Kinh Khổ

Kẻ Thù Số Một Của Xã Hội

“Trai vô tửu như kỳ vô phong” đã trở thành một quan niệm đáng sợ trong các bữa tiệc của người Việt. Không hiếm các trường hợp con mất cha,

Kinh hoàng hàng loạt người chết trên bàn nhậu

 

L.Lam (Tổng hợp)  –   Vietnamnet 13/12/2013

“Trai vô tửu như kỳ vô phong” đã trở thành một quan niệm đáng sợ trong các bữa tiệc của người Việt. Không hiếm các trường hợp con mất cha, vợ mất chồng sau những chén rượu ê hề nhưng dường như những chuyện buồn vì “ma men” vẫn chưa thể dừng lại.

Những vụ ngộ độc sau khi uống rượu dán nhãn “Rượu nếp 29 Hà Nội” tại Quảng Ninh khiến 6 người tử vong chỉ trong thời gian ngắn đã dư luận người bàng hoàng. Theo đó, từ ngày 29/11 đến 11/12/2013, trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh xảy ra 4 vụ ngộ độc rượu, làm chết 6 người. Những người này đều dùng rượu được đóng trong can nhựa loại 2 lít, nhãn mác bên ngoài ghi “Rượu nếp 29 Hà Nội”, của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu 29 Hà Nội sản xuất ngày 12/10/2013.

 

Kết quả kiểm định các mẫu rượu thu được từ các vụ trên cho thấy hàm lượng metanol và etanol trong rượu đều chiếm thể tích từ 80% đến trên 98% (vượt 1.600 đến trên 1.900 lần giới hạn cho phép theo TCVN 7044:2009).

Chết vì cố chứng minh rượu… bổ

Một vụ ngộ độc rượu thuốc xảy ra ở Lâm Đồng vào trưa 10/9/2013 lại xuất phát từ lý do rất hy hữu. Nạn nhân là ông Nguyễn Quang Hướng (54 tuổi) trú tại thị trấn Nam Ban, Lâm Hà, Lâm ồng, nhập viện trong tình trạng hôn mê, co cứng tay chân, khó thở. Trước đó, ông Hướng uống một ly rượu ngâm gói thuốc bắc là rễ cây mật nhân do một người bạn tên Sang (51 tuổi) tặng.

Khi thấy ông Hướng có những triệu chứng trên, gia đình đã gọi điện cho ông Sang và để chứng minh rượu của mình tốt, bổ không có vấn đề gì, ông Sang uống liền 3 ly. Sau khi uống ít phút, ông Sang cũng lâm tình trạng nguy kịch và tử vong sau đó.

5 người một xã chết liên tiếp

Thảm họa chết người hàng loạt từ việc uống rượu cũng từng xảy ra ở xã Phước Vinh, Ninh Phước, Ninh Thuận vào tháng 5/2013. Những người này đều uống rượu mua tại các tiệm tạp hóa trong xã Phước Vinh. Sau khi uống họ có biểu hiện nôn ói, tím tái người, co giật rồi chết rất nhanh. Số người bị ngộ độc rượu tử vong hầu hết không biết bị ngộ độc, tưởng say rượu nên cứ nằm ở nhà dẫn đến chết.

Ngoài ra, 4 người khác ở địa phương cũng phải cấp cứu tại bệnh viện với những triệu chứng tương tự như số người đã chết do uống rượu.

Tiệc vui thành thảm kịch
Không ít đám vui đã kết thúc bằng chuyện buồn chỉ vì quan niệm “thiếu rượu mất vui” của người Việt. Chuyện của gia đình anh Giàng Seo Phử, xã Cốc Ly, Bắc Hà, Lào Cai là một chuyện như vậy.

Ngày 26/6/2013, nhà anh Giàng Seo Phử tổ chức lễ đặt tên con theo phong tục của người Mông. Gia đình anh đã làm cơm và mua rượu ngô ở chợ Cốc Ly mời anh, em họ hàng đến ăn.

Trong bữa ăn trưa hôm đó có khoảng 50 người cùng ăn cơm và uống rượu. Sau khi tan tiệc, anh Lử và anh Lổ (anh trai anh Phử) đã tử vong tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh.  Qua nhận định ban đầu, đây là vụ ngộ độc rượu, do người dân uống quá nhiều rượu vì vậy ảnh hưởng đến chức năng gan, thận.

Ngày vui bỗng chốc trở thành ngày đại tang của gia đình. Bà Di, mẹ 2 nạn nhân, cho biết: “Nhà bà có 5 người con trai, bây giờ 2 đứa đã chết rồi, sao số tôi khổ thế, chồng cũng chết vì rượu, bây giờ đến hai đứa con cũng chết vì rượu.”

Món rượu thuốc khiến hàng chục người nhập viện

Chuyện lạ lùng xảy ra vào trưa 7/1/2012, tại đám giỗ nhà ông Huỳnh Giống, ở xã Ân Tín, huyện Hoài Ân, Bình Định khi nhiều người đến ăn giỗ đang uống rượu thì ngã gục xuống bàn hàng loạt.

Hơn 20 người được đưa đi cấp cứu tại, trong đó một người đã chết là ông Nguyễn Xuân Tùng (61 tuổi, ở xã Ân Tín) và bốn người khác bị ngộ độc nặng.Theo thông tin người nhà cho biết, rượu ông Giống đem ra đãi khách là loại rượu ông tự ngâm cây ba kích (loại cây mọc trên núi được cho là kích ăn, kích ngủ, cường dương bổ thận). Những người trên uống đến ly thứ ba thì bị ngộ độc.

Được biết năm nào giỗ ông Giống cũng đãi khách bằng “rượu quý” này.

Lâm Đồng: Ba người tử vong vì “ma men

Tháng 10/2011, Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng cũng tiếp nhận cấp cứu hàng chục trường hợp liên quan vụ ngộ độc rượu tại xã Đạ Ròn, huyện Đơn Dương, Lâm Đồng, trong đó 3 người đã tử vong.

Anh Ha Nghin, một bệnh nhân phải nằm điều trị tại khoa hồi sức tích cực chống độc cho biết, cuộc nhậu có 8 người. Họ đã uống rượu thuốc mua ở một quán tại xã Đạ Ròn.

Tại Bình Định vào tháng 10/2006 cũng đã có trường hợp chết người vì thi… uống rượu. Vụ việc xảy ra tại địa bàn xã Cát Hải, Phù Cát, Bình Định. Ông Nguyễn Ấn (41 tuổi, trú tại Cát Hải) và ông Nguyễn Ghé (50 tuổi, cùng trú tại địa phương trên) đã tổ chức thi… uống rượu. Hai ông đã đến nhà ông Nguyễn Họp mua 2,5 lít rượu loại rượu (loại rượu đế). Khi cuộc thi kết thúc, cả hai ông Ấn và Ghé đều bị nhiễm độc rượu với mức độ nặng. Ông Ghé đã chết trên đường đi cấp cứu, còn ông Ấn bị hôn mê, nguy kịch.

 

L.Lam (Tổng hợp)

Rượu độc đang “giết” dần người dân Việt Nam

Trịnh Thu & Đức Nguyễn   -  Khám Phá 12/12/2013

Tại tỉnh Quảng Ninh, chỉ trong 5 ngày đầu tháng 12, có 15 người nhập viện vì ngộ độc rượu, trong đó có 6 người đã tử vong. Thông tin này khiến dư luận hoang mang.

Tử vong vì rượu không nguồn gốc

Tại Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội, mỗi tháng có khoảng 10 bệnh nhân ngộ độc rượu nặng đến cấp cứu. Những bệnh nhân này nhập viện trong tình trạng nôn, tê người.

Khi chúng tôi có mặt tại Bệnh viện Bạch Mai, anh Nguyễn Văn T., 40 tuổi (Thường Tín, Hà Nội) đang phải đối mặt với “án tử” vì ngộ độc rượu. Người nhà bệnh nhân cho biết, anh T. làm nghề thợ xây, nghiện rượu đã 15 năm nay. Mỗi ngày anh T. uống ít nhất nửa lít, ngày uống nhiều 1 lít.

Trước đó 2 ngày, anh T. uống rượu không rõ nguồn gốc, được bán ở gần nhà với giá rẻ. Sáng hôm sau, anh T. vẫn đi làm bình thường. Tuy nhiên, đến buổi chiều anh T. được bạn đưa về nhà trong tình trạng khó thở, mờ mắt. Lập tức anh T. được đưa vào Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bạch Mai trong tình trạng hôn mê sâu, không thở được, cấu véo không phản ứng, các bác sĩ phải đặt ống nội khí quản.

Bác sĩ Nguyễn Đàm Chính, Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai cho biết, khi làm xét nghiệm, kết quả cho thấy nồng độ methanol trong máu anh T. là 160. Sau khi hội chẩn, các bác sĩ kết luận bệnh nhân ngộ độc và chuyển lên Trung tâm Chống độc. Bệnh nhân vẫn hôn mê sâu, tiếp tục bị tụt huyết áp do giãn mạch, đốt toàn bộ hệ tuần hoàn.

“Bình thường, bệnh nhân có nồng độ methanol trên 20 là mù mắt, trên 40 là tử vong. Bệnh nhân T. đến muộn sau 2 ngày mà nồng độ vẫn là 160. Do đó, bệnh nhân T. tiên lượng khó sống được, trừ trường hợp phép lạ, mà có phép lạ thì cũng bị mờ mắt”, bác sĩ Chính chia sẻ.

Những vụ ngộ độc chết người không phải là hiếm ở Việt Nam, gần đây nhất, từ ngày 2 đến ngày 7/12, cơ quan chức năng ghi nhận trên địa bàn TP. Hạ Long và Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh đã xảy ra 5 vụ ngộ độc rượu, làm 15 người phải nhập viện, trong đó có 6 người đã tử vong.

Bước đầu cơ quan chức năng xác định, tất cả các nạn nhân đều sử dụng cùng một loại rượu đóng trong chai nhựa (loại 2 lít màu trắng) trên nhãn ghi Rượu nếp 29 Hà Nội. Kết quả kiểm định các mẫu rượu thu được từ các vụ ngộ độc trên cho thấy hàm lượng methanol và ethanol trong rượu chiếm từ 80-98%, vượt từ 1.600 đến 1.900 lần tiêu chuẩn cho phép (theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7044:2009).

Trong tháng 5/2013, ở địa bàn tỉnh Ninh Thuận có 9 người tử vong vì rượu. Các bệnh nhân sau khi mua rượu về uống đều có triệu chứng đau đầu, chóng mặt, nôn ói, khó thở, co giật tay chân rồi tử vong. 

“Khùng khùng, điên điên” vì rượu

Ông Nguyễn Văn H., 47 tuổi, ở Trực Ninh, Nam Định, từng là trụ cột chính trong gia đình, nuôi 4 đứa con ăn học. Thế nhưng sau 5 năm “bập” vào rượu, ông đã không còn sức lao động, cuộc sống hàng ngày phụ thuộc vào người thân. Ông H. nghiện rượu đến mức lúc tỉnh ông lại uống rượu, thậm chí lúc ngủ, ra đường ông cũng mang theo chai rượu bên mình. Gia đình ông khuyên ngăn, cấm nhưng ông vẫn mặc kệ và coi rượu là trên hết.

Đầu năm 2012, ông H. đã phải nhập viện vì căn bệnh liên quan đến gan. Một thời gian sau, ông H. có biểu hiện mất trí nhớ, lú lẫn, nói năng lảm nhảm. “Biết là rượu có hại cho sức khỏe, tôi đã tìm đủ mọi cách can ngăn bố nhưng bất thành. Hậu quả là giờ bố có vấn đề về thần kinh, còn chúng tôi đang lo sợ sẽ mất bố”, anh Thành, con ông H. buồn bã nói.

PGS.TS. Phạm Duệ, Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, trong thời gian gần đây số người bị ngộ độc rượu đang có xu hướng tăng. Người Việt uống rượu cũng nhiều hơn. Nhiều người có con thi đỗ, mừng công, “rửa” xe mới, kinh doanh thất bại hay bị người yêu “đá”,… họ cũng tìm đến rượu.

“Nói chung, vui cũng nhậu, mà buồn cũng nhậu, còn không vui không buồn cũng nhậu. Các chiến hữu lại tụ tập thành nhóm, thách thức tranh cãi so đo xem ai uống nhiều, ai uống ít rồi bắt bẻ nhau từng chút một, thậm chí dẫn đến xô xát, đánh nhau, có khi án mạng cũng xảy ra từ bàn nhậu”, TS Duệ nói.

TS Phạm Duệ khẳng định, uống nhiều rượu có thể gây tử vong. Dù rượu có nhãn hay không có nhãn mác đều gây hại khi uống. Người uống quá nhiều rượu sẽ bị ảnh hưởng đến trí tuệ, thần kinh, đặc biệt là bệnh não do rượu sinh ra với các biểu hiện khùng khùng, điên điên hay nói nhảm, thậm chí là hoang tưởng ảo giác. Bình thường, người không uống rượu vốn ít nói nhưng có rượu là họ sẽ nói nhiều, nói ba hoa, chửi tục, coi trời bằng vung.

Các bệnh thường gặp khi nghiện rượu như: rối loạn tâm thần, hoang tưởng, xơ gan… Riêng rượu kém chất lượng, pha bằng cồn công nghiệp (methanol), có thể gây hôn mê, tụt huyết áp, chết người.

Sau gần 1 năm, Chính phủ quy định các nhân, tổ chức bán rượu ra thị trường phải có tem, nhãn mác. Tuy nhiên, theo khảo sát của chúng tôi, nhiều người dân vẫn chưa biết đến quy định, rượu không nhãn mác vẫn bán công khai.

Tại làng nấu rượu thôn Chi Nê, huyện Chương Mỹ, Hà Nội, mỗi ngày người dân bán ra thị trường từ 300 đến 400 lít rượu, thế nhưng không ai biết đến quy định trên.

Ông Trần Trọng Lực, Phó chủ tịch UBND xã Trung Hòa, huyện Chương Mỹ cho biết, thôn chi Nê có hơn 700 hộ dân. Có 80% người dân thôn Chi Nê làm nghề nấu rượu. Gần một năm triển khai nghị định, chính quyền xã cũng chưa xử lý được trường hợp nào. Ý thức của  người dân chưa cao, họ vẫn còn quan niệm làng nghề nấu rượu không cần phải đăng kí, dán, nhãn mác.

Trịnh Thu – Đức Nguyễn

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Kẻ Thù Số Một Của Xã Hội

“Trai vô tửu như kỳ vô phong” đã trở thành một quan niệm đáng sợ trong các bữa tiệc của người Việt. Không hiếm các trường hợp con mất cha,

Kinh hoàng hàng loạt người chết trên bàn nhậu

 

L.Lam (Tổng hợp)  –   Vietnamnet 13/12/2013

“Trai vô tửu như kỳ vô phong” đã trở thành một quan niệm đáng sợ trong các bữa tiệc của người Việt. Không hiếm các trường hợp con mất cha, vợ mất chồng sau những chén rượu ê hề nhưng dường như những chuyện buồn vì “ma men” vẫn chưa thể dừng lại.

Những vụ ngộ độc sau khi uống rượu dán nhãn “Rượu nếp 29 Hà Nội” tại Quảng Ninh khiến 6 người tử vong chỉ trong thời gian ngắn đã dư luận người bàng hoàng. Theo đó, từ ngày 29/11 đến 11/12/2013, trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh xảy ra 4 vụ ngộ độc rượu, làm chết 6 người. Những người này đều dùng rượu được đóng trong can nhựa loại 2 lít, nhãn mác bên ngoài ghi “Rượu nếp 29 Hà Nội”, của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu 29 Hà Nội sản xuất ngày 12/10/2013.

 

Kết quả kiểm định các mẫu rượu thu được từ các vụ trên cho thấy hàm lượng metanol và etanol trong rượu đều chiếm thể tích từ 80% đến trên 98% (vượt 1.600 đến trên 1.900 lần giới hạn cho phép theo TCVN 7044:2009).

Chết vì cố chứng minh rượu… bổ

Một vụ ngộ độc rượu thuốc xảy ra ở Lâm Đồng vào trưa 10/9/2013 lại xuất phát từ lý do rất hy hữu. Nạn nhân là ông Nguyễn Quang Hướng (54 tuổi) trú tại thị trấn Nam Ban, Lâm Hà, Lâm ồng, nhập viện trong tình trạng hôn mê, co cứng tay chân, khó thở. Trước đó, ông Hướng uống một ly rượu ngâm gói thuốc bắc là rễ cây mật nhân do một người bạn tên Sang (51 tuổi) tặng.

Khi thấy ông Hướng có những triệu chứng trên, gia đình đã gọi điện cho ông Sang và để chứng minh rượu của mình tốt, bổ không có vấn đề gì, ông Sang uống liền 3 ly. Sau khi uống ít phút, ông Sang cũng lâm tình trạng nguy kịch và tử vong sau đó.

5 người một xã chết liên tiếp

Thảm họa chết người hàng loạt từ việc uống rượu cũng từng xảy ra ở xã Phước Vinh, Ninh Phước, Ninh Thuận vào tháng 5/2013. Những người này đều uống rượu mua tại các tiệm tạp hóa trong xã Phước Vinh. Sau khi uống họ có biểu hiện nôn ói, tím tái người, co giật rồi chết rất nhanh. Số người bị ngộ độc rượu tử vong hầu hết không biết bị ngộ độc, tưởng say rượu nên cứ nằm ở nhà dẫn đến chết.

Ngoài ra, 4 người khác ở địa phương cũng phải cấp cứu tại bệnh viện với những triệu chứng tương tự như số người đã chết do uống rượu.

Tiệc vui thành thảm kịch
Không ít đám vui đã kết thúc bằng chuyện buồn chỉ vì quan niệm “thiếu rượu mất vui” của người Việt. Chuyện của gia đình anh Giàng Seo Phử, xã Cốc Ly, Bắc Hà, Lào Cai là một chuyện như vậy.

Ngày 26/6/2013, nhà anh Giàng Seo Phử tổ chức lễ đặt tên con theo phong tục của người Mông. Gia đình anh đã làm cơm và mua rượu ngô ở chợ Cốc Ly mời anh, em họ hàng đến ăn.

Trong bữa ăn trưa hôm đó có khoảng 50 người cùng ăn cơm và uống rượu. Sau khi tan tiệc, anh Lử và anh Lổ (anh trai anh Phử) đã tử vong tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh.  Qua nhận định ban đầu, đây là vụ ngộ độc rượu, do người dân uống quá nhiều rượu vì vậy ảnh hưởng đến chức năng gan, thận.

Ngày vui bỗng chốc trở thành ngày đại tang của gia đình. Bà Di, mẹ 2 nạn nhân, cho biết: “Nhà bà có 5 người con trai, bây giờ 2 đứa đã chết rồi, sao số tôi khổ thế, chồng cũng chết vì rượu, bây giờ đến hai đứa con cũng chết vì rượu.”

Món rượu thuốc khiến hàng chục người nhập viện

Chuyện lạ lùng xảy ra vào trưa 7/1/2012, tại đám giỗ nhà ông Huỳnh Giống, ở xã Ân Tín, huyện Hoài Ân, Bình Định khi nhiều người đến ăn giỗ đang uống rượu thì ngã gục xuống bàn hàng loạt.

Hơn 20 người được đưa đi cấp cứu tại, trong đó một người đã chết là ông Nguyễn Xuân Tùng (61 tuổi, ở xã Ân Tín) và bốn người khác bị ngộ độc nặng.Theo thông tin người nhà cho biết, rượu ông Giống đem ra đãi khách là loại rượu ông tự ngâm cây ba kích (loại cây mọc trên núi được cho là kích ăn, kích ngủ, cường dương bổ thận). Những người trên uống đến ly thứ ba thì bị ngộ độc.

Được biết năm nào giỗ ông Giống cũng đãi khách bằng “rượu quý” này.

Lâm Đồng: Ba người tử vong vì “ma men

Tháng 10/2011, Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng cũng tiếp nhận cấp cứu hàng chục trường hợp liên quan vụ ngộ độc rượu tại xã Đạ Ròn, huyện Đơn Dương, Lâm Đồng, trong đó 3 người đã tử vong.

Anh Ha Nghin, một bệnh nhân phải nằm điều trị tại khoa hồi sức tích cực chống độc cho biết, cuộc nhậu có 8 người. Họ đã uống rượu thuốc mua ở một quán tại xã Đạ Ròn.

Tại Bình Định vào tháng 10/2006 cũng đã có trường hợp chết người vì thi… uống rượu. Vụ việc xảy ra tại địa bàn xã Cát Hải, Phù Cát, Bình Định. Ông Nguyễn Ấn (41 tuổi, trú tại Cát Hải) và ông Nguyễn Ghé (50 tuổi, cùng trú tại địa phương trên) đã tổ chức thi… uống rượu. Hai ông đã đến nhà ông Nguyễn Họp mua 2,5 lít rượu loại rượu (loại rượu đế). Khi cuộc thi kết thúc, cả hai ông Ấn và Ghé đều bị nhiễm độc rượu với mức độ nặng. Ông Ghé đã chết trên đường đi cấp cứu, còn ông Ấn bị hôn mê, nguy kịch.

 

L.Lam (Tổng hợp)

Rượu độc đang “giết” dần người dân Việt Nam

Trịnh Thu & Đức Nguyễn   -  Khám Phá 12/12/2013

Tại tỉnh Quảng Ninh, chỉ trong 5 ngày đầu tháng 12, có 15 người nhập viện vì ngộ độc rượu, trong đó có 6 người đã tử vong. Thông tin này khiến dư luận hoang mang.

Tử vong vì rượu không nguồn gốc

Tại Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội, mỗi tháng có khoảng 10 bệnh nhân ngộ độc rượu nặng đến cấp cứu. Những bệnh nhân này nhập viện trong tình trạng nôn, tê người.

Khi chúng tôi có mặt tại Bệnh viện Bạch Mai, anh Nguyễn Văn T., 40 tuổi (Thường Tín, Hà Nội) đang phải đối mặt với “án tử” vì ngộ độc rượu. Người nhà bệnh nhân cho biết, anh T. làm nghề thợ xây, nghiện rượu đã 15 năm nay. Mỗi ngày anh T. uống ít nhất nửa lít, ngày uống nhiều 1 lít.

Trước đó 2 ngày, anh T. uống rượu không rõ nguồn gốc, được bán ở gần nhà với giá rẻ. Sáng hôm sau, anh T. vẫn đi làm bình thường. Tuy nhiên, đến buổi chiều anh T. được bạn đưa về nhà trong tình trạng khó thở, mờ mắt. Lập tức anh T. được đưa vào Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bạch Mai trong tình trạng hôn mê sâu, không thở được, cấu véo không phản ứng, các bác sĩ phải đặt ống nội khí quản.

Bác sĩ Nguyễn Đàm Chính, Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai cho biết, khi làm xét nghiệm, kết quả cho thấy nồng độ methanol trong máu anh T. là 160. Sau khi hội chẩn, các bác sĩ kết luận bệnh nhân ngộ độc và chuyển lên Trung tâm Chống độc. Bệnh nhân vẫn hôn mê sâu, tiếp tục bị tụt huyết áp do giãn mạch, đốt toàn bộ hệ tuần hoàn.

“Bình thường, bệnh nhân có nồng độ methanol trên 20 là mù mắt, trên 40 là tử vong. Bệnh nhân T. đến muộn sau 2 ngày mà nồng độ vẫn là 160. Do đó, bệnh nhân T. tiên lượng khó sống được, trừ trường hợp phép lạ, mà có phép lạ thì cũng bị mờ mắt”, bác sĩ Chính chia sẻ.

Những vụ ngộ độc chết người không phải là hiếm ở Việt Nam, gần đây nhất, từ ngày 2 đến ngày 7/12, cơ quan chức năng ghi nhận trên địa bàn TP. Hạ Long và Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh đã xảy ra 5 vụ ngộ độc rượu, làm 15 người phải nhập viện, trong đó có 6 người đã tử vong.

Bước đầu cơ quan chức năng xác định, tất cả các nạn nhân đều sử dụng cùng một loại rượu đóng trong chai nhựa (loại 2 lít màu trắng) trên nhãn ghi Rượu nếp 29 Hà Nội. Kết quả kiểm định các mẫu rượu thu được từ các vụ ngộ độc trên cho thấy hàm lượng methanol và ethanol trong rượu chiếm từ 80-98%, vượt từ 1.600 đến 1.900 lần tiêu chuẩn cho phép (theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7044:2009).

Trong tháng 5/2013, ở địa bàn tỉnh Ninh Thuận có 9 người tử vong vì rượu. Các bệnh nhân sau khi mua rượu về uống đều có triệu chứng đau đầu, chóng mặt, nôn ói, khó thở, co giật tay chân rồi tử vong. 

“Khùng khùng, điên điên” vì rượu

Ông Nguyễn Văn H., 47 tuổi, ở Trực Ninh, Nam Định, từng là trụ cột chính trong gia đình, nuôi 4 đứa con ăn học. Thế nhưng sau 5 năm “bập” vào rượu, ông đã không còn sức lao động, cuộc sống hàng ngày phụ thuộc vào người thân. Ông H. nghiện rượu đến mức lúc tỉnh ông lại uống rượu, thậm chí lúc ngủ, ra đường ông cũng mang theo chai rượu bên mình. Gia đình ông khuyên ngăn, cấm nhưng ông vẫn mặc kệ và coi rượu là trên hết.

Đầu năm 2012, ông H. đã phải nhập viện vì căn bệnh liên quan đến gan. Một thời gian sau, ông H. có biểu hiện mất trí nhớ, lú lẫn, nói năng lảm nhảm. “Biết là rượu có hại cho sức khỏe, tôi đã tìm đủ mọi cách can ngăn bố nhưng bất thành. Hậu quả là giờ bố có vấn đề về thần kinh, còn chúng tôi đang lo sợ sẽ mất bố”, anh Thành, con ông H. buồn bã nói.

PGS.TS. Phạm Duệ, Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, trong thời gian gần đây số người bị ngộ độc rượu đang có xu hướng tăng. Người Việt uống rượu cũng nhiều hơn. Nhiều người có con thi đỗ, mừng công, “rửa” xe mới, kinh doanh thất bại hay bị người yêu “đá”,… họ cũng tìm đến rượu.

“Nói chung, vui cũng nhậu, mà buồn cũng nhậu, còn không vui không buồn cũng nhậu. Các chiến hữu lại tụ tập thành nhóm, thách thức tranh cãi so đo xem ai uống nhiều, ai uống ít rồi bắt bẻ nhau từng chút một, thậm chí dẫn đến xô xát, đánh nhau, có khi án mạng cũng xảy ra từ bàn nhậu”, TS Duệ nói.

TS Phạm Duệ khẳng định, uống nhiều rượu có thể gây tử vong. Dù rượu có nhãn hay không có nhãn mác đều gây hại khi uống. Người uống quá nhiều rượu sẽ bị ảnh hưởng đến trí tuệ, thần kinh, đặc biệt là bệnh não do rượu sinh ra với các biểu hiện khùng khùng, điên điên hay nói nhảm, thậm chí là hoang tưởng ảo giác. Bình thường, người không uống rượu vốn ít nói nhưng có rượu là họ sẽ nói nhiều, nói ba hoa, chửi tục, coi trời bằng vung.

Các bệnh thường gặp khi nghiện rượu như: rối loạn tâm thần, hoang tưởng, xơ gan… Riêng rượu kém chất lượng, pha bằng cồn công nghiệp (methanol), có thể gây hôn mê, tụt huyết áp, chết người.

Sau gần 1 năm, Chính phủ quy định các nhân, tổ chức bán rượu ra thị trường phải có tem, nhãn mác. Tuy nhiên, theo khảo sát của chúng tôi, nhiều người dân vẫn chưa biết đến quy định, rượu không nhãn mác vẫn bán công khai.

Tại làng nấu rượu thôn Chi Nê, huyện Chương Mỹ, Hà Nội, mỗi ngày người dân bán ra thị trường từ 300 đến 400 lít rượu, thế nhưng không ai biết đến quy định trên.

Ông Trần Trọng Lực, Phó chủ tịch UBND xã Trung Hòa, huyện Chương Mỹ cho biết, thôn chi Nê có hơn 700 hộ dân. Có 80% người dân thôn Chi Nê làm nghề nấu rượu. Gần một năm triển khai nghị định, chính quyền xã cũng chưa xử lý được trường hợp nào. Ý thức của  người dân chưa cao, họ vẫn còn quan niệm làng nghề nấu rượu không cần phải đăng kí, dán, nhãn mác.

Trịnh Thu – Đức Nguyễn

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm