Tham Khảo

Nền Giáo Dục Việt Nam Cộng Hòa

Trường Quốc Gia Nghĩa Tử Việt Nam Cộng Hòa

Vào năm 1963 ba tôi là Thương Phế Binh xin cho tôi vào học Trường Quốc Gia Nghĩa Tử, không có nội trú như sau này. Vì nhà ở Biên Hoà nên tìm chỗ trọ học không được như ý. Sau quyết định thi vào Trường Thiếu Sinh Quân Vũng Tàu...

Viet Light
 is with 
Huynh Do
.


 
*** Nền Giáo Dục Việt Nam Cộng Hòa
============================
- Trường Quốc Gia Nghĩa Tử Việt Nam Cộng Hòa
Cơ sở Giáo Dục Quốc Gia Nghĩa Tử VNCH là một ngôi trường trung học lớn tọa lạc trên đường Võ Tánh, Gia Ðịnh, trên một khu đất rộng 5 mẫu, khoảng giữa Lăng Cha Cả và Ngã Tư Bẩy Hiền.
Trường Quốc Gia Nghĩa Tử được thành lập theo Sắc Luật số 3/62 của Chính Phủ VNCH, ngày khánh thành được chính Cố Tổng Thống Ngô Ðình Diệm đến cắt băng vào cuối Tháng Tám năm 1963, thể hiện tấm lòng của ông với những con em của các Quân Cán Chính VNCH đã hy sinh vì Tổ Quốc.
Niên học đầu tiên (1963-1964) mới chỉ có được 500 học sinh. Trong thời gian đầu, trường chỉ có chương trình giáo dục phổ thông của Bộ Quốc Gia Giáo Dục VNCH. Ðến năm 1966, cơ sở có thêm Trường Kỹ Thuật QGNT mục đích đào tạo kỹ năng thực dụng cho con em khi ra trường.
Ðến năm 1968, trường được cải tiến, áp dụng chương trình giáo dục tổng hợp cho một trường, thay vì chia các lớp trung học thành Ðệ I Cấp và Ðệ II Cấp thì gom cả hai cấp lại.
Các ban không chia thành 4 ban như các trường khác, mà chia thành 8 ban gồm có Ban A Khoa Học, Ban B, Toán Học, Ban C, Sinh Ngữ, Ban D, Cổ Ngữ, Ban E, Doanh Thương Tổng Quát, Ban F, Công Kỹ Nghệ, Ban G, Kinh Tế Gia Đình và Ban H, Canh Nông.
Việc phân chia lại các ban học như trên cho thấy Trung Học Quốc Gia Nghĩa Tử giống như các trường trung học của Hoa Kỳ, nó đi về thực dụng nhiều hơn là phổ thông như các trường khác chỉ có 4 ban theo các chương trình giáo dục của Pháp cũ.
Mô hình này cũng đã được trải rộng thành một hệ thống trường học tại Huế vào năm 1967, Ðà Nẵng 1968, Biên Hòa 1969, và Cần Thơ, 1971. Tính chung thì hệ thống Quốc Gia Nghĩa Tử có trên 400 giáo sư, trên 10 ngàn học sinh từ tiểu học đến hết trung học. Nhiều học sinh sau khi tốt nghiệp đã được học bổng đi du học hoặc tiếp tục học vấn bậc đại học của VNCH.
Ý tưởng về QGNT có được là một viễn kiến của Bác Sĩ Trung Tá Trương Khuê Quan nhân dịp ông tham dự một Hội Nghị tại Hòa Lan năm 1957, bàn về vấn đề giúp đỡ những người con của những chiến sĩ đã hy sinh trong những cuộc chiến tranh trên thế giới. Khi đó, Bác Sĩ Trương Khuê Quan đang là Trung Tá Cục Trưởng Cục Xã Hội Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa.
Sau khi trở về nước, khoảng đầu thập niên 1960, BS Quan đã trình lên Bộ Quốc Phòng VNCH và Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã đồng ý và phê thuận ngay lập tức vì đây cũng chính là hoài bão của cụ, mọi công việc đã được Phủ Tổng Thống trao cho Bộ Quốc Phòng phụ trách thụ lý nghiên cứu và thi hành.
Bộ Quốc Phòng và BS Trương Khuê Quan khi đó đã chỉ định Đại Úy Bùi Trọng Chi trực tiếp nghiên cứu những vấn đề liên quan. Để hợp thức hóa và để có được sự thừa nhận chính thức trên danh nghĩa, Bác Sĩ Quan và Đại Úy Chi đã đưa ra nhiều dự án, trong đó có việc thiết lập một danh xưng được gọi là Quốc Gia Nghĩa Tử để đặt tên gọi các con côi của Tử Sĩ cho đến vấn đề Cơ Cấu Pháp Lý, đó là các em phải làm đơn xin Tòa Án một phán quyết để được thừa nhận là một QGNT (tương tự như Bản Án Thế Vì Khai Sinh). Và còn cả đề án lập ra một cơ quan gọi là Quốc Gia Nghĩa Tử Cuộc….
Song song với việc nghiên cứu đề án Quốc Gia Nghĩa Tử Cuộc (là tiền thân qủa Viện Gíáo Dục Quốc Gia Nghĩa Tử), BS Quan đã vận động bạn bè và một số ân nhân, Mạnh Thường Quân (mà Thầy Thiệu gọi là nhóm “Nhân Sĩ Sài Gòn” để cùng chung nhau đóng góp tài, vật, công, của vào công trình này.
Ông Trương Văn Chôm, Khoa Trưởng Đại Học Dược Khoa.
Ông Nguyễn Văn Hoành, Chủ Tịch Hội Đồng Đô Thành.
Ông Đinh Văn Khai, Chủ Nhiệm Nhật báo Tiếng Chuông.
Ông Nguyễn Ang Ca, báo Tiếng Chuông.
Dược Sĩ La Thành Nghệ.
Dược Sĩ Nguyễn Thị Hai.
Dân Biểu Trương Văn Tố.
Bà Bút Trà, Chủ Nhiệm báo Sàigòn Mới.
Ông Võ Văn Ứng, Thương Gia.
Dược Sĩ Nguyễn Cao Thăng.
Mỗi người khi đó đồng ý góp vào $200,000.00 đồng Việt Nam thời giá lúc bấy giờ; riêng KTS Trương Đức Nguyên đóng góp phần thiết kế đồ án mà không nhận thù lao và nhà thầu Trần Ngọc Trình nhận phần xây cất cũng không tính tiền lời. Riêng về khu đất rộng 5 mẫu trước kia dành cho Nghĩa Trang Pháp, nhưng vì nhu cầu của họ không còn nữa nên Chính Phủ VNCH khi đó đã tặng lại cho Quốc Gia Nghĩa Tử Cuộc.
Một chi tiết này nữa mà chúng ta ít biết, đó là sau khi ngôi trường đã được xây cất lên xong, nhóm “nhân Sĩ SàiGòn” sẽ tặng lại toàn bộ cho Bộ Quốc Phòng VNCH (1963).
Bộ Quốc Phòng VNCH chính thức thành lập Quốc Gia Nghĩa Tử Cuộc và bổ nhiệm Bác Sĩ Trung Tá Trương Khuê Quan , Cục Trưởng Cục Xã Hội Quân Đội về giữ chức vụ Cuộc Trưởng Quốc Gia Nghĩa Tử Cuộc, và Thiếu Tá Bùi Trọng Chi, Phụ Tá.
Kế đó, Lễ Khánh Thành ngôi trường đã được củ hành long trọng với sự chủ tọa của Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Sau đó là cuộc đảo chính 01 tháng 11, năm 1963 đã lật đổ nền Đệ Nhất Cộng Hòa. Và đây cũng chính là buổi lễ sinh hoạt ngoài công chúng cuối cùng có sự hiện diện của Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm.
Đến năm 1967, Bộ Cựu Chiến Binh QLVNCH được thành lập và Quốc Gia Nghĩa Tử Cuộc đã được chuyển giao từ Bộ Quốc Phòng sang Bộ Cựu Chiến Binh VNCH. Kế đó, Bộ Cựu Chiến Binh đã đổi danh xưng lại thành Viện Giáo Dục Quốc Gia Nghĩa Tử, là một trong nhiều Viện trực thuộc Bộ Cựu Chiến Binh, (như Viện Quốc Gia Phục Hồi…v/v).
Tổng số học sinh cho mỗi niên khóa là vào khoảng 3,500 học sinh và được hcia ra thành 65 lớp. 60 lớp tại hai tòa nhà chính và 5 lớp bên trong khuôn viên khu nội trú.
Bộ Quốc Phòng nghiên cứu dựa theo Office des Pupilles de la Nation của Pháp để thành lập Quốc Gia Nghĩa Tử Cuộc (QGNT) nhằm cung ứng nơi ăn ở và học hành cho con côi của các tử sĩ , thương phế binh của quân đội Việt Nam Cộng Hòa. Ngôi trường đã được thiết kế theo tiêu chuẩn Hoa Kỳ và được coi là một trong những cơ sở giáo dục khang trang, kiểu mẫu tân tiến nhất thời bấy giờ.
Đây là một chương trình của chính phủ để tỏ lòng tri ân của quốc gia đối với những người đã cống hiến xương máu hoặc hy sinh cho tổ quốc. Vào thời gian đó, đa số các gia đình thương binh tử sĩ chưa được biết đến chương trình này, vì thế, niên học đầu 1963-1964, chỉ có khoảng 500 học sinh ghi danh theo học tại trường QGNT.
Thời gian đầu, QGNT Cuộc chỉ có một chương trình giáo dục phổ thông. Sau 12 năm họat động, Viện Giáo Dục QGNT đã có 7 cơ sở giảng dạy trên toàn quốc (5 trường giảng dạy theo chương trình phổ thông, 1 trường kỹ thuật, 1 trường giảng dạy theo chương trình tổng hợp) với gần 400 giáo sư và tổng số trên 16000 học sinh đã theo học từ bậc tiểu học đến trung học.
Để giúp điều kiện sinh sống và nơi ăn, chốn ở cho những học sinh ở xa. Từ năm 1965, Viện Giáo Dục QGNT đã hoàn thành việc xây dựng thêm 4 khu nội trú cho nam và nữ học sinh lưu trú tại ngay phía sau Trường. Sĩ số nội trú cho Nữ Sinh là 500 em và cho Nam Sinh là 300. Ngoài ra, Viện Giáo Dục QGNT đã cung cấp hàng trăm học bổng từ nhiều quốc gia trên thế giới cho học sinh QGNT đi du học sau khi tốt nghiệp trung học đệ nhị cấp.
Trên phương diện hành chánh, Viện Giáo Dục Quốc Gia Nghĩa Tử là một cơ quan tự trị, có ngân sách riêng, dưới quyền của một Hội Đồng Quản Trị gồm Đại Diện của Bộ Cựu Chiến Binh, Bộ Quốc Gia Giáo Dục, Bộ Quốc Phòng, Bộ Tài Chánh, Bộ Nội Vụ và Bộ Tư Pháp.
Vị Đại Diện Bộ Cựu Chiến Binh là Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị. Viện Giáo Dục QGNT giảng dạy theo một chương trình do Bộ Quốc Gia Giáo Dục quy định thống nhất trên toàn quốc.
Sau ngày tang thương 30 tháng Tư 1975, Viện Giáo Dục QGNT bị bạo quyền cộng sản Việt Nam chiếm đoạt, các nhân viên, giáo sư bị đuổi khỏi viện, phần lớn phải đi tập trung bắt đi tù lao động khổ sai trong thời gian dài. Học sinh cũng bị giải tán. Hầu hết sau khi tốt nghiệp trung học đều bị đối xử phân biệt trong các kỳ thi tuyển vào đại học, hay trong các cơ hội tìm việc làm, hay các cơ hội tiến thân khác ngay cả cho đến ngày hôm nay.
Tuy ngôi trường đã bị bức tử và mất tên sau 30 Tháng Tư năm 1975, nhưng hàng ngàn cựu nam nữ sinh của ngôi trường thân yêu này vẫn còn giữ mãi trong tim hình ảnh ngôi trường cũ và những tháng năm cùng đèn sách trong vòng tay quan tâm và đùm bọc của Chính Quyền Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa, cụ thể qua hàng trăm giáo sư và các nhà mạnh thường quân giáo dục.
Với những cựu học sinh Quốc Gia Nghĩa Tử, tình nghĩa thầy trò và bạn hữu không chỉ là tình thầy trò, bạn học xưa mà nó còn tình gia đình. Hầu hết anh chị em khi ấy là những cô nhi của Quân Cán Chính VNCH đã hy sinh vì Tổ Quốc nên họ thường thiếu tình cha mẹ từ nhỏ.
Mái ấm gia đình của họ là ngôi trường Quốc Gia Nghĩa Tử, là những căn phòng nội trú trong Cơ Sở Giáo Dục Quốc Gia Nghĩa Tử, là những mạnh thường quân đã góp công của xây dựng cơ sở và thường xuyên đến chăm sóc, là những thầy cô đã hết lòng dậy dỗ, hướng dẫn anh chị em cả về giáo dục, đức dục lẫn lý tưởng quốc gia.
Nhìn lại, Chính Thể Việt Nam Cộng Hòa trước năm 1975 quả là một chính thể phục vụ cho người dân, nhất là những người đã hy sinh vì đất nước. Bao nhiêu cô nhi đã được đùm bọc trong mái ấm của Ðại Gia Ðình VNCH trong đó nhiều người khi ra trường đã trở thành những nhân tài trong quân đội cũng như trong hành chánh. (Nguyễn Phúc An Sơn t/h)

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Nền Giáo Dục Việt Nam Cộng Hòa

Trường Quốc Gia Nghĩa Tử Việt Nam Cộng Hòa

Vào năm 1963 ba tôi là Thương Phế Binh xin cho tôi vào học Trường Quốc Gia Nghĩa Tử, không có nội trú như sau này. Vì nhà ở Biên Hoà nên tìm chỗ trọ học không được như ý. Sau quyết định thi vào Trường Thiếu Sinh Quân Vũng Tàu...

Viet Light
 is with 
Huynh Do
.


 
*** Nền Giáo Dục Việt Nam Cộng Hòa
============================
- Trường Quốc Gia Nghĩa Tử Việt Nam Cộng Hòa
Cơ sở Giáo Dục Quốc Gia Nghĩa Tử VNCH là một ngôi trường trung học lớn tọa lạc trên đường Võ Tánh, Gia Ðịnh, trên một khu đất rộng 5 mẫu, khoảng giữa Lăng Cha Cả và Ngã Tư Bẩy Hiền.
Trường Quốc Gia Nghĩa Tử được thành lập theo Sắc Luật số 3/62 của Chính Phủ VNCH, ngày khánh thành được chính Cố Tổng Thống Ngô Ðình Diệm đến cắt băng vào cuối Tháng Tám năm 1963, thể hiện tấm lòng của ông với những con em của các Quân Cán Chính VNCH đã hy sinh vì Tổ Quốc.
Niên học đầu tiên (1963-1964) mới chỉ có được 500 học sinh. Trong thời gian đầu, trường chỉ có chương trình giáo dục phổ thông của Bộ Quốc Gia Giáo Dục VNCH. Ðến năm 1966, cơ sở có thêm Trường Kỹ Thuật QGNT mục đích đào tạo kỹ năng thực dụng cho con em khi ra trường.
Ðến năm 1968, trường được cải tiến, áp dụng chương trình giáo dục tổng hợp cho một trường, thay vì chia các lớp trung học thành Ðệ I Cấp và Ðệ II Cấp thì gom cả hai cấp lại.
Các ban không chia thành 4 ban như các trường khác, mà chia thành 8 ban gồm có Ban A Khoa Học, Ban B, Toán Học, Ban C, Sinh Ngữ, Ban D, Cổ Ngữ, Ban E, Doanh Thương Tổng Quát, Ban F, Công Kỹ Nghệ, Ban G, Kinh Tế Gia Đình và Ban H, Canh Nông.
Việc phân chia lại các ban học như trên cho thấy Trung Học Quốc Gia Nghĩa Tử giống như các trường trung học của Hoa Kỳ, nó đi về thực dụng nhiều hơn là phổ thông như các trường khác chỉ có 4 ban theo các chương trình giáo dục của Pháp cũ.
Mô hình này cũng đã được trải rộng thành một hệ thống trường học tại Huế vào năm 1967, Ðà Nẵng 1968, Biên Hòa 1969, và Cần Thơ, 1971. Tính chung thì hệ thống Quốc Gia Nghĩa Tử có trên 400 giáo sư, trên 10 ngàn học sinh từ tiểu học đến hết trung học. Nhiều học sinh sau khi tốt nghiệp đã được học bổng đi du học hoặc tiếp tục học vấn bậc đại học của VNCH.
Ý tưởng về QGNT có được là một viễn kiến của Bác Sĩ Trung Tá Trương Khuê Quan nhân dịp ông tham dự một Hội Nghị tại Hòa Lan năm 1957, bàn về vấn đề giúp đỡ những người con của những chiến sĩ đã hy sinh trong những cuộc chiến tranh trên thế giới. Khi đó, Bác Sĩ Trương Khuê Quan đang là Trung Tá Cục Trưởng Cục Xã Hội Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa.
Sau khi trở về nước, khoảng đầu thập niên 1960, BS Quan đã trình lên Bộ Quốc Phòng VNCH và Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã đồng ý và phê thuận ngay lập tức vì đây cũng chính là hoài bão của cụ, mọi công việc đã được Phủ Tổng Thống trao cho Bộ Quốc Phòng phụ trách thụ lý nghiên cứu và thi hành.
Bộ Quốc Phòng và BS Trương Khuê Quan khi đó đã chỉ định Đại Úy Bùi Trọng Chi trực tiếp nghiên cứu những vấn đề liên quan. Để hợp thức hóa và để có được sự thừa nhận chính thức trên danh nghĩa, Bác Sĩ Quan và Đại Úy Chi đã đưa ra nhiều dự án, trong đó có việc thiết lập một danh xưng được gọi là Quốc Gia Nghĩa Tử để đặt tên gọi các con côi của Tử Sĩ cho đến vấn đề Cơ Cấu Pháp Lý, đó là các em phải làm đơn xin Tòa Án một phán quyết để được thừa nhận là một QGNT (tương tự như Bản Án Thế Vì Khai Sinh). Và còn cả đề án lập ra một cơ quan gọi là Quốc Gia Nghĩa Tử Cuộc….
Song song với việc nghiên cứu đề án Quốc Gia Nghĩa Tử Cuộc (là tiền thân qủa Viện Gíáo Dục Quốc Gia Nghĩa Tử), BS Quan đã vận động bạn bè và một số ân nhân, Mạnh Thường Quân (mà Thầy Thiệu gọi là nhóm “Nhân Sĩ Sài Gòn” để cùng chung nhau đóng góp tài, vật, công, của vào công trình này.
Ông Trương Văn Chôm, Khoa Trưởng Đại Học Dược Khoa.
Ông Nguyễn Văn Hoành, Chủ Tịch Hội Đồng Đô Thành.
Ông Đinh Văn Khai, Chủ Nhiệm Nhật báo Tiếng Chuông.
Ông Nguyễn Ang Ca, báo Tiếng Chuông.
Dược Sĩ La Thành Nghệ.
Dược Sĩ Nguyễn Thị Hai.
Dân Biểu Trương Văn Tố.
Bà Bút Trà, Chủ Nhiệm báo Sàigòn Mới.
Ông Võ Văn Ứng, Thương Gia.
Dược Sĩ Nguyễn Cao Thăng.
Mỗi người khi đó đồng ý góp vào $200,000.00 đồng Việt Nam thời giá lúc bấy giờ; riêng KTS Trương Đức Nguyên đóng góp phần thiết kế đồ án mà không nhận thù lao và nhà thầu Trần Ngọc Trình nhận phần xây cất cũng không tính tiền lời. Riêng về khu đất rộng 5 mẫu trước kia dành cho Nghĩa Trang Pháp, nhưng vì nhu cầu của họ không còn nữa nên Chính Phủ VNCH khi đó đã tặng lại cho Quốc Gia Nghĩa Tử Cuộc.
Một chi tiết này nữa mà chúng ta ít biết, đó là sau khi ngôi trường đã được xây cất lên xong, nhóm “nhân Sĩ SàiGòn” sẽ tặng lại toàn bộ cho Bộ Quốc Phòng VNCH (1963).
Bộ Quốc Phòng VNCH chính thức thành lập Quốc Gia Nghĩa Tử Cuộc và bổ nhiệm Bác Sĩ Trung Tá Trương Khuê Quan , Cục Trưởng Cục Xã Hội Quân Đội về giữ chức vụ Cuộc Trưởng Quốc Gia Nghĩa Tử Cuộc, và Thiếu Tá Bùi Trọng Chi, Phụ Tá.
Kế đó, Lễ Khánh Thành ngôi trường đã được củ hành long trọng với sự chủ tọa của Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Sau đó là cuộc đảo chính 01 tháng 11, năm 1963 đã lật đổ nền Đệ Nhất Cộng Hòa. Và đây cũng chính là buổi lễ sinh hoạt ngoài công chúng cuối cùng có sự hiện diện của Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm.
Đến năm 1967, Bộ Cựu Chiến Binh QLVNCH được thành lập và Quốc Gia Nghĩa Tử Cuộc đã được chuyển giao từ Bộ Quốc Phòng sang Bộ Cựu Chiến Binh VNCH. Kế đó, Bộ Cựu Chiến Binh đã đổi danh xưng lại thành Viện Giáo Dục Quốc Gia Nghĩa Tử, là một trong nhiều Viện trực thuộc Bộ Cựu Chiến Binh, (như Viện Quốc Gia Phục Hồi…v/v).
Tổng số học sinh cho mỗi niên khóa là vào khoảng 3,500 học sinh và được hcia ra thành 65 lớp. 60 lớp tại hai tòa nhà chính và 5 lớp bên trong khuôn viên khu nội trú.
Bộ Quốc Phòng nghiên cứu dựa theo Office des Pupilles de la Nation của Pháp để thành lập Quốc Gia Nghĩa Tử Cuộc (QGNT) nhằm cung ứng nơi ăn ở và học hành cho con côi của các tử sĩ , thương phế binh của quân đội Việt Nam Cộng Hòa. Ngôi trường đã được thiết kế theo tiêu chuẩn Hoa Kỳ và được coi là một trong những cơ sở giáo dục khang trang, kiểu mẫu tân tiến nhất thời bấy giờ.
Đây là một chương trình của chính phủ để tỏ lòng tri ân của quốc gia đối với những người đã cống hiến xương máu hoặc hy sinh cho tổ quốc. Vào thời gian đó, đa số các gia đình thương binh tử sĩ chưa được biết đến chương trình này, vì thế, niên học đầu 1963-1964, chỉ có khoảng 500 học sinh ghi danh theo học tại trường QGNT.
Thời gian đầu, QGNT Cuộc chỉ có một chương trình giáo dục phổ thông. Sau 12 năm họat động, Viện Giáo Dục QGNT đã có 7 cơ sở giảng dạy trên toàn quốc (5 trường giảng dạy theo chương trình phổ thông, 1 trường kỹ thuật, 1 trường giảng dạy theo chương trình tổng hợp) với gần 400 giáo sư và tổng số trên 16000 học sinh đã theo học từ bậc tiểu học đến trung học.
Để giúp điều kiện sinh sống và nơi ăn, chốn ở cho những học sinh ở xa. Từ năm 1965, Viện Giáo Dục QGNT đã hoàn thành việc xây dựng thêm 4 khu nội trú cho nam và nữ học sinh lưu trú tại ngay phía sau Trường. Sĩ số nội trú cho Nữ Sinh là 500 em và cho Nam Sinh là 300. Ngoài ra, Viện Giáo Dục QGNT đã cung cấp hàng trăm học bổng từ nhiều quốc gia trên thế giới cho học sinh QGNT đi du học sau khi tốt nghiệp trung học đệ nhị cấp.
Trên phương diện hành chánh, Viện Giáo Dục Quốc Gia Nghĩa Tử là một cơ quan tự trị, có ngân sách riêng, dưới quyền của một Hội Đồng Quản Trị gồm Đại Diện của Bộ Cựu Chiến Binh, Bộ Quốc Gia Giáo Dục, Bộ Quốc Phòng, Bộ Tài Chánh, Bộ Nội Vụ và Bộ Tư Pháp.
Vị Đại Diện Bộ Cựu Chiến Binh là Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị. Viện Giáo Dục QGNT giảng dạy theo một chương trình do Bộ Quốc Gia Giáo Dục quy định thống nhất trên toàn quốc.
Sau ngày tang thương 30 tháng Tư 1975, Viện Giáo Dục QGNT bị bạo quyền cộng sản Việt Nam chiếm đoạt, các nhân viên, giáo sư bị đuổi khỏi viện, phần lớn phải đi tập trung bắt đi tù lao động khổ sai trong thời gian dài. Học sinh cũng bị giải tán. Hầu hết sau khi tốt nghiệp trung học đều bị đối xử phân biệt trong các kỳ thi tuyển vào đại học, hay trong các cơ hội tìm việc làm, hay các cơ hội tiến thân khác ngay cả cho đến ngày hôm nay.
Tuy ngôi trường đã bị bức tử và mất tên sau 30 Tháng Tư năm 1975, nhưng hàng ngàn cựu nam nữ sinh của ngôi trường thân yêu này vẫn còn giữ mãi trong tim hình ảnh ngôi trường cũ và những tháng năm cùng đèn sách trong vòng tay quan tâm và đùm bọc của Chính Quyền Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa, cụ thể qua hàng trăm giáo sư và các nhà mạnh thường quân giáo dục.
Với những cựu học sinh Quốc Gia Nghĩa Tử, tình nghĩa thầy trò và bạn hữu không chỉ là tình thầy trò, bạn học xưa mà nó còn tình gia đình. Hầu hết anh chị em khi ấy là những cô nhi của Quân Cán Chính VNCH đã hy sinh vì Tổ Quốc nên họ thường thiếu tình cha mẹ từ nhỏ.
Mái ấm gia đình của họ là ngôi trường Quốc Gia Nghĩa Tử, là những căn phòng nội trú trong Cơ Sở Giáo Dục Quốc Gia Nghĩa Tử, là những mạnh thường quân đã góp công của xây dựng cơ sở và thường xuyên đến chăm sóc, là những thầy cô đã hết lòng dậy dỗ, hướng dẫn anh chị em cả về giáo dục, đức dục lẫn lý tưởng quốc gia.
Nhìn lại, Chính Thể Việt Nam Cộng Hòa trước năm 1975 quả là một chính thể phục vụ cho người dân, nhất là những người đã hy sinh vì đất nước. Bao nhiêu cô nhi đã được đùm bọc trong mái ấm của Ðại Gia Ðình VNCH trong đó nhiều người khi ra trường đã trở thành những nhân tài trong quân đội cũng như trong hành chánh. (Nguyễn Phúc An Sơn t/h)

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm