Truyện Ngắn & Phóng Sự

Những chân dung muộn của Phan Thúy Hà: Và từ đó nước mắt chảy ra

Hơn 44 năm chiến tranh kết thúc, cứ ngỡ bao sự kiện chiến tranh đều đã biết, bao khía cạnh, ngõ ngách đều đã được khảo sát, nghiên cứu.

Hơn 44 năm chiến tranh kết thúc, cứ ngỡ bao sự kiện chiến tranh đều đã biết, bao khía cạnh, ngõ ngách đều đã được khảo sát, nghiên cứu. Thế mà không. Vẫn còn góc khuất chưa người khai thác, cho đến Tôi là con gái của cha tôi của Phan Thúy Hà.
Phan Thúy Hà bắt đầu tập sách của cô bằng những lời mộc mạc: “Một năm qua, tôi dành nhiều thời gian đi vào miền Nam, gặp những người chú, người bác đã từng là người lính. Tôi ghi chép những gì được nghe kể lại, những gì tôi đã thấy. Câu chuyện ở đây là thật. Tên thật, địa chỉ thật…”.
Hà đặt tít cho các bài viết của mình cũng theo phong cách ghi chép rất thật như vậy. Những chuyến đi: Ba ngày ngồi sau xe máy của chú Giang, Đến Huế, Đêm ở Thượng Xá, Buổi sáng ở thành phố Cao Lãnh.
Những con người: Người lái xe ôm trên phố Sài Gòn, Ông già ngồi xe lăn bán vé số, Ông Ba hột vịt, Người mẹ Cam Lộ, Ngón tay cái của bác Chinh... Những ấn tượng: Tiếng chuông chùa Hội Tôn, May mà chiến tranh không kéo dài đến bây giờ, Hết chiến tranh rồi mà sao tía buồn hiu...
Đúng kiểu có sao ghi vậy, và cũng đúng là những câu chuyện quen thuộc như Hà giãi bày: "Những câu chuyện có thể bạn biết cả rồi, bạn đã chứng kiến, bạn đã sống với nó, nhưng với tôi, tôi mới được biết. Xin tha thứ cho tôi vì sự muộn màng".
Tôi tin rằng những người viết, những nhà báo, nhà văn sẽ phải giật mình. Vâng, đúng là như vậy. Đúng chính xác đây chính là những câu chuyện chúng ta đã biết, đã chứng kiến, đã sống cùng, nhưng chúng ta đã không viết, không kể.
Những người lái xe ôm, bán vé số, hột vịt, làm ruộng, làm thuê, viết sách mà Hà đã chọn gặp, lắng nghe và ghi lại câu chuyện của họ có một điểm chung: từng có một thời là lính hoặc sĩ quan địa phương quân, thủy quân lục chiến, phi công, y tá trong quân đội Sài Gòn.
Chiến tranh, người lính nào cũng mơ đến hòa bình. Hòa bình rồi ăn mắm ăn muối cũng được. Thế nhưng, hòa bình rồi lại bắt đầu một cuộc chiến khác, mà với những người lính rã ngũ, có khi còn khốc liệt hơn bom đạn.
Không chỉ là cuộc mưu sinh vất vả nhọc nhằn với tất cả mọi người trong những ngày tháng đói nghèo vây bủa ấy, mà còn những năm tháng đi học tập cải tạo, có người không được cấp giấy chứng minh quyền công dân trong suốt mấy mươi năm, có người mang vết thương biến thành thương tật vì chưa kịp chữa trị xong thì bác sĩ đã phải bỏ đi, có người bị cả thân nhân đuổi đánh trong ngày giỗ chạp…
Họ - có người cam chịu, xoay trở với nghề xe ôm, vé số; có người an phận mỉm cười với mảnh vườn luống rau, có người vật vã xuống tàu bỏ đi, cũng có người thành danh với những tập sách huấn luyện kỹ năng sinh tồn - những bài học học được trong đời chiến binh.
Và tất cả họ đều thật cô đơn. Những câu chuyện của họ chìm đi trong góc khuất, trong e ngại, mặc cảm, trong phân biệt, miệt thị, trong những hờn oán chưa cởi bỏ. Những nỗi sợ hãi, thiệt thòi đến từ nhiều phía, kéo xuyên sang vợ, sang con.
Phan Thúy Hà đã đến Huế, đến Bình Dương, Bình Phước, đến Bến Tre, Tiền Giang, Cần Thơ để chứng kiến nỗi cô đơn đó. Cô ghi lại nét mặt bối rối của người lính già "chuyện này đi chỗ khác nói", những gương mặt buồn bã kể chuyện cuộc đời "nghịch cảnh không thể tưởng tượng được", và nụ cười hiếm hoi: "Bây giờ như thế này là được rồi, sướng hơn thời chiến tranh nhiều lắm".
Và sâu thẳm nhất lại là khát khao được giãi bày, được lắng nghe: "Cô Hà, trong miền Nam cô sẽ thấy chuyện của tôi không phải là cá biệt... Không phải không cá biệt mà không viết, phải không cô...". Nghe như có nước mắt.
Và người đọc cũng sẽ thấy lòng mình mặn nước mắt.
Phan Thúy Hà sinh năm 1979, nguyên là biên tập viên NXB Phụ Nữ. Từ vài năm nay, cô lựa chọn làm một người viết sách, và chọn câu chuyện của những người lính.
Trước cuốn Tôi là con gái của cha tôi, cô có cuốn Đừng kể tên tôi cũng là câu chuyện thô mộc của những người lính trong thời chiến tranh, thời hậu chiến được kể và được ghi chép lại thật chân thật.
Những câu chuyện nhỏ mà không nhỏ của những người lính đã trở về với cuộc đời âm thầm. Phan Thúy Hà chọn cách viết - ghi chép giản dị, trần trụi để cho cuộc đời con người hiện lên thật nhất, gợi trong lòng người đọc sự thông cảm và lòng trắc ẩn chân thành nhất có thể. Và từ ở đó mà nước mắt chảy ra...
TTO   Dan Dao chuyen
No photo description available.

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Những chân dung muộn của Phan Thúy Hà: Và từ đó nước mắt chảy ra

Hơn 44 năm chiến tranh kết thúc, cứ ngỡ bao sự kiện chiến tranh đều đã biết, bao khía cạnh, ngõ ngách đều đã được khảo sát, nghiên cứu.

Hơn 44 năm chiến tranh kết thúc, cứ ngỡ bao sự kiện chiến tranh đều đã biết, bao khía cạnh, ngõ ngách đều đã được khảo sát, nghiên cứu. Thế mà không. Vẫn còn góc khuất chưa người khai thác, cho đến Tôi là con gái của cha tôi của Phan Thúy Hà.
Phan Thúy Hà bắt đầu tập sách của cô bằng những lời mộc mạc: “Một năm qua, tôi dành nhiều thời gian đi vào miền Nam, gặp những người chú, người bác đã từng là người lính. Tôi ghi chép những gì được nghe kể lại, những gì tôi đã thấy. Câu chuyện ở đây là thật. Tên thật, địa chỉ thật…”.
Hà đặt tít cho các bài viết của mình cũng theo phong cách ghi chép rất thật như vậy. Những chuyến đi: Ba ngày ngồi sau xe máy của chú Giang, Đến Huế, Đêm ở Thượng Xá, Buổi sáng ở thành phố Cao Lãnh.
Những con người: Người lái xe ôm trên phố Sài Gòn, Ông già ngồi xe lăn bán vé số, Ông Ba hột vịt, Người mẹ Cam Lộ, Ngón tay cái của bác Chinh... Những ấn tượng: Tiếng chuông chùa Hội Tôn, May mà chiến tranh không kéo dài đến bây giờ, Hết chiến tranh rồi mà sao tía buồn hiu...
Đúng kiểu có sao ghi vậy, và cũng đúng là những câu chuyện quen thuộc như Hà giãi bày: "Những câu chuyện có thể bạn biết cả rồi, bạn đã chứng kiến, bạn đã sống với nó, nhưng với tôi, tôi mới được biết. Xin tha thứ cho tôi vì sự muộn màng".
Tôi tin rằng những người viết, những nhà báo, nhà văn sẽ phải giật mình. Vâng, đúng là như vậy. Đúng chính xác đây chính là những câu chuyện chúng ta đã biết, đã chứng kiến, đã sống cùng, nhưng chúng ta đã không viết, không kể.
Những người lái xe ôm, bán vé số, hột vịt, làm ruộng, làm thuê, viết sách mà Hà đã chọn gặp, lắng nghe và ghi lại câu chuyện của họ có một điểm chung: từng có một thời là lính hoặc sĩ quan địa phương quân, thủy quân lục chiến, phi công, y tá trong quân đội Sài Gòn.
Chiến tranh, người lính nào cũng mơ đến hòa bình. Hòa bình rồi ăn mắm ăn muối cũng được. Thế nhưng, hòa bình rồi lại bắt đầu một cuộc chiến khác, mà với những người lính rã ngũ, có khi còn khốc liệt hơn bom đạn.
Không chỉ là cuộc mưu sinh vất vả nhọc nhằn với tất cả mọi người trong những ngày tháng đói nghèo vây bủa ấy, mà còn những năm tháng đi học tập cải tạo, có người không được cấp giấy chứng minh quyền công dân trong suốt mấy mươi năm, có người mang vết thương biến thành thương tật vì chưa kịp chữa trị xong thì bác sĩ đã phải bỏ đi, có người bị cả thân nhân đuổi đánh trong ngày giỗ chạp…
Họ - có người cam chịu, xoay trở với nghề xe ôm, vé số; có người an phận mỉm cười với mảnh vườn luống rau, có người vật vã xuống tàu bỏ đi, cũng có người thành danh với những tập sách huấn luyện kỹ năng sinh tồn - những bài học học được trong đời chiến binh.
Và tất cả họ đều thật cô đơn. Những câu chuyện của họ chìm đi trong góc khuất, trong e ngại, mặc cảm, trong phân biệt, miệt thị, trong những hờn oán chưa cởi bỏ. Những nỗi sợ hãi, thiệt thòi đến từ nhiều phía, kéo xuyên sang vợ, sang con.
Phan Thúy Hà đã đến Huế, đến Bình Dương, Bình Phước, đến Bến Tre, Tiền Giang, Cần Thơ để chứng kiến nỗi cô đơn đó. Cô ghi lại nét mặt bối rối của người lính già "chuyện này đi chỗ khác nói", những gương mặt buồn bã kể chuyện cuộc đời "nghịch cảnh không thể tưởng tượng được", và nụ cười hiếm hoi: "Bây giờ như thế này là được rồi, sướng hơn thời chiến tranh nhiều lắm".
Và sâu thẳm nhất lại là khát khao được giãi bày, được lắng nghe: "Cô Hà, trong miền Nam cô sẽ thấy chuyện của tôi không phải là cá biệt... Không phải không cá biệt mà không viết, phải không cô...". Nghe như có nước mắt.
Và người đọc cũng sẽ thấy lòng mình mặn nước mắt.
Phan Thúy Hà sinh năm 1979, nguyên là biên tập viên NXB Phụ Nữ. Từ vài năm nay, cô lựa chọn làm một người viết sách, và chọn câu chuyện của những người lính.
Trước cuốn Tôi là con gái của cha tôi, cô có cuốn Đừng kể tên tôi cũng là câu chuyện thô mộc của những người lính trong thời chiến tranh, thời hậu chiến được kể và được ghi chép lại thật chân thật.
Những câu chuyện nhỏ mà không nhỏ của những người lính đã trở về với cuộc đời âm thầm. Phan Thúy Hà chọn cách viết - ghi chép giản dị, trần trụi để cho cuộc đời con người hiện lên thật nhất, gợi trong lòng người đọc sự thông cảm và lòng trắc ẩn chân thành nhất có thể. Và từ ở đó mà nước mắt chảy ra...
TTO   Dan Dao chuyen
No photo description available.

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm