Kinh Khổ

Mờ mờ nhân ảnh - LÊ MINH KHUÊ

Khi tôi trở lại xe, đã thấy có người lạ. Một đứa con gái. Phúc nhăn răng cười: cô Thủy anh ạ. Người quen của em, có việc về thị xã. Đi nhờ tí anh nhá! Tùy cậu thôi! Tôi nói hờ hững.

Khi tôi trở lại xe, đã thấy có người lạ. Một đứa con gái. Phúc nhăn răng cười: cô Thủy anh ạ. Người quen của em, có việc về thị xã. Đi nhờ tí anh nhá! Tùy cậu thôi! Tôi nói hờ hững.

Tôi ngồi băng sau, sau tay lái. Đứa con gái đội mũ vải có cái vành thêu ren, quay nhìn tôi như xin lỗi. Đôi mắt rất sợ sệt. Tôi nhìn thấy vẻ nhờ vả nhưng cũng chẳng nói gì. Phúc nhanh tay nhanh chân dọn dẹp cái gì sau cốp xe, bỏ cái gì vào. Tôi biết thói xấu của thằng cha là hám của lạ. Thỉnh thoảng cho đi nhờ. Không phải kiếm thù lao, mà cho có người nói chuyện khi ông chủ đang “tâm trạng”. Phúc hay nói chữ này. Quên hẳn cái vế sau là thứ tâm trạng gì. Với Phúc “tâm trạng” của tôi nghĩa là không được suôn sẻ mọi chuyện. Đứa con gái quay nhìn thẳng trước mặt. Chả đáng để ý. Một đứa con gái tuổi độ mười bảy gầy như cái que trông quen quen trong đám đông lổn nhổn những người đàn bà làm thuê gánh mướn lũ lượt vào thành phố mỗi ngày. Tôi bảo Phúc: để tớ nghỉ chút. Đừng ồn nhé! Tôi chúi mũi vào tờ báo đọc dở. Báo chí kinh dị toàn chuyện đánh nhau từ Bắc xuống Nam từ Tây sang Đông. Người ta rối tinh rối mù trên cái quả táo bé tí nhìn từ ngoài vũ trụ. ấy thế mà ngày nào cũng phải gồng vai chiến đấu với đủ loại. Tôi chán nản nghĩ vậy nhưng lại thấy mình khéo lo bò trắng răng. Còn việc của mình sao không cho là to. Nếu không to thì đâu có mất ngủ cả tuần. Dày vò mấy thằng bạn chán rồi về dày vò con vợ ngày trước yêu như điên bây giờ như mối phiền khó dứt. Số phận ràng buộc rồi. Chịu thôi... Phúc mặt gầy người chắc như cái đinh sắt lái xe đưa tôi đi Nam đi Bắc không bao giờ nhòm nhỏ chuyện của ông chủ, huyên thuyên trên trời dưới biển nhưng đố ai cậy răng hắn một câu về các phi vụ của tôi. Xem như trời ban cho một tên dưới trướng. Tôi lắng nghe Phúc hỏi han đứa con gái đi nhờ xe. Có vẻ đồng hương đồng khói. Đứa con gái ngồi ghế trên, những ông chủ ít ngồi ghế trên đầu sóng ngọn gió. Tôi ngồi băng sau trong những chuyến đi làm ăn xa quả thật thấy rất yên lòng. Lúc này nhìn cái đuôi tóc đứa con gái cao vồng lên, cổ áo sơ mi tầm thường, tôi lại nhớ tới con Ngọc ca ve nhà hàng Sương. Buổi đầu nhìn con Ngọc cũng không đến nỗi thấy tệ. Da dẻ mát mịn, sạch sẽ. Tôi định chọn nó làm đứa kê ghế lựa khăn mỗi khi đưa đối tác đi ăn nhậu ký kết hợp đồng. Tôi không muốn đụng vào nó. Nhưng ngay hôm đầu ngồi với mấy ông nói tiếng Anh bập bẹ kiểu dân trong khu vực, đang căng tai nghe xem cái gì thì thấy khóa quần bị kéo cái rẹc. Quần bò khóa đồng chắc như đinh nên ngay lập tức biết là có đứa kéo. Rồi một bàn tay thò vào quần sịp lôi “thằng cu” của mình ra. “Thằng  cu” lập tức cương lên và nó bị đứa con gái dưới gầm bàn cho vào mồm như cho quả dưa chuột. Đứa con gái mút mát điên dại. Cái mồm nó nóng bỏng, răng và lưỡi nó thi nhau trổ tài trên da mình nước dãi nó ướt cả ống quần. Tôi cảm thấy tức thở vì bực bội. Tôi đẩy đầu con Ngọc ra, kéo quần, lịch sự bảo thằng “đối tác” xin lỗi đi ra ngoài. Đứng lên vào toa lét rửa ráy. Đột nhiên thấy mình bẩn. Khi đi ra bàn ăn thấy con Ngọc dửng dưng đứng hầu bàn. Muốn cho nó một cái tát nhưng lại nghĩ bố  mẹ nó từng là anh hùng chiến sĩ thời chống Mỹ. Kiêu hãnh một thời. Cho con gái ra thành phố vừa làm vừa học. Biết đâu nó bỏ học đi làm nhà hàng mỗi đêm mút vài cái chim kẻ có tiền để kiếm thêm son phấn. Tôi không cho con Ngọc tiền. Khi nó nhăm nhe lại bàn tôi tối hôm sau tôi rít qua kẽ răng bảo nó cút. Mặt nó lạnh tanh. Chắc phải có cái gì ghê tởm nhầy nhụa không nắm bắt được đang đầu độc bầu trời mặt đất này đến nỗi sinh ra toàn của quái như con Ngọc mặt mũi nhà lành nhưng máu là máu quỉ. Ghê sợ con Ngọc rồi tôi bỏ hẳn nhà hàng Sương. Lâu dần có thói quen hễ nhìn bọn con gái kiểu con Ngọc là mình thấy nhột nhạt đũng quần, thấy buồn nôn. Mối ác cảm lớn tới mức có đêm lạnh tanh khi nằm bên vợ. Khéo rồi ra thằng lãnh cảm. Vợ nó đã có máu cá rồi... Nghĩ thế tôi bất chợt nhìn cái đuôi tóc con bé trước mặt. Vật vờ đi tìm việc thể nào cũng dạt vào vũng bùn. Thời buổi chả cho ai làm người tử tế nó sạch sẽ thế kia sao mà giữ được? Lại “phơi xác dưới đèn màu” thôi. Tự dưng buồn thế. Nghĩ toàn chuyện không đâu. Mình chẳng phải xuất thân hèn mọn sao bây giờ dư tiền thừa của mà vẫn phải quẩn quanh? Nhà ông nội cụ nội ở phố cổ có hai mét Mo_mo_nhan_anhvuông bề ngang kê tủ vừa đủ bán hàng. Đi sâu vào hai nhăm mét như vào ống. Không có hố xí ba đời đi ỉa vào bô sáng đem ra hồ đổ hoặc cạy cống đổ xuống. Con sen ngày ấy chuyên dụng đổ bô. Vừa cớm nắng vừa hôi mùi cứt đái con sen đứa ở trông đều xanh rớt như  bệnh đại tràng mãn. Đi ra đi vào cóm róm áo lương khăn xếp lưng ai cũng còng như dấu hỏi. Đàn bà con gái nết na cười không dám phô răng. Ai có máu loạn cũng nuốt vào trong. Cả thế kỷ đi qua vậy mà tự mãn thấy mình quí tộc. Thời dân chủ cộng hòa người lên rừng xuống biển bớt đi nhưng vẫn nhung nhúc. Một phòng mười hai mét hai thằng cháu kèm vợ con. Bữa cơm ai ngồi trên giường nhà đó. Chật như hũ nút đến nỗi muốn đánh cái rắm cho thỏa cũng không dám phô trương. Đêm đến hứng tình đàn ông ngậm tăm hùng hục đàn bà cắn răng sợ giường bên “đánh giá”. Cứ thế lầm lũi  như lũ chuột. Đến khi bố mẹ tôi được phân hộ tập thể ở ngoại ô. Leo năm tầng lên nhà lắp ghép đầu chạm gần chấm trần, đi toa lét phải đội nón nước rỏ tong tỏng cảm giác được ỉa đồng như nhà quê sung sướng. Cái bếp nhỏ như cổ chai bố mẹ tôi ravô giữa thời mùn cưa, dầu hỏa, muối cũng mua phiếu. Liên tục mất điện, mất nước. Thả rá gạo vào vo gạo nổi lềnh phềnh chỉ còn vỏ, hôi như ăn cứt dán. Bước xuống cầu thang ai cũng nghĩ mình là người chân chính còn thằng kia đích thị kẻ gian. Một thời những nghi kỵ. Bây giờ nhiều lúc xách cả va li tiền mệnh giá một trăm dễ như ngủ một đêm dậy là có lại cứ nghĩ ngày trước chắc cả đám mắc bệnh nghèo trí cứ đưa cổ ra cho mấy lão gàn thít thòng lọng. Sống như bây giờ thấy tiền bạc là thứ dửng dưng. Phòng khách treo tranh giá chục ngàn đô ngày đầu ngắm thấy sướng lâu dần lại thấy nhà thằng khác có cái giá trị hơn mình đứng hạng em út. Vàng miếng dát vào ghế bành bọc da để cạnh giường ngủ âm u đèn vàng. Đá đỏ vợ giữ ba viên con hai viên tài khoản mở bên Mỹ mang tên con em gái học bên đó đứng vào hạng trung lưu với dân sở tại sao vẫn thấy đúng ra mình còn được hơn thế. Mình chỉ là loại ăn rau sạch, có bài bản chỉ việc sáng tác dự án rồi há mồm ăn phần trăm không phạm luật không lương tâm áy náy. Cũng chẳng mất công mưu mô đêm hôm mò mẫm mua bán quan chức nhà nước xuất thân hèn mạt mê tiền như mấy anh mõ. Lại cũng chẳng phải năng vào chùa thắp hương xin Phật bà nương nhẹ. Cứ thế nhẹ tênh với bất động sản hàng ngàn mét đất trang trại dăm bảy căn hộ chung cư dành cho người thu nhập thấp mua tuần trước tuần sau “phắn” lại lãi vài trăm triệu chuyện thường. Tiền với mình như vỏ hến nhưng lại là thằng ương ương luẩn quẩn chẳng hiểu mình còn muốn gì?

Thị xã không có đường quốc lộ chạy qua vắng hoe vắng hoắt. Đường sạch. Cây sạch. Người đi lơ thơ không phải là cái búi nhễ nhại ở ngã tư ngã năm chiều mùa hè thành phố lớn. Đứng ở chỗ búi người ấy chỉ khổ  mấy ông bà luôn tự phụ mình đây trí thức quí tộc phải ngâm mình xuống sình lầy. Sao không về những nơi này để cho mình cao giá? Đi qua những vùng thế này thấy thế giới đâu đến nỗi hỗn loạn. Thở được đấy chứ... Tôi nghĩ rồi ngắm thị xã qua kính xe. Những cửa hàng điện tử vắng khách. Quán karaoke có hai đứa con gái ngồi cửa. Chắc sạch chứ không bốc mùi như con Ngọc. Trung tâm thị xã có mấy cái nhà công sở to đùng xây tốn kém phô trương với trời với cây. Chả mấy ai ngước lên nhìn kính màu nhìn ban công  tô vẽ...
Phúc nói gì với đứa con gái đi nhờ. Thấy cả hai linh hoạt lên. Con đường ra phía ngoại vi vắng như cảnh giả trong mấy phim lãng mạn. Mấy cây bạch đàn cao vút lá xòe xanh ánh bạc. Một cái ngõ nhỏ đi vào. Một bên là ruộng rau muống. Bên kia là cái ao đầy bèo. Hai đứa con trai gầy nhom đang tha thẩn dưới mấy gốc dừa. Thủy quay ngoắt về phía tôi. “Cám ơn anh cho em đi nhờ!” Xe tấp vào vệ cỏ. Hai đứa con trai ngỡ ngàng nhìn cái xe sang trọng như thổ dân nhìn đĩa bay hạ cánh sa mạc, nhận ra mục tiêu hai đứa khẳng khiu lao ra vun vút. Lúc này tôi mới nhìn đứa con gái từ sáng tới giờ chỉ thấy cái đuôi tóc. Hóa ra khá đẹp. Ngón tay đeo cái nhẫn như cái vòng chìa khóa cũng không phải là bạc. Chân nhỏ tí không gây hứng nhưng cái eo lưng mềm, dù gầy như que nhưng nay mai sẽ nẩy nở. Loại này có thiên chức đàn bà, sinh con dễ và nhiều sữa. Thời này hơi hiếm của thật như thế kia vì các thủ thuật giữ eo làm tiêu mòn tuyến sữa. Có sữa cũng là thứ sữa oi oi... Mẹ tôi ngày xưa giàu có nhưng chịu khó sinh nở đẻ đến mười một tên, tôi là út bây giờ nặng bảy hai ký cao mét bảy nhăm. Mấy ông anh đều lừng lững nghe rằng sữa mẹ tôi vắt ra cốc xanh màu trứng sáo uống vào ngọt như sữa bò cho đường đậm lại thơm mùi cốm non. Lũ con của bà lớn lên như lũ cún. Bà nói thế chả cần nuôi vú em cứ cơm ngày ba bữa như con nông dân, đến nỗi cha tôi bảo đàn bà gì mà thiếu kiều diễm đẻ như gà... Tôi nghĩ vẩn vơ lẩn thẩn từ Thủy sang  sữa từ sữa sang vợ tôi. Người đẹp nhà giàu. Tôi vênh váo khoác tay thuở yêu đương đi trên mấy con đường lát đá ở châu Âu, bọn Tây quay nhìn như nuốt chửng người đẹp của tôi. Hóa ra trên nệm nàng cứng như gỗ người lạnh như hồn hâm mấy cũng không nóng. Cho con bú hai tháng đòi cai sữa. Thằng con đầu của tôi muốn ăn cháo hầm từ con tim phượng hoàng chắc cũng moi ra vậy mà người như dải khoai bế nhẹ như bấc. Nhiều khi nhìn vợ vừa đẹp vừa thẳng ra chiều kiêu hãnh nhan sắc lại thấy cái lý chọn nàng dâu của các cụ nhà ta khi xưa quả có lý.
Sao lại khóc rống lên thế? Phúc xuống xe. Vòng ra sau mở cốp xe nói bông đùa như vậy khi thấy một trong hai thằng cu con sụt sịt không ra tiếng. Thủy đỡ hai cái bọc ni lông từ tay Phúc. Trông rạng rỡ, mặt mũi khác hẳn lúc sáng. Ăn uống tẩm bổ ít lâu chắc lên ngồi bìa tạp chí được chứ không phải loại xoàng. Nhìn cảnh bọn trẻ gặp chị hân hoan mỗi thằng ôm một bọc chạy vào con đường cạnh ao tự dưng tôi thấy khá là dịu cái lòng mình. Những khoảnh khắc ngắn ngủi đẹp như mơ hóa ra cũng được mình nhìn thấy, cũng có cảm xúc. Tưởng biến hẳn các thứ vớ vẩn hóa ra vẫn còn. Thoáng qua trong đầu cái cảnh đại học thời chưa ai biết mặt đồng đội, phiếu vải sinh viên hai mét rưỡi may quần thì thôi áo, có lần đói quá đến chỗ bà chị sống độc thân, tôi và thằng bạn như chết rồi sống lại khi thấy bà chị bê ra xoong mì nấu cà chua, không mì chính không mỡ. Chị ngồi góc nhà lặng lẽ nhìn hai thằng ăn như xay bột. Rào rào như cả dàn nhạc kèn, mì chưa kịp chạm răng đã xuống dạ dày. Sau này có lúc tập ăn khó múc óc khỉ cho vào rượu hoặc ăn tim mèo đen hấp cách thủy với thuốc Bắc thấy chẳng thể nào ngon bằng món mì suông nấu cà chua. Nhớ chị. Những đứa trẻ kia sau này cũng nhớ chị như tôi. Tôi hỏi: cái gì trong bọc thế? Phúc có vẻ ngần ngừ tôi không hỏi tiếp. Chắc buôn bán nhì nhằng?
Phúc đã lái xe lên trên này nhiều lần. Vụ làm ăn của tôi sắp kết thúc. Một trong hàng chục vụ. Muốn nghỉ chơi cho khỏe không xong. Tiền nong hợp lý ai bắt bẻ mà chê? Dạo học đại học nhét vào đầu đủ thứ trời biển đúc kết từ thiên kinh vạn quyển bây giờ nghĩ ra dự án để ăn phần trăm chỉ cần biết mặt chữ cũng làm được. Càng ít chữ càng không phải ngập ngừng liêm sỉ. Hiếm nơi trên mặt đất này có kẻ phơi mặt cả ngày không được một xu lại có kẻ qua một đêm vơ tiền tỉ. Biết thế nhưng cơ hội chẳng đến nhiều với ai tội gì không đếm?
Lão Phích - tên lão như vậy vì người lão hình cái phích vĩnh cửu của Liên Xô trước kia, đón tôi rồi càu nhàu: Muộn thế ông. Lão có khuôn mặt luôn luôn có vẻ vô can vô sự nhưng nếu có luật lệ thời xưa lão đáng cho vào hàng tru di cửu tộc. Lão toàn làm những vụ động trời nhưng khôn như rận người ta muốn tóm lão tay phải dài gấp mười. Trong nhà hàng còn có ba gã đàn ông tôi quen. Lão Phích hẹn tôi ở nhà hàng chuyên ăn cá này để thanh toán hợp đồng. Như mọi sự mua bán loằng ngoằng, tiền lão Phích rút ra hợp lý từ dự án làm cầu để mua thép của tôi. Mọi việc xong xuôi. Chúng tôi ngồi trong cái phòng thưng mành trúc, trên những chiếc thảm cá nhân bằng ni lông. Trừ số chẵn đã gửi vào tài khoản ngân hàng, tôi xem lại cái số lẻ lĩnh ở đây. Số giấy bạc mệnh giá trăm ngàn xếp đầy cái va li xách tay. Tương đối. Chẳng đến nỗi nhiều nhưng số lẻ này cũng đậm tay. Là một vụ vừa phải.
Một con bé nhà hàng trông giống cô Thủy đi nhờ xe đến nỗi làm tôi giật mình, đem ra mấy cái ly nhỏ xíu uống rượu mạnh. Mà tôi lại mang theo mấy chai vang hảo hạng mua từ hôm đi đến đất tiêu đồng Rô. Con bé hơi nhếch mép như cười nhạo. Trông không ra vẻ gái nhà hàng. Từ tốn nết na. Tôi nhìn ngón tay. Cũng đeo cái nhẫn như vòng dây chìa khóa. Tôi liếc Phúc nhưng thấy Phúc không có ý lạ lại thôi. Tôi đưa chai vang cho lão Phích cầm trò. ở đây cung cách làm ăn thường ra chiều thân mật. Lão Phích rót vang. Những chiếc li uống rượu mạnh bọn trọc phú tiền trăm tỉ dùng uống vang. Bọn này có thể dùng đá đỏ đánh đáo vì thừa tiền không biết làm gì nhưng chắc không ai dạy được chúng cái cách nói năng ra người có lễ. Sống ra người có chữ. Chúng không thể hiểu được vì sao li uống rượu mạnh mà rót vang vô trông ngạo ngược lắm. Ngạo ngược như bọn có tiền nhất loạt bắt trẻ con học số Ba trước số Một. Việc rành rành là ra thế dù học số nào thì cũng có chừng ấy số nhưng vì có tiền nên muốn nắn gân thiên hạ. Tao ngạo thế đấy làm gì tao? Khổ một nỗi mình có tiền mà lại còn gánh bồ chữ lễ thấy chúng nó ngược ngạo cũng giận... Tôi buồn bã ngồi nhà hàng tỉnh lẻ với người tỉnh lẻ. Bữa ăn thừa mứa như mọi bữa ăn. Chẳng gã nào đụng đũa con cá hấp khổng lồ. Vài con ba ba thấy ngang bụng. Các lão quay qua bàn chuyện mấy quán kara ở Hà Nội xem quán nào có em cave bụng mượt như nhung mồm mút củ cải cực sành điệu. Em mút xong về sướng âm ỉ cả tuần. Nói rồi các lão cười như lũ khỉ... Hóa ra không chỉ mình bị con Ngọc kéo khóa quần. Nghề của các em bây giờ vượt xa mọi nơi trên thế giới. Nhưng nghĩ đến bầy đàn khốn nạn đã đưa các em vào lối sống hạ đẳng lại thấy cũng chả nên trách các em. Ôi, cái con Ngọc có cái mồm to tướng với những chiếc răng biết vực các mạch máu chảy mạnh. Thôi hôm nào gặp nó đền cho nó ít tiền. Cái nghề chui gầm bàn kéo khóa quần kể ra cũng là nghề.
Gần chiều tôi và Phúc về thành phố. Phúc bảo đi đường vòng cho nhanh không qua thị xã nữa. Tôi hỏi: Thế con bé đi nhờ buổi sáng có quay lại không?
Có. Nhưng kệ nó anh ạ. Chúng nó nhảy tàu rồi. Tuần nào chả về! Thấy bảo với em thế.
Tôi chẳng hỏi han gì nữa dù vẫn thắc mắc hình như mình thấy cái Thủy chỗ ăn cá. Nhưng Phúc, như mọi thằng đàn em đoán được ý đại ca, hiểu rằng tôi muốn biết về Thủy cho vui. Như xem phim lậu có chuyện tình lấy cớ dắt một chuyện hình sự. Xem xong rồi tên phim cũng chẳng nhớ nói gì mặt mũi nhân vật. Nhưng đứa con gái tên Thủy khá đẹp lúc này như ám ảnh. Nhất là sau lúc thấy ở chỗ ăn cá đứa giống hệt nó. Tôi lắng nghe Phúc lái xe rủ rỉ nói. Và cứ nhát gừng thế, một con bé quê mùa mà lại nhiều điều phong phú hiện ra. Bố nó bất tài bất lực anh ạ. Cũng có học hành nhưng nghĩ về mình đậm quá đâm lẩn thẩn chả có nghề ngỗng gì. Bây giờ giữ chân bán vé ở sân vận động tỉnh. Mà anh biết đấy. Mấy khi có đấu đá gì để dân tỉnh rút tiền túi mua vé vào xem. Năm con bé mười bốn tuổi mẹ nó phẫn chí đi ra biển. Chắc vượt sang vùng nào đó chứ thực ra là người nhát chết. Bố thì ngày mỗi uất ức. Có ma nào nó nhòm ngó đâu mà chả uất. Gánh bồ chữ để làm quái gì ở cái đời này? Hai thằng em khi đó còn nhỏ. Thế là cái Thủy bỏ học ra thành phố. Đều thế cả anh nhỉ? Phải - Tôi đồng tình và thiu thiu ngủ, tai vẫn nghe. Con bé có chí anh ạ. Anh có biết hai bọc ni lông to nó mang là gì không? Tôi mở mắt. Phúc cười cười với tôi trong gương: bánh mì khô! Đầu mẩu, ruột bánh người ta vất đi, con bé nhặt nhạnh tẩm đường, đêm chui vào bếp nhà hàng nó rửa bát, sấy bánh mì trên than thừa. Được kha khá mang về cho mấy thằng em ăn sáng ăn tối để đi học. Tiền công để mua gạo.
Tôi ngạc nhiên là những đầu mẩu bánh mì lại hành trình xa như thế! Từ thành phố đến thị xã vắng hoe này. Phúc lại bảo con bé có người nhà làm ở ga nên được nhảy tàu miễn phí, tiền vé tháng cộng lại đâu có nhỏ. Có một lão già bảy mươi hai tuổi đeo răng giả con cái phương trưởng vợ chết trước cứ đằng đẵng đeo con bé. Về với anh! Gái quê bây giờ bảy hai chứ nếu có căn hộ có tiền gửi ngân hàng thì mười tám gật đại lão chín mươi ngán gì. Nhưng con bé này nó thấy nhục thấy đắng, một hôm lão già mướn nó lau nhà ba tầng lão đóng cửa ôm mông nó quay lưng cho lão cái tát. Lão ngã bổ chửng. Lão thuê hai đầu gấu đón đường may thằng con cả lão phát hiện ngăn lại kịp. Thằng đó lo bố nó dơ mặt chứ không phải thương hại gì con bé. Kể xong nó còn bảo: em không ngán chết. Khổ mấy thì khổ khi không khổ tiếp được em leo lên cái nhà năm tầng chung cư nhảy xuống cho tan thây. Người ta thấy bẩn người ta nhặt chôn hộ. Nói năng như vậy nhưng ngấm ngầm đi thi đại học. Năm vừa rồi thi đỗ đại học. Đỗ cũng khá mới tài. Nó bảo với em đi thi cho biết ai ngờ đỗ. Giờ đang chết dở chả biết tiền đâu mà học!
Học khá cũng kiếm được học bổng.
Vâng. Nó cũng bảo cố. Còn ban đêm đi làm. Thế mới phải nhặt đầu mẩu bánh mì cho bọn em.
Tôi thở dài. Cái nạn đại học cả đống ra trường trơ mặt ếch chả ai đếm xỉa vậy mà cắm cúi thi với học. Chả chừa cả con bé nhặt nhạnh từng xu. Vâng em cũng nghĩ thế. Tội gì lao vào cho quắt queo thêm. Thời buổi này mà thèm cả miếng thịt gà. Nó là con em họ xa em. Em mới gặp lại nó sáng qua hôm nay rủ nó đi cùng. Họ hàng bây giờ đấm vỡ mặt nhau mà không biết. Rồi đây đến ai là người đẻ ra bố mẹ mình chắc phải nghĩ chán mới nhận ra anh nhỉ! Làm gì đến nỗi. Cậu cứ hay nghĩ vớ vẩn.
Bên ngoài xe là mùa thu lướt qua như cảnh ở đâu lổm ngổm xe cộ bò trên đường. Mình ít khi ghé mắt sang nhìn chung quanh đến nỗi ở đâu đó mấy đầu mẩu bánh mì sấy khô lại có thể cứu vớt cả một nhà bây giờ mới nghe. Nguyên điều đó cũng khiến mình nhột nhạt. Khó chịu thật.
Tôi bảo Phúc: quay lại thị xã đi. Làm gì hả anh? Cứ quay lại đón nó. Tối nó đỡ nhảy tàu. Nhưng cách thị xã hơn mười cây rồi anh ạ. Kệ nó anh ạ!
Cứ quay lại đi mà. Hôm nay chả có việc nhiều. Đi chơi cho thoáng cái đầu! Tôi nói với Phúc xong nghĩ thêm còn hơn bây giờ chui vào quán xá gặp vài con kiếm tiền kiểu con Ngọc có mà chết ngáp còn hơn. Quần hôm nay chật lại vừa tắm hơi tối qua thân thể như được chay tịnh. Đang tự thưởng mình sự nhẹ tênh. Vậy quay lại đón con bé Thủy để thấy nó như cỏ sau mưa. Nhìn nó, ngửi hương thơm bồ kết hoa bưởi cải thiện cái mũi lâu nay vô cảm...
Xe Phúc qua thị xã. Ra con đường ngoại vi thị xã. Đến cái quãng áng chừng chỗ buổi sáng con bé gặp em thấy hơn chục cái xe tải xe bò ma xe lu lăn đường đậu nối đuôi nhau. Có cả xe cần cẩu cỡ vừa. Làm gì mà tưng bừng thế? Phúc hỏi bên ngoài cửa xe thấy bảo chuẩn bị giải tỏa mặt bằng mở đường cao tốc. Tôi và Phúc xuống đi bộ một đoạn. Không thấy mấy cây dừa. Không thấy ruộng rau muống ao bèo cũng chả thấy con đường rẽ qua ruộng rau mà mấy thằng cu khẳng khiu chạy ra ôm gói bánh mì sấy. Đúng chỗ này buổi sáng  mà anh! Phúc như hơi cuống. Phân vân một lúc nữa rồi nghĩ có tìm cũng khó mà thấy. Lại muộn rồi. Xe cộ tập kết sáng mai san lấp mặt bằng mình có len lỏi đi chắc khó gặp. Nhưng quái lạ. Có thật nó là em họ cậu không? Em gặp nó ở nhà ông chú sáng hôm qua chủ nhật họp đồng hương mà. Bà con đông tít mù thấy nó ngồi bên nhận họ. Phúc thần mặt lái xe ra khỏi đám đông. Quay lại nhìn mấy lần đúng con đường ấy nhưng dừa không lối đi vào xóm không, ruộng rau muống không, cả cái ao bèo cũng không nốt.
Thế nó bảo học trường nào?
Em cũng quên không hỏi. Chết nữa. Lại cũng chẳng hỏi nhà hàng nó rửa bát. Thì mới sáng hôm qua đến giờ mà anh. Có kịp nói nhiều đâu...
Hai thằng im lặng ngơ ngẩn cùng nghĩ về con bé Thủy. Tôi lơ mơ ngủ rồi lơ mơ sờ cái va li đầy ắp tiền để dưới chân. Có cái gì hơi ơn ớn. Cảm thấy sờ sợ cái thị xã gì mà như có ma. Mà thật. Ai xui khiến để nghĩ ngợi lắm thế nhỉ? ừ. Quái lạ. Chưa hôm nào ẩm ướt như hôm nay. Trạng thái rất kỳ quặc!
L.M.K

Nguồn: Tân Văn gửi nguyenduyxuan.net

http://nguyenduyxuan.net/tac-gi-tac-phm/vn-xuoi/3555-m-m-nhan-nh-truyn-ngn-ca-le-minh-khue

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Mờ mờ nhân ảnh - LÊ MINH KHUÊ

Khi tôi trở lại xe, đã thấy có người lạ. Một đứa con gái. Phúc nhăn răng cười: cô Thủy anh ạ. Người quen của em, có việc về thị xã. Đi nhờ tí anh nhá! Tùy cậu thôi! Tôi nói hờ hững.

Khi tôi trở lại xe, đã thấy có người lạ. Một đứa con gái. Phúc nhăn răng cười: cô Thủy anh ạ. Người quen của em, có việc về thị xã. Đi nhờ tí anh nhá! Tùy cậu thôi! Tôi nói hờ hững.

Tôi ngồi băng sau, sau tay lái. Đứa con gái đội mũ vải có cái vành thêu ren, quay nhìn tôi như xin lỗi. Đôi mắt rất sợ sệt. Tôi nhìn thấy vẻ nhờ vả nhưng cũng chẳng nói gì. Phúc nhanh tay nhanh chân dọn dẹp cái gì sau cốp xe, bỏ cái gì vào. Tôi biết thói xấu của thằng cha là hám của lạ. Thỉnh thoảng cho đi nhờ. Không phải kiếm thù lao, mà cho có người nói chuyện khi ông chủ đang “tâm trạng”. Phúc hay nói chữ này. Quên hẳn cái vế sau là thứ tâm trạng gì. Với Phúc “tâm trạng” của tôi nghĩa là không được suôn sẻ mọi chuyện. Đứa con gái quay nhìn thẳng trước mặt. Chả đáng để ý. Một đứa con gái tuổi độ mười bảy gầy như cái que trông quen quen trong đám đông lổn nhổn những người đàn bà làm thuê gánh mướn lũ lượt vào thành phố mỗi ngày. Tôi bảo Phúc: để tớ nghỉ chút. Đừng ồn nhé! Tôi chúi mũi vào tờ báo đọc dở. Báo chí kinh dị toàn chuyện đánh nhau từ Bắc xuống Nam từ Tây sang Đông. Người ta rối tinh rối mù trên cái quả táo bé tí nhìn từ ngoài vũ trụ. ấy thế mà ngày nào cũng phải gồng vai chiến đấu với đủ loại. Tôi chán nản nghĩ vậy nhưng lại thấy mình khéo lo bò trắng răng. Còn việc của mình sao không cho là to. Nếu không to thì đâu có mất ngủ cả tuần. Dày vò mấy thằng bạn chán rồi về dày vò con vợ ngày trước yêu như điên bây giờ như mối phiền khó dứt. Số phận ràng buộc rồi. Chịu thôi... Phúc mặt gầy người chắc như cái đinh sắt lái xe đưa tôi đi Nam đi Bắc không bao giờ nhòm nhỏ chuyện của ông chủ, huyên thuyên trên trời dưới biển nhưng đố ai cậy răng hắn một câu về các phi vụ của tôi. Xem như trời ban cho một tên dưới trướng. Tôi lắng nghe Phúc hỏi han đứa con gái đi nhờ xe. Có vẻ đồng hương đồng khói. Đứa con gái ngồi ghế trên, những ông chủ ít ngồi ghế trên đầu sóng ngọn gió. Tôi ngồi băng sau trong những chuyến đi làm ăn xa quả thật thấy rất yên lòng. Lúc này nhìn cái đuôi tóc đứa con gái cao vồng lên, cổ áo sơ mi tầm thường, tôi lại nhớ tới con Ngọc ca ve nhà hàng Sương. Buổi đầu nhìn con Ngọc cũng không đến nỗi thấy tệ. Da dẻ mát mịn, sạch sẽ. Tôi định chọn nó làm đứa kê ghế lựa khăn mỗi khi đưa đối tác đi ăn nhậu ký kết hợp đồng. Tôi không muốn đụng vào nó. Nhưng ngay hôm đầu ngồi với mấy ông nói tiếng Anh bập bẹ kiểu dân trong khu vực, đang căng tai nghe xem cái gì thì thấy khóa quần bị kéo cái rẹc. Quần bò khóa đồng chắc như đinh nên ngay lập tức biết là có đứa kéo. Rồi một bàn tay thò vào quần sịp lôi “thằng cu” của mình ra. “Thằng  cu” lập tức cương lên và nó bị đứa con gái dưới gầm bàn cho vào mồm như cho quả dưa chuột. Đứa con gái mút mát điên dại. Cái mồm nó nóng bỏng, răng và lưỡi nó thi nhau trổ tài trên da mình nước dãi nó ướt cả ống quần. Tôi cảm thấy tức thở vì bực bội. Tôi đẩy đầu con Ngọc ra, kéo quần, lịch sự bảo thằng “đối tác” xin lỗi đi ra ngoài. Đứng lên vào toa lét rửa ráy. Đột nhiên thấy mình bẩn. Khi đi ra bàn ăn thấy con Ngọc dửng dưng đứng hầu bàn. Muốn cho nó một cái tát nhưng lại nghĩ bố  mẹ nó từng là anh hùng chiến sĩ thời chống Mỹ. Kiêu hãnh một thời. Cho con gái ra thành phố vừa làm vừa học. Biết đâu nó bỏ học đi làm nhà hàng mỗi đêm mút vài cái chim kẻ có tiền để kiếm thêm son phấn. Tôi không cho con Ngọc tiền. Khi nó nhăm nhe lại bàn tôi tối hôm sau tôi rít qua kẽ răng bảo nó cút. Mặt nó lạnh tanh. Chắc phải có cái gì ghê tởm nhầy nhụa không nắm bắt được đang đầu độc bầu trời mặt đất này đến nỗi sinh ra toàn của quái như con Ngọc mặt mũi nhà lành nhưng máu là máu quỉ. Ghê sợ con Ngọc rồi tôi bỏ hẳn nhà hàng Sương. Lâu dần có thói quen hễ nhìn bọn con gái kiểu con Ngọc là mình thấy nhột nhạt đũng quần, thấy buồn nôn. Mối ác cảm lớn tới mức có đêm lạnh tanh khi nằm bên vợ. Khéo rồi ra thằng lãnh cảm. Vợ nó đã có máu cá rồi... Nghĩ thế tôi bất chợt nhìn cái đuôi tóc con bé trước mặt. Vật vờ đi tìm việc thể nào cũng dạt vào vũng bùn. Thời buổi chả cho ai làm người tử tế nó sạch sẽ thế kia sao mà giữ được? Lại “phơi xác dưới đèn màu” thôi. Tự dưng buồn thế. Nghĩ toàn chuyện không đâu. Mình chẳng phải xuất thân hèn mọn sao bây giờ dư tiền thừa của mà vẫn phải quẩn quanh? Nhà ông nội cụ nội ở phố cổ có hai mét Mo_mo_nhan_anhvuông bề ngang kê tủ vừa đủ bán hàng. Đi sâu vào hai nhăm mét như vào ống. Không có hố xí ba đời đi ỉa vào bô sáng đem ra hồ đổ hoặc cạy cống đổ xuống. Con sen ngày ấy chuyên dụng đổ bô. Vừa cớm nắng vừa hôi mùi cứt đái con sen đứa ở trông đều xanh rớt như  bệnh đại tràng mãn. Đi ra đi vào cóm róm áo lương khăn xếp lưng ai cũng còng như dấu hỏi. Đàn bà con gái nết na cười không dám phô răng. Ai có máu loạn cũng nuốt vào trong. Cả thế kỷ đi qua vậy mà tự mãn thấy mình quí tộc. Thời dân chủ cộng hòa người lên rừng xuống biển bớt đi nhưng vẫn nhung nhúc. Một phòng mười hai mét hai thằng cháu kèm vợ con. Bữa cơm ai ngồi trên giường nhà đó. Chật như hũ nút đến nỗi muốn đánh cái rắm cho thỏa cũng không dám phô trương. Đêm đến hứng tình đàn ông ngậm tăm hùng hục đàn bà cắn răng sợ giường bên “đánh giá”. Cứ thế lầm lũi  như lũ chuột. Đến khi bố mẹ tôi được phân hộ tập thể ở ngoại ô. Leo năm tầng lên nhà lắp ghép đầu chạm gần chấm trần, đi toa lét phải đội nón nước rỏ tong tỏng cảm giác được ỉa đồng như nhà quê sung sướng. Cái bếp nhỏ như cổ chai bố mẹ tôi ravô giữa thời mùn cưa, dầu hỏa, muối cũng mua phiếu. Liên tục mất điện, mất nước. Thả rá gạo vào vo gạo nổi lềnh phềnh chỉ còn vỏ, hôi như ăn cứt dán. Bước xuống cầu thang ai cũng nghĩ mình là người chân chính còn thằng kia đích thị kẻ gian. Một thời những nghi kỵ. Bây giờ nhiều lúc xách cả va li tiền mệnh giá một trăm dễ như ngủ một đêm dậy là có lại cứ nghĩ ngày trước chắc cả đám mắc bệnh nghèo trí cứ đưa cổ ra cho mấy lão gàn thít thòng lọng. Sống như bây giờ thấy tiền bạc là thứ dửng dưng. Phòng khách treo tranh giá chục ngàn đô ngày đầu ngắm thấy sướng lâu dần lại thấy nhà thằng khác có cái giá trị hơn mình đứng hạng em út. Vàng miếng dát vào ghế bành bọc da để cạnh giường ngủ âm u đèn vàng. Đá đỏ vợ giữ ba viên con hai viên tài khoản mở bên Mỹ mang tên con em gái học bên đó đứng vào hạng trung lưu với dân sở tại sao vẫn thấy đúng ra mình còn được hơn thế. Mình chỉ là loại ăn rau sạch, có bài bản chỉ việc sáng tác dự án rồi há mồm ăn phần trăm không phạm luật không lương tâm áy náy. Cũng chẳng mất công mưu mô đêm hôm mò mẫm mua bán quan chức nhà nước xuất thân hèn mạt mê tiền như mấy anh mõ. Lại cũng chẳng phải năng vào chùa thắp hương xin Phật bà nương nhẹ. Cứ thế nhẹ tênh với bất động sản hàng ngàn mét đất trang trại dăm bảy căn hộ chung cư dành cho người thu nhập thấp mua tuần trước tuần sau “phắn” lại lãi vài trăm triệu chuyện thường. Tiền với mình như vỏ hến nhưng lại là thằng ương ương luẩn quẩn chẳng hiểu mình còn muốn gì?

Thị xã không có đường quốc lộ chạy qua vắng hoe vắng hoắt. Đường sạch. Cây sạch. Người đi lơ thơ không phải là cái búi nhễ nhại ở ngã tư ngã năm chiều mùa hè thành phố lớn. Đứng ở chỗ búi người ấy chỉ khổ  mấy ông bà luôn tự phụ mình đây trí thức quí tộc phải ngâm mình xuống sình lầy. Sao không về những nơi này để cho mình cao giá? Đi qua những vùng thế này thấy thế giới đâu đến nỗi hỗn loạn. Thở được đấy chứ... Tôi nghĩ rồi ngắm thị xã qua kính xe. Những cửa hàng điện tử vắng khách. Quán karaoke có hai đứa con gái ngồi cửa. Chắc sạch chứ không bốc mùi như con Ngọc. Trung tâm thị xã có mấy cái nhà công sở to đùng xây tốn kém phô trương với trời với cây. Chả mấy ai ngước lên nhìn kính màu nhìn ban công  tô vẽ...
Phúc nói gì với đứa con gái đi nhờ. Thấy cả hai linh hoạt lên. Con đường ra phía ngoại vi vắng như cảnh giả trong mấy phim lãng mạn. Mấy cây bạch đàn cao vút lá xòe xanh ánh bạc. Một cái ngõ nhỏ đi vào. Một bên là ruộng rau muống. Bên kia là cái ao đầy bèo. Hai đứa con trai gầy nhom đang tha thẩn dưới mấy gốc dừa. Thủy quay ngoắt về phía tôi. “Cám ơn anh cho em đi nhờ!” Xe tấp vào vệ cỏ. Hai đứa con trai ngỡ ngàng nhìn cái xe sang trọng như thổ dân nhìn đĩa bay hạ cánh sa mạc, nhận ra mục tiêu hai đứa khẳng khiu lao ra vun vút. Lúc này tôi mới nhìn đứa con gái từ sáng tới giờ chỉ thấy cái đuôi tóc. Hóa ra khá đẹp. Ngón tay đeo cái nhẫn như cái vòng chìa khóa cũng không phải là bạc. Chân nhỏ tí không gây hứng nhưng cái eo lưng mềm, dù gầy như que nhưng nay mai sẽ nẩy nở. Loại này có thiên chức đàn bà, sinh con dễ và nhiều sữa. Thời này hơi hiếm của thật như thế kia vì các thủ thuật giữ eo làm tiêu mòn tuyến sữa. Có sữa cũng là thứ sữa oi oi... Mẹ tôi ngày xưa giàu có nhưng chịu khó sinh nở đẻ đến mười một tên, tôi là út bây giờ nặng bảy hai ký cao mét bảy nhăm. Mấy ông anh đều lừng lững nghe rằng sữa mẹ tôi vắt ra cốc xanh màu trứng sáo uống vào ngọt như sữa bò cho đường đậm lại thơm mùi cốm non. Lũ con của bà lớn lên như lũ cún. Bà nói thế chả cần nuôi vú em cứ cơm ngày ba bữa như con nông dân, đến nỗi cha tôi bảo đàn bà gì mà thiếu kiều diễm đẻ như gà... Tôi nghĩ vẩn vơ lẩn thẩn từ Thủy sang  sữa từ sữa sang vợ tôi. Người đẹp nhà giàu. Tôi vênh váo khoác tay thuở yêu đương đi trên mấy con đường lát đá ở châu Âu, bọn Tây quay nhìn như nuốt chửng người đẹp của tôi. Hóa ra trên nệm nàng cứng như gỗ người lạnh như hồn hâm mấy cũng không nóng. Cho con bú hai tháng đòi cai sữa. Thằng con đầu của tôi muốn ăn cháo hầm từ con tim phượng hoàng chắc cũng moi ra vậy mà người như dải khoai bế nhẹ như bấc. Nhiều khi nhìn vợ vừa đẹp vừa thẳng ra chiều kiêu hãnh nhan sắc lại thấy cái lý chọn nàng dâu của các cụ nhà ta khi xưa quả có lý.
Sao lại khóc rống lên thế? Phúc xuống xe. Vòng ra sau mở cốp xe nói bông đùa như vậy khi thấy một trong hai thằng cu con sụt sịt không ra tiếng. Thủy đỡ hai cái bọc ni lông từ tay Phúc. Trông rạng rỡ, mặt mũi khác hẳn lúc sáng. Ăn uống tẩm bổ ít lâu chắc lên ngồi bìa tạp chí được chứ không phải loại xoàng. Nhìn cảnh bọn trẻ gặp chị hân hoan mỗi thằng ôm một bọc chạy vào con đường cạnh ao tự dưng tôi thấy khá là dịu cái lòng mình. Những khoảnh khắc ngắn ngủi đẹp như mơ hóa ra cũng được mình nhìn thấy, cũng có cảm xúc. Tưởng biến hẳn các thứ vớ vẩn hóa ra vẫn còn. Thoáng qua trong đầu cái cảnh đại học thời chưa ai biết mặt đồng đội, phiếu vải sinh viên hai mét rưỡi may quần thì thôi áo, có lần đói quá đến chỗ bà chị sống độc thân, tôi và thằng bạn như chết rồi sống lại khi thấy bà chị bê ra xoong mì nấu cà chua, không mì chính không mỡ. Chị ngồi góc nhà lặng lẽ nhìn hai thằng ăn như xay bột. Rào rào như cả dàn nhạc kèn, mì chưa kịp chạm răng đã xuống dạ dày. Sau này có lúc tập ăn khó múc óc khỉ cho vào rượu hoặc ăn tim mèo đen hấp cách thủy với thuốc Bắc thấy chẳng thể nào ngon bằng món mì suông nấu cà chua. Nhớ chị. Những đứa trẻ kia sau này cũng nhớ chị như tôi. Tôi hỏi: cái gì trong bọc thế? Phúc có vẻ ngần ngừ tôi không hỏi tiếp. Chắc buôn bán nhì nhằng?
Phúc đã lái xe lên trên này nhiều lần. Vụ làm ăn của tôi sắp kết thúc. Một trong hàng chục vụ. Muốn nghỉ chơi cho khỏe không xong. Tiền nong hợp lý ai bắt bẻ mà chê? Dạo học đại học nhét vào đầu đủ thứ trời biển đúc kết từ thiên kinh vạn quyển bây giờ nghĩ ra dự án để ăn phần trăm chỉ cần biết mặt chữ cũng làm được. Càng ít chữ càng không phải ngập ngừng liêm sỉ. Hiếm nơi trên mặt đất này có kẻ phơi mặt cả ngày không được một xu lại có kẻ qua một đêm vơ tiền tỉ. Biết thế nhưng cơ hội chẳng đến nhiều với ai tội gì không đếm?
Lão Phích - tên lão như vậy vì người lão hình cái phích vĩnh cửu của Liên Xô trước kia, đón tôi rồi càu nhàu: Muộn thế ông. Lão có khuôn mặt luôn luôn có vẻ vô can vô sự nhưng nếu có luật lệ thời xưa lão đáng cho vào hàng tru di cửu tộc. Lão toàn làm những vụ động trời nhưng khôn như rận người ta muốn tóm lão tay phải dài gấp mười. Trong nhà hàng còn có ba gã đàn ông tôi quen. Lão Phích hẹn tôi ở nhà hàng chuyên ăn cá này để thanh toán hợp đồng. Như mọi sự mua bán loằng ngoằng, tiền lão Phích rút ra hợp lý từ dự án làm cầu để mua thép của tôi. Mọi việc xong xuôi. Chúng tôi ngồi trong cái phòng thưng mành trúc, trên những chiếc thảm cá nhân bằng ni lông. Trừ số chẵn đã gửi vào tài khoản ngân hàng, tôi xem lại cái số lẻ lĩnh ở đây. Số giấy bạc mệnh giá trăm ngàn xếp đầy cái va li xách tay. Tương đối. Chẳng đến nỗi nhiều nhưng số lẻ này cũng đậm tay. Là một vụ vừa phải.
Một con bé nhà hàng trông giống cô Thủy đi nhờ xe đến nỗi làm tôi giật mình, đem ra mấy cái ly nhỏ xíu uống rượu mạnh. Mà tôi lại mang theo mấy chai vang hảo hạng mua từ hôm đi đến đất tiêu đồng Rô. Con bé hơi nhếch mép như cười nhạo. Trông không ra vẻ gái nhà hàng. Từ tốn nết na. Tôi nhìn ngón tay. Cũng đeo cái nhẫn như vòng dây chìa khóa. Tôi liếc Phúc nhưng thấy Phúc không có ý lạ lại thôi. Tôi đưa chai vang cho lão Phích cầm trò. ở đây cung cách làm ăn thường ra chiều thân mật. Lão Phích rót vang. Những chiếc li uống rượu mạnh bọn trọc phú tiền trăm tỉ dùng uống vang. Bọn này có thể dùng đá đỏ đánh đáo vì thừa tiền không biết làm gì nhưng chắc không ai dạy được chúng cái cách nói năng ra người có lễ. Sống ra người có chữ. Chúng không thể hiểu được vì sao li uống rượu mạnh mà rót vang vô trông ngạo ngược lắm. Ngạo ngược như bọn có tiền nhất loạt bắt trẻ con học số Ba trước số Một. Việc rành rành là ra thế dù học số nào thì cũng có chừng ấy số nhưng vì có tiền nên muốn nắn gân thiên hạ. Tao ngạo thế đấy làm gì tao? Khổ một nỗi mình có tiền mà lại còn gánh bồ chữ lễ thấy chúng nó ngược ngạo cũng giận... Tôi buồn bã ngồi nhà hàng tỉnh lẻ với người tỉnh lẻ. Bữa ăn thừa mứa như mọi bữa ăn. Chẳng gã nào đụng đũa con cá hấp khổng lồ. Vài con ba ba thấy ngang bụng. Các lão quay qua bàn chuyện mấy quán kara ở Hà Nội xem quán nào có em cave bụng mượt như nhung mồm mút củ cải cực sành điệu. Em mút xong về sướng âm ỉ cả tuần. Nói rồi các lão cười như lũ khỉ... Hóa ra không chỉ mình bị con Ngọc kéo khóa quần. Nghề của các em bây giờ vượt xa mọi nơi trên thế giới. Nhưng nghĩ đến bầy đàn khốn nạn đã đưa các em vào lối sống hạ đẳng lại thấy cũng chả nên trách các em. Ôi, cái con Ngọc có cái mồm to tướng với những chiếc răng biết vực các mạch máu chảy mạnh. Thôi hôm nào gặp nó đền cho nó ít tiền. Cái nghề chui gầm bàn kéo khóa quần kể ra cũng là nghề.
Gần chiều tôi và Phúc về thành phố. Phúc bảo đi đường vòng cho nhanh không qua thị xã nữa. Tôi hỏi: Thế con bé đi nhờ buổi sáng có quay lại không?
Có. Nhưng kệ nó anh ạ. Chúng nó nhảy tàu rồi. Tuần nào chả về! Thấy bảo với em thế.
Tôi chẳng hỏi han gì nữa dù vẫn thắc mắc hình như mình thấy cái Thủy chỗ ăn cá. Nhưng Phúc, như mọi thằng đàn em đoán được ý đại ca, hiểu rằng tôi muốn biết về Thủy cho vui. Như xem phim lậu có chuyện tình lấy cớ dắt một chuyện hình sự. Xem xong rồi tên phim cũng chẳng nhớ nói gì mặt mũi nhân vật. Nhưng đứa con gái tên Thủy khá đẹp lúc này như ám ảnh. Nhất là sau lúc thấy ở chỗ ăn cá đứa giống hệt nó. Tôi lắng nghe Phúc lái xe rủ rỉ nói. Và cứ nhát gừng thế, một con bé quê mùa mà lại nhiều điều phong phú hiện ra. Bố nó bất tài bất lực anh ạ. Cũng có học hành nhưng nghĩ về mình đậm quá đâm lẩn thẩn chả có nghề ngỗng gì. Bây giờ giữ chân bán vé ở sân vận động tỉnh. Mà anh biết đấy. Mấy khi có đấu đá gì để dân tỉnh rút tiền túi mua vé vào xem. Năm con bé mười bốn tuổi mẹ nó phẫn chí đi ra biển. Chắc vượt sang vùng nào đó chứ thực ra là người nhát chết. Bố thì ngày mỗi uất ức. Có ma nào nó nhòm ngó đâu mà chả uất. Gánh bồ chữ để làm quái gì ở cái đời này? Hai thằng em khi đó còn nhỏ. Thế là cái Thủy bỏ học ra thành phố. Đều thế cả anh nhỉ? Phải - Tôi đồng tình và thiu thiu ngủ, tai vẫn nghe. Con bé có chí anh ạ. Anh có biết hai bọc ni lông to nó mang là gì không? Tôi mở mắt. Phúc cười cười với tôi trong gương: bánh mì khô! Đầu mẩu, ruột bánh người ta vất đi, con bé nhặt nhạnh tẩm đường, đêm chui vào bếp nhà hàng nó rửa bát, sấy bánh mì trên than thừa. Được kha khá mang về cho mấy thằng em ăn sáng ăn tối để đi học. Tiền công để mua gạo.
Tôi ngạc nhiên là những đầu mẩu bánh mì lại hành trình xa như thế! Từ thành phố đến thị xã vắng hoe này. Phúc lại bảo con bé có người nhà làm ở ga nên được nhảy tàu miễn phí, tiền vé tháng cộng lại đâu có nhỏ. Có một lão già bảy mươi hai tuổi đeo răng giả con cái phương trưởng vợ chết trước cứ đằng đẵng đeo con bé. Về với anh! Gái quê bây giờ bảy hai chứ nếu có căn hộ có tiền gửi ngân hàng thì mười tám gật đại lão chín mươi ngán gì. Nhưng con bé này nó thấy nhục thấy đắng, một hôm lão già mướn nó lau nhà ba tầng lão đóng cửa ôm mông nó quay lưng cho lão cái tát. Lão ngã bổ chửng. Lão thuê hai đầu gấu đón đường may thằng con cả lão phát hiện ngăn lại kịp. Thằng đó lo bố nó dơ mặt chứ không phải thương hại gì con bé. Kể xong nó còn bảo: em không ngán chết. Khổ mấy thì khổ khi không khổ tiếp được em leo lên cái nhà năm tầng chung cư nhảy xuống cho tan thây. Người ta thấy bẩn người ta nhặt chôn hộ. Nói năng như vậy nhưng ngấm ngầm đi thi đại học. Năm vừa rồi thi đỗ đại học. Đỗ cũng khá mới tài. Nó bảo với em đi thi cho biết ai ngờ đỗ. Giờ đang chết dở chả biết tiền đâu mà học!
Học khá cũng kiếm được học bổng.
Vâng. Nó cũng bảo cố. Còn ban đêm đi làm. Thế mới phải nhặt đầu mẩu bánh mì cho bọn em.
Tôi thở dài. Cái nạn đại học cả đống ra trường trơ mặt ếch chả ai đếm xỉa vậy mà cắm cúi thi với học. Chả chừa cả con bé nhặt nhạnh từng xu. Vâng em cũng nghĩ thế. Tội gì lao vào cho quắt queo thêm. Thời buổi này mà thèm cả miếng thịt gà. Nó là con em họ xa em. Em mới gặp lại nó sáng qua hôm nay rủ nó đi cùng. Họ hàng bây giờ đấm vỡ mặt nhau mà không biết. Rồi đây đến ai là người đẻ ra bố mẹ mình chắc phải nghĩ chán mới nhận ra anh nhỉ! Làm gì đến nỗi. Cậu cứ hay nghĩ vớ vẩn.
Bên ngoài xe là mùa thu lướt qua như cảnh ở đâu lổm ngổm xe cộ bò trên đường. Mình ít khi ghé mắt sang nhìn chung quanh đến nỗi ở đâu đó mấy đầu mẩu bánh mì sấy khô lại có thể cứu vớt cả một nhà bây giờ mới nghe. Nguyên điều đó cũng khiến mình nhột nhạt. Khó chịu thật.
Tôi bảo Phúc: quay lại thị xã đi. Làm gì hả anh? Cứ quay lại đón nó. Tối nó đỡ nhảy tàu. Nhưng cách thị xã hơn mười cây rồi anh ạ. Kệ nó anh ạ!
Cứ quay lại đi mà. Hôm nay chả có việc nhiều. Đi chơi cho thoáng cái đầu! Tôi nói với Phúc xong nghĩ thêm còn hơn bây giờ chui vào quán xá gặp vài con kiếm tiền kiểu con Ngọc có mà chết ngáp còn hơn. Quần hôm nay chật lại vừa tắm hơi tối qua thân thể như được chay tịnh. Đang tự thưởng mình sự nhẹ tênh. Vậy quay lại đón con bé Thủy để thấy nó như cỏ sau mưa. Nhìn nó, ngửi hương thơm bồ kết hoa bưởi cải thiện cái mũi lâu nay vô cảm...
Xe Phúc qua thị xã. Ra con đường ngoại vi thị xã. Đến cái quãng áng chừng chỗ buổi sáng con bé gặp em thấy hơn chục cái xe tải xe bò ma xe lu lăn đường đậu nối đuôi nhau. Có cả xe cần cẩu cỡ vừa. Làm gì mà tưng bừng thế? Phúc hỏi bên ngoài cửa xe thấy bảo chuẩn bị giải tỏa mặt bằng mở đường cao tốc. Tôi và Phúc xuống đi bộ một đoạn. Không thấy mấy cây dừa. Không thấy ruộng rau muống ao bèo cũng chả thấy con đường rẽ qua ruộng rau mà mấy thằng cu khẳng khiu chạy ra ôm gói bánh mì sấy. Đúng chỗ này buổi sáng  mà anh! Phúc như hơi cuống. Phân vân một lúc nữa rồi nghĩ có tìm cũng khó mà thấy. Lại muộn rồi. Xe cộ tập kết sáng mai san lấp mặt bằng mình có len lỏi đi chắc khó gặp. Nhưng quái lạ. Có thật nó là em họ cậu không? Em gặp nó ở nhà ông chú sáng hôm qua chủ nhật họp đồng hương mà. Bà con đông tít mù thấy nó ngồi bên nhận họ. Phúc thần mặt lái xe ra khỏi đám đông. Quay lại nhìn mấy lần đúng con đường ấy nhưng dừa không lối đi vào xóm không, ruộng rau muống không, cả cái ao bèo cũng không nốt.
Thế nó bảo học trường nào?
Em cũng quên không hỏi. Chết nữa. Lại cũng chẳng hỏi nhà hàng nó rửa bát. Thì mới sáng hôm qua đến giờ mà anh. Có kịp nói nhiều đâu...
Hai thằng im lặng ngơ ngẩn cùng nghĩ về con bé Thủy. Tôi lơ mơ ngủ rồi lơ mơ sờ cái va li đầy ắp tiền để dưới chân. Có cái gì hơi ơn ớn. Cảm thấy sờ sợ cái thị xã gì mà như có ma. Mà thật. Ai xui khiến để nghĩ ngợi lắm thế nhỉ? ừ. Quái lạ. Chưa hôm nào ẩm ướt như hôm nay. Trạng thái rất kỳ quặc!
L.M.K

Nguồn: Tân Văn gửi nguyenduyxuan.net

http://nguyenduyxuan.net/tac-gi-tac-phm/vn-xuoi/3555-m-m-nhan-nh-truyn-ngn-ca-le-minh-khue

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm