Kinh Khổ

Phạm Minh Hoàng - Chuyện buồn từ Myanmar

Ngày 11/4/2015, truyền thông Việt Nam đã tường thuật lại những cuộc thảo luận giữa chính quyền Myanmar và 6 nhóm sắc tộc đối lập cũng như các chính đảng – trong đó dĩ nhiên có mặt bà Aung San Suu Kyi.
                                                                Bà Aung San Suu Kyi.

Ngày 11/4/2015, truyền thông Việt Nam đã tường thuật lại những cuộc thảo luận giữa chính quyền Myanmar và 6 nhóm sắc tộc đối lập cũng như các chính đảng – trong đó dĩ nhiên có mặt bà Aung San Suu Kyi. Tuy chưa ngã ngũ nhưng mọi người phải nhìn nhận đây là một bước tiến mới trong tiến trình dân chủ hóa Myanmar vì vấn đề sắc tộc là một trong những khó khăn gay gắt nhất từ nhiều năm qua.

Khởi đi từ năm 1990, khi chế độ quân phiệt phủ nhận cuộc bầu cử dân chủ, bắt giam hàng trăm người trong đó có bà Aung San Suu Kyi, lãnh đạo Liên Đoàn Quốc Gia Vì Dân Chủ, một tổ chức đấu tranh bất bạo động. Một năm sau, bà Suu Kyi lãnh giải Nobel hòa bình trong tù, và Myanmar bắt đầu biết thế nào làm cấm vận và cô lập của toàn thế giới.

Nhưng những tháng ngày đen tối ấy chỉ kéo dài 10 năm. Năm 2010, Aung San Suu Kyi được trả tự do, năm 2011 chính quyền dân sự của Thein Sein lên thay thế chế độ quân phiệt và bắt tay vào một cuộc cải tổ nhằm dân chủ hóa Myanmar. Việc làm đầu tiên của ông ta là thả tù chính trị, bãi bỏ kiểm duyệt báo chí và đến năm 2013 chấp nhận báo chí tư nhân. Ngay năm 2013, Âu châu và Mỹ đã gỡ bỏ lệnh trừng phạt để khuyến khích và ủng hộ cải cách. Tiếp theo các luật biểu tình, hội họp được thông qua và sau các cuộc thương lượng tháng 4/2015, cả thế giới đang trông chờ ngày bầu cử Tổng thống được dự trù vào cuối năm 2015.

So sánh với Việt Nam đã bắt đầu đổi mới từ năm 1986, bình thường hóa bang giao với Mỹ và Tây Âu từ năm 1994, nghĩa là trước Myanmar gần 30 năm (nếu lấy mốc 1986 so với 2013 của Myanmar), thì ta thấy rõ là Myanmar đã đi được trước một bước khá dài và điều quan trọng là vận hội mới tươi sáng hơn so với Việt Nam. Vậy thì họ đã khác ta ở những điểm nào?

Trước tiên, Myanmar có cái may mắn là có được những người lãnh đạo biết đặt quyền lợi của đất nước lên trên quyền lợi của bè đảng, phe cánh và nhóm lợi ích. Ngay cả dưới thời quân phiệt Than Shwe, họ đã dám lấy những quyết định táo bạo như cấm xe gắn máy tại Yangon, điều mà các nhà quản lý Việt Nam đã bàn (và chỉ bàn) từ hơn 20 năm nay. Quan trọng hơn hết là Than Shwe cũng biết giữ lời hứa trong việc vạch ra và thực hiện một lộ trình “dân chủ trong kỷ cương”, dẫn đến việc giải tán nhóm quân phiệt và dần đưa đất nước thoát khỏi chuỗi ngày đen tối, điều mà các lãnh đạo Việt Nam chưa hề (dám) nghĩ tới.

Thứ hai, các nhà lãnh đạo Myanmar đã sớm nhận ra âm mưu của Trung Quốc và can đảm chọn thái độ cứng rắn đối với Bắc Kinh. Từ năm 1988 đến nay, Trung Quốc ra sức tìm cách bảo vệ chính quyền quân sự của Myanmar và từng bước thiết lập quan hệ chặt chẽ hơn. Ai cũng biết, sự “bảo vệ” này không phải vì sự an toàn của người dân Myanmar mà chỉ là bảo vệ lợi ích của họ ở quốc gia này đầy tài nguyên và ở một vị trí chiến lược này sẽ giúp Trung Quốc thoát khỏi “cái ao làng” ở biển Đông và bị “đóng nút chai” ở eo biển Malacca.

Năm 2011, Tổng thống Thein Sein đã dừng công trình xây dựng đập thủy điện Myitsone trị giá 3,6 tỉ USD mà Bắc Kinh sẽ rút 90% sản lượng điện về Trung Quốc. Bốn năm trước, Trung Quốc đầu tư vào Myanmar 8,26 tỉ USD. Một năm sau, con số đó đã giảm một nửa, vì Myanmar mở cửa chào đón các nhà đầu tư phương Tây. Trong năm nay, vốn đầu tư của Trung Quốc cam kết dành cho Myanmar chỉ còn 56,9 triệu USD.

Đặc biệt trong tháng 2/2015, mặc dù yếu hơn về quân sự, Myanmar cũng “nhắm mắt” cho máy bay ném bom các căn cứ quân sự sâu trong lãnh thổ Vân Nam để trả đũa việc Trung Quốc vẫn ngấm ngầm hỗ trợ phiến quân Kolang. Việc này ở Việt Nam có lẽ chỉ xảy ra trong mơ !

Thứ ba, cho dù là một chế độ quân phiệt, nhưng Myanmar vẫn cho phép sự phát triển của các phong trào xã hội dân sự. Đây là một điểm rất quan trọng nhiều người không nhận ra. Một trong những tổ chức đó là Phong trào Shwe đấu tranh vì quyền lợi dầu khí cho nhân dân Myanmar, chủ trương của họ là phản đối sự hiện diện của đông đảo công nhân Trung Quốc đến làm việc ở cơ sở lọc hóa dầu trực thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc đang đầu tư ở Myanmar. Các phong trào xã hội dân sự cho rằng "Người Trung Quốc không hề tôn trọng dân bản xứ. Họ tùy tiện làm mọi thứ", "Người dân không được hưởng đầy đủ quyền lợi từ nguồn tài nguyên tự nhiên của chúng tôi”.

Một số nhà nghiên cứu đã cảm nhận được sự hiệu quả của các tổ chức xã hội dân sự trong tiến trình dân chủ hóa Myanmar. “Nhờ phong trào này, người dân ý thức được những điều bất thường trong bộ máy chính trị, họ biết được quyền lợi và sự hợp pháp khi đứng lên đấu tranh”. Những nhà nghiên cứu đã ngộ ra một điều là ánh sang chỉ lóe lên từ những nơi tăm tối, và cuộc cách mạng này đã khởi đi từ những nơi bần cùng nhất của đất nước Myanmar.

* * *
Nhìn Myanmar không ai không khỏi bùi ngùi khi ngoảnh lại Việt Nam. Đất nước họ chưa hề có những chiến tích “đánh Tây diệt Mỹ”, chưa hề có một đạo quân “giáo sư, tiến sĩ”, chưa hề có một bằng khen trong các kỳ thi Olympic như chúng ta, mà sao họ lại “đi sau về trước” như thế ? Theo thiển ý, họ đã làm được chẳng vì họ có cái gì “hơn” chúng ta, mà ngược lại, chỉ vì họ “thiếu” một thứ, đó là chủ nghĩa cộng sản. Người cộng sản thường cho rằng họ có công đưa nền kinh tế vượt qua mức nghèo, thu nhập bình quân qua mốc 1000 đô la Mỹ/người/năm. Nhưng hệ quả kéo theo là những mất mát không có gì bù đắp được. Từ giáo dục, y tế, môi sinh, xã hội…nơi nào cũng ngổn ngang, và tình trạng ngày càng tệ.

Myanmar cũng khởi đi từ những nghèo đói, từ những thiếu thốn, nhưng họ khởi đi từ một cơ sở và một đầu óc lành mạnh. Với mật độ dân số lý tưởng (76 người/km vuông) so với Việt Nam là 253, tài nguyên thiên nhiên cực kỳ phong phú và đa dạng, so với trữ lượng dầu của Việt Nam đang trên đường cạn kiệt; Myanmar đang hội đủ tất cả các yếu tố để phát triển một cách bền vững.

Còn chúng ta, “dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác Lê”, một chủ nghĩa dựa trên thành tích và dối trá đã biến con người đang từ thiện thành ác, đang từ ngay thẳng sang gian dối; thì cho dù có tài nguyên thiên nhiên vô tận, có kẻ hậu thuẫn chống lưng đảm bảo, vẫn mãi mãi là một nước nhược tiểu. Đơn thuần vì chúng ta thua về mặt con người, thua về mặt nhân văn. Cũng khởi đi trong đói nghèo, từ đổ nát nhưng Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore đều thành công, thậm chí Thái Lan, Mã Lai cũng đã bỏ chúng ta rất xa.

Một người bạn trên facebook nói rằng trước cổng các cơ quan cảnh sát Myanmar đều có tấm biển đề May I help you (Tôi có thể giúp gì cho bạn). Họ biết người ta đến cơ quan cảnh sát để làm gì và sẵn sàng từ khi người dân sắp bước chân vào, và tất cả những người quan hệ với chúng tôi đều luôn nở nụ cười thân thiện. Tôi có hỏi một nhân viên rằng ở đây có khẩu hiệu nào đại loại như “chính quyền là của dân, do dân, vì dân”, “cán bộ là đầy tớ của nhân dân” không? Sau khi nghe lời dịch, anh ta cười ngượng ngập và lắc đầu.

Tôi có cảm giác chính quyền quân sự độc tài Myanmar không phải như mình vẫn nghĩ. Dù trải qua ba mươi năm khó khăn, nhưng những vẻ đẹp nhân văn, mối quan hệ đồng loại giữa những con người với con người vẫn được trân trọng.

Bây giờ tôi mới thấm thía câu nói của một lãnh đạo nước mình “Chúng ta giờ đang đứng chót ở ASEAN, có cái còn thấp hơn Lào, Campuchia, Myanmar thì làm sao đất nước mình, dân tộc mình chấp nhận được”.

Tôi biết có khối thằng sẵn sàng chấp nhận chuyện đó với bất cứ giá nào!

Phạm Minh Hoàng
(13/4/2015)

Bàn ra tán vào (1)

Le van tam
Chao anh , noi dung qua dung thuc tai. Khong biet nha cam quyen VN co hieu duoc noi dung bai nay sau khi doc? Chuc gia dinh anh khoe manh .

----------------------------------------------------------------------------------

Comment




  • Input symbols

Phạm Minh Hoàng - Chuyện buồn từ Myanmar

Ngày 11/4/2015, truyền thông Việt Nam đã tường thuật lại những cuộc thảo luận giữa chính quyền Myanmar và 6 nhóm sắc tộc đối lập cũng như các chính đảng – trong đó dĩ nhiên có mặt bà Aung San Suu Kyi.
                                                                Bà Aung San Suu Kyi.

Ngày 11/4/2015, truyền thông Việt Nam đã tường thuật lại những cuộc thảo luận giữa chính quyền Myanmar và 6 nhóm sắc tộc đối lập cũng như các chính đảng – trong đó dĩ nhiên có mặt bà Aung San Suu Kyi. Tuy chưa ngã ngũ nhưng mọi người phải nhìn nhận đây là một bước tiến mới trong tiến trình dân chủ hóa Myanmar vì vấn đề sắc tộc là một trong những khó khăn gay gắt nhất từ nhiều năm qua.

Khởi đi từ năm 1990, khi chế độ quân phiệt phủ nhận cuộc bầu cử dân chủ, bắt giam hàng trăm người trong đó có bà Aung San Suu Kyi, lãnh đạo Liên Đoàn Quốc Gia Vì Dân Chủ, một tổ chức đấu tranh bất bạo động. Một năm sau, bà Suu Kyi lãnh giải Nobel hòa bình trong tù, và Myanmar bắt đầu biết thế nào làm cấm vận và cô lập của toàn thế giới.

Nhưng những tháng ngày đen tối ấy chỉ kéo dài 10 năm. Năm 2010, Aung San Suu Kyi được trả tự do, năm 2011 chính quyền dân sự của Thein Sein lên thay thế chế độ quân phiệt và bắt tay vào một cuộc cải tổ nhằm dân chủ hóa Myanmar. Việc làm đầu tiên của ông ta là thả tù chính trị, bãi bỏ kiểm duyệt báo chí và đến năm 2013 chấp nhận báo chí tư nhân. Ngay năm 2013, Âu châu và Mỹ đã gỡ bỏ lệnh trừng phạt để khuyến khích và ủng hộ cải cách. Tiếp theo các luật biểu tình, hội họp được thông qua và sau các cuộc thương lượng tháng 4/2015, cả thế giới đang trông chờ ngày bầu cử Tổng thống được dự trù vào cuối năm 2015.

So sánh với Việt Nam đã bắt đầu đổi mới từ năm 1986, bình thường hóa bang giao với Mỹ và Tây Âu từ năm 1994, nghĩa là trước Myanmar gần 30 năm (nếu lấy mốc 1986 so với 2013 của Myanmar), thì ta thấy rõ là Myanmar đã đi được trước một bước khá dài và điều quan trọng là vận hội mới tươi sáng hơn so với Việt Nam. Vậy thì họ đã khác ta ở những điểm nào?

Trước tiên, Myanmar có cái may mắn là có được những người lãnh đạo biết đặt quyền lợi của đất nước lên trên quyền lợi của bè đảng, phe cánh và nhóm lợi ích. Ngay cả dưới thời quân phiệt Than Shwe, họ đã dám lấy những quyết định táo bạo như cấm xe gắn máy tại Yangon, điều mà các nhà quản lý Việt Nam đã bàn (và chỉ bàn) từ hơn 20 năm nay. Quan trọng hơn hết là Than Shwe cũng biết giữ lời hứa trong việc vạch ra và thực hiện một lộ trình “dân chủ trong kỷ cương”, dẫn đến việc giải tán nhóm quân phiệt và dần đưa đất nước thoát khỏi chuỗi ngày đen tối, điều mà các lãnh đạo Việt Nam chưa hề (dám) nghĩ tới.

Thứ hai, các nhà lãnh đạo Myanmar đã sớm nhận ra âm mưu của Trung Quốc và can đảm chọn thái độ cứng rắn đối với Bắc Kinh. Từ năm 1988 đến nay, Trung Quốc ra sức tìm cách bảo vệ chính quyền quân sự của Myanmar và từng bước thiết lập quan hệ chặt chẽ hơn. Ai cũng biết, sự “bảo vệ” này không phải vì sự an toàn của người dân Myanmar mà chỉ là bảo vệ lợi ích của họ ở quốc gia này đầy tài nguyên và ở một vị trí chiến lược này sẽ giúp Trung Quốc thoát khỏi “cái ao làng” ở biển Đông và bị “đóng nút chai” ở eo biển Malacca.

Năm 2011, Tổng thống Thein Sein đã dừng công trình xây dựng đập thủy điện Myitsone trị giá 3,6 tỉ USD mà Bắc Kinh sẽ rút 90% sản lượng điện về Trung Quốc. Bốn năm trước, Trung Quốc đầu tư vào Myanmar 8,26 tỉ USD. Một năm sau, con số đó đã giảm một nửa, vì Myanmar mở cửa chào đón các nhà đầu tư phương Tây. Trong năm nay, vốn đầu tư của Trung Quốc cam kết dành cho Myanmar chỉ còn 56,9 triệu USD.

Đặc biệt trong tháng 2/2015, mặc dù yếu hơn về quân sự, Myanmar cũng “nhắm mắt” cho máy bay ném bom các căn cứ quân sự sâu trong lãnh thổ Vân Nam để trả đũa việc Trung Quốc vẫn ngấm ngầm hỗ trợ phiến quân Kolang. Việc này ở Việt Nam có lẽ chỉ xảy ra trong mơ !

Thứ ba, cho dù là một chế độ quân phiệt, nhưng Myanmar vẫn cho phép sự phát triển của các phong trào xã hội dân sự. Đây là một điểm rất quan trọng nhiều người không nhận ra. Một trong những tổ chức đó là Phong trào Shwe đấu tranh vì quyền lợi dầu khí cho nhân dân Myanmar, chủ trương của họ là phản đối sự hiện diện của đông đảo công nhân Trung Quốc đến làm việc ở cơ sở lọc hóa dầu trực thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc đang đầu tư ở Myanmar. Các phong trào xã hội dân sự cho rằng "Người Trung Quốc không hề tôn trọng dân bản xứ. Họ tùy tiện làm mọi thứ", "Người dân không được hưởng đầy đủ quyền lợi từ nguồn tài nguyên tự nhiên của chúng tôi”.

Một số nhà nghiên cứu đã cảm nhận được sự hiệu quả của các tổ chức xã hội dân sự trong tiến trình dân chủ hóa Myanmar. “Nhờ phong trào này, người dân ý thức được những điều bất thường trong bộ máy chính trị, họ biết được quyền lợi và sự hợp pháp khi đứng lên đấu tranh”. Những nhà nghiên cứu đã ngộ ra một điều là ánh sang chỉ lóe lên từ những nơi tăm tối, và cuộc cách mạng này đã khởi đi từ những nơi bần cùng nhất của đất nước Myanmar.

* * *
Nhìn Myanmar không ai không khỏi bùi ngùi khi ngoảnh lại Việt Nam. Đất nước họ chưa hề có những chiến tích “đánh Tây diệt Mỹ”, chưa hề có một đạo quân “giáo sư, tiến sĩ”, chưa hề có một bằng khen trong các kỳ thi Olympic như chúng ta, mà sao họ lại “đi sau về trước” như thế ? Theo thiển ý, họ đã làm được chẳng vì họ có cái gì “hơn” chúng ta, mà ngược lại, chỉ vì họ “thiếu” một thứ, đó là chủ nghĩa cộng sản. Người cộng sản thường cho rằng họ có công đưa nền kinh tế vượt qua mức nghèo, thu nhập bình quân qua mốc 1000 đô la Mỹ/người/năm. Nhưng hệ quả kéo theo là những mất mát không có gì bù đắp được. Từ giáo dục, y tế, môi sinh, xã hội…nơi nào cũng ngổn ngang, và tình trạng ngày càng tệ.

Myanmar cũng khởi đi từ những nghèo đói, từ những thiếu thốn, nhưng họ khởi đi từ một cơ sở và một đầu óc lành mạnh. Với mật độ dân số lý tưởng (76 người/km vuông) so với Việt Nam là 253, tài nguyên thiên nhiên cực kỳ phong phú và đa dạng, so với trữ lượng dầu của Việt Nam đang trên đường cạn kiệt; Myanmar đang hội đủ tất cả các yếu tố để phát triển một cách bền vững.

Còn chúng ta, “dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác Lê”, một chủ nghĩa dựa trên thành tích và dối trá đã biến con người đang từ thiện thành ác, đang từ ngay thẳng sang gian dối; thì cho dù có tài nguyên thiên nhiên vô tận, có kẻ hậu thuẫn chống lưng đảm bảo, vẫn mãi mãi là một nước nhược tiểu. Đơn thuần vì chúng ta thua về mặt con người, thua về mặt nhân văn. Cũng khởi đi trong đói nghèo, từ đổ nát nhưng Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore đều thành công, thậm chí Thái Lan, Mã Lai cũng đã bỏ chúng ta rất xa.

Một người bạn trên facebook nói rằng trước cổng các cơ quan cảnh sát Myanmar đều có tấm biển đề May I help you (Tôi có thể giúp gì cho bạn). Họ biết người ta đến cơ quan cảnh sát để làm gì và sẵn sàng từ khi người dân sắp bước chân vào, và tất cả những người quan hệ với chúng tôi đều luôn nở nụ cười thân thiện. Tôi có hỏi một nhân viên rằng ở đây có khẩu hiệu nào đại loại như “chính quyền là của dân, do dân, vì dân”, “cán bộ là đầy tớ của nhân dân” không? Sau khi nghe lời dịch, anh ta cười ngượng ngập và lắc đầu.

Tôi có cảm giác chính quyền quân sự độc tài Myanmar không phải như mình vẫn nghĩ. Dù trải qua ba mươi năm khó khăn, nhưng những vẻ đẹp nhân văn, mối quan hệ đồng loại giữa những con người với con người vẫn được trân trọng.

Bây giờ tôi mới thấm thía câu nói của một lãnh đạo nước mình “Chúng ta giờ đang đứng chót ở ASEAN, có cái còn thấp hơn Lào, Campuchia, Myanmar thì làm sao đất nước mình, dân tộc mình chấp nhận được”.

Tôi biết có khối thằng sẵn sàng chấp nhận chuyện đó với bất cứ giá nào!

Phạm Minh Hoàng
(13/4/2015)

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm