Phiếm Đàm, Đàm Chuyện...

Người Việt xa xứ - Việt Nhân

(HNPĐ) Tuần trước qua một người bạn cũ giới thiệu mà em tìm đến gặp tôi, mục đích là để hỏi ý trước khi chọn cho đứa con trai đang tuổi teen một môn võ để theo học.



(HNPĐ) Tuần trước qua một người bạn cũ giới thiệu mà em tìm đến gặp tôi, mục đích là để hỏi ý trước khi chọn cho đứa con trai đang tuổi teen một môn võ để theo học. Tôi không phải là người biết nhiều về võ, nhưng lại là một người ông có nhiều đứa cháu, tất cả nội lẫn ngoại đang theo học môn Aikido, bạn tôi đã cho em biết rõ điều đó, và cũng chính vì thế mà em tìm đến tôi để rồi nay chúng tôi biết nhau.

Vô tình mà em trùng ý tôi! Người cha trẻ này muốn con mình có nơi vừa để rèn luyện thân thể và cũng qua đó có chút phương cách để phòng thân, cái hơn hết là làm sao chọn được một môn học thích hợp, ý em muốn đứa trẻ không vì thế mà có hành động, cũng như vướng vào những ý thích bạo lực. Kết quả hôm nay, đứa bé xúng xính trong bộ võ phục, đến trước mặt tôi ngượng nghịu nói ‘chào ông’ bằng tiếng Việt, những đứa trẻ như thế này luôn là hình ảnh đẹp. 

Ngày đầu đưa con đến lớp em đã xin nghỉ một buổi làm, vì thế chúng tôi có điều kiện nói chuyện cùng nhau nhiều hơn, và câu chuyện chúng tôi trao đổi hôm nay không là môn võ những đứa trẻ kia đang tập, mà là chuyện của những người Việt xa xứ lần đầu gặp vẫn hay hỏi thăm nhau… Nếu em không nói, thì tôi nghĩ ngay em là người sống trên đất người chưa lâu, tiếng Việt em lưu loát, giọng của em nói là âm của người Việt mình gốc gác từ những vùng Tuy Hòa miền Trung.

Tôi đùa cùng em quê mình người ta gọi em là dân xứ nẩu… Em trai này sinh ra trên đất người, sau tháng tư bảy lăm lúc người Việt liều chết bỏ xứ ra đi thật nhiều! Và nay tuổi em đã gần bốn mươi, thằng con trai em tuổi teen, em buồn vì cháu không nói được tiếng Việt, và cũng không chịu ăn thức ăn người mình, hiện hai cha con từ Louisiana sang đây sống, khi cha em một người lính miền Nam, đến đất tạm dung này sinh sống bằng nghề đi biển, và nay đã mất vì tuổi già.

Chuyện như vậy là điều tự nhiên đã và đang xảy ra trong cộng đồng người Việt xa xứ, thế hệ thứ nhì còn giữ được chút ít, nhưng đến thế hệ thứ ba thì như mất hẳn hầu hết! Chỉ mới bốn mươi năm, có nhiều gia đình trẻ nếu ta đứng ngoài cửa nghe họ nói chuyện, sẽ không nghĩ đó là một nhà người Việt mình, ngay những đứa cháu của mỗ tôi, đứa đầu con bé Angel đang năm cuối trung học, ta có thề nói với nó những câu thông thường tiếng Việt, nhưng mấy đứa em nó thì không, với chúng phải bằng tiếng Mỹ.

Em tâm sự, em không đọc được tiếng mẹ đẻ nhiều, chỉ một chút ít thôi do từ cha em dạy, những năm tháng mới lớn nơi em ở, không có những lớp tiếng Việt như bên Cali này, cha thì đi biển vắng nhà luôn, em có muốn học nhiều cũng không thể vì không ai dạy. Nay chuyện đời cha con tréo ngược, đang sống ngay trên đất Cali các trung tâm  dạy tiếng Việt có nhiều, nhưng con em lại không chịu học, trong khi ước muốn của em là rồi đây ở bậc trung học, tiếng Việt mình sẽ là sinh ngữ thứ hai được chọn cho cháu.

Nói chuyện cùng em, một người Việt đẻ trên đất Mỹ, nơi em tấm lòng một người cha đã làm cho người nghe cảm mến, tình cảm tốt đó có được là tự nơi em, hơn hết là tình cha thương con, chọn cách sống tốt, mong cả chuyện con hướng về nguồn cội. Tại võ đường này, đã có đến mười năm rồi từ lúc những đứa trẻ của tôi chỉ sáu bảy tuổi, nay có đứa sắp xong trung học, đưa chúng tới đây tập thì tôi cũng ngồi lại, với chiếc laptop cùng công việc của riêng tôi, tập xong ông lại đưa cháu về, hết lớp này đến lớp khác.

Ngần ấy năm nơi đây tôi quen không ít các em trẻ mang con cháu đến đây học, riêng em cảm tình tôi dành cho em hơn hẳn như đã nói… Trong khi bản thân em lại không một gắn bó gì về nước Việt ngoại trừ giòng máu em mang, cả hiểu biết cũng không, cái đó tôi nghĩ bất cứ ai nghe chuyện em cũng ngạc nhiên, tôi ghi lại đây để mọi người nghe, cái nhận xét của một người Việt xứ người đáng cho ta suy nghĩ. Tôi hỏi em đã có lần nào về quê hương cha mình, em gật đầu, chỉ một lần chưa đến nửa tháng!

Từ năm lên mười đọc được trong sách, nói đất nước cha em xa lắm ở tận bên kia bờ Thái Bình Dương, và cho mãi tới tuổi hơn hai mươi lúc người cha muốn một lần cuối về thăm lại quê nhà, đó là lần em đi theo để biết thế nào là quê cha. Thế thôi và chỉ có thế thôi! Cả đi và về, trong mươi lăm hôm đó, em không khác một du khách, với ngần ấy ngày để có được sự gắn bó với một vùng đất lần đầu tiên đến, thì đó là điều không tưởng… Nhưng để có một nhận xét về xã hội và con người theo em nghĩ rằng là đủ.
 
Chuyến đi để lại những gì trong em, đó là câu tôi hỏi, em cười nói đó là cái sợ, cho đến bây giờ nhớ lại cái sợ vẫn còn… Đứng trên lề đường, không sao dám thò chân bước xuống để sang bên kia con phố, người ta lưu thông trên đường theo em họ đang cố tranh lấy phần hơn, ai thiếu quyết liệt là thua. Để sang được bên kia con đường chỉ rộng hai mươi mét, em và vài du khách nữa đã rụt rè rấn tới, rồi bước lui, rồi rấn tới, cứ thế hơn mười phút, thót tim giữa dòng xe với những chiếc lao sát vào người mình.

Lại một chuyện, em nghĩ đã vượt lằn ranh không còn gọi là tranh mà là cướp, em có nghe về thứ văn hóa cướp dưới nhiều hình thức và em nghĩ mình đã gặp thứ văn hóa đó qua chuyến đi, kẻ có quyền hạn đã trấn lột dân thường một cách tự nhiên. Những tờ bạc phải có bên trong tấm hộ chiếu, cha em nói đó là cái vé phải mua nếu muốn qua cửa, em ngạc nhiên không nghe một tiếng cám ơn, người hải quan sân bay thản nhiên đút tiền vào ngăn kéo… em lạ vì mình vừa là nạn nhân, vừa phải hợp tác, không làm không êm.

Chuyện nhỏ còn tranh nhau, lột nhau, thì chuyện lớn cái tranh cướp cho phần mình sẽ còn khốc liệt hơn nữa… Sanh ra, lớn lên và đi học ở xứ người, thứ thứ sinh hoạt nơi đây không theo cách con người xã nghĩa đã được bác trồng vì lợi ích đảng, rồi em nhớ đến mấy chữ văn hóa kẻ cướp mà em đã nghe. Em đã hỏi cha, rồi nay đem ra hỏi tôi! Thế cha em nói sao, em cười buồn lặp lời cha nói: Cũng chính vì thứ văn hóa đó mà phải bỏ xứ ra đi… Với tôi đó là một câu không cần phải thêm hay bớt gì nữa, một sự thật ai cũng biết!

Từ sự kiện tưởng như bình thường, mà em đã nhìn xa thêm một bước, để thấy rõ cái vấn nạn hôm nay là sự vô cảm, đất nước dân tộc còn mất là chuyện không lớn hơn cái móng tay của hầu hết mọi người trong nước. Vậy tìm đâu để có được đoàn kết chống ngoại xâm, khi ông nhà nước thì thẳng tay đàn áp người lên tiếng báo động họa diệt vong, và xem các tấm ảnh côn an đánh người, số người đứng xem không là ít. Nước chỉ không mất theo em khi nào đám đồng không là đứng nhìn, mà là xúm lại đập tên Hán nô.

Cây củi cháy rút ra khỏi bếp nó rồi dần tắt, đó là hình ảnh những người Việt tha hương, cha em đã mất, những người như tôi dần rồi sẽ qua, thế hệ thứ hai như em còn cố gắng giữ lửa, nhưng sẻ đi đến đâu khi những đứa trẻ thế hệ thứ ba, thứ tư, chúng xa lạ ngay với cái họ Lý, Lê, Trần mà chúng đang mang.

Nay trong nước sự tháo chạy của các tay cán cộng, tuy kín đáo dưới nhiều hình thức, nhưng mức độ phải nói không thua gì những năm cuối thập niện 70 thế kỷ trước của dân đen chạy trốn đảng. Dân tỵ nạn ra đi tìm cái sống trong cái chết, còn chóp bu An Nam cộng có sẵn điểm đến an toàn, những Dũng Xà Mâu, Phúc Niễng… người ta đã thấy chúng thách đố dư luận với hình ảnh cơ ngơi bãi đáp mua từ hơn chục năm trước.

Để duy trì sự sống còn của đảng cộng, đã có người nói rồi cái câu, trong các tội ác của Hồ và cái đảng bán nước Ba Đình, cái tội to nhất là làm tàn rụi ý chí chống ngoại xâm của cả một dân tộc. Câu chuyện giữa tôi và em trai mới quen này, câu kết thấy không vui, đâu đó ta nghe sự bế tắc… Thôi để bớt nặng đầu, mời Quý vị xem lại bài “ĐÍT ĐỎ, CẠC XANH” may ra có vui được chút nào chăng:
 
   
 
(HNPĐ Jan21, 2014)
 Cô nhân viên xã hội người Mễ ngồi sau khung cửa sổ hỏi mỗ tôi có muốn được làm việc với người Việt không, ý cô hỏi là để dễ dàng khi nói chuyện ấy mà, toét miệng cười mỗ tôi nhìn cô nói tiếng cám ơn rằng được như thế còn gì bằng. 

Rồi theo lời cô, tôi ra ghế ngồi chờ là sẽ có nhân viên người Việt làm việc với tôi, thú thật theo ai đó nói câu đi xứ người gặp đồng hương là điều hạnh phúc, thì sáng nay cho tới giờ phút này, mọi chuyện xảy ra cho tôi trong cái hạnh phúc đó. Đi vô mấy chỗ công sở nhà nước Mẽo như thế này, mà  được người mình tiếp chuyện thì còn gì vững bụng bằng, ai đó dù cho tiếng Anh không phải là hạng ăn đong đi nữa, mà được gặp người mình tiếp chuyện vẫn khoái hơn chứ.

Cùng ngồi chờ kế bên, là một ông nước da đen xạm với cái bụng khá là bề thế, cái dáng của ông trông giống lắm anh bạn Bù rí tồ hàng xóm, cho đến khi ông mở miệng nói mới té ngửa ra là dân nước mắm. Suýt chút nữa mỗ tôi bị hố, vì lúc đặt đít ngồi xuống bên cạnh ông, định khoe cái lịch sự của mình bằng câu chào tiếng Mễ học lóm được, nhưng thấy ông ngầu quá nên chỉ gật đầu suông mà cười không nói… May quá đỡ quê! 

Ông vui vẻ bắt chuyện trước và hỏi tôi tới đây có chuyện gì, tôi cũng đâu có chi phải dấu, mà huỵch toẹt cùng ông rằng tiền hưu của tôi bị cắt bởi bên medicare không còn trả giúp phần B hay sao đó, nên tới hỏi cho rõ xem có cách nào giải quyết khá hơn không. Ông khoát tay như rành những chuyện như vậy với câu: Ậy, nhiều người bây giờ cũng bị hoài đó chớ!

Ông nói tiếp, có nhiều người bị đâu từ hồi tháng 10/13, nhưng đến tháng giêng 01/14 mới có thơ báo cho biết, và sở xã hội gom mấy tháng không được cho, trừ cái rột hết nửa tháng lương, đâm chới với phải hú mấy đứa con cứu bồ, làm vậy hổng sai chỉ hơi bứt gân cho những ai sống một mình. Ông kết bằng câu: Nhưng nói nào ngay, Mẽo tuy chưa là số một thế giới nhưng nó nuôi người dân khá là ngon lành, thành ra thiên hạ ào ào kéo về đây xin làm dân của nó.

Thấy ông khá xôm chuyện mà mỗ tôi hỏi tiếp coi ổng tới đây mần chi dzậy:
-Hổng mần chi hết, chở giúp cho một gia đình mới qua, đến xin trợ cấp thực phẩm cùng y tế.
-Vậy ra cũng còn có chuyện đó như xưa sao, rồi họ được giúp đở cái giống gì hôn?
-Chưa biết, còn đang làm việc ở trỏng, chương trình trợ giúp thì vẫn còn, với lại cái đó còn tùy trường hợp mà được cứu xét cho hay không thôi.

Trái ngược với bộ dạng bên ngoài bặm trợn, nhưng ông nói chuyện không Hai Lúa chút nào, vừa vui vừa tỏ ra hiểu biết, khiến tôi bị ông lôi vào cuộc, mà cũng tỏ ra mình biết chuyện:
-Người ta nói đám người mình lúc này qua đây đông hổng thua gì những năm chín mươi, vậy nhà nước Mẽo đúng là mắc nợ dân mình mà phải lo bá thở. 

-Ậy, nghĩ như vậy là bậy rồi, số cần nhà nước lo hổng nhiều như thời mình qua đây tị nạn đâu, ai có thân nhân bảo lãnh thì gia đình tự lo, còn đám đít đỏ tụi nó đâu cần đến xếp hàng chi ở những chỗ như vầy để xin vài trăm mỗi tháng, trước khi “quy mã” chúng đã chuẫn bị đâu đó chu đáo cho chuyện ủi bãi, nhà cửa, tiền bạc trong bank, thậm chí ngày còn tại chức tụi chóp bu thằng nào cũng thủ thẻ xanh, để phòng thân lúc tháo chạy.

Chuyện đại án tham nhũng Dũng nhỏ, Huyền Như bây giờ lòi ra chuyên đám đít đỏ, ngay lúc còn sống trong xứ xã nghĩa, chúng đã có thẻ xanh là chuyện thật, từ đám con tưởng thú xà mâu, hay con của cán bộ cấp ủy viên trung ương, con tướng lãnh an ninh, công an không đứa nào là không có. 

Đó là bọn có quyền, còn dân có tiền do ăn cướp được, thì cơ man nào là đường binh cho chúng đến đất Mỹ, từ tự túc du học, đến kinh doanh làm ăn, bọn này tạo cơ sở, điều kiện để định cư, có công ty, cửa hiệu kinh doanh, chúng là đầu cầu cho những đường dây đi Mỹ hợp pháp. Chuyện ông bạn này nói đâu có lạ gì cùng người dân tị nạn trên đất Saigon nhỏ này, và đã có lần ông Tư Bến Nghé đã phải than rằng bọn ‘hai nút’ bây giờ đi đâu cũng gặp!

Nhưng nói theo lối ông bạn mới quen đây, nếu đúng thì ở những chổ như sở xã hội này ta không gặp chúng, và từ cái duyên nghe câu chuyện sáng nay, mà mỗ tôi đã tìm ra được lời đáp cho cái thắc mắc đã hơn năm chưa được ai giải thích. Đấy là cái chuyện ông thầy thuốc chuyên khoa cho mỗ tôi, văn phòng trên đường Bolsa, ông có một đám nhân viên, bịnh nhân than phiền cái đám bộ sậu này dữ lắm!

Riêng mỗ tôi nghe giọng nói thì biết chắc đám này là dân hai nút, còn khả năng nghề nghiệp của họ, dù là tay mơ như mỗ tôi cũng đánh giá được là họ kém. Vậy sự hiện diện của họ phải là từ ông bác sĩ này mà ra, đã có người nói thẳng với mỗ tôi là họ làm việc thế chứ có khi phải đóng tiền ngược cho ông bác sĩ này là khác, vậy có phải đây cũng là thứ đầu cầu để đến được đất Mẽo mà ông bạn ngồi bên đã phân tích. 

Trường hợp gặp ông bác sĩ với đám nhân viên hai nút ăn nói vô duyên, mỗ tôi xin đổi ông bác sĩ khác là xong ngay, để khỏi phải rước lấy cái bực mình vào người mỗi khi bước vào phòng khám bệnh. Xin thứ lỗi mỗ tôi đâu dám nói dân hai nút không là người mình đâu, nhưng trên xứ người gặp hai nút, thật lòng mà nói thà gặp Mễ thấy khoái hơn, đã trốn qua tới xứ người nào được yên, xa quê ngộ đồng hương là cái vui, nhưng đồng hương hai nút thì xin miễn. 

Đấy là chưa nói đến dân lậu hai nút là phần không nhỏ, theo Trung Tâm Nghiên Cứu Di Dân của Hoa Kỳ USCIS, hiện nay trong số hơn 11 triệu người nước ngoài đang sống bất hợp pháp trên đất Mỹ, trong đó nhiểu triệu đến từ Mexico và những cộng đồng Hispanic khác, 300.000 đến từ Châu Âu, hơn một triệu đến từ Châu Á mà trong đó không ít người đến từ Việt Nam.

Chuyện hôm nay đến sở xã hội thắc mắc tiền hưu, đã đến lúc phải vào làm việc đây, vì đàng kia một cô nhân viên người Việt tay cầm giấy, miệng đang gọi tên tôi:
-Chào cô! Cô vừa gọi tên tôi
-OK! Theo tôi… Nối lày

Ối cha mẹ ơi, đúng là ghét của nào trời trao của nấy, cô nhân viên xã hội này không là hai nút, thì là mấy nút đây hở trời! Mỗ tôi mang tâm trạng của kẻ chơi bài cào, mà ba lá bài mỗ tôi cộng lại nó bù trất… Chán như con gián! 

Việt Nhân (HNPĐ)

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Người Việt xa xứ - Việt Nhân

(HNPĐ) Tuần trước qua một người bạn cũ giới thiệu mà em tìm đến gặp tôi, mục đích là để hỏi ý trước khi chọn cho đứa con trai đang tuổi teen một môn võ để theo học.



(HNPĐ) Tuần trước qua một người bạn cũ giới thiệu mà em tìm đến gặp tôi, mục đích là để hỏi ý trước khi chọn cho đứa con trai đang tuổi teen một môn võ để theo học. Tôi không phải là người biết nhiều về võ, nhưng lại là một người ông có nhiều đứa cháu, tất cả nội lẫn ngoại đang theo học môn Aikido, bạn tôi đã cho em biết rõ điều đó, và cũng chính vì thế mà em tìm đến tôi để rồi nay chúng tôi biết nhau.

Vô tình mà em trùng ý tôi! Người cha trẻ này muốn con mình có nơi vừa để rèn luyện thân thể và cũng qua đó có chút phương cách để phòng thân, cái hơn hết là làm sao chọn được một môn học thích hợp, ý em muốn đứa trẻ không vì thế mà có hành động, cũng như vướng vào những ý thích bạo lực. Kết quả hôm nay, đứa bé xúng xính trong bộ võ phục, đến trước mặt tôi ngượng nghịu nói ‘chào ông’ bằng tiếng Việt, những đứa trẻ như thế này luôn là hình ảnh đẹp. 

Ngày đầu đưa con đến lớp em đã xin nghỉ một buổi làm, vì thế chúng tôi có điều kiện nói chuyện cùng nhau nhiều hơn, và câu chuyện chúng tôi trao đổi hôm nay không là môn võ những đứa trẻ kia đang tập, mà là chuyện của những người Việt xa xứ lần đầu gặp vẫn hay hỏi thăm nhau… Nếu em không nói, thì tôi nghĩ ngay em là người sống trên đất người chưa lâu, tiếng Việt em lưu loát, giọng của em nói là âm của người Việt mình gốc gác từ những vùng Tuy Hòa miền Trung.

Tôi đùa cùng em quê mình người ta gọi em là dân xứ nẩu… Em trai này sinh ra trên đất người, sau tháng tư bảy lăm lúc người Việt liều chết bỏ xứ ra đi thật nhiều! Và nay tuổi em đã gần bốn mươi, thằng con trai em tuổi teen, em buồn vì cháu không nói được tiếng Việt, và cũng không chịu ăn thức ăn người mình, hiện hai cha con từ Louisiana sang đây sống, khi cha em một người lính miền Nam, đến đất tạm dung này sinh sống bằng nghề đi biển, và nay đã mất vì tuổi già.

Chuyện như vậy là điều tự nhiên đã và đang xảy ra trong cộng đồng người Việt xa xứ, thế hệ thứ nhì còn giữ được chút ít, nhưng đến thế hệ thứ ba thì như mất hẳn hầu hết! Chỉ mới bốn mươi năm, có nhiều gia đình trẻ nếu ta đứng ngoài cửa nghe họ nói chuyện, sẽ không nghĩ đó là một nhà người Việt mình, ngay những đứa cháu của mỗ tôi, đứa đầu con bé Angel đang năm cuối trung học, ta có thề nói với nó những câu thông thường tiếng Việt, nhưng mấy đứa em nó thì không, với chúng phải bằng tiếng Mỹ.

Em tâm sự, em không đọc được tiếng mẹ đẻ nhiều, chỉ một chút ít thôi do từ cha em dạy, những năm tháng mới lớn nơi em ở, không có những lớp tiếng Việt như bên Cali này, cha thì đi biển vắng nhà luôn, em có muốn học nhiều cũng không thể vì không ai dạy. Nay chuyện đời cha con tréo ngược, đang sống ngay trên đất Cali các trung tâm  dạy tiếng Việt có nhiều, nhưng con em lại không chịu học, trong khi ước muốn của em là rồi đây ở bậc trung học, tiếng Việt mình sẽ là sinh ngữ thứ hai được chọn cho cháu.

Nói chuyện cùng em, một người Việt đẻ trên đất Mỹ, nơi em tấm lòng một người cha đã làm cho người nghe cảm mến, tình cảm tốt đó có được là tự nơi em, hơn hết là tình cha thương con, chọn cách sống tốt, mong cả chuyện con hướng về nguồn cội. Tại võ đường này, đã có đến mười năm rồi từ lúc những đứa trẻ của tôi chỉ sáu bảy tuổi, nay có đứa sắp xong trung học, đưa chúng tới đây tập thì tôi cũng ngồi lại, với chiếc laptop cùng công việc của riêng tôi, tập xong ông lại đưa cháu về, hết lớp này đến lớp khác.

Ngần ấy năm nơi đây tôi quen không ít các em trẻ mang con cháu đến đây học, riêng em cảm tình tôi dành cho em hơn hẳn như đã nói… Trong khi bản thân em lại không một gắn bó gì về nước Việt ngoại trừ giòng máu em mang, cả hiểu biết cũng không, cái đó tôi nghĩ bất cứ ai nghe chuyện em cũng ngạc nhiên, tôi ghi lại đây để mọi người nghe, cái nhận xét của một người Việt xứ người đáng cho ta suy nghĩ. Tôi hỏi em đã có lần nào về quê hương cha mình, em gật đầu, chỉ một lần chưa đến nửa tháng!

Từ năm lên mười đọc được trong sách, nói đất nước cha em xa lắm ở tận bên kia bờ Thái Bình Dương, và cho mãi tới tuổi hơn hai mươi lúc người cha muốn một lần cuối về thăm lại quê nhà, đó là lần em đi theo để biết thế nào là quê cha. Thế thôi và chỉ có thế thôi! Cả đi và về, trong mươi lăm hôm đó, em không khác một du khách, với ngần ấy ngày để có được sự gắn bó với một vùng đất lần đầu tiên đến, thì đó là điều không tưởng… Nhưng để có một nhận xét về xã hội và con người theo em nghĩ rằng là đủ.
 
Chuyến đi để lại những gì trong em, đó là câu tôi hỏi, em cười nói đó là cái sợ, cho đến bây giờ nhớ lại cái sợ vẫn còn… Đứng trên lề đường, không sao dám thò chân bước xuống để sang bên kia con phố, người ta lưu thông trên đường theo em họ đang cố tranh lấy phần hơn, ai thiếu quyết liệt là thua. Để sang được bên kia con đường chỉ rộng hai mươi mét, em và vài du khách nữa đã rụt rè rấn tới, rồi bước lui, rồi rấn tới, cứ thế hơn mười phút, thót tim giữa dòng xe với những chiếc lao sát vào người mình.

Lại một chuyện, em nghĩ đã vượt lằn ranh không còn gọi là tranh mà là cướp, em có nghe về thứ văn hóa cướp dưới nhiều hình thức và em nghĩ mình đã gặp thứ văn hóa đó qua chuyến đi, kẻ có quyền hạn đã trấn lột dân thường một cách tự nhiên. Những tờ bạc phải có bên trong tấm hộ chiếu, cha em nói đó là cái vé phải mua nếu muốn qua cửa, em ngạc nhiên không nghe một tiếng cám ơn, người hải quan sân bay thản nhiên đút tiền vào ngăn kéo… em lạ vì mình vừa là nạn nhân, vừa phải hợp tác, không làm không êm.

Chuyện nhỏ còn tranh nhau, lột nhau, thì chuyện lớn cái tranh cướp cho phần mình sẽ còn khốc liệt hơn nữa… Sanh ra, lớn lên và đi học ở xứ người, thứ thứ sinh hoạt nơi đây không theo cách con người xã nghĩa đã được bác trồng vì lợi ích đảng, rồi em nhớ đến mấy chữ văn hóa kẻ cướp mà em đã nghe. Em đã hỏi cha, rồi nay đem ra hỏi tôi! Thế cha em nói sao, em cười buồn lặp lời cha nói: Cũng chính vì thứ văn hóa đó mà phải bỏ xứ ra đi… Với tôi đó là một câu không cần phải thêm hay bớt gì nữa, một sự thật ai cũng biết!

Từ sự kiện tưởng như bình thường, mà em đã nhìn xa thêm một bước, để thấy rõ cái vấn nạn hôm nay là sự vô cảm, đất nước dân tộc còn mất là chuyện không lớn hơn cái móng tay của hầu hết mọi người trong nước. Vậy tìm đâu để có được đoàn kết chống ngoại xâm, khi ông nhà nước thì thẳng tay đàn áp người lên tiếng báo động họa diệt vong, và xem các tấm ảnh côn an đánh người, số người đứng xem không là ít. Nước chỉ không mất theo em khi nào đám đồng không là đứng nhìn, mà là xúm lại đập tên Hán nô.

Cây củi cháy rút ra khỏi bếp nó rồi dần tắt, đó là hình ảnh những người Việt tha hương, cha em đã mất, những người như tôi dần rồi sẽ qua, thế hệ thứ hai như em còn cố gắng giữ lửa, nhưng sẻ đi đến đâu khi những đứa trẻ thế hệ thứ ba, thứ tư, chúng xa lạ ngay với cái họ Lý, Lê, Trần mà chúng đang mang.

Nay trong nước sự tháo chạy của các tay cán cộng, tuy kín đáo dưới nhiều hình thức, nhưng mức độ phải nói không thua gì những năm cuối thập niện 70 thế kỷ trước của dân đen chạy trốn đảng. Dân tỵ nạn ra đi tìm cái sống trong cái chết, còn chóp bu An Nam cộng có sẵn điểm đến an toàn, những Dũng Xà Mâu, Phúc Niễng… người ta đã thấy chúng thách đố dư luận với hình ảnh cơ ngơi bãi đáp mua từ hơn chục năm trước.

Để duy trì sự sống còn của đảng cộng, đã có người nói rồi cái câu, trong các tội ác của Hồ và cái đảng bán nước Ba Đình, cái tội to nhất là làm tàn rụi ý chí chống ngoại xâm của cả một dân tộc. Câu chuyện giữa tôi và em trai mới quen này, câu kết thấy không vui, đâu đó ta nghe sự bế tắc… Thôi để bớt nặng đầu, mời Quý vị xem lại bài “ĐÍT ĐỎ, CẠC XANH” may ra có vui được chút nào chăng:
 
   
 
(HNPĐ Jan21, 2014)
 Cô nhân viên xã hội người Mễ ngồi sau khung cửa sổ hỏi mỗ tôi có muốn được làm việc với người Việt không, ý cô hỏi là để dễ dàng khi nói chuyện ấy mà, toét miệng cười mỗ tôi nhìn cô nói tiếng cám ơn rằng được như thế còn gì bằng. 

Rồi theo lời cô, tôi ra ghế ngồi chờ là sẽ có nhân viên người Việt làm việc với tôi, thú thật theo ai đó nói câu đi xứ người gặp đồng hương là điều hạnh phúc, thì sáng nay cho tới giờ phút này, mọi chuyện xảy ra cho tôi trong cái hạnh phúc đó. Đi vô mấy chỗ công sở nhà nước Mẽo như thế này, mà  được người mình tiếp chuyện thì còn gì vững bụng bằng, ai đó dù cho tiếng Anh không phải là hạng ăn đong đi nữa, mà được gặp người mình tiếp chuyện vẫn khoái hơn chứ.

Cùng ngồi chờ kế bên, là một ông nước da đen xạm với cái bụng khá là bề thế, cái dáng của ông trông giống lắm anh bạn Bù rí tồ hàng xóm, cho đến khi ông mở miệng nói mới té ngửa ra là dân nước mắm. Suýt chút nữa mỗ tôi bị hố, vì lúc đặt đít ngồi xuống bên cạnh ông, định khoe cái lịch sự của mình bằng câu chào tiếng Mễ học lóm được, nhưng thấy ông ngầu quá nên chỉ gật đầu suông mà cười không nói… May quá đỡ quê! 

Ông vui vẻ bắt chuyện trước và hỏi tôi tới đây có chuyện gì, tôi cũng đâu có chi phải dấu, mà huỵch toẹt cùng ông rằng tiền hưu của tôi bị cắt bởi bên medicare không còn trả giúp phần B hay sao đó, nên tới hỏi cho rõ xem có cách nào giải quyết khá hơn không. Ông khoát tay như rành những chuyện như vậy với câu: Ậy, nhiều người bây giờ cũng bị hoài đó chớ!

Ông nói tiếp, có nhiều người bị đâu từ hồi tháng 10/13, nhưng đến tháng giêng 01/14 mới có thơ báo cho biết, và sở xã hội gom mấy tháng không được cho, trừ cái rột hết nửa tháng lương, đâm chới với phải hú mấy đứa con cứu bồ, làm vậy hổng sai chỉ hơi bứt gân cho những ai sống một mình. Ông kết bằng câu: Nhưng nói nào ngay, Mẽo tuy chưa là số một thế giới nhưng nó nuôi người dân khá là ngon lành, thành ra thiên hạ ào ào kéo về đây xin làm dân của nó.

Thấy ông khá xôm chuyện mà mỗ tôi hỏi tiếp coi ổng tới đây mần chi dzậy:
-Hổng mần chi hết, chở giúp cho một gia đình mới qua, đến xin trợ cấp thực phẩm cùng y tế.
-Vậy ra cũng còn có chuyện đó như xưa sao, rồi họ được giúp đở cái giống gì hôn?
-Chưa biết, còn đang làm việc ở trỏng, chương trình trợ giúp thì vẫn còn, với lại cái đó còn tùy trường hợp mà được cứu xét cho hay không thôi.

Trái ngược với bộ dạng bên ngoài bặm trợn, nhưng ông nói chuyện không Hai Lúa chút nào, vừa vui vừa tỏ ra hiểu biết, khiến tôi bị ông lôi vào cuộc, mà cũng tỏ ra mình biết chuyện:
-Người ta nói đám người mình lúc này qua đây đông hổng thua gì những năm chín mươi, vậy nhà nước Mẽo đúng là mắc nợ dân mình mà phải lo bá thở. 

-Ậy, nghĩ như vậy là bậy rồi, số cần nhà nước lo hổng nhiều như thời mình qua đây tị nạn đâu, ai có thân nhân bảo lãnh thì gia đình tự lo, còn đám đít đỏ tụi nó đâu cần đến xếp hàng chi ở những chỗ như vầy để xin vài trăm mỗi tháng, trước khi “quy mã” chúng đã chuẫn bị đâu đó chu đáo cho chuyện ủi bãi, nhà cửa, tiền bạc trong bank, thậm chí ngày còn tại chức tụi chóp bu thằng nào cũng thủ thẻ xanh, để phòng thân lúc tháo chạy.

Chuyện đại án tham nhũng Dũng nhỏ, Huyền Như bây giờ lòi ra chuyên đám đít đỏ, ngay lúc còn sống trong xứ xã nghĩa, chúng đã có thẻ xanh là chuyện thật, từ đám con tưởng thú xà mâu, hay con của cán bộ cấp ủy viên trung ương, con tướng lãnh an ninh, công an không đứa nào là không có. 

Đó là bọn có quyền, còn dân có tiền do ăn cướp được, thì cơ man nào là đường binh cho chúng đến đất Mỹ, từ tự túc du học, đến kinh doanh làm ăn, bọn này tạo cơ sở, điều kiện để định cư, có công ty, cửa hiệu kinh doanh, chúng là đầu cầu cho những đường dây đi Mỹ hợp pháp. Chuyện ông bạn này nói đâu có lạ gì cùng người dân tị nạn trên đất Saigon nhỏ này, và đã có lần ông Tư Bến Nghé đã phải than rằng bọn ‘hai nút’ bây giờ đi đâu cũng gặp!

Nhưng nói theo lối ông bạn mới quen đây, nếu đúng thì ở những chổ như sở xã hội này ta không gặp chúng, và từ cái duyên nghe câu chuyện sáng nay, mà mỗ tôi đã tìm ra được lời đáp cho cái thắc mắc đã hơn năm chưa được ai giải thích. Đấy là cái chuyện ông thầy thuốc chuyên khoa cho mỗ tôi, văn phòng trên đường Bolsa, ông có một đám nhân viên, bịnh nhân than phiền cái đám bộ sậu này dữ lắm!

Riêng mỗ tôi nghe giọng nói thì biết chắc đám này là dân hai nút, còn khả năng nghề nghiệp của họ, dù là tay mơ như mỗ tôi cũng đánh giá được là họ kém. Vậy sự hiện diện của họ phải là từ ông bác sĩ này mà ra, đã có người nói thẳng với mỗ tôi là họ làm việc thế chứ có khi phải đóng tiền ngược cho ông bác sĩ này là khác, vậy có phải đây cũng là thứ đầu cầu để đến được đất Mẽo mà ông bạn ngồi bên đã phân tích. 

Trường hợp gặp ông bác sĩ với đám nhân viên hai nút ăn nói vô duyên, mỗ tôi xin đổi ông bác sĩ khác là xong ngay, để khỏi phải rước lấy cái bực mình vào người mỗi khi bước vào phòng khám bệnh. Xin thứ lỗi mỗ tôi đâu dám nói dân hai nút không là người mình đâu, nhưng trên xứ người gặp hai nút, thật lòng mà nói thà gặp Mễ thấy khoái hơn, đã trốn qua tới xứ người nào được yên, xa quê ngộ đồng hương là cái vui, nhưng đồng hương hai nút thì xin miễn. 

Đấy là chưa nói đến dân lậu hai nút là phần không nhỏ, theo Trung Tâm Nghiên Cứu Di Dân của Hoa Kỳ USCIS, hiện nay trong số hơn 11 triệu người nước ngoài đang sống bất hợp pháp trên đất Mỹ, trong đó nhiểu triệu đến từ Mexico và những cộng đồng Hispanic khác, 300.000 đến từ Châu Âu, hơn một triệu đến từ Châu Á mà trong đó không ít người đến từ Việt Nam.

Chuyện hôm nay đến sở xã hội thắc mắc tiền hưu, đã đến lúc phải vào làm việc đây, vì đàng kia một cô nhân viên người Việt tay cầm giấy, miệng đang gọi tên tôi:
-Chào cô! Cô vừa gọi tên tôi
-OK! Theo tôi… Nối lày

Ối cha mẹ ơi, đúng là ghét của nào trời trao của nấy, cô nhân viên xã hội này không là hai nút, thì là mấy nút đây hở trời! Mỗ tôi mang tâm trạng của kẻ chơi bài cào, mà ba lá bài mỗ tôi cộng lại nó bù trất… Chán như con gián! 

Việt Nhân (HNPĐ)

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm