Hình Ảnh & Sự Kiện

Những bức tranh khỏa thân nổi tiếng trong lịch sử hội họa

Những đường cong hình thể của phụ nữ vốn là một đề tài truyền cảm hứng bất diệt trong hội họa.

Rất nhiều bức họa nổi tiếng được thực hiện bởi những họa sĩ danh tiếng đã ca ngợi vẻ đẹp gợi cảm của phụ nữ.

 
Bức “Khỏa thân nằm tựa” (1917) - danh họa Ý Modigliani: Vốn là danh họa của những bức tranh khỏa thân nổi tiếng thế giới, tuy vậy, cho tới tuần này, người ta mới nhắc đến Amedeo Modigliani nhiều hơn bao giờ hết.
Bức “Khỏa thân nằm tựa” của danh họa đã bán được mức giá tương đương 3.786 tỉ đồng và trở thành bức họa đắt giá thứ 2 trong lịch sử các cuộc đấu giá mỹ thuật. Đây là một kỷ lục mới đối với tranh Modigliani dù trước đây tranh ông cũng vốn luôn nằm trong top các tác phẩm đắt giá.
Hai bức tranh khỏa thân khác của Modigliani cũng rất đáng chú ý, đó là bức “Khỏa thân nằm tựa trên gối xanh” (1917) từng được bán với giá tương đương 2.622 tỉ đồng hồi năm 2012 và bức “Khỏa thân ngồi trên đi văng” (1917 - ảnh) được bán với giá tương đương 1.533 tỉ đồng hồi năm 2010.
Bức “Khỏa thân, lá xanh và bầu ngực” (1932) - danh họa Tây Ban Nha Picasso: Sinh thời, Picasso luôn biến những người tình của mình trở thành nàng thơ truyền cảm hứng trong hội họa. Như bức tranh này, ông khắc họa người tình Marie-Thérèse Walter. Năm 2010, tác phẩm đã được bán đấu giá và đạt mức 2.366 tỉ đồng, hiện đây là bức tranh có giá cao thứ ba trong lịch sử đấu giá các tác phẩm mỹ thuật.
Bức tranh đắt đầu bảng trong lịch sử đấu giá cũng là một họa phẩm của Picasso - bức “Những người phụ nữ Algiers” (1955) vừa được bán trong năm nay với giá 3.986 tỉ đồng. Bức tranh này không thể xếp vào loạt tranh khỏa thân nhưng đề tài của tranh cũng rất nóng bỏng, cũng khắc họa vẻ đẹp thân hình phụ nữ.
Bức “Vệ Nữ thành Urbino” (1538) - danh họa Ý Titian: Không “ngoa” khi nói rằng trong lịch sử hội họa không ai vẽ phụ nữ khỏa thân đẹp hơn Titian bởi nhân vật của ông luôn tỏa ra một vẻ đẹp thế tục mà vẫn cao sang, thuần khiết.
Bức “Cung phi” (1814) - danh họa Pháp Ingres: Đây là tác phẩm đánh dấu bước chuyển trong sự nghiệp hội họa của Ingres, khi ông đoạn tuyệt với trường phái Tân Cổ điển để đến với trường phái Lãng mạn. Thời bấy giờ, tư duy hội họa còn rất hàn lâm, bảo thủ nên khi tác phẩm này ra đời, Ingres đã phải chịu rất nhiều chỉ trích.
Bức “Sự ra đời của thần Vệ Nữ” (1480) - danh họa Ý Botticelli: Bức tranh khắc họa thần Vệ Nữ bước lên từ biển cả. Vệ Nữ vốn là một hình tượng giàu sức gợi cảm trong hội họa. Trong những bức tranh vẽ nàng, “Sự ra đời của thần Vệ Nữ” là một họa phẩm không thể bỏ qua.
Bức “Vệ Nữ và Cupid” (1651) - danh họa Tây Ban Nha Velázquez: Velázquez là danh họa đi đầu trong kỷ nguyên vàng của hội họa Tây Ban Nha. Bức vẽ này tiếp tục là một họa phẩm lấy cảm hứng từ Vệ Nữ để truyền tải vẻ đẹp gợi cảm của phụ nữ. Trong tranh, con trai của nàng - thần Cupid đang đỡ gương để mẹ soi.
Bức “Suối nguồn” (1856) - danh họa Pháp Ingres: Bức tranh được bắt đầu thực hiện ở Florence vào năm 1820 và hoàn thành ở Paris vào năm 1856. Tác giả đã mất tới gần 4 thập kỷ để thực hiện bức tranh này. Khi bức “Suối nguồn” đã trọn vẹn, cũng là khi Ingres đã 76 tuổi và đã trở nên nổi tiếng, không còn phải đối diện với những bình luận khen chê như khi ông thực hiện bức “Cung phi” nữa.
Bức “Sự ra đời của thần Vệ Nữ” (1879) - danh họa Pháp Bouguereau: Là một trong những bức họa nổi tiếng nhất từng được thực hiện bởi danh họa Bouguereau, “Sự ra đời của thần Vệ Nữ” tiếp tục là một đề tài quen thuộc trong hội họa, Vệ Nữ vốn được xem là biểu trưng của vẻ đẹp tinh túy nhất trong văn hóa Hy Lạp, cũng đồng thời là hình ảnh lý tưởng về vẻ đẹp của phụ nữ trong văn hóa La Mã.
Bức “Vệ Nữ bước lên từ biển” (1520) - danh họa Ý Titian: Bức vẽ này có thể khắc họa nàng đang tắm hoặc vẽ nàng ngay sau lúc ra đời. Vệ Nữ trong thần thoại được sinh ra từ một chiếc vỏ sò (nằm ở góc trái phía dưới).
Bức “Maja khỏa thân” (1800) - danh họa Tây Ban Nha Francisco Goya: Đương thời bức họa trở nên nổi tiếng bởi ánh mắt của cô gái trong tranh. Trước đó, trong các bức tranh khỏa thân, nhân vật nữ thường không hướng ánh mắt trực diện vào người xem. Đối với nhân vật nữ trong tranh Goya, nàng có nhiều nét táo bạo mới mẻ, một vẻ đẹp không che giấu, không ngần ngại.
Tuy vậy, người ta cũng không thể nhầm nàng là kỹ nữ bởi dưới nét cọ của Goya, nàng hiện lên với một vẻ đẹp bừng sáng, cao sang. Với bức họa này, Goya đã mở rộng thêm những giới hạn trong hội họa Tây Ban Nha thời bấy giờ.
Bức “Danae” (1907) - danh họa Áo Gustav Klimt: Danae cũng là một nhân vật rất được yêu thích trong hội họa, nàng là biểu tượng của tình yêu thần thánh. Danae tồn tại trong thần thoại Hy Lạp. Nàng là con gái của vua Acrisius xứ Argos. Vì không có con trai nối dõi nên Acrisius tới hỏi một nhà tiên tri xem liệu có thể thay đổi điều này không.
Nhà tiên tri bảo rằng nhà vua sẽ bị chính cháu trai, con của nàng Danae giết chết. Khi đó, Danae chưa lấy chồng, để tránh việc Danae sinh con, nhà vua đã nhốt cô vào một tòa tháp. Thần Dớt biết chuyện đã tới thăm nàng công chúa xinh đẹp. Ngài hóa thành một cơn mưa vàng và tình tự với Danae khiến nàng có thai. Sau đó, đứa con trai của họ là Perseus đã ra đời.
Bức “Danae” (1544) - danh họa Ý Titian: Trong lịch sử các vị thần Hy Lạp, thần Dớt là vị thần “ngoại tình” nhiều nhất, ông luôn đến với người tình của mình bằng những hóa thân kỳ lạ, để thoát khỏi sự ghen tuông, ngờ vực của người vợ - nữ thần Hera. Trong bức tranh này, thần Dớt đang đến tự tình với nàng Danae trong hình dáng của một cơn mưa vàng.
Bích Ngọc
Tổng hợp
Hoach Tran chuyen

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Những bức tranh khỏa thân nổi tiếng trong lịch sử hội họa

Những đường cong hình thể của phụ nữ vốn là một đề tài truyền cảm hứng bất diệt trong hội họa.

Rất nhiều bức họa nổi tiếng được thực hiện bởi những họa sĩ danh tiếng đã ca ngợi vẻ đẹp gợi cảm của phụ nữ.

 
Bức “Khỏa thân nằm tựa” (1917) - danh họa Ý Modigliani: Vốn là danh họa của những bức tranh khỏa thân nổi tiếng thế giới, tuy vậy, cho tới tuần này, người ta mới nhắc đến Amedeo Modigliani nhiều hơn bao giờ hết.
Bức “Khỏa thân nằm tựa” của danh họa đã bán được mức giá tương đương 3.786 tỉ đồng và trở thành bức họa đắt giá thứ 2 trong lịch sử các cuộc đấu giá mỹ thuật. Đây là một kỷ lục mới đối với tranh Modigliani dù trước đây tranh ông cũng vốn luôn nằm trong top các tác phẩm đắt giá.
Hai bức tranh khỏa thân khác của Modigliani cũng rất đáng chú ý, đó là bức “Khỏa thân nằm tựa trên gối xanh” (1917) từng được bán với giá tương đương 2.622 tỉ đồng hồi năm 2012 và bức “Khỏa thân ngồi trên đi văng” (1917 - ảnh) được bán với giá tương đương 1.533 tỉ đồng hồi năm 2010.
Bức “Khỏa thân, lá xanh và bầu ngực” (1932) - danh họa Tây Ban Nha Picasso: Sinh thời, Picasso luôn biến những người tình của mình trở thành nàng thơ truyền cảm hứng trong hội họa. Như bức tranh này, ông khắc họa người tình Marie-Thérèse Walter. Năm 2010, tác phẩm đã được bán đấu giá và đạt mức 2.366 tỉ đồng, hiện đây là bức tranh có giá cao thứ ba trong lịch sử đấu giá các tác phẩm mỹ thuật.
Bức tranh đắt đầu bảng trong lịch sử đấu giá cũng là một họa phẩm của Picasso - bức “Những người phụ nữ Algiers” (1955) vừa được bán trong năm nay với giá 3.986 tỉ đồng. Bức tranh này không thể xếp vào loạt tranh khỏa thân nhưng đề tài của tranh cũng rất nóng bỏng, cũng khắc họa vẻ đẹp thân hình phụ nữ.
Bức “Vệ Nữ thành Urbino” (1538) - danh họa Ý Titian: Không “ngoa” khi nói rằng trong lịch sử hội họa không ai vẽ phụ nữ khỏa thân đẹp hơn Titian bởi nhân vật của ông luôn tỏa ra một vẻ đẹp thế tục mà vẫn cao sang, thuần khiết.
Bức “Cung phi” (1814) - danh họa Pháp Ingres: Đây là tác phẩm đánh dấu bước chuyển trong sự nghiệp hội họa của Ingres, khi ông đoạn tuyệt với trường phái Tân Cổ điển để đến với trường phái Lãng mạn. Thời bấy giờ, tư duy hội họa còn rất hàn lâm, bảo thủ nên khi tác phẩm này ra đời, Ingres đã phải chịu rất nhiều chỉ trích.
Bức “Sự ra đời của thần Vệ Nữ” (1480) - danh họa Ý Botticelli: Bức tranh khắc họa thần Vệ Nữ bước lên từ biển cả. Vệ Nữ vốn là một hình tượng giàu sức gợi cảm trong hội họa. Trong những bức tranh vẽ nàng, “Sự ra đời của thần Vệ Nữ” là một họa phẩm không thể bỏ qua.
Bức “Vệ Nữ và Cupid” (1651) - danh họa Tây Ban Nha Velázquez: Velázquez là danh họa đi đầu trong kỷ nguyên vàng của hội họa Tây Ban Nha. Bức vẽ này tiếp tục là một họa phẩm lấy cảm hứng từ Vệ Nữ để truyền tải vẻ đẹp gợi cảm của phụ nữ. Trong tranh, con trai của nàng - thần Cupid đang đỡ gương để mẹ soi.
Bức “Suối nguồn” (1856) - danh họa Pháp Ingres: Bức tranh được bắt đầu thực hiện ở Florence vào năm 1820 và hoàn thành ở Paris vào năm 1856. Tác giả đã mất tới gần 4 thập kỷ để thực hiện bức tranh này. Khi bức “Suối nguồn” đã trọn vẹn, cũng là khi Ingres đã 76 tuổi và đã trở nên nổi tiếng, không còn phải đối diện với những bình luận khen chê như khi ông thực hiện bức “Cung phi” nữa.
Bức “Sự ra đời của thần Vệ Nữ” (1879) - danh họa Pháp Bouguereau: Là một trong những bức họa nổi tiếng nhất từng được thực hiện bởi danh họa Bouguereau, “Sự ra đời của thần Vệ Nữ” tiếp tục là một đề tài quen thuộc trong hội họa, Vệ Nữ vốn được xem là biểu trưng của vẻ đẹp tinh túy nhất trong văn hóa Hy Lạp, cũng đồng thời là hình ảnh lý tưởng về vẻ đẹp của phụ nữ trong văn hóa La Mã.
Bức “Vệ Nữ bước lên từ biển” (1520) - danh họa Ý Titian: Bức vẽ này có thể khắc họa nàng đang tắm hoặc vẽ nàng ngay sau lúc ra đời. Vệ Nữ trong thần thoại được sinh ra từ một chiếc vỏ sò (nằm ở góc trái phía dưới).
Bức “Maja khỏa thân” (1800) - danh họa Tây Ban Nha Francisco Goya: Đương thời bức họa trở nên nổi tiếng bởi ánh mắt của cô gái trong tranh. Trước đó, trong các bức tranh khỏa thân, nhân vật nữ thường không hướng ánh mắt trực diện vào người xem. Đối với nhân vật nữ trong tranh Goya, nàng có nhiều nét táo bạo mới mẻ, một vẻ đẹp không che giấu, không ngần ngại.
Tuy vậy, người ta cũng không thể nhầm nàng là kỹ nữ bởi dưới nét cọ của Goya, nàng hiện lên với một vẻ đẹp bừng sáng, cao sang. Với bức họa này, Goya đã mở rộng thêm những giới hạn trong hội họa Tây Ban Nha thời bấy giờ.
Bức “Danae” (1907) - danh họa Áo Gustav Klimt: Danae cũng là một nhân vật rất được yêu thích trong hội họa, nàng là biểu tượng của tình yêu thần thánh. Danae tồn tại trong thần thoại Hy Lạp. Nàng là con gái của vua Acrisius xứ Argos. Vì không có con trai nối dõi nên Acrisius tới hỏi một nhà tiên tri xem liệu có thể thay đổi điều này không.
Nhà tiên tri bảo rằng nhà vua sẽ bị chính cháu trai, con của nàng Danae giết chết. Khi đó, Danae chưa lấy chồng, để tránh việc Danae sinh con, nhà vua đã nhốt cô vào một tòa tháp. Thần Dớt biết chuyện đã tới thăm nàng công chúa xinh đẹp. Ngài hóa thành một cơn mưa vàng và tình tự với Danae khiến nàng có thai. Sau đó, đứa con trai của họ là Perseus đã ra đời.
Bức “Danae” (1544) - danh họa Ý Titian: Trong lịch sử các vị thần Hy Lạp, thần Dớt là vị thần “ngoại tình” nhiều nhất, ông luôn đến với người tình của mình bằng những hóa thân kỳ lạ, để thoát khỏi sự ghen tuông, ngờ vực của người vợ - nữ thần Hera. Trong bức tranh này, thần Dớt đang đến tự tình với nàng Danae trong hình dáng của một cơn mưa vàng.
Bích Ngọc
Tổng hợp
Hoach Tran chuyen

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm