Nhân Vật

NHỮNG PHỤ NỮ GỐC VIỆT NỔI DANH TRÊN NƯỚC MỸ VÀ THẾ GIỚI

Xứng danh con cháu Hai Bà.
Nữ Khoa Học gia Dương Nguyệt Ánh.
                                            


Bà Stephanie Murphy, Ðặng Thị Ngọc Dung

Bà Stephanie Murphy vừa đắc cử chức dân biểu liên bang. (Hình: stephaniemurphyforcongress.com )
Bà Stephanie Murphy, một phụ nữ gốc Việt, vừa thắng chức dân biểu liên bang Hoa Kỳ, Ðịa Hạt 7, tại Florida.
Bà được Tổng Thống Barrack Obama chính thức ủng hộ tranh cử dân biểu Hạ Viện Mỹ trong cuộc bầu cử vào ngày 8-11-2016.
Như vậy, bà Murphy là phụ nữ Việt Nam đầu tiên làm dân biểu Hạ Viện Hoa Kỳ.
Tên Việt Nam của bà là Ðặng Thị Ngọc Dung, cùng gia đình vượt biên năm 1979 khi mới được 6 tháng.


Bà Elizabeth Phạm
Bà Elizabeth Phạm Phi công cuả Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ vừa mới đuợc vinh thăng thiếu tá. Bà là phi công lái máy bay F-18, phi cơ tối tân nhất hiện nay của Quân Lực Hoa Kỳ.Thân phụ của bà là một cựu bác sĩ quân y QLVNCH, thân mẫu của bà cộng tác đắc lực trong hội hậu phương ủng hộ tiền tuyến tại địa phương cư ngụ, thành phố San Diego. Đó cũng là căn cứ gốc của thiếu tá Elizabeth Phạm .
Sau khi tốt nghiệp đại học, vị nữ sĩ quan này đã gia nhập Không Quân; bà đỗ thủ khoa trong khóa học đáp xuống hàng không mẫu hạm, thử thách lớn nhất cho mọi phi công.
Bà đã phục vụ tại lực lượng tiền phương vùng Thái Bình Dương, chiến trường Trung Đông, đặc biệt là tại Iraq, tăng cường hỏa lực, yểm trợ tại mặt trận cho lực lượng TQLC Hoa Kỳ trong các chiến dịch tại đó.
Sau một thời gian phục vụ tại Bộ Quốc Phòng tại vùng thủ đô Hoa Thịnh Đốn, nhiệm vụ mới của tân thiếu tá Elizabeth Phạm sẽ là phi công trong lực lượng ứng chiến thường trực tiền phương của Quân Lực Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương, căn cứ tại Nhật Bản với hàng không mẫu hạm.

HQ Đaị tá Nha sĩ Tran Ngoc Nhung

Gia nhập ngành Nha khoa Hải quân Hoa Kỳ năm 1989 trước khi hoàn tất văn bằng Bác sĩ Nha khoa năm 1990. Trước đó cô có ý định gia nhập Thuỷ quân lục chiến, nhưng TQLC không có ngành Nha khoa !
Được thăng cấp Thiếu tá năm 1996, Trung tá năm 2003, Đại tá năm 2009.
Hiện nay HQ Đại tá Nhung đang phục vụ tại Denbn Naval Dental Center Camp Pendleton, CA. 

HQ Đại tá Nhung cũng là một trong những Đại tá gốc Việt hội đũ các điều kiện để có thể được chọn thăng cấp Phó đề đốc Nha sĩ Hải quân Hoa Kỳ.

HQ Đại tá Nha sĩ Tran Ngoc Nhung “ngồi” và 
HQ Đại tá Nha sĩ Thu Phan Getka “đứng”.


Đại tá Bác sĩ Không quân Huynh Tran Mylene
Giám đốc chương trình Y khoa Quốc tế Không quân
Hoa Kỳ – Director of The Air Force International Specialist Program.
                                 
Đại tá Bác sĩ Không quân Huynh Tran Mylene.

Nữ khoa học gia Vật lý thiên văn Jane X. Luu, 

Nổi tiếng nhất Việt Nam và thế giới, có tên Việt đầy đủ là Lưu Lệ Hằng, viết trong hồ sơ ở ngoại quốc là Jane X. Luu. Còn trẻ nên hẳn có thể xưng hô thân mật là cô Hằng hay chị Lưu.
Ra đời 5 năm, Giải thưởng Kavli đã trở thành giải thưởng quốc tế lớn; được xem là một “Nobel Thiên văn học”. Vừa mới đây, chủ nhân của giải này năm 2014 đã được chọn, điều này gợi nhớ về một người phụ nữ Việt Nam xuất chúng năm 2012 đã sở hữu không chỉ một Giải Thiên văn học là “Nobel thế giới”, mà còn cả một “Nobel Phương Đông” nữa.

Đ
ó là niềm tự hào của người Việt hải ngoại!!
 
Sinh năm 1963, mang dòng máu cả cha và mẹ xứ Bắc, lớn lên và học tiểu học ở miền Nam, năm 1975 sang Mỹ và hoàn thành học vấn ở các trường nổi tiếng: 1984 nhận bằng Cử nhân Vật lý thủ khoa tại Đại học Stanford, bằng Thạc sĩ Cao học tại Viện Berkeley thuộc Đại học California và cuối cùng, năm 1990 bằng Tiến sĩ Vật lý Thiên thể ở Viện Công nghệ Massachussetts MIT.      

 Với tư chất thông minh và nghị lực bẩm sinh, niềm say mê và điều kiện học tập, nghiên cứu hàng đầu thế giới, các kết quả học tập và nghiên cứu xuất sắc đạt được trong quá trình học tập và thực hiện đề tài nghiên cứu Cao học và Tiến sĩ đã đưa tên tuổi nhà khoa học Jane X. Lưu nổi tiếng như một một phụ nữ trẻ thông thái với một khối kiến thức rộng lớn cổ kim về bầu trời vô hạn gần xa, đặc biệt đã đi tiên phong trong những phát minh đặc sắc lớn và hiện đại nhất, mở rộng tầm nhìn của loài người về những chân trời bao la, rất xa.
Và chính những thành tựu lao động sáng tạo đó đã mang lại cho Lưu Lệ Hằng những giải thưởng danh giá, đồng thời đưa chị lên những bậc thang danh giá, đặc biệt đối với môt phụ nữ gốc nước ngoài, trong sự nghiệp giảng dạy đại học là Giáo sư ở Đại học Havard, Mỹ(1994 – 1998) và Đại học Leiden, Hà Lan (1998 – 2001) và trong sự nghiệp nghiên cứu khoa học là nghiên cứu viên cao cấp danh dự ở các địa chỉ danh tiếng lớn như các Phòng Thí nghiệm ở Đại học Havard, Viện Khoa học Khảo sát Không gian ở Đại học Hawaii, các Trung tâm nghiên cứu thuộc Viện Công nghệ Massachussetts MIT…
Phát triển nhận thức Thái Dương Hệ 
Đên bây giờ đó là sự nghiệp lớn nhất của nhà khoa học nữ Lưu Lệ Hằng. Sự hiểu biết của nhân loại về Hệ Mặt Trời (hay Thái Dương Hệ) đã thay đổi rất nhiều mang tính cách mạng trong vài chục năm qua. Và nhà bác học nữ họ Lưu không những nắm vững nhanh chóng kiến thức phong phú thu thập được trong nhiều thế kỷ qua về Thái Dương Hệ mà chính chị đã đóng góp vào kho tàng đó bằng những phát minh đặc sắc làm thay đổi nhận thức của con người về không gian vũ trụ bao la mình đang sống.
Khoảng mươi năm trước, cấu trúc của Hệ Mặt Trời Dương Hệ vẫn còn được hình dung đơn giản so với bây giờ


Cấu tạo Thái Dương Hệ.

Thái Dương Hệ được mô tả là một hệ các hành tinh, Mặt Trời nằm ở chính giữa và bao bọc bên ngoài bởi 9 thiên thể chịu sức hút của Mặt Trời, gồm 8 hành tinh chính và 1 hành tinh “phụ”, hợp thành 3 nhóm.
 
Nhóm I ở vùng trong cùng, gồm 4 hành tinh nhỏ: Thủy tinh (Mercury), Kim tinh (Venus), Trái đất (Earth) và Hỏa tinh (Mars), đây là những hành tinh nhỏ, rắn chắc, cấu tạo chủ yếu bởi các loại đá và kim loại, có mật độ cao và thành phần tương đối giống nhau nên có tên gọi là nhóm các hành tinh đá.
 
Nhóm II ở vùng ngoài, gồm 4 hành tinh khí khổng lồ có khối lượng lớn hơn rất nhiều so với 4 hành tinh nhóm I. Trong đó, 2 hành tinh lớn nhất, Mộc tinh (Jupiter) và Thổ tinh (Saturn), có thành phần chủ yếu từ heli và hyđrô; và hai hành tinh nhỏ hơn, Thiên vương tinh (Uranus) và Hải vương tinh (Neptune), có thành phần chính từ băng (như nước, amoniac và mêtan). Chúng có kích thước rất lớn nhưng mật độ thấp và vì vậy có khi còn được gọi là phân nhóm các hành tinh băng đá “khổng lồ”.
 
Nhóm III trong nhiều năm trước được cho rằng chỉ có một mình Diêm vương tinh (Pluto). 
 
Nhận thức về cấu trúc Thái Dương Hệ như trên cho tới cuối thế kỷ 20 đã tỏ ra chưa đầy đủ, chưa giải thích được tất cả thông tin do các thiết bị khảo sát thiên văn hiện đại thu thập được. Lưu Lệ Hằng đã nhập cuộc vào chính giai đoạn này bên cạnh nhà nghiên cứu thiên văn bậc thầy David Jewitt ngay trong thời gian làm nghiên cứu sinh bậc Cao học và bậc Tiến sĩ Vật lý Thiên văn. Cả hai người chính là chủ nhân và là nòng cốt thực hiện đề tài nghiên cứu về một hướng khoa học mới mẻ và táo bạo – Khảo sát các vật thể di chuyển chậm (Slow-Moving Objects) ngoài Hệ Mặt Trời.
 
Họ tiến hành nghiên cứu chứng minh cho sự tồn tại một vành đai gồm một “rừng” vô số hành tinh lớn bé phân bố từ bên ngoài quỹ đạo của Hải Vương tinh (Neptune), vượt qua Diêm vương tinh (Pluto) và ra xa hơn. Vành đai này có tên là vành đai Kuiper (Kuiper Belt) do hai nhà thiên văn Edgeworth và Kuiper đặt ra trong tưởng tượng từ giữa thế kỷ 20. Miệt mài 5 năm làm việc, sử dụng các phương tiện nghiên cứu tiên tiến nhất ở Trung tâm nghiên cứu MIT và Đại học Harvard, ở các cơ sở thiên văn Kitt Peak (thuộc Arizona) và Mauna Kea (thuộc Hawaii), năm 1992 Jewitt và Luu tìm ra được thiên thạch đặt tên là 1992 QB1 có đường kính 280 km (bằng 1/8 Diêm vương tinh hay Pluto). Và tiếp theo là hàng chục khám phá nữa của bản thân nhóm nghiên cứu này và hàng trăm khám phá khác của đông đảo cộng đồng thiên văn trên toàn thế giới.
 
Tất cả đều chứng tỏ ở không gian bên ngoài quỹ đạo của Hải vương tinh (Neptune) tồn tại các vật thể lớn bé có thành phần cấu tạo nhẹ như nước, amoniac, mêtan. Đó là hàng nghìn thiên thể nhỏ bé có kích cỡ khác nhau, từ sao chổi, centaurs đến bụi liên hành tinh. Trong số đó có 5 thiên thể nhĩnh lên về kích cỡ, là Ceres, Haumea, Makemake, Eris và cả Pluto (Diêm vương tinh) nữa. Các hành tinh này, dù được coi là đủ lớn để có được dạng hình cầu dưới ảnh hưởng của chính lực hấp dẫn của mình, nhưng do độ xốp cao (mật độ vật chất rất thấp) hay tổng khối lượng vẫn bé nhỏ, nên kể từ tháng 8 năm 2006 nhóm các hành tinh này được mang tên là nhóm hành tinh lùn. Nhóm “lùn” này chính là nhóm III trong sơ đồ cấu trúc Thái Dương Hệ (hình 2) mà trước đây chỉ mới biết một mình Diêm vương tinh Pluto.
 
Vậy là sự tồn tại trong thực tế vành đai Kuiper mà thầy trò hay hai đồng nghiệp Jewitt và Lưu theo đuổi thực hiện đã được minh chứng. Phát minh này có ý nghĩa rất lớn, nó mở đầu cho một kỷ nguyên mới về nhận thức đầy đủ hơn về cấu tạo Thái Dương Hệ và góp phần hoàn chỉnh dần học thuyết hình thành vũ trụ. Sự tồn tại vành Kupler cũng không có gì đáng nghi ngờ vì sự tồn tại một Vành đai tiểu hành tinh khác nữa nằm giữa Hỏa tinh (Mars) và Mộc tinh (Jupiter), tuy thành phần cấu tạo khác hơn với phần lớn là đá và kim loại, cũng đã được xác định trước đó.
 
Với những thành quả nghiên cứu đạt được, nữ khoa học gia họ Lưu đã liên tiếp nhận được những phần thưởng danh giá của khu vực và thế giới. Năm 1991, ngay sau khi nhận bằng Tiến sĩ không lâu, Hiệp hội Thiên Văn Mỹ đã trao Giải thưởng Annie J. Cannon Award Thiên văn học cho Tiến sĩ mới gốc Việt Lưu Lệ Hằng. Và để ghi nhận công lao của chị trong việc tham gia khám phá hơn 30 thiên thạch hay tiểu hành tinh mới, người ta lấy tên của chị đặt cho một thiên thạch mới do chính chị khảo sát và phát hiện, đó là Asteroid 5430 Luu.
 
Đặc biệt, năm 2012 quả là năm của nhà Vật lý Thiên văn ưu tú này khi cái tên Lưu Lệ Hằng được xướng danh ở cả hai giải thưởng thiên văn học danh giá nhất thế giới trong cùng một năm. Tháng 3 năm 2012, tại thủ đô Oslo của Na Uy, Quỹ Kavli đã công bố Giải Kavli Thiên văn học năm 2012 với số tiền thưởng 1 triệu USD. Giải này được xem là Giải “Nobel Thiên văn thế giới” và chủ nhân là ba nhà thiên văn đã khám phá ra nhiều vật thể lớn trong vành đai Kuiper, đó là David Jewitt, Jane X. Luu (tức Lưu Lệ Hằng), và Michael Brown. Tiếp theo, tháng 5 năm 2012, tại Hồng Kông, Quỹ Shaw lại xướng danh các chủ nhân đạt Giải Shaw Thiên văn học 2012; còn gọi là “Giải Nobel Thiên văn Phương Đông” kèm 1 triệu USD tiền thưởng, đó là tân Tiến sĩ Jane X. Luu cùng với người thầy – đồng nghiệp của mình là Giáo sư David C. Jewitt, Giám đốc Viện nghiên cứu thiên thể (Institute for Planets and Exoplanets), Đại học California – Los Angeles, Hoa Kỳ.về những đóng góp trong việc định danh “các vật thể ngoài Hải Vương tinh” (Trans-Neptunian Objects), viết tắt là TNOs.
 
Với tài năng và thành quả nghiên cứu nổi bật, nữ khoa học gia người Việt Lưu Lệ Hằng quả là xứng đáng với sự tôn vinh khách quan của giới khoa học thiên văn và các tổ chức giải thưởng trên thế giới. Điều đáng suy nghĩ là sau 3 năm làm việc ở Hà Lan, năm 2001, nhà khoa học; nhà giáo này trở lại nước Mỹ nhưng không trở lại chức vụ nghiên cứu khoa học ở Viện nào hay ngồi lại chiếc ghế giáo sư ở đại học nào cả. Lưu Lệ Hằng nhận công tác tại Phòng thí nghiệm Lincoln của MIT, chuyên nghiên cứu chế tạo các thiết bị thiên văn và hiện nay lại nghiên cứu thêm giải pháp công nghệ cho vấn đề an ninh quốc gia của Hoa Kỳ. Và hiện nay chị vẫn sống bình dị cùng chồng tên là Hoogerwerf, một nhà thiên văn người Hà Lan và một con gái nuôi gốc Việt 6 năm tuổi tại Lexington, Massachusetts, gần đại học Harvard và MIT ( nguồn Trần Minh VNN)



NỮ THẪM PHÁN MỸ GỐC VIỆT

Với 91 phiếu thuận và 3 phiếu chống,Thượng Viện  Hoa kỳ ngày 7.5 đã chấp thuận việc bổ nhiệm bà Jacqueline H. Nguyễn vào chức vụ thẩm phán tại Tòa Kháng án Liên bang khu vực 9.
Bà Jacqueline H. Nguyễn đã trở thành một phụ nữ gốc Á đầu tiên được cử vào một tòa kháng án liên bang. Thẩm phán Jacqueline Nguyễn đã được Tổng Thống Barack Obama đề cử từ tháng 9.2011, nhưng việc bổ nhiệm vào chức vụ quan trọng này cần phải được Thượng viện Mỹ thông qua
Thẩm phán Jacqueline Nguyễn tên đầy đủ là Jacqueline Hồng – Ngọc Nguyễn, sinh năm 1965 tại Đà Lạt (Việt Nam).Bà Jacqueline H. Nguyễn rời Việt Nam khi còn nhỏ và tốt nghiệp cử nhân tại đại học Occidental College, sau đó đậu tiến sĩ luật tại Đại học UCLA tại California.
Năm 1975, bà sang Mỹ rồi định cư tại thành phố Los Angeles thuộc bang California. Vào thời gian đầu sống tại Mỹ, bà Jacqueline Nguyễn trải qua không ít khó khăn, phải giúp mẹ lau chùi tại một cơ sở nha khoa và phụ bán hàng trong cửa hàng bánh rán.
Năm 1987, bà Jacqueline Nguyễn tốt nghiệp cử nhân Trường Occidental tại Los Angeles. Tiếp đến, vào năm 1991, bà được trao bằng tiến sĩ luật của Đại học California (UCLA). Sau đó, bà Jacqueline Nguyễn bắt đầu làm trong khu vực tư nhân trước khi chuyển sang ngành tư pháp nhà nước của Mỹ. Từ năm 1995 – 2002, bà làm việc tại Văn phòng Công tố khu vực trung tâm bang California. Tại đây, sau khi đảm nhiệm công việc phòng chống tội phạm gian lận và tham nhũng, bà giữ chức Phó bộ phận triệt phá tội phạm có tổ chức. Đến năm 2002, bà Jacqueline Nguyễn được chỉ định vào vị trí thẩm phán Tòa thượng thẩm Los Angeles. Đồng thời bà cũng từng đảm nhiệm vai trò huấn luyện các công tố viên mới.
Thẩm phán Nguyễn đã được nhận Giải thưởng vinh danh các đóng góp trong lĩnh vực thực thi pháp luật (2002), Giải thưởng của Trung tâm pháp lý Mỹ, châu Á – Thái Bình Dương (2002),  Giải thưởng tiên phong của Hiệp hội Luật sư Mỹ gốc châu Á – Thái Bình Dương (2006), Giải thưởng dành cho cựu sinh viên của Trường Occidental.
Bên cạnh đó, bà còn là thành viên của một số tổ chức như: Nhóm luật sư Mỹ gốc Á, Hiệp hội Nữ luật sư Los Angeles. Bà cũng từng là Chủ tịch Hiệp hội Luật sư người Mỹ gốc châu Á – Thái Bình Dương.
Năm 2002, bà được bổ nhiệm vào Tòa Thượng thẩm Los Angeles, đến năm 2009 cũng chính Tổng thống Obama đã đề cử bà làm thẩm phán tòa sơ thẩm liên bang cho trung tâm California. Khu vực 9 bao gồm toàn bộ miền Tây nước Mỹ với 9 tiểu bang, trong đó có California, và hai lãnh thổ Guam và Northern Mariana....

Ngoài những người phụ nữ tài danh trên đất Mỹ trong quân lực Hoa Kỳ, tôi xin được giới thiệu thêm một số gương mặt phụ nữ gốc Việt tài danh khác trên thế giới. Họ là những phụ nữ mang trong mình dòng máu Việt và đã được thế giới biết đến bởi tài năng xuất sắc của mình.
“Vua đầu bếp Mỹ” Christine Hà

Christine Hà sinh năm 1979, hiện cô đang sinh sống tại bang Texas, Mỹ. Cha mẹ cô đều là người Việt, tên thật của cô là Hà Huyền Trân.
Christine mắc phải căn bệnh hiếm gặp khiến cô mất dần thị lực và cuối cùng, bị mù hẳn từ năm 2007. Tốt nghiệp Đại học chuyên ngành tài chính và quản lý thông tin của Đại học Texas nhưng Christine không thể đi làm vì vấn đề thị lực.
Có niềm đam mê lớn với việc nấu nướng, cô thử lập một trang web cá nhân để đăng tải các công thức nấu ăn của mình. Trang web của Christine Hà nhanh chóng trở nên nổi tiếng trong cộng đồng những người yêu bếp núc ở Mỹ. https://www.youtube.com/ watch?v=2bdnCfNdCNs

Những phụ nữ gốc Việt tài danh trên thế giới

Có quyết tâm lớn cùng tài năng nấu nướng, Christine Hà đã mạnh dạn tham dự cuộc thi Vua đầu bếp Mỹ 2012 và vượt qua tất cả các thí sinh khác để giành ngôi vị quán quân Vua đầu bếp Mỹ mùa thứ 3.
Cho tới nay, cô vẫn là thí sinh khiếm thị duy nhất từng tham gia cuộc thi này. Nghị lực của Christine Hà trong suốt quá trình thi đã khiến khán giả xem truyền hình trên khắp thế giới xúc động.
 
Chuyên gia trang điểm Michelle Phan
...

[Message clipped]  View entire message

Toan Trinh chuyen

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

NHỮNG PHỤ NỮ GỐC VIỆT NỔI DANH TRÊN NƯỚC MỸ VÀ THẾ GIỚI

Xứng danh con cháu Hai Bà.
Nữ Khoa Học gia Dương Nguyệt Ánh.
                                            


Bà Stephanie Murphy, Ðặng Thị Ngọc Dung

Bà Stephanie Murphy vừa đắc cử chức dân biểu liên bang. (Hình: stephaniemurphyforcongress.com )
Bà Stephanie Murphy, một phụ nữ gốc Việt, vừa thắng chức dân biểu liên bang Hoa Kỳ, Ðịa Hạt 7, tại Florida.
Bà được Tổng Thống Barrack Obama chính thức ủng hộ tranh cử dân biểu Hạ Viện Mỹ trong cuộc bầu cử vào ngày 8-11-2016.
Như vậy, bà Murphy là phụ nữ Việt Nam đầu tiên làm dân biểu Hạ Viện Hoa Kỳ.
Tên Việt Nam của bà là Ðặng Thị Ngọc Dung, cùng gia đình vượt biên năm 1979 khi mới được 6 tháng.


Bà Elizabeth Phạm
Bà Elizabeth Phạm Phi công cuả Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ vừa mới đuợc vinh thăng thiếu tá. Bà là phi công lái máy bay F-18, phi cơ tối tân nhất hiện nay của Quân Lực Hoa Kỳ.Thân phụ của bà là một cựu bác sĩ quân y QLVNCH, thân mẫu của bà cộng tác đắc lực trong hội hậu phương ủng hộ tiền tuyến tại địa phương cư ngụ, thành phố San Diego. Đó cũng là căn cứ gốc của thiếu tá Elizabeth Phạm .
Sau khi tốt nghiệp đại học, vị nữ sĩ quan này đã gia nhập Không Quân; bà đỗ thủ khoa trong khóa học đáp xuống hàng không mẫu hạm, thử thách lớn nhất cho mọi phi công.
Bà đã phục vụ tại lực lượng tiền phương vùng Thái Bình Dương, chiến trường Trung Đông, đặc biệt là tại Iraq, tăng cường hỏa lực, yểm trợ tại mặt trận cho lực lượng TQLC Hoa Kỳ trong các chiến dịch tại đó.
Sau một thời gian phục vụ tại Bộ Quốc Phòng tại vùng thủ đô Hoa Thịnh Đốn, nhiệm vụ mới của tân thiếu tá Elizabeth Phạm sẽ là phi công trong lực lượng ứng chiến thường trực tiền phương của Quân Lực Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương, căn cứ tại Nhật Bản với hàng không mẫu hạm.

HQ Đaị tá Nha sĩ Tran Ngoc Nhung

Gia nhập ngành Nha khoa Hải quân Hoa Kỳ năm 1989 trước khi hoàn tất văn bằng Bác sĩ Nha khoa năm 1990. Trước đó cô có ý định gia nhập Thuỷ quân lục chiến, nhưng TQLC không có ngành Nha khoa !
Được thăng cấp Thiếu tá năm 1996, Trung tá năm 2003, Đại tá năm 2009.
Hiện nay HQ Đại tá Nhung đang phục vụ tại Denbn Naval Dental Center Camp Pendleton, CA. 

HQ Đại tá Nhung cũng là một trong những Đại tá gốc Việt hội đũ các điều kiện để có thể được chọn thăng cấp Phó đề đốc Nha sĩ Hải quân Hoa Kỳ.

HQ Đại tá Nha sĩ Tran Ngoc Nhung “ngồi” và 
HQ Đại tá Nha sĩ Thu Phan Getka “đứng”.


Đại tá Bác sĩ Không quân Huynh Tran Mylene
Giám đốc chương trình Y khoa Quốc tế Không quân
Hoa Kỳ – Director of The Air Force International Specialist Program.
                                 
Đại tá Bác sĩ Không quân Huynh Tran Mylene.

Nữ khoa học gia Vật lý thiên văn Jane X. Luu, 

Nổi tiếng nhất Việt Nam và thế giới, có tên Việt đầy đủ là Lưu Lệ Hằng, viết trong hồ sơ ở ngoại quốc là Jane X. Luu. Còn trẻ nên hẳn có thể xưng hô thân mật là cô Hằng hay chị Lưu.
Ra đời 5 năm, Giải thưởng Kavli đã trở thành giải thưởng quốc tế lớn; được xem là một “Nobel Thiên văn học”. Vừa mới đây, chủ nhân của giải này năm 2014 đã được chọn, điều này gợi nhớ về một người phụ nữ Việt Nam xuất chúng năm 2012 đã sở hữu không chỉ một Giải Thiên văn học là “Nobel thế giới”, mà còn cả một “Nobel Phương Đông” nữa.

Đ
ó là niềm tự hào của người Việt hải ngoại!!
 
Sinh năm 1963, mang dòng máu cả cha và mẹ xứ Bắc, lớn lên và học tiểu học ở miền Nam, năm 1975 sang Mỹ và hoàn thành học vấn ở các trường nổi tiếng: 1984 nhận bằng Cử nhân Vật lý thủ khoa tại Đại học Stanford, bằng Thạc sĩ Cao học tại Viện Berkeley thuộc Đại học California và cuối cùng, năm 1990 bằng Tiến sĩ Vật lý Thiên thể ở Viện Công nghệ Massachussetts MIT.      

 Với tư chất thông minh và nghị lực bẩm sinh, niềm say mê và điều kiện học tập, nghiên cứu hàng đầu thế giới, các kết quả học tập và nghiên cứu xuất sắc đạt được trong quá trình học tập và thực hiện đề tài nghiên cứu Cao học và Tiến sĩ đã đưa tên tuổi nhà khoa học Jane X. Lưu nổi tiếng như một một phụ nữ trẻ thông thái với một khối kiến thức rộng lớn cổ kim về bầu trời vô hạn gần xa, đặc biệt đã đi tiên phong trong những phát minh đặc sắc lớn và hiện đại nhất, mở rộng tầm nhìn của loài người về những chân trời bao la, rất xa.
Và chính những thành tựu lao động sáng tạo đó đã mang lại cho Lưu Lệ Hằng những giải thưởng danh giá, đồng thời đưa chị lên những bậc thang danh giá, đặc biệt đối với môt phụ nữ gốc nước ngoài, trong sự nghiệp giảng dạy đại học là Giáo sư ở Đại học Havard, Mỹ(1994 – 1998) và Đại học Leiden, Hà Lan (1998 – 2001) và trong sự nghiệp nghiên cứu khoa học là nghiên cứu viên cao cấp danh dự ở các địa chỉ danh tiếng lớn như các Phòng Thí nghiệm ở Đại học Havard, Viện Khoa học Khảo sát Không gian ở Đại học Hawaii, các Trung tâm nghiên cứu thuộc Viện Công nghệ Massachussetts MIT…
Phát triển nhận thức Thái Dương Hệ 
Đên bây giờ đó là sự nghiệp lớn nhất của nhà khoa học nữ Lưu Lệ Hằng. Sự hiểu biết của nhân loại về Hệ Mặt Trời (hay Thái Dương Hệ) đã thay đổi rất nhiều mang tính cách mạng trong vài chục năm qua. Và nhà bác học nữ họ Lưu không những nắm vững nhanh chóng kiến thức phong phú thu thập được trong nhiều thế kỷ qua về Thái Dương Hệ mà chính chị đã đóng góp vào kho tàng đó bằng những phát minh đặc sắc làm thay đổi nhận thức của con người về không gian vũ trụ bao la mình đang sống.
Khoảng mươi năm trước, cấu trúc của Hệ Mặt Trời Dương Hệ vẫn còn được hình dung đơn giản so với bây giờ


Cấu tạo Thái Dương Hệ.

Thái Dương Hệ được mô tả là một hệ các hành tinh, Mặt Trời nằm ở chính giữa và bao bọc bên ngoài bởi 9 thiên thể chịu sức hút của Mặt Trời, gồm 8 hành tinh chính và 1 hành tinh “phụ”, hợp thành 3 nhóm.
 
Nhóm I ở vùng trong cùng, gồm 4 hành tinh nhỏ: Thủy tinh (Mercury), Kim tinh (Venus), Trái đất (Earth) và Hỏa tinh (Mars), đây là những hành tinh nhỏ, rắn chắc, cấu tạo chủ yếu bởi các loại đá và kim loại, có mật độ cao và thành phần tương đối giống nhau nên có tên gọi là nhóm các hành tinh đá.
 
Nhóm II ở vùng ngoài, gồm 4 hành tinh khí khổng lồ có khối lượng lớn hơn rất nhiều so với 4 hành tinh nhóm I. Trong đó, 2 hành tinh lớn nhất, Mộc tinh (Jupiter) và Thổ tinh (Saturn), có thành phần chủ yếu từ heli và hyđrô; và hai hành tinh nhỏ hơn, Thiên vương tinh (Uranus) và Hải vương tinh (Neptune), có thành phần chính từ băng (như nước, amoniac và mêtan). Chúng có kích thước rất lớn nhưng mật độ thấp và vì vậy có khi còn được gọi là phân nhóm các hành tinh băng đá “khổng lồ”.
 
Nhóm III trong nhiều năm trước được cho rằng chỉ có một mình Diêm vương tinh (Pluto). 
 
Nhận thức về cấu trúc Thái Dương Hệ như trên cho tới cuối thế kỷ 20 đã tỏ ra chưa đầy đủ, chưa giải thích được tất cả thông tin do các thiết bị khảo sát thiên văn hiện đại thu thập được. Lưu Lệ Hằng đã nhập cuộc vào chính giai đoạn này bên cạnh nhà nghiên cứu thiên văn bậc thầy David Jewitt ngay trong thời gian làm nghiên cứu sinh bậc Cao học và bậc Tiến sĩ Vật lý Thiên văn. Cả hai người chính là chủ nhân và là nòng cốt thực hiện đề tài nghiên cứu về một hướng khoa học mới mẻ và táo bạo – Khảo sát các vật thể di chuyển chậm (Slow-Moving Objects) ngoài Hệ Mặt Trời.
 
Họ tiến hành nghiên cứu chứng minh cho sự tồn tại một vành đai gồm một “rừng” vô số hành tinh lớn bé phân bố từ bên ngoài quỹ đạo của Hải Vương tinh (Neptune), vượt qua Diêm vương tinh (Pluto) và ra xa hơn. Vành đai này có tên là vành đai Kuiper (Kuiper Belt) do hai nhà thiên văn Edgeworth và Kuiper đặt ra trong tưởng tượng từ giữa thế kỷ 20. Miệt mài 5 năm làm việc, sử dụng các phương tiện nghiên cứu tiên tiến nhất ở Trung tâm nghiên cứu MIT và Đại học Harvard, ở các cơ sở thiên văn Kitt Peak (thuộc Arizona) và Mauna Kea (thuộc Hawaii), năm 1992 Jewitt và Luu tìm ra được thiên thạch đặt tên là 1992 QB1 có đường kính 280 km (bằng 1/8 Diêm vương tinh hay Pluto). Và tiếp theo là hàng chục khám phá nữa của bản thân nhóm nghiên cứu này và hàng trăm khám phá khác của đông đảo cộng đồng thiên văn trên toàn thế giới.
 
Tất cả đều chứng tỏ ở không gian bên ngoài quỹ đạo của Hải vương tinh (Neptune) tồn tại các vật thể lớn bé có thành phần cấu tạo nhẹ như nước, amoniac, mêtan. Đó là hàng nghìn thiên thể nhỏ bé có kích cỡ khác nhau, từ sao chổi, centaurs đến bụi liên hành tinh. Trong số đó có 5 thiên thể nhĩnh lên về kích cỡ, là Ceres, Haumea, Makemake, Eris và cả Pluto (Diêm vương tinh) nữa. Các hành tinh này, dù được coi là đủ lớn để có được dạng hình cầu dưới ảnh hưởng của chính lực hấp dẫn của mình, nhưng do độ xốp cao (mật độ vật chất rất thấp) hay tổng khối lượng vẫn bé nhỏ, nên kể từ tháng 8 năm 2006 nhóm các hành tinh này được mang tên là nhóm hành tinh lùn. Nhóm “lùn” này chính là nhóm III trong sơ đồ cấu trúc Thái Dương Hệ (hình 2) mà trước đây chỉ mới biết một mình Diêm vương tinh Pluto.
 
Vậy là sự tồn tại trong thực tế vành đai Kuiper mà thầy trò hay hai đồng nghiệp Jewitt và Lưu theo đuổi thực hiện đã được minh chứng. Phát minh này có ý nghĩa rất lớn, nó mở đầu cho một kỷ nguyên mới về nhận thức đầy đủ hơn về cấu tạo Thái Dương Hệ và góp phần hoàn chỉnh dần học thuyết hình thành vũ trụ. Sự tồn tại vành Kupler cũng không có gì đáng nghi ngờ vì sự tồn tại một Vành đai tiểu hành tinh khác nữa nằm giữa Hỏa tinh (Mars) và Mộc tinh (Jupiter), tuy thành phần cấu tạo khác hơn với phần lớn là đá và kim loại, cũng đã được xác định trước đó.
 
Với những thành quả nghiên cứu đạt được, nữ khoa học gia họ Lưu đã liên tiếp nhận được những phần thưởng danh giá của khu vực và thế giới. Năm 1991, ngay sau khi nhận bằng Tiến sĩ không lâu, Hiệp hội Thiên Văn Mỹ đã trao Giải thưởng Annie J. Cannon Award Thiên văn học cho Tiến sĩ mới gốc Việt Lưu Lệ Hằng. Và để ghi nhận công lao của chị trong việc tham gia khám phá hơn 30 thiên thạch hay tiểu hành tinh mới, người ta lấy tên của chị đặt cho một thiên thạch mới do chính chị khảo sát và phát hiện, đó là Asteroid 5430 Luu.
 
Đặc biệt, năm 2012 quả là năm của nhà Vật lý Thiên văn ưu tú này khi cái tên Lưu Lệ Hằng được xướng danh ở cả hai giải thưởng thiên văn học danh giá nhất thế giới trong cùng một năm. Tháng 3 năm 2012, tại thủ đô Oslo của Na Uy, Quỹ Kavli đã công bố Giải Kavli Thiên văn học năm 2012 với số tiền thưởng 1 triệu USD. Giải này được xem là Giải “Nobel Thiên văn thế giới” và chủ nhân là ba nhà thiên văn đã khám phá ra nhiều vật thể lớn trong vành đai Kuiper, đó là David Jewitt, Jane X. Luu (tức Lưu Lệ Hằng), và Michael Brown. Tiếp theo, tháng 5 năm 2012, tại Hồng Kông, Quỹ Shaw lại xướng danh các chủ nhân đạt Giải Shaw Thiên văn học 2012; còn gọi là “Giải Nobel Thiên văn Phương Đông” kèm 1 triệu USD tiền thưởng, đó là tân Tiến sĩ Jane X. Luu cùng với người thầy – đồng nghiệp của mình là Giáo sư David C. Jewitt, Giám đốc Viện nghiên cứu thiên thể (Institute for Planets and Exoplanets), Đại học California – Los Angeles, Hoa Kỳ.về những đóng góp trong việc định danh “các vật thể ngoài Hải Vương tinh” (Trans-Neptunian Objects), viết tắt là TNOs.
 
Với tài năng và thành quả nghiên cứu nổi bật, nữ khoa học gia người Việt Lưu Lệ Hằng quả là xứng đáng với sự tôn vinh khách quan của giới khoa học thiên văn và các tổ chức giải thưởng trên thế giới. Điều đáng suy nghĩ là sau 3 năm làm việc ở Hà Lan, năm 2001, nhà khoa học; nhà giáo này trở lại nước Mỹ nhưng không trở lại chức vụ nghiên cứu khoa học ở Viện nào hay ngồi lại chiếc ghế giáo sư ở đại học nào cả. Lưu Lệ Hằng nhận công tác tại Phòng thí nghiệm Lincoln của MIT, chuyên nghiên cứu chế tạo các thiết bị thiên văn và hiện nay lại nghiên cứu thêm giải pháp công nghệ cho vấn đề an ninh quốc gia của Hoa Kỳ. Và hiện nay chị vẫn sống bình dị cùng chồng tên là Hoogerwerf, một nhà thiên văn người Hà Lan và một con gái nuôi gốc Việt 6 năm tuổi tại Lexington, Massachusetts, gần đại học Harvard và MIT ( nguồn Trần Minh VNN)



NỮ THẪM PHÁN MỸ GỐC VIỆT

Với 91 phiếu thuận và 3 phiếu chống,Thượng Viện  Hoa kỳ ngày 7.5 đã chấp thuận việc bổ nhiệm bà Jacqueline H. Nguyễn vào chức vụ thẩm phán tại Tòa Kháng án Liên bang khu vực 9.
Bà Jacqueline H. Nguyễn đã trở thành một phụ nữ gốc Á đầu tiên được cử vào một tòa kháng án liên bang. Thẩm phán Jacqueline Nguyễn đã được Tổng Thống Barack Obama đề cử từ tháng 9.2011, nhưng việc bổ nhiệm vào chức vụ quan trọng này cần phải được Thượng viện Mỹ thông qua
Thẩm phán Jacqueline Nguyễn tên đầy đủ là Jacqueline Hồng – Ngọc Nguyễn, sinh năm 1965 tại Đà Lạt (Việt Nam).Bà Jacqueline H. Nguyễn rời Việt Nam khi còn nhỏ và tốt nghiệp cử nhân tại đại học Occidental College, sau đó đậu tiến sĩ luật tại Đại học UCLA tại California.
Năm 1975, bà sang Mỹ rồi định cư tại thành phố Los Angeles thuộc bang California. Vào thời gian đầu sống tại Mỹ, bà Jacqueline Nguyễn trải qua không ít khó khăn, phải giúp mẹ lau chùi tại một cơ sở nha khoa và phụ bán hàng trong cửa hàng bánh rán.
Năm 1987, bà Jacqueline Nguyễn tốt nghiệp cử nhân Trường Occidental tại Los Angeles. Tiếp đến, vào năm 1991, bà được trao bằng tiến sĩ luật của Đại học California (UCLA). Sau đó, bà Jacqueline Nguyễn bắt đầu làm trong khu vực tư nhân trước khi chuyển sang ngành tư pháp nhà nước của Mỹ. Từ năm 1995 – 2002, bà làm việc tại Văn phòng Công tố khu vực trung tâm bang California. Tại đây, sau khi đảm nhiệm công việc phòng chống tội phạm gian lận và tham nhũng, bà giữ chức Phó bộ phận triệt phá tội phạm có tổ chức. Đến năm 2002, bà Jacqueline Nguyễn được chỉ định vào vị trí thẩm phán Tòa thượng thẩm Los Angeles. Đồng thời bà cũng từng đảm nhiệm vai trò huấn luyện các công tố viên mới.
Thẩm phán Nguyễn đã được nhận Giải thưởng vinh danh các đóng góp trong lĩnh vực thực thi pháp luật (2002), Giải thưởng của Trung tâm pháp lý Mỹ, châu Á – Thái Bình Dương (2002),  Giải thưởng tiên phong của Hiệp hội Luật sư Mỹ gốc châu Á – Thái Bình Dương (2006), Giải thưởng dành cho cựu sinh viên của Trường Occidental.
Bên cạnh đó, bà còn là thành viên của một số tổ chức như: Nhóm luật sư Mỹ gốc Á, Hiệp hội Nữ luật sư Los Angeles. Bà cũng từng là Chủ tịch Hiệp hội Luật sư người Mỹ gốc châu Á – Thái Bình Dương.
Năm 2002, bà được bổ nhiệm vào Tòa Thượng thẩm Los Angeles, đến năm 2009 cũng chính Tổng thống Obama đã đề cử bà làm thẩm phán tòa sơ thẩm liên bang cho trung tâm California. Khu vực 9 bao gồm toàn bộ miền Tây nước Mỹ với 9 tiểu bang, trong đó có California, và hai lãnh thổ Guam và Northern Mariana....

Ngoài những người phụ nữ tài danh trên đất Mỹ trong quân lực Hoa Kỳ, tôi xin được giới thiệu thêm một số gương mặt phụ nữ gốc Việt tài danh khác trên thế giới. Họ là những phụ nữ mang trong mình dòng máu Việt và đã được thế giới biết đến bởi tài năng xuất sắc của mình.
“Vua đầu bếp Mỹ” Christine Hà

Christine Hà sinh năm 1979, hiện cô đang sinh sống tại bang Texas, Mỹ. Cha mẹ cô đều là người Việt, tên thật của cô là Hà Huyền Trân.
Christine mắc phải căn bệnh hiếm gặp khiến cô mất dần thị lực và cuối cùng, bị mù hẳn từ năm 2007. Tốt nghiệp Đại học chuyên ngành tài chính và quản lý thông tin của Đại học Texas nhưng Christine không thể đi làm vì vấn đề thị lực.
Có niềm đam mê lớn với việc nấu nướng, cô thử lập một trang web cá nhân để đăng tải các công thức nấu ăn của mình. Trang web của Christine Hà nhanh chóng trở nên nổi tiếng trong cộng đồng những người yêu bếp núc ở Mỹ. https://www.youtube.com/ watch?v=2bdnCfNdCNs

Những phụ nữ gốc Việt tài danh trên thế giới

Có quyết tâm lớn cùng tài năng nấu nướng, Christine Hà đã mạnh dạn tham dự cuộc thi Vua đầu bếp Mỹ 2012 và vượt qua tất cả các thí sinh khác để giành ngôi vị quán quân Vua đầu bếp Mỹ mùa thứ 3.
Cho tới nay, cô vẫn là thí sinh khiếm thị duy nhất từng tham gia cuộc thi này. Nghị lực của Christine Hà trong suốt quá trình thi đã khiến khán giả xem truyền hình trên khắp thế giới xúc động.
 
Chuyên gia trang điểm Michelle Phan
...

[Message clipped]  View entire message

Toan Trinh chuyen

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm