Kinh Khổ

Người Buôn Gió - Đàn trâu về đâu.

Câu hát đưa vào lòng người nghĩ một cảm giác buồn man mác. Cái buồn của sự lạc lõng, bơ vơ của số kiếp con trâu khi không còn đất. Không có đất để cày cấy, ai dùng đến trâu trừ khi nuôi làm thịt.

Rặng tre hót giữa trưa hè tiếng con sáo sậu gốc rễ về đâu
Đàn trâu lững thững qua cầu, đất bán hết rồi đàn trâu về đâu

À Ý A của Lê Minh Sơn

Câu hát đưa vào  lòng người nghĩ một cảm giác buồn man mác.  Cái buồn của sự lạc lõng, bơ vơ của số kiếp con trâu khi không còn đất. Không có đất để cày cấy, ai dùng đến trâu trừ khi nuôi làm thịt.

Có một quá khứ huy hoàng được người nông dân yêu mến, tôn trọng. đặt một ví trí quan trọng trong gắn bó với đời sống người dân qua bao nhiêu câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ như.

- Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ăn no cỏ, trâu cày với ta.

- Trên đồng cạn, dưới đồng sâu
Chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa.

Hay người ta dặn nhau '' con trâu là đầu cơ nghiệp '' để chỉ sự quan trọng bậc nhất của con trâu trong cuộc sống. Ngay cả câu thành ngữ để hoạch định cuộc sống con người cũng không thể không có hình bóng con trâu. Hàng bao nhiêu năm qua,  người Việt ta sống theo ba bước tạo dựng đời mình đó là '' tậu trâu, lấy vợ, làm nhà ''.

Đã có thời con trâu được tôn vinh như thế, được đặt hàng đầu trong những hoạch định của đời người.

Nhưng nay con trâu thân thương, cần cù, chịu khó ấy đã không còn được vinh danh trong lời ca, tiếng hát, thành ngữ nữa. Nó được nêu tên trong những biển quảng cáo của các nhà hàng. Có thể gặp đầy rẫy những tấm biển nhà hàng ăn hai bên đường quốc lộ. Trâu tái lăn, trâu xào lá lốt, thịt trâu bảy món.

Bây giờ thời đại một chiếc máy cày bằng bao nhiêu sức trâu, người ta ngồi lên đó và ung dung cho máy chạy khắp cánh đồng. Cuộc cách mạng khoa học, kỹ thuật hiện đại đã đưa những phương thức canh tác thô sơ trở thành dĩ vãng. Khiến các chú trâu cùng chung số phận bị lãng quên.

Nhưng trong bài ca À Ý A của nhạc sĩ Lê Minh Sơn còn đưa ra nguyên nhân khác khiến con trâu trở nên vô dụng, đó là đất nông nghiệp đã bán hết cho người mua làm khu công nghiệp. Không còn có đất để cày cấy, bởi thế không cần đến sức trâu.  Đàn trâu hiền lành vẫn lững thững qua cầu mỗi khi chiều xuống. Chúng trở nên bơ vơ, khi con người là chủ của chúng không cần đến chúng trong công việc nữa.

Trong nhạc phẩm Ngày Trở Về của Phạm Duy, con trâu được nhắc đến như một con người, như một đồng đội của người cựu chiến binh khi trở về quê hương, cùng gắn bó trên mặt trận đời sống.

Ngày trở về, có anh nông phu chống nạng cày bừa
Vì thương yêu anh, nên ngày trở về
Có con trâu xanh hết lòng giúp đỡ.

Không còn mặt trận sản xuất nông nghiệp bằng phương thức thô sơ, nếu còn thì người ta cũng dùng máy móc để canh tác chẳng nhờ đến trâu. Con trâu không thành đồng chí, con trâu không được nhân cách hoá tôn vinh nữa, con trâu lững thững qua cầu hàng ngày đợi đến lượt mình vào lò mổ.

Đồng chí trâu đã bị bỏ rơi. Ít ra khi bị bỏ rơi, chúng còn có được nhắc nhớ trong một nhạc phẩm đầy ngậm ngùi , thương tiếc như một lời chia tay đầy xúc cảm.

Cùng chung số phận với chúng về cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá, cuộc bán đất chuyển đổi mô hình kinh tế nông nghiệp thuần tuý sang công nghiệp phát triển là những nhà lý luận, tuyên giáo của chủ nghĩa xã hội, của tư tưởng Mác Lê Nin.

 Hãy thử hình dung một đất nước kinh tế thị trường, công nghiệp hiện đại, thông tin toàn cầu, doanh nghiệp cổ phần tư nhân hoá quyết định nền kinh tế....số phận của những nhà lý luận như vậy đi về đâu, ai cần đến họ.

Các đồng chí lý luân, tuyên giáo không ngu như trâu, cũng không hiền lành cam chịu như trâu. Nhận thức được bước tiến của xã hội theo đà cổ phần hoá, hiện đại hoá , thông tin hoá  sẽ khiến cho số phận của các đồng chí vào quên lãng như số phận những con trâu. Từ nhận thức đó lẽ ra các đồng chí phải tìm cho mình một sự hữu ích nào khác cho kịp thời đại, cho có ích với cuộc đời, có ích với người dân dù rằng là làm món ăn dâng cho đời hưởng thụ.

Đang sống trong một cuộc sống êm đềm, chỉ hàng ngày viết ra những điều sẵn có theo tư tưởng Mác, Lê Nin, hưởng lương cao, chế độ nhiều, được đãi ngộ, được mọi người e sợ. Nay đứng trước viễn cảnh kinh tế thị trường, số phận của các đồng chí tuyên giáo, lý luận CNXH đi về đâu chắc không khó hình dung.

Bởi sợ mình bị bỏ rơi, bị lãng quên và bạc đãi. Gần đây các đồng chí tuyên giáo, lý luận thi nhau gào hét trên báo chí, đòi hỏi phải kiên định con đường CNXH, kiên trì theo đuổi tư tưởng Mác, Lê Nin. Các đồng chí quy kết những tiến trình quy luật tự nhiên thành diễn biến hoà bình, tự chuyển hoá, cách mạng mầu. Sau khi chán chê dựng nên những bóng ma '' thế lực thù địch '' bên ngoài, các thế lực thù địch nằm trong dân. Cuối cùng các đồng chí khẳng định '' thế lực thù địch '' chả nằm trong dân, chả nằm bên ngoài mà chúng ở trong nội bộ của các đồng chí.


Liên tiếp có những bài viết của các đồng chí tuyên giáo, lý luận vạch mặt thế lực thù địch nằm trong nội bộ. Đồng chí Vũ Ngọc Hoàng chỉ ra đó là những '' nhóm lợi ích ''. Đồng chí Hoàng sợ người dân chưa nhận rõ được '' nhóm lợi ích '' là ai , buộc phải tiết lộ rằng đó là những kẻ có quyền lực phân phối các nguồn lực trong xã hội.

Kẻ có quyền lực phân phối các nguồn lực trong đất nước ta ngày nay là ai.? Kẻ nào quyết định cấp vốn cho tập đoàn này, cho tỉnh thành kia được công trình hành chính , cho bộ ngành nọ được triển khai dự án hạ tầng.?

 Đó là kẻ ngu dốt về lý luận nhưng lại giỏi về thủ đoạn như bài báo của Phó Giáo Sư, Tiến Sĩ Phạm Văn Nhuận nêu chân tướng.

''  Theo mô tả của C. Mác, những kẻ cơ hội chủ nghĩa “dốt nát về mặt lý luận nhưng lại giàu có về các thủ đoạn”. Bởi vậy, cần sáng suốt nhận diện, chỉ rõ chân tướng để có các giải pháp phòng, chống, đẩy lùi và khắc phục ảnh hưởng của nó đối với các tổ chức đảng và sự nghiệp cách mạng…''


Sử dụng đến những từ như '' chân tướng '' để chỉ đồng chí của mình, chứng tỏ cái giãy chết của lý luân tuyên giáo đã đến gần lắm rồi mới liều lĩnh phút cuối như vậy. Ai gây hoang mang, chia rẽ để làm suy yếu chế độ này bằng các đồng chí tuyên giáo cơ chứ.? 

Lẽ ra chính các đồng chí như Vũ Ngọc Hoàng, Phạm Văn Nhuận cần phải bị bắt và khởi tố theo điều 258 hoặc điều 88 vì lợi dụng chức vụ, lợi dụng quyền tự do ngôn luận để gieo rắc những luận điệu chống phá, xuyên tạc nội bộ Đảng trước thềm đại đội lần thứ 12. Chính bài viết của các đồng chí đã vẽ ra, kể ra những mâu thuẫn nội bộ trong đường lối của đảng cộng sản. Cũng chính các đồng chí phơi áo cho người xem lưng nội bộ các đồng chí đã ganh ghét, hận thù nhau đến mức khủng khiếp như gọi nhau là '' thế lực thù địch bên trong''  hay '' chân tướng của kẻ cơ hội '' hoặc '' những kẻ dốt nát về lý luận nhưng giàu có về các thủ đoạn ''

Các bài viết của các đồng chí đã gieo hoang mang, nghi ngờ vào uy tín của Đảng trầm trọng. Làm mất niềm tin của quần chúng nhân dân vào các lãnh đạo của Đảng và nhà nước. Phải chăng các đồng chí cũng đang tự diễn biến mình để phá hoại sự đoàn kết của Đảng.?

Chẳng thế lực phản động nào phá hoại chế độ hơn các đồng chí tuyên giáo nếu đọc những gì các đồng chí viết ra.

Chừng nào các đồng chí lý luân, tuyên giáo chưa chỉ rõ ai là kẻ lãnh đạo hiện nay có quyền phân phối nguồn lực trong xã hội  hiện giàu có, nhiều thủ đoạn, dốt nát về lý luận...chừng ấy chính các đồng chí là phản động. Thiết nghĩ kẻ lãnh đạo hiện nay có những tố chất, biểu hiện như các đồng chí nêu không quá nhiều , để đến nỗi các đồng chí không biết ai mà nêu tên.

Những con trâu hết thời, chúng lững thững hiền lành qua cầu đợi chờ ngày số phận đến. Quy luật tiến hoá của cuộc sống là vậy. Nhưng những con trâu tuyên giáo, lý luận thì chúng không cam phận như vậy. Thấy trước số phận tương lai đen tối bị lãng quên, chúng đang ra sức níu kéo hệ thống kinh tế lạc hậu, lỗi thời bởi mớ lý luận Mác Lê chỉ định để nhằm tồn tại kiểu '' giữ được chùa thì có oản ăn'' hoặc điên cuồng hơn chúng  muốn đi đến mục đích kiểu không được ăn thì đạp đổ.

Trạng chết chúa cũng băng hà.

Kẻ ngu dốt về lý luận, kẻ có quyền phân phối nguồn lực trong xã hội, kẻ giàu có và nhiều thủ đoạn chắc chỉ là Chúa. Còn chúng những kẻ lý luận, tuyên gáo dường như  là những Trạng. Chả phải những học hàm, học vị chúng lôi theo trưng dưới những bài viết như Giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ không phải là dạng trạng đó sao.?

Cuộc cách mạng hiện đại hoá nông nghiệp không có vai trò của con trâu. Cuộc cổ phần hoá, tư nhân hoá  hay kinh tế thị trường đương nhiên chả còn chỗ những nhà lý luận, tư tưởng, tuyên giáo. Làm gì có nhà doanh nghiệp quản trị trong nền kinh tế thị trường, làm ăn với tư bản mà có thời gian để ngồi nghe bọn tuyên giáo, lý luận nhồi vào đầu những mớ lý luận kinh tế của những kẻ chết cách đây hàng trăm năm và bắt buộc làm theo. Làm gì có chủ trang trại nào thay vì lên google tìm kiếm máy cày loại mới mà lại đi nuôi một đàn trâu, một đống thợ cày trong thời đại hiện nay.

Như những đàn trâu, bọn lý luận tuyên giáo tư tưởng gì đó rồi cũng sẽ trở thành dĩ vãng. Tương lai đen tối đã đến với chúng. Trong các chi tiêu ngân sách công khi mà ngân khố cạn kiệt, nguồn tiền phân bổ cho chúng hót như con sáo sậu giữa trưa hè sẽ bị cắt giảm đầu tiên. Để nhường cho những vấn đề khác cấp thiết như bảo hiểm xã hội, lương công an, quân đội. 

Cả đàn những giáo sư, tiến sĩ chỉ biết nhồi đầu lý luận, tư tưởng Mác Lê Nin cày ải trên cánh đồng CNXH , bây giờ chả khác gì những con trâu chỉ biết cái cày trên ruộng nâu. 

Chỉ có cái chúng khác trâu là chúng biết trước số phận và phản kháng lại điên cuồng. Chúng đổ lỗi cho trong số lãnh đạo của chúng có kẻ chuyển hoá, tự diễn biến như chúng từng đổ cho bao người lương thiện phải vào tù. Chúng đến bờ vực diệt vong mà vẫn không nhận ra rằng sở dĩ chúng bj loại khỏi cuộc chơi này vì xã hội loài người đã đi rất xa bằng những cách thức khoa học, hiện đại. Không nhận ra điều ấy thì chúng chả hơn gì đàn trâu. Chúng ảo tưởng gì trong những bài viết kêu gọi giữ vững đường lối CNXH, Mác Lê Nin, tư tưởng HCM cho những đồng bọn của chúng đang sở hữu gia sản  hàng triệu USD, đang mua nhà cho con cái ở Anh, Mỹ, Đức.

Đã mông muội lại còn ảo tưởng, đã thế lại còn cay cú, hận thù, cắn xé nhau.

Nếu Mác sống để viết thêm chút nữa, có lẽ ông ta sẽ viết rằng, dấu hiệu cáo chung của CNXH là khi xuất hiện các nhà lý luận tư tưởng XHCH quay sang cắn xé đồng loại của mình, đó là quy luật tất yếu của tự nhiên.

Chúng đừng mong trong nhân dân sẽ có nhạc phẩm nào đưa tiễn chúng xót xa như đưa tiễn đàn trâu.

Người Buôn Gió

(Blog Người Buôn Gió)

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Người Buôn Gió - Đàn trâu về đâu.

Câu hát đưa vào lòng người nghĩ một cảm giác buồn man mác. Cái buồn của sự lạc lõng, bơ vơ của số kiếp con trâu khi không còn đất. Không có đất để cày cấy, ai dùng đến trâu trừ khi nuôi làm thịt.

Rặng tre hót giữa trưa hè tiếng con sáo sậu gốc rễ về đâu
Đàn trâu lững thững qua cầu, đất bán hết rồi đàn trâu về đâu

À Ý A của Lê Minh Sơn

Câu hát đưa vào  lòng người nghĩ một cảm giác buồn man mác.  Cái buồn của sự lạc lõng, bơ vơ của số kiếp con trâu khi không còn đất. Không có đất để cày cấy, ai dùng đến trâu trừ khi nuôi làm thịt.

Có một quá khứ huy hoàng được người nông dân yêu mến, tôn trọng. đặt một ví trí quan trọng trong gắn bó với đời sống người dân qua bao nhiêu câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ như.

- Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ăn no cỏ, trâu cày với ta.

- Trên đồng cạn, dưới đồng sâu
Chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa.

Hay người ta dặn nhau '' con trâu là đầu cơ nghiệp '' để chỉ sự quan trọng bậc nhất của con trâu trong cuộc sống. Ngay cả câu thành ngữ để hoạch định cuộc sống con người cũng không thể không có hình bóng con trâu. Hàng bao nhiêu năm qua,  người Việt ta sống theo ba bước tạo dựng đời mình đó là '' tậu trâu, lấy vợ, làm nhà ''.

Đã có thời con trâu được tôn vinh như thế, được đặt hàng đầu trong những hoạch định của đời người.

Nhưng nay con trâu thân thương, cần cù, chịu khó ấy đã không còn được vinh danh trong lời ca, tiếng hát, thành ngữ nữa. Nó được nêu tên trong những biển quảng cáo của các nhà hàng. Có thể gặp đầy rẫy những tấm biển nhà hàng ăn hai bên đường quốc lộ. Trâu tái lăn, trâu xào lá lốt, thịt trâu bảy món.

Bây giờ thời đại một chiếc máy cày bằng bao nhiêu sức trâu, người ta ngồi lên đó và ung dung cho máy chạy khắp cánh đồng. Cuộc cách mạng khoa học, kỹ thuật hiện đại đã đưa những phương thức canh tác thô sơ trở thành dĩ vãng. Khiến các chú trâu cùng chung số phận bị lãng quên.

Nhưng trong bài ca À Ý A của nhạc sĩ Lê Minh Sơn còn đưa ra nguyên nhân khác khiến con trâu trở nên vô dụng, đó là đất nông nghiệp đã bán hết cho người mua làm khu công nghiệp. Không còn có đất để cày cấy, bởi thế không cần đến sức trâu.  Đàn trâu hiền lành vẫn lững thững qua cầu mỗi khi chiều xuống. Chúng trở nên bơ vơ, khi con người là chủ của chúng không cần đến chúng trong công việc nữa.

Trong nhạc phẩm Ngày Trở Về của Phạm Duy, con trâu được nhắc đến như một con người, như một đồng đội của người cựu chiến binh khi trở về quê hương, cùng gắn bó trên mặt trận đời sống.

Ngày trở về, có anh nông phu chống nạng cày bừa
Vì thương yêu anh, nên ngày trở về
Có con trâu xanh hết lòng giúp đỡ.

Không còn mặt trận sản xuất nông nghiệp bằng phương thức thô sơ, nếu còn thì người ta cũng dùng máy móc để canh tác chẳng nhờ đến trâu. Con trâu không thành đồng chí, con trâu không được nhân cách hoá tôn vinh nữa, con trâu lững thững qua cầu hàng ngày đợi đến lượt mình vào lò mổ.

Đồng chí trâu đã bị bỏ rơi. Ít ra khi bị bỏ rơi, chúng còn có được nhắc nhớ trong một nhạc phẩm đầy ngậm ngùi , thương tiếc như một lời chia tay đầy xúc cảm.

Cùng chung số phận với chúng về cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá, cuộc bán đất chuyển đổi mô hình kinh tế nông nghiệp thuần tuý sang công nghiệp phát triển là những nhà lý luận, tuyên giáo của chủ nghĩa xã hội, của tư tưởng Mác Lê Nin.

 Hãy thử hình dung một đất nước kinh tế thị trường, công nghiệp hiện đại, thông tin toàn cầu, doanh nghiệp cổ phần tư nhân hoá quyết định nền kinh tế....số phận của những nhà lý luận như vậy đi về đâu, ai cần đến họ.

Các đồng chí lý luân, tuyên giáo không ngu như trâu, cũng không hiền lành cam chịu như trâu. Nhận thức được bước tiến của xã hội theo đà cổ phần hoá, hiện đại hoá , thông tin hoá  sẽ khiến cho số phận của các đồng chí vào quên lãng như số phận những con trâu. Từ nhận thức đó lẽ ra các đồng chí phải tìm cho mình một sự hữu ích nào khác cho kịp thời đại, cho có ích với cuộc đời, có ích với người dân dù rằng là làm món ăn dâng cho đời hưởng thụ.

Đang sống trong một cuộc sống êm đềm, chỉ hàng ngày viết ra những điều sẵn có theo tư tưởng Mác, Lê Nin, hưởng lương cao, chế độ nhiều, được đãi ngộ, được mọi người e sợ. Nay đứng trước viễn cảnh kinh tế thị trường, số phận của các đồng chí tuyên giáo, lý luận CNXH đi về đâu chắc không khó hình dung.

Bởi sợ mình bị bỏ rơi, bị lãng quên và bạc đãi. Gần đây các đồng chí tuyên giáo, lý luận thi nhau gào hét trên báo chí, đòi hỏi phải kiên định con đường CNXH, kiên trì theo đuổi tư tưởng Mác, Lê Nin. Các đồng chí quy kết những tiến trình quy luật tự nhiên thành diễn biến hoà bình, tự chuyển hoá, cách mạng mầu. Sau khi chán chê dựng nên những bóng ma '' thế lực thù địch '' bên ngoài, các thế lực thù địch nằm trong dân. Cuối cùng các đồng chí khẳng định '' thế lực thù địch '' chả nằm trong dân, chả nằm bên ngoài mà chúng ở trong nội bộ của các đồng chí.


Liên tiếp có những bài viết của các đồng chí tuyên giáo, lý luận vạch mặt thế lực thù địch nằm trong nội bộ. Đồng chí Vũ Ngọc Hoàng chỉ ra đó là những '' nhóm lợi ích ''. Đồng chí Hoàng sợ người dân chưa nhận rõ được '' nhóm lợi ích '' là ai , buộc phải tiết lộ rằng đó là những kẻ có quyền lực phân phối các nguồn lực trong xã hội.

Kẻ có quyền lực phân phối các nguồn lực trong đất nước ta ngày nay là ai.? Kẻ nào quyết định cấp vốn cho tập đoàn này, cho tỉnh thành kia được công trình hành chính , cho bộ ngành nọ được triển khai dự án hạ tầng.?

 Đó là kẻ ngu dốt về lý luận nhưng lại giỏi về thủ đoạn như bài báo của Phó Giáo Sư, Tiến Sĩ Phạm Văn Nhuận nêu chân tướng.

''  Theo mô tả của C. Mác, những kẻ cơ hội chủ nghĩa “dốt nát về mặt lý luận nhưng lại giàu có về các thủ đoạn”. Bởi vậy, cần sáng suốt nhận diện, chỉ rõ chân tướng để có các giải pháp phòng, chống, đẩy lùi và khắc phục ảnh hưởng của nó đối với các tổ chức đảng và sự nghiệp cách mạng…''


Sử dụng đến những từ như '' chân tướng '' để chỉ đồng chí của mình, chứng tỏ cái giãy chết của lý luân tuyên giáo đã đến gần lắm rồi mới liều lĩnh phút cuối như vậy. Ai gây hoang mang, chia rẽ để làm suy yếu chế độ này bằng các đồng chí tuyên giáo cơ chứ.? 

Lẽ ra chính các đồng chí như Vũ Ngọc Hoàng, Phạm Văn Nhuận cần phải bị bắt và khởi tố theo điều 258 hoặc điều 88 vì lợi dụng chức vụ, lợi dụng quyền tự do ngôn luận để gieo rắc những luận điệu chống phá, xuyên tạc nội bộ Đảng trước thềm đại đội lần thứ 12. Chính bài viết của các đồng chí đã vẽ ra, kể ra những mâu thuẫn nội bộ trong đường lối của đảng cộng sản. Cũng chính các đồng chí phơi áo cho người xem lưng nội bộ các đồng chí đã ganh ghét, hận thù nhau đến mức khủng khiếp như gọi nhau là '' thế lực thù địch bên trong''  hay '' chân tướng của kẻ cơ hội '' hoặc '' những kẻ dốt nát về lý luận nhưng giàu có về các thủ đoạn ''

Các bài viết của các đồng chí đã gieo hoang mang, nghi ngờ vào uy tín của Đảng trầm trọng. Làm mất niềm tin của quần chúng nhân dân vào các lãnh đạo của Đảng và nhà nước. Phải chăng các đồng chí cũng đang tự diễn biến mình để phá hoại sự đoàn kết của Đảng.?

Chẳng thế lực phản động nào phá hoại chế độ hơn các đồng chí tuyên giáo nếu đọc những gì các đồng chí viết ra.

Chừng nào các đồng chí lý luân, tuyên giáo chưa chỉ rõ ai là kẻ lãnh đạo hiện nay có quyền phân phối nguồn lực trong xã hội  hiện giàu có, nhiều thủ đoạn, dốt nát về lý luận...chừng ấy chính các đồng chí là phản động. Thiết nghĩ kẻ lãnh đạo hiện nay có những tố chất, biểu hiện như các đồng chí nêu không quá nhiều , để đến nỗi các đồng chí không biết ai mà nêu tên.

Những con trâu hết thời, chúng lững thững hiền lành qua cầu đợi chờ ngày số phận đến. Quy luật tiến hoá của cuộc sống là vậy. Nhưng những con trâu tuyên giáo, lý luận thì chúng không cam phận như vậy. Thấy trước số phận tương lai đen tối bị lãng quên, chúng đang ra sức níu kéo hệ thống kinh tế lạc hậu, lỗi thời bởi mớ lý luận Mác Lê chỉ định để nhằm tồn tại kiểu '' giữ được chùa thì có oản ăn'' hoặc điên cuồng hơn chúng  muốn đi đến mục đích kiểu không được ăn thì đạp đổ.

Trạng chết chúa cũng băng hà.

Kẻ ngu dốt về lý luận, kẻ có quyền phân phối nguồn lực trong xã hội, kẻ giàu có và nhiều thủ đoạn chắc chỉ là Chúa. Còn chúng những kẻ lý luận, tuyên gáo dường như  là những Trạng. Chả phải những học hàm, học vị chúng lôi theo trưng dưới những bài viết như Giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ không phải là dạng trạng đó sao.?

Cuộc cách mạng hiện đại hoá nông nghiệp không có vai trò của con trâu. Cuộc cổ phần hoá, tư nhân hoá  hay kinh tế thị trường đương nhiên chả còn chỗ những nhà lý luận, tư tưởng, tuyên giáo. Làm gì có nhà doanh nghiệp quản trị trong nền kinh tế thị trường, làm ăn với tư bản mà có thời gian để ngồi nghe bọn tuyên giáo, lý luận nhồi vào đầu những mớ lý luận kinh tế của những kẻ chết cách đây hàng trăm năm và bắt buộc làm theo. Làm gì có chủ trang trại nào thay vì lên google tìm kiếm máy cày loại mới mà lại đi nuôi một đàn trâu, một đống thợ cày trong thời đại hiện nay.

Như những đàn trâu, bọn lý luận tuyên giáo tư tưởng gì đó rồi cũng sẽ trở thành dĩ vãng. Tương lai đen tối đã đến với chúng. Trong các chi tiêu ngân sách công khi mà ngân khố cạn kiệt, nguồn tiền phân bổ cho chúng hót như con sáo sậu giữa trưa hè sẽ bị cắt giảm đầu tiên. Để nhường cho những vấn đề khác cấp thiết như bảo hiểm xã hội, lương công an, quân đội. 

Cả đàn những giáo sư, tiến sĩ chỉ biết nhồi đầu lý luận, tư tưởng Mác Lê Nin cày ải trên cánh đồng CNXH , bây giờ chả khác gì những con trâu chỉ biết cái cày trên ruộng nâu. 

Chỉ có cái chúng khác trâu là chúng biết trước số phận và phản kháng lại điên cuồng. Chúng đổ lỗi cho trong số lãnh đạo của chúng có kẻ chuyển hoá, tự diễn biến như chúng từng đổ cho bao người lương thiện phải vào tù. Chúng đến bờ vực diệt vong mà vẫn không nhận ra rằng sở dĩ chúng bj loại khỏi cuộc chơi này vì xã hội loài người đã đi rất xa bằng những cách thức khoa học, hiện đại. Không nhận ra điều ấy thì chúng chả hơn gì đàn trâu. Chúng ảo tưởng gì trong những bài viết kêu gọi giữ vững đường lối CNXH, Mác Lê Nin, tư tưởng HCM cho những đồng bọn của chúng đang sở hữu gia sản  hàng triệu USD, đang mua nhà cho con cái ở Anh, Mỹ, Đức.

Đã mông muội lại còn ảo tưởng, đã thế lại còn cay cú, hận thù, cắn xé nhau.

Nếu Mác sống để viết thêm chút nữa, có lẽ ông ta sẽ viết rằng, dấu hiệu cáo chung của CNXH là khi xuất hiện các nhà lý luận tư tưởng XHCH quay sang cắn xé đồng loại của mình, đó là quy luật tất yếu của tự nhiên.

Chúng đừng mong trong nhân dân sẽ có nhạc phẩm nào đưa tiễn chúng xót xa như đưa tiễn đàn trâu.

Người Buôn Gió

(Blog Người Buôn Gió)

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm