm Quân sử Lục quân Hoa Kỳ, nhật ký hành quân của cựu thiếu tướng Nguyễn Duy Hinh, nguyên tư lệnh Sư đoàn 3 Bộ binh kiêm tư lệnh chiến trường Quảng-Đà, lời kể của một số nhân chứng, và tài liệu riêng của VB.

* Trận chiến tại Thừa Thiên, Nam-Tín-Ngãi từ 21/3 đến 25/3/1975
Ngày 21 tháng 3, CSBV bắt đầu đánh mạnh vào Phú Lộc, nằm trên trục lộ Huế và Đà Nẵng. Dân chúng trong khu vực bị đạn pháo kích, phải bỏ làng chạy tan tác. Sư đoàn 1 Bộ binh (BB) điều động lực lượng giải tỏa áp lực địch, Pháo binh và Không quân yểm trợ tối đa đã đẩy lùi được địch trong một thời gian ngắn. Đến trưa ngày 22/3, địch tập trung lực lượng tấn công cường tập tuyến phòng thủ của các đơn vị Trung đoàn 1 BB và Liên đoàn 15 Biệt động quân. Đến 2 giờ chiều cùng ngày, các đơn vị của trung đoàn và liên đoàn này bị địch tấn công mạnh, cuối cùng phải rút về tuyến sau. Quốc lộ 1 bị cắt đứt và hầu như không giải tỏa được.

Trước tình thế chiến sự diễn biến khá đột ngột và Quốc lộ 1 bị gián đoạn, trung tướng Trưởng cho lệnh rút quân về cố thủ Huế. Cùng lúc đó, tàu Hải quân VNCH được tăng cường để khẩn cấp đón dân tị nạn cùng thân nhân gia đình binh sĩ ở Huế vào Đà Nẵng.

Ngày 23/3, Cộng quân tấn công vào các tuyến phòng thủ vòng đai thành phố Huế. Từ sáng CQ đã pháo kích dữ dội, tiếp diễn suốt ngày nhưng không hiệu quả. Tại phía Nam của Quân khu 1, ngày 24/3/1975, vào lúc 9 giờ sáng một biệt đội đặc công có chiến xa yểm trợ đột nhập vào thị xã Tam Kỳ, trong khi đó, lực lượng của sư đoàn 711 CSBV khởi động các cuộc tấn công vào vòng đai tỉnh lỵ. Trước áp lực nặng của địch, bộ chỉ huy tiểu khu Quảng Tín, bộ chỉ huy nhẹ của Sư đoàn 2 Bộ binh và bộ chỉ huy Trung đoàn 5 Bộ binh và hậu cứ các đơn vị đồn trú ở Tam Kỳ rút quân về khu vực trách nhiệm của Sư đoàn 3 Bộ binh ở phía Bắc quận Thăng Bình.

Cũng trong ngày 24/3, Cộng quân bao vây tỉnh lỵ Quảng Ngãi, tối cùng ngày, các đơn vị đồn trú tại thị xã Quảng Ngãi và khu vực phụ cận được lệnh rút quân về Chu Lai. Ngày 25 tháng 3/1975, tất cả lực lượng của Quân khu 1 đều tập trung tại ba địa điểm: Đà Nẵng (gồm cả Hội An), phía Bắc thành phố Huế và phía Nam Chu Lai. Trong tình hình nguy kịch đó, một bức điện khác cũng của Tổng thống do Bộ Tổng Tham Mưu gửi đi, trong đó chỉ thị cho tướng Trưởng cho rút toàn bộ quân tại Huế và Chu Lai về tập trung tại Đà Nẵng để hợp lực với các đơn vị cơ hữu ở đây lập tuyến phòng thủ giữ Đà Nẵng.

* Tướng Điềm và cuộc rút quân của Sư đoàn 1 Bộ binh
Kế hoạch rút quân từ Huế buộc Sư đoàn 1 Bộ binh và các đơn vị thống thuộc, tăng phái phải di chuyển quân về cửa Tư Hiền và cửa Thuận An. Theo kế hoạch, Hải quân và Công binh sẽ làm cầu lập thành đường cho Bộ binh vào Đà Nẵng. Thủy quân Lục chiến và các đơn vị thống thuộc quyền điều động của bộ Tư lệnh Tiền phương Quân đoàn 1 sẽ được chở bằng tàu thủy. Bộ Tư lệnh Tiền phương Quân đoàn 1 sẽ chịu trách nhiệm điều động và kiểm soát cuộc rút quân này.
Sáng ngày hôm sau, biển động mạnh nên tàu đến trễ. Cầu phao tại cửa sông cũng chưa hoàn tất kịp để sử dụng. Đến trưa thì thủy triều lên cao, không làm sao qua được. Lúc đó, CQ biết được có các cuộc chuyển quân nên bắt đầu pháo kích dồn dập vào các vị trí ẩn quân và các điểm hẹn để tàu đến đón. Bộ Tư lệnh Tiền phương Quân đoàn 1 bị thiệt hại nặng. Hỗn loạn đã diễn ra, do đó chỉ có khoảng 1/3 binh sĩ về đến Đà Nẵng được. Nhưng một số đông khi vừa về Đà Nẵng, do nôn nóng tin nhà, đã rời đơn vị đi tìm gia đình và thân nhân. Riêng binh sĩ Thủy quân là giữ được trọn vẹn đội hình.

Về đến Đà Nẵng, một số sĩ quan của bộ tư lệnh Sư đoàn 1 BB trình diện bộ Tư lệnh Quân đoàn 1. Riêng chuẩn tướng Nguyễn Văn Điềm đã ghé thăm thiếu tướng Nguyễn Duy Hinh tư lệnh Sư đoàn 3 để nhờ Sư đoàn 3 BB giúp cho các đơn vị một số máy móc truyền tin đã bị thất lạc trên đường chuyển quân. Tướng Điềm nói với tướng Hinh: Chờ Quân đoàn xét thì phải mất vài ngày. Bây giờ Sư đoàn 1 BB cần gấp để liên lạc giữa các cánh quân. Tâm sự với tướng Hinh, vị tư lệnh Sư đoàn 1 BB buồn bã nói: Còn rất nhiều anh em còn bị kẹt ở các bãi cát gần Thuận An và Tư Hiền chờ tàu Hải quân.

Kể lại cuộc chuyển quân với một số đồng đội cũ, tướng Điềm cũng cho biết ông và trung tướng Lâm Quang Thi đã hứng pháo kích của Cộng quân khi ở bãi biển để điều động các đơn vị rút quân, sau đó ông và tướng Thi vào Đà Nẵng bằng tàu Hải quân thay vì đi bằng trực thăng (các tư lệnh Sư đoàn bộ binh, tư lệnh phó và tư lệnh Quân đoàn đều có trực thăng riêng, nhưng trong ngày rút quân, cả tướng Thi và tướng Điềm đã từ chối sử dụng phương tiện riêng dành cho mình và cùng lội ra ngoài bờ để lên tàu). Đêm đó, tướng Hinh mời tướng Điềm ở lại tại doanh trại bộ Tư lệnh Sư đoàn 3 Bộ binh đồn trú ở căn cứ Hòa Khánh. Gặp một số sĩ quan tham mưu Sư đoàn 3 BB đã có thời gian phục vụ Sư đoàn 1 BB, ông buồn bã nói: Cả sư đoàn đành phải bỏ Huế mà đi. Đau đớn quá…

* Ngày 26/3/1975:
Quân đoàn 1 lập phòng tuyến mới bảo vệ Đà Nẵng Sáng ngày 26 tháng 3/1975, trung tướng Trưởng đã gặp trung tướng Lâm Quang Thi, các thiếu tướng Bùi Thế Lân, Nguyễn Duy Hinh, và chuẩn tướng Nguyễn Văn Điềm để bàn về kế hoạch lập tuyến phòng thủ bảo vệ Đà Nẵng. Theo đó, các đơn vị của Sư đoàn 1 BB sẽ tập trung tại Nam Ô (phía nam đèo Hải Vân) và sẽ cùng với Thiết giáp và Pháo binh phụ trách phòng thủ từ đèo Hải Vân về đến gần Hòa Khánh. Sư đoàn 3 BB sẽ bảo vệ phòng tuyến “vàng” dọc theo phía bắc sông Thu Bồn về đến gần Hòa Cầm. Sư đoàn Thủy quân Lục chiến là lực lượng tổng trừ bị sẽ phụ trách khu vực phía Tây Đà Nẵng và các khu vực trọng yếu.

Về Sư đoàn 2 BB, ngoài Trung đoàn 5 và bộ chỉ huy nhẹ từ Tam Kỳ về Đà Nẵng trong ngày 24 tháng 3/1975, các đơn vị còn lại của sư đoàn này đã tập trung về căn cứ Chu Lai, nơi bộ Tư lệnh Sư đoàn 2 Bộ binh đặt bản doanh, từ ngày 25/3/1975. Một ngày sau, trung tướng Trưởng ra lệnh cho chuẩn tướng Trần Văn Nhựt, tư lệnh Sư đoàn 2 BB, cho rút toàn bộ lực lượng tại Chu Lai ra Cù lao Ré thuộc lãnh hải tỉnh Quảng Ngãi.

Theo nhận xét của đại tướng Cao Văn Viên ghi trong hồi ký của ông, cuộc di chuyển từ Chu Lai ra đảo Ré bằng tàu diễn ra êm xuôi. Các đơn vị Sư đoàn 2 BB và lực lượng Địa phương quân được tàu Hải quân đến đón và sau đó tập họp lại trên đảo an toàn. Quân sĩ được nghỉ ngơi và được tái tổ chức. Trong cuộc rút quân khỏi căn cứ Chu Lai, Sư đoàn 2 BB không bị áp lực nặng của Cộng quân.

* Tình hình Đà Nẵng sau ngày 25/3/1975
Trong ngày 26 tháng 3/1975, đại tướng Cao Văn Viên cử thiếu tướng Nguyễn Xuân Trang, tham mưu phó bộ Tổng Tham Mưu ra Đà Nẵng để tổng kiểm tra tình hình quân dụng, quân trang tại tổng kho Đà Nẵng và gặp trung tướng Trưởng để biết về tình trạng quân số tại hàng của các đơn vị tại Quân khu 1. Một khó khăn lớn đối với trung tướng Trưởng và bộ Tư lệnh Quân khu 1 lúc bấy giờ là dân chúng từ các tỉnh Quảng Ngãi, Quảng Tín, Quảng Trị, Thừa Thiên đã chạy giặc dồn về Đà Nẵng. Thành phố có nguy cơ hỗn loạn, chính quyền địa phương bất lực trong việc ổn định tình hình an ninh trật tự. Để giải quyết thực trạng này, ngày 26 tháng 3/1975, trung tướng Trưởng đã cử thiếu tướng Hoàng Văn Lạc, tư lệnh phó Quân khu 1 vào Sài Gòn để thỉnh cầu với Tổng thống Thiệu, Thủ tướng Khiêm và đại tướng Viên để có biện pháp khẩn cấp giải quyết tình trạng cư ngụ, sinh hoạt của dân chúng tị nạn. Thế nhưng, chuyến đi Sài Gòn của tướng Lạc không có kết quả.

https://c1.staticflickr.com/9/8634/15655258143_c46a969061_b.jpg

Ngày 27 tháng Ba, một phi cơ dân sự của Hoa Kỳ ra Đà Nẵng để chở người. Theo dự trù thì phi cơ này sẽ chuyển mỗi ngày khoảng 14 ngàn người từ Đà Nẵng và Cam Ranh. Nhưng tin phi cơ đến lan truyền nhanh chóng đến độ phi trường tràn ngập người tị nạn. Hàng rào phòng thủ bị phá bỏ, mọi người úa ra phi đạo để lên phi cơ. Phải mất đến nửa ngày, các binh sĩ phòng vệ mới vãn hồi được trật tự. Thế nhưng khi có một chuyến phi cơ khác đến, cảnh hỗn loạn như trước lại tái diễn. Cuối cùng thấy không an toàn nên phản lực cơ này phải ngưng công tác. Ngày sau đó có 4 chiếc C-130 tìm cách thay thế nhưng chỉ chở được một chuyến rồi ngưng luôn.

Tại hải cảng, người tị nạn bám đông nghẹt cầu tàu. Một số chiến hạm của Hoa Kỳ đến Đà Nẵng nhưng được lệnh thả neo ngoài khơi. Từ bờ sẽ có nhiều phà và thuyền nhỏ vào đón dân chúng ra tàu lớn. Cuộc vận chuyển này diễn ra khá chậm, nhưng kết quả khả quan hơn. Hễ mỗi khi có đủ 10,000 người thì tàu đó chở vào Cam Ranh. Đến ngày 1 tháng Tư các tàu này được lệnh chở người tị nạn vào Vũng Tàu và Phú Quốc vì lúc đó Nha Trang cũng đang phải di tản. Đến Phú Quốc, dân chúng phát giác có đến 10 tên địch trà trộn để xúi giục nên một số dân đã xử tử 10 kẻ địch này ngay tại bãi. Trong khi hàng chục ngàn dân tị nạn từ Quân khu 1 về đến Vũng Tàu, Phú Quốc thì tại phòng tuyến Đà Nẵng, tình hình chiến sự trở nên khốc liệt hơn từ rạng sáng ngày 28/3/1975…

https://vietbao.com

Sinh Tồn chuyển

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm