Kinh Khổ

NỀN NGOẠI GIAO LÀM NŨNG

Cái gì của Sê-da hãy đem trả Sê-da, hôm nay khi bàn đến chiến lược ngoại giao của nước nhà, tôi nhường bước cho các chính khách vì các vị ở nơi chóp bu điều hành biết nhiều lẽ nhiều việc, cũng như các nhà viết sử
NỀN NGOẠI GIAO LÀM NŨNG

Nguyễn Hoàng Đức

Theo lý thuyết phổ quát: văn chương cao hơn lịch sử. Vì lịch sử chỉ là số liệu liệt kê hay biên niên sử vô hồn, nhưng văn chương tuy không chính xác bằng, tuy là hư cấu, nhưng lại là bút mực ghi lại những tâm cảm thời đại. Tâm cảm thời đại là cái mà báo chí cũng như tư liệu sử chưa đạt đến kích cỡ chiều sâu của tâm hồn.

Cái gì của Sê-da hãy đem trả Sê-da, hôm nay khi bàn đến chiến lược ngoại giao của nước nhà, tôi nhường bước cho các chính khách vì các vị ở nơi chóp bu điều hành biết nhiều lẽ nhiều việc, cũng như các nhà viết sử vì các vị chi ly tỏ tường nhiều việc thâm cung bí sử, mà tôi xin bàn đến tư thế và con đường ngoại giao thiên về tâm cảm thời đại.

Binh pháp có câu “Biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng”. Ai không hiểu điều này chắc hẳn chỉ chuốc lấy thất bại.
Triết gia Platon cũng nói “Suy nghĩ thực tiễn, mong muốn tốt lành, đó chính là mục đích của cuộc sống hướng thiện”.

Cuộc sống hướng thiện là gì? Có một văn hào viết: tôi chưa thấy kẻ nào muốn sống vương giả bằng cờ bạc mà lại không chết trong nghèo đói. Nói một cách giản dị như người Việt, đó là những kẻ: không còn cái bát để ăn!

Chữ “Biết” là gì? Tất nhiên đó là năng lực của lý trí, tiếc thay đây là cái người Việt chỉ quen sụt sùi cảm tính thiếu gần như toàn diện. Muốn ngoại giao trước hết phải hiểu vị trí của mình, phải đánh giá mình ở đâu, mình là bạn bè, ông chủ hay đầy tớ, thầy hay trò. Người Việt rất ù xọe việc này. Tôi xin lấy vài thí dụ. Có rất đông các nhà thơ, sau khi làm được ít bài lẻ liền mơ tưởng giải Nobel, thậm chí còn sưu tầm các tư liệu Nobel về thơ, rồi ảo tưởng bà Szymboska người Ba Lan chỉ có 200 bài thơ mà còn được giải Nobel, “nghĩa là tôi đã xấp xỉ rồi”. Nhà văn Cao Hạnh, người Quảng Trị có nói với tôi “Đức ạ, tiểu thuyết là đại công nghiệp, thơ chỉ là tiểu thủ công thôi!” Mới làm được tiểu thủ công thì làm sao chế tạo ô tô hay tầu vũ trụ?! Có lần một cấp trên còn hùng hồn nói “Trung Quốc làm sao tiến bộ bằng Việt Nam?” Tôi liền bảo: Trung Quốc đã làm ra bom nguyên tử, ra tầu vũ trụ, Việt Nam chưa làm được cái kim khâu, tại sao anh lại nói thế? Anh ta im lặng một cách rất chủ đích, đó là anh ta đã tìm cách nói xấu kẻ thù. Rất nhiều người giống anh ta, cứ tưởng rằng kiễng chân lên cùng dân tộc, nắm tóc kéo ào lên, ca ngợi tổ quốc đến tận mây xanh đó là cách yêu nước. Khi tôi nói Việt Nam làm sao so được với Thụy Sĩ, Việt Nam mới chỉ làm rổ rá, còn Thụy Sĩ làm đồng hồ từ lâu rồi, thì có anh bảo “thì nó cũng là phương tiện cả thôi”.

Lần khác, tôi bảo “Nguyễn Du làm sao so với thi hào Puskin được”, thì có nhà thơ kia đẳng cấp trí tuệ đứng hàng đầu Hội Nhà văn liền bảo: “Thì họ đều là nhà thơ, như nhau cả thôi”…

Chính vì không tự biết mình mà sau ngày 30/04/1975, tưởng đã đánh thắng Mỹ siêu cường thế giới, không còn ai dám đụng đến mình nữa, Tổng bí thư Lê Duẩn mới hùng dũng tuyên bố “Việt Nam vĩnh viễn độc lập tự do…” Nhưng kìa, chính người đồng chí đại ca Trung Quốc liền lia một đao quẹt sáu tỉnh biên giới “Dạy cho tiểu bá Việt Nam một bài học”.

Triết gia Aristote nói “Một cá nhân không phân biệt cao thấp, một xã hội không có trật tự, thì đều là thứ điên khùng”.

Không biết phân biệt thì làm sao “biết địch biết ta”? Không biết phân biệt đặt cống xong mới làm đường nên xã hội mới lộn xộn bát nháo, thượng bất chính hạ tắc loạn. Và nếu chúng ta không biết sống thực tiễn, không sống bằng lý trí, có vài bài thơ ẻo lả đã viển vông lung tung, thì đó chính là cuộc sống không lương thiện. Một dân tộc làm sao vững bền và tiến bộ nếu không sống lương thiện? Và cái kết quả nghèo nàn lạc hậu đứng bét dĩ nhân loại, có phải là nhân quả do chính trí tuệ của chúng ta không?

Về ngoại giao tổng bí thư Lê Duẩn nói: “ Ta đánh Mỹ là đánh cả cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc”, câu nói đó xác định gì? Nó có xác định: Việt Nam tự nhận mình là lính xung kích?!

Liên Xô và Trung Quốc có muốn lao vào cuộc chiến tranh với Mỹ không? Chắc chắn là Không! Vì chính sự lên gân trong cuộc chiến tranh lạnh đã làm cho Liên Xô khánh kiệt và sụp đổ theo hệ thống xã hội chủ nghĩa sau khi bức tường Béc-lin sụp đổ 09/11/1989.

Trung Quốc lại càng không muốn chọi nhau với Mỹ. Thái độ của Lê Duẩn nói chung là gì? Có rất nhiều người đã ca ngợi tinh thần chống Trung Quốc quyết liệt của Lê Duẩn hồi năm 1978, đẩy đuổi toàn bộ người Hoa về nước. Tinh thần này đã được thể hiện trước đó lâu rồi. Nhưng chính Lê Duẩn cũng từng thú nhận: ta vẫn cần đến Trung Quốc để có vũ khí đánh Mỹ. Chống người ta nhưng vẫn cần người ta, chúng ta lý giải thế nào về thái độ hai mặt này? Thái độ này còn hiện rõ toàn thể sau này. Trước đó thì Đảng cộng sản Việt Nam xác nhận “Trung Quốc là kẻ thù trực tiếp lâu dài”, sau thì biến thành bạn vàng bốn tốt, mười sáu chữ vàng “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”.

Nhưng điệu kèn của lính xung kích Việt Nam đánh Mỹ hộ Liên Xô và Trung Quốc bỗng tắc nghẽn, khi lính xung kích chợt nhận ra rằng, hai đại ca đâu có cần máu thịt cơ bắp của các chú, dù có giỏi chui rừng rú thế nào liệu có khải hoàn ca ở New York?

Đó là lúc bản giao hưởng kèn tiến quân đang lên cao trào căng thẳng tột độ 1972, thì Nixon khoan thai sang thăm chủ tịch Mao Trạch Đông và Tổng bí thư Bregiơnep để mặc cả những con bài vĩ mô trong đó có Việt Nam. Phe Lê Duẩn cho rằng đây là cuộc ngã giá trên đầu, trên máu xương của Việt Nam. Ơ hay, người ta đâu có xui được anh phải làm xung kích cho họ ngã giá?! Đó là anh tự lăn vào đòi bán giá máu cho họ. Rồi khi Việt Nam tổng tiến công Sài Gòn 1975, thì giới tuyên huấn chính thống của Việt Nam lại tung tin, Trung Quốc không muốn Việt Nam tổng tiến công chiến thắng, vì đố kỵ trước thắng lợi huy hoàng của Việt Nam. Vật nài người ta xin từng viên đạn AK, từng cân ca-la-thầu… vậy mà khi gần đánh xong lại bảo người ta đố kỵ. Đỉnh điểm của ảo tưởng đó là gì? Là tuyên bố: không còn kẻ nào dám nho nhe xâm phạm. Rồi ký hợp tác toàn diện với Liên Xô tưởng chắc ăn, thế rồi đùng một cái Trung Quốc ra uy đánh một đòn phủ đầu vào suốt sáu tỉnh biên giới, trở tay không kịp. Nhưng sau khi Trung Quốc rút, lại rầm rộ tổ chức học chính trị rằng “Đảng ta đã chủ động biết trước cảnh giác với Trung Quốc…” Ừ thì cảnh giác, vậy thì hội nghị Thành Đô, bộ tứ lục tục kéo nhau theo cách rỉ tai sang đấy ký những văn bản có lợi cho Trung Quốc thì gọi là gì?

Tiếp đó là đến cuộc viếng thăm của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết sang Cu Ba 28/09/2009. Ông Triết nói "Chúng ta thay nhau canh giữ hòa bình cho thế giới. Cuba thức thì Việt Nam ngủ. Việt Nam gác thì Cuba nghỉ."

Thế là quá rõ, Lê Duẩn thì tự nhận là lính xung kích đánh Mỹ hộ Liên Xô và Trung Quốc. Nguyễn Minh Triết thì tự nhận là lính canh cho thế giới. Thế giới họ có cần lính canh không? Câu trả lời là “Không!”

Các chuyên gia thế giới rất sợ cái gọi là “Hố ngăn cách giầu nghèo”.

Ở Việt Nam, người ta sợ nhất đám đòi trông xe, xe người ta đỗ cứ sấn lại đòi trông giữ, nếu anh không gửi, tôi cào tí sơn, còn đắt hơn tiền gửi. Thế giới họ có muốn lính canh? Anh đứng ngoài canh, tôi ăn mặc đẹp, ôm gái nhảy đầm, thế là khi ra anh đố kỵ, anh vòi tiền, anh làm khổ tôi. Không, anh hãy ăn mặc đẹp, hãy vào tán gái, nhảy đầm, có như vậy anh mới không đố kỵ ganh ghét hạnh phúc của người khác.

Nhận là lính xung kích, rồi lính canh, có phải tự cho mình là kẻ dưới, như vậy làm sao còn tư cách ngoại giao? Việt Nam muốn thoát Trung ư? Theo hồi ký của ông Vũ Kỳ, thư ký cho Hồ Chí Minh, từ năm 1960 đến 1969, Trung ương quyết định cho Chủ tịch hàng năm đi nghỉ mát ở Trung Quốc vô thời hạn. Tại sao nhà mình không nghỉ lại phải sang nhà người khác nghỉ? Nước mình quá bé ư? Và nếu nghĩ “bé” thì có phải tự hạ mình không?! Còn rất nhiều cán bộ trung cao cấp Việt Nam thích đi Trung Quốc nghỉ dưỡng hơn Liên Xô, vì thức ăn nhiều, hợp khẩu vị, lại được uống rượu… và đây cũng là một lý do chính hình thành phái thân Tàu.

Người Việt có câu “sợ người ở phải, hãi người cho ăn”, muốn có nền ngoại giao ông chủ, chúng ta phải trưởng thành bằng lý trí, phải có vị thế thoát khỏi tư thế “ăn cơm nắm nằm gậm giường” đòi phục kích nước gần cứu lửa gần. Dân tộc của chúng ta nếu biết yêu tri thức và tiến bộ, với dân số ngót trăm triệu, chúng ta hoàn toàn có thể vào quốc gia tốp mười như Hàn Quốc. Nhưng chúng ta chỉ làm được điều đó với tư thế của ông chủ chứ không phải như những lính canh tự giác rồi sau đó làm nũng vì đã bị người ta ngã giá trên đầu?!

NHĐ

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

NỀN NGOẠI GIAO LÀM NŨNG

Cái gì của Sê-da hãy đem trả Sê-da, hôm nay khi bàn đến chiến lược ngoại giao của nước nhà, tôi nhường bước cho các chính khách vì các vị ở nơi chóp bu điều hành biết nhiều lẽ nhiều việc, cũng như các nhà viết sử
NỀN NGOẠI GIAO LÀM NŨNG

Nguyễn Hoàng Đức

Theo lý thuyết phổ quát: văn chương cao hơn lịch sử. Vì lịch sử chỉ là số liệu liệt kê hay biên niên sử vô hồn, nhưng văn chương tuy không chính xác bằng, tuy là hư cấu, nhưng lại là bút mực ghi lại những tâm cảm thời đại. Tâm cảm thời đại là cái mà báo chí cũng như tư liệu sử chưa đạt đến kích cỡ chiều sâu của tâm hồn.

Cái gì của Sê-da hãy đem trả Sê-da, hôm nay khi bàn đến chiến lược ngoại giao của nước nhà, tôi nhường bước cho các chính khách vì các vị ở nơi chóp bu điều hành biết nhiều lẽ nhiều việc, cũng như các nhà viết sử vì các vị chi ly tỏ tường nhiều việc thâm cung bí sử, mà tôi xin bàn đến tư thế và con đường ngoại giao thiên về tâm cảm thời đại.

Binh pháp có câu “Biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng”. Ai không hiểu điều này chắc hẳn chỉ chuốc lấy thất bại.
Triết gia Platon cũng nói “Suy nghĩ thực tiễn, mong muốn tốt lành, đó chính là mục đích của cuộc sống hướng thiện”.

Cuộc sống hướng thiện là gì? Có một văn hào viết: tôi chưa thấy kẻ nào muốn sống vương giả bằng cờ bạc mà lại không chết trong nghèo đói. Nói một cách giản dị như người Việt, đó là những kẻ: không còn cái bát để ăn!

Chữ “Biết” là gì? Tất nhiên đó là năng lực của lý trí, tiếc thay đây là cái người Việt chỉ quen sụt sùi cảm tính thiếu gần như toàn diện. Muốn ngoại giao trước hết phải hiểu vị trí của mình, phải đánh giá mình ở đâu, mình là bạn bè, ông chủ hay đầy tớ, thầy hay trò. Người Việt rất ù xọe việc này. Tôi xin lấy vài thí dụ. Có rất đông các nhà thơ, sau khi làm được ít bài lẻ liền mơ tưởng giải Nobel, thậm chí còn sưu tầm các tư liệu Nobel về thơ, rồi ảo tưởng bà Szymboska người Ba Lan chỉ có 200 bài thơ mà còn được giải Nobel, “nghĩa là tôi đã xấp xỉ rồi”. Nhà văn Cao Hạnh, người Quảng Trị có nói với tôi “Đức ạ, tiểu thuyết là đại công nghiệp, thơ chỉ là tiểu thủ công thôi!” Mới làm được tiểu thủ công thì làm sao chế tạo ô tô hay tầu vũ trụ?! Có lần một cấp trên còn hùng hồn nói “Trung Quốc làm sao tiến bộ bằng Việt Nam?” Tôi liền bảo: Trung Quốc đã làm ra bom nguyên tử, ra tầu vũ trụ, Việt Nam chưa làm được cái kim khâu, tại sao anh lại nói thế? Anh ta im lặng một cách rất chủ đích, đó là anh ta đã tìm cách nói xấu kẻ thù. Rất nhiều người giống anh ta, cứ tưởng rằng kiễng chân lên cùng dân tộc, nắm tóc kéo ào lên, ca ngợi tổ quốc đến tận mây xanh đó là cách yêu nước. Khi tôi nói Việt Nam làm sao so được với Thụy Sĩ, Việt Nam mới chỉ làm rổ rá, còn Thụy Sĩ làm đồng hồ từ lâu rồi, thì có anh bảo “thì nó cũng là phương tiện cả thôi”.

Lần khác, tôi bảo “Nguyễn Du làm sao so với thi hào Puskin được”, thì có nhà thơ kia đẳng cấp trí tuệ đứng hàng đầu Hội Nhà văn liền bảo: “Thì họ đều là nhà thơ, như nhau cả thôi”…

Chính vì không tự biết mình mà sau ngày 30/04/1975, tưởng đã đánh thắng Mỹ siêu cường thế giới, không còn ai dám đụng đến mình nữa, Tổng bí thư Lê Duẩn mới hùng dũng tuyên bố “Việt Nam vĩnh viễn độc lập tự do…” Nhưng kìa, chính người đồng chí đại ca Trung Quốc liền lia một đao quẹt sáu tỉnh biên giới “Dạy cho tiểu bá Việt Nam một bài học”.

Triết gia Aristote nói “Một cá nhân không phân biệt cao thấp, một xã hội không có trật tự, thì đều là thứ điên khùng”.

Không biết phân biệt thì làm sao “biết địch biết ta”? Không biết phân biệt đặt cống xong mới làm đường nên xã hội mới lộn xộn bát nháo, thượng bất chính hạ tắc loạn. Và nếu chúng ta không biết sống thực tiễn, không sống bằng lý trí, có vài bài thơ ẻo lả đã viển vông lung tung, thì đó chính là cuộc sống không lương thiện. Một dân tộc làm sao vững bền và tiến bộ nếu không sống lương thiện? Và cái kết quả nghèo nàn lạc hậu đứng bét dĩ nhân loại, có phải là nhân quả do chính trí tuệ của chúng ta không?

Về ngoại giao tổng bí thư Lê Duẩn nói: “ Ta đánh Mỹ là đánh cả cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc”, câu nói đó xác định gì? Nó có xác định: Việt Nam tự nhận mình là lính xung kích?!

Liên Xô và Trung Quốc có muốn lao vào cuộc chiến tranh với Mỹ không? Chắc chắn là Không! Vì chính sự lên gân trong cuộc chiến tranh lạnh đã làm cho Liên Xô khánh kiệt và sụp đổ theo hệ thống xã hội chủ nghĩa sau khi bức tường Béc-lin sụp đổ 09/11/1989.

Trung Quốc lại càng không muốn chọi nhau với Mỹ. Thái độ của Lê Duẩn nói chung là gì? Có rất nhiều người đã ca ngợi tinh thần chống Trung Quốc quyết liệt của Lê Duẩn hồi năm 1978, đẩy đuổi toàn bộ người Hoa về nước. Tinh thần này đã được thể hiện trước đó lâu rồi. Nhưng chính Lê Duẩn cũng từng thú nhận: ta vẫn cần đến Trung Quốc để có vũ khí đánh Mỹ. Chống người ta nhưng vẫn cần người ta, chúng ta lý giải thế nào về thái độ hai mặt này? Thái độ này còn hiện rõ toàn thể sau này. Trước đó thì Đảng cộng sản Việt Nam xác nhận “Trung Quốc là kẻ thù trực tiếp lâu dài”, sau thì biến thành bạn vàng bốn tốt, mười sáu chữ vàng “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”.

Nhưng điệu kèn của lính xung kích Việt Nam đánh Mỹ hộ Liên Xô và Trung Quốc bỗng tắc nghẽn, khi lính xung kích chợt nhận ra rằng, hai đại ca đâu có cần máu thịt cơ bắp của các chú, dù có giỏi chui rừng rú thế nào liệu có khải hoàn ca ở New York?

Đó là lúc bản giao hưởng kèn tiến quân đang lên cao trào căng thẳng tột độ 1972, thì Nixon khoan thai sang thăm chủ tịch Mao Trạch Đông và Tổng bí thư Bregiơnep để mặc cả những con bài vĩ mô trong đó có Việt Nam. Phe Lê Duẩn cho rằng đây là cuộc ngã giá trên đầu, trên máu xương của Việt Nam. Ơ hay, người ta đâu có xui được anh phải làm xung kích cho họ ngã giá?! Đó là anh tự lăn vào đòi bán giá máu cho họ. Rồi khi Việt Nam tổng tiến công Sài Gòn 1975, thì giới tuyên huấn chính thống của Việt Nam lại tung tin, Trung Quốc không muốn Việt Nam tổng tiến công chiến thắng, vì đố kỵ trước thắng lợi huy hoàng của Việt Nam. Vật nài người ta xin từng viên đạn AK, từng cân ca-la-thầu… vậy mà khi gần đánh xong lại bảo người ta đố kỵ. Đỉnh điểm của ảo tưởng đó là gì? Là tuyên bố: không còn kẻ nào dám nho nhe xâm phạm. Rồi ký hợp tác toàn diện với Liên Xô tưởng chắc ăn, thế rồi đùng một cái Trung Quốc ra uy đánh một đòn phủ đầu vào suốt sáu tỉnh biên giới, trở tay không kịp. Nhưng sau khi Trung Quốc rút, lại rầm rộ tổ chức học chính trị rằng “Đảng ta đã chủ động biết trước cảnh giác với Trung Quốc…” Ừ thì cảnh giác, vậy thì hội nghị Thành Đô, bộ tứ lục tục kéo nhau theo cách rỉ tai sang đấy ký những văn bản có lợi cho Trung Quốc thì gọi là gì?

Tiếp đó là đến cuộc viếng thăm của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết sang Cu Ba 28/09/2009. Ông Triết nói "Chúng ta thay nhau canh giữ hòa bình cho thế giới. Cuba thức thì Việt Nam ngủ. Việt Nam gác thì Cuba nghỉ."

Thế là quá rõ, Lê Duẩn thì tự nhận là lính xung kích đánh Mỹ hộ Liên Xô và Trung Quốc. Nguyễn Minh Triết thì tự nhận là lính canh cho thế giới. Thế giới họ có cần lính canh không? Câu trả lời là “Không!”

Các chuyên gia thế giới rất sợ cái gọi là “Hố ngăn cách giầu nghèo”.

Ở Việt Nam, người ta sợ nhất đám đòi trông xe, xe người ta đỗ cứ sấn lại đòi trông giữ, nếu anh không gửi, tôi cào tí sơn, còn đắt hơn tiền gửi. Thế giới họ có muốn lính canh? Anh đứng ngoài canh, tôi ăn mặc đẹp, ôm gái nhảy đầm, thế là khi ra anh đố kỵ, anh vòi tiền, anh làm khổ tôi. Không, anh hãy ăn mặc đẹp, hãy vào tán gái, nhảy đầm, có như vậy anh mới không đố kỵ ganh ghét hạnh phúc của người khác.

Nhận là lính xung kích, rồi lính canh, có phải tự cho mình là kẻ dưới, như vậy làm sao còn tư cách ngoại giao? Việt Nam muốn thoát Trung ư? Theo hồi ký của ông Vũ Kỳ, thư ký cho Hồ Chí Minh, từ năm 1960 đến 1969, Trung ương quyết định cho Chủ tịch hàng năm đi nghỉ mát ở Trung Quốc vô thời hạn. Tại sao nhà mình không nghỉ lại phải sang nhà người khác nghỉ? Nước mình quá bé ư? Và nếu nghĩ “bé” thì có phải tự hạ mình không?! Còn rất nhiều cán bộ trung cao cấp Việt Nam thích đi Trung Quốc nghỉ dưỡng hơn Liên Xô, vì thức ăn nhiều, hợp khẩu vị, lại được uống rượu… và đây cũng là một lý do chính hình thành phái thân Tàu.

Người Việt có câu “sợ người ở phải, hãi người cho ăn”, muốn có nền ngoại giao ông chủ, chúng ta phải trưởng thành bằng lý trí, phải có vị thế thoát khỏi tư thế “ăn cơm nắm nằm gậm giường” đòi phục kích nước gần cứu lửa gần. Dân tộc của chúng ta nếu biết yêu tri thức và tiến bộ, với dân số ngót trăm triệu, chúng ta hoàn toàn có thể vào quốc gia tốp mười như Hàn Quốc. Nhưng chúng ta chỉ làm được điều đó với tư thế của ông chủ chứ không phải như những lính canh tự giác rồi sau đó làm nũng vì đã bị người ta ngã giá trên đầu?!

NHĐ

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm