Kinh Khổ

Nguyễn Quý Đại – HAI LÚA ĐI MỸ (Phần 1 & 2)

Nguồn: http://khoahocnet.com/2014/08/14/nguyen-quy-dai-hai-lua-di-my-ii/: Nguyễn Quý Đại – HAI LÚA ĐI MỸ

014 1 Phản hồi

image001Chúng tôi „Hai Lúa“ cũng như nhiều người thích du lịch đến Mỹ qua những tiểu bang khác nhau, nhưng phần lớn họ đến California vì nơi nầy có nhiều người Việt sinh sống, thời tiết thích hợp hơn cho người Á Châu. California từ Bắc đến Nam có nhiều phong cảnh đẹp, sinh hoạt của người Việt ở Little Sàigòn, San Jose luôn đậm nét quê hương. Có nhiều phong cảnh đẹp như: Lake tahoe, Josemite, San Francisco, San Diego, Seaworld, Las Vegas, Hollywood, Disneyland…

Theo thống kê năm 2013 người Việt ở Mỹ hơn 1,724.508 người, đông nhất California từ năm 2010 có hơn 834,635 người. Sau đó là Texas 396,522 người.

Người Việt đến định cư tại Mỹ có thể chia ra 3 thành phần

1/ Số người đến định cư từ sau 30.4.1975.

2/ Đoàn tụ gia đình từ năm 1979 Orderly Departure Program, viết tắt là ODP Chương trình Tái Định cư Nhân đạo (Humanitarian Resetlement Program, viết tắt là HR là một chương trình của Hoa Kỳ cho phép người Việt Nam tỵ nạn nhập cảnh vào Hoa Kỳ sau cuộc chiến tranh Việt Nam kết thúc, dưới sự hỗ trợ của Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn.

-Diện con lai Amerisians

-Diện HO năm 1990 (Humanitarian Operation), là chương trình tái định cư đặc biệt cho tù nhân được phóng thích từ các trại tập trung cải tạo). Quân nhân, công chức VNCH nếu bị tập trung cải tạo từ 3 năm trở lên được di dân tới Hoa Kỳ. Bà Khúc Minh Thơ, người sáng lập Hội Gia Đình Tù Nhân Chính Trị Việt Nam, và cũng là ân nhân của hàng trăm ngàn gia đình tù cải tạo mà chúng ta hay gọi là gia đình H.O.

- Diện U11 là các cựu nhân viên chính phủ Hoa Kỳ, diện V11 là các cựu nhân viên của công ty tư nhân hoặc tổ chức của Hoa Kỳ.

3/ Sinh viên du học từ Việt Nam và các thành phần kết hôn.

Chúng tôi đến Mỹ nhiều lần, mỗi chuyến đi đều có nhiều kỷ niệm buồn vui, những tấm hình đẹp được lưu giữ trong album gia đình hay trong Computer, lúc rảnh rỗi xem lại để thấy tóc mình bạc màu theo thời gian …Tôi muốn ghi lại những thành phố mình đã đi qua, với những phong cảnh hữu tình, đất rộng tài nguyên thiên nhiên phong phú. So với Âu Châu nơi có nền văn hóa lâu đời, nhưng đất hẹp nhà cửa đắt đỏ, tài nguyên thiên nhiên khô cằn.

Giấc mơ Mỹ ”American Dream” của người Việt là cuộc sống tự do và sự mưu cầu hạnh phúc, mỗi người có cơ hội theo khả năng hoặc thành tựu của mình, có nhà to cửa rộng, có xe, với sự nghiệp vững bền …Người Việt thế hệ thứ nhất vất vả vì lập nghiệp với đôi bàn tay trắng, nhiều người phải làm nhiều giờ, đôi khi làm 2 việc để có thêm tiền trả tiền trường cho các con, vì các đại học ở Mỹ phải trả tiền học phí rất cao, đôi khi phải giúp cho gia đình thân nhân bên quê nhà, nghề làm Nail ở Mỹ thịnh hành, phần lớn là của người Việt Nam làm chủ, nhưng chắc chắn thế hệ thứ 2 không làm cái nghề nầy dù có nhiều tiền. Bậc cha mẹ người Việt hy sinh cho con cháu vô bờ bến, thời gian về hưu không phải để hưởng nhàn tuổi già, nhưng dành thì giờ cho các cháu nội ngoại…

Thế hệ gọi là 1.5 sinh ở VN, trưởng thành ở Mỹ rất thành công tham dự vào chính quyền với các chức vụ như: dân biểu, tướng, tá trong quân đội, nghị viên hay thị trưởng nói rành tiếng Việt vì họ còn gắn bó với những kỷ niệm từ quê hương bỏ lại. Thế hệ thứ hai như người bản xứ phần lớn nói tiếng Việt không rành, nhưng trong những sinh hoạt cộng đồng, về văn hoá, biểu tình đòi hỏi tự do dân chủ cho Việt Nam, hay chống Tàu xâm chiếm biển đảo của VN cũng còn nhiều giới trẻ tham dự.

Khởi đầu chúng tôi đi từ Houston qua những thành phố của các tiểu bang New Orlans, Miami, Orlando, Jacksonville, Savannah, South-North Carolina, Washington DC, Alantic, Philadelphia, New York, sau đó đến Canada thăm Quebec, Montreal, Ottawa, Toronto, Niagara falls, cuối cùng trở lại USA qua Buffalo Cleveland, Columbus, Ohio, Kentucky, Nashville, Memphis, Little Rock, Arkansas, Dallas…. Mỗi tiểu bang có luật lệ riêng và thành phố có những nét đặc thù theo lịch sử. Chúng ta không xa lạ với xứ cao bồi (cowboy) cưỡi ngựa là tiểu bang Texas.

image003Tiểu bang Texas ở miền Nam và Tây Nam Hoa Kỳ. Thủ phủ: Austin và các thành phố lớn là: Houston, San Antonio, Dallas, Austin, Fort Worth, El Paso. Đây là tiểu bang lớn thứ hai của nước Mỹ về diện tích (sau Alaska) và dân số (sau California). Khí hậu cận nhiệt đới ẩm, là tiểu bang được đánh giá là dễ sống, 5 thành phố phát triển phồn thịnh nhất Hoa Kỳ thì Texas đã chiếm hết 3 thành phố đó là: Austin, Dallas và Houston.

Texas được xếp hạng cao về môi trường làm ăn thuận lợi, theo bảng xếp hạng công bố trên tạp chí “Best and Worst States for Business”, dựa trên thăm dò ý kiến của 500 vị Tổng giám đốc CEO trên toàn quốc, 10 năm qua Texas liên tục dẫn đầu, là nơi dễ phát đạt nhất cho các công ty, hãng xưởng, cơ sở thương mại. Texas Enterprise Fund (TEF – với tôn chỉ thu hút các công ty dọn về Texas) mời chào không kém phần hấp dẫn khác. Trong khi đó, California, New York và Illinois vẫn là những tiểu bang khó làm ăn phát triển.

Texas là một trong bảy tiểu bang không đánh thuế thu nhập cá nhân. Tính trung bình, mỗi người dân Texas hằng năm trả $3,500 tiền thuế các loại, bao gồm thuế địa phương, tiểu bang, lẫn liên bang. Trong khi đó, California thu thuế của mỗi người dân $4,900 / năm. New York phải nộp thuế đủ loại lên đến $7,400 mỗi người hằng năm. Mức sống và nhất là giá nhà cửa tại Texas không đắt đỏ. Nếu một căn nhà tại Los Angeles trị giá trung bình 500.000 USD. thì tại Houston rẻ hơn phân nửa. Tuy nhiên tiền thuế đất ở Houston đóng 3% bên California chỉ đóng 1% bởi vậy nhà càng lớn thì trả thuế càng nhiều. Vì nhà rẻ có công việc làm nên số người di cư về Houston càng nhiều hơn,

Chúng tôi đến Houston 3 lần: vào tháng 8 mùa hè nắng cháy, tháng giêng trong dịp Tết Việt Nam trời lạnh và tháng 4 và 5 thời tiết dễ chiụ hơn. Sống ở Âu Châu quen thời tiết giá lạnh của mùa đông nên sang Houston cuối xuân rất thích hợp. Houston là thành phố lớn nhất của tiểu bang Texas và là thành phố lớn thứ tư của Hoa Kỳ. Thành phố này có diện tích hơn 1.600 km². Houston nổi tiếng với công nghiệp năng lượng, sản xuất hóa chất lọc dầu lớn nhất thế giới và ngành không gian. Houston có Trung tâm Y khoa Texas (Texas Medical Center) nổi tiếng và các học viện nghiên cứu chăm sóc sức khỏe. Đại học Houston lớn nhất trong vùng Vịnh với trên 56.000 học sinh, trung tâm không gian NASA (National Aeronauties & Space Adminstration) chuyên nghiên cứu về vũ trụ và thực hiện nhiều chuyến thám hiểm ngoài không gian, tổng hành dinh của những vụ phóng phi thuyền con thoi vào vũ trụ, có rất nhiều nhà khoa học, kỹ sư, chuyên viên là người Việt Nam làm việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

image004Ngày nay Houston phát triển mạnh có nhiều trung tâm thương mãi lớn của người Á Châu như: Hong Kong 1,2,3 và 4. và nhiều khu phố sầm uất, nhiều quán ăn của người Việt rất đa dạng. Các tiệm Nail, hớt tóc phần lớn do người Việt làm chủ. Nhìn chung sinh hoạt của Cộng Đồng Người Việt Nam hội nhập tốt đẹp. Chùa, nhà Thờ của người Việt Nam xây dựng rất đồ sộ và tráng lệ. Có 35 cái Chùa, Thiền Viện, Tịnh xá ở Houston, Sugarland và vùng phụ cận. Sinh hoạt của Công giáo và Tin Lành có nhiều giáo xứ với 13 cái nhà Thờ của người Việt Nam do giáo dân đóng góp. (Vùng north 45 thì có nhà thờ La Vang, vùng 290 thì có giáo xứ Đức Mẹ Lộ Đức, south 45 thì có giáo xứ các Thánh Tử Đạo, 59 south (khu southwest/bellaire) thì có giáo xứ Ngôi Lời Nhập Thể). Chính nhờ sự đóng góp của giáo dân người Việt mà những ngôi đền thờ trở nên rực sáng và tràn đầy sức sống, ở Đức kitô hữu đi làm đóng thuế hàng tháng cho nhà thờ Kirchensteuer/ Church tax, nên không có việc quyên góp xây nhà thờ. Người Việt ở Âu Châu không có giáo xứ riêng. Cộng đoàn Việt nam có trung tâm sinh hoạt riêng, nhưng thánh lễ đầu tháng tại các nhà thờ của người bản xứ.

Lễ Phục sinh vừa qua chúng tôi dự thánh lễ tại nhà thờ Giáo Xứ Ngôi Lời Nhập Thể tọa lạc trên khu đất rộng, ngoài nhà thờ còn có hội trường và các phòng sinh hoạt đầy đủ tiện nghi, bãi đậu xe lớn chung quanh. Nhà thờ Đức Mẹ La Vang cao lớn rộng rãi vào mùa hè, trước và sau thánh lễ có một số giáo dân bán sản phẩm cây nhà lá vườn như rau trái …Nhà thờ ở Houston với lối kiến trúc tân thời trong khi nhà thờ ở Âu Châu phần lớn với đường nét cổ kính.

Những ngôi chùa của người Việt cũng khang trang, lộng lẫy có một ít tăng sĩ từ trong nước ra làm trụ trì…Những nhà Thờ, Chùa to lớn đều do Giáo dân, Phật tử đóng góp đến tiền triệu triệu để xây dựng, chứng tỏ đời sống càng phát triển về thương mại thì phần phục vụ tâm linh càng cao. Những ngôi chùa lớn nhưng không có nhiều chư tăng, là dấu hiệu thiếu nhân sự có thể trong tương lai chùa, nhà thờ, sẽ thiếu người phục vụ. Khoa học phát triển ngược lại thiếu người đi tu, trường hợp thiểu số tu sĩ từ trong nước ra vì ảnh hưởng đời sống trần tục của ”đỉnh cao trí tuệ XHCN” có khá nhiều bất đồng, như không muốn treo cờ Vàng 3 sọc đỏ là biểu tượng cho Tự Do của Người Việt hải ngoại hay sử dụng lá cờ vàng với tính cách tài chánh… nên nhiều người gọi các tu sĩ đó là “sư hay cha quốc doanh”.

Dallas được thành lập năm 1841 diện tích 997,1 km² là thành phố đông dân thứ ba của tiểu bang Texas, sau Houston và San Antonio dân số 1,2 Millionen, được thành lập từ năm 1856. Dallas phát triển nhờ có trung tâm viễn thông, công nghệ Computer, ngân hàng, trung tâm công nghiệp dầu khí và bông vải, có sân bay Quốc tế Dallas-Forth Worth..

image005Cố TT John F. Kennedy (1917-1963) là vị tổng thống thứ 35, Kennedy bị ám sát ngày 22.11.1963 ở Dallas gần ngã tư đường Houston và đường Elm. Thủ phạm Oswald núp ở cửa sổ lầu 6 của kho sách bắn trúng đầu TT. Kennedy (cố TT Ngô Đình Diệm bị giết ngày 01.11.1963). Ngoài ra Dallas nỗi tiếng qua việc sản xuất loạt phim truyền hình. Dallas không có núi, không có sông ngòi dẫn ra biển, nhưng hệ thống vận chuyển nhờ tàu lửa.

San Antonio diện tích 1067km², dân số hơn1,3 triệu.Thành lập năm 1718 là thành phố lớn thứ hai của tiểu bang Texas và là thành phố lớn thứ 7 ở Hoa Kỳ. Nằm trên vùng phía bắc của miền Nam Texas, thành phố này là một cửa ngõ văn hóa vào vùng Tây Nam Hoa Kỳ. San Antonio được đặt tên theo một vị thánh người Bồ Đào Nha là Thánh Antôn thành Padova, có ngày hội vào thời điểm (13 tháng 6) một đoàn thám hiểm Tây Ban Nha dừng lại ở khu vực này vào năm 1691. Hàng năm có khoảng 20 triệu du khách tới thăm, đẹp nhờ có dòng sông. River Walk, buổi chiều ngồi trên thuyền gió sông mát mẻ, về đêm ăn tối nhìn ánh đèn màu lung linh trên bờ tuyệt đẹp. Muốn nhìn quang cảnh bao la của thành phố thì lên tháp cao 228,6 m, du khách lên bằng cầu thang máy chỉ mất 42 giây lên tới tầng cao 184,4m.

San Antonio có Trung tâm nghiên cứu Y tế lớn duy nhất ở vùng Nam Texas, cũng là nơi có bảo tàng nghệ thuật hiện đại đầu tiên, thành Alamo …Có nhiều đơn vị quân đội đóng quân, ở Fort Sam Houston, Căn cứ không quân Lackland, (trước 1972 sĩ quan không quân VNCH một phần lớn được đào từ căn cứ nầy), Từ San Antonio có thể đi sang Mexico, vì lý do an toàn lưu thông hãng bảo hiểm xe không chịu trách nhiệm, nên chúng tôi phải bỏ cuộc.

Texas đất rộng mênh mông, hai bên xa lộ là những cánh đồng cỏ xanh tươi, những đoàn bò ung dung gặm cỏ, những người chăn bò đội mũ rộng vành cưỡi ngưạ, nông trại người ta dùng máy bay để xịt thuốc rầy… những biệt thự nghỉ mát của những tỷ phú đẹp lộng lẫy và thơ mộng hữu tình.

image006Đến Houston đầu hè, hoa lá nở đẹp xanh tươi mơn mởn, chúng tôi thưởng thức được món Craw fish tươi rất đậm đà, thơm ngon, đi tắm biển Galveston, khoảng cách như Sài gòn đi Vũng Tàu, tuy biển không đẹp vì khá nhiều rong rêu, sóng cao khó bơi nhưng cuối tuần nhiều người đến hưởng gió biển, để tâm hồn được thảnh thơi sau một tuần làm việc mệt nhọc. Phần lớn người Mỹ mập vì ăn qúa nhiều fast food, uống coca cola, trời nóng ở Đức dọc theo hồ, bờ sông người ta có thể uống bier tự do, nhưng ngược lại bên Mỹ thì cấm, cảnh sát tuần tra ai vi phạm sẽ bị phạt 200$. Buổi trưa trời nóng ăn gà, cá nướng mà uống nước suối mất đi một phần hương vị, nhưng “nhập gia phải tùy tục”, nhiều Restaurant không có giấy phép bán bier…

image007Bãi biển như ở Houston, Miami, Fort Lauderdale …trời nóng, nhiều thiếu nữ xinh đẹp phơi nắng, nhưng không để ngực trần hay có những khu khỏa thân như ở Đức. Trong những ngày ở Houston chúng tôi chân thành cảm ơn cậu mợ Văn- Băng, các anh chị: Tuấn-Nga, Kỳ-Hạnh,Thục-Điệp đã đón tiếp trong tình thương gia đình thật đầm ấm khó quên, cảm ơn tiến sĩ Mai Thanh Truyết đã tặng tác phẩm biên khảo về Việt Nam tương lai: Những việc cần phải làm”.

 

Phóng sự: Chợ chồm hổm của người Việt ở Houston

Nguyễn Quý Đại1 Phản hồi

image001Năm 1492 Christopher Columbus là người vượt Đại Tây Dương thám hiểm khám phá ra Châu Mỹ là một sự kiện nổi bật nhất của lịch sử.

Tân thế giới tài nguyên phong phú, đất rộng phì nhiêu. Người Âu Châu từ các quốc gia như: Tây Ban Nha, ý, Anh, Pháp, Hoà Lan, Đức…di cư sang Mỹ lập nghiệp khai thác tài nguyên. Các khu định cư của người Tây Ban Nha phát triển và trở thành các thành phố quan trọng trong đó có Santa Fe, Albuquerque, San Antonio, Tucson, San Diego, Los Angeles, Santa Barbara và San Francisco. Người Hoà Lan có trung tâm thương mại ở New York và thung lũng sông Hudson… Để tưởng nhớ Columbus nhiều thành phố, thị trấn và đường phố tại Mỹ được đặt theo tên ông, (Columbus, Ohio và Columbia, Nam Carolina), cũng như hàng năm vào tuần lễ thứ Năm cuối tháng 11 người Mỹ tổ chức ngày Thanhsgiving để tạ ơn đời ơn người.

Những lần trước chúng tôi đến Mỹ đi thăm anh chị em, bà con không thể đi xa hơn, nhưng luôn ước mơ có một chuyến đi dài thăm các địa danh lịch sử hơn 300 năm lập quốc cuả Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ, hùng mạnh nhất thế giới. Sau 34 năm định cư ở Đức đi làm trả nợ nhà, trả nợ áo cơm…chúng tôi thực hiện một chuyến đi dài hai tháng. Đến Houston nắng ấm, từ đó chuẩn bị cho cuộc hành trình dài hơn 10.000km, phải mang theo áo ấm, giày mùa đông vì đến Canada thời tiết lạnh, ở Quebéc 10 tháng 5 vẫn còn những đống tuyết trắng chưa tan được thu dọn lại ở những góc đường…

Chúng tôi đi từ Houston với cậu mợ của bà xã tôi đến Miami Florida qua các tiểu bang Louisiana-Mississippi-Alabama…chúng tôi đến thành phố: New Orleans nơi bị bão Katrina tháng 8 năm 2005. Sau khi đê bị vỡ vì nước dâng cao tàn phá hư hại nặng. New Orleans là thành phố lớn nhất thuộc tiểu bang Louisiana, nằm ở phía đông nam tiểu bang, giữa sông Mississippi và hồ Pontchartrain, cách cửa sông đổ ra vịnh Mexico khoảng 100 miles. New Orleans với quận Orleans được đặt tên theo tên công tước Orléans, nhiếp chính người Pháp. Năm 1803 Mỹ mua Louisiana, các ngôi làng Pháp khác dọc theo sông Mississippi và sông Illinois (thuộc địa Pháp). New Orleans là một trong những thành phố cổ nhất ở nước Mỹ. Là trung tâm công nghiệp, phân phối và là cảng biển lớn của Mỹ. là nơi sinh của nhạc jazz. Dân số khoảng 1, 2 triệu người. Joseph Cao Quang Ánh (sinh 13.3.1967) là cựu dân biểu thuộc Đảng Cộng hòa đại diện cho khu bầu cử quốc hội số 2 của tiểu bang Louisiana trong Hạ viện Hoa Kỳ từ năm 2009 đến 2011. Ông đã đánh bại ứng cử viên Dân chủ đương nhiệm William J. Jefferson vào ngày 6.12.2008 trở thành người Mỹ gốc Việt đầu tiên phục vụ trong Quốc hội Hoa Kỳ. Trước khi trở thành dân biểu, ông là một luật sư tại vùng New Orleans.

image002Chúng tôi đến New Orleans gần trưa, khu phố cổ của Pháp vẫn còn giữ nét cổ kính của Âu Châu, bảng hiệu chợ còn để tiếng Pháp, cờ Pháp cũng được treo ngang với cờ tiểu bang Mỹ. Đặc biệt thương hiệu café Du Monde rất ngon, nhờ kỹ thuật pha chế với bí quyết nào đó mà tách café rất thơm ngon đậm đà, mua về nhà chế uống không đạt được hương vị đó. Chúng tôi uống café nhiều nơi ở các tiểu bang không có nơi nào ngon hơn Du Monde. Nhưng rất tiếc trời mưa không thể đi dạo phố, chạy xe lòng vòng nhìn hàng cây cổ thụ, bờ sông nước đục hai bên bờ đê cao, những cây cầu bắt ngang sông xe cộ tấp nập…Chúng tôi ra xa lộ đến Biloxi (Mississippi). Xa lộ dài nhiều cầu, hai bên là rừng cây thấp ngập nước nhiều khu có cá sấu. Có thể vì điạ lý miền đất thấp nên hàng năm thường có ngập lụt với lượng mưa nhiều, cầu dài nhất ở Lake Ponchartrains Causeway Bridge dài 24 miles, càng về chiều trời mưa nặng hạt, xe chạy trước khoảng cách 20 m không thể nhìn thấy, mưa liên tục kéo dài hơn 3 tiếng đồng hồ, may mắn đường vắng xe nên bớt nguy hiểm.

Đến Biloxi trời quang đãng hết mưa, chỉ còn lại những vũng nước, thời tiết mát mẻ hơn, nhưng vào Hotel phải mở máy lạnh. Một đêm trôi qua thật mau, sáng sớm từ 7 giờ ăn điểm tâm và đi Orlando, để cậu mợ Văn ghé thăm gia đình hai người bạn cùng khoá (Anh và Mao). image003Hơn 40 năm sau các chàng phi công gặp nhau tay bắt mặt mừng, trước 1975 mỗi người phục vụ trong các phi đoàn trên bốn vùng chiến thuật, nhưng tinh thần bạn cùng khóa vẫn như xưa, dù tuổi ngoài 60 nhưng vẫn còn phong độ. Gặp gia đình hai người bạn thật vui, các chị chuẩn bị các món nhậu để cùng đồng hành về Florida, theo chương trình “buổi chiều không gian” hội ngộ tại nhà anh chị Nho, để ôn cố tri tân sau bao nhiêu năm dài xa cách. Hai xe 8 người trên xa lộ Toll Free không bị kẹt đến nhà anh Nho, phải qua cổng có nhân viên kiểm soát căn cước ghi vào Computer. Là khu nhà giàu quang cảnh đẹp, hoa lá, cỏ được cắt tiả gọn gang và được bảo vệ an toàn. Tôi là khách không cùng ngành Không quân, nhưng rất vui cùng chia xẻ tâm trạng người trai thời loạn. Anh Nho đến Mỹ năm 1975 thời còn xuân sắc, độc thân học lại ngành kỹ sư IT, từng đến Munich làm việc cho Siemens nên có nhiều chuyện để nói vì tôi cũng làm việc cho Siemens ở Munich quê hương thứ hai của tôi… Ở bên Mỹ có câu: “Không ăn bean không phải là Mễ, không đi trễ không phải Việt Nam” nhưng buổi tiệc hội ngộ rất đúng giờ dù hai anh Hiền, anh Bé cách nhà anh Nho hơn 200 miles, anh Hiền tóc dài trông giống “Hồng thất Công” trong phim kiếm hiệp Trung Hoa, anh Bé chủ vườn trồng bưởi hàng chục mẫu, anh giống như nông dân miền Trung.

image004Trước 1975 là những chàng phi công lái A37, trực thăng lã lướt với mây trời, bây giờ tóc bạc răng long, nhưng tinh thần chiến hữu luôn gắn bó bên nhau thật đáng trân trọng, Cùng khóa Không quân anh em khó quên là cậu Trịnh Hữu Văn phi đoàn ở Đà Nẵng trong mùa hè đỏ lửa 1972 vì muốn cứu bạn lái A37 bị bắn rơi nhảy dù nằm trên ruộng luá ở Quảng Trị. Trực thăng đáp xuống không cứu được bạn mà bị bắn đứt đuôi. Cuộc chiến ở Quảng trị khốc liệt khói lửa vì hỏa lực phòng không địch mạnh không thể cứu được những phi công, họ phải tự mưu sinh thoát hiểm. Người phi hành trực thăng không bị thương bò về được vị trí đóng quân của Thủy quân lục, chàng phi công lái A 37 kém may bị trúng mìn tử trận. Cậu Văn bị thương, bị bắt làm tù binh đưa ra Bắc. Vì mất tích ở nhà đã đặt bàn thờ cho tới năm 1976 được trả tự do trở về từ cõi chết, năm 1978 vượt biển định cư Mỹ. Buồn vui cuộc chiến đã trôi qua nhưng vết thương lòng khó phôi phai, mỗi khi nhớ lại những năm tù đày gian khổ, trong trại tập trung cải tạo vì muốn làm tròn bổn phận, danh dự trách nhiệm của người trai thời loạn. Nhưng các anh không muốn nhắc lại nỗi đau trước 30.4.1975 là Nguyễn Thành Trung người cùng khoá lái A 37 đổi sang F5 đóng ở Biên Hoà, ngày 8.4.1975 trên đường ra mặt trận, Trung quay về ném bom Dinh Độc Lập rồi bay về Phước Long với mặt trận GPMNVN. Những ngày cuối tháng 4 năm 1975 Trung ở Đà Nẵng huấn luyện phi công Bắc Việt lái A 37 (các phi cơ A 37 của VNCH bỏ lại). Chiều ngày 28.4.1975 Nguyễn Thành Trung dẫn đầu phi đội gồm 5 chiếc A-37 từ sân bay Phan Rang về ném bom Tân Sơn Nhất giết nhiều gia đình là bạn cùng ngành không quân VNCH chuẩn bị di tản!

Florida là tiểu bang ở vùng Đông Nam Hoa Kỳ còn có tên là “tiểu bang nắng”. Florida có khí hậu nhiệt đới mùa Hè nóng và mùa Đông ấm và khô hơn, nhiệt độ trung bình cả năm 24°C. Vườn nhà anh Nho trồng được mít xoài, sa po chê, cốc, chùm ruột… đẹp nhất các loài hoa mai tứ quý. Ở Miami nhưng phong cảnh giống Việt Nam. Florida có nhiều nông trại của người Việt trồng mít xoài, lơm chơm, ổi…Cuộc hội ngộ thật vui rồi phải chia tay, Nhà anh Nho rộng nhiều phòng trang trí trang nhã, giống như Hotel 5 sao, các con đi làm xa còn bỏ trống, anh chị Nho mời chúng tôi ở lại qua đêm, buổi tối ra biển gần nhà nhưng về đêm trời gió mạnh, nên chỉ dạo phố.

image005Ngày hôm sau đến biển Miami là thành phố lớn nhất của vùng đô thị ở phía Nam Florida, nổi tiếng với những bãi biển đông đúc du khách tắm nắng. Bãi cát mịn và làn nước trong xanh, thỉnh thoảng có những cộng rêu xanh ngoài khơi trôi vào, sóng biển cao, mực nước tới bụng nhưng sóng đánh vào cao quá đầu người, nếu không biết nhảy sóng hay bơi yếu rất nguy hiểm. Nhiều tàu du lịch biển to lớn cập cảng tấp nập. Miami nằm dọc theo Đại Tây Dương phải chịu những cơn bão nhiệt đới và dông tố. Ngành du lịch ngân hàng và tài chính quốc tế cũng đóng góp quan trọng vào nền kinh tế thành phố này. Ngoài ra còn có các ngành công nghiệp nhẹ…, Miami cửa ngõ giữa Hoa Kỳ và các nước Trung Mỹ, vùng Caribe và Nam Mỹ. Đời sống ở Miami luôn nhộn nhịp chỉ sau New York. Hotel, Restaurant cũng đắt đỏ quanh năm vì có nhiều du khách, phương tiện lưu thông thoả mái, có tàu điện chạy trên cao, từ Miami theo biển đến Keywest, trở về Fort Lauderdale phong cảnh hữu tình. Chúng tôi có lợi thế đi xe riêng, nơi nào đẹp thì ở lại tắm biển vui chơi, đi theo tour thường bị lệ thuộc giờ giấc nơi đến và đi. Nhưng cũng có nỗi khổ tìm nơi đậu xe rất khó, dù mỗi giờ phải trả 10 USDollar. Bãi biển Fort Lauderdale đẹp, có nhiều bàn ghế ngồi dưới hàng cây cổ thụ rể chằng chịt, có nhiều lò để nướng thịt, bến cho thuê tàu nhỏ du lịch và phòng vệ sinh sạch sẽ. Cảnh sát luôn đi tuần qua lại, không ai dám uống rượu bier. Biển Daytona rộng rãi, xe có thể đậu trên bãi cát, biển bằng phẳng ra xa 50 m nước còn cạn tới đầu gối, những đoàn chim nhỏ tìm mồi trên bãi cát vàng mịn không có sỏi, ngoài xa những đoàn chim Hải Âu bay lượn trên những chiếc thuyền buồm đang xuôi gió…

Sau giờ cơm chiều chúng tôi thường đi dạo phố ngắm cảnh, nơi nào chúng tôi cũng thấy những tiệm Nail của người VN. Theo Thống kê từ tạp chí Nail Magazine của Mỹ cho thấy hiện có 374.345 người Việt được cấp chứng chỉ kỹ thuật viên nghề nail, chiếm hơn 40% nhân lực làm trong nghề nail ở Mỹ. Vào thời điểm năm 2010, Miami có tới 279 tiệm nail, còn ở Florida có 1.152 tiệm nail do người Việt sở hữu theo tờ Miami Herald, cộng đồng người Việt ở Mỹ đã kiểm soát gần như hoàn toàn nghề làm nail ở nước này. Florida có khoảng 54.597 người Việt sinh sống, chiếm 1,5% trong tổng số khoảng 3,75 triệu người nhập cư ở tiểu bang này.

Đời sống tại Mỹ nếu người có thu nhập thấp “low income”, sẽ được chính phủ cung cấp food stamp (một chiếc thẻ như thẻ tín dụng để họ mua thức ăn mỗi tháng với hạn mức tiền ấn định trước), cash aid (hỗ trợ tiền mặt), cash aid for unemployee (tiền thất nghiệp), SSI for disability (tiền cho người mất khả năng làm việc, cho người già..). Ngoài ra còn có medicaid (bảo hiểm y tế). Ở Mỹ người giàu hay đời sống trung bình đi làm phải trả thuế. Phần đông Mỹ đen có thu nhập thấp được hưởng phần phúc lợi xã hội trên. Có người nói ngày xưa “Mỹ đen làm nô lệ, bây giờ Mỹ trắng làm nô lệ cho Mỹ đen” vì đi làm đóng thuế để nuôi Mỹ đen, dân đen có đời sống tà tà hưởng nhàn trong những khu nhà tồi nhất, nhưng không bị đói. Chính phủ phải lo cho thành phần nầy để không quậy phá, tránh bớt tội phạm cướp của giết người.

Hệ thống giáo dục trung học phổ thông miễn phí, nhưng lên đại học sinh viên có thể mượn tiền không tiền lời. Chính phủ bỏ ra 1000 tỷ cho sinh viên mượn nợ, Mỹ có hơn 3.300 trường đại học và các học viện. Chương trình học với đầy đủ các loại bằng cấp, với hơn 600 chuyên ngành khác nhau. Con của người Việt Nam tại Mỹ phần lớn thành công theo học các đại học danh tiếng hàng đầu ở Mỹ. Trong những thập niên qua học phí đại học tăng theo cấp số nhân, nên sinh viên tốt nghiệp ra trường phải gánh chịu một số nợ rất lớn. Trong khi ở Đức sinh viên ra trường không vướng bận nợ nần nhiều vì không phải trả tiền học phí cao như bên Mỹ.

image006Chúng tôi đến Trung tâm Vũ trụ John F. Kennedy là nơi phóng các tàu vũ trụ của NASA gần Mũi Canaveral trên đảo Merritt. Nơi này nằm giữa Miami và Jacksonville. dài khoảng 34 mile và rộng khoảng 6 mile diện tích khoảng 219 km². Khoảng 17.000 người làm việc, du khách mua vé vào được hướng dẫn xem một phần của trung tâm.

Tất cả các cuộc phóng phi thuyền ở Trạm không quân Mũi Canaveral (CCAFS) được điều hành bởi Không quân Hoa Kỳ. Trung tâm Kenedy cũng là nơi phóng các tàu con thoi. Một nơi đáp cho tàu con thoi, dài 4,6 km. Lần phóng đầu tiên là tàu con thoi Columbia vào ngày 12. 4. 1981. Tuy nhiên, lần đáp tàu con thoi đầu tiên sau khi hoàn thành nhiệm vụ là ngày 11.02.1984, khi tàu con thoi Challenger hoàn thành phi vụ STS-41-B; nơi hạ cánh chính trước thời điểm đó là Căn cứ Không quân Edwards ở California. Hai mươi lăm chuyến bay đã hoàn thành tính đến tháng 9 năm 1988, với một giai đoạn ngưng trệ dài (từ 28.01.1986 đến 29.09. 1988) vì thảm họa tàu con thoi Challenger bị nổ ngày 28.01.1986.

Chúng tôi rời Mũi Canaveral ra xa lộ liên bang 95 đến Washington DC- New York… dọc theo xa lộ có các khu “rest area” sạch sẽ tiện nghi có thêm những chỗ cho hành khách charge pin điện thoại, laptop, I pad, I phone… cho mọi người dùng khi cần đến và chẳng bao giờ phải tốn một xu nào, cầu tiêu công cộng có ở khắp nơi, giấy vệ sinh, giấy lau tay xài thoải mái, có cả vòi nước uống, vào biên giới của mỗi tiểu bang đều có phòng Information, du khách có thể hỏi về những danh lam thắng cảnh du lịch hay xin bản đồ. Ở Đức hay nói chung Âu Châu trên xa lộ cũng có khu để nghỉ, nhưng không đủ tiện nghi. Nếu đi vệ sinh ở các cây xăng phải trả tiền từ 50 -70 cent, du khách phải luôn có tiền lẻ trong túi.

Mời đọc tiếp về Washington DC, New York, Quebec, Montreal, Toronto….

Nguyễn Quý Đại

  • Christopher Columbus (sinh ở Genoa Ý năm1451- mất † 1506 tại Valladolid ở phía bắc Tây Ban Nha bên dòng sông Pisuerga),

Vietnamese population, 2013 : 1,724,508

TOP 10 STATES WITH LAR GEST VIETNAMESE POPULATION: 2010

1       California 834,635

2       Texas             396,522

3       Washington       75,415

4       Florida             71,831

5       Virginia             60,510

6       Georgia               52,866

7       Massachusetts   46,503

8       Pennsylvania     42,503

9       New York           30,556

10     Louisiana             29,747

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Nguyễn Quý Đại – HAI LÚA ĐI MỸ (Phần 1 & 2)

Nguồn: http://khoahocnet.com/2014/08/14/nguyen-quy-dai-hai-lua-di-my-ii/: Nguyễn Quý Đại – HAI LÚA ĐI MỸ

014 1 Phản hồi

image001Chúng tôi „Hai Lúa“ cũng như nhiều người thích du lịch đến Mỹ qua những tiểu bang khác nhau, nhưng phần lớn họ đến California vì nơi nầy có nhiều người Việt sinh sống, thời tiết thích hợp hơn cho người Á Châu. California từ Bắc đến Nam có nhiều phong cảnh đẹp, sinh hoạt của người Việt ở Little Sàigòn, San Jose luôn đậm nét quê hương. Có nhiều phong cảnh đẹp như: Lake tahoe, Josemite, San Francisco, San Diego, Seaworld, Las Vegas, Hollywood, Disneyland…

Theo thống kê năm 2013 người Việt ở Mỹ hơn 1,724.508 người, đông nhất California từ năm 2010 có hơn 834,635 người. Sau đó là Texas 396,522 người.

Người Việt đến định cư tại Mỹ có thể chia ra 3 thành phần

1/ Số người đến định cư từ sau 30.4.1975.

2/ Đoàn tụ gia đình từ năm 1979 Orderly Departure Program, viết tắt là ODP Chương trình Tái Định cư Nhân đạo (Humanitarian Resetlement Program, viết tắt là HR là một chương trình của Hoa Kỳ cho phép người Việt Nam tỵ nạn nhập cảnh vào Hoa Kỳ sau cuộc chiến tranh Việt Nam kết thúc, dưới sự hỗ trợ của Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn.

-Diện con lai Amerisians

-Diện HO năm 1990 (Humanitarian Operation), là chương trình tái định cư đặc biệt cho tù nhân được phóng thích từ các trại tập trung cải tạo). Quân nhân, công chức VNCH nếu bị tập trung cải tạo từ 3 năm trở lên được di dân tới Hoa Kỳ. Bà Khúc Minh Thơ, người sáng lập Hội Gia Đình Tù Nhân Chính Trị Việt Nam, và cũng là ân nhân của hàng trăm ngàn gia đình tù cải tạo mà chúng ta hay gọi là gia đình H.O.

- Diện U11 là các cựu nhân viên chính phủ Hoa Kỳ, diện V11 là các cựu nhân viên của công ty tư nhân hoặc tổ chức của Hoa Kỳ.

3/ Sinh viên du học từ Việt Nam và các thành phần kết hôn.

Chúng tôi đến Mỹ nhiều lần, mỗi chuyến đi đều có nhiều kỷ niệm buồn vui, những tấm hình đẹp được lưu giữ trong album gia đình hay trong Computer, lúc rảnh rỗi xem lại để thấy tóc mình bạc màu theo thời gian …Tôi muốn ghi lại những thành phố mình đã đi qua, với những phong cảnh hữu tình, đất rộng tài nguyên thiên nhiên phong phú. So với Âu Châu nơi có nền văn hóa lâu đời, nhưng đất hẹp nhà cửa đắt đỏ, tài nguyên thiên nhiên khô cằn.

Giấc mơ Mỹ ”American Dream” của người Việt là cuộc sống tự do và sự mưu cầu hạnh phúc, mỗi người có cơ hội theo khả năng hoặc thành tựu của mình, có nhà to cửa rộng, có xe, với sự nghiệp vững bền …Người Việt thế hệ thứ nhất vất vả vì lập nghiệp với đôi bàn tay trắng, nhiều người phải làm nhiều giờ, đôi khi làm 2 việc để có thêm tiền trả tiền trường cho các con, vì các đại học ở Mỹ phải trả tiền học phí rất cao, đôi khi phải giúp cho gia đình thân nhân bên quê nhà, nghề làm Nail ở Mỹ thịnh hành, phần lớn là của người Việt Nam làm chủ, nhưng chắc chắn thế hệ thứ 2 không làm cái nghề nầy dù có nhiều tiền. Bậc cha mẹ người Việt hy sinh cho con cháu vô bờ bến, thời gian về hưu không phải để hưởng nhàn tuổi già, nhưng dành thì giờ cho các cháu nội ngoại…

Thế hệ gọi là 1.5 sinh ở VN, trưởng thành ở Mỹ rất thành công tham dự vào chính quyền với các chức vụ như: dân biểu, tướng, tá trong quân đội, nghị viên hay thị trưởng nói rành tiếng Việt vì họ còn gắn bó với những kỷ niệm từ quê hương bỏ lại. Thế hệ thứ hai như người bản xứ phần lớn nói tiếng Việt không rành, nhưng trong những sinh hoạt cộng đồng, về văn hoá, biểu tình đòi hỏi tự do dân chủ cho Việt Nam, hay chống Tàu xâm chiếm biển đảo của VN cũng còn nhiều giới trẻ tham dự.

Khởi đầu chúng tôi đi từ Houston qua những thành phố của các tiểu bang New Orlans, Miami, Orlando, Jacksonville, Savannah, South-North Carolina, Washington DC, Alantic, Philadelphia, New York, sau đó đến Canada thăm Quebec, Montreal, Ottawa, Toronto, Niagara falls, cuối cùng trở lại USA qua Buffalo Cleveland, Columbus, Ohio, Kentucky, Nashville, Memphis, Little Rock, Arkansas, Dallas…. Mỗi tiểu bang có luật lệ riêng và thành phố có những nét đặc thù theo lịch sử. Chúng ta không xa lạ với xứ cao bồi (cowboy) cưỡi ngựa là tiểu bang Texas.

image003Tiểu bang Texas ở miền Nam và Tây Nam Hoa Kỳ. Thủ phủ: Austin và các thành phố lớn là: Houston, San Antonio, Dallas, Austin, Fort Worth, El Paso. Đây là tiểu bang lớn thứ hai của nước Mỹ về diện tích (sau Alaska) và dân số (sau California). Khí hậu cận nhiệt đới ẩm, là tiểu bang được đánh giá là dễ sống, 5 thành phố phát triển phồn thịnh nhất Hoa Kỳ thì Texas đã chiếm hết 3 thành phố đó là: Austin, Dallas và Houston.

Texas được xếp hạng cao về môi trường làm ăn thuận lợi, theo bảng xếp hạng công bố trên tạp chí “Best and Worst States for Business”, dựa trên thăm dò ý kiến của 500 vị Tổng giám đốc CEO trên toàn quốc, 10 năm qua Texas liên tục dẫn đầu, là nơi dễ phát đạt nhất cho các công ty, hãng xưởng, cơ sở thương mại. Texas Enterprise Fund (TEF – với tôn chỉ thu hút các công ty dọn về Texas) mời chào không kém phần hấp dẫn khác. Trong khi đó, California, New York và Illinois vẫn là những tiểu bang khó làm ăn phát triển.

Texas là một trong bảy tiểu bang không đánh thuế thu nhập cá nhân. Tính trung bình, mỗi người dân Texas hằng năm trả $3,500 tiền thuế các loại, bao gồm thuế địa phương, tiểu bang, lẫn liên bang. Trong khi đó, California thu thuế của mỗi người dân $4,900 / năm. New York phải nộp thuế đủ loại lên đến $7,400 mỗi người hằng năm. Mức sống và nhất là giá nhà cửa tại Texas không đắt đỏ. Nếu một căn nhà tại Los Angeles trị giá trung bình 500.000 USD. thì tại Houston rẻ hơn phân nửa. Tuy nhiên tiền thuế đất ở Houston đóng 3% bên California chỉ đóng 1% bởi vậy nhà càng lớn thì trả thuế càng nhiều. Vì nhà rẻ có công việc làm nên số người di cư về Houston càng nhiều hơn,

Chúng tôi đến Houston 3 lần: vào tháng 8 mùa hè nắng cháy, tháng giêng trong dịp Tết Việt Nam trời lạnh và tháng 4 và 5 thời tiết dễ chiụ hơn. Sống ở Âu Châu quen thời tiết giá lạnh của mùa đông nên sang Houston cuối xuân rất thích hợp. Houston là thành phố lớn nhất của tiểu bang Texas và là thành phố lớn thứ tư của Hoa Kỳ. Thành phố này có diện tích hơn 1.600 km². Houston nổi tiếng với công nghiệp năng lượng, sản xuất hóa chất lọc dầu lớn nhất thế giới và ngành không gian. Houston có Trung tâm Y khoa Texas (Texas Medical Center) nổi tiếng và các học viện nghiên cứu chăm sóc sức khỏe. Đại học Houston lớn nhất trong vùng Vịnh với trên 56.000 học sinh, trung tâm không gian NASA (National Aeronauties & Space Adminstration) chuyên nghiên cứu về vũ trụ và thực hiện nhiều chuyến thám hiểm ngoài không gian, tổng hành dinh của những vụ phóng phi thuyền con thoi vào vũ trụ, có rất nhiều nhà khoa học, kỹ sư, chuyên viên là người Việt Nam làm việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

image004Ngày nay Houston phát triển mạnh có nhiều trung tâm thương mãi lớn của người Á Châu như: Hong Kong 1,2,3 và 4. và nhiều khu phố sầm uất, nhiều quán ăn của người Việt rất đa dạng. Các tiệm Nail, hớt tóc phần lớn do người Việt làm chủ. Nhìn chung sinh hoạt của Cộng Đồng Người Việt Nam hội nhập tốt đẹp. Chùa, nhà Thờ của người Việt Nam xây dựng rất đồ sộ và tráng lệ. Có 35 cái Chùa, Thiền Viện, Tịnh xá ở Houston, Sugarland và vùng phụ cận. Sinh hoạt của Công giáo và Tin Lành có nhiều giáo xứ với 13 cái nhà Thờ của người Việt Nam do giáo dân đóng góp. (Vùng north 45 thì có nhà thờ La Vang, vùng 290 thì có giáo xứ Đức Mẹ Lộ Đức, south 45 thì có giáo xứ các Thánh Tử Đạo, 59 south (khu southwest/bellaire) thì có giáo xứ Ngôi Lời Nhập Thể). Chính nhờ sự đóng góp của giáo dân người Việt mà những ngôi đền thờ trở nên rực sáng và tràn đầy sức sống, ở Đức kitô hữu đi làm đóng thuế hàng tháng cho nhà thờ Kirchensteuer/ Church tax, nên không có việc quyên góp xây nhà thờ. Người Việt ở Âu Châu không có giáo xứ riêng. Cộng đoàn Việt nam có trung tâm sinh hoạt riêng, nhưng thánh lễ đầu tháng tại các nhà thờ của người bản xứ.

Lễ Phục sinh vừa qua chúng tôi dự thánh lễ tại nhà thờ Giáo Xứ Ngôi Lời Nhập Thể tọa lạc trên khu đất rộng, ngoài nhà thờ còn có hội trường và các phòng sinh hoạt đầy đủ tiện nghi, bãi đậu xe lớn chung quanh. Nhà thờ Đức Mẹ La Vang cao lớn rộng rãi vào mùa hè, trước và sau thánh lễ có một số giáo dân bán sản phẩm cây nhà lá vườn như rau trái …Nhà thờ ở Houston với lối kiến trúc tân thời trong khi nhà thờ ở Âu Châu phần lớn với đường nét cổ kính.

Những ngôi chùa của người Việt cũng khang trang, lộng lẫy có một ít tăng sĩ từ trong nước ra làm trụ trì…Những nhà Thờ, Chùa to lớn đều do Giáo dân, Phật tử đóng góp đến tiền triệu triệu để xây dựng, chứng tỏ đời sống càng phát triển về thương mại thì phần phục vụ tâm linh càng cao. Những ngôi chùa lớn nhưng không có nhiều chư tăng, là dấu hiệu thiếu nhân sự có thể trong tương lai chùa, nhà thờ, sẽ thiếu người phục vụ. Khoa học phát triển ngược lại thiếu người đi tu, trường hợp thiểu số tu sĩ từ trong nước ra vì ảnh hưởng đời sống trần tục của ”đỉnh cao trí tuệ XHCN” có khá nhiều bất đồng, như không muốn treo cờ Vàng 3 sọc đỏ là biểu tượng cho Tự Do của Người Việt hải ngoại hay sử dụng lá cờ vàng với tính cách tài chánh… nên nhiều người gọi các tu sĩ đó là “sư hay cha quốc doanh”.

Dallas được thành lập năm 1841 diện tích 997,1 km² là thành phố đông dân thứ ba của tiểu bang Texas, sau Houston và San Antonio dân số 1,2 Millionen, được thành lập từ năm 1856. Dallas phát triển nhờ có trung tâm viễn thông, công nghệ Computer, ngân hàng, trung tâm công nghiệp dầu khí và bông vải, có sân bay Quốc tế Dallas-Forth Worth..

image005Cố TT John F. Kennedy (1917-1963) là vị tổng thống thứ 35, Kennedy bị ám sát ngày 22.11.1963 ở Dallas gần ngã tư đường Houston và đường Elm. Thủ phạm Oswald núp ở cửa sổ lầu 6 của kho sách bắn trúng đầu TT. Kennedy (cố TT Ngô Đình Diệm bị giết ngày 01.11.1963). Ngoài ra Dallas nỗi tiếng qua việc sản xuất loạt phim truyền hình. Dallas không có núi, không có sông ngòi dẫn ra biển, nhưng hệ thống vận chuyển nhờ tàu lửa.

San Antonio diện tích 1067km², dân số hơn1,3 triệu.Thành lập năm 1718 là thành phố lớn thứ hai của tiểu bang Texas và là thành phố lớn thứ 7 ở Hoa Kỳ. Nằm trên vùng phía bắc của miền Nam Texas, thành phố này là một cửa ngõ văn hóa vào vùng Tây Nam Hoa Kỳ. San Antonio được đặt tên theo một vị thánh người Bồ Đào Nha là Thánh Antôn thành Padova, có ngày hội vào thời điểm (13 tháng 6) một đoàn thám hiểm Tây Ban Nha dừng lại ở khu vực này vào năm 1691. Hàng năm có khoảng 20 triệu du khách tới thăm, đẹp nhờ có dòng sông. River Walk, buổi chiều ngồi trên thuyền gió sông mát mẻ, về đêm ăn tối nhìn ánh đèn màu lung linh trên bờ tuyệt đẹp. Muốn nhìn quang cảnh bao la của thành phố thì lên tháp cao 228,6 m, du khách lên bằng cầu thang máy chỉ mất 42 giây lên tới tầng cao 184,4m.

San Antonio có Trung tâm nghiên cứu Y tế lớn duy nhất ở vùng Nam Texas, cũng là nơi có bảo tàng nghệ thuật hiện đại đầu tiên, thành Alamo …Có nhiều đơn vị quân đội đóng quân, ở Fort Sam Houston, Căn cứ không quân Lackland, (trước 1972 sĩ quan không quân VNCH một phần lớn được đào từ căn cứ nầy), Từ San Antonio có thể đi sang Mexico, vì lý do an toàn lưu thông hãng bảo hiểm xe không chịu trách nhiệm, nên chúng tôi phải bỏ cuộc.

Texas đất rộng mênh mông, hai bên xa lộ là những cánh đồng cỏ xanh tươi, những đoàn bò ung dung gặm cỏ, những người chăn bò đội mũ rộng vành cưỡi ngưạ, nông trại người ta dùng máy bay để xịt thuốc rầy… những biệt thự nghỉ mát của những tỷ phú đẹp lộng lẫy và thơ mộng hữu tình.

image006Đến Houston đầu hè, hoa lá nở đẹp xanh tươi mơn mởn, chúng tôi thưởng thức được món Craw fish tươi rất đậm đà, thơm ngon, đi tắm biển Galveston, khoảng cách như Sài gòn đi Vũng Tàu, tuy biển không đẹp vì khá nhiều rong rêu, sóng cao khó bơi nhưng cuối tuần nhiều người đến hưởng gió biển, để tâm hồn được thảnh thơi sau một tuần làm việc mệt nhọc. Phần lớn người Mỹ mập vì ăn qúa nhiều fast food, uống coca cola, trời nóng ở Đức dọc theo hồ, bờ sông người ta có thể uống bier tự do, nhưng ngược lại bên Mỹ thì cấm, cảnh sát tuần tra ai vi phạm sẽ bị phạt 200$. Buổi trưa trời nóng ăn gà, cá nướng mà uống nước suối mất đi một phần hương vị, nhưng “nhập gia phải tùy tục”, nhiều Restaurant không có giấy phép bán bier…

image007Bãi biển như ở Houston, Miami, Fort Lauderdale …trời nóng, nhiều thiếu nữ xinh đẹp phơi nắng, nhưng không để ngực trần hay có những khu khỏa thân như ở Đức. Trong những ngày ở Houston chúng tôi chân thành cảm ơn cậu mợ Văn- Băng, các anh chị: Tuấn-Nga, Kỳ-Hạnh,Thục-Điệp đã đón tiếp trong tình thương gia đình thật đầm ấm khó quên, cảm ơn tiến sĩ Mai Thanh Truyết đã tặng tác phẩm biên khảo về Việt Nam tương lai: Những việc cần phải làm”.

 

Phóng sự: Chợ chồm hổm của người Việt ở Houston

Nguyễn Quý Đại1 Phản hồi

image001Năm 1492 Christopher Columbus là người vượt Đại Tây Dương thám hiểm khám phá ra Châu Mỹ là một sự kiện nổi bật nhất của lịch sử.

Tân thế giới tài nguyên phong phú, đất rộng phì nhiêu. Người Âu Châu từ các quốc gia như: Tây Ban Nha, ý, Anh, Pháp, Hoà Lan, Đức…di cư sang Mỹ lập nghiệp khai thác tài nguyên. Các khu định cư của người Tây Ban Nha phát triển và trở thành các thành phố quan trọng trong đó có Santa Fe, Albuquerque, San Antonio, Tucson, San Diego, Los Angeles, Santa Barbara và San Francisco. Người Hoà Lan có trung tâm thương mại ở New York và thung lũng sông Hudson… Để tưởng nhớ Columbus nhiều thành phố, thị trấn và đường phố tại Mỹ được đặt theo tên ông, (Columbus, Ohio và Columbia, Nam Carolina), cũng như hàng năm vào tuần lễ thứ Năm cuối tháng 11 người Mỹ tổ chức ngày Thanhsgiving để tạ ơn đời ơn người.

Những lần trước chúng tôi đến Mỹ đi thăm anh chị em, bà con không thể đi xa hơn, nhưng luôn ước mơ có một chuyến đi dài thăm các địa danh lịch sử hơn 300 năm lập quốc cuả Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ, hùng mạnh nhất thế giới. Sau 34 năm định cư ở Đức đi làm trả nợ nhà, trả nợ áo cơm…chúng tôi thực hiện một chuyến đi dài hai tháng. Đến Houston nắng ấm, từ đó chuẩn bị cho cuộc hành trình dài hơn 10.000km, phải mang theo áo ấm, giày mùa đông vì đến Canada thời tiết lạnh, ở Quebéc 10 tháng 5 vẫn còn những đống tuyết trắng chưa tan được thu dọn lại ở những góc đường…

Chúng tôi đi từ Houston với cậu mợ của bà xã tôi đến Miami Florida qua các tiểu bang Louisiana-Mississippi-Alabama…chúng tôi đến thành phố: New Orleans nơi bị bão Katrina tháng 8 năm 2005. Sau khi đê bị vỡ vì nước dâng cao tàn phá hư hại nặng. New Orleans là thành phố lớn nhất thuộc tiểu bang Louisiana, nằm ở phía đông nam tiểu bang, giữa sông Mississippi và hồ Pontchartrain, cách cửa sông đổ ra vịnh Mexico khoảng 100 miles. New Orleans với quận Orleans được đặt tên theo tên công tước Orléans, nhiếp chính người Pháp. Năm 1803 Mỹ mua Louisiana, các ngôi làng Pháp khác dọc theo sông Mississippi và sông Illinois (thuộc địa Pháp). New Orleans là một trong những thành phố cổ nhất ở nước Mỹ. Là trung tâm công nghiệp, phân phối và là cảng biển lớn của Mỹ. là nơi sinh của nhạc jazz. Dân số khoảng 1, 2 triệu người. Joseph Cao Quang Ánh (sinh 13.3.1967) là cựu dân biểu thuộc Đảng Cộng hòa đại diện cho khu bầu cử quốc hội số 2 của tiểu bang Louisiana trong Hạ viện Hoa Kỳ từ năm 2009 đến 2011. Ông đã đánh bại ứng cử viên Dân chủ đương nhiệm William J. Jefferson vào ngày 6.12.2008 trở thành người Mỹ gốc Việt đầu tiên phục vụ trong Quốc hội Hoa Kỳ. Trước khi trở thành dân biểu, ông là một luật sư tại vùng New Orleans.

image002Chúng tôi đến New Orleans gần trưa, khu phố cổ của Pháp vẫn còn giữ nét cổ kính của Âu Châu, bảng hiệu chợ còn để tiếng Pháp, cờ Pháp cũng được treo ngang với cờ tiểu bang Mỹ. Đặc biệt thương hiệu café Du Monde rất ngon, nhờ kỹ thuật pha chế với bí quyết nào đó mà tách café rất thơm ngon đậm đà, mua về nhà chế uống không đạt được hương vị đó. Chúng tôi uống café nhiều nơi ở các tiểu bang không có nơi nào ngon hơn Du Monde. Nhưng rất tiếc trời mưa không thể đi dạo phố, chạy xe lòng vòng nhìn hàng cây cổ thụ, bờ sông nước đục hai bên bờ đê cao, những cây cầu bắt ngang sông xe cộ tấp nập…Chúng tôi ra xa lộ đến Biloxi (Mississippi). Xa lộ dài nhiều cầu, hai bên là rừng cây thấp ngập nước nhiều khu có cá sấu. Có thể vì điạ lý miền đất thấp nên hàng năm thường có ngập lụt với lượng mưa nhiều, cầu dài nhất ở Lake Ponchartrains Causeway Bridge dài 24 miles, càng về chiều trời mưa nặng hạt, xe chạy trước khoảng cách 20 m không thể nhìn thấy, mưa liên tục kéo dài hơn 3 tiếng đồng hồ, may mắn đường vắng xe nên bớt nguy hiểm.

Đến Biloxi trời quang đãng hết mưa, chỉ còn lại những vũng nước, thời tiết mát mẻ hơn, nhưng vào Hotel phải mở máy lạnh. Một đêm trôi qua thật mau, sáng sớm từ 7 giờ ăn điểm tâm và đi Orlando, để cậu mợ Văn ghé thăm gia đình hai người bạn cùng khoá (Anh và Mao). image003Hơn 40 năm sau các chàng phi công gặp nhau tay bắt mặt mừng, trước 1975 mỗi người phục vụ trong các phi đoàn trên bốn vùng chiến thuật, nhưng tinh thần bạn cùng khóa vẫn như xưa, dù tuổi ngoài 60 nhưng vẫn còn phong độ. Gặp gia đình hai người bạn thật vui, các chị chuẩn bị các món nhậu để cùng đồng hành về Florida, theo chương trình “buổi chiều không gian” hội ngộ tại nhà anh chị Nho, để ôn cố tri tân sau bao nhiêu năm dài xa cách. Hai xe 8 người trên xa lộ Toll Free không bị kẹt đến nhà anh Nho, phải qua cổng có nhân viên kiểm soát căn cước ghi vào Computer. Là khu nhà giàu quang cảnh đẹp, hoa lá, cỏ được cắt tiả gọn gang và được bảo vệ an toàn. Tôi là khách không cùng ngành Không quân, nhưng rất vui cùng chia xẻ tâm trạng người trai thời loạn. Anh Nho đến Mỹ năm 1975 thời còn xuân sắc, độc thân học lại ngành kỹ sư IT, từng đến Munich làm việc cho Siemens nên có nhiều chuyện để nói vì tôi cũng làm việc cho Siemens ở Munich quê hương thứ hai của tôi… Ở bên Mỹ có câu: “Không ăn bean không phải là Mễ, không đi trễ không phải Việt Nam” nhưng buổi tiệc hội ngộ rất đúng giờ dù hai anh Hiền, anh Bé cách nhà anh Nho hơn 200 miles, anh Hiền tóc dài trông giống “Hồng thất Công” trong phim kiếm hiệp Trung Hoa, anh Bé chủ vườn trồng bưởi hàng chục mẫu, anh giống như nông dân miền Trung.

image004Trước 1975 là những chàng phi công lái A37, trực thăng lã lướt với mây trời, bây giờ tóc bạc răng long, nhưng tinh thần chiến hữu luôn gắn bó bên nhau thật đáng trân trọng, Cùng khóa Không quân anh em khó quên là cậu Trịnh Hữu Văn phi đoàn ở Đà Nẵng trong mùa hè đỏ lửa 1972 vì muốn cứu bạn lái A37 bị bắn rơi nhảy dù nằm trên ruộng luá ở Quảng Trị. Trực thăng đáp xuống không cứu được bạn mà bị bắn đứt đuôi. Cuộc chiến ở Quảng trị khốc liệt khói lửa vì hỏa lực phòng không địch mạnh không thể cứu được những phi công, họ phải tự mưu sinh thoát hiểm. Người phi hành trực thăng không bị thương bò về được vị trí đóng quân của Thủy quân lục, chàng phi công lái A 37 kém may bị trúng mìn tử trận. Cậu Văn bị thương, bị bắt làm tù binh đưa ra Bắc. Vì mất tích ở nhà đã đặt bàn thờ cho tới năm 1976 được trả tự do trở về từ cõi chết, năm 1978 vượt biển định cư Mỹ. Buồn vui cuộc chiến đã trôi qua nhưng vết thương lòng khó phôi phai, mỗi khi nhớ lại những năm tù đày gian khổ, trong trại tập trung cải tạo vì muốn làm tròn bổn phận, danh dự trách nhiệm của người trai thời loạn. Nhưng các anh không muốn nhắc lại nỗi đau trước 30.4.1975 là Nguyễn Thành Trung người cùng khoá lái A 37 đổi sang F5 đóng ở Biên Hoà, ngày 8.4.1975 trên đường ra mặt trận, Trung quay về ném bom Dinh Độc Lập rồi bay về Phước Long với mặt trận GPMNVN. Những ngày cuối tháng 4 năm 1975 Trung ở Đà Nẵng huấn luyện phi công Bắc Việt lái A 37 (các phi cơ A 37 của VNCH bỏ lại). Chiều ngày 28.4.1975 Nguyễn Thành Trung dẫn đầu phi đội gồm 5 chiếc A-37 từ sân bay Phan Rang về ném bom Tân Sơn Nhất giết nhiều gia đình là bạn cùng ngành không quân VNCH chuẩn bị di tản!

Florida là tiểu bang ở vùng Đông Nam Hoa Kỳ còn có tên là “tiểu bang nắng”. Florida có khí hậu nhiệt đới mùa Hè nóng và mùa Đông ấm và khô hơn, nhiệt độ trung bình cả năm 24°C. Vườn nhà anh Nho trồng được mít xoài, sa po chê, cốc, chùm ruột… đẹp nhất các loài hoa mai tứ quý. Ở Miami nhưng phong cảnh giống Việt Nam. Florida có nhiều nông trại của người Việt trồng mít xoài, lơm chơm, ổi…Cuộc hội ngộ thật vui rồi phải chia tay, Nhà anh Nho rộng nhiều phòng trang trí trang nhã, giống như Hotel 5 sao, các con đi làm xa còn bỏ trống, anh chị Nho mời chúng tôi ở lại qua đêm, buổi tối ra biển gần nhà nhưng về đêm trời gió mạnh, nên chỉ dạo phố.

image005Ngày hôm sau đến biển Miami là thành phố lớn nhất của vùng đô thị ở phía Nam Florida, nổi tiếng với những bãi biển đông đúc du khách tắm nắng. Bãi cát mịn và làn nước trong xanh, thỉnh thoảng có những cộng rêu xanh ngoài khơi trôi vào, sóng biển cao, mực nước tới bụng nhưng sóng đánh vào cao quá đầu người, nếu không biết nhảy sóng hay bơi yếu rất nguy hiểm. Nhiều tàu du lịch biển to lớn cập cảng tấp nập. Miami nằm dọc theo Đại Tây Dương phải chịu những cơn bão nhiệt đới và dông tố. Ngành du lịch ngân hàng và tài chính quốc tế cũng đóng góp quan trọng vào nền kinh tế thành phố này. Ngoài ra còn có các ngành công nghiệp nhẹ…, Miami cửa ngõ giữa Hoa Kỳ và các nước Trung Mỹ, vùng Caribe và Nam Mỹ. Đời sống ở Miami luôn nhộn nhịp chỉ sau New York. Hotel, Restaurant cũng đắt đỏ quanh năm vì có nhiều du khách, phương tiện lưu thông thoả mái, có tàu điện chạy trên cao, từ Miami theo biển đến Keywest, trở về Fort Lauderdale phong cảnh hữu tình. Chúng tôi có lợi thế đi xe riêng, nơi nào đẹp thì ở lại tắm biển vui chơi, đi theo tour thường bị lệ thuộc giờ giấc nơi đến và đi. Nhưng cũng có nỗi khổ tìm nơi đậu xe rất khó, dù mỗi giờ phải trả 10 USDollar. Bãi biển Fort Lauderdale đẹp, có nhiều bàn ghế ngồi dưới hàng cây cổ thụ rể chằng chịt, có nhiều lò để nướng thịt, bến cho thuê tàu nhỏ du lịch và phòng vệ sinh sạch sẽ. Cảnh sát luôn đi tuần qua lại, không ai dám uống rượu bier. Biển Daytona rộng rãi, xe có thể đậu trên bãi cát, biển bằng phẳng ra xa 50 m nước còn cạn tới đầu gối, những đoàn chim nhỏ tìm mồi trên bãi cát vàng mịn không có sỏi, ngoài xa những đoàn chim Hải Âu bay lượn trên những chiếc thuyền buồm đang xuôi gió…

Sau giờ cơm chiều chúng tôi thường đi dạo phố ngắm cảnh, nơi nào chúng tôi cũng thấy những tiệm Nail của người VN. Theo Thống kê từ tạp chí Nail Magazine của Mỹ cho thấy hiện có 374.345 người Việt được cấp chứng chỉ kỹ thuật viên nghề nail, chiếm hơn 40% nhân lực làm trong nghề nail ở Mỹ. Vào thời điểm năm 2010, Miami có tới 279 tiệm nail, còn ở Florida có 1.152 tiệm nail do người Việt sở hữu theo tờ Miami Herald, cộng đồng người Việt ở Mỹ đã kiểm soát gần như hoàn toàn nghề làm nail ở nước này. Florida có khoảng 54.597 người Việt sinh sống, chiếm 1,5% trong tổng số khoảng 3,75 triệu người nhập cư ở tiểu bang này.

Đời sống tại Mỹ nếu người có thu nhập thấp “low income”, sẽ được chính phủ cung cấp food stamp (một chiếc thẻ như thẻ tín dụng để họ mua thức ăn mỗi tháng với hạn mức tiền ấn định trước), cash aid (hỗ trợ tiền mặt), cash aid for unemployee (tiền thất nghiệp), SSI for disability (tiền cho người mất khả năng làm việc, cho người già..). Ngoài ra còn có medicaid (bảo hiểm y tế). Ở Mỹ người giàu hay đời sống trung bình đi làm phải trả thuế. Phần đông Mỹ đen có thu nhập thấp được hưởng phần phúc lợi xã hội trên. Có người nói ngày xưa “Mỹ đen làm nô lệ, bây giờ Mỹ trắng làm nô lệ cho Mỹ đen” vì đi làm đóng thuế để nuôi Mỹ đen, dân đen có đời sống tà tà hưởng nhàn trong những khu nhà tồi nhất, nhưng không bị đói. Chính phủ phải lo cho thành phần nầy để không quậy phá, tránh bớt tội phạm cướp của giết người.

Hệ thống giáo dục trung học phổ thông miễn phí, nhưng lên đại học sinh viên có thể mượn tiền không tiền lời. Chính phủ bỏ ra 1000 tỷ cho sinh viên mượn nợ, Mỹ có hơn 3.300 trường đại học và các học viện. Chương trình học với đầy đủ các loại bằng cấp, với hơn 600 chuyên ngành khác nhau. Con của người Việt Nam tại Mỹ phần lớn thành công theo học các đại học danh tiếng hàng đầu ở Mỹ. Trong những thập niên qua học phí đại học tăng theo cấp số nhân, nên sinh viên tốt nghiệp ra trường phải gánh chịu một số nợ rất lớn. Trong khi ở Đức sinh viên ra trường không vướng bận nợ nần nhiều vì không phải trả tiền học phí cao như bên Mỹ.

image006Chúng tôi đến Trung tâm Vũ trụ John F. Kennedy là nơi phóng các tàu vũ trụ của NASA gần Mũi Canaveral trên đảo Merritt. Nơi này nằm giữa Miami và Jacksonville. dài khoảng 34 mile và rộng khoảng 6 mile diện tích khoảng 219 km². Khoảng 17.000 người làm việc, du khách mua vé vào được hướng dẫn xem một phần của trung tâm.

Tất cả các cuộc phóng phi thuyền ở Trạm không quân Mũi Canaveral (CCAFS) được điều hành bởi Không quân Hoa Kỳ. Trung tâm Kenedy cũng là nơi phóng các tàu con thoi. Một nơi đáp cho tàu con thoi, dài 4,6 km. Lần phóng đầu tiên là tàu con thoi Columbia vào ngày 12. 4. 1981. Tuy nhiên, lần đáp tàu con thoi đầu tiên sau khi hoàn thành nhiệm vụ là ngày 11.02.1984, khi tàu con thoi Challenger hoàn thành phi vụ STS-41-B; nơi hạ cánh chính trước thời điểm đó là Căn cứ Không quân Edwards ở California. Hai mươi lăm chuyến bay đã hoàn thành tính đến tháng 9 năm 1988, với một giai đoạn ngưng trệ dài (từ 28.01.1986 đến 29.09. 1988) vì thảm họa tàu con thoi Challenger bị nổ ngày 28.01.1986.

Chúng tôi rời Mũi Canaveral ra xa lộ liên bang 95 đến Washington DC- New York… dọc theo xa lộ có các khu “rest area” sạch sẽ tiện nghi có thêm những chỗ cho hành khách charge pin điện thoại, laptop, I pad, I phone… cho mọi người dùng khi cần đến và chẳng bao giờ phải tốn một xu nào, cầu tiêu công cộng có ở khắp nơi, giấy vệ sinh, giấy lau tay xài thoải mái, có cả vòi nước uống, vào biên giới của mỗi tiểu bang đều có phòng Information, du khách có thể hỏi về những danh lam thắng cảnh du lịch hay xin bản đồ. Ở Đức hay nói chung Âu Châu trên xa lộ cũng có khu để nghỉ, nhưng không đủ tiện nghi. Nếu đi vệ sinh ở các cây xăng phải trả tiền từ 50 -70 cent, du khách phải luôn có tiền lẻ trong túi.

Mời đọc tiếp về Washington DC, New York, Quebec, Montreal, Toronto….

Nguyễn Quý Đại

  • Christopher Columbus (sinh ở Genoa Ý năm1451- mất † 1506 tại Valladolid ở phía bắc Tây Ban Nha bên dòng sông Pisuerga),

Vietnamese population, 2013 : 1,724,508

TOP 10 STATES WITH LAR GEST VIETNAMESE POPULATION: 2010

1       California 834,635

2       Texas             396,522

3       Washington       75,415

4       Florida             71,831

5       Virginia             60,510

6       Georgia               52,866

7       Massachusetts   46,503

8       Pennsylvania     42,503

9       New York           30,556

10     Louisiana             29,747

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm