Kinh Khổ

Nguyễn Văn Tuấn - Chơi để quên đi nghèo khó

Nguyễn Văn Tuấn - Chơi để quên đi nghèo khó
Thỉnh thoảng các quan chức tuyên giáo cũng có vài câu nói đáng chú ý. Ví dụ như trả lời câu hỏi về bắn pháo bông có lãng phí quá chăng, một vị  quan chức tuyên giáo Hà Nội nói rằng bắn pháo bông là một cách phục vụ cho toàn dân chứ không phải chỉ cho người giàu có. Còn đối với người nghèo, vị này nói thêm rằng bắn pháo bông "giúp [người nghèo] quên đi cái nghèo, cái khó" (1). Bắn pháo bông nói cho cùng là một trò chơi. Câu nói của vị quan chức đó có thể hiểu rằng trò chơi giúp cho người nghèo khó quên đi thực tại của mình. Suy nghĩ của ông làm nhiều người ngạc nhiên.

Không ai có thể phủ nhận rằng ở VN mình có rất nhiều người nghèo. Nếu chỉ quanh quẩn ở Quận I Sài Gòn thì chắc ai cũng thấy VN bây giờ giàu có quá. Nhưng đó là ấn tượng "phồn hoa giả tạo" – mượn chữ của giới tuyên giáo ngày xưa. Thật vậy, chỉ cần 5 phút ra ngoài khu đó thì sẽ thấy một bức tranh hoàn toàn khác, rất Việt Nam và rất thật. Người dân bươn chãi để kiếm sống qua ngày. Trong khi có đại gia bỏ ra vài tỉ đồng để mua cái túi xách tay, thì 50% người dân phải sống với thu nhập 40,000 đồng/ngày. Đi về vùng quê sẽ thấy buồn hơn nữa. Những căn chòi xiêu vẹo, những đứa trẻ còi cọc, đen đúa, ở truồng, ánh mắt lơ láo trông thật thắt lòng. Chả thế mà có nhạc sĩ từng thốt lên câu "Bao năm giải phóng như thế này phải không anh".

Câu hỏi đặt ra là những người nghèo khó đó có quên đi thực tại nếu họ xem bắn pháo bông? Nếu họ ở gần cầu Nhật Tân thì may ra (chỉ "may ra" thôi) họ có thể thấy pháo bông. Nhưng nếu họ ở xa cầu Nhật Tân thì làm sao họ có thể thấy mà quên đi cái nghèo của mình? Nhưng hãy giả định rằng 50% những người nghèo ở Hà Nội nhìn thấy pháo bông, và giả định một cách xa xỉ rằng những màu mè của pháo làm cho họ quên đi nỗi buồn nghèo khổ, thì sau đó là gì? Sau niềm vui khi được thấy pháo bông là gì? Dĩ nhiên, sau vài phút hân hoan, họ sẽ quay về với thực tế của cuộc sống: phải bươn chãi kiếm tiền nuôi con và nuôi chính bản thân họ. Pháo bông không làm cho họ giàu hơn đồng nào. Như vậy, bắn pháo bông đâu có giúp gì cho họ về lâu dài; nó chỉ là trò chơi đắt tiền của người có quyền có chức muốn chứng tỏ rằng Hà Nội là thủ đô, là niềm tự hào của cả nước. Xem ra, cách thức thể hiện đó tốn tiền quá. Ai tự hào thì tôi không biết, chứ chắc chắn một điều là 99.9% dân số VN không có dịp xem pháo bông Nhật Tân.

Cái câu nói "ru ngủ" người nghèo của vị quan tuyên giáo làm tôi nhớ đến chuyện xưa. Xưa kia, giới tuyên truyền thường hay lớn tiếng nói chuyện  cao đạo rằng bọn Mĩ Ngụy chúng ra sức ru ngủ thanh niên miền Nam bằng cách tạo ra một nền văn hoá ham vui và lai căng. Họ nói rằng mấy phim ảnh và sách báo tràn lan ở miền Nam là chỉ nhằm ru ngủ và dẫn thanh niên đi tìm một lối thoát, lẩn trốn trước thời cuộc.

Xem ra những gì họ lớn tiếng phê phán miền Nam trước kia được lặp lại y chang và với cường độ cao hơn ngày nay. Ngày nay, bật tivi lên chúng ta chỉ thấy toàn là những phim tình cảm sướt mướt của Hàn Quốc, thậm chí của Tàu. Vào nhà sách thì thấy rất nhiều sách tử vi, bói toán, phong thuỷ, sách dịch từ mấy cuốn tiểu thuyết ba xu ở nước ngoài. Sách nghiêm chỉnh của các tác giả VN thì rất khó tìm. Hệ quả là thanh thiếu niên ngày nay chạy theo những cái bóng, cái mốt của Hàn và Tàu. Một Võ Tắc Thiên tàn ác và ghê rợn trở thành thần tượng của thanh niên VN, đến nỗi họ bắt chước cách ăn mặc và nói năng của mụ Võ. Thật khó tin vào mắt mình khi thấy cảnh tượng thiếu niên đứng chờ các ngôi sao nhạc của Hàn Quốc, và khóc như mưa khi được thần tượng họ … cầm tay! Tôi đoán những thanh thiếu niên này chẳng biết đất nước mình đang bị đe doạ bởi cái nước đã sản sinh ra cái mụ mà họ thần tượng. Họ cũng chẳng ý thức rằng VN bây giờ là một trong những nước nghèo trên thế giới và nợ nần chồng chất, và chỉ làm gia công cho người ta làm giàu.

Ai chịu trách nhiệm về sự sao lãng đó, nếu không là những du nhập các giá trị văn hoá lai căng từ ngoài? Đáng lí ra những người có trách nhiệm phải tìm cách để vực dậy tiềm năng của dân tộc, để gieo niềm tự hào văn hoá và lịch sử dân tộc, thì người ta lại đi tìm những biện pháp màu mè và xa hoa để xoa dịu, để làm quên đi thực tại nghèo khó trong vài phút. Phải công nhận rằng đó là một "biện pháp" vừa đắt tiền lại vừa tối dạ.

Nguyễn Văn Tuấn

(FB Que Diêm)
===

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Nguyễn Văn Tuấn - Chơi để quên đi nghèo khó

Nguyễn Văn Tuấn - Chơi để quên đi nghèo khó
Thỉnh thoảng các quan chức tuyên giáo cũng có vài câu nói đáng chú ý. Ví dụ như trả lời câu hỏi về bắn pháo bông có lãng phí quá chăng, một vị  quan chức tuyên giáo Hà Nội nói rằng bắn pháo bông là một cách phục vụ cho toàn dân chứ không phải chỉ cho người giàu có. Còn đối với người nghèo, vị này nói thêm rằng bắn pháo bông "giúp [người nghèo] quên đi cái nghèo, cái khó" (1). Bắn pháo bông nói cho cùng là một trò chơi. Câu nói của vị quan chức đó có thể hiểu rằng trò chơi giúp cho người nghèo khó quên đi thực tại của mình. Suy nghĩ của ông làm nhiều người ngạc nhiên.

Không ai có thể phủ nhận rằng ở VN mình có rất nhiều người nghèo. Nếu chỉ quanh quẩn ở Quận I Sài Gòn thì chắc ai cũng thấy VN bây giờ giàu có quá. Nhưng đó là ấn tượng "phồn hoa giả tạo" – mượn chữ của giới tuyên giáo ngày xưa. Thật vậy, chỉ cần 5 phút ra ngoài khu đó thì sẽ thấy một bức tranh hoàn toàn khác, rất Việt Nam và rất thật. Người dân bươn chãi để kiếm sống qua ngày. Trong khi có đại gia bỏ ra vài tỉ đồng để mua cái túi xách tay, thì 50% người dân phải sống với thu nhập 40,000 đồng/ngày. Đi về vùng quê sẽ thấy buồn hơn nữa. Những căn chòi xiêu vẹo, những đứa trẻ còi cọc, đen đúa, ở truồng, ánh mắt lơ láo trông thật thắt lòng. Chả thế mà có nhạc sĩ từng thốt lên câu "Bao năm giải phóng như thế này phải không anh".

Câu hỏi đặt ra là những người nghèo khó đó có quên đi thực tại nếu họ xem bắn pháo bông? Nếu họ ở gần cầu Nhật Tân thì may ra (chỉ "may ra" thôi) họ có thể thấy pháo bông. Nhưng nếu họ ở xa cầu Nhật Tân thì làm sao họ có thể thấy mà quên đi cái nghèo của mình? Nhưng hãy giả định rằng 50% những người nghèo ở Hà Nội nhìn thấy pháo bông, và giả định một cách xa xỉ rằng những màu mè của pháo làm cho họ quên đi nỗi buồn nghèo khổ, thì sau đó là gì? Sau niềm vui khi được thấy pháo bông là gì? Dĩ nhiên, sau vài phút hân hoan, họ sẽ quay về với thực tế của cuộc sống: phải bươn chãi kiếm tiền nuôi con và nuôi chính bản thân họ. Pháo bông không làm cho họ giàu hơn đồng nào. Như vậy, bắn pháo bông đâu có giúp gì cho họ về lâu dài; nó chỉ là trò chơi đắt tiền của người có quyền có chức muốn chứng tỏ rằng Hà Nội là thủ đô, là niềm tự hào của cả nước. Xem ra, cách thức thể hiện đó tốn tiền quá. Ai tự hào thì tôi không biết, chứ chắc chắn một điều là 99.9% dân số VN không có dịp xem pháo bông Nhật Tân.

Cái câu nói "ru ngủ" người nghèo của vị quan tuyên giáo làm tôi nhớ đến chuyện xưa. Xưa kia, giới tuyên truyền thường hay lớn tiếng nói chuyện  cao đạo rằng bọn Mĩ Ngụy chúng ra sức ru ngủ thanh niên miền Nam bằng cách tạo ra một nền văn hoá ham vui và lai căng. Họ nói rằng mấy phim ảnh và sách báo tràn lan ở miền Nam là chỉ nhằm ru ngủ và dẫn thanh niên đi tìm một lối thoát, lẩn trốn trước thời cuộc.

Xem ra những gì họ lớn tiếng phê phán miền Nam trước kia được lặp lại y chang và với cường độ cao hơn ngày nay. Ngày nay, bật tivi lên chúng ta chỉ thấy toàn là những phim tình cảm sướt mướt của Hàn Quốc, thậm chí của Tàu. Vào nhà sách thì thấy rất nhiều sách tử vi, bói toán, phong thuỷ, sách dịch từ mấy cuốn tiểu thuyết ba xu ở nước ngoài. Sách nghiêm chỉnh của các tác giả VN thì rất khó tìm. Hệ quả là thanh thiếu niên ngày nay chạy theo những cái bóng, cái mốt của Hàn và Tàu. Một Võ Tắc Thiên tàn ác và ghê rợn trở thành thần tượng của thanh niên VN, đến nỗi họ bắt chước cách ăn mặc và nói năng của mụ Võ. Thật khó tin vào mắt mình khi thấy cảnh tượng thiếu niên đứng chờ các ngôi sao nhạc của Hàn Quốc, và khóc như mưa khi được thần tượng họ … cầm tay! Tôi đoán những thanh thiếu niên này chẳng biết đất nước mình đang bị đe doạ bởi cái nước đã sản sinh ra cái mụ mà họ thần tượng. Họ cũng chẳng ý thức rằng VN bây giờ là một trong những nước nghèo trên thế giới và nợ nần chồng chất, và chỉ làm gia công cho người ta làm giàu.

Ai chịu trách nhiệm về sự sao lãng đó, nếu không là những du nhập các giá trị văn hoá lai căng từ ngoài? Đáng lí ra những người có trách nhiệm phải tìm cách để vực dậy tiềm năng của dân tộc, để gieo niềm tự hào văn hoá và lịch sử dân tộc, thì người ta lại đi tìm những biện pháp màu mè và xa hoa để xoa dịu, để làm quên đi thực tại nghèo khó trong vài phút. Phải công nhận rằng đó là một "biện pháp" vừa đắt tiền lại vừa tối dạ.

Nguyễn Văn Tuấn

(FB Que Diêm)
===

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm