Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại

Kỷ niệm ngày Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa 1973 - 2019

Một cuốn băng có tựa đề "South Vietnamese Armed Forces Day 1973" được Hoa-Kỳ lưu giữ về ngày Quân-Lực Việt Nam Cộng Hòa 19 tháng 6 năm 1973.


- Sự ra đời.- Ngày Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà 19-6-1973 ,lịch sử Quân lực Việt Nam Cộng hòa bắt đầu từ cuối thập niên 1940 với tư cách là các đơn vị người Việt phục vụ trong Quân đội Pháp tại Đông Dương, sự tồn tại của quân đội này kéo dài từ đây cho đến ngày trưa 30/4/75 khi Tổng Thống Dương Văn Minh ra lệnh đầu hàng vô điều kiện và toàn bộ các binh chủng phải buông súng trước bọn xâm lăng cộng sản Bắc Việt.

Trong suốt thời gian chiếm đóng Đông Dương, Quân đội Pháp có những người Việt phục vụ trong quân đội để đáp ứng nhu cầu chiến trường. Các quân nhân này được đào tạo theo quy chế Pháp và đại đa số là binh lính, hạ sĩ quan với một số rất ít sĩ quan, năm 1948: Với sự hỗ trợ của Quân đội Pháp, Chính phủ Quốc gia Việt Nam thành lập trường sĩ quan Quốc gia Việt Nam tại Huế, năm 1949: Dời trường sĩ quan Quốc gia Việt Nam về Đà Lạt và hợp lại với trường Võ bị Liên quân Viễn đông Đặc biệt của Pháp, lấy tên mới là Trường Võ bị Liên quân Đà Lạt, đào tạo sĩ quan Việt Nam cho Quốc gia Việt Nam (năm 1959, trường này cải danh thành Trường Võ bị Quốc gia Đà Lạt, đến năm 1965 (từ khoá 22b), trường cải tổ chương trình huấn luyện lên đến 4 năm), năm 1950: Quốc gia Việt Nam và Pháp ký Hiệp định quân sự thành lập Quân đội Quốc gia Việt Nam bằng cách đặt một số đơn vị quân đội Pháp tại Việt Nam dưới quyền chỉ huy của Quốc gia Việt Nam. Quốc hội Pháp thông qua dự luật thành lập một Quân đội cho Quốc gia Việt Nam trong Liên hiệp Pháp với quân số 60.000 người. Cùng năm 1950, Quốc gia Việt Nam thành lập Trường Sĩ quan Trừ bị Thủ Ðức và Nam Định.

Năm 1952: Quốc trưởng Bảo Đại ra sắc lệnh chính thức thành lập Bộ Tổng tham mưu Quân đội Quốc gia Việt Nam vào ngày 1 tháng 5 năm 1952, đặt trụ sở tại số 1 đường Galiéni, Sài Gòn (sau năm 1955 là đường Trần Hưng Đạo), năm 1953: Thành lập Trung tâm Huấn luyện Quán Tre (sau là Trung tâm Huấn luyện Quốc gia Quang Trung) đào tạo binh sĩ các ngành, năm 1954: Quân số đạt khoảng 200.000 người, thuộc các Binh chủng Bộ binh, Nhảy dù, Thiết giáp, Pháo binh, Truyền tin, Công binh, Quân vận, Không quân, Hải quân, với tổ chức như sau:

Bộ binh: gồm 67 Tiểu đoàn
Công binh: 6 Đại đội
Không quân: 2 Phi đoàn quan sát trợ chiến, 39 phi cơ quan sát, vận tải cơ, Morane Saulnier phi cơ Pháp, Cessna L19, C45 và C47 do Hoa Kỳ cung cấp.
Nhảy dù: 5 Tiểu đoàn (cuối năm 1954, các Tiểu đoàn này được tổ chức thành Liên đoàn).
Pháo binh: 5 Tiểu đoàn 150 mm
Quân vận: 6 Đại đội
Thiết giáp: 1 Trung đoàn thám thính, 5 Chi đội chiến xa biệt lập, 1 Trung tâm Huấn luyện
Truyền tin: 6 Đại đội
Hải quân: 3 Hải đoàn xung phong, 3 Liên đoàn tuần giang, 1 Lực lượng Biệt kích không rõ quân số trang bị hai loại trung vận đĩnh (LCM—Landing Craft Medium) và tiểu vận đĩnh (LCVP—Landing Craft Vehicle And Personnel) do Hoa Kỳ cung cấp năm 1950. Lực lượng Biệt kích nầy sau Hiệp định Geneva, dời vào Nam đổi tên là Hải quân bộ binh, và là tiền thân của Binh chủng Thuỷ quân Lục chiến sau này.

- Thời Đệ Nhứt Cộng Hòa

Năm 1955: Sau khi Quốc trưởng Bảo Đại bị truất phế, Thủ tướng Ngô Đình Diệm tuyên bố thành lập Việt Nam Cộng hòa, và Quân đội Quốc gia Việt Nam từ đó cải danh là Quân đội Việt Nam Cộng hòa. Cùng năm này, Bộ Tổng tham mưu không còn tuỳ thuộc hệ thống chỉ huy của Pháp. Binh chủng Không quân tiếp nhận căn cứ Nha Trang và đổi tên thành Căn cứ Trợ lực Không quân số 1. Pháo binh thành lập thêm các Tiểu đoàn 6, 12, 32, 34. Hải quân được trang bị 24 chiến hạm, hơn 110 chiến đỉnh, tổ chức thành 5 Hải đoàn và 1 Hải lực.

Năm 1956: Bộ Tổng tham mưu dời vào trại Trần Hưng Đạo, gần cổng vào phi trường Tân Sơn Nhất, và bắt đầu cải tiến toàn bộ cơ cấu tổ chức. Các Tiểu đoàn bộ binh được tổ chức lại thành 4 Sư đoàn dã chiến (1, 2, 3, 4) và 6 Sư đoàn khinh chiến (11, 12, 13, 14, 15, 16). Mỗi Sư đoàn khoảng hơn 5.000 người. Pháo binh có thêm Tiểu đoàn 23, 25, 34. Tiểu Đoàn 34 là đơn vị đầu tiên được trang bị đại bác 155 mm. Cùng năm này, mỗi Sư đoàn bộ binh được trang bị thêm 2 Tiểu đoàn pháo binh với 18 khẩu 105 mm. Không quân tiếp nhận thêm căn cứ Tân Sơn Nhất và căn cứ Biên Hòa. Cả hai đổi thành Căn cứ Trợ lực Không quân số 2 và số 3. Hải quân bắt đầu tiếp nhận tàu chiến từ Hải quân Hoa Kỳ gồm 31 chiến hạm với 193 chiến đỉnh.

Năm 1957: Thành lập Binh chủng Lực lượng Đặc biệt, huấn luyện sĩ quan và hạ sĩ quan tại trường Biệt động đội ở Đồng Đế (tiền thân của Trường Hạ sĩ quan Quân lực Việt Nam Cộng hòa), và đơn vị đầu tiên mang tên Liên đội Quan sát Số 1.

Ngày 1 tháng 6 thành lập Bộ tư lệnh Quân đoàn I (phạm vi Đệ nhị Quân khu cũ) tại Đà Nẵng với trách nhiệm bảo an lãnh thổ các tỉnh duyên hải miền Trung từ Quảng Trị vào tới Quảng Ngãi.
Ngày 1 tháng 10 thành lập Bộ tư lệnh Quân đoàn II (phạm vi Đệ tam và Đệ tứ Quân khu cũ) tại Ban Mê Thuột (năm 1962 dời lên Pleiku) với trách nhiệm bảo an lãnh thổ các tỉnh cao nguyên Trung phần từ Kontum tới Lâm Đồng và các tỉnh duyên hải nam Trung phần từ Bình Định tới Bình Thuận.
Năm 1958: Quân số Không quân tăng lên thành 7 Phi đoàn, gồm: 1 Phi đoàn khu trục, 2 Phi đoàn liên lạc, 2 Phi đoàn vận tải, 1 Phi đoàn trực thăng, và 1 Phi đoàn đặc vụ. Đầu tháng 12 cuối năm, cải tổ các Sư đoàn dã chiến số 1, 2, 3, 4 và 6, các Sư đoàn khinh binh số 11, 12, 13, 14, 15 và 16 được cải tổ thành 7 Sư đoàn bộ binh số 1, 2, 5, 7, 21, 22 và 23 với quân số mối Sư đoàn là 10.500 người.

Năm 1959: Ngày 1 tháng 3 thành lập Bộ tư lệnh Quân đoàn III tại Biên Hòa với trách nhiệm bảo an các tỉnh gồm miền đông (phạm vị Đệ nhất Quân khu) và miền tây Nam phần (phạm vi Đệ ngũ Quân khu) từ Bình Tuy (Hàm Tân) xuống tới An Xuyên (Cà Mau).

Năm 1960: Binh chủng Biệt động quân được thành lập với 50 Đại đội và bắt đầu hoạt động sâu trong vùng kiểm soát của Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam.

Năm 1961: Binh chủng Lực lượng Đặc biệt cải danh Liên đội quan sát số 1 thành Liên đoàn 77 Lực lượng Đặc biệt. Cùng năm 1961, Không quân được trang bị nhiều loại phi cơ, nhất là khu trục cơ AD6, trực thăng chiến đấu H34.

Năm 1962: Liên đoàn Nhảy dù gồm các Tiểu đoàn (nguyên là các đơn vị thuộc địa của Pháp) được phát triển thành Lữ đoàn nhảy dù gồm 7 Tiểu đoàn Nhảy dù 1, 3, 4, 5, 6, 7, 8. Liên đoàn 31 Lực lượng Đặc biệt được thành lập. Các đơn vị Không quân tác chiến và yểm trợ tác chiến được tăng lên cấp Không đoàn tại mỗi Quân đoàn, với các Không đoàn như sau: Không đoàn 41 (Đà Nẵng), Không đoàn 62 (Pleiku), Không đoàn 23 (Biên Hòa), Không đoàn 33 (Tân Sơn Nhất), Không đoàn 74 (Cần Thơ). Cũng trong năm này, Liên đoàn Thuỷ quân Lục chiến được cải danh thành Lữ đoàn và tách rời khỏi Hải quân. đồng thời thành lập thêm Sư đoàn 9 và 25 bộ binh, nâng tổng số Lực lượng bộ binh lên thành 9 Sư đoàn.

Năm 1963: Ngày 1 tháng 1 thành lập Bộ tư lệnh Quân đoàn IV tại Cần Thơ với trách nhiệm bảo an các tỉnh thuộc miền tây Nam

- Thời Đệ Nhị Cộng Hòa

Năm 1963: Binh chủng Thiết giáp được trang bị thiết vận xa M113 và M114, 4 Trung đoàn Kỵ binh Thiết giáp với thám thính xa M8, chiến xa M24, và 1 Liên đoàn thủy xa. Binh chủng Biệt động quân tăng quân số lên đến 86 Đại đội, và thành lập thêm các Bộ chỉ huy Tiểu đoàn bên cạnh các Bộ Tư lệnh Quân đoàn/Vùng chiến thuật, với các phiên hiệu 11, 21, 22, 31, 32, 33, và 41.

Năm 1964: Hải quân tiếp nhận tàu chiến từ Hải quân Hoa Kỳ, gồm 9 chiến hạm loại lớn và hằng trăm ghe bằng sợi thủy tinh gắn máy Yabuta thay ghe buồm của Lực lượng Hải thuyền. Đến 1967 đợt trang bị nầy mới kết thúc. Binh chủng Thiết giáp được tân trang chiến xa M41 thay thế chiến xa M24, và thám thính xa V100 thay thế thám thính xa M8. Cùng năm 1964, Liên đoàn 77 Lực lượng Đặc biệt đổi danh thành Liên đoàn 301 Lực lượng Đặc biệt.

Năm 1965: Liên đoàn 301 và 31 Lực lượng Đặc biệt bị giải tán để sắp xếp lại và chính thức gọi là Binh chủng Lực lượng Đặc biệt, gồm một Bộ Tư lệnh, một Đại đội Tổng hành dinh, một Trung tâm Huấn luyện, và 4 Bộ chỉ huy ở 4 Quân khu. Mỗi Bộ chỉ huy có một số Đại đội và mỗi Đại đội có một số toán (quân số mỗi toán khoảng 12 người). Tổng cộng quân số Lực lượng Đặc biệt vào khoảng 5.000 trong thời điểm đó. Lữ đoàn Nhảy dù phát triển thành Sư đoàn Nhảy dù gồm các Lữ đoàn 1, 2 và 3, trong đó mỗi Lữ đoàn có 3 Tiểu đoàn gồm các Tiểu đoàn: 1, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 và 11. Mỗi Lữ đoàn được trang bị thêm 1 Tiểu đoàn Pháo binh với đại bác nhẹ 105 mm (Tiểu đoàn 1, 2 và 3 Pháo binh Nhảy Dù). Mỗi Tiểu đoàn Nhảy dù được trang bị thêm 1 Đại đội vũ khí nặng gồm cối 60 mm, súng không giật SKG 90 mm, và trung liên M60. Các cá nhân được trang bị súng tự động AR-15, (tiền thân súng M-16). Thời điểm này các đơn vị dù bắt đầu chuyển quân theo chiến thuật trực thăng vận của Hoa Kỳ, ít còn nhảy dù bọc gió loại cổ điển vào vùng chiến thuật. Cũng trong năm này thành lập Sư đoàn thứ 10 trong Lực lượng bộ binh với phiên hiệu là Sư đoàn 10 (đến năm 1967 cải danh thành Sư đoàn 18 bộ binh). Cũng trong năm này cải danh Quân đội Việt Nam Cộng hòa thành Quân lực Việt Nam Cộng hòa, bác sĩ người Mỹ trong chương trình MEDCAP và 1 binh sĩ người Việt Nam. Hình chụp tại 1 ngôi làng nhỏ ở miền Nam

Năm 1967: Không quân được 1 Phi đoàn khu trục trang bị phản lực cơ F5. Phiên hiệu của các đơn vị Không quân được cải tổ, xếp thành 3 số. Theo đó, số hàng trăm để chỉ công dụng của đơn vị, như: Số 1 là Phi đoàn liên lạc, số 2 là trực thăng, số 3 là đặc vụ, số 4 là vận tải, số 5 là khu trục, số 7 là quan sát, số 8 là hỏa long, và số 9 là huấn luyện.

Năm 1968: Sau Sự kiện Tết Mậu Thân, Hoa Kỳ bắt đầu áp dụng chương trình tối tân hóa quân sự. Đầu tiên là Lực lượng Tổng trừ bị, dần dần đến toàn bộ chủ lực quân được tân trang quân trang quân dụng, sử dụng súng trường tự động M-16.

Năm 1971: Ngày 1 tháng 10 thành lập thêm Sư đoàn bộ binh thứ 11 với phiên hiệu là Sư đoàn 3, năm 1973: Sau Hiệp định Paris, Hoa Kỳ bắt đầu áp dụng chương trình "Việt Nam hóa chiến tranh", rút quân ra khỏi việt Nam và bàn giao toàn bộ quân dụng lại cho Quân lực Việt Nam Cộng hòa, chủ yếu nhằm tiếp tục phát triển Hải quân, Không quân, Pháo binh và Thiết giáp. Hoa Kỳ vẫn tiếp tục cung cấp đạn dược vũ khí, nhưng bắt đầu từ tài khóa 1974-1975, nguồn viện trợ cạn dần và đến đầu năm 1975 thì đi dến tình trạng thiếu hụt trầm trọng, cuối năm 1974 và đầu năm 1975, Binh chủng Biệt động quân thành lập thêm thêm Liên đoàn 8 và 9 (đặt thành các đơn vị Tổng trừ bị cho Bộ Tổng tham mưu), năm 1975: Toàn bộ Quân lực Việt Nam Cộng hòa gồm có 1 triệu quân, gần 2 triệu súng trường, 1.200 chiến xa và thiết vận xa, kể cả chiến xa M48 loại mới nhất của Hoa Kỳ, hơn 1.000 khẩu đại bác từ 105 mm xe kéo đến 175 mm cơ động, 40.000 xe vận tải, 1.600 chiến hạm chiến đỉnh, và hơn 2.000 phi cơ và trực thăng.

Ngoài Bộ Tổng tham mưu với các Cơ quan, Binh chủng, và Binh sở trong hệ thống quản trị gồm: (hành chánh, nhân viên, huấn luyện, chiến tranh chính trị, tiếp vận), còn có các đơn vị yểm trợ tác chiến gồm 4 Bộ tư lệnh Quân đoàn và các đơn vị yểm trợ trực thuộc. Các đơn vị trực tiếp tác chiến gồm:

Lục quân: Có 11 Sư đoàn Bộ binh, 1 Sư đoàn Nhảy dù, 1 Sư đoàn Thủy quân Lục chiến, 1 Liên đoàn Biệt kích Nhảy dù, 17 Liên đoàn biệt động quân, 4 Lữ đoàn Kỵ binh Thiết giáp, Lực lượng Lôi Hổ và Biệt Hải thuộc Nha Kỹ thuật, các đơn vị Pháo binh biệt lập, và Lực lượng Địa phương quân (400 Tiểu đoàn), Nghĩa quân hơn 50.000 quân.

Không quân: Quân số 60.000 gồm: 1 Bộ tư lệnh Quân chủng với đầy đủ các cơ quan và binh sở yểm trợ, 5 Sư đoàn Không quân tác chiến gồm: (20 phi đoàn khu trục cơ, trang bị khoảng 550 phi cơ A1H, A37, và F5, 23 phi đoàn trực thăng, trang bị khoảng 1000 phi cơ UH1 và CH47, 8 phi đoàn quan sát, trang bị khoảng 200 phi cơ O1, O2, và U17), 1 Sư đoàn vận tải gồm: (9 phi đoàn vận tải, trang bị khoảng 150 phi cơ. C7, C47, C119, và C130), 1 Không đoàn tân trang chế tạo, 4 phi đoàn hỏa long, trang bị phi cơ AC119, AC130 Spectre Gunship. Ngoài ra còn có các Phi đoàn trắc giác (tình báo kỹ thuật), Phi đoàn quan sát RC119L, và Biệt đoàn đặc vụ 314.

Hải Quân: Quân số hơn 40.000, ngoài các đơn vị yểm trợ hành chánh, nhân viên, huấn luyện, tiếp vận (có Hải quân Công xưởng), gồm 3 Lực lượng tác chiến: (1) Hành quân lưu động sông, với 14 giang đoàn trang bị khoảng 260 chiến đỉnh, (2) Hành quân lưu động biển với 1 Hạm đội trang bị tuần dương hạm, hộ tống hạm, khu trục hạm, tuần duyên hạm, giang pháo hạm, trợ chiến hạm, dương vận hạm, hải vận hạm, và giang vận hạm và (3) các Lực lượng Đặc nhiệm 211 Thủy bộ với 6 Giang đoàn, 212 Tuần thám với 12 Giang đoàn, 214 Trung ương với 6 Giang đoàn và Liên đoàn người nhái.

Tư liệu: www.Military.com

Sài Gòn Xưa
===========
Liên kết Sài Gòn Xưa : https://www.facebook.com/oldsaigon75
Liên kết Cochinchine - Sài Gòn Xưa : https://www.facebook.com/SaigonOld75/


Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Kỷ niệm ngày Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa 1973 - 2019

Một cuốn băng có tựa đề "South Vietnamese Armed Forces Day 1973" được Hoa-Kỳ lưu giữ về ngày Quân-Lực Việt Nam Cộng Hòa 19 tháng 6 năm 1973.


- Sự ra đời.- Ngày Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà 19-6-1973 ,lịch sử Quân lực Việt Nam Cộng hòa bắt đầu từ cuối thập niên 1940 với tư cách là các đơn vị người Việt phục vụ trong Quân đội Pháp tại Đông Dương, sự tồn tại của quân đội này kéo dài từ đây cho đến ngày trưa 30/4/75 khi Tổng Thống Dương Văn Minh ra lệnh đầu hàng vô điều kiện và toàn bộ các binh chủng phải buông súng trước bọn xâm lăng cộng sản Bắc Việt.

Trong suốt thời gian chiếm đóng Đông Dương, Quân đội Pháp có những người Việt phục vụ trong quân đội để đáp ứng nhu cầu chiến trường. Các quân nhân này được đào tạo theo quy chế Pháp và đại đa số là binh lính, hạ sĩ quan với một số rất ít sĩ quan, năm 1948: Với sự hỗ trợ của Quân đội Pháp, Chính phủ Quốc gia Việt Nam thành lập trường sĩ quan Quốc gia Việt Nam tại Huế, năm 1949: Dời trường sĩ quan Quốc gia Việt Nam về Đà Lạt và hợp lại với trường Võ bị Liên quân Viễn đông Đặc biệt của Pháp, lấy tên mới là Trường Võ bị Liên quân Đà Lạt, đào tạo sĩ quan Việt Nam cho Quốc gia Việt Nam (năm 1959, trường này cải danh thành Trường Võ bị Quốc gia Đà Lạt, đến năm 1965 (từ khoá 22b), trường cải tổ chương trình huấn luyện lên đến 4 năm), năm 1950: Quốc gia Việt Nam và Pháp ký Hiệp định quân sự thành lập Quân đội Quốc gia Việt Nam bằng cách đặt một số đơn vị quân đội Pháp tại Việt Nam dưới quyền chỉ huy của Quốc gia Việt Nam. Quốc hội Pháp thông qua dự luật thành lập một Quân đội cho Quốc gia Việt Nam trong Liên hiệp Pháp với quân số 60.000 người. Cùng năm 1950, Quốc gia Việt Nam thành lập Trường Sĩ quan Trừ bị Thủ Ðức và Nam Định.

Năm 1952: Quốc trưởng Bảo Đại ra sắc lệnh chính thức thành lập Bộ Tổng tham mưu Quân đội Quốc gia Việt Nam vào ngày 1 tháng 5 năm 1952, đặt trụ sở tại số 1 đường Galiéni, Sài Gòn (sau năm 1955 là đường Trần Hưng Đạo), năm 1953: Thành lập Trung tâm Huấn luyện Quán Tre (sau là Trung tâm Huấn luyện Quốc gia Quang Trung) đào tạo binh sĩ các ngành, năm 1954: Quân số đạt khoảng 200.000 người, thuộc các Binh chủng Bộ binh, Nhảy dù, Thiết giáp, Pháo binh, Truyền tin, Công binh, Quân vận, Không quân, Hải quân, với tổ chức như sau:

Bộ binh: gồm 67 Tiểu đoàn
Công binh: 6 Đại đội
Không quân: 2 Phi đoàn quan sát trợ chiến, 39 phi cơ quan sát, vận tải cơ, Morane Saulnier phi cơ Pháp, Cessna L19, C45 và C47 do Hoa Kỳ cung cấp.
Nhảy dù: 5 Tiểu đoàn (cuối năm 1954, các Tiểu đoàn này được tổ chức thành Liên đoàn).
Pháo binh: 5 Tiểu đoàn 150 mm
Quân vận: 6 Đại đội
Thiết giáp: 1 Trung đoàn thám thính, 5 Chi đội chiến xa biệt lập, 1 Trung tâm Huấn luyện
Truyền tin: 6 Đại đội
Hải quân: 3 Hải đoàn xung phong, 3 Liên đoàn tuần giang, 1 Lực lượng Biệt kích không rõ quân số trang bị hai loại trung vận đĩnh (LCM—Landing Craft Medium) và tiểu vận đĩnh (LCVP—Landing Craft Vehicle And Personnel) do Hoa Kỳ cung cấp năm 1950. Lực lượng Biệt kích nầy sau Hiệp định Geneva, dời vào Nam đổi tên là Hải quân bộ binh, và là tiền thân của Binh chủng Thuỷ quân Lục chiến sau này.

- Thời Đệ Nhứt Cộng Hòa

Năm 1955: Sau khi Quốc trưởng Bảo Đại bị truất phế, Thủ tướng Ngô Đình Diệm tuyên bố thành lập Việt Nam Cộng hòa, và Quân đội Quốc gia Việt Nam từ đó cải danh là Quân đội Việt Nam Cộng hòa. Cùng năm này, Bộ Tổng tham mưu không còn tuỳ thuộc hệ thống chỉ huy của Pháp. Binh chủng Không quân tiếp nhận căn cứ Nha Trang và đổi tên thành Căn cứ Trợ lực Không quân số 1. Pháo binh thành lập thêm các Tiểu đoàn 6, 12, 32, 34. Hải quân được trang bị 24 chiến hạm, hơn 110 chiến đỉnh, tổ chức thành 5 Hải đoàn và 1 Hải lực.

Năm 1956: Bộ Tổng tham mưu dời vào trại Trần Hưng Đạo, gần cổng vào phi trường Tân Sơn Nhất, và bắt đầu cải tiến toàn bộ cơ cấu tổ chức. Các Tiểu đoàn bộ binh được tổ chức lại thành 4 Sư đoàn dã chiến (1, 2, 3, 4) và 6 Sư đoàn khinh chiến (11, 12, 13, 14, 15, 16). Mỗi Sư đoàn khoảng hơn 5.000 người. Pháo binh có thêm Tiểu đoàn 23, 25, 34. Tiểu Đoàn 34 là đơn vị đầu tiên được trang bị đại bác 155 mm. Cùng năm này, mỗi Sư đoàn bộ binh được trang bị thêm 2 Tiểu đoàn pháo binh với 18 khẩu 105 mm. Không quân tiếp nhận thêm căn cứ Tân Sơn Nhất và căn cứ Biên Hòa. Cả hai đổi thành Căn cứ Trợ lực Không quân số 2 và số 3. Hải quân bắt đầu tiếp nhận tàu chiến từ Hải quân Hoa Kỳ gồm 31 chiến hạm với 193 chiến đỉnh.

Năm 1957: Thành lập Binh chủng Lực lượng Đặc biệt, huấn luyện sĩ quan và hạ sĩ quan tại trường Biệt động đội ở Đồng Đế (tiền thân của Trường Hạ sĩ quan Quân lực Việt Nam Cộng hòa), và đơn vị đầu tiên mang tên Liên đội Quan sát Số 1.

Ngày 1 tháng 6 thành lập Bộ tư lệnh Quân đoàn I (phạm vi Đệ nhị Quân khu cũ) tại Đà Nẵng với trách nhiệm bảo an lãnh thổ các tỉnh duyên hải miền Trung từ Quảng Trị vào tới Quảng Ngãi.
Ngày 1 tháng 10 thành lập Bộ tư lệnh Quân đoàn II (phạm vi Đệ tam và Đệ tứ Quân khu cũ) tại Ban Mê Thuột (năm 1962 dời lên Pleiku) với trách nhiệm bảo an lãnh thổ các tỉnh cao nguyên Trung phần từ Kontum tới Lâm Đồng và các tỉnh duyên hải nam Trung phần từ Bình Định tới Bình Thuận.
Năm 1958: Quân số Không quân tăng lên thành 7 Phi đoàn, gồm: 1 Phi đoàn khu trục, 2 Phi đoàn liên lạc, 2 Phi đoàn vận tải, 1 Phi đoàn trực thăng, và 1 Phi đoàn đặc vụ. Đầu tháng 12 cuối năm, cải tổ các Sư đoàn dã chiến số 1, 2, 3, 4 và 6, các Sư đoàn khinh binh số 11, 12, 13, 14, 15 và 16 được cải tổ thành 7 Sư đoàn bộ binh số 1, 2, 5, 7, 21, 22 và 23 với quân số mối Sư đoàn là 10.500 người.

Năm 1959: Ngày 1 tháng 3 thành lập Bộ tư lệnh Quân đoàn III tại Biên Hòa với trách nhiệm bảo an các tỉnh gồm miền đông (phạm vị Đệ nhất Quân khu) và miền tây Nam phần (phạm vi Đệ ngũ Quân khu) từ Bình Tuy (Hàm Tân) xuống tới An Xuyên (Cà Mau).

Năm 1960: Binh chủng Biệt động quân được thành lập với 50 Đại đội và bắt đầu hoạt động sâu trong vùng kiểm soát của Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam.

Năm 1961: Binh chủng Lực lượng Đặc biệt cải danh Liên đội quan sát số 1 thành Liên đoàn 77 Lực lượng Đặc biệt. Cùng năm 1961, Không quân được trang bị nhiều loại phi cơ, nhất là khu trục cơ AD6, trực thăng chiến đấu H34.

Năm 1962: Liên đoàn Nhảy dù gồm các Tiểu đoàn (nguyên là các đơn vị thuộc địa của Pháp) được phát triển thành Lữ đoàn nhảy dù gồm 7 Tiểu đoàn Nhảy dù 1, 3, 4, 5, 6, 7, 8. Liên đoàn 31 Lực lượng Đặc biệt được thành lập. Các đơn vị Không quân tác chiến và yểm trợ tác chiến được tăng lên cấp Không đoàn tại mỗi Quân đoàn, với các Không đoàn như sau: Không đoàn 41 (Đà Nẵng), Không đoàn 62 (Pleiku), Không đoàn 23 (Biên Hòa), Không đoàn 33 (Tân Sơn Nhất), Không đoàn 74 (Cần Thơ). Cũng trong năm này, Liên đoàn Thuỷ quân Lục chiến được cải danh thành Lữ đoàn và tách rời khỏi Hải quân. đồng thời thành lập thêm Sư đoàn 9 và 25 bộ binh, nâng tổng số Lực lượng bộ binh lên thành 9 Sư đoàn.

Năm 1963: Ngày 1 tháng 1 thành lập Bộ tư lệnh Quân đoàn IV tại Cần Thơ với trách nhiệm bảo an các tỉnh thuộc miền tây Nam

- Thời Đệ Nhị Cộng Hòa

Năm 1963: Binh chủng Thiết giáp được trang bị thiết vận xa M113 và M114, 4 Trung đoàn Kỵ binh Thiết giáp với thám thính xa M8, chiến xa M24, và 1 Liên đoàn thủy xa. Binh chủng Biệt động quân tăng quân số lên đến 86 Đại đội, và thành lập thêm các Bộ chỉ huy Tiểu đoàn bên cạnh các Bộ Tư lệnh Quân đoàn/Vùng chiến thuật, với các phiên hiệu 11, 21, 22, 31, 32, 33, và 41.

Năm 1964: Hải quân tiếp nhận tàu chiến từ Hải quân Hoa Kỳ, gồm 9 chiến hạm loại lớn và hằng trăm ghe bằng sợi thủy tinh gắn máy Yabuta thay ghe buồm của Lực lượng Hải thuyền. Đến 1967 đợt trang bị nầy mới kết thúc. Binh chủng Thiết giáp được tân trang chiến xa M41 thay thế chiến xa M24, và thám thính xa V100 thay thế thám thính xa M8. Cùng năm 1964, Liên đoàn 77 Lực lượng Đặc biệt đổi danh thành Liên đoàn 301 Lực lượng Đặc biệt.

Năm 1965: Liên đoàn 301 và 31 Lực lượng Đặc biệt bị giải tán để sắp xếp lại và chính thức gọi là Binh chủng Lực lượng Đặc biệt, gồm một Bộ Tư lệnh, một Đại đội Tổng hành dinh, một Trung tâm Huấn luyện, và 4 Bộ chỉ huy ở 4 Quân khu. Mỗi Bộ chỉ huy có một số Đại đội và mỗi Đại đội có một số toán (quân số mỗi toán khoảng 12 người). Tổng cộng quân số Lực lượng Đặc biệt vào khoảng 5.000 trong thời điểm đó. Lữ đoàn Nhảy dù phát triển thành Sư đoàn Nhảy dù gồm các Lữ đoàn 1, 2 và 3, trong đó mỗi Lữ đoàn có 3 Tiểu đoàn gồm các Tiểu đoàn: 1, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 và 11. Mỗi Lữ đoàn được trang bị thêm 1 Tiểu đoàn Pháo binh với đại bác nhẹ 105 mm (Tiểu đoàn 1, 2 và 3 Pháo binh Nhảy Dù). Mỗi Tiểu đoàn Nhảy dù được trang bị thêm 1 Đại đội vũ khí nặng gồm cối 60 mm, súng không giật SKG 90 mm, và trung liên M60. Các cá nhân được trang bị súng tự động AR-15, (tiền thân súng M-16). Thời điểm này các đơn vị dù bắt đầu chuyển quân theo chiến thuật trực thăng vận của Hoa Kỳ, ít còn nhảy dù bọc gió loại cổ điển vào vùng chiến thuật. Cũng trong năm này thành lập Sư đoàn thứ 10 trong Lực lượng bộ binh với phiên hiệu là Sư đoàn 10 (đến năm 1967 cải danh thành Sư đoàn 18 bộ binh). Cũng trong năm này cải danh Quân đội Việt Nam Cộng hòa thành Quân lực Việt Nam Cộng hòa, bác sĩ người Mỹ trong chương trình MEDCAP và 1 binh sĩ người Việt Nam. Hình chụp tại 1 ngôi làng nhỏ ở miền Nam

Năm 1967: Không quân được 1 Phi đoàn khu trục trang bị phản lực cơ F5. Phiên hiệu của các đơn vị Không quân được cải tổ, xếp thành 3 số. Theo đó, số hàng trăm để chỉ công dụng của đơn vị, như: Số 1 là Phi đoàn liên lạc, số 2 là trực thăng, số 3 là đặc vụ, số 4 là vận tải, số 5 là khu trục, số 7 là quan sát, số 8 là hỏa long, và số 9 là huấn luyện.

Năm 1968: Sau Sự kiện Tết Mậu Thân, Hoa Kỳ bắt đầu áp dụng chương trình tối tân hóa quân sự. Đầu tiên là Lực lượng Tổng trừ bị, dần dần đến toàn bộ chủ lực quân được tân trang quân trang quân dụng, sử dụng súng trường tự động M-16.

Năm 1971: Ngày 1 tháng 10 thành lập thêm Sư đoàn bộ binh thứ 11 với phiên hiệu là Sư đoàn 3, năm 1973: Sau Hiệp định Paris, Hoa Kỳ bắt đầu áp dụng chương trình "Việt Nam hóa chiến tranh", rút quân ra khỏi việt Nam và bàn giao toàn bộ quân dụng lại cho Quân lực Việt Nam Cộng hòa, chủ yếu nhằm tiếp tục phát triển Hải quân, Không quân, Pháo binh và Thiết giáp. Hoa Kỳ vẫn tiếp tục cung cấp đạn dược vũ khí, nhưng bắt đầu từ tài khóa 1974-1975, nguồn viện trợ cạn dần và đến đầu năm 1975 thì đi dến tình trạng thiếu hụt trầm trọng, cuối năm 1974 và đầu năm 1975, Binh chủng Biệt động quân thành lập thêm thêm Liên đoàn 8 và 9 (đặt thành các đơn vị Tổng trừ bị cho Bộ Tổng tham mưu), năm 1975: Toàn bộ Quân lực Việt Nam Cộng hòa gồm có 1 triệu quân, gần 2 triệu súng trường, 1.200 chiến xa và thiết vận xa, kể cả chiến xa M48 loại mới nhất của Hoa Kỳ, hơn 1.000 khẩu đại bác từ 105 mm xe kéo đến 175 mm cơ động, 40.000 xe vận tải, 1.600 chiến hạm chiến đỉnh, và hơn 2.000 phi cơ và trực thăng.

Ngoài Bộ Tổng tham mưu với các Cơ quan, Binh chủng, và Binh sở trong hệ thống quản trị gồm: (hành chánh, nhân viên, huấn luyện, chiến tranh chính trị, tiếp vận), còn có các đơn vị yểm trợ tác chiến gồm 4 Bộ tư lệnh Quân đoàn và các đơn vị yểm trợ trực thuộc. Các đơn vị trực tiếp tác chiến gồm:

Lục quân: Có 11 Sư đoàn Bộ binh, 1 Sư đoàn Nhảy dù, 1 Sư đoàn Thủy quân Lục chiến, 1 Liên đoàn Biệt kích Nhảy dù, 17 Liên đoàn biệt động quân, 4 Lữ đoàn Kỵ binh Thiết giáp, Lực lượng Lôi Hổ và Biệt Hải thuộc Nha Kỹ thuật, các đơn vị Pháo binh biệt lập, và Lực lượng Địa phương quân (400 Tiểu đoàn), Nghĩa quân hơn 50.000 quân.

Không quân: Quân số 60.000 gồm: 1 Bộ tư lệnh Quân chủng với đầy đủ các cơ quan và binh sở yểm trợ, 5 Sư đoàn Không quân tác chiến gồm: (20 phi đoàn khu trục cơ, trang bị khoảng 550 phi cơ A1H, A37, và F5, 23 phi đoàn trực thăng, trang bị khoảng 1000 phi cơ UH1 và CH47, 8 phi đoàn quan sát, trang bị khoảng 200 phi cơ O1, O2, và U17), 1 Sư đoàn vận tải gồm: (9 phi đoàn vận tải, trang bị khoảng 150 phi cơ. C7, C47, C119, và C130), 1 Không đoàn tân trang chế tạo, 4 phi đoàn hỏa long, trang bị phi cơ AC119, AC130 Spectre Gunship. Ngoài ra còn có các Phi đoàn trắc giác (tình báo kỹ thuật), Phi đoàn quan sát RC119L, và Biệt đoàn đặc vụ 314.

Hải Quân: Quân số hơn 40.000, ngoài các đơn vị yểm trợ hành chánh, nhân viên, huấn luyện, tiếp vận (có Hải quân Công xưởng), gồm 3 Lực lượng tác chiến: (1) Hành quân lưu động sông, với 14 giang đoàn trang bị khoảng 260 chiến đỉnh, (2) Hành quân lưu động biển với 1 Hạm đội trang bị tuần dương hạm, hộ tống hạm, khu trục hạm, tuần duyên hạm, giang pháo hạm, trợ chiến hạm, dương vận hạm, hải vận hạm, và giang vận hạm và (3) các Lực lượng Đặc nhiệm 211 Thủy bộ với 6 Giang đoàn, 212 Tuần thám với 12 Giang đoàn, 214 Trung ương với 6 Giang đoàn và Liên đoàn người nhái.

Tư liệu: www.Military.com

Sài Gòn Xưa
===========
Liên kết Sài Gòn Xưa : https://www.facebook.com/oldsaigon75
Liên kết Cochinchine - Sài Gòn Xưa : https://www.facebook.com/SaigonOld75/


BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm