Phiếm Đàm, Đàm Chuyện...

Người Mỹ và Hồ - Việt Nhân

(HNPĐ) Trong bài viết ‘Hồ và người Mỹ’, có sự kiện tại Côn Minh tháng 04/1945, Archimedes Patti và Hồ hai bên đã gặp nhau lần đầu, và cho thấy Hồ




(HNPĐ) Trong bài viết ‘Hồ và người Mỹ’, có sự kiện tại Côn Minh tháng 04/1945, Archimedes Patti và Hồ hai bên đã gặp nhau lần đầu, và cho thấy Hồ đã là một chọn lựa của Mỹ, ít ra là trong công việc Mỹ cần. và hồi ký của Archimedes Patti, cũng cho thấy chính tình báo Mỹ đã đưa Hồ từ Liễu Châu về Pắc Bó (10/1944), và những ngày cuối tháng 08/1945 người Mỹ vẫn còn đứng bên Hồ, và tại Hà Nội kể cả trong ngày 02/09/1945… Nhưng rồi cục diện đảo ngược, những lá thư không hồi đáp của Hồ gửi Tổng thống Mỹ Harry S. Truman cho thấy điều đó!

Có người đã đăt câu hỏi: Người Mỹ đã ủng hộ Hồ, hay đó chỉ là ngộ nhận? Nay trong cuốn sách “OSS và Hồ Chí Minh” Tác giả: Dixee R Bartholomew-Feis, đã được nhà nước An Nam cộng cho phổ biến bằng tiếng Việt (người dịch Lương Lê Giang). Dịch đúng sai chưa nói, nhưng với lời rao: “OSS và Hồ Chí Minh - Đồng minh bất ngờ trong cuộc chiến chống phát xít Nhật”. Và nội dung được cho là: HCM và lực lượng VM từng liên kết với Cơ quan Tình báo Chiến lược Mỹ OSS, tiền thân của CIA, nhằm củng cố sức mạnh VN thời kỳ đầu giành chính quyền.

Ủng hộ hay không, thiết nghĩ cần phải xem lại Hồ ra sao trong mắt người Mỹ trong khoảng thời gian đó, và phía Mỹ đã giúp gì được cho Hồ cùng VM, và đó có phải người Mỹ thể hiện tư cách đồng minh để giúp đở, hay chỉ là hành động có tính cách cá nhân? Nói vậy cũng bởi theo tài liệu đảng, hết lời ca ngợi chiến công đầu tiên của Võ Nguyên Giáp, trong trận công đồn Nhật tại Thái Nguyên (20/08/1945), và đảng An Nam cộng dao to búa lớn gọi là ‘giải phóng Thái Nguyên’ lại luôn có bên cạnh Giáp một Allison Thomas, sĩ quan OSS.

Còn sự ngộ nhận Mỹ (Đồng minh), qua sự hiện diện của OSS được xem là ủng hộ Hồ thì ngay trong OSS và Hochiminh của Dixee R Bartholomew-Feis, có viết: “Thủ tướng Trần Trọng Kim từ chức vào ngày 19/08/1945, đã thổ lộ với Bùi Diễm: Có vẻ như chính đảng này mới được sự hậu thuẫn của Mỹ. Rõ ràng, Bùi Diễm nói thêm: Nước Mỹ sẽ có tiếng nói mạnh mẽ trong việc xác định tương lai của Việt Nam, và không chỉ có chú tôi tin rằng bất cứ ai có được sự tin tưởng của Mỹ sẽ được trao cho vị trí tốt nhất để dẫn dắt đất nước trong thời kỳ hậu chiến”

Trong nỗ lực muốn bắt tay cùng người Mỹ, qua vụ cứu phi công Rudolph Shaw ngày 27/4/1945, tại Côn Minh Hồ được gặp Archimedes Patti, Phụ tá đặc trách Ðông Dương, nghiên cứu về Việt Minh của OSS. Để rồi sau đó Hồ nhận sẽ cung cấp tin tình báo và thời tiết cho Đồng minh, thay thế cho nguồn tin tình báo tại nội địa Ðông Dương đã bị cắt đứt, mà trước đây được biết đến tên là GBT, do Đại úy Hải quân Charles Fenn điều hành. Và qua Charles Fenn, Hồ muốn gặp Tướng Claire Chennault, Tư lệnh Không Lực thứ Mười Bốn Hoa Kỳ ở Côn Minh!

Hồ lấy mật danh trong công tác này là ‘Lucius’, theo tình báo Pháp, nhận công việc này Hồ được trả $500 một tháng, và sau đó cuối tháng 04/1945, Hồ cùng Frank Tan, tình báo người Mỹ gốc Hoa, và Mac Shin nhân viên truyền tin Mỹ, xâm nhập trở lại Pắc Bó. Phía Mỹ đánh giá Hồ làm việc tốt, các bộ đài phát sóng được thả dù thêm xuống, và Hồ đã thiết lập thêm ba trạm điện đài tương tự tại Hà Giang, Lạng Sơn, Cao Bằng, cũng không ngoài nhiệm vụ, báo cáo thời tiết hai lần một ngày, thu thập và truyền đi mọi thông tin tình báo, vị trí đóng quân của Nhật.

Nói về trang bị cho VM, Henry A Pruneir kể: “OSS thả xuống những thùng chứa súng trường M-1, bazooka, súng cối 60 mm, và súng máy loại nhẹ, vừa đủ để trang bị cho 80 người.” Còn chuyện huấn luyện quân sự cho VM, chưa được trọn tháng, từ trung tuần tháng 07/1945 đến lúc phát xít Nhật đầu hàng 15/08/1945… Chính sự hiện diện của toán Deer Team, và những gì xảy ra trước lúc về Hà Nội của Hồ, hình ảnh những người lính Mỹ luôn bên cạnh, khiến đã có cái nhìn ngộ nhận nơi mọi người, là Hồ được Đồng Minh ủng hộ!!!

Phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh, Phái đoàn Mỹ đến Hà Nội ngày 22/08/1945 - Thiếu tá tình báo Mỹ Archimedes Patti cùng với đoàn 12 nhân viên tình báo Hoa Kỳ, với các trang thiết bị đóng đô tại Toà nhà Gautier vào ngày 24/08/1945, lá cờ Mỹ được treo ngay trong phòng lễ tân, cho thấy nơi đây là nơi chỉ huy, là căn cứ của Mỹ, với lời tuyên bố của Mỹ đứng trung lập giữa các phe phái, kể cả Pháp, VM, và ngày 26/08/1945, Giáp tổ chức biểu tình đón tiếp Archimedes Patti, được gọi là “Ủy viên trong chính phủ và phái bộ điều tra Mỹ đến Hà Nội.”

Trong buổi lễ Archimedes Patti chính thức thông báo cho Hồ và Giáp, quyết định của Hội nghị Potsdam chia Ðông Dương làm hai vùng chiếm đóng: Phía nam vĩ tuyến 16, Quân Anh được quyền nhận lễ đầu hàng của Nhật. Tại miền Bắc, Tưởng Giới Thạch được quyền giải giới Nhật… Ngày 25/08 vua Bảo Đại thoái vị, sau khi chính phủ Trần trọng Kim giải tán, và 02/09/1945 hai sự kiện xảy ra cùng lúc Nhật ký đầu hàng, và Hồ tuyên bố khai sinh nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, có các nhân viên thuộc cơ quan OSS của Hoa Kỳ lúc đó tại Hà Nội.

Tại Côn Minh, Deer Team được thành lập vào tháng 06/1945, dưới sự chỉ đạo của Archimedes Patti, đội trưởng là thiếu tá Allison Thomas, ban đầu theo Henry A Prunier: “Trước khi Đội Nai nhảy dù xuống Tân Trào, không ai biết nhiệm vụ là gì, chỉ biết rằng ‘Mr. Hồ’ đang ở Tân Trào, và rằng chúng ta phải huấn luyện cho lực lượng của ông”. Sau này Prunier mới biết rằng phía OSS, muốn được Hồ cung cấp tin tức tình báo về hoạt động lẫn vũ khí của quân đội Nhật, và cũng là để hợp tác giải cứu các phi công của Đồng minh gặp nạn nơi vùng có VM.

Vậy câu nói: OSS ủng hộ Hồ là không đúng. Còn CIA thì sao, vì rằng vào đầu năm 1946, cơ quan Tình Báo OSS đã bị giải tán, nhưng những người gởi các toán nhảy dù và khí giới cho Hồ, vẫn tiếp tục làm việc trong cơ quan mới CIA. Chuyện Mỹ có thể muốn giúp VN là để thoát chế độ thực dân Pháp, nhưng chắc chắn không muốn VN rơi vào tay CSQT Đệ Tam, vả lại lúc đó phía Mỹ xử dụng Hồ là cho những công tác Mỹ cần, nhưng với thái độ dứt khoát trước những yêu cầu hổ trợ vũ khí, đạn dược, và phương tiện thông tin liên lạc cho VM do Hồ đưa ra.

Hồ làm việc cho Mỹ có lương, và người Mỹ thực dụng, sòng phẳng, chọn Hồ là để làm việc thế thôi! Chúng ta xem lại những cố gắng của Hồ trong nỗ lực bắt tay cùng người Mỹ, mong muốn người Mỹ công nhận chỉ mỗi một VM của Hồ là đại diện dân Việt trong công cuộc giành độc lập từ tay người Pháp. Wiliam Duiker, theo những biên khảo của ông về Hồ, tuy bị đánh giá là thiên vị, nhưng chúng ta vẫn nhìn thấy được người Mỹ nhìn Hồ, lẫn VM ra sao, nhất là Mỹ có đáp ứng những yêu cầu của Hồ? Khởi đầu là từ việc cứu phi công Rudolph Shaw:

HCM: A Life trang 288: “Hồ quyết định tiếp xúc cơ quan Dịch vụ Trợ giúp Không nạn địa phương, với hy vọng những quan chức ở đó, như là một biểu hiện lòng biết ơn đối với việc đưa người phi công Hoa Kỳ bị rơi đến TQ của ông ta, sắp xếp cho ông ta một cuộc phỏng vấn với Tướng Claire Chennault, Tư lệnh Không Lực thứ 14 Hoa Kỳ ở Côn Minh… Có lẽ bấy giờ Hồ hy vọng, việc phục vụ của mình cho chính quyền Mỹ có thể được đánh cuộc vào sự nhìn nhận chính thức của Hoa Kỳ về phong trào mình và sự viện trợ quân sự cho những hoạt động Việt Minh.”

Và HCM: A Life, trang 290 ghi lời của đại úy Charles Fenn: “Hồ muốn gặp gỡ ông Chennault… Tôi đồng ý sắp xếp việc này, nếu ông ta sẽ đồng ý không yêu cầu ông Chennault cho bất cứ điều gì, không cả những quân nhu, hoặc cũng không hứa hẹn về hỗ trợ…” Còn Patti trong móc nối Hồ làm việc cho OSS, trang 293 ghi: “…Hồ chỉ ra rằng phong trào của ông ta có thể cung cấp nhiều sự hỗ trợ và tin tức hữu ích cho Đồng minh, nếu phong trào có được những vũ khí hiện đại, đạn dược, và phương tiện thông tin liên lạc… Patti tránh né bất kỳ cam kết nào”!

Tiếp theo HCM: A Life trang 291, William Duiker viết: “Hồ Chí Minh do đó đã lập nên những liên lạc với các quan chức quân sự chính yếu của Hoa Kỳ ở Côn Minh Tuy nhiên, ông ta vẫn chưa giành được sự nhìn nhận chính thức của Hoa Kỳ về tính hợp pháp của Mặt trận Việt Minh như là đại diện hợp thức của dân Việt Nam hoặc chưa có được bất kỳ điều gì hơn là một ít giúp đở cho phong trào của ông ta.” Vậy có thể nói: Người Mỹ với Hồ, hay phong trào VM, đã không như những gì dư luận đánh giá, khi nhìn bề ngoài để kết luận là Mỹ ủng hộ VM.

Không chỉ riêng Hồ, sự quyến rũ về tiềm năng ủng hộ của Hoa Kỳ, các đại diện VM khác đang sống ở phía nam Trung Quốc, như ở Côn Minh đã bằng mọi cách để có được sự hỗ trợ, họ viết thư cho Đại sứ Hoa Kỳ Gauss ở Trùng Khánh. Lá thư đưa qua tay Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ William Langdon ở Côn Minh, van nài sự viện trợ của Mỹ trong cuộc đấu tranh vì nền độc lập Việt Nam, W. Langdon đã đồng ý gặp gỡ với nhóm đại diện của VM và hứa sẽ đệ trình lá thư đến đại sứ Hoa Kỳ. Chúng ta xem lại vụ này trong HCM: A Life:

William Duiker trang 285-286 viết: “Ông Langdon đồng ý gặp gỡ với nhóm đại diện của Việt Minh vào ngày 08 tháng Chín, hứa sẽ đệ trình lá thư đến đại sứ Hoa Kỳ… Mưu mẹo của những đại diện (VM) địa phương ở Côn Minh để giành được sự ủng hộ của Hoa Kỳ như vậy là một lần nữa đã bị thất bại… Ông Langdon thậm chí còn tiêu cực hơn, sau khi báo cáo trong một công văn đến Washington rằng những nhóm Việt Nam tại phía nam Trung Quốc “không có tầm quan trọng thực sự” ở Đông Dương.”

 “…Vào tháng Mười Hai đó, một báo cáo của Cục Dịch vụ Chiến lược Hoa Kỳ (OSS: U.S. Office of Strategic Services), trích dẫn từ những nguồn tài liệu của Pháp, đưa ra nhận xét rằng Đông Dương Độc lập Đồng minh Hội (như là Mặt trận Việt Minh được biết đến bằng tiếng Anh) không có bất kỳ sự ủng hộ quần chúng” và là “phần lớn bề ngoài cấu thành gồm một số lượng tương đối nhỏ của những nhà trí thức Đông Dương và những phần tử bất mãn khác ở thuộc địa.” Đó là những gì người Mỹ nhìn Hồ cùng phong trào VM!!!

Bài đã quá dài, nhiều chi tiết còn lại xin được đan xen vào những bài viết kế tiếp! Tóm lại, với vẹm cái gì tuyên truyền được thì hê lên, nhưng cũng phải tùy theo thời điểm, trước đây xê-i-a, xê-i-bê, là tội đồ nhân loại, nay thì khác vì bác làm việc (có lương) với OSS, tức bác cũng là xê-i-a đấy. Còn muốn nói bác là đồng minh của OSS, thì cũng được thôi, nhà sử học xã nghĩa Dương Trung Quốc viết lời đầu cho cuốn sách có nói: Đồng minh là hai bên đồng có lợi, thì chuyện này bác có lợi nhiều lắm, tiền tươi mỗi tháng không ít.

VIỆT NHÂN (HNPĐ)

Bàn ra tán vào (1)

quang dinh
CỜ GIAN BẠC LẬN * Đỗ Cường Minh Phạm Văn Đồng Nguyễn Phú Trọng Đa Kim ngân Tòng thị Phóng Lê Qúy Vương Nỗi buồn bất phú phi thương Chiếu giường chính trị Tập Chương Hồ chăn vua * Cờ gian bạc lận ăn giật thua dùa Điện Biên Phủ cua dã tràng cáy Vũng Áng Bàn cờ đại hán tới tháng Nguyễn Thị Doan Lăng loàn Tạ Bích Loan Trần Đại Quang Huy Đức cống * Phá sơn lâm đâm sau lưng Bguyễn Đình Cống Chống Tô Lâm lầm thiếu tá Hồ Quang Nguyễn Bá Thanh lẫn lộn Vũ Ngọc Hoàng Trịnh Xuân Thanh Hoàng Văn Hoan song còng hỷ * Xì Trump xịt Hillary ry rỷ Bất khả tin bọn kỹ nữ giang hồ Chuyên mưu mô tám vố tạm tam vô Lũ cánh tả Disco Hoa Thịnh Đốn * TÂM THANH

----------------------------------------------------------------------------------

Comment




  • Input symbols

Người Mỹ và Hồ - Việt Nhân

(HNPĐ) Trong bài viết ‘Hồ và người Mỹ’, có sự kiện tại Côn Minh tháng 04/1945, Archimedes Patti và Hồ hai bên đã gặp nhau lần đầu, và cho thấy Hồ




(HNPĐ) Trong bài viết ‘Hồ và người Mỹ’, có sự kiện tại Côn Minh tháng 04/1945, Archimedes Patti và Hồ hai bên đã gặp nhau lần đầu, và cho thấy Hồ đã là một chọn lựa của Mỹ, ít ra là trong công việc Mỹ cần. và hồi ký của Archimedes Patti, cũng cho thấy chính tình báo Mỹ đã đưa Hồ từ Liễu Châu về Pắc Bó (10/1944), và những ngày cuối tháng 08/1945 người Mỹ vẫn còn đứng bên Hồ, và tại Hà Nội kể cả trong ngày 02/09/1945… Nhưng rồi cục diện đảo ngược, những lá thư không hồi đáp của Hồ gửi Tổng thống Mỹ Harry S. Truman cho thấy điều đó!

Có người đã đăt câu hỏi: Người Mỹ đã ủng hộ Hồ, hay đó chỉ là ngộ nhận? Nay trong cuốn sách “OSS và Hồ Chí Minh” Tác giả: Dixee R Bartholomew-Feis, đã được nhà nước An Nam cộng cho phổ biến bằng tiếng Việt (người dịch Lương Lê Giang). Dịch đúng sai chưa nói, nhưng với lời rao: “OSS và Hồ Chí Minh - Đồng minh bất ngờ trong cuộc chiến chống phát xít Nhật”. Và nội dung được cho là: HCM và lực lượng VM từng liên kết với Cơ quan Tình báo Chiến lược Mỹ OSS, tiền thân của CIA, nhằm củng cố sức mạnh VN thời kỳ đầu giành chính quyền.

Ủng hộ hay không, thiết nghĩ cần phải xem lại Hồ ra sao trong mắt người Mỹ trong khoảng thời gian đó, và phía Mỹ đã giúp gì được cho Hồ cùng VM, và đó có phải người Mỹ thể hiện tư cách đồng minh để giúp đở, hay chỉ là hành động có tính cách cá nhân? Nói vậy cũng bởi theo tài liệu đảng, hết lời ca ngợi chiến công đầu tiên của Võ Nguyên Giáp, trong trận công đồn Nhật tại Thái Nguyên (20/08/1945), và đảng An Nam cộng dao to búa lớn gọi là ‘giải phóng Thái Nguyên’ lại luôn có bên cạnh Giáp một Allison Thomas, sĩ quan OSS.

Còn sự ngộ nhận Mỹ (Đồng minh), qua sự hiện diện của OSS được xem là ủng hộ Hồ thì ngay trong OSS và Hochiminh của Dixee R Bartholomew-Feis, có viết: “Thủ tướng Trần Trọng Kim từ chức vào ngày 19/08/1945, đã thổ lộ với Bùi Diễm: Có vẻ như chính đảng này mới được sự hậu thuẫn của Mỹ. Rõ ràng, Bùi Diễm nói thêm: Nước Mỹ sẽ có tiếng nói mạnh mẽ trong việc xác định tương lai của Việt Nam, và không chỉ có chú tôi tin rằng bất cứ ai có được sự tin tưởng của Mỹ sẽ được trao cho vị trí tốt nhất để dẫn dắt đất nước trong thời kỳ hậu chiến”

Trong nỗ lực muốn bắt tay cùng người Mỹ, qua vụ cứu phi công Rudolph Shaw ngày 27/4/1945, tại Côn Minh Hồ được gặp Archimedes Patti, Phụ tá đặc trách Ðông Dương, nghiên cứu về Việt Minh của OSS. Để rồi sau đó Hồ nhận sẽ cung cấp tin tình báo và thời tiết cho Đồng minh, thay thế cho nguồn tin tình báo tại nội địa Ðông Dương đã bị cắt đứt, mà trước đây được biết đến tên là GBT, do Đại úy Hải quân Charles Fenn điều hành. Và qua Charles Fenn, Hồ muốn gặp Tướng Claire Chennault, Tư lệnh Không Lực thứ Mười Bốn Hoa Kỳ ở Côn Minh!

Hồ lấy mật danh trong công tác này là ‘Lucius’, theo tình báo Pháp, nhận công việc này Hồ được trả $500 một tháng, và sau đó cuối tháng 04/1945, Hồ cùng Frank Tan, tình báo người Mỹ gốc Hoa, và Mac Shin nhân viên truyền tin Mỹ, xâm nhập trở lại Pắc Bó. Phía Mỹ đánh giá Hồ làm việc tốt, các bộ đài phát sóng được thả dù thêm xuống, và Hồ đã thiết lập thêm ba trạm điện đài tương tự tại Hà Giang, Lạng Sơn, Cao Bằng, cũng không ngoài nhiệm vụ, báo cáo thời tiết hai lần một ngày, thu thập và truyền đi mọi thông tin tình báo, vị trí đóng quân của Nhật.

Nói về trang bị cho VM, Henry A Pruneir kể: “OSS thả xuống những thùng chứa súng trường M-1, bazooka, súng cối 60 mm, và súng máy loại nhẹ, vừa đủ để trang bị cho 80 người.” Còn chuyện huấn luyện quân sự cho VM, chưa được trọn tháng, từ trung tuần tháng 07/1945 đến lúc phát xít Nhật đầu hàng 15/08/1945… Chính sự hiện diện của toán Deer Team, và những gì xảy ra trước lúc về Hà Nội của Hồ, hình ảnh những người lính Mỹ luôn bên cạnh, khiến đã có cái nhìn ngộ nhận nơi mọi người, là Hồ được Đồng Minh ủng hộ!!!

Phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh, Phái đoàn Mỹ đến Hà Nội ngày 22/08/1945 - Thiếu tá tình báo Mỹ Archimedes Patti cùng với đoàn 12 nhân viên tình báo Hoa Kỳ, với các trang thiết bị đóng đô tại Toà nhà Gautier vào ngày 24/08/1945, lá cờ Mỹ được treo ngay trong phòng lễ tân, cho thấy nơi đây là nơi chỉ huy, là căn cứ của Mỹ, với lời tuyên bố của Mỹ đứng trung lập giữa các phe phái, kể cả Pháp, VM, và ngày 26/08/1945, Giáp tổ chức biểu tình đón tiếp Archimedes Patti, được gọi là “Ủy viên trong chính phủ và phái bộ điều tra Mỹ đến Hà Nội.”

Trong buổi lễ Archimedes Patti chính thức thông báo cho Hồ và Giáp, quyết định của Hội nghị Potsdam chia Ðông Dương làm hai vùng chiếm đóng: Phía nam vĩ tuyến 16, Quân Anh được quyền nhận lễ đầu hàng của Nhật. Tại miền Bắc, Tưởng Giới Thạch được quyền giải giới Nhật… Ngày 25/08 vua Bảo Đại thoái vị, sau khi chính phủ Trần trọng Kim giải tán, và 02/09/1945 hai sự kiện xảy ra cùng lúc Nhật ký đầu hàng, và Hồ tuyên bố khai sinh nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, có các nhân viên thuộc cơ quan OSS của Hoa Kỳ lúc đó tại Hà Nội.

Tại Côn Minh, Deer Team được thành lập vào tháng 06/1945, dưới sự chỉ đạo của Archimedes Patti, đội trưởng là thiếu tá Allison Thomas, ban đầu theo Henry A Prunier: “Trước khi Đội Nai nhảy dù xuống Tân Trào, không ai biết nhiệm vụ là gì, chỉ biết rằng ‘Mr. Hồ’ đang ở Tân Trào, và rằng chúng ta phải huấn luyện cho lực lượng của ông”. Sau này Prunier mới biết rằng phía OSS, muốn được Hồ cung cấp tin tức tình báo về hoạt động lẫn vũ khí của quân đội Nhật, và cũng là để hợp tác giải cứu các phi công của Đồng minh gặp nạn nơi vùng có VM.

Vậy câu nói: OSS ủng hộ Hồ là không đúng. Còn CIA thì sao, vì rằng vào đầu năm 1946, cơ quan Tình Báo OSS đã bị giải tán, nhưng những người gởi các toán nhảy dù và khí giới cho Hồ, vẫn tiếp tục làm việc trong cơ quan mới CIA. Chuyện Mỹ có thể muốn giúp VN là để thoát chế độ thực dân Pháp, nhưng chắc chắn không muốn VN rơi vào tay CSQT Đệ Tam, vả lại lúc đó phía Mỹ xử dụng Hồ là cho những công tác Mỹ cần, nhưng với thái độ dứt khoát trước những yêu cầu hổ trợ vũ khí, đạn dược, và phương tiện thông tin liên lạc cho VM do Hồ đưa ra.

Hồ làm việc cho Mỹ có lương, và người Mỹ thực dụng, sòng phẳng, chọn Hồ là để làm việc thế thôi! Chúng ta xem lại những cố gắng của Hồ trong nỗ lực bắt tay cùng người Mỹ, mong muốn người Mỹ công nhận chỉ mỗi một VM của Hồ là đại diện dân Việt trong công cuộc giành độc lập từ tay người Pháp. Wiliam Duiker, theo những biên khảo của ông về Hồ, tuy bị đánh giá là thiên vị, nhưng chúng ta vẫn nhìn thấy được người Mỹ nhìn Hồ, lẫn VM ra sao, nhất là Mỹ có đáp ứng những yêu cầu của Hồ? Khởi đầu là từ việc cứu phi công Rudolph Shaw:

HCM: A Life trang 288: “Hồ quyết định tiếp xúc cơ quan Dịch vụ Trợ giúp Không nạn địa phương, với hy vọng những quan chức ở đó, như là một biểu hiện lòng biết ơn đối với việc đưa người phi công Hoa Kỳ bị rơi đến TQ của ông ta, sắp xếp cho ông ta một cuộc phỏng vấn với Tướng Claire Chennault, Tư lệnh Không Lực thứ 14 Hoa Kỳ ở Côn Minh… Có lẽ bấy giờ Hồ hy vọng, việc phục vụ của mình cho chính quyền Mỹ có thể được đánh cuộc vào sự nhìn nhận chính thức của Hoa Kỳ về phong trào mình và sự viện trợ quân sự cho những hoạt động Việt Minh.”

Và HCM: A Life, trang 290 ghi lời của đại úy Charles Fenn: “Hồ muốn gặp gỡ ông Chennault… Tôi đồng ý sắp xếp việc này, nếu ông ta sẽ đồng ý không yêu cầu ông Chennault cho bất cứ điều gì, không cả những quân nhu, hoặc cũng không hứa hẹn về hỗ trợ…” Còn Patti trong móc nối Hồ làm việc cho OSS, trang 293 ghi: “…Hồ chỉ ra rằng phong trào của ông ta có thể cung cấp nhiều sự hỗ trợ và tin tức hữu ích cho Đồng minh, nếu phong trào có được những vũ khí hiện đại, đạn dược, và phương tiện thông tin liên lạc… Patti tránh né bất kỳ cam kết nào”!

Tiếp theo HCM: A Life trang 291, William Duiker viết: “Hồ Chí Minh do đó đã lập nên những liên lạc với các quan chức quân sự chính yếu của Hoa Kỳ ở Côn Minh Tuy nhiên, ông ta vẫn chưa giành được sự nhìn nhận chính thức của Hoa Kỳ về tính hợp pháp của Mặt trận Việt Minh như là đại diện hợp thức của dân Việt Nam hoặc chưa có được bất kỳ điều gì hơn là một ít giúp đở cho phong trào của ông ta.” Vậy có thể nói: Người Mỹ với Hồ, hay phong trào VM, đã không như những gì dư luận đánh giá, khi nhìn bề ngoài để kết luận là Mỹ ủng hộ VM.

Không chỉ riêng Hồ, sự quyến rũ về tiềm năng ủng hộ của Hoa Kỳ, các đại diện VM khác đang sống ở phía nam Trung Quốc, như ở Côn Minh đã bằng mọi cách để có được sự hỗ trợ, họ viết thư cho Đại sứ Hoa Kỳ Gauss ở Trùng Khánh. Lá thư đưa qua tay Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ William Langdon ở Côn Minh, van nài sự viện trợ của Mỹ trong cuộc đấu tranh vì nền độc lập Việt Nam, W. Langdon đã đồng ý gặp gỡ với nhóm đại diện của VM và hứa sẽ đệ trình lá thư đến đại sứ Hoa Kỳ. Chúng ta xem lại vụ này trong HCM: A Life:

William Duiker trang 285-286 viết: “Ông Langdon đồng ý gặp gỡ với nhóm đại diện của Việt Minh vào ngày 08 tháng Chín, hứa sẽ đệ trình lá thư đến đại sứ Hoa Kỳ… Mưu mẹo của những đại diện (VM) địa phương ở Côn Minh để giành được sự ủng hộ của Hoa Kỳ như vậy là một lần nữa đã bị thất bại… Ông Langdon thậm chí còn tiêu cực hơn, sau khi báo cáo trong một công văn đến Washington rằng những nhóm Việt Nam tại phía nam Trung Quốc “không có tầm quan trọng thực sự” ở Đông Dương.”

 “…Vào tháng Mười Hai đó, một báo cáo của Cục Dịch vụ Chiến lược Hoa Kỳ (OSS: U.S. Office of Strategic Services), trích dẫn từ những nguồn tài liệu của Pháp, đưa ra nhận xét rằng Đông Dương Độc lập Đồng minh Hội (như là Mặt trận Việt Minh được biết đến bằng tiếng Anh) không có bất kỳ sự ủng hộ quần chúng” và là “phần lớn bề ngoài cấu thành gồm một số lượng tương đối nhỏ của những nhà trí thức Đông Dương và những phần tử bất mãn khác ở thuộc địa.” Đó là những gì người Mỹ nhìn Hồ cùng phong trào VM!!!

Bài đã quá dài, nhiều chi tiết còn lại xin được đan xen vào những bài viết kế tiếp! Tóm lại, với vẹm cái gì tuyên truyền được thì hê lên, nhưng cũng phải tùy theo thời điểm, trước đây xê-i-a, xê-i-bê, là tội đồ nhân loại, nay thì khác vì bác làm việc (có lương) với OSS, tức bác cũng là xê-i-a đấy. Còn muốn nói bác là đồng minh của OSS, thì cũng được thôi, nhà sử học xã nghĩa Dương Trung Quốc viết lời đầu cho cuốn sách có nói: Đồng minh là hai bên đồng có lợi, thì chuyện này bác có lợi nhiều lắm, tiền tươi mỗi tháng không ít.

VIỆT NHÂN (HNPĐ)

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm