Kinh Khổ

Mùa Xuân của người mù

Trôi dạt từ Sài Gòn ra Hà Nội, rồi lên các tỉnh Tây Bắc, cuối cùng đóng đô ở Lạng Sơn để kiếm sống, nhóm các gia đình Kiên, Hùng và Mẫn đã làm việc cật lực, làm đủ thứ nghề để sống

Thời gian đối với người mù, có lẽ là khi tiếng ồn giảm dần và giấc ngủ kéo đến, lúc ấy là ban đêm. Không gian của người mù, có lẽ là khoảng không tối om và không màu, không có gì khác. Chính vì vậy mà khi chúng tôi vào thăm các gia đình người mù hát rong, điều chúng tôi cảm nhận được là hầu hết nhà của họ không có đèn đóm gì ngoài một chiếc bếp để nấu ăn, nếu nhà có thêm trẻ em và người già không bị mù thì họ bắt thêm chiếc bóng đèn nhưng cũng không mấy sáng. Chúng tôi đến thăm một gia đình người mù hát rong kiếm sống. Có lẽ, hiếm có tiếng hát nào ẩn chất nỗi niềm như tiếng hát của người mù, nhất là khi họ hát về mùa xuân!

mua-xuan-cua-nguoi-mu

Ðời sống trôi dạt

Trôi dạt từ Sài Gòn ra Hà Nội, rồi lên các tỉnh Tây Bắc, cuối cùng đóng đô ở Lạng Sơn để kiếm sống, nhóm các gia đình Kiên, Hùng và Mẫn đã làm việc cật lực, làm đủ thứ nghề để sống qua ngày và nuôi con, đối với họ, những đứa bé không mù, con của các cặp mù lòa này sinh ra như một tia hy vọng để họ sống và nỗ lực.

Nói về cặp Kiên và Thủy, hai vợ chồng bị mù bẩm sinh này sinh ra được một bé gái kháu khỉnh, không bị mù giống ba mẹ. Và để nuôi con, họ đã phải vượt qua hàng ngàn nỗi đắng cay, từ việc tẩm quất đến hát rong mỗi ngày. Kiên kể: “Căn phòng rộng chưa đầy mười sáu mét vuông này em thuê mỗi tháng bốn trăm ngàn đồng, mấy chiếc giường massage này tụi em dùng để ngủ khi không có khách, vì nhà quá chật chội. Mùa Tết thì em đi hát rong thêm mới có tiền mà sống”.

“Hát rong như thế nào bạn? Có giống với những người mù đeo một chiếc loa, một cái mic và một cây đàn như trước đây không?”.

mua-xuan-cua-nguoi-mu3
Tấm biển quảng cáo từ xa của Kiên

“Ồ không phải vậy, đó là những nghệ sĩ mù, họ chơi đàn khá hay và hát cũng rất hồn vía. Ðương nhiên là lúc nhỏ họ cũng không đến nỗi quá nghèo khổ mới có cơ hội học đàn, mua cây đàn để chơi, sau này kiếm cơm. Còn tụi em thì không biết đàn, chỉ biết hát, tụi em hát theo bản năng là chính, không rớt nhịp, đúng điệu. Mà cũng may là nhiều người khen tụi em hát hay. Bây giờ dễ hơn trước, mua một chiếc loa thùng có sẵn bộ tăng âm (amply) và có lỗ gắn mic. Sau đó gắn đĩa vào làm nhạc nền, tụi em hát theo thôi”.

“Có khi nào các bạn bị đánh rơi tiền hoặc bị những va quẹt do không thấy đường, do đám đông?”.

“Chuyện đó thì xảy ra như cơm bữa. Có khi em bị rơi xuống cái hố sâu cả gần một mét, tưởng là gãy tay chân rồi đấy chứ. Vì tụi em vốn rất nhanh nhớ đường, ví dụ như đường từ nhà ra bến xe chẳng hạn, có bao nhiêu khúc cua, đi bao nhiêu bước là gặp cây dù, đi bao nhiêu bước là tảng đá hay cái hố thì tụi em nhớ hết. Bữa đó không may, sáng sớm em đi, mà cái hố đó người ta đào buổi tối, cũng chẳng có rào lại, em cứ như vậy ung dung đi vì tin chắc là đường này mình thuộc từng bước chân. Ai dè tới đó tự dưng thấy hụt một phát, sau đó là uỵch và xương xẩu muốn rời ra khỏi người. Ðau hết biết, trầy xước thì miễn bàn, may mà không gãy xương. Từ đó là đi đường có quen cỡ nào em cũng dùng hai cây gậy, một cây gậy thông minh và một cây gậy thường. Gậy thông minh là của một người quen tặng em, nghe đâu mua đắt tiền lắm, dò bằng cảm ứng, cứ có vật cản phía trước là gậy nó hú. Xài hơi tốn pin nhưng khi đi vào đám đông em phải dùng tới”.

“Còn vụ đánh rơi tiền thì sao?”.

“Vụ này thì không bao giờ xảy ra, tiền mà vào tay tụi em rồi thì rơi sao được mà rơi, ai cho phép nó rơi, dựa vào động cơ nào mà nó dám rơi chứ! (cười). Chỉ có bị móc túi thôi, nhưng cũng bị một lần do lúc đó xô đẩy trong đám đông, em biết có thằng móc túi đi gần, đã cố gắng giữ rồi mà nó vẫn móc, biết nó móc mình la lên nhưng nó chạy mất và mình cũng chẳng nhận dạng được nó. Mà lần đó nó móc em hết hai trăm mấy chục ngàn đồng, làm em phải ăn nhín uống nhịn cả tuần đấy!”.

“Làm tẩm quất các bạn có gặp khó khăn gì không?”.

mua-xuan-cua-nguoi-mu1
Hạnh phúc của vợ chồng Kiên là con gái mắt sáng

Mù, xấu nó cũng chẳng tha!

Lúc này Thủy, vợ Kiên ngồi bên cạnh mới lên tiếng: “Nói chung thì xã hội này chỉ có hai loại người hay tìm đến chỗ người mù thôi anh ạ, đúng hai loại!”.

“Gồm hai loại gì vậy em?”

“Một loại thì quá tử tế, quá bao dung và thương người anh ạ. Mà may mắn cho tụi em là hạng người này đến chỗ tụi em khá nhiều, họ tới để tụi em tẩm quất cho dãn gân cốt và cũng là ủng hộ tụi em có cái để sống. Họ vừa lịch sự, tử tế lại vừa nhẹ nhàng. Bù vào đó có lúc gặp bọn phải gió, bọn này thì miễn bàn, chúng có mặt trong mọi giới, kể cả một số thằng làm quan chức. Em từng gặp một thằng Chủ tịch phường ở Hà Nội hắn tới tẩm quất, người nồng nặc mùi rượu, bữa đó ông xã em đi ra ngoài, em làm thay anh ấy. Mà em nghĩ mình vừa mù vừa xấu như vậy chắc là an toàn. Ai dè đang tẩm quất, hắn sờ soạng khắp người em, vú em đang căng sữa cho con bú, hắn bóp một cái là đau không thể tưởng! Em kêu cứu thì hắn quay sang chửi bới em. Cuối cùng vợ chồng em phải dọn lên đây để kiếm sống qua ngày, chứ trên đất Lạng Sơn này làm sao bằng Hà Nội được anh. Mà chịu không nổi dưới đó mới lên đây đấy. Ðau lắm chứ anh!”.

Câu chuyện của Thủy khiến cho tôi không dám hỏi thêm bất kỳ điều gì nữa, Kiên chuẩn bị đi đón một đứa em gái mù khác đang hát rong ngoài Ðền Mẫu. Kiên nói: Tụi em có một thứ phát minh, anh tin không?”.

“Phát minh gì vậy Kiên?”.

“Cây gậy thông minh đó, của người ta làm, em về nghiên cứu, bứt cọng dây thông minh ra và chế nó vào trong cái ca đựng tiền, nó sẽ cảm ứng với tờ tiền, nó được nối vào tai người hát, chỉ cần anh bỏ tờ tiền vào ca thì người hát biết đây là tờ tiền loại bao nhiêu ngay. Ví dụ như người ta tặng hai ngàn đồng, thì mình hát hơi lười một chút để dưỡng sức mà hát tiếp, người ta tặng mười ngàn đồng thì mình hát hai bài, ba bài. Anh không tin chút về anh thử!”.

mua-xuan-cua-nguoi-mu2
Mùa xuân của mẹ

“Cô em gái mà Kiên đi đón là em ruột của Kiên?”.

“Dạ không, đó là em trong đám người mù; với chúng em, cứ ai bị mù đều là anh em ruột thịt cả!”.

Nói xong, Kiên chống gậy đi đón cô em hát rong. Và đương nhiên, tôi không thể ngưng tính tò mò vì cái “phát minh” của Kiên. Khi cô em về đến nhà, tôi gợi ý Kiên cho tôi thử. Ðúng như Kiên nói, tôi bỏ vào ca tờ 10 ngàn đồng, cô em đọc ngay con số, sau đó, bất kỳ tờ tiền nào bỏ vào ca đều được cô em đọc trúng phóc. Hỏi thêm một chút nữa về ‘bí quyết” đọc tiền thông minh này thì Kiên nói rằng đó là bí quyết, không thể kể rành mạch được.

Kiên và mấy người bạn mù mời tôi ở lại uống rượu với họ. Vì họ vốn xem tôi như anh em ruột rà. Tôi gặp họ cách đây hai năm, trong một đêm lạnh 0 độ ở Lạng Sơn, họ dắt nhau đi mua cơm rang cho Thủy (lúc đó đang ở cữ), họ loay hoay không đủ tiền mua một dĩa cơm rang, tôi xin phép tặng họ, sáng mai mua thêm vài thứ đồ khác liên quan đến dinh dưỡng cho phụ nữ sau khi sinh để tặng Kiên, từ đó, chúng tôi thân nhau. Nhưng rồi cũng phải ba năm mới gặp lại, đời sống đã có nhiều thay đổi.

Ðứa bé giờ lên ba, mắt sáng, gia đình Kiên có thêm mấy người bạn quây quần trong chưa đầy 14 mét vuông để sống, họ mới đi hát rong nên cần Kiên giúp đỡ. Thủy thì dạy cho họ nghề tẩm quất. Và đời sống cứ như vậy trôi qua, không biết ba năm sau gặp lại họ, có gì thay đổi hơn không?!

Chỉ mong rằng được như lời Thủy: “Giờ tụi em chỉ mong đất Lạng Sơn này không giống đất Hà Nội, mong là không gặp phải những tay quan chức ỷ thế nữa, nếu không tụi em không biết đường nào mà sống anh à!”

Hỷ Long

( Báo Trẻ )

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Mùa Xuân của người mù

Trôi dạt từ Sài Gòn ra Hà Nội, rồi lên các tỉnh Tây Bắc, cuối cùng đóng đô ở Lạng Sơn để kiếm sống, nhóm các gia đình Kiên, Hùng và Mẫn đã làm việc cật lực, làm đủ thứ nghề để sống

Thời gian đối với người mù, có lẽ là khi tiếng ồn giảm dần và giấc ngủ kéo đến, lúc ấy là ban đêm. Không gian của người mù, có lẽ là khoảng không tối om và không màu, không có gì khác. Chính vì vậy mà khi chúng tôi vào thăm các gia đình người mù hát rong, điều chúng tôi cảm nhận được là hầu hết nhà của họ không có đèn đóm gì ngoài một chiếc bếp để nấu ăn, nếu nhà có thêm trẻ em và người già không bị mù thì họ bắt thêm chiếc bóng đèn nhưng cũng không mấy sáng. Chúng tôi đến thăm một gia đình người mù hát rong kiếm sống. Có lẽ, hiếm có tiếng hát nào ẩn chất nỗi niềm như tiếng hát của người mù, nhất là khi họ hát về mùa xuân!

mua-xuan-cua-nguoi-mu

Ðời sống trôi dạt

Trôi dạt từ Sài Gòn ra Hà Nội, rồi lên các tỉnh Tây Bắc, cuối cùng đóng đô ở Lạng Sơn để kiếm sống, nhóm các gia đình Kiên, Hùng và Mẫn đã làm việc cật lực, làm đủ thứ nghề để sống qua ngày và nuôi con, đối với họ, những đứa bé không mù, con của các cặp mù lòa này sinh ra như một tia hy vọng để họ sống và nỗ lực.

Nói về cặp Kiên và Thủy, hai vợ chồng bị mù bẩm sinh này sinh ra được một bé gái kháu khỉnh, không bị mù giống ba mẹ. Và để nuôi con, họ đã phải vượt qua hàng ngàn nỗi đắng cay, từ việc tẩm quất đến hát rong mỗi ngày. Kiên kể: “Căn phòng rộng chưa đầy mười sáu mét vuông này em thuê mỗi tháng bốn trăm ngàn đồng, mấy chiếc giường massage này tụi em dùng để ngủ khi không có khách, vì nhà quá chật chội. Mùa Tết thì em đi hát rong thêm mới có tiền mà sống”.

“Hát rong như thế nào bạn? Có giống với những người mù đeo một chiếc loa, một cái mic và một cây đàn như trước đây không?”.

mua-xuan-cua-nguoi-mu3
Tấm biển quảng cáo từ xa của Kiên

“Ồ không phải vậy, đó là những nghệ sĩ mù, họ chơi đàn khá hay và hát cũng rất hồn vía. Ðương nhiên là lúc nhỏ họ cũng không đến nỗi quá nghèo khổ mới có cơ hội học đàn, mua cây đàn để chơi, sau này kiếm cơm. Còn tụi em thì không biết đàn, chỉ biết hát, tụi em hát theo bản năng là chính, không rớt nhịp, đúng điệu. Mà cũng may là nhiều người khen tụi em hát hay. Bây giờ dễ hơn trước, mua một chiếc loa thùng có sẵn bộ tăng âm (amply) và có lỗ gắn mic. Sau đó gắn đĩa vào làm nhạc nền, tụi em hát theo thôi”.

“Có khi nào các bạn bị đánh rơi tiền hoặc bị những va quẹt do không thấy đường, do đám đông?”.

“Chuyện đó thì xảy ra như cơm bữa. Có khi em bị rơi xuống cái hố sâu cả gần một mét, tưởng là gãy tay chân rồi đấy chứ. Vì tụi em vốn rất nhanh nhớ đường, ví dụ như đường từ nhà ra bến xe chẳng hạn, có bao nhiêu khúc cua, đi bao nhiêu bước là gặp cây dù, đi bao nhiêu bước là tảng đá hay cái hố thì tụi em nhớ hết. Bữa đó không may, sáng sớm em đi, mà cái hố đó người ta đào buổi tối, cũng chẳng có rào lại, em cứ như vậy ung dung đi vì tin chắc là đường này mình thuộc từng bước chân. Ai dè tới đó tự dưng thấy hụt một phát, sau đó là uỵch và xương xẩu muốn rời ra khỏi người. Ðau hết biết, trầy xước thì miễn bàn, may mà không gãy xương. Từ đó là đi đường có quen cỡ nào em cũng dùng hai cây gậy, một cây gậy thông minh và một cây gậy thường. Gậy thông minh là của một người quen tặng em, nghe đâu mua đắt tiền lắm, dò bằng cảm ứng, cứ có vật cản phía trước là gậy nó hú. Xài hơi tốn pin nhưng khi đi vào đám đông em phải dùng tới”.

“Còn vụ đánh rơi tiền thì sao?”.

“Vụ này thì không bao giờ xảy ra, tiền mà vào tay tụi em rồi thì rơi sao được mà rơi, ai cho phép nó rơi, dựa vào động cơ nào mà nó dám rơi chứ! (cười). Chỉ có bị móc túi thôi, nhưng cũng bị một lần do lúc đó xô đẩy trong đám đông, em biết có thằng móc túi đi gần, đã cố gắng giữ rồi mà nó vẫn móc, biết nó móc mình la lên nhưng nó chạy mất và mình cũng chẳng nhận dạng được nó. Mà lần đó nó móc em hết hai trăm mấy chục ngàn đồng, làm em phải ăn nhín uống nhịn cả tuần đấy!”.

“Làm tẩm quất các bạn có gặp khó khăn gì không?”.

mua-xuan-cua-nguoi-mu1
Hạnh phúc của vợ chồng Kiên là con gái mắt sáng

Mù, xấu nó cũng chẳng tha!

Lúc này Thủy, vợ Kiên ngồi bên cạnh mới lên tiếng: “Nói chung thì xã hội này chỉ có hai loại người hay tìm đến chỗ người mù thôi anh ạ, đúng hai loại!”.

“Gồm hai loại gì vậy em?”

“Một loại thì quá tử tế, quá bao dung và thương người anh ạ. Mà may mắn cho tụi em là hạng người này đến chỗ tụi em khá nhiều, họ tới để tụi em tẩm quất cho dãn gân cốt và cũng là ủng hộ tụi em có cái để sống. Họ vừa lịch sự, tử tế lại vừa nhẹ nhàng. Bù vào đó có lúc gặp bọn phải gió, bọn này thì miễn bàn, chúng có mặt trong mọi giới, kể cả một số thằng làm quan chức. Em từng gặp một thằng Chủ tịch phường ở Hà Nội hắn tới tẩm quất, người nồng nặc mùi rượu, bữa đó ông xã em đi ra ngoài, em làm thay anh ấy. Mà em nghĩ mình vừa mù vừa xấu như vậy chắc là an toàn. Ai dè đang tẩm quất, hắn sờ soạng khắp người em, vú em đang căng sữa cho con bú, hắn bóp một cái là đau không thể tưởng! Em kêu cứu thì hắn quay sang chửi bới em. Cuối cùng vợ chồng em phải dọn lên đây để kiếm sống qua ngày, chứ trên đất Lạng Sơn này làm sao bằng Hà Nội được anh. Mà chịu không nổi dưới đó mới lên đây đấy. Ðau lắm chứ anh!”.

Câu chuyện của Thủy khiến cho tôi không dám hỏi thêm bất kỳ điều gì nữa, Kiên chuẩn bị đi đón một đứa em gái mù khác đang hát rong ngoài Ðền Mẫu. Kiên nói: Tụi em có một thứ phát minh, anh tin không?”.

“Phát minh gì vậy Kiên?”.

“Cây gậy thông minh đó, của người ta làm, em về nghiên cứu, bứt cọng dây thông minh ra và chế nó vào trong cái ca đựng tiền, nó sẽ cảm ứng với tờ tiền, nó được nối vào tai người hát, chỉ cần anh bỏ tờ tiền vào ca thì người hát biết đây là tờ tiền loại bao nhiêu ngay. Ví dụ như người ta tặng hai ngàn đồng, thì mình hát hơi lười một chút để dưỡng sức mà hát tiếp, người ta tặng mười ngàn đồng thì mình hát hai bài, ba bài. Anh không tin chút về anh thử!”.

mua-xuan-cua-nguoi-mu2
Mùa xuân của mẹ

“Cô em gái mà Kiên đi đón là em ruột của Kiên?”.

“Dạ không, đó là em trong đám người mù; với chúng em, cứ ai bị mù đều là anh em ruột thịt cả!”.

Nói xong, Kiên chống gậy đi đón cô em hát rong. Và đương nhiên, tôi không thể ngưng tính tò mò vì cái “phát minh” của Kiên. Khi cô em về đến nhà, tôi gợi ý Kiên cho tôi thử. Ðúng như Kiên nói, tôi bỏ vào ca tờ 10 ngàn đồng, cô em đọc ngay con số, sau đó, bất kỳ tờ tiền nào bỏ vào ca đều được cô em đọc trúng phóc. Hỏi thêm một chút nữa về ‘bí quyết” đọc tiền thông minh này thì Kiên nói rằng đó là bí quyết, không thể kể rành mạch được.

Kiên và mấy người bạn mù mời tôi ở lại uống rượu với họ. Vì họ vốn xem tôi như anh em ruột rà. Tôi gặp họ cách đây hai năm, trong một đêm lạnh 0 độ ở Lạng Sơn, họ dắt nhau đi mua cơm rang cho Thủy (lúc đó đang ở cữ), họ loay hoay không đủ tiền mua một dĩa cơm rang, tôi xin phép tặng họ, sáng mai mua thêm vài thứ đồ khác liên quan đến dinh dưỡng cho phụ nữ sau khi sinh để tặng Kiên, từ đó, chúng tôi thân nhau. Nhưng rồi cũng phải ba năm mới gặp lại, đời sống đã có nhiều thay đổi.

Ðứa bé giờ lên ba, mắt sáng, gia đình Kiên có thêm mấy người bạn quây quần trong chưa đầy 14 mét vuông để sống, họ mới đi hát rong nên cần Kiên giúp đỡ. Thủy thì dạy cho họ nghề tẩm quất. Và đời sống cứ như vậy trôi qua, không biết ba năm sau gặp lại họ, có gì thay đổi hơn không?!

Chỉ mong rằng được như lời Thủy: “Giờ tụi em chỉ mong đất Lạng Sơn này không giống đất Hà Nội, mong là không gặp phải những tay quan chức ỷ thế nữa, nếu không tụi em không biết đường nào mà sống anh à!”

Hỷ Long

( Báo Trẻ )

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm