Đoạn Đường Chiến Binh

Hồi ký "Tôi đi cải tạo" (64) - Nguyễn Văn Thái

Khi lều chõng đã làm xong, chúng tôi chưa trồng cói ngay được vì ruộng để lâu nên có nhiều cỏ. Mấy ngày đầu, chúng tôi dàn hàng ngang từng khu ruộng, vơ vét hết cỏ xung quanh bờ

7.18.Tự cho mình nghỉ bệnh

 

Khi lều chõng đã làm xong, chúng tôi chưa trồng cói ngay được vì ruộng để lâu nên có nhiều cỏ. Mấy ngày đầu, chúng tôi dàn hàng ngang từng khu ruộng, vơ vét hết cỏ xung quanh bờ cũng như ở dưới ruộng. Công việc này đều phải lội xuống nước, ngập tới đầu gối.Để chống đỉa, tôi phải kiếm một cái quần dài, vải dày để mặc, hai ống quần được cột chặt nơi mắt cá chân bằng một sợi dây vải chắc.Cột bằng dây cao su thì vô ích vì khi xuống nước dây cao su sẽ bị dãn ra và đỉa chui vào được. Áo tôi mặc cũng phải dài tay và cột chặt nơi cổ tay. Như vậy là tương đối an toàn rồi. Hai bàn chân không được che đậy nhưng khi lội xuống ruộng thì sẽ chìm dưới bùn, đỉa cũng khó cắn. Hai bàn tay trần thì cũng dễ dàng tránh đỉa vì di động liên tục, và nếu đỉa có bám vào thì cũng dễ phát giác. Thời gian tôi làm cỏ thì ít nhưng thời gian tôi canh chừng mấy con đỉa thì nhiều.Được cái là cỏ ở dưới nước, mình có bỏ sót thì quản giáo cũng khó phát giác.Có lẽ người nào cũng làm như tôi nhưng chẳng ai nói ra mà thôi.

 

Trang bị kỹ như vậy cho nên tôi chưa bị đỉa cắn lần nào trong mấy ngày làm cỏ. Tuy nhiên, vì chân tôi ngâm nước liên tục mấy ngày nên gót chân tôi nứt ra, rất dễ bị chảy máu. Một buổi sáng sớm, gặp phải trời lạnh, gót chân phải của tôi nứt ra lớn hơn. Nhìn xuống chân, tôi thấy rướm máu và bước đi thấy đau hơn mọi khi.Tôi quyết định khai bệnh để xin nghỉ một ngày.Muốn cho chắc được nghỉ, tôi dùng lưỡi dao cạo rạch mạnh một cái ở ngay chỗ nứt, cho nó sâu hơn và rộng hơn, rồi nặn cho máu chảy thêm ra đầy gót chân.

 

Đội tôi hôm đó có tôi và một người nữa khai bệnh (không nhớ tên).Hai chúng tôi cầm sổ khai bệnh ra sân trại chờ khám. Mỗi buổi sáng, trước giờ đi lao động, tên cán bộ bệnh xá và Bác Sĩ Thịnh ra sân trại khám bệnh cho những người khai bệnh. Tôi thấy anh Nguyễn Văn Diện (đại úy Pháo Binh, đã chết sau khi qua Mỹ, và tôi đã nói về anh trước đây) cũng cầm sổ khai bệnh chờ khám như tôi.Diện được gọi khám trước, khám xong Diện trở về buồng.Đến lượt tôi được gọi lên khám là gần chót. Có lẽ vì số người nghỉ bệnh hôm nay hơi nhiều nên tên cán bộ bệnh xá không cho tôi nghỉ. Người bạn cùng đội, vì được khám trước tôi nên được nghỉ. Tôi tức quá, bảo người kia rằng: “Anh đem sổ bệnh về cho anh Thiện, đừng nói gì đến tôi, để tôi tính.”

 

Anh bạn cùng đội mang sổ bệnh về buồng.Còn tôi thì đi tới buồng của anh Diện.Tôi không nhớ Diện ở buồng số mấy, mà chỉ biết buồng của Diện nhìn thẳng ra cổng trại.Diện được nghỉ bệnh, tôi cho Diện biết là tôi không được nghỉ nhưng cứ nghỉ bừa đi, đến đâu thì đến. Hai đứa tụi tôi nằm nói chuyện, dự tính sẽ nấu thêm cơm, ăn với nhau buổi trưa vì Diện mới được gia đình tiếp tế. Vừa nói chuyện, tôi vừa phải nhìn ra cổng trại xem đội tôi đã ra khỏi cổng chưa.Khi thấy đội tôi đã ra khỏi trại, tôi yên tâm hơn, chắc rằng mình đã nghỉ gỡ được một ngày. Đâu có dè…

 

Chừng hơn một tiếng sau, anh Đức (thiếu úy Không Quân, về Việt Nam theo tàu Việt Nam Thương Tín, làm ở Ban Văn Hoá của trại) vào buồng Diện. Đức thấy tôi liền nói: “Trời ơi, anh Thái! Anh làm em đi kiếm muốn chết đây.Thằng quản giáo đội anh bắt anh Thiện và em phải đi tìm anh cho bằng được.Thôi anh đi về buồng anh đi, để em đi báo cho anh Thiện biết; anh nhớ về ngay nhé.”Tôi thấy trốn không được rồi.Tôi trở về buồng chờ anh Thiện (đội trưởng). Chừng 15 phút sau, anh Thiện vào, thấy tôi anh nói:

-  Ông trốn đâu mà sao hay dữ vậy? Tôi và thằng Đức đi kiếm khắp các buồng đấy.

-  Tôi ở buồng của bạn tôi, chứ tôi đâu có trốn ai.

-  Thằng quản giáo coi sổ bệnh, thấy ghi là anh không được nghỉ, quân số đi làm thiếu một người, nó biết là anh trốn ở nhà. Nó bảo đội phó dẫn đội đi làm, còn tôi phải ở trại tìm anh rồi ra ruộng sau.

-  Anh thấy chân tôi nứt nẻ như thế này thì ra ruộng làm cái gì đây?

-  Thôi ông cứ ra ngoài đó rồi tính sau.

-  Thì mình đi.

 

Anh Thiện và tôi cùng nhau ra ruộng.Tới nơi, tôi đứng ở ngoài, còn anh Thiện vào lều báo cáo với quản giáo.Anh Thiện trở ra bảo tôi vào “làm việc” với quản giáo, còn anh thì phải ra ruộng làm với đội.

 

Tôi vào gặp quản giáo (trung úy Công An), Hắn hỏi tôi:

 

-  Tại sao anh bỏ không đi lao động?

-  Báo cáo cán bộ, chân tôi như thế này (tôi giơ chân lên) mà bệnh xá không cho tôi nghỉ, tôi ra đây cũng chẳng làm được gì, do đó tôi tự ý nghỉ.

-  Không được, anh làm như thế là vi phạm nội quy trại. Nếu trên bệnh xá không cho anh nghỉ thì anh cứ đi làm rồi tôi sẽ bố trí cho anh làm công việc thích hợp, như thế có tốt hơn không?

-  Tôi chỉ sợ ra đây, tôi phải lội xuống ruộng thì gót chân tôi còn bị nặng hơn nữa. Nếu tôi biết cán bộ nương tay thì tôi đâu có trốn làm gì. Vậy tôi xin rút kinh nghiệm.

-  Được rồi, anh phải rút kinh nghiệm, đừng có tái phạm nữa. Bây giờ tôi bố trí cho anh làm anh nuôi, còn anh Vượng sẽ phụ với anh nấu ăn cho đội.

-  Vâng, cám ơn cán bộ.

-  Anh ra gặp anh Vượng, bắt tay vào việc đi.

-  Vâng.

 

Tôi ra bếp (cách lều quản giáo chừng hai chục mét – 65 ft), Vượng sún thấy tôi, nói nhỏ:

 

-  Đ.M., sáng nay thằng “chèo” (tiếng lóng gọi công an) nó làm dữ. Bây giờ sao rồi?

-  Bây giờ ta làm xếp của nhà ngươi chứ sao.

-  Ngon dữ ta!

-  Ngon chứ sao? Bây giờ tôi phải bắn một phát bazoka (hút thuốc lào bằng điếu cày) cho “phẻ” cái đã, rồi mình nói chuyện sau nghe.

 

Tôi đã đánh một nước bài liều, không ngờ lại đạt kết quả tốt. Tốt cho tôi mà chẳng ảnh hưởng gì tới ai. Trước đây Vượng sún làm bếp một mình, bây giờ có tôi làm bếp thì Vượng sún vẫn không mất việc. Trái lại, công việc của Vượng sún sẽ nhẹ bớt đi. Còn tôi thì hết phải lo lắng về mấy con đỉa ở dưới ruộng cói rồi.

 

7.19.Đánh lộn 

 

Hút xong điếu thuốc lào, Vượng sún và tôi phân chia công việc nấu nướng. Vượng sún có nhiệm vụ gồng gánh đồ nghề nấu ăn, đi và về; khi ra tới “địa điểm hành lễ” thì Vượng múc một nồi nước để tôi nấu nước uống cho anh emtrong đội; rồi Vượng đem gạo xuống ruộng vo sạch, đổ vào nồi với đầy đủ nước cho tôi nấu cơm. Sau bữa ăn buổi trưa, Vượng phải rửa ráy nồi niêu soong chảo cho sạch sẽ; thế là xong công việc của Vượng. Nhiệm vụ của tôi là nhóm lửa, nấu nước, nấu cơm và chia cơm cho đội.

 

Mỗi ngày, Vượng chỉ làm một chút là xong bởi vì nước ăn uống và rửa ráy ở ngay dưới bờ đê. Dọc theo con đê, có những hố sâu do đất bị đào lên đắp đê, có thể coi như những cái ao nhỏ hình chữ nhật. Nước ở đây rất trong, có điều là lắm đỉa.Vo gạo mà sơ ý là dễ có mấy chú đỉa lẫn vào gạo để biến nồi cơm thành cơm đỉa.

 

Vượng làm xong việc là chui vào lều nằm khểnh, hút thuốc lào hoặc đôi khi ngủ. Vượng tỏ ra thích công việc này lắm vì hợp với bản tính hơi lười của một anh chàng “dài đòn” (tiếng lóng để chỉ người có chiều cao, lưng dài) – Dài lưng tốn vải, ăn no lại nằm, các cụ ta thường nói vậy. Bù lại, Vượng có cái miệng khéo nói, nói đến nỗi con cua trong hang cũng phải bò ra, chứ đừng nói gì đến người nghe.

 

Còn tôi thì chụm lửa.Chụm lửa và giữ cho lửa cháy, ở giữa cánh đồng trống nhiều gió với một mớ củi tươi, rất là khó khăn.Ngồi nấu cơm mà nước mắt nước mũi chảy ra như là người đang khóc.Cảnh này xảy ra hằng ngày.

 

Một hôm, Vượng sún ra bếp hút thuốc, thấy tôi như vậy, hắn nói giỡn:

-  Bộ nhớ vợ hay sao mà khóc vậy?

-  Thôi đừng hỏi lớ nữa. Ông đã trải qua những ngày “gian khổ” này rồi, mà còn bày đặt ngây thơ cụ.

-  Mẹ cái thằng Th. Nó lấy củi cho vợ của xếp (quản giáo) thì lấy củi khô. Còn củi tươi thì nó dành cho bọn mình.

-  Thì nó muốn kiếm điểm với xếp chứ gì?

-  Ông phải nhắc nhở nó mới được. Cứ tiếp tục kiểu này thì không khá được.

 

Đang nói thì lửa tắt, tôi lại chổng mông lên thổi.Vượng thấy vậy bỏ về lều nằm tiếp.Vật lộn với củi lửa mãi rồi nồi cơm cũng gần cạn nước.Tôi đảo cơm lần chót rồi đậy vung lại, chờ cơm chín.Đang khi đó thì Th. vác bó củi (dĩ nhiên là còn tươi) về đến bếp, vất bó củi xuống đất, đang định bỏ đi về trại.

 

Th. dáng người cao lớn và có da có thịt hơn Vượng sún.Hắn được chọn làm người đi lấy củi.Nhiệm vụ của Th. là, mỗi ngày phải cung cấp đủ củi nấu cho vợ của quản giáo và cho đội.Th. làm xong thì về trại nghỉ cho tới ngày hôm sau.Th. rất ít nói nhưng trong đội không ai ưa vì lối sống của hắn mặc dù chưa khi nào hắn cãi cọ với ai trong buồng.Lúc nào Th. cũng lủi thủi một mình vì không có bạn, cả ở trong đội cũng như ngoài đội.

 

Trở lại câu chuyện tôi đang kể. Tôi thấy Th. sắp sửa bước đi, tôi gọi hắn đứng lại:

-  Anh Th., lại đây coi này (tôi chỉ vào mặt tôi); anh thấy mỗi lần nấu cơm là mắt mũi tôi thế này đây; bận sau anh chịu khó kiếm củi khô hoặc nếu không thì anh phải chặt gối đầu để cho tôi đỡ khổ một chút được không?

-  Làm gì có củi khô mà kiếm.

-  Thì tôi đã nói rằng nếu không có củi khô thì anh chặt gối đầu, để mấy ngày sau là nó tạm khô rồi.

-  Tôi chỉ chặt như vậy, chịu hay không chịu, mặc anh.

-  Tôi nói chuyện tử tế với anh, mà anh lại nói cù nhầy (not willing to pay one's debt) như vậy hả?

-  Tôi nói thế đấy, làm gì thì làm.

 

Thấy hắn có vẻ thách thức.Lại nghĩ đến câu Vượng nói “Nó lấy củi khô cho vợ của xếp” (mà không biết có đúng không), khiến tôi nổi giận. Tôi nghĩ nhanh trong đầu: Thằng này to con nhưng chắc chắn là không “có nghề” (võ), bản tính lại nhát, cho nên tôi quyết định phải đánh cho nó biết tay mặc dù tay nó đang cầm con dao chặt củi. Tôi nói:

- Anh thách tôi phải không?

- Thách đấy.

 

Hắn chưa nói hết câu, thì tôi đã dùng đòn song chỉ (hay song sỉ, tức là dùng hai ngón tay trỏ và giữa để chọc vào mắt đối thủ), đánh ra nửa vời thì biến thành đòn ngũ phong (mạnh như 5 ngọn gió, mấy anh Tàu Phù thường hay đao to búa lớn mà, dù biết rằng đối thủ cao tay hơn mình, mà vẫn nói mạnh “gặp ta là ngươi tới số” nhưng trong bụng thì đánh lô tô), tức là dùng cùi chỏ đánh vào mạng sườn hắn. Dùng đòn này để vừa đánh vừa nhập nội (áp sát vào người đối thủ) để loại trừ khả năng sử dụng con dao của hắn. Biết là hắn nhát nhưng mình vẫn phải đề phòng, biết đâu hắn khùng lên, chém bậy thì mình lãnh đủ. Hắn bị cú đòn ngũ phong, lẽ ra thì hết đánh lại tôi, nhưng hắn rất mạnh, vẫn còn đủ sức ôm chặt lấy tôi và đẩy tôi về phía bếp đang còn nhiều than hồng. Trong khi đó thì cái xương sống của tôi lại làm reo, kêu lên một tiếng “cục”. Tôi nghĩ, chết mẹ rồi, cái xương sống của mình bị chấn thương trong thời gian chặt nứa ở hồ Thác Bà, bây giờ vì vận động mạnh đột ngột cho nên nó trẹo khớp trở lại, mình không chơi đòn bẩn thì sẽ bị nó đẩy vào bếp, bị phỏng lửa là cái chắc. Tôi lẹ làng luồn bàn tay phải của tôi xuống, chụp hạ bộ của hắn và xiết lại. Chỉ cần một cái xiết thôi là hắn buông lơi sức đẩy và kêu lớn:

- Cứu tôi với! Cứu tôi với! Nó bóp dái tôi.

 

Quản giáo và tên vệ binh ở trong lều chạy ra. Tôi nghĩ, có quản giáo tới thì Th. sẽ không dám chém mình nữa, tôi buông tay ra khỏi hạ bộ của hắn. Quản giáo nói với tôi:

 

-  Tại sao anh lại đánh anh Th. ?

-  Báo cáo cán bộ, anh ấy lấy củi tươi về cho tôi nấu cơm, tôi yêu cầu anh ấy lấy củi khô thì anh nổi nóng và thách tôi muốn làm gì thì làm. Anh ấy ỷ mình to lớn muốn đánh tôi thì tôi phải đánh lại.

-  Tôi ở trong lều nhìn ra, tôi thấy anh đánh anh Th. trước; anh phải bỏ tính hung hăng của anh đi. Tôi thấy anh dùng toàn là “đòn quyết định” không à.

-  Báo cáo cán bộ, tôi nhỏ con như thế này mà dám hung hăng với ai. Anh ấy gây sự với tôi mà trên tay lại cầm dao nữa, thì tôi phải “tiên hạ thủ vi cường” chứ (tiên hạ thủ vi cường = ra tay trước để có thế mạnh; chẳng biết tên quản giáo có hiểu được câu này nghĩa là gì không). Tôi chẳng biết “đòn quyết định” là gì mà chỉ đánh bừa phứa vì bản năng sinh tồn thôi.

-  Rõ ràng là anh biết nghề (võ), anh đánh ra những “đòn quyết định”, tôi thấy mà.

-  Nếu tôi có nghề, thì tôi đâu có bị anh ấy đánh tôi trẹo xương sống như thế này (tay tôi chỉ vào ngang hông, và thực sự lúc ấy tôi thấy ngang thắt lưng tôi bị đau, không đứng tự nhiên được. Thấy tôi bị đau thật, quản giáo quay qua bảo Th.

-  Anh Th. lấy củi xong rồi, thì về trại nghỉ đi. Còn anh Thái ở đây chờ về trại cùng với đội, rồi lên Ban An Ninh làm việc.

 

Nói xong, quản giáo và vệ binh quay trở lại lều. Th. cầm con dao chặt củi, lầm lũi đi về trại. Không ai biết rằng Th. bị ăn một cú đòn (ngũ phong) mà mỗi khi thở mạnh là sẽ rất đau, ngoại trừ tôi và chính anh Th. Cái đau này kéo dài ít nhất cũng phải cả tuần thì mới hết. Mọi người trong đội, khi nghỉ ăn trưa, chỉ biết rằng tôi đánh nhau với Th. Và “bị Th. đánh cho trẹo xương sống”. Vì thế họ nhìn tôi với cặp mắt thương cảm

 

Chiều đến, trở về trại, tôi được anh đội trưởng (Thiện) dìu tôi đi lết bết phía sau, càng ngày càng bỏ xa đội. Cuối cùng thì hai chúng tôi cũng tới Ban An Ninh phía trước cổng trại. Anh Thiện dìu tôi vào trong phòng thì thấy Sĩ Quan An Ninh Trại (Thiếu Úy Thịnh) đã ngồi chờ sau bàn làm việc. Anh Thiện báo cáo sự việc cho T/U Thịnh. Thịnh hỏi tôi nguyên do sự việc. Tôi kể chi tiết sự việc xảy ra hồi sáng, nhưng tôi không đả động gì đến việc Th. lấy củi khô cho vợ quản giáo, lại càng không dám nói rằng tôi đánh Th. vì ghét thái độ xun xoe của Th. với quản giáo.

 

T/U Thịnh thấy tôi đau lưng thì có lẽ cũng nghĩ rằng tôi bị Th. đánh cho nên không có thái độ cứng rắn với tôi. Hắn chỉ nói: “Từ nay các anh đừng có đánh nhau như thế này nữa,” rồi cho tôi vào trại, chẳng thấy hắn nói gì đến việc viết tờ kiểm điểm như mọi khi.

 

Anh Thiện dìu tôi về tới buồng thì mọi người đã ăn cơm xong, chờ giờ vào buồng. Lòng tôi áy náy vì đã làm cho anh Thiện phải mất thời giờ vì tôi.Anh Thiện (*) có cái hay là anh không hề tỏ ra một chút gì khó chịu về việc này.Tôi và anh chỉ mới biết nhau từ ngày ở Trại C trở về Trại A, nhưng dường như anh có cảm tình với tôi.Tình cảm của anh với tôi được xác nhận chỉ sau khi anh ra khỏi tù (năm 1987?).Ra tùđược vài tuần, hai anh chị chở nhau bằng xe Honda ghé thăm vợ chồng tôi (cách nhà anh 15 km – 10 miles). Chúng tôi gặp nhau một lần đó rồi thôi vì người nào cũng có việc riêng phải làm khi mới ra tù. Tôi đoán rằng anh không đi Mỹ vì anh có mấy người con vượt biển và đã được nhập cư ở Hòa Lan từ ngày anh còn ở trong tù.

 

Lúc kẻng vào buồng, Vượng sún từ ngoài chạy về để chuẩn bị vào buồng. Vượng nói nhỏ với tôi: “Yên tâm đi, có thuốc rồi.” Tôi chưa hiểu rõ ý câu nói của Vượng cho tới lúc đã khoá cửa buồng, Vượng móc ở túi ra một mẩu nhỏ có mầu đen đen, đưa cho tôi và nói:

 

-  Lấy chút nước, uống mật gấu vào cho mau khỏi.

-  Ở đâu mà có vậy?

-  Tôi sang gặp Đại Tá Nguyễn Văn Hãn (ANQĐ / QK 2) vì tôi biết ông có mật gấu. Tôi ca “Bài ca con cá” (năn nỉ) với ông ấy để kiếm một mẩu về cho bồ uống đấy. Giá màcó chút rượu đế thì nó dẫn thuốc mạnh hơn. Bây giờ dùng nước đun sôi cũng được.

 

Tôi lấy nước uống thuốc ngay tức khắc.Nhờ vậy mà cái đau giảm đi rõ rệt và chỉ vài ngày sau là lưng tôi gần như bình thường.Khi hai chúng tôi được ra khỏi tù, Vượng thường ghé nhà tôi chơi và được vợ tôi tiếp đãi nồng hậu vì biết Vượng đã xử tốt với tôi khi còn trong nhà tù. Vượng hiện giờ đang ở Cali với vợ và một con trai.

 

Đối với niên trưởng Nguyễn Văn Hãn, tôi vẫn nợ niên trưởng một lời cám ơn.Thời gian ở Trại Nam Hà, tôi biết nhưng chưa từng gặp niên trưởng lần nào.Niên trưởng cũng chẳng biết tôi là ai, mà chỉ biết một kẻ đau lưng qua Vượng, bạn tôi.Niên trưởng đã không tiếc một món thuốc quý hiếm mà đã san sẻ cho tôi chữa trị.Tôi ghi nhận lòng tốt của niên trưởng.Và, tôi dùng những dòng này coi như là một lời cám ơn muộn màng gửi đến niên trưởng.

 

Anh Th. có lấy củi khô về cho vợ của quản giáo thì trắng đen vẫn chưa rõ.Có ai nhìn thấy đâu, mà chỉ là suy đoán khi nhìn thấy cử chỉ xun xoe của Th. mỗi khi gặp quản giáo.Không phải riêng tôi, mà đa số anh em trong đội đều có cùng ý nghĩ như vậy. Vì thế khi biết Th. bị tôi hạ đo ván vì đòn “bóp dế” thì tỏ vẻ hài lòng.

 

Bây giờ nghĩ lại, tôi thấy tôi cũng hơi quá nóng.Nếu điềm tĩnh hơn một chút thì sự việc đâu đến nỗi nào.Biết đâu anh Th. chỉ là người bị hiểu lầm mà thôi. Nếu vậy, thật đáng tiếc! Thôi, hãy xúy xóa cho tôi nghe, anh Th.

 

Lần đánh nhau với anh Th. là lần thứ hai và cũng là lần cuối trong thời gian ở tù của tôi.Chắc từ nay chẳng còn lần đánh nhau nào nữa để mà kể hầu quý vị độc giả; sắp hết hơi rồi, thì còn đánh nhau với ai chứ?

 

      Anh Thiện chắc giờ này đang sống bình yên với gia đình ở Hoà Lan. Nếu anh đọc được những dòng này thì xin anh hiểu cho rằng tôi vẫn luôn nhớ đến anh. Cầu xin Thượng Đế ban phước lành cho anh chị và các cháu.

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Hồi ký "Tôi đi cải tạo" (64) - Nguyễn Văn Thái

Khi lều chõng đã làm xong, chúng tôi chưa trồng cói ngay được vì ruộng để lâu nên có nhiều cỏ. Mấy ngày đầu, chúng tôi dàn hàng ngang từng khu ruộng, vơ vét hết cỏ xung quanh bờ

7.18.Tự cho mình nghỉ bệnh

 

Khi lều chõng đã làm xong, chúng tôi chưa trồng cói ngay được vì ruộng để lâu nên có nhiều cỏ. Mấy ngày đầu, chúng tôi dàn hàng ngang từng khu ruộng, vơ vét hết cỏ xung quanh bờ cũng như ở dưới ruộng. Công việc này đều phải lội xuống nước, ngập tới đầu gối.Để chống đỉa, tôi phải kiếm một cái quần dài, vải dày để mặc, hai ống quần được cột chặt nơi mắt cá chân bằng một sợi dây vải chắc.Cột bằng dây cao su thì vô ích vì khi xuống nước dây cao su sẽ bị dãn ra và đỉa chui vào được. Áo tôi mặc cũng phải dài tay và cột chặt nơi cổ tay. Như vậy là tương đối an toàn rồi. Hai bàn chân không được che đậy nhưng khi lội xuống ruộng thì sẽ chìm dưới bùn, đỉa cũng khó cắn. Hai bàn tay trần thì cũng dễ dàng tránh đỉa vì di động liên tục, và nếu đỉa có bám vào thì cũng dễ phát giác. Thời gian tôi làm cỏ thì ít nhưng thời gian tôi canh chừng mấy con đỉa thì nhiều.Được cái là cỏ ở dưới nước, mình có bỏ sót thì quản giáo cũng khó phát giác.Có lẽ người nào cũng làm như tôi nhưng chẳng ai nói ra mà thôi.

 

Trang bị kỹ như vậy cho nên tôi chưa bị đỉa cắn lần nào trong mấy ngày làm cỏ. Tuy nhiên, vì chân tôi ngâm nước liên tục mấy ngày nên gót chân tôi nứt ra, rất dễ bị chảy máu. Một buổi sáng sớm, gặp phải trời lạnh, gót chân phải của tôi nứt ra lớn hơn. Nhìn xuống chân, tôi thấy rướm máu và bước đi thấy đau hơn mọi khi.Tôi quyết định khai bệnh để xin nghỉ một ngày.Muốn cho chắc được nghỉ, tôi dùng lưỡi dao cạo rạch mạnh một cái ở ngay chỗ nứt, cho nó sâu hơn và rộng hơn, rồi nặn cho máu chảy thêm ra đầy gót chân.

 

Đội tôi hôm đó có tôi và một người nữa khai bệnh (không nhớ tên).Hai chúng tôi cầm sổ khai bệnh ra sân trại chờ khám. Mỗi buổi sáng, trước giờ đi lao động, tên cán bộ bệnh xá và Bác Sĩ Thịnh ra sân trại khám bệnh cho những người khai bệnh. Tôi thấy anh Nguyễn Văn Diện (đại úy Pháo Binh, đã chết sau khi qua Mỹ, và tôi đã nói về anh trước đây) cũng cầm sổ khai bệnh chờ khám như tôi.Diện được gọi khám trước, khám xong Diện trở về buồng.Đến lượt tôi được gọi lên khám là gần chót. Có lẽ vì số người nghỉ bệnh hôm nay hơi nhiều nên tên cán bộ bệnh xá không cho tôi nghỉ. Người bạn cùng đội, vì được khám trước tôi nên được nghỉ. Tôi tức quá, bảo người kia rằng: “Anh đem sổ bệnh về cho anh Thiện, đừng nói gì đến tôi, để tôi tính.”

 

Anh bạn cùng đội mang sổ bệnh về buồng.Còn tôi thì đi tới buồng của anh Diện.Tôi không nhớ Diện ở buồng số mấy, mà chỉ biết buồng của Diện nhìn thẳng ra cổng trại.Diện được nghỉ bệnh, tôi cho Diện biết là tôi không được nghỉ nhưng cứ nghỉ bừa đi, đến đâu thì đến. Hai đứa tụi tôi nằm nói chuyện, dự tính sẽ nấu thêm cơm, ăn với nhau buổi trưa vì Diện mới được gia đình tiếp tế. Vừa nói chuyện, tôi vừa phải nhìn ra cổng trại xem đội tôi đã ra khỏi cổng chưa.Khi thấy đội tôi đã ra khỏi trại, tôi yên tâm hơn, chắc rằng mình đã nghỉ gỡ được một ngày. Đâu có dè…

 

Chừng hơn một tiếng sau, anh Đức (thiếu úy Không Quân, về Việt Nam theo tàu Việt Nam Thương Tín, làm ở Ban Văn Hoá của trại) vào buồng Diện. Đức thấy tôi liền nói: “Trời ơi, anh Thái! Anh làm em đi kiếm muốn chết đây.Thằng quản giáo đội anh bắt anh Thiện và em phải đi tìm anh cho bằng được.Thôi anh đi về buồng anh đi, để em đi báo cho anh Thiện biết; anh nhớ về ngay nhé.”Tôi thấy trốn không được rồi.Tôi trở về buồng chờ anh Thiện (đội trưởng). Chừng 15 phút sau, anh Thiện vào, thấy tôi anh nói:

-  Ông trốn đâu mà sao hay dữ vậy? Tôi và thằng Đức đi kiếm khắp các buồng đấy.

-  Tôi ở buồng của bạn tôi, chứ tôi đâu có trốn ai.

-  Thằng quản giáo coi sổ bệnh, thấy ghi là anh không được nghỉ, quân số đi làm thiếu một người, nó biết là anh trốn ở nhà. Nó bảo đội phó dẫn đội đi làm, còn tôi phải ở trại tìm anh rồi ra ruộng sau.

-  Anh thấy chân tôi nứt nẻ như thế này thì ra ruộng làm cái gì đây?

-  Thôi ông cứ ra ngoài đó rồi tính sau.

-  Thì mình đi.

 

Anh Thiện và tôi cùng nhau ra ruộng.Tới nơi, tôi đứng ở ngoài, còn anh Thiện vào lều báo cáo với quản giáo.Anh Thiện trở ra bảo tôi vào “làm việc” với quản giáo, còn anh thì phải ra ruộng làm với đội.

 

Tôi vào gặp quản giáo (trung úy Công An), Hắn hỏi tôi:

 

-  Tại sao anh bỏ không đi lao động?

-  Báo cáo cán bộ, chân tôi như thế này (tôi giơ chân lên) mà bệnh xá không cho tôi nghỉ, tôi ra đây cũng chẳng làm được gì, do đó tôi tự ý nghỉ.

-  Không được, anh làm như thế là vi phạm nội quy trại. Nếu trên bệnh xá không cho anh nghỉ thì anh cứ đi làm rồi tôi sẽ bố trí cho anh làm công việc thích hợp, như thế có tốt hơn không?

-  Tôi chỉ sợ ra đây, tôi phải lội xuống ruộng thì gót chân tôi còn bị nặng hơn nữa. Nếu tôi biết cán bộ nương tay thì tôi đâu có trốn làm gì. Vậy tôi xin rút kinh nghiệm.

-  Được rồi, anh phải rút kinh nghiệm, đừng có tái phạm nữa. Bây giờ tôi bố trí cho anh làm anh nuôi, còn anh Vượng sẽ phụ với anh nấu ăn cho đội.

-  Vâng, cám ơn cán bộ.

-  Anh ra gặp anh Vượng, bắt tay vào việc đi.

-  Vâng.

 

Tôi ra bếp (cách lều quản giáo chừng hai chục mét – 65 ft), Vượng sún thấy tôi, nói nhỏ:

 

-  Đ.M., sáng nay thằng “chèo” (tiếng lóng gọi công an) nó làm dữ. Bây giờ sao rồi?

-  Bây giờ ta làm xếp của nhà ngươi chứ sao.

-  Ngon dữ ta!

-  Ngon chứ sao? Bây giờ tôi phải bắn một phát bazoka (hút thuốc lào bằng điếu cày) cho “phẻ” cái đã, rồi mình nói chuyện sau nghe.

 

Tôi đã đánh một nước bài liều, không ngờ lại đạt kết quả tốt. Tốt cho tôi mà chẳng ảnh hưởng gì tới ai. Trước đây Vượng sún làm bếp một mình, bây giờ có tôi làm bếp thì Vượng sún vẫn không mất việc. Trái lại, công việc của Vượng sún sẽ nhẹ bớt đi. Còn tôi thì hết phải lo lắng về mấy con đỉa ở dưới ruộng cói rồi.

 

7.19.Đánh lộn 

 

Hút xong điếu thuốc lào, Vượng sún và tôi phân chia công việc nấu nướng. Vượng sún có nhiệm vụ gồng gánh đồ nghề nấu ăn, đi và về; khi ra tới “địa điểm hành lễ” thì Vượng múc một nồi nước để tôi nấu nước uống cho anh emtrong đội; rồi Vượng đem gạo xuống ruộng vo sạch, đổ vào nồi với đầy đủ nước cho tôi nấu cơm. Sau bữa ăn buổi trưa, Vượng phải rửa ráy nồi niêu soong chảo cho sạch sẽ; thế là xong công việc của Vượng. Nhiệm vụ của tôi là nhóm lửa, nấu nước, nấu cơm và chia cơm cho đội.

 

Mỗi ngày, Vượng chỉ làm một chút là xong bởi vì nước ăn uống và rửa ráy ở ngay dưới bờ đê. Dọc theo con đê, có những hố sâu do đất bị đào lên đắp đê, có thể coi như những cái ao nhỏ hình chữ nhật. Nước ở đây rất trong, có điều là lắm đỉa.Vo gạo mà sơ ý là dễ có mấy chú đỉa lẫn vào gạo để biến nồi cơm thành cơm đỉa.

 

Vượng làm xong việc là chui vào lều nằm khểnh, hút thuốc lào hoặc đôi khi ngủ. Vượng tỏ ra thích công việc này lắm vì hợp với bản tính hơi lười của một anh chàng “dài đòn” (tiếng lóng để chỉ người có chiều cao, lưng dài) – Dài lưng tốn vải, ăn no lại nằm, các cụ ta thường nói vậy. Bù lại, Vượng có cái miệng khéo nói, nói đến nỗi con cua trong hang cũng phải bò ra, chứ đừng nói gì đến người nghe.

 

Còn tôi thì chụm lửa.Chụm lửa và giữ cho lửa cháy, ở giữa cánh đồng trống nhiều gió với một mớ củi tươi, rất là khó khăn.Ngồi nấu cơm mà nước mắt nước mũi chảy ra như là người đang khóc.Cảnh này xảy ra hằng ngày.

 

Một hôm, Vượng sún ra bếp hút thuốc, thấy tôi như vậy, hắn nói giỡn:

-  Bộ nhớ vợ hay sao mà khóc vậy?

-  Thôi đừng hỏi lớ nữa. Ông đã trải qua những ngày “gian khổ” này rồi, mà còn bày đặt ngây thơ cụ.

-  Mẹ cái thằng Th. Nó lấy củi cho vợ của xếp (quản giáo) thì lấy củi khô. Còn củi tươi thì nó dành cho bọn mình.

-  Thì nó muốn kiếm điểm với xếp chứ gì?

-  Ông phải nhắc nhở nó mới được. Cứ tiếp tục kiểu này thì không khá được.

 

Đang nói thì lửa tắt, tôi lại chổng mông lên thổi.Vượng thấy vậy bỏ về lều nằm tiếp.Vật lộn với củi lửa mãi rồi nồi cơm cũng gần cạn nước.Tôi đảo cơm lần chót rồi đậy vung lại, chờ cơm chín.Đang khi đó thì Th. vác bó củi (dĩ nhiên là còn tươi) về đến bếp, vất bó củi xuống đất, đang định bỏ đi về trại.

 

Th. dáng người cao lớn và có da có thịt hơn Vượng sún.Hắn được chọn làm người đi lấy củi.Nhiệm vụ của Th. là, mỗi ngày phải cung cấp đủ củi nấu cho vợ của quản giáo và cho đội.Th. làm xong thì về trại nghỉ cho tới ngày hôm sau.Th. rất ít nói nhưng trong đội không ai ưa vì lối sống của hắn mặc dù chưa khi nào hắn cãi cọ với ai trong buồng.Lúc nào Th. cũng lủi thủi một mình vì không có bạn, cả ở trong đội cũng như ngoài đội.

 

Trở lại câu chuyện tôi đang kể. Tôi thấy Th. sắp sửa bước đi, tôi gọi hắn đứng lại:

-  Anh Th., lại đây coi này (tôi chỉ vào mặt tôi); anh thấy mỗi lần nấu cơm là mắt mũi tôi thế này đây; bận sau anh chịu khó kiếm củi khô hoặc nếu không thì anh phải chặt gối đầu để cho tôi đỡ khổ một chút được không?

-  Làm gì có củi khô mà kiếm.

-  Thì tôi đã nói rằng nếu không có củi khô thì anh chặt gối đầu, để mấy ngày sau là nó tạm khô rồi.

-  Tôi chỉ chặt như vậy, chịu hay không chịu, mặc anh.

-  Tôi nói chuyện tử tế với anh, mà anh lại nói cù nhầy (not willing to pay one's debt) như vậy hả?

-  Tôi nói thế đấy, làm gì thì làm.

 

Thấy hắn có vẻ thách thức.Lại nghĩ đến câu Vượng nói “Nó lấy củi khô cho vợ của xếp” (mà không biết có đúng không), khiến tôi nổi giận. Tôi nghĩ nhanh trong đầu: Thằng này to con nhưng chắc chắn là không “có nghề” (võ), bản tính lại nhát, cho nên tôi quyết định phải đánh cho nó biết tay mặc dù tay nó đang cầm con dao chặt củi. Tôi nói:

- Anh thách tôi phải không?

- Thách đấy.

 

Hắn chưa nói hết câu, thì tôi đã dùng đòn song chỉ (hay song sỉ, tức là dùng hai ngón tay trỏ và giữa để chọc vào mắt đối thủ), đánh ra nửa vời thì biến thành đòn ngũ phong (mạnh như 5 ngọn gió, mấy anh Tàu Phù thường hay đao to búa lớn mà, dù biết rằng đối thủ cao tay hơn mình, mà vẫn nói mạnh “gặp ta là ngươi tới số” nhưng trong bụng thì đánh lô tô), tức là dùng cùi chỏ đánh vào mạng sườn hắn. Dùng đòn này để vừa đánh vừa nhập nội (áp sát vào người đối thủ) để loại trừ khả năng sử dụng con dao của hắn. Biết là hắn nhát nhưng mình vẫn phải đề phòng, biết đâu hắn khùng lên, chém bậy thì mình lãnh đủ. Hắn bị cú đòn ngũ phong, lẽ ra thì hết đánh lại tôi, nhưng hắn rất mạnh, vẫn còn đủ sức ôm chặt lấy tôi và đẩy tôi về phía bếp đang còn nhiều than hồng. Trong khi đó thì cái xương sống của tôi lại làm reo, kêu lên một tiếng “cục”. Tôi nghĩ, chết mẹ rồi, cái xương sống của mình bị chấn thương trong thời gian chặt nứa ở hồ Thác Bà, bây giờ vì vận động mạnh đột ngột cho nên nó trẹo khớp trở lại, mình không chơi đòn bẩn thì sẽ bị nó đẩy vào bếp, bị phỏng lửa là cái chắc. Tôi lẹ làng luồn bàn tay phải của tôi xuống, chụp hạ bộ của hắn và xiết lại. Chỉ cần một cái xiết thôi là hắn buông lơi sức đẩy và kêu lớn:

- Cứu tôi với! Cứu tôi với! Nó bóp dái tôi.

 

Quản giáo và tên vệ binh ở trong lều chạy ra. Tôi nghĩ, có quản giáo tới thì Th. sẽ không dám chém mình nữa, tôi buông tay ra khỏi hạ bộ của hắn. Quản giáo nói với tôi:

 

-  Tại sao anh lại đánh anh Th. ?

-  Báo cáo cán bộ, anh ấy lấy củi tươi về cho tôi nấu cơm, tôi yêu cầu anh ấy lấy củi khô thì anh nổi nóng và thách tôi muốn làm gì thì làm. Anh ấy ỷ mình to lớn muốn đánh tôi thì tôi phải đánh lại.

-  Tôi ở trong lều nhìn ra, tôi thấy anh đánh anh Th. trước; anh phải bỏ tính hung hăng của anh đi. Tôi thấy anh dùng toàn là “đòn quyết định” không à.

-  Báo cáo cán bộ, tôi nhỏ con như thế này mà dám hung hăng với ai. Anh ấy gây sự với tôi mà trên tay lại cầm dao nữa, thì tôi phải “tiên hạ thủ vi cường” chứ (tiên hạ thủ vi cường = ra tay trước để có thế mạnh; chẳng biết tên quản giáo có hiểu được câu này nghĩa là gì không). Tôi chẳng biết “đòn quyết định” là gì mà chỉ đánh bừa phứa vì bản năng sinh tồn thôi.

-  Rõ ràng là anh biết nghề (võ), anh đánh ra những “đòn quyết định”, tôi thấy mà.

-  Nếu tôi có nghề, thì tôi đâu có bị anh ấy đánh tôi trẹo xương sống như thế này (tay tôi chỉ vào ngang hông, và thực sự lúc ấy tôi thấy ngang thắt lưng tôi bị đau, không đứng tự nhiên được. Thấy tôi bị đau thật, quản giáo quay qua bảo Th.

-  Anh Th. lấy củi xong rồi, thì về trại nghỉ đi. Còn anh Thái ở đây chờ về trại cùng với đội, rồi lên Ban An Ninh làm việc.

 

Nói xong, quản giáo và vệ binh quay trở lại lều. Th. cầm con dao chặt củi, lầm lũi đi về trại. Không ai biết rằng Th. bị ăn một cú đòn (ngũ phong) mà mỗi khi thở mạnh là sẽ rất đau, ngoại trừ tôi và chính anh Th. Cái đau này kéo dài ít nhất cũng phải cả tuần thì mới hết. Mọi người trong đội, khi nghỉ ăn trưa, chỉ biết rằng tôi đánh nhau với Th. Và “bị Th. đánh cho trẹo xương sống”. Vì thế họ nhìn tôi với cặp mắt thương cảm

 

Chiều đến, trở về trại, tôi được anh đội trưởng (Thiện) dìu tôi đi lết bết phía sau, càng ngày càng bỏ xa đội. Cuối cùng thì hai chúng tôi cũng tới Ban An Ninh phía trước cổng trại. Anh Thiện dìu tôi vào trong phòng thì thấy Sĩ Quan An Ninh Trại (Thiếu Úy Thịnh) đã ngồi chờ sau bàn làm việc. Anh Thiện báo cáo sự việc cho T/U Thịnh. Thịnh hỏi tôi nguyên do sự việc. Tôi kể chi tiết sự việc xảy ra hồi sáng, nhưng tôi không đả động gì đến việc Th. lấy củi khô cho vợ quản giáo, lại càng không dám nói rằng tôi đánh Th. vì ghét thái độ xun xoe của Th. với quản giáo.

 

T/U Thịnh thấy tôi đau lưng thì có lẽ cũng nghĩ rằng tôi bị Th. đánh cho nên không có thái độ cứng rắn với tôi. Hắn chỉ nói: “Từ nay các anh đừng có đánh nhau như thế này nữa,” rồi cho tôi vào trại, chẳng thấy hắn nói gì đến việc viết tờ kiểm điểm như mọi khi.

 

Anh Thiện dìu tôi về tới buồng thì mọi người đã ăn cơm xong, chờ giờ vào buồng. Lòng tôi áy náy vì đã làm cho anh Thiện phải mất thời giờ vì tôi.Anh Thiện (*) có cái hay là anh không hề tỏ ra một chút gì khó chịu về việc này.Tôi và anh chỉ mới biết nhau từ ngày ở Trại C trở về Trại A, nhưng dường như anh có cảm tình với tôi.Tình cảm của anh với tôi được xác nhận chỉ sau khi anh ra khỏi tù (năm 1987?).Ra tùđược vài tuần, hai anh chị chở nhau bằng xe Honda ghé thăm vợ chồng tôi (cách nhà anh 15 km – 10 miles). Chúng tôi gặp nhau một lần đó rồi thôi vì người nào cũng có việc riêng phải làm khi mới ra tù. Tôi đoán rằng anh không đi Mỹ vì anh có mấy người con vượt biển và đã được nhập cư ở Hòa Lan từ ngày anh còn ở trong tù.

 

Lúc kẻng vào buồng, Vượng sún từ ngoài chạy về để chuẩn bị vào buồng. Vượng nói nhỏ với tôi: “Yên tâm đi, có thuốc rồi.” Tôi chưa hiểu rõ ý câu nói của Vượng cho tới lúc đã khoá cửa buồng, Vượng móc ở túi ra một mẩu nhỏ có mầu đen đen, đưa cho tôi và nói:

 

-  Lấy chút nước, uống mật gấu vào cho mau khỏi.

-  Ở đâu mà có vậy?

-  Tôi sang gặp Đại Tá Nguyễn Văn Hãn (ANQĐ / QK 2) vì tôi biết ông có mật gấu. Tôi ca “Bài ca con cá” (năn nỉ) với ông ấy để kiếm một mẩu về cho bồ uống đấy. Giá màcó chút rượu đế thì nó dẫn thuốc mạnh hơn. Bây giờ dùng nước đun sôi cũng được.

 

Tôi lấy nước uống thuốc ngay tức khắc.Nhờ vậy mà cái đau giảm đi rõ rệt và chỉ vài ngày sau là lưng tôi gần như bình thường.Khi hai chúng tôi được ra khỏi tù, Vượng thường ghé nhà tôi chơi và được vợ tôi tiếp đãi nồng hậu vì biết Vượng đã xử tốt với tôi khi còn trong nhà tù. Vượng hiện giờ đang ở Cali với vợ và một con trai.

 

Đối với niên trưởng Nguyễn Văn Hãn, tôi vẫn nợ niên trưởng một lời cám ơn.Thời gian ở Trại Nam Hà, tôi biết nhưng chưa từng gặp niên trưởng lần nào.Niên trưởng cũng chẳng biết tôi là ai, mà chỉ biết một kẻ đau lưng qua Vượng, bạn tôi.Niên trưởng đã không tiếc một món thuốc quý hiếm mà đã san sẻ cho tôi chữa trị.Tôi ghi nhận lòng tốt của niên trưởng.Và, tôi dùng những dòng này coi như là một lời cám ơn muộn màng gửi đến niên trưởng.

 

Anh Th. có lấy củi khô về cho vợ của quản giáo thì trắng đen vẫn chưa rõ.Có ai nhìn thấy đâu, mà chỉ là suy đoán khi nhìn thấy cử chỉ xun xoe của Th. mỗi khi gặp quản giáo.Không phải riêng tôi, mà đa số anh em trong đội đều có cùng ý nghĩ như vậy. Vì thế khi biết Th. bị tôi hạ đo ván vì đòn “bóp dế” thì tỏ vẻ hài lòng.

 

Bây giờ nghĩ lại, tôi thấy tôi cũng hơi quá nóng.Nếu điềm tĩnh hơn một chút thì sự việc đâu đến nỗi nào.Biết đâu anh Th. chỉ là người bị hiểu lầm mà thôi. Nếu vậy, thật đáng tiếc! Thôi, hãy xúy xóa cho tôi nghe, anh Th.

 

Lần đánh nhau với anh Th. là lần thứ hai và cũng là lần cuối trong thời gian ở tù của tôi.Chắc từ nay chẳng còn lần đánh nhau nào nữa để mà kể hầu quý vị độc giả; sắp hết hơi rồi, thì còn đánh nhau với ai chứ?

 

      Anh Thiện chắc giờ này đang sống bình yên với gia đình ở Hoà Lan. Nếu anh đọc được những dòng này thì xin anh hiểu cho rằng tôi vẫn luôn nhớ đến anh. Cầu xin Thượng Đế ban phước lành cho anh chị và các cháu.

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm