Kinh Khổ

LỐI KIÊU HÃNH NGƯỢC CỦA NHIỀU NGƯỜI ViỆT

Một dân tộc sẽ không thể nào phát triển nếu không có đường xá giao thông đi lại. Điều này đã rất rõ ràng khi chủ nghĩa thực dân

Một dân tộc sẽ không thể nào phát triển nếu không có đường xá giao thông đi lại. Điều này đã rất rõ ràng khi chủ nghĩa thực dân vào châu Á, Trung Quốc rồi Việt Nam, với đường hỏa xa được xây dựng đã tạo ra một sự phát triển nhảy vọt. Rồi đường quốc lộ, liên tỉnh, liên huyện được nối liền đã tạo ra một khuôn mặt thông thương phát triển cho quốc gia từ thành phố đến thôn quê.

Con đường là của chung, bởi vì nó nối từ nơi nọ đến nơi kia thì mới là đường. Nhưng không chỉ có vậy, con đường chung đó còn là biểu hiện của công lý, vì người ta chỉ có thể lưu thông khi tuân thủ các qui tắc giao thông, chứ không thể ai muốn đi thế nào thì đi. Từ chuyện con đường là tất yếu, chúng ta buộc phải học một bài học tất yếu:

-         Không có đường thì không thể lưu thông phát triển quốc gia.

-         Không có công lý chung thì vạn sự không thể vận hành, đơn giản vì công lý là qui tắc chung để cùng lưu thông trên những con đường.

-         Chỉ khi sống theo công lý, con người mới là chủ nhân tự do đi trên con đường của mình làm ra cũng như tham gia vào với mọi người. Đơn giản vì nếu là nô lệ thì bắt bò phải bò, cho đi mới được đi.

Đã có rất nhiều quốc gia sau khi giành độc lập nhưng không thể nào phát triển bởi lẽ người ta đã không sống tự giác với công lý, người ta vẫn chỉ coi quốc gia và hiến pháp quốc gia như một cái làng “phép vua thua lệ làng”. Có rất nhiều nơi, và nhiều hoàn cảnh, khi ông chủ giải phóng cho nô lệ, ít ngày sau, nhiều nô lệ quay lại và bảo “xin cho chúng tôi được quay lại làm người ở, vì khi được tự do chúng tôi chẳng biết làm gì. Giờ chúng tôi về đây để ông bà chủ nghĩ việc sai chúng tôi làm”.

Muốn sống tự do khó lắm, vì đó là một phẩm chất của tinh thần. Điều này đã được thánh Gandhi dạy dân tộc Ấn Độ vào thời điểm cuối của cuộc cách mạng “Bất bạo động”. Gandhi nói: “Vấn đề không phải ở chỗ giành độc lập cho Ấn Độ, mà là chúng ta phải có đủ phẩm chất để sống trong độc lập”. Vấn đề này cũng đã được lãnh tụ Tôn Trung Sơn dạy dân tộc Trung Quốc: “Người Trung Quốc chỉ biết đến tông tộc và gia tộc mà không biết đến Quốc tộc. 400 triệu nhân dân Trung Quốc (đầu thế kỷ 20) chỉ là một bãi cát rời rạc”. Một dân tộc chỉ biết đến gia tộc thì có khác nào chỉ có đường đi trong nhà. Lại không có Quốc tộc thì là không có đường quốc lộ cũng như công lý nên dù có đông thì cũng chỉ là bãi cát rời rạc.

Người Việt cũng xác định vai trò của ông chủ “một người lo bằng một kho người làm”. Người lo, tức là người nghĩ bằng óc đó. Còn người làm tức là tay chân. Nếu óc không có đủ phẩm chất để lo, thì chỉ có thể làm việc tay chân của nô bộc thôi. Người Việt cũng bảo:

             Ông chủ ngồi trên sập vàng

              Cả ăn cả mặc cả làm cả lo

            Thằng bếp ngồi dưới xó tro

             Ít ăn ít mặc ít lo ít làm

 

Thi sĩ Tản Đà thì nói toẹt ra, một dân tộc không có công lý của đường quốc lộ, không trưởng thành như bộ não thì chỉ là thứ tay chân nô bộc:

             Dân hai nhăm triệu ai người lớn

             Nước bốn ngàn năm vẫn trẻ con

 

Đấy vẫn là nói xa, gần hơn, các chuyên gia nước ngoài nói “Xã hội của những kẻ nô lệ dù có được trả tự do vẫn là xã hội vô trật tự, hỗn loạn, và đổ nát”. Rồi người ta còn chỉ ra hàng loạt thí dụ về các nước được trả độc lập nhưng vẫn nghèo nàn lạc hậu. Tại sao vậy? Vì xã hội nô lệ không có thói quen chịu nghĩ bằng đầu.

Người Việt thì sao? Rõ ràng hiện nay trong bảng xếp hạng chúng ta đang ở cuối thế giới và cuối châu Á. Thậm chí, theo nhiều đánh giá phải mất cả thế kỷ nữa chúng ta mới có thể đuổi kịp nước trung bình khá ở châu Á. Lý do tại sao? Ở đời, người ta khôn hơn người, giầu hơn người, đẹp hơn người mới tự hào, đằng này rất nhiều người Việt có kiểu tự hào ngược, theo kiểu: “Bố mày đang ngồi bệt đất đây, có ngã cũng chỉ ngã xuống đất, bố đếch sợ thằng nào”. Trong này tôi gặp không ít người trí thức, cái gì họ cũng tham gia vào. Ở đời không ai giỏi mọi thứ, đó là điều chắc chắn. Người Việt nói “biết thì thưa thốt không biết thì dựa cột mà nghe”. Có không ít người trí thức, chuyện gì họ cũng nhảy xổ vào, dùng mỗi một khẩu quyết “tôi đếch cần biết cho dù những vĩ nhân trên đời…” tóm lại người ta tìm cách chiến thắng bằng cơ bắp “cưỡng từ đoạt lý”. Xu hướng kêu căng nhờ sự thấp hèn còn được người Việt thể hiện qua phương ngôn “Văn hay chữ tốt không bằng ngu dốt lắm tiền”. Đã ngu dốt thì chỉ làm tớ cho đời, sao mà lắm tiền được? Việc này cũng chỉ thấy ở người Việt chăng? Còn có một ca dao chính thức hơn:

Nhất sĩ nhì nông

Hết gạo chạy rông

Nhất nông nhì sĩ

Đây là câu chắc lấy ý của Trung Quốc “Dĩ thực vi thiên” – lấy gạo làm trời. Đem cái dạ dầy “giá áo túi cơm” đặt cao hơn não và chữ nghĩa thì bao gời mới khá? Việc nhờ cậy vào cái thấp, cái dốt khiến người châu Á cả mấy nghìn năm không phát triển được. Lãnh tụ Tôn Trung Sơn nói: “Trung Quốc cả mấy nghìn năm chỉ có đánh nhau giàng đất, ngôi báu, và đàn bà, mà không có đấu tranh về tư tưởng, tự do và tôn giáo”. Cụ thể, trong triều đình mỗi khi có việc gấp, hỏi đám quan lại chỉ nghe thấy câu của nô lệ cao cấp “Bệ hạ sáng suốt, thần gan óc lầy đất không dám”. Tóm lại đó là cách đổ trách nhiệm cho bệ hạ mà mình ăn lộc bấy lâu lầu son gác tía quan lại oai phong đến khi được hỏi thì lại chỉ là nô tài tuyệt đối.

Một dân tộc trưởng thành là phải bằng óc. Óc sinh tư tưởng! Tư tưởng sinh lý luận! Một dân tộc chỉ có mấy câu thơ cảm xúc vần vèo thì chỉ yếu ớt và mãi mãi chịu kiếp nô tài. Trung Quốc là quốc gia thơ từ thời Đường mà họ còn bỏ thì mới mong gặt hai giải Nobel cho tiểu thuyết vừa qua. Còn Việt Nam có vài mẩu thơ vụn, trường ca thì không có nhân vật, hay hoặc dở tự mình không cách gì đánh giá nổi, mà có hay chăng nữa như các đại ca được giải lớn kia còn chỉ nhận là tép riu, hoặc hội chứng “một bài”, vậy thứ tép riu thật thì lượn chỗ nào trong ao tù nước đọng?

Người Việt có câu “Khôn ngoan đến cửa quan mới biết”. Cửa quan tức là công lý, có giỏi thì trình diễn trước mắt mọi người so đọ cao thấp, đàng hoàng, “án tại hồ sơ”, văn bản có chạy đi đâu mà lo?! Vậy mới là tư thế của ông chủ chứ! Còn khoe mẽ trong bếp làm gì để trở thành anh hùng xó bếp ư? Ngựa xích thố lại chạy trong sân, tùng bách lại mọc trong chậu, đã thế còn giấu vào xó kín nhà mình, xóm mình thì còn gì để bàn. Không bàn được lại văng “đếch biết!” “đếch cần!” sao? Là một người dân Việt, ngày nào tôi cũng muốn ngâm cả trăm lần câu thơ của thi sĩ Tản Đà mà thấy không chán và cũng không thấy đủ.

 .

NHĐ 10/10/2013

http://nguyentuongthuy2012.wordpress.com/2013/10/10/loi-kieu-hanh-nguoc-cua-nhieu-nguoi-viet/

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

LỐI KIÊU HÃNH NGƯỢC CỦA NHIỀU NGƯỜI ViỆT

Một dân tộc sẽ không thể nào phát triển nếu không có đường xá giao thông đi lại. Điều này đã rất rõ ràng khi chủ nghĩa thực dân

Một dân tộc sẽ không thể nào phát triển nếu không có đường xá giao thông đi lại. Điều này đã rất rõ ràng khi chủ nghĩa thực dân vào châu Á, Trung Quốc rồi Việt Nam, với đường hỏa xa được xây dựng đã tạo ra một sự phát triển nhảy vọt. Rồi đường quốc lộ, liên tỉnh, liên huyện được nối liền đã tạo ra một khuôn mặt thông thương phát triển cho quốc gia từ thành phố đến thôn quê.

Con đường là của chung, bởi vì nó nối từ nơi nọ đến nơi kia thì mới là đường. Nhưng không chỉ có vậy, con đường chung đó còn là biểu hiện của công lý, vì người ta chỉ có thể lưu thông khi tuân thủ các qui tắc giao thông, chứ không thể ai muốn đi thế nào thì đi. Từ chuyện con đường là tất yếu, chúng ta buộc phải học một bài học tất yếu:

-         Không có đường thì không thể lưu thông phát triển quốc gia.

-         Không có công lý chung thì vạn sự không thể vận hành, đơn giản vì công lý là qui tắc chung để cùng lưu thông trên những con đường.

-         Chỉ khi sống theo công lý, con người mới là chủ nhân tự do đi trên con đường của mình làm ra cũng như tham gia vào với mọi người. Đơn giản vì nếu là nô lệ thì bắt bò phải bò, cho đi mới được đi.

Đã có rất nhiều quốc gia sau khi giành độc lập nhưng không thể nào phát triển bởi lẽ người ta đã không sống tự giác với công lý, người ta vẫn chỉ coi quốc gia và hiến pháp quốc gia như một cái làng “phép vua thua lệ làng”. Có rất nhiều nơi, và nhiều hoàn cảnh, khi ông chủ giải phóng cho nô lệ, ít ngày sau, nhiều nô lệ quay lại và bảo “xin cho chúng tôi được quay lại làm người ở, vì khi được tự do chúng tôi chẳng biết làm gì. Giờ chúng tôi về đây để ông bà chủ nghĩ việc sai chúng tôi làm”.

Muốn sống tự do khó lắm, vì đó là một phẩm chất của tinh thần. Điều này đã được thánh Gandhi dạy dân tộc Ấn Độ vào thời điểm cuối của cuộc cách mạng “Bất bạo động”. Gandhi nói: “Vấn đề không phải ở chỗ giành độc lập cho Ấn Độ, mà là chúng ta phải có đủ phẩm chất để sống trong độc lập”. Vấn đề này cũng đã được lãnh tụ Tôn Trung Sơn dạy dân tộc Trung Quốc: “Người Trung Quốc chỉ biết đến tông tộc và gia tộc mà không biết đến Quốc tộc. 400 triệu nhân dân Trung Quốc (đầu thế kỷ 20) chỉ là một bãi cát rời rạc”. Một dân tộc chỉ biết đến gia tộc thì có khác nào chỉ có đường đi trong nhà. Lại không có Quốc tộc thì là không có đường quốc lộ cũng như công lý nên dù có đông thì cũng chỉ là bãi cát rời rạc.

Người Việt cũng xác định vai trò của ông chủ “một người lo bằng một kho người làm”. Người lo, tức là người nghĩ bằng óc đó. Còn người làm tức là tay chân. Nếu óc không có đủ phẩm chất để lo, thì chỉ có thể làm việc tay chân của nô bộc thôi. Người Việt cũng bảo:

             Ông chủ ngồi trên sập vàng

              Cả ăn cả mặc cả làm cả lo

            Thằng bếp ngồi dưới xó tro

             Ít ăn ít mặc ít lo ít làm

 

Thi sĩ Tản Đà thì nói toẹt ra, một dân tộc không có công lý của đường quốc lộ, không trưởng thành như bộ não thì chỉ là thứ tay chân nô bộc:

             Dân hai nhăm triệu ai người lớn

             Nước bốn ngàn năm vẫn trẻ con

 

Đấy vẫn là nói xa, gần hơn, các chuyên gia nước ngoài nói “Xã hội của những kẻ nô lệ dù có được trả tự do vẫn là xã hội vô trật tự, hỗn loạn, và đổ nát”. Rồi người ta còn chỉ ra hàng loạt thí dụ về các nước được trả độc lập nhưng vẫn nghèo nàn lạc hậu. Tại sao vậy? Vì xã hội nô lệ không có thói quen chịu nghĩ bằng đầu.

Người Việt thì sao? Rõ ràng hiện nay trong bảng xếp hạng chúng ta đang ở cuối thế giới và cuối châu Á. Thậm chí, theo nhiều đánh giá phải mất cả thế kỷ nữa chúng ta mới có thể đuổi kịp nước trung bình khá ở châu Á. Lý do tại sao? Ở đời, người ta khôn hơn người, giầu hơn người, đẹp hơn người mới tự hào, đằng này rất nhiều người Việt có kiểu tự hào ngược, theo kiểu: “Bố mày đang ngồi bệt đất đây, có ngã cũng chỉ ngã xuống đất, bố đếch sợ thằng nào”. Trong này tôi gặp không ít người trí thức, cái gì họ cũng tham gia vào. Ở đời không ai giỏi mọi thứ, đó là điều chắc chắn. Người Việt nói “biết thì thưa thốt không biết thì dựa cột mà nghe”. Có không ít người trí thức, chuyện gì họ cũng nhảy xổ vào, dùng mỗi một khẩu quyết “tôi đếch cần biết cho dù những vĩ nhân trên đời…” tóm lại người ta tìm cách chiến thắng bằng cơ bắp “cưỡng từ đoạt lý”. Xu hướng kêu căng nhờ sự thấp hèn còn được người Việt thể hiện qua phương ngôn “Văn hay chữ tốt không bằng ngu dốt lắm tiền”. Đã ngu dốt thì chỉ làm tớ cho đời, sao mà lắm tiền được? Việc này cũng chỉ thấy ở người Việt chăng? Còn có một ca dao chính thức hơn:

Nhất sĩ nhì nông

Hết gạo chạy rông

Nhất nông nhì sĩ

Đây là câu chắc lấy ý của Trung Quốc “Dĩ thực vi thiên” – lấy gạo làm trời. Đem cái dạ dầy “giá áo túi cơm” đặt cao hơn não và chữ nghĩa thì bao gời mới khá? Việc nhờ cậy vào cái thấp, cái dốt khiến người châu Á cả mấy nghìn năm không phát triển được. Lãnh tụ Tôn Trung Sơn nói: “Trung Quốc cả mấy nghìn năm chỉ có đánh nhau giàng đất, ngôi báu, và đàn bà, mà không có đấu tranh về tư tưởng, tự do và tôn giáo”. Cụ thể, trong triều đình mỗi khi có việc gấp, hỏi đám quan lại chỉ nghe thấy câu của nô lệ cao cấp “Bệ hạ sáng suốt, thần gan óc lầy đất không dám”. Tóm lại đó là cách đổ trách nhiệm cho bệ hạ mà mình ăn lộc bấy lâu lầu son gác tía quan lại oai phong đến khi được hỏi thì lại chỉ là nô tài tuyệt đối.

Một dân tộc trưởng thành là phải bằng óc. Óc sinh tư tưởng! Tư tưởng sinh lý luận! Một dân tộc chỉ có mấy câu thơ cảm xúc vần vèo thì chỉ yếu ớt và mãi mãi chịu kiếp nô tài. Trung Quốc là quốc gia thơ từ thời Đường mà họ còn bỏ thì mới mong gặt hai giải Nobel cho tiểu thuyết vừa qua. Còn Việt Nam có vài mẩu thơ vụn, trường ca thì không có nhân vật, hay hoặc dở tự mình không cách gì đánh giá nổi, mà có hay chăng nữa như các đại ca được giải lớn kia còn chỉ nhận là tép riu, hoặc hội chứng “một bài”, vậy thứ tép riu thật thì lượn chỗ nào trong ao tù nước đọng?

Người Việt có câu “Khôn ngoan đến cửa quan mới biết”. Cửa quan tức là công lý, có giỏi thì trình diễn trước mắt mọi người so đọ cao thấp, đàng hoàng, “án tại hồ sơ”, văn bản có chạy đi đâu mà lo?! Vậy mới là tư thế của ông chủ chứ! Còn khoe mẽ trong bếp làm gì để trở thành anh hùng xó bếp ư? Ngựa xích thố lại chạy trong sân, tùng bách lại mọc trong chậu, đã thế còn giấu vào xó kín nhà mình, xóm mình thì còn gì để bàn. Không bàn được lại văng “đếch biết!” “đếch cần!” sao? Là một người dân Việt, ngày nào tôi cũng muốn ngâm cả trăm lần câu thơ của thi sĩ Tản Đà mà thấy không chán và cũng không thấy đủ.

 .

NHĐ 10/10/2013

http://nguyentuongthuy2012.wordpress.com/2013/10/10/loi-kieu-hanh-nguoc-cua-nhieu-nguoi-viet/

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm