Kinh Khổ

Người trẻ và cái nhìn về ngày 2/9

Hôm 2-9 vừa qua, Hà Nội đã cho kỷ niệm 69 năm ngày quốc khánh nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, nay là Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Người trẻ trong nước nghĩ và cảm nhận ra sao về ngày nà
Phần âm thanh Tải xuống âm thanh
000_Hkg10092626.jpg
Tranh cổ động chào mừng ngày 2/9 tại Hà Nội, ảnh chụp hôm 28/8/2014.
AFP PHOTO / HOANG DINH Nam

 

Diễn đàn bạn trẻ kỳ này mời quý vị cùng đến với chủ đề người trẻ Việt Nam nghĩ gì về ngày 2-9, liệu sự độc lập, tự do và hạnh phúc theo đúng nghĩa của nó đã thật sự hiện hữu trên đất nước Việt Nam sau 69 năm chưa?

Hôm 2-9 vừa qua, Hà Nội đã cho kỷ niệm 69 năm ngày quốc khánh nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, nay là Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Người trẻ trong nước nghĩ và cảm nhận ra sao về ngày này; Liệu ngày này có là ngày để cho họ tự hào về dân tộc họ hay chăng? Mời quý vị theo dõi cuộc thảo luận về vấn đề này cùng Chân Như và các bạn Phương Dung, Đình Hà, Thanh Tùng và Mặc Khải. Các bạn là những người trẻ đang sinh sống và làm việc tại cả 3 miền đất nước.

Không khí ảm đạm?

Chân Như: Xin chào các bạn, các bạn nhận thấy không khí của ngày 2.9 tại Việt Nam năm nay so với những năm trước thế nào?

Mặc Khải: Năm nay, mọi người được nghỉ lễ khá dài-khoảng 4 ngày. Đa phần mọi người đều đi du lịch xa. Có lẽ năm nay là năm lẻ, năm thứ 69 nên không có tổ chức nhiều lễ kỷ niệm như các năm chẵn như duyệt binh, diễn hành... Năm nay có tổ chức bắn pháo bông tại một vài nơi cho người dân tổ chức kỷ niệm. Hình như cái hoạt động duy nhất mà người dân tham gia là treo cờ quốc gia ở mỗi nhà.

Năm nay 2/9 em cũng chỉ ở Hà Nội chứ em không đi đâu xa. Em thấy là không khí 2/9 năm nay ở Hà Nội khá là ảm đạm.
-Thanh Tùng

Thanh Tùng: Năm nay 2/9 em cũng chỉ ở Hà Nội chứ em không đi đâu xa. Em thấy là không khí 2/9 năm nay ở Hà Nội khá là ảm đạm. Có lẽ như bạn Mặc Khải vừa nói năm nay là năm lẻ nên ở Hà Nội không có duyệt binh hay bắn pháo hoa. Nguyên nhân theo em nghĩ ngày này là do sinh viên và lao động ngoại tỉnh về quê nên Hà Nội vắng hơn ngày thường. Em cũng nghĩ nguyên nhân chủ yếu là do kinh tế Việt Nam mấy năm nay đi xuống nên người dân tiết kiệm chi tiêu. Họ không đến các địa điểm vui chơi, giải trí nhiều như trước nữa.

Đình Hà: Thưa anh, ở những năm trước, các trang mạng xã hội facebook có phong trào “nhuộm đỏ” facebook bằng thay đổi avatar bằng hình quốc kỳ Việt Nam là cờ đỏ sao vàng. Năm nay, phong trào đó cũng không rộ mấy và cũng không có mấy. Hơn nữa. ở ngoài đường chuyện treo cờ xí, biểu ngữ, băng-rôn năm nay cũng bớt “đỏ” hơn những năm trước.

Phương Dung: Dạ năm nay thì em thấy cũng như các bạn nói: ngày 02/09 bây giờ không khí không còn vui vẻ. Mọi người có vẻ như là không quan tâm đến ngày này là ngày quốc khánh mà chỉ nghĩ đến ngày này là ngày họ được nghỉ thôi. Còn việc treo cờ, những năm trước, tổ dân phố họ có đến khuyên treo cờ. Bây giờ thì gần khu nhà em họ dựng sẵn cái cột cờ. Họ tự lấy cờ của họ và họ tự treo.

Chân Như: Khi đi học phổ thông, không biết các bạn có được dạy hoặc nghe qua dữ kiện lịch sử này chưa? Đó là sau khi Nhật “trao trả độc lập” Hoàng đế Bảo Đại của Triều Nguyễn và chính phủ của Thủ Tướng Trần Trọng Kim đã “tuyên bố độc lập” cho nước Việt Nam trong tháng 3 và tháng 4 năm 1945. Như vậy là trước cả cuộc cách mạng tháng 8 và 2 tháng 9, 1945. Theo Các bạn, ngày 2/9 có thật sự là ngày “Tết Độc Lập” của nước Việt Nam, của người dân Việt Nam không? Vì sao?

Mặc Khải: Trước tiên nói về “Tết Độc lập”, anh nói thì mình mới biết cái cụm từ này và cụm từ này có vẻ xa lạ đối với người dân miền Nam quá. Đúng ra ngày 2/9 được gọi là ngày quốc khánh. Tiếng Pháp là La Fête Nationale. Chẳng hạn như ở Pháp ngày Quatre Juillet là ngày 14/7. Người ta lấy cái mốc là ngày ngục Bastille bị phá bỏ. Việt Nam thì lựa chọn cái ngày Chủ tịch HCM đọc bản Tuyên ngôn tại quảng trường Ba Đình làm ngày quốc khánh. Ngày nay là do nhà cầm quyền họ chọn, không có lý do gì hết. Riêng về vấn đề chính phủ Trần Trọng Kim thì trong sách giáo khoa sử của chương trình phổ thông họ có đề cập. Tuy nhiên họ chỉ đề cập thoáng qua và cho chính phủ này là chính phủ bù nhìn, thân Nhật. Họ không đề cập gì đến việc tuyên bố độc lập nhưng mà vẫn nhấn mạnh là Việt Minh có cướp chính quyền và có đọc diễn văn tại quảng trường Ba Đình.

000_Hkg10092773-400.jpg
Ảnh minh họa chụp tại Hà Nội hôm 28/8/2014. AFP PHOTO/HOANG DINH Nam.

Đình Hà: Theo như bạn Mặc Khải nói thì đúng vì theo như sách giáo khoa sử của Việt Nam có nhắc thoáng qua những việc Nhật đảo chính Pháp và hành động của chúng ta trong cái việc thoát ra trong cái lệnh tổng khởi nghĩa 19/8. Quãng thời gian lịch sử của triều Nguyễn và chính phủ Trần Trọng Kim được nhắc đến rất ít. Theo ý kiến chủ quan, áp đặt của ngành tuyên truyền của đảng Cộng sản Việt Nam thì nhiều khi cũng không mang tính trung thực cho lắm. Còn về cái ngày “Tết Độc Lập” như bạn Mặc Khải nói là bạn không nghe phổ biến nhưng thực tế là trong các phim ảnh tuyên truyền của Việt Nam rất nhiều năm nay thì cụm từ này trên báo chí và trong phim ảnh cũng đã được nói rất nhiều. Có thể bạn chưa được nghe thấy thôi . Ngày 2/9, thực tế, cũng chưa phải là ngày độc lập của Việt Nam vì từ trước đó đã được tuyên bố độc lập. Dù chỉ trên danh nghĩa nhưng mà theo công pháp quốc tế thì cũng có thể coi là một bản tuyên bố của một chính quyền đại diện cho nước Việt Nam lúc đó. Tuyên bố độc lập ra khỏi ách thực dân thì đã là độc lập.

Mặc Khải: Thật ra có thể em nói không rõ: em nói cụm từ “Tết Độc Lập” xa lạ với người dân miền Nam bởi vì hình như cụm từ này hình như xuất phát từ giới tuyên truyền cho nên nó phổ biến ở miền Bắc nhiều hơn; Có lẽ nó xuất phát từ cái thời “bao cấp” hay cái thời vẫn còn chia hai miền. Thật ra dùng ngày quốc khánh thì nó phù hợp hơn. Trên các văn bản chính thức thì vẫn coi là 2/9 là ngày quốc khánh. Còn từ “Tết Độc lập” hay ngày độc lập thì chỉ là từ dùng để tuyên truyền và kêu gọi nhiều hơn. Dĩ nhiên, nếu như đứng về góc độ xác định ngày nào là ngày độc lập chánh thức của Việt Nam thì chúng ta cũng phải xét lại liệu có phải là 2/9 hay không. Lúc này chúng ta lại đề cập đến đạo dụ Tuyên cáo Độc lập 11/31945 của Hoàng Đế Bảo Đại.

Thanh Tùng: Vâng thật ra từ hồi đi học phổ thông thì cũng chỉ biết hồi thảng,4 năm 1945 chính phủ của ông Trần Trọng Kim được thành lập nhưng lúc ấy sách giáo khoa lịch sử nói chính phủ này là do Nhật dựng lên và thân Nhật và làm tay sai cho Nhật. Họ không nhắc gì đến việc chính phủ ông Trần Trọng Kim có ra 1 bản tuyên bố về sự độc lập của nước Việt Nam. Còn ba từ “Tết Độc Lập “ là những từ không phổ biến cho lắm. Đa phần người dân Việt Nam cũng biết ngày 2/9 là ngày quốc khánh thôi.

Một ngày nghỉ bình thường?

Chân Như: Khi ra đời nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là CHXHCN Việt Nam, phía dưới quốc hiệu luôn giữ khẩu hiệu “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc” theo thuyết “Tam dân” của Tôn Trung Sơn (Dân tộc – độc lập , dân quyền – tự do ; dân sinh – hạnh phúc), các bạn thấy những mục tiêu đó có được thực hiện trong thực tế Việt Nam không?

Thanh Tùng: Khẩu hiệu của quốc gia Việt Nam hiện nay là “Độc lập-Tự do-Hạnh phúc”. Nó gồm ba vế rõ ràng. Theo em “độc lập” của Việt Nam thì rõ ràng Việt Nam hiện nay là một quốc gia có chủ quyền và không bị nước nào chi phối cả. Tuy nhiên, hiện tại, trong những lần Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của Việt Nam thí thế giới có lên tiếng phản đối rất là mạnh; Kể cả người dân Việt Nam cũng có hành động phản đối. Thế nhưng về phía chính quyền Việt Nam thì rõ ràng họ không thể hiện các hành động phản kháng một cách thích đáng. Hiện nay, nhiều người dân Việt Nam cũng đang nghi ngờ đảng Cộng sản Việt Nam đang bị Trung Quốc thao túng. Em nghĩ nếu việc đó có thật- một đảng cầm quyền của một đất nước mà bị thao túng thì sự độc lập không hoàn toàn. Đó chỉ là một sự độc lập nửa vời thôi. Còn mục tiêu “tự do”: điều kiện thực tế trong xã hội Việt Nam thì sự tự do của người dân bị giới hạn rất là nhiều. Ở Việt Nam có rất nhiều điều luật ngăn cản sự tự do của người dân tong nhiều lĩnh vực như học tập, sinh sống, di chuyển, cư trú. Ví dụ như trong vấn đề cư trú ở Việt Nam thì vẫn duy trì chế độ hộ khẩu mà trong đó người dân sinh ra ở đâu, làm hộ khẩu ở đâu thì sinh sống ở đấy thôi. Muốn cư trú ở nơi khác, lâu dài thì phải chuyển hộ khẩu. Như vậy là giới hạn về cư trú tự do rồi. Bàn về khía cạnh “hạnh phúc” trong câu khẩu hiệu này với hai mục tiêu “độc lập” “tự do” đã bị hạn chế rồi thì theo em nghĩ , người dân trong một quốc gia mà độc lập và tự do bị hạn chế thì khó mà hạnh phúc rồi. Hiện tại kinh tế ở Việt Nam đang bị khủng hoảng, thu nhập người dân cũng giảm, lạm phát gia tăng, thất nghiệp cũng gia tăng cao, xã hội Việt Nam cũng đang có nhiều mặt suy đồi. Cuộc sống như thế thì khó mà hạnh phúc.

Người dân Việt Nam hiện nay không cảm thấy hạnh phúc trong những vấn đề chung của đất nước. Cho nên người dân Việt Nam, hiện nay, chỉ lấy những thành công của bản thân để coi là hạnh phúc thôi. Ít người coi thành công chung của đất nước là hạnh phúc.

Đối với em, từ nhỏ, em đã nghĩ ngày 2/9 là một ngày lễ thôi. Tới ngày đó là được nghỉ. Lúc em lớn lên, biết được mọi thứ thì 2/9 cũng là ngày bình thường.
-Phương Dung

Đình Hà: Thưa anh, những lời bạn Tùng nói rất là đúng. Em xin bổ sung thêm như thế này:

Về tính “độc lập” của Việt Nam đúng là hiện nay đang có rất nhiều người nghi ngờ thông qua việc bảo vệ chủ quyền của chính quyền Hà Nội. Còn về khía cạnh dân quyền tự do thì em lấy ví dụ ngay bản thân em. Năm 2011, đúng ngày quốc khánh 2/9 thì quyền tự do đi lại của em đã bị cướp ngang tại Hoàn Kiếm và Lý Thái Tổ, Hà Nội. Họ ngăn chặn không cho em ra khỏi nhà cửa nhà của mình vì đợt đó đang có một chuỗi các cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc gây hấn với Việt Nam ở ngoài biển Đông. Đó là điều rất phi lý tại Việt Nam. Và không chỉ riêng trong ngày 2/9 mà là bất cứ khi nào có sự kiện gì đó liên quan đến các hoạt động cho dân quyền cũng như các hoạt động bảo vệ chủ quyền biển đảo thì nhiều người bị như vậy. Quyền dân sự cơ bản của họ cũng bị ngăn cấm. Điễn hình là có những tù nhân lương tâm, tù nhân chính trị bị bắt giam bởi vì họ đã thực hiện quyền tự do chính trị của mình khi họ lên tiếng nói về tình hình thực trạng của Việt Nam .

Về khía cạnh hạnh phúc, người dân Việt Nam hiên nay có thể họ vui cười trước mặt nhưng họ có nhiều nỗi u sầu trong lòng. Họ không thể nào thanh thản. Họ cũng không thể nào vui vẻ đạt được hạnh phúc vì điễn hình như là y tế thì những dịch bệnh như là dịch sởi đối với trẻ con hồi đầu năm cũng là một nỗi lo rất lớn của xã hội. Việc đi học của các cháu bé miền núi phải trèo đèo lội suối rất là vất vả vì không có cầu để đi qua. Nhiều cháu có khi một năm cũng chỉ có một hai bộ quần áo để thay phiên đến rách cũng phải vá để mặc lại… Do vậy ở xứ này không thể nói hạnh phúc đã đến với người dân. Ngay thành phố Hà Nội này, ngoài những khu nhà rất là sang trọng, tuyệt đẹp thì còn có những khu xóm nhà thuyền mà người dân ở đó sống rất là kham khổ. Có những đứa bé không có giấy khai sinh thì làm sao người dân ở Việt Nam hạnh phúc được trọn vẹn?

Chân Như: Với một công dân ở bất kỳ nước nào thì họ đều tự hào về ngày lập quốc của mình, còn các bạn nghĩ, cảm nhận, coi trọng ngày 2/9 thế nào?

Thanh Tùng: Với em, em chỉ coi ngày 2/9 chỉ là một ngày nghỉ và 1 ngày để suy nghĩ về quãng đường mà đất nước Việt Nam đã đi qua từ ngày 2/9/1945 cho đến bây giờ. Em cũng chẳng coi trọng gì cái ngày này.

Đình Hà: Đối với em cũng vậy. Em coi ngày 2/9 là ngày sinh của nhiều người, ngày mất của nhiều người và là ngày mà trong sách lịch sử người ta dạy là ngày ra đời của nhà nước công nông đầu tiên của vùng Đông Nam Á và cũng là ngày được ghi vào luật lao động là ngày nghỉ, thế thôi. Chính xác về ý nghĩa lịch sử của quốc gia này thì nó chỉ là một ngày người ta chọn để làm ngày quốc khánh chứ nó không gắn với một sự kiện lịch sử nào ngoài cái việc đọc bản tuyên ngôn. Quốc khánh Pháp hay Mỹ đều liên quan đến việc ra đời một sự kiện nào đó mang ý nghĩa đối với quốc gia. Ở Việt Nam ngày 2/9 được ấn định là ngày đọc bản tuyên ngôn.

Phương Dung: Đối với em, từ nhỏ, em đã nghĩ ngày 2/9 là một ngày lễ thôi. Tới ngày đó là được nghỉ. Lúc em lớn lên, biết được mọi thứ thì 2/9 cũng là ngày bình thường, không phải ngày lễ; Cũng chẳng phải là ngày nào quan trọng. Không gì cả, không tự hào cũng không quan trọng.

Chân Như: Vâng một lần nữa, xin cảm ơn tất cả các bạn đã dành thời gian đến với chương trình, chia sẻ cảm nghĩ của mình về đề tài này. Chân Như hy vọng các bạn sẽ trở lại vào những dịp sau cho các đề tài khác. Chân Như cũng cảm ơn quí độc giả đã theo dõi. Hẹn gặp lại quí vị và các bạn trong chương trình DĐBT trong chương trình tuần tới.

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Người trẻ và cái nhìn về ngày 2/9

Hôm 2-9 vừa qua, Hà Nội đã cho kỷ niệm 69 năm ngày quốc khánh nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, nay là Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Người trẻ trong nước nghĩ và cảm nhận ra sao về ngày nà
Phần âm thanh Tải xuống âm thanh
000_Hkg10092626.jpg
Tranh cổ động chào mừng ngày 2/9 tại Hà Nội, ảnh chụp hôm 28/8/2014.
AFP PHOTO / HOANG DINH Nam

 

Diễn đàn bạn trẻ kỳ này mời quý vị cùng đến với chủ đề người trẻ Việt Nam nghĩ gì về ngày 2-9, liệu sự độc lập, tự do và hạnh phúc theo đúng nghĩa của nó đã thật sự hiện hữu trên đất nước Việt Nam sau 69 năm chưa?

Hôm 2-9 vừa qua, Hà Nội đã cho kỷ niệm 69 năm ngày quốc khánh nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, nay là Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Người trẻ trong nước nghĩ và cảm nhận ra sao về ngày này; Liệu ngày này có là ngày để cho họ tự hào về dân tộc họ hay chăng? Mời quý vị theo dõi cuộc thảo luận về vấn đề này cùng Chân Như và các bạn Phương Dung, Đình Hà, Thanh Tùng và Mặc Khải. Các bạn là những người trẻ đang sinh sống và làm việc tại cả 3 miền đất nước.

Không khí ảm đạm?

Chân Như: Xin chào các bạn, các bạn nhận thấy không khí của ngày 2.9 tại Việt Nam năm nay so với những năm trước thế nào?

Mặc Khải: Năm nay, mọi người được nghỉ lễ khá dài-khoảng 4 ngày. Đa phần mọi người đều đi du lịch xa. Có lẽ năm nay là năm lẻ, năm thứ 69 nên không có tổ chức nhiều lễ kỷ niệm như các năm chẵn như duyệt binh, diễn hành... Năm nay có tổ chức bắn pháo bông tại một vài nơi cho người dân tổ chức kỷ niệm. Hình như cái hoạt động duy nhất mà người dân tham gia là treo cờ quốc gia ở mỗi nhà.

Năm nay 2/9 em cũng chỉ ở Hà Nội chứ em không đi đâu xa. Em thấy là không khí 2/9 năm nay ở Hà Nội khá là ảm đạm.
-Thanh Tùng

Thanh Tùng: Năm nay 2/9 em cũng chỉ ở Hà Nội chứ em không đi đâu xa. Em thấy là không khí 2/9 năm nay ở Hà Nội khá là ảm đạm. Có lẽ như bạn Mặc Khải vừa nói năm nay là năm lẻ nên ở Hà Nội không có duyệt binh hay bắn pháo hoa. Nguyên nhân theo em nghĩ ngày này là do sinh viên và lao động ngoại tỉnh về quê nên Hà Nội vắng hơn ngày thường. Em cũng nghĩ nguyên nhân chủ yếu là do kinh tế Việt Nam mấy năm nay đi xuống nên người dân tiết kiệm chi tiêu. Họ không đến các địa điểm vui chơi, giải trí nhiều như trước nữa.

Đình Hà: Thưa anh, ở những năm trước, các trang mạng xã hội facebook có phong trào “nhuộm đỏ” facebook bằng thay đổi avatar bằng hình quốc kỳ Việt Nam là cờ đỏ sao vàng. Năm nay, phong trào đó cũng không rộ mấy và cũng không có mấy. Hơn nữa. ở ngoài đường chuyện treo cờ xí, biểu ngữ, băng-rôn năm nay cũng bớt “đỏ” hơn những năm trước.

Phương Dung: Dạ năm nay thì em thấy cũng như các bạn nói: ngày 02/09 bây giờ không khí không còn vui vẻ. Mọi người có vẻ như là không quan tâm đến ngày này là ngày quốc khánh mà chỉ nghĩ đến ngày này là ngày họ được nghỉ thôi. Còn việc treo cờ, những năm trước, tổ dân phố họ có đến khuyên treo cờ. Bây giờ thì gần khu nhà em họ dựng sẵn cái cột cờ. Họ tự lấy cờ của họ và họ tự treo.

Chân Như: Khi đi học phổ thông, không biết các bạn có được dạy hoặc nghe qua dữ kiện lịch sử này chưa? Đó là sau khi Nhật “trao trả độc lập” Hoàng đế Bảo Đại của Triều Nguyễn và chính phủ của Thủ Tướng Trần Trọng Kim đã “tuyên bố độc lập” cho nước Việt Nam trong tháng 3 và tháng 4 năm 1945. Như vậy là trước cả cuộc cách mạng tháng 8 và 2 tháng 9, 1945. Theo Các bạn, ngày 2/9 có thật sự là ngày “Tết Độc Lập” của nước Việt Nam, của người dân Việt Nam không? Vì sao?

Mặc Khải: Trước tiên nói về “Tết Độc lập”, anh nói thì mình mới biết cái cụm từ này và cụm từ này có vẻ xa lạ đối với người dân miền Nam quá. Đúng ra ngày 2/9 được gọi là ngày quốc khánh. Tiếng Pháp là La Fête Nationale. Chẳng hạn như ở Pháp ngày Quatre Juillet là ngày 14/7. Người ta lấy cái mốc là ngày ngục Bastille bị phá bỏ. Việt Nam thì lựa chọn cái ngày Chủ tịch HCM đọc bản Tuyên ngôn tại quảng trường Ba Đình làm ngày quốc khánh. Ngày nay là do nhà cầm quyền họ chọn, không có lý do gì hết. Riêng về vấn đề chính phủ Trần Trọng Kim thì trong sách giáo khoa sử của chương trình phổ thông họ có đề cập. Tuy nhiên họ chỉ đề cập thoáng qua và cho chính phủ này là chính phủ bù nhìn, thân Nhật. Họ không đề cập gì đến việc tuyên bố độc lập nhưng mà vẫn nhấn mạnh là Việt Minh có cướp chính quyền và có đọc diễn văn tại quảng trường Ba Đình.

000_Hkg10092773-400.jpg
Ảnh minh họa chụp tại Hà Nội hôm 28/8/2014. AFP PHOTO/HOANG DINH Nam.

Đình Hà: Theo như bạn Mặc Khải nói thì đúng vì theo như sách giáo khoa sử của Việt Nam có nhắc thoáng qua những việc Nhật đảo chính Pháp và hành động của chúng ta trong cái việc thoát ra trong cái lệnh tổng khởi nghĩa 19/8. Quãng thời gian lịch sử của triều Nguyễn và chính phủ Trần Trọng Kim được nhắc đến rất ít. Theo ý kiến chủ quan, áp đặt của ngành tuyên truyền của đảng Cộng sản Việt Nam thì nhiều khi cũng không mang tính trung thực cho lắm. Còn về cái ngày “Tết Độc Lập” như bạn Mặc Khải nói là bạn không nghe phổ biến nhưng thực tế là trong các phim ảnh tuyên truyền của Việt Nam rất nhiều năm nay thì cụm từ này trên báo chí và trong phim ảnh cũng đã được nói rất nhiều. Có thể bạn chưa được nghe thấy thôi . Ngày 2/9, thực tế, cũng chưa phải là ngày độc lập của Việt Nam vì từ trước đó đã được tuyên bố độc lập. Dù chỉ trên danh nghĩa nhưng mà theo công pháp quốc tế thì cũng có thể coi là một bản tuyên bố của một chính quyền đại diện cho nước Việt Nam lúc đó. Tuyên bố độc lập ra khỏi ách thực dân thì đã là độc lập.

Mặc Khải: Thật ra có thể em nói không rõ: em nói cụm từ “Tết Độc Lập” xa lạ với người dân miền Nam bởi vì hình như cụm từ này hình như xuất phát từ giới tuyên truyền cho nên nó phổ biến ở miền Bắc nhiều hơn; Có lẽ nó xuất phát từ cái thời “bao cấp” hay cái thời vẫn còn chia hai miền. Thật ra dùng ngày quốc khánh thì nó phù hợp hơn. Trên các văn bản chính thức thì vẫn coi là 2/9 là ngày quốc khánh. Còn từ “Tết Độc lập” hay ngày độc lập thì chỉ là từ dùng để tuyên truyền và kêu gọi nhiều hơn. Dĩ nhiên, nếu như đứng về góc độ xác định ngày nào là ngày độc lập chánh thức của Việt Nam thì chúng ta cũng phải xét lại liệu có phải là 2/9 hay không. Lúc này chúng ta lại đề cập đến đạo dụ Tuyên cáo Độc lập 11/31945 của Hoàng Đế Bảo Đại.

Thanh Tùng: Vâng thật ra từ hồi đi học phổ thông thì cũng chỉ biết hồi thảng,4 năm 1945 chính phủ của ông Trần Trọng Kim được thành lập nhưng lúc ấy sách giáo khoa lịch sử nói chính phủ này là do Nhật dựng lên và thân Nhật và làm tay sai cho Nhật. Họ không nhắc gì đến việc chính phủ ông Trần Trọng Kim có ra 1 bản tuyên bố về sự độc lập của nước Việt Nam. Còn ba từ “Tết Độc Lập “ là những từ không phổ biến cho lắm. Đa phần người dân Việt Nam cũng biết ngày 2/9 là ngày quốc khánh thôi.

Một ngày nghỉ bình thường?

Chân Như: Khi ra đời nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là CHXHCN Việt Nam, phía dưới quốc hiệu luôn giữ khẩu hiệu “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc” theo thuyết “Tam dân” của Tôn Trung Sơn (Dân tộc – độc lập , dân quyền – tự do ; dân sinh – hạnh phúc), các bạn thấy những mục tiêu đó có được thực hiện trong thực tế Việt Nam không?

Thanh Tùng: Khẩu hiệu của quốc gia Việt Nam hiện nay là “Độc lập-Tự do-Hạnh phúc”. Nó gồm ba vế rõ ràng. Theo em “độc lập” của Việt Nam thì rõ ràng Việt Nam hiện nay là một quốc gia có chủ quyền và không bị nước nào chi phối cả. Tuy nhiên, hiện tại, trong những lần Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của Việt Nam thí thế giới có lên tiếng phản đối rất là mạnh; Kể cả người dân Việt Nam cũng có hành động phản đối. Thế nhưng về phía chính quyền Việt Nam thì rõ ràng họ không thể hiện các hành động phản kháng một cách thích đáng. Hiện nay, nhiều người dân Việt Nam cũng đang nghi ngờ đảng Cộng sản Việt Nam đang bị Trung Quốc thao túng. Em nghĩ nếu việc đó có thật- một đảng cầm quyền của một đất nước mà bị thao túng thì sự độc lập không hoàn toàn. Đó chỉ là một sự độc lập nửa vời thôi. Còn mục tiêu “tự do”: điều kiện thực tế trong xã hội Việt Nam thì sự tự do của người dân bị giới hạn rất là nhiều. Ở Việt Nam có rất nhiều điều luật ngăn cản sự tự do của người dân tong nhiều lĩnh vực như học tập, sinh sống, di chuyển, cư trú. Ví dụ như trong vấn đề cư trú ở Việt Nam thì vẫn duy trì chế độ hộ khẩu mà trong đó người dân sinh ra ở đâu, làm hộ khẩu ở đâu thì sinh sống ở đấy thôi. Muốn cư trú ở nơi khác, lâu dài thì phải chuyển hộ khẩu. Như vậy là giới hạn về cư trú tự do rồi. Bàn về khía cạnh “hạnh phúc” trong câu khẩu hiệu này với hai mục tiêu “độc lập” “tự do” đã bị hạn chế rồi thì theo em nghĩ , người dân trong một quốc gia mà độc lập và tự do bị hạn chế thì khó mà hạnh phúc rồi. Hiện tại kinh tế ở Việt Nam đang bị khủng hoảng, thu nhập người dân cũng giảm, lạm phát gia tăng, thất nghiệp cũng gia tăng cao, xã hội Việt Nam cũng đang có nhiều mặt suy đồi. Cuộc sống như thế thì khó mà hạnh phúc.

Người dân Việt Nam hiện nay không cảm thấy hạnh phúc trong những vấn đề chung của đất nước. Cho nên người dân Việt Nam, hiện nay, chỉ lấy những thành công của bản thân để coi là hạnh phúc thôi. Ít người coi thành công chung của đất nước là hạnh phúc.

Đối với em, từ nhỏ, em đã nghĩ ngày 2/9 là một ngày lễ thôi. Tới ngày đó là được nghỉ. Lúc em lớn lên, biết được mọi thứ thì 2/9 cũng là ngày bình thường.
-Phương Dung

Đình Hà: Thưa anh, những lời bạn Tùng nói rất là đúng. Em xin bổ sung thêm như thế này:

Về tính “độc lập” của Việt Nam đúng là hiện nay đang có rất nhiều người nghi ngờ thông qua việc bảo vệ chủ quyền của chính quyền Hà Nội. Còn về khía cạnh dân quyền tự do thì em lấy ví dụ ngay bản thân em. Năm 2011, đúng ngày quốc khánh 2/9 thì quyền tự do đi lại của em đã bị cướp ngang tại Hoàn Kiếm và Lý Thái Tổ, Hà Nội. Họ ngăn chặn không cho em ra khỏi nhà cửa nhà của mình vì đợt đó đang có một chuỗi các cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc gây hấn với Việt Nam ở ngoài biển Đông. Đó là điều rất phi lý tại Việt Nam. Và không chỉ riêng trong ngày 2/9 mà là bất cứ khi nào có sự kiện gì đó liên quan đến các hoạt động cho dân quyền cũng như các hoạt động bảo vệ chủ quyền biển đảo thì nhiều người bị như vậy. Quyền dân sự cơ bản của họ cũng bị ngăn cấm. Điễn hình là có những tù nhân lương tâm, tù nhân chính trị bị bắt giam bởi vì họ đã thực hiện quyền tự do chính trị của mình khi họ lên tiếng nói về tình hình thực trạng của Việt Nam .

Về khía cạnh hạnh phúc, người dân Việt Nam hiên nay có thể họ vui cười trước mặt nhưng họ có nhiều nỗi u sầu trong lòng. Họ không thể nào thanh thản. Họ cũng không thể nào vui vẻ đạt được hạnh phúc vì điễn hình như là y tế thì những dịch bệnh như là dịch sởi đối với trẻ con hồi đầu năm cũng là một nỗi lo rất lớn của xã hội. Việc đi học của các cháu bé miền núi phải trèo đèo lội suối rất là vất vả vì không có cầu để đi qua. Nhiều cháu có khi một năm cũng chỉ có một hai bộ quần áo để thay phiên đến rách cũng phải vá để mặc lại… Do vậy ở xứ này không thể nói hạnh phúc đã đến với người dân. Ngay thành phố Hà Nội này, ngoài những khu nhà rất là sang trọng, tuyệt đẹp thì còn có những khu xóm nhà thuyền mà người dân ở đó sống rất là kham khổ. Có những đứa bé không có giấy khai sinh thì làm sao người dân ở Việt Nam hạnh phúc được trọn vẹn?

Chân Như: Với một công dân ở bất kỳ nước nào thì họ đều tự hào về ngày lập quốc của mình, còn các bạn nghĩ, cảm nhận, coi trọng ngày 2/9 thế nào?

Thanh Tùng: Với em, em chỉ coi ngày 2/9 chỉ là một ngày nghỉ và 1 ngày để suy nghĩ về quãng đường mà đất nước Việt Nam đã đi qua từ ngày 2/9/1945 cho đến bây giờ. Em cũng chẳng coi trọng gì cái ngày này.

Đình Hà: Đối với em cũng vậy. Em coi ngày 2/9 là ngày sinh của nhiều người, ngày mất của nhiều người và là ngày mà trong sách lịch sử người ta dạy là ngày ra đời của nhà nước công nông đầu tiên của vùng Đông Nam Á và cũng là ngày được ghi vào luật lao động là ngày nghỉ, thế thôi. Chính xác về ý nghĩa lịch sử của quốc gia này thì nó chỉ là một ngày người ta chọn để làm ngày quốc khánh chứ nó không gắn với một sự kiện lịch sử nào ngoài cái việc đọc bản tuyên ngôn. Quốc khánh Pháp hay Mỹ đều liên quan đến việc ra đời một sự kiện nào đó mang ý nghĩa đối với quốc gia. Ở Việt Nam ngày 2/9 được ấn định là ngày đọc bản tuyên ngôn.

Phương Dung: Đối với em, từ nhỏ, em đã nghĩ ngày 2/9 là một ngày lễ thôi. Tới ngày đó là được nghỉ. Lúc em lớn lên, biết được mọi thứ thì 2/9 cũng là ngày bình thường, không phải ngày lễ; Cũng chẳng phải là ngày nào quan trọng. Không gì cả, không tự hào cũng không quan trọng.

Chân Như: Vâng một lần nữa, xin cảm ơn tất cả các bạn đã dành thời gian đến với chương trình, chia sẻ cảm nghĩ của mình về đề tài này. Chân Như hy vọng các bạn sẽ trở lại vào những dịp sau cho các đề tài khác. Chân Như cũng cảm ơn quí độc giả đã theo dõi. Hẹn gặp lại quí vị và các bạn trong chương trình DĐBT trong chương trình tuần tới.

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm