Kinh Khổ

Kiếp Thương Hồ Sông Nước Ở “Chợ Nổi Sài Gòn”

Theo PLO, mỗi chiếc ghe dù lớn dù nhỏ cũng đều được dân sống ở chợ nổi xem như một ngôi nhà vì đây là nơi ăn, chốn ở của cả gia đình.


Ngay giữa Sài Gòn hoa lệ vẫn có những người sống đời thương hồ, bền bồng trên sông nước với nhiều khó khăn, thiếu thốn. Đó là những phận người lênh đênh trên dòng kênh Tẻ - nơi được mệnh danh “chợ nổi Sài Gòn” (đường Trần Xuân Soạn, quận 7 Sài Gòn, theo báo Pháp Luật (PLO).

Nhiều người biết đến “chợ nổi Sài Gòn” qua những bức ảnh chụp cảnh ghe cộ buôn bán trên sông nước vừa đẹp vừa sống động. Đặc biệt mỗi dịp Tết, tại bến lại có thêm các ghe bán hoa, trái cây đầy màu sắc tươi vui. Thế nhưng, đằng sau những bức ảnh đẹp là nhiều phận người hẩm hiu.

Theo PLO, mỗi chiếc ghe dù lớn dù nhỏ cũng đều được dân sống ở chợ nổi xem như một ngôi nhà vì đây là nơi ăn, chốn ở của cả gia đình. Bởi diện tích nhỏ hẹp nên đồ đạc, hàng hóa, trái cây... để buôn bán gần như chiếm trọn cả chiếc ghe. Các thành viên trong gia đình cứ chen chúc nhau ăn uống, ngủ nghỉ trên chiếc ghe suốt năm, suốt tháng.

blank
Việc buôn bán kiếm sống và các sinh hoạt cơm nước, ngủ nghỉ, học hành... của dân thương hồ đều gói gọn trong diện tích chật hẹp của chiếc ghe.

Hầu hết những người dân sinh sống và buôn bán trên chợ nổi đều từ miền Tây lên Sài Gòn làm ăn. Có những người phải để lại con cái dưới quê để lên đây cố gắng làm ăn kiếm tiền gửi về nuôi chúng. Cũng có những gia đình bán hết tất cả số tài sản, của cải nhỏ nhoi rồi sắm chiếc ghe đưa cả nhà lên thành phố kiếm sống. Nhà nào ít con, làm ăn có đồng ra đồng vào thì còn ráng cho con đi học.

PLO dẫn lời em Nguyễn Thị Cẩm Như (lớp 5B, trường tiểu học Phù Đổng) chia sẻ: “Có những hôm đèn ắc quy hết điện hay mẹ không có tiền để đổi bình điện khác thì em phải thắp đèn cầy để học bài. Mặc dù thường xuyên học trong điều kiện thiếu ánh sáng nhưng em cố gắng học thật tốt và 5 năm liền em là học sinh giỏi của trường”.

Chị của Cẩm Như cũng là học sinh giỏi nhiều năm liền nhưng vì kinh tế gia đình quá khó khăn, ba mẹ phải vay mượn nhiều nơi để có đồng vốn buôn bán nên em đành phải dở dang chuyện học và đã đi làm ở một khu chế xuất.

Nhà ghe nào buôn bán thất bác, con cái lại tới 4-5 đứa, hai vợ chồng gồng gánh không nổi thì đành để chúng nghỉ học hoặc về quê làm thuê làm mướn. Có nhà, cả đàn con bốn đứa đều không được đến trườn mà hàng ngày đều phụ việc trên ghe cho ba mẹ, như chặt dừa, cắt chuối, chở hàng... Thế là đời con lại lênh đênh và trôi nổi trên con nước y như đời cha.

PLO ghi nhận tình trạng trẻ con sống trên những chiếc ghe này dễ mắc bệnh hơn trên đất liền. Vì ghe thuyền trống trải, chĩ được che chắn bởi những tấm vải bạt củ nát trước nắng gió nên trẻ rất hay mắc những chứng bệnh về thời tiết.

Trên ghe lại không có nước sạch để dùng, vì thế người dân phải mang bình mua nước sạch từ nhà dân trên bờ. Nước phải mua nên nhà nào cũng sử dụng hết sức tiết kiệm, chỉ để uống và nấu ăn, còn tắm giặt và rửa chén thì dùng nước sông.

Theo PLO, cuộc sống trên sông nước đã không thể thong thả, tự nhiên như trên đất liền, lại còn phải luôn đối mặt với những nguy hiểm rình rập. Không ít gia đình có con nhỏ, để con tự chơi một mình trượt chân té xuống dòng nước chết đuối. Có hoàn cảnh còn đau thương gấp bội khi trong nhà có đến hai đứa con đều chết đuối trên chính dòng kênh này. Mất con, hai vợ chồng nhà ấy quá đau khổ, đành bán ghe về quê, quay lại cái cảnh làm thuê làm mướn.

Đời thương hồ lắm khó khăn nên niềm mong mỏi chung, rất khẩn thiết của các gia đình là làm sao rời thuyền chài, lên bờ sống cuộc đời ổn định chắc chắn, con cái an toàn, học hành đàng hoàng Nhưng lên bờ thì ăn ở thế nào, sinh sống ra sao khi gia tài của họ chỉ là chiếc ghe cũ kĩ vừa mưu sinh vừa làm mái nhà che mưa nắng? 

PLO dẫn lời cô Đặng Mai Điệp (45 tuổi, sinh sống ở chợ nổi gần chục năm) chia sẻ: “Hai con gái tôi nhiều năm liền là học sinh giỏi nhưng tôi buôn bán bữa đói, bữa no cũng không dám mơ rằng tụi nó sẽ học lên cao. Tôi chỉ mong sao đời con mình sẽ khác đời ba mẹ, sẽ có cuộc sống sung túc hơn và sẽ không sống kiểu bám vào ghe thuyền trên sông nước”.

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Kiếp Thương Hồ Sông Nước Ở “Chợ Nổi Sài Gòn”

Theo PLO, mỗi chiếc ghe dù lớn dù nhỏ cũng đều được dân sống ở chợ nổi xem như một ngôi nhà vì đây là nơi ăn, chốn ở của cả gia đình.


Ngay giữa Sài Gòn hoa lệ vẫn có những người sống đời thương hồ, bền bồng trên sông nước với nhiều khó khăn, thiếu thốn. Đó là những phận người lênh đênh trên dòng kênh Tẻ - nơi được mệnh danh “chợ nổi Sài Gòn” (đường Trần Xuân Soạn, quận 7 Sài Gòn, theo báo Pháp Luật (PLO).

Nhiều người biết đến “chợ nổi Sài Gòn” qua những bức ảnh chụp cảnh ghe cộ buôn bán trên sông nước vừa đẹp vừa sống động. Đặc biệt mỗi dịp Tết, tại bến lại có thêm các ghe bán hoa, trái cây đầy màu sắc tươi vui. Thế nhưng, đằng sau những bức ảnh đẹp là nhiều phận người hẩm hiu.

Theo PLO, mỗi chiếc ghe dù lớn dù nhỏ cũng đều được dân sống ở chợ nổi xem như một ngôi nhà vì đây là nơi ăn, chốn ở của cả gia đình. Bởi diện tích nhỏ hẹp nên đồ đạc, hàng hóa, trái cây... để buôn bán gần như chiếm trọn cả chiếc ghe. Các thành viên trong gia đình cứ chen chúc nhau ăn uống, ngủ nghỉ trên chiếc ghe suốt năm, suốt tháng.

blank
Việc buôn bán kiếm sống và các sinh hoạt cơm nước, ngủ nghỉ, học hành... của dân thương hồ đều gói gọn trong diện tích chật hẹp của chiếc ghe.

Hầu hết những người dân sinh sống và buôn bán trên chợ nổi đều từ miền Tây lên Sài Gòn làm ăn. Có những người phải để lại con cái dưới quê để lên đây cố gắng làm ăn kiếm tiền gửi về nuôi chúng. Cũng có những gia đình bán hết tất cả số tài sản, của cải nhỏ nhoi rồi sắm chiếc ghe đưa cả nhà lên thành phố kiếm sống. Nhà nào ít con, làm ăn có đồng ra đồng vào thì còn ráng cho con đi học.

PLO dẫn lời em Nguyễn Thị Cẩm Như (lớp 5B, trường tiểu học Phù Đổng) chia sẻ: “Có những hôm đèn ắc quy hết điện hay mẹ không có tiền để đổi bình điện khác thì em phải thắp đèn cầy để học bài. Mặc dù thường xuyên học trong điều kiện thiếu ánh sáng nhưng em cố gắng học thật tốt và 5 năm liền em là học sinh giỏi của trường”.

Chị của Cẩm Như cũng là học sinh giỏi nhiều năm liền nhưng vì kinh tế gia đình quá khó khăn, ba mẹ phải vay mượn nhiều nơi để có đồng vốn buôn bán nên em đành phải dở dang chuyện học và đã đi làm ở một khu chế xuất.

Nhà ghe nào buôn bán thất bác, con cái lại tới 4-5 đứa, hai vợ chồng gồng gánh không nổi thì đành để chúng nghỉ học hoặc về quê làm thuê làm mướn. Có nhà, cả đàn con bốn đứa đều không được đến trườn mà hàng ngày đều phụ việc trên ghe cho ba mẹ, như chặt dừa, cắt chuối, chở hàng... Thế là đời con lại lênh đênh và trôi nổi trên con nước y như đời cha.

PLO ghi nhận tình trạng trẻ con sống trên những chiếc ghe này dễ mắc bệnh hơn trên đất liền. Vì ghe thuyền trống trải, chĩ được che chắn bởi những tấm vải bạt củ nát trước nắng gió nên trẻ rất hay mắc những chứng bệnh về thời tiết.

Trên ghe lại không có nước sạch để dùng, vì thế người dân phải mang bình mua nước sạch từ nhà dân trên bờ. Nước phải mua nên nhà nào cũng sử dụng hết sức tiết kiệm, chỉ để uống và nấu ăn, còn tắm giặt và rửa chén thì dùng nước sông.

Theo PLO, cuộc sống trên sông nước đã không thể thong thả, tự nhiên như trên đất liền, lại còn phải luôn đối mặt với những nguy hiểm rình rập. Không ít gia đình có con nhỏ, để con tự chơi một mình trượt chân té xuống dòng nước chết đuối. Có hoàn cảnh còn đau thương gấp bội khi trong nhà có đến hai đứa con đều chết đuối trên chính dòng kênh này. Mất con, hai vợ chồng nhà ấy quá đau khổ, đành bán ghe về quê, quay lại cái cảnh làm thuê làm mướn.

Đời thương hồ lắm khó khăn nên niềm mong mỏi chung, rất khẩn thiết của các gia đình là làm sao rời thuyền chài, lên bờ sống cuộc đời ổn định chắc chắn, con cái an toàn, học hành đàng hoàng Nhưng lên bờ thì ăn ở thế nào, sinh sống ra sao khi gia tài của họ chỉ là chiếc ghe cũ kĩ vừa mưu sinh vừa làm mái nhà che mưa nắng? 

PLO dẫn lời cô Đặng Mai Điệp (45 tuổi, sinh sống ở chợ nổi gần chục năm) chia sẻ: “Hai con gái tôi nhiều năm liền là học sinh giỏi nhưng tôi buôn bán bữa đói, bữa no cũng không dám mơ rằng tụi nó sẽ học lên cao. Tôi chỉ mong sao đời con mình sẽ khác đời ba mẹ, sẽ có cuộc sống sung túc hơn và sẽ không sống kiểu bám vào ghe thuyền trên sông nước”.

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm