Đoạn Đường Chiến Binh

Những thiên thần mang phận khổ sai

Nhiều trường hợp chính người thân đã đẩy con em mình vào đường cùng. Đó là cảnh báo của đại diện các cơ quan chức năng trong chương trình "Lắng nghe và trao đổi" do HĐND TP.HCM và Đài Truyền hình TP.HCM (HTV) tổ chức đầu tháng 8.
Đủ kiểu bóc lột

Nh. (15 tuổi, quê ở Thái Bình), hiện đang phụ bán phở ở ngõ M.H (Hà Nội). 4h sáng, Nh. phải dậy chuẩn bị hàng cùng bà chủ. Quán lúc nào khách cũng nườm nượp mà chỉ có một mình Nh. bưng bê, dọn bàn. Quán phở mà cô bé giúp việc bán đến 10 giờ đêm. Sau khi dọn dẹp hàng, Nh. lại phải phụ giúp nấu nướng, làm việc nhà. Nh. được bà chủ cho ngủ trưa chừng một tiếng rồi lại lục đục dậy chặt xương, nhặt rau chuẩn bị hàng cho ngày hôm sau. Nh. luôn chân, luôn tay với công việc.

Chiều đến, em lại phải chuẩn bị cơm tối cho bà chủ. Buổi tối, Nh. ngủ luôn dưới sàn quán với hơi nóng hầm hập của những bếp than tổ ong hắt ra. Tiền lương của Nh. một năm cũng được chừng 15 triệu đồng, nhưng thời gian làm việc thì một lao động lớn tuổi cũng phải…thán phục.

 

Trẻ em làm việc tại một mỏ đá ở Đồng Văn, Hà Giang (Ảnh LQP)

N.H., quê ở Thanh Hoá, năm nay 14 tuổi đang làm thuê cho một cơ sở may gia công trong hẻm nhỏ ở quận Hoàng Mai, Hà Nội. Công nhân làm việc tại xưởng cũng toàn là trẻ em. Do cảnh nhà khó khăn, mẹ làm ruộng, bố thì bệnh tật, đau ốm liên miên nên N.H. phải nghỉ học đi làm kiếm tiền phụ giúp bố mẹ. Em được người quen giới thiệu vào xưởng may làm đã hơn 1 năm rồi. Làm ở đây, bà chủ bao ăn, ngủ tại chỗ, lương bà chủ gửi thẳng về quê cho cha mẹ em.

"Đợt này hàng nhiều, bà chủ nói sẽ tăng thêm lương nhưng tụi em phải làm quần quật từ sáng đến tối mịt. Cực lắm cô ạ!"., N.H nói. Theo lời kể của N.H., sáng sớm, em phải dậy từ 6 giờ để soạn hàng, sau đó ăn sáng. Trưa được nghỉ ăn cơm 30 phút, chiều được nghỉ 1 tiếng rưỡi, sau đó là làm việc đến 10 giờ đêm.

Theo tìm hiểu của PV, hiện nay nhiều trẻ em phải làm việc từ 12-14 giờ/ngày, thậm chí 16 giờ/ngày trong điều kiện lao động khắc nghiệt. Đã có nhiều trẻ em bị vắt kiệt sức lao động, bị hành hạ phải bỏ trốn hoặc được hàng xóm phát hiện báo cơ quan chức năng. Hầu hết các em đều đến từ các tỉnh, thành khác thông qua đường môi giới hoặc cha mẹ gửi gắm.

Gần như 100% lao động trẻ em không được ký hợp đồng lao động và đóng bảo hiểm xã hội. Đa số lao động trẻ em không được nhận lương trực tiếp hàng tháng và thường thì cha mẹ đã nhận thay 1 năm/lần (từ 3-6 triệu đồng/năm).

Cách đây không lâu, cơ quan chức năng đã bắt quả tang  bà Nguyễn Thị Nga mở cơ sở may gia công (tại quận Tân Bình, TP.HCM) bắt 4 trẻ em làm việc từ 12 - 17 giờ mỗi ngày và đánh đập các em tàn nhẫn. Sau đó, bà Nga đã bị TAND quận Tân Bình tuyên phạt 30 tháng tù về tội hành hạ người khác. Những tưởng, đây là bài học cảnh tỉnh cho giới chủ đang bóc lột sức lao động trẻ em, thế nhưng, tình trạng bóc lột lao động trẻ em vẫn diễn ra thường xuyên trong khi cơ quan chức năng đang loay hoay tìm giải pháp.

 

"Bán" con làm lao động khổ sai

Nhiều trường hợp chính người thân đã đẩy con em mình vào đường cùng. Đó là cảnh báo của đại diện các cơ quan chức năng trong chương trình "Lắng nghe và trao đổi" do HĐND TP.HCM và Đài Truyền hình TP.HCM (HTV) tổ chức đầu tháng 8.

Cũng theo tìm hiểu của PV, trẻ em lang thang, lao động nặng nhọc hầu hết là người nhập cư. Các em phải đối mặt nhiều nguy cơ như bị trấn lột, cưỡng bức, đánh đập, xâm hại sức khỏe, đặc biệt là xâm hại tình dục và bị bóc lột sức lao động.

Tại chương trình "lắng nghe và trao đổi", một chuyên gia bộc bạch: "Nhiều cháu cho biết, buổi sáng chỉ được chủ cho ăn một gói mì rồi làm việc quần quật từ 7 giờ đến 12 giờ. Buổi trưa, các cháu ăn một bát cơm, nghỉ nửa tiếng rồi làm việc đến khuya. Nhiều hôm, các cháu phải làm việc đến 12 giờ đêm mới được nghỉ. Do làm việc quá sức, ăn uống thiếu thốn nên các cháu luôn mệt mỏi, buồn ngủ, rất dễ xảy ra tai nạn lao động, gây thương tật.

"Các bậc cha mẹ cần cảnh giác, không nên giao con mình cho người khác chăn dắt bởi thực trạng của trẻ rất đen tối”, vị chuyên gia nay cảnh báo.

Kết quả giám sát của Sở Lao động - Thương binh và xã hội TP.HCM tại một số quận, trong 6 tháng đầu năm 2012 đã phát hiện trên 100 cơ sở sản xuất sử dụng lao động trẻ em. Thanh tra Sở LĐ-TB&XH phát hiện và xử lý 33 cơ sở vi phạm.

Điều đáng nói, khi đưa các cháu bị chủ cơ sở sản xuất ngược đãi vào các trung tâm để chăm sóc, phục hồi sức khỏe thì cha mẹ các cháu xin bảo lãnh, thậm chí vay tiền để chuộc ra rồi lại bán con cho các chủ cơ sở khác. Bị kiểm tra, nhiều chủ cơ sở trưng ra giấy thỏa thuận với cha mẹ, người thân các cháu về việc gửi con vào TP.HCM học tập, học nghề nhằm đối phó với cơ quan chức năng.            

 

Mức phạt không đủ sức răn đe

 

"Hiện nay, do chưa có quy định bắt buộc trẻ em phải đăng ký tạm trú nên cũng rất khó xử lý các cơ sở sản xuất sử dụng lao động trẻ em.  Thực tế khó xử lý các cơ sở vi phạm trong việc sử dụng lao động trẻ em vì đã có sự thoả thuận, bảo lãnh giữa cha mẹ ruột của các em với chủ cơ sở. Hơn nữa, đối với những hành vi vi phạm nói trên, pháp luật hiện chỉ quy định xử phạt hành chính (không quá 3 triệu đồng)- mức xử phạt chẳng đáng là bao so với lợi nhuận thu về của các cơ sở", bà Nguyễn Thị Tuyết Nhung - Phó Giám đốc Sở Lao động- Thương binh xã hội TP.HCM

 

Giám sát thực hiện quyền trẻ em bị hạn chế

 

"Phần lớn các em tham gia lao động là những em có hoàn cảnh gia đình khó khăn. Các em tự nguyện tham gia lao động để kiếm thêm thu nhập cho gia đình, trong khi đó, những người lao động nghèo thì thường không có cơ hội tiếp cận thông tin để hiểu biết về pháp luật. Việc trẻ em bị bóc lột sức lao động là do bộ máy chăm sóc, bảo vệ trẻ em còn yếu kém, đội ngũ làm công tác xã hội chưa chuyên nghiệp, việc tuyên truyền giám sát các gia đình thực hiện quyền trẻ em bị hạn chế", TS tâm lý Nguyễn Thị Kim Quỳ

 

Cần thống nhất về độ tuổi lao động

 

"Pháp luật về lao động cho phép người vị thành niên (đủ 15 tuổi) được phép làm việc nhưng không được quá 7 giờ /ngày. Việc sử dụng trẻ em dưới 15 tuổi hay sử dụng lao động là người vị thành niên làm việc quá 7 giờ /ngày, không ký hợp đồng lao động là vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, trong các quy định pháp luật liên quan đến lao động trẻ em cũng chưa thống nhất về độ tuổi lao động nên việc xử lý những chủ lao động bóc lột sức lao động trẻ em sẽ gặp nhiều khó khăn. Cụ thể, Luật Lao động quy định trẻ từ 15 tuổi trở lên được lao động, nhưng Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em lại quy định trẻ 16 tuổi trở xuống vẫn là trẻ em và cần được bảo vệ và chăm sóc", Luật sư Lương Văn Tuấn Đoàn Luật sư TP.Hà Nội

 

Tiến tới xóa bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ

 

"Hiện nay, Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em đã chủ động xây dựng đường dây nóng để tiếp nhận thông tin từ cộng đồng. Tổ chức Lao động quốc tế đang kêu gọi toàn cầu xóa bỏ lao động trẻ em tồi tệ vào năm 2016, Bộ LĐ-TB&XH đã và đang cùng với các tổ chức quốc tế khác thực hiện một loạt các dự án để thực hiện chương trình bảo vệ và chăm sóc trẻ em, xóa bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất... ",  BS. Nguyễn Trọng An - Phó cục trưởng Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

Theo số liệu của HĐND TP.HCM, chỉ riêng 6 tháng đầu năm,  huyện Bình Chánh (TP.HCM)  phát hiện 6 vụ ngược đãi lao động trẻ em với 22 trẻ phải làm việc quần quật từ 8 đến 12 giờ/ngày với đồng lương rất thấp. Hầu hết các cơ sở sử dụng lao động trẻ em là hộ kinh doanh cá thể, hộ gia đình kinh doanh nhỏ lẻ, thuê mướn mặt bằng sản xuất và không đăng ký kinh doanh. Khi bị cơ quan chức năng phát hiện, xử lý, chủ cơ sở chống chế, cho rằng các em là họ hàng, người thân vào TP.HCM học nghề.

Nhóm P.V

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Những thiên thần mang phận khổ sai

Nhiều trường hợp chính người thân đã đẩy con em mình vào đường cùng. Đó là cảnh báo của đại diện các cơ quan chức năng trong chương trình "Lắng nghe và trao đổi" do HĐND TP.HCM và Đài Truyền hình TP.HCM (HTV) tổ chức đầu tháng 8.
Đủ kiểu bóc lột

Nh. (15 tuổi, quê ở Thái Bình), hiện đang phụ bán phở ở ngõ M.H (Hà Nội). 4h sáng, Nh. phải dậy chuẩn bị hàng cùng bà chủ. Quán lúc nào khách cũng nườm nượp mà chỉ có một mình Nh. bưng bê, dọn bàn. Quán phở mà cô bé giúp việc bán đến 10 giờ đêm. Sau khi dọn dẹp hàng, Nh. lại phải phụ giúp nấu nướng, làm việc nhà. Nh. được bà chủ cho ngủ trưa chừng một tiếng rồi lại lục đục dậy chặt xương, nhặt rau chuẩn bị hàng cho ngày hôm sau. Nh. luôn chân, luôn tay với công việc.

Chiều đến, em lại phải chuẩn bị cơm tối cho bà chủ. Buổi tối, Nh. ngủ luôn dưới sàn quán với hơi nóng hầm hập của những bếp than tổ ong hắt ra. Tiền lương của Nh. một năm cũng được chừng 15 triệu đồng, nhưng thời gian làm việc thì một lao động lớn tuổi cũng phải…thán phục.

 

Trẻ em làm việc tại một mỏ đá ở Đồng Văn, Hà Giang (Ảnh LQP)

N.H., quê ở Thanh Hoá, năm nay 14 tuổi đang làm thuê cho một cơ sở may gia công trong hẻm nhỏ ở quận Hoàng Mai, Hà Nội. Công nhân làm việc tại xưởng cũng toàn là trẻ em. Do cảnh nhà khó khăn, mẹ làm ruộng, bố thì bệnh tật, đau ốm liên miên nên N.H. phải nghỉ học đi làm kiếm tiền phụ giúp bố mẹ. Em được người quen giới thiệu vào xưởng may làm đã hơn 1 năm rồi. Làm ở đây, bà chủ bao ăn, ngủ tại chỗ, lương bà chủ gửi thẳng về quê cho cha mẹ em.

"Đợt này hàng nhiều, bà chủ nói sẽ tăng thêm lương nhưng tụi em phải làm quần quật từ sáng đến tối mịt. Cực lắm cô ạ!"., N.H nói. Theo lời kể của N.H., sáng sớm, em phải dậy từ 6 giờ để soạn hàng, sau đó ăn sáng. Trưa được nghỉ ăn cơm 30 phút, chiều được nghỉ 1 tiếng rưỡi, sau đó là làm việc đến 10 giờ đêm.

Theo tìm hiểu của PV, hiện nay nhiều trẻ em phải làm việc từ 12-14 giờ/ngày, thậm chí 16 giờ/ngày trong điều kiện lao động khắc nghiệt. Đã có nhiều trẻ em bị vắt kiệt sức lao động, bị hành hạ phải bỏ trốn hoặc được hàng xóm phát hiện báo cơ quan chức năng. Hầu hết các em đều đến từ các tỉnh, thành khác thông qua đường môi giới hoặc cha mẹ gửi gắm.

Gần như 100% lao động trẻ em không được ký hợp đồng lao động và đóng bảo hiểm xã hội. Đa số lao động trẻ em không được nhận lương trực tiếp hàng tháng và thường thì cha mẹ đã nhận thay 1 năm/lần (từ 3-6 triệu đồng/năm).

Cách đây không lâu, cơ quan chức năng đã bắt quả tang  bà Nguyễn Thị Nga mở cơ sở may gia công (tại quận Tân Bình, TP.HCM) bắt 4 trẻ em làm việc từ 12 - 17 giờ mỗi ngày và đánh đập các em tàn nhẫn. Sau đó, bà Nga đã bị TAND quận Tân Bình tuyên phạt 30 tháng tù về tội hành hạ người khác. Những tưởng, đây là bài học cảnh tỉnh cho giới chủ đang bóc lột sức lao động trẻ em, thế nhưng, tình trạng bóc lột lao động trẻ em vẫn diễn ra thường xuyên trong khi cơ quan chức năng đang loay hoay tìm giải pháp.

 

"Bán" con làm lao động khổ sai

Nhiều trường hợp chính người thân đã đẩy con em mình vào đường cùng. Đó là cảnh báo của đại diện các cơ quan chức năng trong chương trình "Lắng nghe và trao đổi" do HĐND TP.HCM và Đài Truyền hình TP.HCM (HTV) tổ chức đầu tháng 8.

Cũng theo tìm hiểu của PV, trẻ em lang thang, lao động nặng nhọc hầu hết là người nhập cư. Các em phải đối mặt nhiều nguy cơ như bị trấn lột, cưỡng bức, đánh đập, xâm hại sức khỏe, đặc biệt là xâm hại tình dục và bị bóc lột sức lao động.

Tại chương trình "lắng nghe và trao đổi", một chuyên gia bộc bạch: "Nhiều cháu cho biết, buổi sáng chỉ được chủ cho ăn một gói mì rồi làm việc quần quật từ 7 giờ đến 12 giờ. Buổi trưa, các cháu ăn một bát cơm, nghỉ nửa tiếng rồi làm việc đến khuya. Nhiều hôm, các cháu phải làm việc đến 12 giờ đêm mới được nghỉ. Do làm việc quá sức, ăn uống thiếu thốn nên các cháu luôn mệt mỏi, buồn ngủ, rất dễ xảy ra tai nạn lao động, gây thương tật.

"Các bậc cha mẹ cần cảnh giác, không nên giao con mình cho người khác chăn dắt bởi thực trạng của trẻ rất đen tối”, vị chuyên gia nay cảnh báo.

Kết quả giám sát của Sở Lao động - Thương binh và xã hội TP.HCM tại một số quận, trong 6 tháng đầu năm 2012 đã phát hiện trên 100 cơ sở sản xuất sử dụng lao động trẻ em. Thanh tra Sở LĐ-TB&XH phát hiện và xử lý 33 cơ sở vi phạm.

Điều đáng nói, khi đưa các cháu bị chủ cơ sở sản xuất ngược đãi vào các trung tâm để chăm sóc, phục hồi sức khỏe thì cha mẹ các cháu xin bảo lãnh, thậm chí vay tiền để chuộc ra rồi lại bán con cho các chủ cơ sở khác. Bị kiểm tra, nhiều chủ cơ sở trưng ra giấy thỏa thuận với cha mẹ, người thân các cháu về việc gửi con vào TP.HCM học tập, học nghề nhằm đối phó với cơ quan chức năng.            

 

Mức phạt không đủ sức răn đe

 

"Hiện nay, do chưa có quy định bắt buộc trẻ em phải đăng ký tạm trú nên cũng rất khó xử lý các cơ sở sản xuất sử dụng lao động trẻ em.  Thực tế khó xử lý các cơ sở vi phạm trong việc sử dụng lao động trẻ em vì đã có sự thoả thuận, bảo lãnh giữa cha mẹ ruột của các em với chủ cơ sở. Hơn nữa, đối với những hành vi vi phạm nói trên, pháp luật hiện chỉ quy định xử phạt hành chính (không quá 3 triệu đồng)- mức xử phạt chẳng đáng là bao so với lợi nhuận thu về của các cơ sở", bà Nguyễn Thị Tuyết Nhung - Phó Giám đốc Sở Lao động- Thương binh xã hội TP.HCM

 

Giám sát thực hiện quyền trẻ em bị hạn chế

 

"Phần lớn các em tham gia lao động là những em có hoàn cảnh gia đình khó khăn. Các em tự nguyện tham gia lao động để kiếm thêm thu nhập cho gia đình, trong khi đó, những người lao động nghèo thì thường không có cơ hội tiếp cận thông tin để hiểu biết về pháp luật. Việc trẻ em bị bóc lột sức lao động là do bộ máy chăm sóc, bảo vệ trẻ em còn yếu kém, đội ngũ làm công tác xã hội chưa chuyên nghiệp, việc tuyên truyền giám sát các gia đình thực hiện quyền trẻ em bị hạn chế", TS tâm lý Nguyễn Thị Kim Quỳ

 

Cần thống nhất về độ tuổi lao động

 

"Pháp luật về lao động cho phép người vị thành niên (đủ 15 tuổi) được phép làm việc nhưng không được quá 7 giờ /ngày. Việc sử dụng trẻ em dưới 15 tuổi hay sử dụng lao động là người vị thành niên làm việc quá 7 giờ /ngày, không ký hợp đồng lao động là vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, trong các quy định pháp luật liên quan đến lao động trẻ em cũng chưa thống nhất về độ tuổi lao động nên việc xử lý những chủ lao động bóc lột sức lao động trẻ em sẽ gặp nhiều khó khăn. Cụ thể, Luật Lao động quy định trẻ từ 15 tuổi trở lên được lao động, nhưng Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em lại quy định trẻ 16 tuổi trở xuống vẫn là trẻ em và cần được bảo vệ và chăm sóc", Luật sư Lương Văn Tuấn Đoàn Luật sư TP.Hà Nội

 

Tiến tới xóa bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ

 

"Hiện nay, Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em đã chủ động xây dựng đường dây nóng để tiếp nhận thông tin từ cộng đồng. Tổ chức Lao động quốc tế đang kêu gọi toàn cầu xóa bỏ lao động trẻ em tồi tệ vào năm 2016, Bộ LĐ-TB&XH đã và đang cùng với các tổ chức quốc tế khác thực hiện một loạt các dự án để thực hiện chương trình bảo vệ và chăm sóc trẻ em, xóa bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất... ",  BS. Nguyễn Trọng An - Phó cục trưởng Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

Theo số liệu của HĐND TP.HCM, chỉ riêng 6 tháng đầu năm,  huyện Bình Chánh (TP.HCM)  phát hiện 6 vụ ngược đãi lao động trẻ em với 22 trẻ phải làm việc quần quật từ 8 đến 12 giờ/ngày với đồng lương rất thấp. Hầu hết các cơ sở sử dụng lao động trẻ em là hộ kinh doanh cá thể, hộ gia đình kinh doanh nhỏ lẻ, thuê mướn mặt bằng sản xuất và không đăng ký kinh doanh. Khi bị cơ quan chức năng phát hiện, xử lý, chủ cơ sở chống chế, cho rằng các em là họ hàng, người thân vào TP.HCM học nghề.

Nhóm P.V

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm