Khoa Học Thực Nghiệm & Tâm Linh

Kĩ thuật số… Xưa và nay

Người phương Đông xưa chia những con số ra làm hai loại (hai bản chất): số cơ (lẻ), số ngẫu (chẵn), cũng là Dương, Âm; Trời, Đất; Cương, Nhu; Nóng, Lạnh; Sống, Chết; Đực, Cái; Nam, Nữ; Thiện, Ác; Quân tử, Tiểu nhân… Thế rồi sắp xếp, ngẫm ngợi, đùa bỡn

Người phương Đông xưa chia những con số ra làm hai loại (hai bản chất): số cơ (lẻ), số ngẫu (chẵn), cũng là Dương, Âm; Trời, Đất; Cương, Nhu; Nóng, Lạnh; Sống, Chết; Đực, Cái; Nam, Nữ; Thiện, Ác; Quân tử, Tiểu nhân… Thế rồi sắp xếp, ngẫm ngợi, đùa bỡn thế nào mà bỗng phát hiện ra rằng giữa những con số tưởng chừng vô hồn ấy lại tiềm ẩn một sức mạnh khủng khiếp (bao gồm cả “trí“ lẫn “lực“; cả “thực“ lẫn “hư“; cả “không“ lẫn “có“ v.v…). Toàn bộ những bí ẩn về “sinh“, “diệt“; những quy luật của “thịnh“, “suy“; những đạo lý của “vong“, “tồn“. .. té ra nằm cả ở trong đó. Nắm được “hồn vía“ của những con số, vận dụng được nó, điều khiển được nó là có được tất cả, từ trí tuệ quán thế đến sức mạnh kinh thiên động địa, từ khả năng cảm nhận vô song đến con mắt “huệ“ (huệ nhãn), có thể nhìn suốt cả vũ trụ từ quá khứ đến vị lai… Đến nỗi đạo Phật, từ cách đây hơn hai nghìn năm, đã có một môn gọi là “Thần thông đạo pháp“. Đó là chỉ dựa vào những con số mà tu luyện, là có thể đạt tới một cảnh giới siêu phàm (ra khỏi vòng sinh tử, ngũ hành), muốn gì được nấy (như ý), có thể sai khiến cả trời đất, quỷ thần (!). Về sau, các bậc tu hành chân chính lo ngại rằng cái môn “thần thông đạo pháp“ ấy mà lọt vào tay những kẻ kém đức, thì tác hại của nó đối với loài người cũng như vạn vật sẽ ghê gớm lắm, đại khái chẳng kém gì… bom nguyên tử ngày nay. Từ đó trong đạo Phật có hẳn một giới luật cấm tu luyện “thần thông đạo pháp“. Môn ấy đến nay vì thế thất truyền (?).

Hay như Kinh Dịch ra đời cách đây trên năm nghìn năm, là một bộ sách huyền vi tối thượng mà hơn hai nghìn năm trước đây, Đức Khổng Tử từng phải than rằng: “Cho ta sống thêm vài năm nữa, ta sẽ hiểu hết được Kinh Dịch“. Tất nhiên Ngài nói như thế không có nghĩa là Ngài chưa “ngộ“ được Dịch, bởi Ngài chính là một trong bốn vị Thánh nhân đầu tiên làm ra và hoàn chỉnh Kinh Dịch. Đó (chẳng qua) là một cách nói đề cao của một bậc Chí Thánh. Bộ Kinh ấy cũng chính là một bộ sách số học, một khoa học về những con số, dựa vào số mà tìm ra những quy luật trùm hết cả thiên địa, nhân tình… Kinh Dịch gồm đủ bách nghệ, môn nào cũng đạt tới trình độ bạt vía kinh hồn. Chỉ riêng một môn gọi là “lý số“ (lại vẫn là “số“) mà nếu học được đến chỗ tinh thông, thì có thể soi thấu cả quá khứ, tương lai, nhìn vạn vật, nhân tình thế thái vần xoay trước mắt như thể đọc trong một trang sách vỡ lòng vậy. Đời xưa đã có những bậc kì nhân quán thế về lý số như Thiệu Ung (Thiệu Khang Tiết) đời Tống, hay như cụ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) ở nước ta. Đó là những bậc “Thánh nhân“ mà người xưa từng tổng kết rằng phải mấy trăm năm (may ra) thiên hạ mới có được một người…

Kẻ viết những dòng này cùng mọi người đang sống trong thời đại gọi là “kĩ thuật số“ hiện đại, siêu hiện đại. Thời đại mà khoa học (của người phương Tây) mới phát hiện ra rằng việc áp dụng điều khiển bằng số trong công nghệ hiện đại là ảo diệu vô cùng. “Kĩ thuật số“ ra đời lập tức đã và đang làm nên một cuộc cách mạng trong mọi lĩnh vực của đời sống hiện đại, từ chiếc nồi cơm điện, máy giặt, máy điện thoại… đến truyền hình, chụp ảnh, công nghệ thông tin… Sắp tới, chắc những lĩnh vực khác như văn chương, thi phú, rồi cả yêu đương, cãi lộn, ngoại tình, thậm chí cả đến lừa bịp, tham nhũng, trộm cướp… rồi cũng sẽ áp dụng… “kĩ thuật số“ tuốt tuột cho mà xem. Một hôm mơ màng so sánh, bỗng giật mình nhận ra rằng cái gọi là “kĩ thuật số“ ngày nay còn lâu mới đạt tới trình độ như của… người xưa. Rằng công dụng của “số“ còn lớn đến nỗi, mà “kĩ thuật số“ hiện đang được áp dụng, mới chỉ dừng ở mức sử dụng con dao mổ trâu, đi… cạo lông chân mấy con ruồi. Nói cách khác, “kĩ thuật số“ hiện đại chẳng qua là mới chỉ biết đến phần “xác“ của những con số, mà chưa hề biết tới cái “thần“ của nó. Có người sẽ bảo nói ngoa. Nhưng quả thực, kiến thức về “số“ mà người phương Đông xưa từng đạt tới ví như một tòa núi cao, thì “kĩ thuật số“ hiện đại (đang được cả hai phe khủng bố và chống khủng bố sử dụng…) chẳng qua chỉ như một mô đất nhỏ bé mà thôi.

Đến đây, tất có người phản đối (kẻ viết đã từng nghe nhiều lần rồi), rằng bảo người phương Đông xưa giỏi thế, tại sao họ không chế ra bóng điện, tàu hoả, ô tô, máy bay, tàu vũ trụ… tại sao không nghĩ ra máy vi tính, internet, kính hiển vi điện tử… cùng với bao nhiêu thứ tiện nghi tuyệt vời khác… mà khoa học đã và đang mang lại cho cuộc sống của con người? Vâng! Kẻ viết đã từng thắp nhang khấn hỏi các vị Thánh nhân. Rất tiếc các vị ấy không trả lời. Các vị chỉ bảo với kẻ viết rằng đối với một tri thức còn ngập ngụa trong vòng “tham, sân, si…“. , chưa thoát ra khỏi “hỉ, nộ, ái, ố…“ v.v… như ngươi thì không thể nào hiểu nổi tại sao, dẫu có trả lời cũng chẳng bao giờ làm cho ngươi tHỏa mãn. Hãy phấn đấu, sao cho tri thức của ngươi thoát hẳn ra khỏi những cái đó đi, tự nhiên ngươi sẽ có câu trả lời!

Than ôi! Đến bao giờ con người mới thoát hẳn ra khỏi những cái đó? Tất nhiên, rồi đây “kĩ thuật số“ của khoa học sẽ không dừng lại, không giẫm chân tại chỗ mà tiếp tục phát triển, thậm chí phát triển với tốc độ vũ bão. Loài người rồi sẽ được chứng kiến những chuyện phi thường mà “kĩ thuật số“ mang lại. Đến nỗi có thể nói: “Nếu quả thực có một Đấng Tạo hóa đã sáng tạo ra cả vũ trụ này, thì hẳn là ngài đã dùng… kĩ thuật số để tạo nên. Vì thế kĩ thuật số (và chỉ có kĩ thuật số) mới là chiếc chìa khóa để thâm nhập trở lại vào cái vũ trụ ấy của ngài“. Không phải chuyện khoa học viễn tưởng đâu, mà quả thực, con người có thể di chuyển trong không gian với vận tốc ánh sáng mà không cần đến tàu vũ trụ. Khoa học ngày nay đã chứng minh được (bằng lý thuyết) rằng có thể phân tích hoàn toàn vật chất thành những tín hiệu, thành… sóng (!). Phân tích, rồi tổng hợp lại… tất nhiên phải dựa trên “kĩ thuật số“. Đại khái có thể “fax“ một đồ vật từ nơi này sang nơi kia, cách xa cả ngàn cây số với vận tốc ánh sáng, chứ không phải chỉ “fax“ được hình ảnh, văn bản như bây giờ. Từ “fax“ được đồ vật, đến lúc “fax“ được cả… chính con người nữa thì cũng chỉ là vấn đề thời gian (sẽ liên quan đến chuyện đạo đức, thậm chí tồn, vong của cả loài người nữa chưa biết chừng). Thế thì cái phép “cân đẩu vân“, trong nháy mắt vượt qua mười vạn tám ngàn dặm của Tôn Hành Giả ngày xưa trong sách của cụ Ngô Thừa Ân, xem ra không phải hoàn toàn bịa tạc.

Nói rằng người xưa từng đạt đến một cảnh giới mà khoa học ngày nay còn lâu mới với tới thì quả có làm nản lòng các nhà khoa học. Nhưng đại khái cũng na ná một câu chuyện khoa học viễn tưởng rất có ý nghĩa, mà kẻ viết những dòng này may mắn được đọc cách đây đã lâu (chừng hơn hai chục năm về trước – xin lỗi vì không nhớ tên tác giả). Xin phép được kể lại như sau:

Chuyện kể rằng có một con tàu vũ trụ (kĩ thuật số -tất nhiên) xuất phát từ Trái Đất, đã mười vạn năm di chuyển trong vũ trụ với vận tốc ánh sáng, siêu ánh sáng. Đoàn thám hiểm trong con tàu đó gồm các nhà khoa học không biết đến già là gì (ở vận tốc ánh sáng, thời gian bằng không). Mười vạn năm lang thang trong vũ trụ, đoàn đã qua rất nhiều thiên hà, gặp gỡ nhiều hành tinh… thu thập bao nhiêu kiến thức về vũ trụ. Phát hiện bao nhiêu hành tinh có sự sống, có những nền văn minh cực kì đa dạng… Đến một ngày kia, đoàn bắt gặp một hệ mặt trời kì lạ, mà quỹ đạo của các hành tinh trong hệ mặt trời đó được sắp xếp một cách đều đặn như thể… do bàn tay con người. Đoàn quyết định chọn một trong số các hành tinh của hệ mặt trời đó để hạ cánh.

Đó là một hành tinh rất xinh đẹp, cây cỏ tốt tươi, những dòng sống mát rượi, hiền hòa. Biển xanh ngắt và rập rờn sóng bạc… Những điều kiện lý tưởng cho sự sống, cho một nền văn minh kiểu con người. Nhưng lạ thay, không một bóng người hay bất kì loại động vật nào. Chỉ thỉnh thoảng lại nghe như có tiếng cười giữa không trung, như có tiếng thở dài trong gió, như có những dấu chân trên cát… Nhưng bóng dáng của con người thì tuyệt chẳng thấy đâu.

Đã đến lúc phải trở về Trái Đất. Con tàu từ giã hành tinh đó và bay tiếp vào vũ trụ. Đột nhiên, trong các khoang của con tàu xuất hiện những bóng ma lấp lánh ánh bạc. Có kẻ lạ mặt bí ẩn trong vũ trụ đột nhập vào con tàu? Quả có thế thật. Và kẻ lạ mặt đó đã tặng cho đoàn thám hiểm một vật. Đó là một đĩa từ ghi lại những thông tin từ mười vạn năm về trước. Khi những thông tin ấy được chiếu lên màn ảnh, đoàn thám hiểm kinh ngạc nhận ra đó chính là cảnh xuất phát của chính con tàu vũ trụ của họ từ Trái Đất cách đó mười vạn năm. Bấy giờ mọi người mới bàng hoàng nhận ra rằng hành tinh xinh đẹp mà họ vừa hạ cánh chính là… Trái Đất yêu dấu! Vậy những con người ở đó, nền văn minh xưa giờ biến đi đâu?

“Mười vạn năm các anh (các cụ) bay trong vũ trụ, thì nền văn minh (kĩ thuật số -Vâng! vẫn là kĩ thuật số, chắc chắn thế!) ở Trái Đất không dừng lại mà tiếp tục phát triển“ – Kẻ lạ mặt quay trở lại giải thích – “Con người đã sắp xếp lại quỹ đạo của các hành tinh, đã đạt tới trạng thái mà các cụ – thực chất đã trở thành những người (cổ đại) cách đấy mười vạn năm – không thể nào hiểu được nữa. Mặc dù các cụ là những nhà khoa học, các cụ đã thu thập được biết bao kiến thức về vũ trụ, mặc dù nền văn minh của chính các cụ trên con tàu này cũng phát triển… Song so với sự phát triển của Trái Đất – cái nôi của các cụ và con tàu trước kia, thì kiến thức của các cụ (nói xin lỗi) gần như là… dừng lại“.

Thế là kẻ đi thám hiểm không ngờ lại lạc hậu hơn kẻ “ở nhà“ gấp vạn lần. Khỏi phải nói nỗi đau đớn, tuyệt vọng của các nhà thám hiểm trên con tàu đó lớn đến mức nào. Họ chỉ còn cách mãi lang thang trong vũ trụ, để mãi mãi làm những con người “cổ đại“ cách đó mười vạn năm, hoặc hãm con tàu lại để già đi và… chết. Mười vạn năm trước khi ra đi, họ đâu có ngờ rằng nền văn minh ở Trái Đất sẽ không dừng lại để đợi họ trở về. Bởi vì đối với họ, trong tổng thể của cái gọi là Không -Thời gian, thì sự dừng lại của chiều Thời gian tất sẽ kéo theo cả “n“ chiều Không gian (trong đó có kiến thức, sự văn minh…) cũng phải dừng lại.

Trạng thái mà nền văn minh trên Trái Đất đạt tới lúc ấy là gì? Tạm gọi là: “như ý“. Con người (nếu cần), có thể tự “phân tích“ hoàn toàn thành “sóng“, thành vô hình thể (tất nhiên chỉ vô hình đối với khả năng của các “giác quan“ hiện tại thôi)… để di chuyển tùy ý trong không gian với vận tốc ánh sáng, để hóa thân vào vũ trụ, để trở về với chính cái “bổn lai diện mục“ của mình (nói theo ngôn ngữ nhà Phật thì đó là trạng thái “Như Lai“). Cảnh giới ấy gọi là “Vô vi“ (Lão), hay “Tòng tâm sở dục“ (Khổng), hay “Chân Như Phật tánh“ (Phật)… con người đã ra khỏi ngũ hành, không còn nằm trong vòng sinh tử, chân ngụy, thiện ác, hay dở, thắng thua, v.v… nữa. Kĩ thuật số té ra lại là công cụ (hầu như) duy nhất có khả năng giúp cho nền văn minh của nhân loại đạt (hoặc tiệm cận?) tới trình độ của… người xưa. Khi đó, phải chăng bao nhiêu thứ gọi là “tiện nghi“ tuyệt vời kia của khoa học, kể cả những cái gọi là tư tưởng, chủ nghĩa, triết học… (đối với con người) sẽ tự nhiên trở thành vớ vẩn, vô nghĩa?

Ở vào thời điểm đó của Trái Đất mà xét, thì con tàu vũ trụ ấy, đoàn thám hiểm ấy, mười vạn năm về trước… liệu có cần thiết phải “ra đi“?

Viết 2005, sửa chữa, bổ sung tháng Giêng 2007

Phạm Lưu Vũ
http://www.quehuongngaymai.

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Kĩ thuật số… Xưa và nay

Người phương Đông xưa chia những con số ra làm hai loại (hai bản chất): số cơ (lẻ), số ngẫu (chẵn), cũng là Dương, Âm; Trời, Đất; Cương, Nhu; Nóng, Lạnh; Sống, Chết; Đực, Cái; Nam, Nữ; Thiện, Ác; Quân tử, Tiểu nhân… Thế rồi sắp xếp, ngẫm ngợi, đùa bỡn

Người phương Đông xưa chia những con số ra làm hai loại (hai bản chất): số cơ (lẻ), số ngẫu (chẵn), cũng là Dương, Âm; Trời, Đất; Cương, Nhu; Nóng, Lạnh; Sống, Chết; Đực, Cái; Nam, Nữ; Thiện, Ác; Quân tử, Tiểu nhân… Thế rồi sắp xếp, ngẫm ngợi, đùa bỡn thế nào mà bỗng phát hiện ra rằng giữa những con số tưởng chừng vô hồn ấy lại tiềm ẩn một sức mạnh khủng khiếp (bao gồm cả “trí“ lẫn “lực“; cả “thực“ lẫn “hư“; cả “không“ lẫn “có“ v.v…). Toàn bộ những bí ẩn về “sinh“, “diệt“; những quy luật của “thịnh“, “suy“; những đạo lý của “vong“, “tồn“. .. té ra nằm cả ở trong đó. Nắm được “hồn vía“ của những con số, vận dụng được nó, điều khiển được nó là có được tất cả, từ trí tuệ quán thế đến sức mạnh kinh thiên động địa, từ khả năng cảm nhận vô song đến con mắt “huệ“ (huệ nhãn), có thể nhìn suốt cả vũ trụ từ quá khứ đến vị lai… Đến nỗi đạo Phật, từ cách đây hơn hai nghìn năm, đã có một môn gọi là “Thần thông đạo pháp“. Đó là chỉ dựa vào những con số mà tu luyện, là có thể đạt tới một cảnh giới siêu phàm (ra khỏi vòng sinh tử, ngũ hành), muốn gì được nấy (như ý), có thể sai khiến cả trời đất, quỷ thần (!). Về sau, các bậc tu hành chân chính lo ngại rằng cái môn “thần thông đạo pháp“ ấy mà lọt vào tay những kẻ kém đức, thì tác hại của nó đối với loài người cũng như vạn vật sẽ ghê gớm lắm, đại khái chẳng kém gì… bom nguyên tử ngày nay. Từ đó trong đạo Phật có hẳn một giới luật cấm tu luyện “thần thông đạo pháp“. Môn ấy đến nay vì thế thất truyền (?).

Hay như Kinh Dịch ra đời cách đây trên năm nghìn năm, là một bộ sách huyền vi tối thượng mà hơn hai nghìn năm trước đây, Đức Khổng Tử từng phải than rằng: “Cho ta sống thêm vài năm nữa, ta sẽ hiểu hết được Kinh Dịch“. Tất nhiên Ngài nói như thế không có nghĩa là Ngài chưa “ngộ“ được Dịch, bởi Ngài chính là một trong bốn vị Thánh nhân đầu tiên làm ra và hoàn chỉnh Kinh Dịch. Đó (chẳng qua) là một cách nói đề cao của một bậc Chí Thánh. Bộ Kinh ấy cũng chính là một bộ sách số học, một khoa học về những con số, dựa vào số mà tìm ra những quy luật trùm hết cả thiên địa, nhân tình… Kinh Dịch gồm đủ bách nghệ, môn nào cũng đạt tới trình độ bạt vía kinh hồn. Chỉ riêng một môn gọi là “lý số“ (lại vẫn là “số“) mà nếu học được đến chỗ tinh thông, thì có thể soi thấu cả quá khứ, tương lai, nhìn vạn vật, nhân tình thế thái vần xoay trước mắt như thể đọc trong một trang sách vỡ lòng vậy. Đời xưa đã có những bậc kì nhân quán thế về lý số như Thiệu Ung (Thiệu Khang Tiết) đời Tống, hay như cụ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) ở nước ta. Đó là những bậc “Thánh nhân“ mà người xưa từng tổng kết rằng phải mấy trăm năm (may ra) thiên hạ mới có được một người…

Kẻ viết những dòng này cùng mọi người đang sống trong thời đại gọi là “kĩ thuật số“ hiện đại, siêu hiện đại. Thời đại mà khoa học (của người phương Tây) mới phát hiện ra rằng việc áp dụng điều khiển bằng số trong công nghệ hiện đại là ảo diệu vô cùng. “Kĩ thuật số“ ra đời lập tức đã và đang làm nên một cuộc cách mạng trong mọi lĩnh vực của đời sống hiện đại, từ chiếc nồi cơm điện, máy giặt, máy điện thoại… đến truyền hình, chụp ảnh, công nghệ thông tin… Sắp tới, chắc những lĩnh vực khác như văn chương, thi phú, rồi cả yêu đương, cãi lộn, ngoại tình, thậm chí cả đến lừa bịp, tham nhũng, trộm cướp… rồi cũng sẽ áp dụng… “kĩ thuật số“ tuốt tuột cho mà xem. Một hôm mơ màng so sánh, bỗng giật mình nhận ra rằng cái gọi là “kĩ thuật số“ ngày nay còn lâu mới đạt tới trình độ như của… người xưa. Rằng công dụng của “số“ còn lớn đến nỗi, mà “kĩ thuật số“ hiện đang được áp dụng, mới chỉ dừng ở mức sử dụng con dao mổ trâu, đi… cạo lông chân mấy con ruồi. Nói cách khác, “kĩ thuật số“ hiện đại chẳng qua là mới chỉ biết đến phần “xác“ của những con số, mà chưa hề biết tới cái “thần“ của nó. Có người sẽ bảo nói ngoa. Nhưng quả thực, kiến thức về “số“ mà người phương Đông xưa từng đạt tới ví như một tòa núi cao, thì “kĩ thuật số“ hiện đại (đang được cả hai phe khủng bố và chống khủng bố sử dụng…) chẳng qua chỉ như một mô đất nhỏ bé mà thôi.

Đến đây, tất có người phản đối (kẻ viết đã từng nghe nhiều lần rồi), rằng bảo người phương Đông xưa giỏi thế, tại sao họ không chế ra bóng điện, tàu hoả, ô tô, máy bay, tàu vũ trụ… tại sao không nghĩ ra máy vi tính, internet, kính hiển vi điện tử… cùng với bao nhiêu thứ tiện nghi tuyệt vời khác… mà khoa học đã và đang mang lại cho cuộc sống của con người? Vâng! Kẻ viết đã từng thắp nhang khấn hỏi các vị Thánh nhân. Rất tiếc các vị ấy không trả lời. Các vị chỉ bảo với kẻ viết rằng đối với một tri thức còn ngập ngụa trong vòng “tham, sân, si…“. , chưa thoát ra khỏi “hỉ, nộ, ái, ố…“ v.v… như ngươi thì không thể nào hiểu nổi tại sao, dẫu có trả lời cũng chẳng bao giờ làm cho ngươi tHỏa mãn. Hãy phấn đấu, sao cho tri thức của ngươi thoát hẳn ra khỏi những cái đó đi, tự nhiên ngươi sẽ có câu trả lời!

Than ôi! Đến bao giờ con người mới thoát hẳn ra khỏi những cái đó? Tất nhiên, rồi đây “kĩ thuật số“ của khoa học sẽ không dừng lại, không giẫm chân tại chỗ mà tiếp tục phát triển, thậm chí phát triển với tốc độ vũ bão. Loài người rồi sẽ được chứng kiến những chuyện phi thường mà “kĩ thuật số“ mang lại. Đến nỗi có thể nói: “Nếu quả thực có một Đấng Tạo hóa đã sáng tạo ra cả vũ trụ này, thì hẳn là ngài đã dùng… kĩ thuật số để tạo nên. Vì thế kĩ thuật số (và chỉ có kĩ thuật số) mới là chiếc chìa khóa để thâm nhập trở lại vào cái vũ trụ ấy của ngài“. Không phải chuyện khoa học viễn tưởng đâu, mà quả thực, con người có thể di chuyển trong không gian với vận tốc ánh sáng mà không cần đến tàu vũ trụ. Khoa học ngày nay đã chứng minh được (bằng lý thuyết) rằng có thể phân tích hoàn toàn vật chất thành những tín hiệu, thành… sóng (!). Phân tích, rồi tổng hợp lại… tất nhiên phải dựa trên “kĩ thuật số“. Đại khái có thể “fax“ một đồ vật từ nơi này sang nơi kia, cách xa cả ngàn cây số với vận tốc ánh sáng, chứ không phải chỉ “fax“ được hình ảnh, văn bản như bây giờ. Từ “fax“ được đồ vật, đến lúc “fax“ được cả… chính con người nữa thì cũng chỉ là vấn đề thời gian (sẽ liên quan đến chuyện đạo đức, thậm chí tồn, vong của cả loài người nữa chưa biết chừng). Thế thì cái phép “cân đẩu vân“, trong nháy mắt vượt qua mười vạn tám ngàn dặm của Tôn Hành Giả ngày xưa trong sách của cụ Ngô Thừa Ân, xem ra không phải hoàn toàn bịa tạc.

Nói rằng người xưa từng đạt đến một cảnh giới mà khoa học ngày nay còn lâu mới với tới thì quả có làm nản lòng các nhà khoa học. Nhưng đại khái cũng na ná một câu chuyện khoa học viễn tưởng rất có ý nghĩa, mà kẻ viết những dòng này may mắn được đọc cách đây đã lâu (chừng hơn hai chục năm về trước – xin lỗi vì không nhớ tên tác giả). Xin phép được kể lại như sau:

Chuyện kể rằng có một con tàu vũ trụ (kĩ thuật số -tất nhiên) xuất phát từ Trái Đất, đã mười vạn năm di chuyển trong vũ trụ với vận tốc ánh sáng, siêu ánh sáng. Đoàn thám hiểm trong con tàu đó gồm các nhà khoa học không biết đến già là gì (ở vận tốc ánh sáng, thời gian bằng không). Mười vạn năm lang thang trong vũ trụ, đoàn đã qua rất nhiều thiên hà, gặp gỡ nhiều hành tinh… thu thập bao nhiêu kiến thức về vũ trụ. Phát hiện bao nhiêu hành tinh có sự sống, có những nền văn minh cực kì đa dạng… Đến một ngày kia, đoàn bắt gặp một hệ mặt trời kì lạ, mà quỹ đạo của các hành tinh trong hệ mặt trời đó được sắp xếp một cách đều đặn như thể… do bàn tay con người. Đoàn quyết định chọn một trong số các hành tinh của hệ mặt trời đó để hạ cánh.

Đó là một hành tinh rất xinh đẹp, cây cỏ tốt tươi, những dòng sống mát rượi, hiền hòa. Biển xanh ngắt và rập rờn sóng bạc… Những điều kiện lý tưởng cho sự sống, cho một nền văn minh kiểu con người. Nhưng lạ thay, không một bóng người hay bất kì loại động vật nào. Chỉ thỉnh thoảng lại nghe như có tiếng cười giữa không trung, như có tiếng thở dài trong gió, như có những dấu chân trên cát… Nhưng bóng dáng của con người thì tuyệt chẳng thấy đâu.

Đã đến lúc phải trở về Trái Đất. Con tàu từ giã hành tinh đó và bay tiếp vào vũ trụ. Đột nhiên, trong các khoang của con tàu xuất hiện những bóng ma lấp lánh ánh bạc. Có kẻ lạ mặt bí ẩn trong vũ trụ đột nhập vào con tàu? Quả có thế thật. Và kẻ lạ mặt đó đã tặng cho đoàn thám hiểm một vật. Đó là một đĩa từ ghi lại những thông tin từ mười vạn năm về trước. Khi những thông tin ấy được chiếu lên màn ảnh, đoàn thám hiểm kinh ngạc nhận ra đó chính là cảnh xuất phát của chính con tàu vũ trụ của họ từ Trái Đất cách đó mười vạn năm. Bấy giờ mọi người mới bàng hoàng nhận ra rằng hành tinh xinh đẹp mà họ vừa hạ cánh chính là… Trái Đất yêu dấu! Vậy những con người ở đó, nền văn minh xưa giờ biến đi đâu?

“Mười vạn năm các anh (các cụ) bay trong vũ trụ, thì nền văn minh (kĩ thuật số -Vâng! vẫn là kĩ thuật số, chắc chắn thế!) ở Trái Đất không dừng lại mà tiếp tục phát triển“ – Kẻ lạ mặt quay trở lại giải thích – “Con người đã sắp xếp lại quỹ đạo của các hành tinh, đã đạt tới trạng thái mà các cụ – thực chất đã trở thành những người (cổ đại) cách đấy mười vạn năm – không thể nào hiểu được nữa. Mặc dù các cụ là những nhà khoa học, các cụ đã thu thập được biết bao kiến thức về vũ trụ, mặc dù nền văn minh của chính các cụ trên con tàu này cũng phát triển… Song so với sự phát triển của Trái Đất – cái nôi của các cụ và con tàu trước kia, thì kiến thức của các cụ (nói xin lỗi) gần như là… dừng lại“.

Thế là kẻ đi thám hiểm không ngờ lại lạc hậu hơn kẻ “ở nhà“ gấp vạn lần. Khỏi phải nói nỗi đau đớn, tuyệt vọng của các nhà thám hiểm trên con tàu đó lớn đến mức nào. Họ chỉ còn cách mãi lang thang trong vũ trụ, để mãi mãi làm những con người “cổ đại“ cách đó mười vạn năm, hoặc hãm con tàu lại để già đi và… chết. Mười vạn năm trước khi ra đi, họ đâu có ngờ rằng nền văn minh ở Trái Đất sẽ không dừng lại để đợi họ trở về. Bởi vì đối với họ, trong tổng thể của cái gọi là Không -Thời gian, thì sự dừng lại của chiều Thời gian tất sẽ kéo theo cả “n“ chiều Không gian (trong đó có kiến thức, sự văn minh…) cũng phải dừng lại.

Trạng thái mà nền văn minh trên Trái Đất đạt tới lúc ấy là gì? Tạm gọi là: “như ý“. Con người (nếu cần), có thể tự “phân tích“ hoàn toàn thành “sóng“, thành vô hình thể (tất nhiên chỉ vô hình đối với khả năng của các “giác quan“ hiện tại thôi)… để di chuyển tùy ý trong không gian với vận tốc ánh sáng, để hóa thân vào vũ trụ, để trở về với chính cái “bổn lai diện mục“ của mình (nói theo ngôn ngữ nhà Phật thì đó là trạng thái “Như Lai“). Cảnh giới ấy gọi là “Vô vi“ (Lão), hay “Tòng tâm sở dục“ (Khổng), hay “Chân Như Phật tánh“ (Phật)… con người đã ra khỏi ngũ hành, không còn nằm trong vòng sinh tử, chân ngụy, thiện ác, hay dở, thắng thua, v.v… nữa. Kĩ thuật số té ra lại là công cụ (hầu như) duy nhất có khả năng giúp cho nền văn minh của nhân loại đạt (hoặc tiệm cận?) tới trình độ của… người xưa. Khi đó, phải chăng bao nhiêu thứ gọi là “tiện nghi“ tuyệt vời kia của khoa học, kể cả những cái gọi là tư tưởng, chủ nghĩa, triết học… (đối với con người) sẽ tự nhiên trở thành vớ vẩn, vô nghĩa?

Ở vào thời điểm đó của Trái Đất mà xét, thì con tàu vũ trụ ấy, đoàn thám hiểm ấy, mười vạn năm về trước… liệu có cần thiết phải “ra đi“?

Viết 2005, sửa chữa, bổ sung tháng Giêng 2007

Phạm Lưu Vũ
http://www.quehuongngaymai.

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm