Kinh Khổ

Hồi Giáo 101: Phương Đông Dưới Cái Nhìn Phương Tây

Khi lớn lên tại Lebanon, tôi có được cơ hội chứng kiến mọi thứ thuộc về Mỹ và thế giới Phương Tây. Radio và tivi đã kết nối tôi


1.1 Hồi Giáo 101: Phương Đông Dưới Cái Nhìn Phương Tây

Khi lớn lên tại Lebanon, tôi có được cơ hội chứng kiến mọi thứ thuộc về Mỹ và thế giới Phương Tây. Radio và tivi đã kết nối tôi với phương Tây. Tôi biết rõ về những xu hướng và thời trang mới nhất, những người nổi tiếng, những gì xảy ra trong nội bộ và bên ngoài. Radio cung cấp chúng tôi tin tức và tivi tràn ngập các chương trình của Mỹ. Tuy nhiên, vẫn luôn thiếu các thông tin từ phía Đông dành cho phương Tây. Thực tế, có nhiều thông tin sai lạc và hiểu lầm về Trung Đông qua nhiều thập kỷ. Nhiều thông tin bị che phủ bởi tiếng nước ngoài, phương tiện truyền thông bị kiểm duyệt khắt khe và chịu ảnh hưởng của các nhà lãnh đạo Hồi Giáo cũng như các nhà độc tài, sự bí ẩn đó kéo dài mãi đến ngày nay.

Người phương Tây không thể hiểu về văn hóa Trung Đông, tôn giáo, Hồi Giáo, và các xu hướng của hệ tư tưởng về tín ngưỡng và chính trị tác động thế nào lên các khía cạnh của văn hóa và con người. Những người phương Tây xuất thân từ nền tảng Cơ Đốc Giáo, là đạo giáo huấn tập trung vào đức tin, tình yêu, lòng khoan dung và tha thứ. Họ không hiểu về thanh gươm của Hồi Giáo – thứ rất được ca tụng trên phim – đại diện cho thù hận, không khoan thứ, giết chóc, và tiêu diệt những ai không theo Đạo Hồi.

Sự am hiểu của phương Tây về Trung Đông bí hiểm bắt đầu từ bốn mươi năm trước khi PLO (Palestine Liberation Organisation – Tổ Chức Giải Phóng Palestine) và Ayatollah Khomeini nổi dậy. Thế giới đã chứng kiến hết cuộc tấn công khủng bố này đến cuộc tấn công khủng bố khác: cuộc thảm sát tại Olympic Munich 1971, cuộc khủng hoảng con tin ở Iran, các cuộc đánh bom của Thủy Quân Lục Chiến ở Lebanon, cướp giết tại Achille Lauro, vụ nổ máy bay Pan Am trên Scotland, chuyến bay TWA 847, và bắt giết các con tin tại Lebanon. Tại các trạm kiểm soát an ninh sân bay đều có máy X-quang, an ninh sân bay trở nên gắt gao nhằm ngăn chặn hiểm họa cho nước nhà. Khủng bố được công nhận như một vấn nạn—nhưng chưa thực sự được đặt hàng đầu trong suy nghĩ của chúng ta. Các quốc gia và chính phủ thất bại trong việc kết nối các điểm chốt và nhận thấy rằng mặc dù các cuộc tấn công khủng bố đó xảy ra ở các nước và châu lục khác nhau, các hung thủ, bất kể tên họ là gì, thuộc nhóm phái nào, đều có một điểm chung: họ đều là Hồi Giáo, và nạn nhân chủ đích của họ luôn là người Tây, Thiên Chúa Giáo và người Do Thái.

Ngày 11 tháng 9 đã xảy ra cuộc tấn công khủng bố như vậy tại Mỹ. Vào 8:46 sáng ngày 11 tháng 9, đường chân trời trong xanh trên bầu trời New York đã thay đổi mãi mãi bởi một vụ nổ đầy khói lửa. Trong vòng chưa đến hai giờ bốn chiếc máy bay đã tấn công các mục tiêu khác nhau tại Mỹ. Cảnh tượng bàng hoàng và khủng khiếp đó vẫn khắc ghi không chỉ trong tâm trí nước Mỹ, mà còn với toàn nhân loại. Thông qua tin tức trực tiếp, người dân trên toàn thế giới chứng kiến hàng loạt các vụ giết người vô tội diễn ra trước mắt họ. Khắp thế giới chia sẻ tin tức với nỗi sợ hãi và đau khổ xảy ra trên trên quy mô lớn bởi khủng bố dưới tên gọi Hồi Giáo và Allah.

Chúng ta cần tìm hiểu thêm về những người xưng danh Hồi Giáo cùng với sự thần phục dành cho thánh Allah đã giết và hạ sát không chỉ Người Mỹ mà còn bất cứ ai chống lại giáo lý tôn giáo cổ xưa của họ. Những chiến binh Hồi Giáo đó đến Mỹ không chỉ để phá hủy các toà tháp trong một thành phố lớn nào đó của nước này, mà còn để nói lời tuyên bố của họ. Thật vậy, họ đã tạo nên tuyên bố của lòng thù hận, cố chấp, niềm tin mù quáng bằng các hành động khủng bố trên toàn cầu. Vào ngày 11 tháng 9 năm 2001, Hồi Giáo cực đoan đã chứng minh họ đã chuẩn bị, sẵn sàng và có khả năng chiếm đóng bất cứ thành phố, nền văn hóa hay đất nước nào—kể cả đó là quốc gia hùng mạnh nhất thế giới—cho đến khi họ chiếm được vị trí độc tôn trở thành bá chủ toàn nhân loại.

Phương Tây đã bắt đầu đặt ra câu hỏi: Ai là người thực sự biết được Hồi Giáo đại diện cho điều gì? Sự thật về Hồi Giáo là gì? Đây có phải là một tôn giáo của hòa bình hay không?

Nếu đa phần thế giới đã bị nhầm lẫn mối quan hệ của Hồi Giáo với các cuộc tấn công khủng bố trên toàn thế giới, vậy thì Yahiya Emerick, tác giả của cuốn Hiểu Biết Về Hồi Giáo (Understanding Islam), đưa ra lời giải thích đơn giản cho điều này. Tất cả là sự hiểu lầm, ông tuyên bố, gây nên bởi cái nhìn thiếu khách quan hiện nay qua các phim về Hồi Giáo như Not Without My Daughter, True Lies, Black Hawk Down, Under Siege, và Delta Force. Ông nói rằng những bộ phim đó và những thông điệp truyền thông rập khuôn “đã góp phần vẽ nên người Hồi Giáo như những kẻ hành hạ vợ con, đánh bom tự sát và những người nhập cư da màu, những người mà không thể tin tưởng được.”

Vậy hãy cùng nhau phân tích những luận điệu chống lại tôn giáo “chân chính” này. Hãy xem các báo cáo thực tế được tìm thấy trong kinh Koran ủng hộ quan điểm đó. Đạo Hồi có phải là tôn giáo “hòa bình” không? Hay những kẻ khởi xướng nên thứ tôn giáo “hòa bình” này có mục đích bí ẩn nào khác? Hồi Giáo có phải là mối đe dọa cho người Do Thái, Thiên Chúa giáo, và những người theo các giáo phái khác ngoài Hồi Giáo trên khắp thế giới không? Và chúng ta có thực sự cần thiết phải lo lắng về lời tuyên bố sẽ có các cuộc chiến tranh Hồi Giáo diễn ra trên toàn cầu?

Để bắt đầu trả lời những câu hỏi trên chúng ta nên quan sát vùng Ả Rập Trung Đông, nơi khai sinh của Hồi Giáo, để tìm hiểu về người dân ở đây, di sản, phong tục, và nguồn gốc của họ góp phần cho hiện tượng thế kỷ hai mươi mốt được gọi là Hồi Giáo-Phát Xít hay Chủ Nghĩa Đạo Hồi. Nếu chúng ta không hiểu nguồn gốc của Hồi Giáo là ở đâu, ai đã dung dưỡng nó, và nó đại diện cho những gì, chúng ta sẽ không thể hiểu điều gì thúc đẩy những kẻ khủng bố ngày nay—những kẻ khủng bố phạm tội giết người có tên gọi Hồi Giáo và họ khẳng định họ được Thượng Đế trao quyền làm như vậy.

Trước khi Hồi Giáo ra đời, người dân ở Arabia theo chủ nghĩa đa thần và thờ nhiều vị thánh, trong đó có những vị thần như Al-Lat, thần mặt trời; Manah, thần số mệnh; Al-Uzza, vị thần hùng mạnh nhất; và Venus, thần sao Kim. Họ thực hiện các nghi thức và lễ hiến tế, việc cúng tiến cho các vị thần được biểu hiện trên cây cối và đá thiêng.

600 năm sau công nguyên—trước khi có sự có mặt của Mohammed và sự ra đời của Hồi Giáo—người ta tìm thấy các khu định cư giàu có và thịnh vượng của người Thiên Chúa Giáo và người Do Thái tại Arabia, nơi họ xây dựng nên các đồn lũy trong thành phố và các vùng lân cận. Thành phố Yathrib, sau này trở thành Medina, nằm trong một ốc đảo 250 mét về phía bắc của Mecca, và đặc biệt rất phồn vinh. Mecca có vai trò quan trọng vì phân nửa vị trí của nó nằm dọc theo bờ biển phía tây của bán đảo Ả Rập. Thành phố này là trung tâm thương mại du mục. Các thương lái đã tạo nên sự thịnh vượng và làm tăng trưởng con số bán buôn và cơ hội kinh doanh cũng nâng cao bởi sự có mặt của khách du lịch và thương gia.

Ngoài thương mại, Mecca còn có một sức hấp dẫn khác thu hút du khách: một hòn đá thiêng, một hòn đá đen được cất giữ trong Kaaba đại diện cho nhiều vị thần Ả Rập, và là nơi người Ả Rập tôn thờ trong nhiều thế kỷ trước khi Mohammed và Hồi Giáo ra đời. (Kaaba là một dẫn chứng cách Hồi Giáo chiếm đoạt mọi mặt các tôn giáo trước cho riêng mình, như việc chiếm đoạt Núi Đền Thờ của người Do Thái tại Jerusalem là nơi Mohammad đi về thiên đường.)

Mohammed được sinh ra trong bộ lạc Quyrash tại Mecca khoảng 570 năm sau công nguyên. Khoảng bốn mươi tuổi, ông bắt đầu nhận được khai sáng sẽ trở thành người tạo nên một tôn giáo mới sau này cùng với nhiều tín đồ Hồi Giáo. Trong kinh Koran, sự kiện này được mô tả lại như một đêm biến cố bất ngờ trên núi Hira, nơi Mohammed trải qua một tháng mỗi năm ở đây. Ông được thiên thần Grabriel viếng thăm trong giấc mơ và được Ngài truyền chỉ thị. Khoảng ba năm cho những lần khai sáng đầu tiên và về sau là những đoạn nhỏ, tạo nên những gì hiện nay được gọi là Koran.

Mohammed rao giảng rằng kinh Koran là tiếng nói thật sự từ Chúa, bất cứ mọi sách kinh nào khác được cho là viết nên bởi Chúa đều không chính xác. Kinh Koran không chỉ là bản ghi chép lời Chúa một cách thuần túy, mà còn là “khai sáng đầy đủ và chính thức.” Bởi vì quan niệm và lòng tin vào giáo lý Hồi Giáo như vậy, cộng thêm sự dạy dỗ mà nguời Hồi Giáo cực đoan ngày nay tin rằng Hồi Giáo là tôn giáo vượt trội trên Trái Đất và cần được đối xử một cách phù hợp. Vì vậy, con người không tạo ra luật lệ, những hợp đồng, cuộc đàm phán, hay đạo đức, những thứ trái với kinh Koran đang được tôn trọng. Họ tin rằng mọi quốc gia phải phục tùng Hồi Giáo và luật Sharia (luật Hồi Giáo) nên trở thành bộ luật đạo đức bao trùm toàn thế giới.

Năm giáo lý căn bản của Hồi Giáo được ghi chép trong kinh Koran, và có năm mốc nền tảng mà những ai theo Đạo Hồi phải luyện tập và thực hiện với niềm tin tôn giáo của họ.

Giáo lý đầu tiên là chỉ có một Chúa duy nhất và Ngài là độc nhất, không có ai sánh cùng. Chúa hiểu biết mọi sự, Ngài toàn năng và là đấng sáng tạo nên mọi thứ đã có và sẽ có.

Giáo lý thứ hai, có nhiều tiên tri đã được Chúa sai đến. Những tiên tri đó bao gồm Noah, Abraham, Chúa Giesu, Moses, và Mohammed.

Giáo lý thứ ba, Chúa độc nhất nhưng Ngài cũng tạo nên thiên thần, bao gồm thiên thần tốt và xấu.

Giáo lý thứ tư là kinh Koran, không phải là Kinh Thánh, là thông điệp toàn vẹn và cuối cùng của Chúa.

Giáo lý thứ năm, sẽ có ngày phán xét cuối cùng cho tất cả mọi người, khi đó kẻ ác sẽ bị đày vào hỏa ngục, và người tốt sẽ được lên thiên đàng.

 

1.2 Năm Mốc Chính Của Hồi Giáo: Nền Tảng Của Đức Tin Và Đế Chế

Tuyên xưng đức tin: Iman.

Iman là niềm tin cơ bản vào Thiên Chúa duy nhất và Tiên Tri Mohammed. Đó là tín ngưỡng, tín điều nòng cốt, và là lời tuyên thệ của người theo Đạo Hồi (Shahadah), điều này tuyên bố “Allah là vĩ đại nhất. Không có Chúa nhưng Allah và Mohammed là Tiên Tri của Ngài.” Mỗi người Hồi Giáo phải tuyên xưng những lời này. Đối với người Hồi Giáo điều đó khẳng định rằng Chúa, như những gì họ biết, là duy nhất, không giống bất cứ điều gì khác.

Lời cầu nguyện: Salat.

Điều thứ hai, Người Hồi Giáo luôn tuân thủ lịch trình cầu nguyện Salat, điều đó diễn ra năm lần trong ngày. Đó là những lời cầu nguyện tự nhiên và được xem là hành động quan trọng của sự thờ phụng. Khi cầu nguyện, người Hồi giáo có thể thực hiện một mình hoặc với cộng đoàn các tín hữu khác, họ hướng về Mecca. Bằng một loạt các nghi lễ cầu nguyện được diễn ra lúc bình minh, buổi trưa, xế chiều, hoàng hôn và đêm xuống, họ tuyên xưng bản thân và tuân phục thánh Allah trong mọi lĩnh vực của cuộc sống.

Nhấn mạnh tầm quan trọng của lời cầu nguyện hàng ngày đối với lòng trung thành của người Hồi Giáo rất quan trọng. Khi lòng trung thành của người Hồi được thừa nhận, người tín đồ phải thực hiện nghi lễ cầu nguyện này năm lần mỗi ngày. Lời nguyện cầu được dùng như một hình thức thờ phụng thánh Allah và là mối liên kết mật thiết giữa các tín đồ với Ngài, tránh xa mọi ưu phiền. Lời cầu nguyện đòi hỏi phải thực hiện bằng tiếng Ả Rập, không phải bằng tiếng mẹ đẻ, vì tiếng Ả Rập là ngôn ngữ hoàn chỉnh trong kinh Koran được ban bố bởi Alla và không thể thay đổi.

Ban phát của bố thí: Zakat.

Điều thứ ba, người Hồi Giáo phải thực hành bằng việc tuân theo nghĩa vụ tài chính hoặc Zakat, đây là một hình thức bố thí hoặc từ thiện. Người Hồi tin rằng mọi thứ họ sở hữu đều thuộc về Allah. Những tài sản họ có thể có được đều được Chúa ban phát và giao phó cho họ. Nhưng Hồi Giáo có chi tiết cụ thể về cách mà họ cần bố thí. Zakat yêu cầu những người Hồi hàng năm đóng góp 1/40 thu nhập của mình cho những ai thiếu thốn. Chỉ những người nghèo mới được miễn hình thức từ thiện này theo quy định.

Nhịn ăn: Sawm.

Điều thứ tư, mỗi năm, tại lễ kỉ niệm Ramadan, người Hồi Giáo phải nhịn ăn hoặc thực hiện Sawm. Từ bình minh đến khi mặt trời lặn, các tín đồ không ăn, uống, hút thuốc, hay có quan hệ tình dục. Những ai đủ khỏe mạnh đều phải nhịn ăn và kiêng theo cách này vào toàn thời gian của tháng thánh lễ Ramadan theo lịch Hồi Giáo.

Hành hương: Haj.

Mốc thứ năm mà Đạo Hồi đòi hỏi là mọi người ai có khả năng đều phải hành hương, hoặc Hajj, đến thánh địa Mecca. Chuyến đi này phải thực hiện ít nhất một lần trong suốt cuộc đời của mỗi người Hồi Giáo. Nó diễn ra trong tháng thứ mười hai của năm và là hành động cuối cùng trong việc quy phục thánh Allah. Người Hồi tụ tập tại đền thờ Kaaba ở Mecca. Họ hôn và chạm vào đá đen khi họ đứng bao quanh Kaaba và mặc đồ trắng để tượng trưng cho sự tinh khiết.

Năm mốc của Hồi Giáo nói lên nhiệm vụ của mỗi người Hồi. Như bản văn tôn giáo chính thức của Hồi Giáo, kinh Koran, ghi chép chính xác những gì Chúa tiết lộ thông qua thiên thần Gabriel cho Người Tiên Tri. Kinh Koran là nền tảng thần thánh và thiêng liêng của bộ luật Hồi Giáo. Nó tổng cộng có 114 chương, đồng thời được gọi là “suras.” Bao gồm những chỉ dẫn, các điều răn, luật lệ, quy định đạo đức, các sự kiện lịch sử, và các châm ngôn thâm thúy liên quan đến các khía cạnh của cuộc sống hàng ngày. Không một từ nào trong kinh Koran bị thay đổi qua nhiều thập kỉ.

Hadith là sách đi kèm cùng với kinh Koran, người Hồi Giáo nuôi dưỡng giá trị tinh thần và nhận sự dạy bảo hàng ngày trong cuộc sống từ nó. Hadith là tài liệu được viết lại dựa trên sự truyền miệng, được kể lại bởi các người Hồi Giáo, về cuộc sống, các hoạt động, và các chiến tích của Tiên Tri Mohammed. Hadith là bản ghi chép những gì vị tiên tri này đã nói và làm, giá trị của nó chỉ đứng thứ hai sau kinh Koran.

Bản văn bổ sung quan trọng khác đối với người Hồi là Sharia, luật linh thiêng của Hồi Giáo. Sharia là tiếng Ả Rập, nghĩa là ‘con đường.” Các luật gia người Hồi đặt tên như vậy để tạo nên các luật lệ nhằm quản lí và hướng dẫn các tín đồ Hồi Giáo. Sharia liệt kê các bộ luật bắt buộc, được chỉ định bởi Thiên Chúa, đấng lập pháp tối cao, để tín đồ tuân theo. Luật Sharia nói về các chi tiết quy định trong hôn nhân, ly dị, nuôi dạy, mối quan hệ giữa các cá nhân, thức ăn, quần áo, vệ sinh, cầu nguyện, và thậm chí cả thương mại và hình sự. Những qui định luật này giúp các tín hữu Hồi Giáo sinh sống và duy trì một xã hội hài hòa.

Nhiều người Hồi Giáo đang thực hành những việc như ăn chay, bố thí, cầu nguyện hàng ngày, và tuyên xưng đức tin, có nhiều điểm tương đồng với Kitô Giáo và Do Thái Giáo. Tuy nhiên, điều làm Hồi Giáo trở nên khác biệt so với các tôn giáo khác là nó kêu gọi giết chóc và chinh phục các thành viên từ tín ngưỡng khác. Những kẻ khủng bố ngày nay cũng như các lãnh tụ Hồi Giáo tại các nhà thờ trên toàn thế giới đang kêu gọi cuộc tàn sát hàng triệu người trên khắp thế giới nhân danh Hồi Giáo. Họ kêu gọi cuộc thánh chiến chống lại những người ngoại đạo, họ trích dẫn các chương sura và các câu trong kinh Koran cũng như Hadith nhằm ủng hộ cho việc kêu gọi hành động. Để hiểu được tại sao những kẻ khủng bố trích dẫn kinh Koran để làm nền tảng cho các hành động của khủng bố, chúng ta phải tìm hiểu Hồi Giáo như hệ tư tưởng tôn giáo và hệ tư tưởng chính trị.

1.3 Bản Sắc Hồi Giáo

Hồi Giáo là trọng điểm trong cuộc sống của người Hồi Giáo. Hiểu biết về thực tế này rất quan trọng, nó là mấu chốt để hiểu được thế giới Đạo Hồi và nó ảnh hưởng đến phần còn lại của thế giới thế nào. Đối với người Hồi Giáo, lòng trung thành và danh tính của họ xoay quanh tôn giáo họ tôn thờ. Mặc dù người Hồi Giáo và không phải Hồi Giáo có thể sống chung một cộng đồng và chung quốc tịch, nhưng trong thế giới người Hồi, là tôn giáo, chứ không phải đặc điểm dân tộc xác định xã hội của họ cũng như xác nhận ai đó có thuộc về xã hội của họ hay không. Ví dụ, một người Palestine Hồi Giáo sẽ cảm nhận mối quan hệ gần gũi gắn bó hơn với một người Albania Hồi Giáo hơn là một người Palestine Thiên Chúa Giáo dù cho cả hai người Hồi Giáo này nói hai thứ tiếng khác nhau và đến từ các đất nước khác nhau. Cả hai cùng chia sẻ những điều tuyệt vời được chỉ dẫn trong quá khứ và cảm nhận giống nhau về số phận. Cả hai đều thuộc về một tôn giáo tối cao trên trái đất—là Hồi Giáo—và cả hai đều được ban phước từ trên cao bởi thánh Allah và được trao quyền hơn những người khác vì họ tuyên xưng đức tin vào Hồi Giáo.

Ummah: Cơ quan chính trị và cuộc sống cộng đồng.

Người Hồi tin rằng thánh Allah là đấng tối cao thực sự và duy nhất. Ngài đã tiết lộ cho Mohammed mọi vấn đề của cuộc sống, chính trị, luật lệ tôn giáo, và trao ông quyền cai trị tất cả. Ummah là cộng đồng chính trị và tôn giáo của Hồi Giáo. Nó kết hợp mọi người Hồi ở tất cả các quốc gia và làm họ trở nên bình đẳng với nhau. Thánh Allah cũng như Chúa của họ và Mohammed nắm quyền lực chính trị của họ.

Nhà Tiên Tri Mohammed đã thành lập và cai trị đế chế Hồi Giáo, ông không chỉ là tiên tri mà còn như là người đứng đầu đất nước. Quyền lực chính trị và pháp lý của ông đã được thừa nhận chỉ vì vị thế của tôn giáo này. Bởi vì quyết định đã được thiết lập bởi Tiên Tri Mohammed, tôn giáo Hồi Giáo không chỉ là một phần của cuộc sống, nó còn điều chỉnh hoàn toàn cuộc sống, từ xã hội – chính trị, đến ngoại giao, kinh tế và quân sự. Sự kết hợp giữa tôn giáo và chính trị như một trong những nền tảng của Hồi Giáo, một hệ tư tưởng tôn giáo/chính trị không thể tách rời của chính quyền Hồi Giáo, và là cơ sở cho lòng trung thành của người đạo Hồi.

Đối với quan điểm của Hồi Giáo, thế giới và nhân loại được chia làm hai nhóm không thể hòa giải: Dar Al Hồi Giáo, ngôi nhà của Hồi Giáo, nơi tập hợp các tín hữu, là nơi được thống trị bởi luật Hồi Giáo; và Dar Al Harb, ngôi nhà của chiến tranh, tập hợp của những người không phải Hồi Giáo, nơi đây những người ngoại đạo (được gọi là kuffar, hoặc những kẻ không có lòng tin) sinh sống. Điều này rõ ràng là đang đề cập đến những người như chúng ta, những người không tin và tuyên xưng Đạo Hồi.

Theo những gì Đạo Hồi giảng dạy, tất cả mọi người rồi một ngày sẽ thừa nhận Hồi Giáo hoặc phục tùng luật lệ của nó. Dựa trên việc giảng dạy của Hồi Giáo, người Hồi không thể nhận thấy được ranh giới chính trị hoặc hiệp ước hòa bình vĩnh viễn. Theo Ibin Taamiyah, một luật gia người Hồi ở thế kỷ mười bốn, bất kỳ hành động chiến tranh chống Dar Al Harb (người ngoại đạo) nào cũng đều là chính đáng, hợp pháp về pháp lý, và được miễn phán xét về mặt đạo đức. Đây chính là hệ tư tưởng và niềm tin làm động lực bên trong của những người Hồi Giáo cực đoan, những người đang làm mọi việc để áp đặt Hồi Giáo lên thế giới văn minh trong suốt bảy thế kỷ bằng việc thực hành đức tin.

“Chiến đấu với họ cho đến khi mọi sự phản đối kết thúc và tất cả đều phục tùng Allah.” (Koran 8:39)

Hồi Giáo cực đoan được lệnh phải tiến hành cuộc thánh chiến đến khi giành thắng lợi.

Jihad – thánh chiến

Jihad là một phần khác rất quan trọng của Hồi Giáo, và chúng ta phải tìm hiểu về nó bằng các nghiên cứu lịch sử, không phải bằng việc nghe theo Hội Đồng Quan Hệ Hồi Giáo Mỹ hay người Hồi Giáo nào đó nói về các nhà lãnh đạo trên tivi. Jihad là bổn phận tôn giáo chung dành cho mọi người Hồi Giáo từ trẻ đến già trên toàn thế giới. Koran truyền đến những người theo đạo rằng phải luôn có một cuộc thánh chiến, và chỉ dẫn những người này cách hành động. Trong những thập kỷ đầu của việc lan truyền Đạo Hồi, dùng gươm để chiến đấu chống lại kẻ thù vô đạo là điều răn chính của thánh chiến. Nhiều học giả Hồi Giáo ở phương Tây ngày nay giải thích rằng cuộc thánh chiến chủ yếu là một cuộc đấu tranh tinh thần, không phải quân sự. Tuy nhiên, khi nhìn lại lịch sử Hồi Giáo và các điều răn của kinh Koran thì chúng ta thấy thánh chiến như một công cụ quân sự, điều này càng rõ ràng hơn khi các thuật ngữ của cuộc thánh chiến đều đề cập chủ yếu đến chiến tranh chống lại những người không tin đạo Hồi. Ví dụ, kinh Koran sura 9:29 ra lệnh những người Hồi “chiến đấu chống lại những ai không tin vào Chúa hoặc ngày phán xét, những người làm Chúa và thông điệp của Ngài bị ngăn cấm, và những kẻ chối bỏ lòng trung thành đối với đức tin chân chính.”

Mục tiêu của cuộc thánh chiến quân sự không chỉ là để biến mọi người thành Hồi Giáo, mà còn để giành quyền kiểm soát chính trị và thi hành thẩm quyền Hồi Giáo trên mọi dân tộc để xã hội sống và tuân thủ theo nguyên tắc đạo Hồi. Kinh Koran nhấn mạnh rằng những người hi sinh trong cuộc thánh chiến quân sự hiển nhiên trở thành liệt sĩ và được ban một vị trí đặc biệt trên thiên đàng.

Ngày nay những tên khủng bố Hồi Giáo trên toàn thế giới đưa quân tấn công khủng bố mọi người với niềm tin rằng phải đấu tranh cho cuộc thánh chiến này đến chết, những kẻ ngoại đạo đó phải bị giết vì thiếu đức tin vào kinh Koran. Niềm tin của họ rất mạnh mẽ, người Hồi Giáo coi thánh chiến là mốc thứ sáu của đức tin. Khi tôi sống tại Trung Đông, ý nghĩa duy nhất đối với từ “thánh chiến” mà những người Kitô hữu như chúng ta hiểu là cuộc thánh chiến quân sự chống lại chúng ta. Hiện nay, có nhiều người Hồi Giáo ôn hòa, những người này tin rằng thánh chiến là một cuộc chiến tranh dựa trên lời nói, không phải bởi gươm giáo. Vấn đề là vậy, tuy nhiên, bất cứ cuộc tranh luận nào giữa những người ôn hòa và cực đoan về ý nghĩa thánh chiến, thì hầu như phần thắng luôn thuộc về phe cực đoan, những người này có thể trích dẫn từ kinh Koran để củng cố quan điểm của họ, rằng thánh chiến có nghĩa là chiến tranh và loại trừ hay chinh phục những kẻ ngoại đạo.

1.4 Sự Hiểu Lầm Về Hồi Giáo

Kể từ khi Hồi Giáo ra đời, Kitô Giáo phương Tây đã gặp khó khăn trong việc hiểu về Hồi Giáo như một hệ tư tưởng tôn giáo và như một hiện tượng khác biệt so với Thiên Chúa Giáo. Vào đầu thế kỷ thứ bảy, khi người Hồi Giáo bắt đầu xâm chiếm các quốc gia, họ được gọi bằng các tên khác nhau. Khi họ chinh phục bán đảo Iberia vào thế kỷ thứ tám, họ được gọi là người Ma rốc. Những người Châu Âu còn lại gọi họ là người Thổ Nhĩ Kì. Ở Tiểu Á, các tín đồ Thiên Chúa giáo gọi họ là người Hồi Tartar và nhiều tên dân tộc khác nữa.

Khi Châu Âu cuối cùng cũng hiểu được rằng Hồi Giáo không phải một nhóm đồng bào dân tộc, họ lại nhầm lẫn coi đó như một tôn giáo có thể so sánh với Kitô Giáo và Mohammed là nhân vật trung tâm, như Chúa Giêsu của Kitô Giáo. Người Hồi được gọi là Mohammedan và Hồi Giáo là Mohammedism. Sự thiếu hiểu biết về Hồi Giáo như phong trào chính trị vẫn tồn tại đến ngày nay. Sau ngày 11 tháng 9 năm 2011, người ta vẫn mô tả đền thờ Hồi Giáo như một nhà thờ, xem kinh Koran như kinh thánh của Hồi Giáo, và đánh đồng các lãnh tụ và giáo sĩ Hồi Giáo với các linh mục và giáo sĩ Do Thái. Sự thật vẫn là sự thật. Đền thờ Hồi Giáo được thường xuyên sử dụng để rao giảng hận thù và giết chóc nhân danh thánh Allah, và là nơi các chiến binh ẩn náu, lưu trữ đạn dược, thảo luận về chiến lược chiến tranh. Kinh Koran không giống như Kinh Thánh, nó kêu gọi phong trào chính trị mà tất cả người Hồi phải chiến đấu, thủ tiêu, chinh phục những người thuộc các tín ngưỡng khác cho đến khi Hồi Giáo cai trị thế giới. Và các thủ lĩnh, giáo sĩ Hồi Giáo là nhân vật chính trị, những người xúi giục những ai theo họ phải chiến đấu để trở thành liệt sĩ nhân danh Chúa.

Ngày nay Hồi Giáo được nhìn dưới lăng kính của phương Tây, lăng kính này phản chiếu quan điểm của thế giới Phương Tây cũng như sự thiếu hiểu biết về Hồi Giáo giống như việc nhận định tôn giáo và chính trị. Phương Tây nhận định các nhà lãnh đạo thuộc phe tả hay hữu. Họ xem Yasser Arafat là một nhà ôn hòa, vua của Ả Rập Xê Út là một người bảo thủ, và Khomeini hay Osama Bin Laden là những kẻ cực đoan. Phương Tây không hiểu rằng tất cả các nhà lãnh đạo kia sẽ về cùng một phe Hồi Giáo, làm thành hàng rào chống lại những người ngoại đạo khi lời kêu gọi của Alla Akbar (Allah là người vĩ đại nhất) có hiệu lực.

Người phương Tây cũng cho rằng sự hiểu biết về hòa bình, công lý, và tự do là giống nhau dù có phân chia văn hóa. Họ không nhận thấy rằng những từ ngữ kia hoàn toàn mang nghĩa khác nhau trong tâm trí người Hồi giáo.

Từ hòa bình trong tiếng Ả Rập không có nghĩa là sự hòa thuận giữa các nhóm hoặc các quốc gia, như những gì mà Phương Tây hiểu được. Nó chỉ có nghĩa là salam, là việc không xuất hiện cuộc xung đột vào lúc hai phe phái hoặc quốc gia đang tranh đấu với nhau. Từ sulha, hay hòa giải, được  phương Tây dịch là hòa bình. Ngược lại, trong khái niệm của phương Tây, hòa bình đích thực là khi hai phe phái đang chiến đấu với nhau phải chấm dứt cuộc xung đột, đồng ý ngưng chiến, công bố rằng họ đã hòa giải mọi vấn đề trong quá khứ, và hướng đến một mối quan hệ hài hòa thực sự.

Từ “tự do” ở phương Tây có nghĩa cá nhân có thể có khả năng quyết định những gì ảnh hưởng đến cuộc sống của họ về mọi mặt, đặc biệt là việc bầu cử hoặc loại bỏ những người trong chính phủ và những người quyền lực, những người có tác động đến cuộc sống hàng ngày của họ. Đó có nghĩa là được quyền lựa chọn và quyết định. Bạn được tự do lựa chọn tôn giáo của bạn, người lãnh đạo của bạn, chính trị của bạn, cách sống của cá nhân bạn. Tự do ở phương Tây là cơ sở cho một xã hội dân chủ.

Trong thế giới Hồi Giáo, từ “tự do” có nghĩa là tự do khỏi quyền lực của nước ngoài, điều đã cai trị thế giới Hồi Giáo trong thời buổi hiện đại. Họ coi sự tự do như là sự độc lập khỏi thế lực nước ngoài và kiểm soát toàn bộ lãnh thổ của họ, nơi họ áp dụng chế độ độc tài. Những nhà lãnh đạo Hồi Giáo nói về sự công bằng khi họ nói về hòa bình, không phải tự do. Tư pháp trong đạo Hồi ngược lại với chế độ độc tài. Tư pháp trong con mắt của người Hồi Giáo là sự trở lại của đế chế Hồi Giáo sẽ cai trị trên toàn thế giới, đoàn kết Ummah Hồi Giáo vòng quanh thế giới, miễn nhiễm văn hóa phương Tây và lập lại uy quyền.

Một bài phân tích nền tảng chính trị, tôn giáo của Hồi Giáo Trung Đông để xâu chuỗi các mấu chốt nhằm thấu hiểu rõ về văn hóa là rất quan trọng trong việc thảo luận để đưa ra lựa chọn hòng chấm dứt khủng bố. Thực tế đáng buồn là việc giết người trên diện rộng và khủng bố nhân danh Hồi Giáo đã đi quá giới hạn và làm lu mờ những điều tốt đẹp về Trung Đông. Nếu chúng ta không cùng nhau đứng lên nỗ lực đoàn kết để vạch trần và thảo luận về vấn đề này đồng thời đưa ra các giải pháp chống lại chủ nghĩa cực đoan đang lan rộng khắp thế giới, nền văn minh sẽ phải trả một cái giá đắt cho sự thờ ơ và thiếu hiểu biết của chính mình.


Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Hồi Giáo 101: Phương Đông Dưới Cái Nhìn Phương Tây

Khi lớn lên tại Lebanon, tôi có được cơ hội chứng kiến mọi thứ thuộc về Mỹ và thế giới Phương Tây. Radio và tivi đã kết nối tôi


1.1 Hồi Giáo 101: Phương Đông Dưới Cái Nhìn Phương Tây

Khi lớn lên tại Lebanon, tôi có được cơ hội chứng kiến mọi thứ thuộc về Mỹ và thế giới Phương Tây. Radio và tivi đã kết nối tôi với phương Tây. Tôi biết rõ về những xu hướng và thời trang mới nhất, những người nổi tiếng, những gì xảy ra trong nội bộ và bên ngoài. Radio cung cấp chúng tôi tin tức và tivi tràn ngập các chương trình của Mỹ. Tuy nhiên, vẫn luôn thiếu các thông tin từ phía Đông dành cho phương Tây. Thực tế, có nhiều thông tin sai lạc và hiểu lầm về Trung Đông qua nhiều thập kỷ. Nhiều thông tin bị che phủ bởi tiếng nước ngoài, phương tiện truyền thông bị kiểm duyệt khắt khe và chịu ảnh hưởng của các nhà lãnh đạo Hồi Giáo cũng như các nhà độc tài, sự bí ẩn đó kéo dài mãi đến ngày nay.

Người phương Tây không thể hiểu về văn hóa Trung Đông, tôn giáo, Hồi Giáo, và các xu hướng của hệ tư tưởng về tín ngưỡng và chính trị tác động thế nào lên các khía cạnh của văn hóa và con người. Những người phương Tây xuất thân từ nền tảng Cơ Đốc Giáo, là đạo giáo huấn tập trung vào đức tin, tình yêu, lòng khoan dung và tha thứ. Họ không hiểu về thanh gươm của Hồi Giáo – thứ rất được ca tụng trên phim – đại diện cho thù hận, không khoan thứ, giết chóc, và tiêu diệt những ai không theo Đạo Hồi.

Sự am hiểu của phương Tây về Trung Đông bí hiểm bắt đầu từ bốn mươi năm trước khi PLO (Palestine Liberation Organisation – Tổ Chức Giải Phóng Palestine) và Ayatollah Khomeini nổi dậy. Thế giới đã chứng kiến hết cuộc tấn công khủng bố này đến cuộc tấn công khủng bố khác: cuộc thảm sát tại Olympic Munich 1971, cuộc khủng hoảng con tin ở Iran, các cuộc đánh bom của Thủy Quân Lục Chiến ở Lebanon, cướp giết tại Achille Lauro, vụ nổ máy bay Pan Am trên Scotland, chuyến bay TWA 847, và bắt giết các con tin tại Lebanon. Tại các trạm kiểm soát an ninh sân bay đều có máy X-quang, an ninh sân bay trở nên gắt gao nhằm ngăn chặn hiểm họa cho nước nhà. Khủng bố được công nhận như một vấn nạn—nhưng chưa thực sự được đặt hàng đầu trong suy nghĩ của chúng ta. Các quốc gia và chính phủ thất bại trong việc kết nối các điểm chốt và nhận thấy rằng mặc dù các cuộc tấn công khủng bố đó xảy ra ở các nước và châu lục khác nhau, các hung thủ, bất kể tên họ là gì, thuộc nhóm phái nào, đều có một điểm chung: họ đều là Hồi Giáo, và nạn nhân chủ đích của họ luôn là người Tây, Thiên Chúa Giáo và người Do Thái.

Ngày 11 tháng 9 đã xảy ra cuộc tấn công khủng bố như vậy tại Mỹ. Vào 8:46 sáng ngày 11 tháng 9, đường chân trời trong xanh trên bầu trời New York đã thay đổi mãi mãi bởi một vụ nổ đầy khói lửa. Trong vòng chưa đến hai giờ bốn chiếc máy bay đã tấn công các mục tiêu khác nhau tại Mỹ. Cảnh tượng bàng hoàng và khủng khiếp đó vẫn khắc ghi không chỉ trong tâm trí nước Mỹ, mà còn với toàn nhân loại. Thông qua tin tức trực tiếp, người dân trên toàn thế giới chứng kiến hàng loạt các vụ giết người vô tội diễn ra trước mắt họ. Khắp thế giới chia sẻ tin tức với nỗi sợ hãi và đau khổ xảy ra trên trên quy mô lớn bởi khủng bố dưới tên gọi Hồi Giáo và Allah.

Chúng ta cần tìm hiểu thêm về những người xưng danh Hồi Giáo cùng với sự thần phục dành cho thánh Allah đã giết và hạ sát không chỉ Người Mỹ mà còn bất cứ ai chống lại giáo lý tôn giáo cổ xưa của họ. Những chiến binh Hồi Giáo đó đến Mỹ không chỉ để phá hủy các toà tháp trong một thành phố lớn nào đó của nước này, mà còn để nói lời tuyên bố của họ. Thật vậy, họ đã tạo nên tuyên bố của lòng thù hận, cố chấp, niềm tin mù quáng bằng các hành động khủng bố trên toàn cầu. Vào ngày 11 tháng 9 năm 2001, Hồi Giáo cực đoan đã chứng minh họ đã chuẩn bị, sẵn sàng và có khả năng chiếm đóng bất cứ thành phố, nền văn hóa hay đất nước nào—kể cả đó là quốc gia hùng mạnh nhất thế giới—cho đến khi họ chiếm được vị trí độc tôn trở thành bá chủ toàn nhân loại.

Phương Tây đã bắt đầu đặt ra câu hỏi: Ai là người thực sự biết được Hồi Giáo đại diện cho điều gì? Sự thật về Hồi Giáo là gì? Đây có phải là một tôn giáo của hòa bình hay không?

Nếu đa phần thế giới đã bị nhầm lẫn mối quan hệ của Hồi Giáo với các cuộc tấn công khủng bố trên toàn thế giới, vậy thì Yahiya Emerick, tác giả của cuốn Hiểu Biết Về Hồi Giáo (Understanding Islam), đưa ra lời giải thích đơn giản cho điều này. Tất cả là sự hiểu lầm, ông tuyên bố, gây nên bởi cái nhìn thiếu khách quan hiện nay qua các phim về Hồi Giáo như Not Without My Daughter, True Lies, Black Hawk Down, Under Siege, và Delta Force. Ông nói rằng những bộ phim đó và những thông điệp truyền thông rập khuôn “đã góp phần vẽ nên người Hồi Giáo như những kẻ hành hạ vợ con, đánh bom tự sát và những người nhập cư da màu, những người mà không thể tin tưởng được.”

Vậy hãy cùng nhau phân tích những luận điệu chống lại tôn giáo “chân chính” này. Hãy xem các báo cáo thực tế được tìm thấy trong kinh Koran ủng hộ quan điểm đó. Đạo Hồi có phải là tôn giáo “hòa bình” không? Hay những kẻ khởi xướng nên thứ tôn giáo “hòa bình” này có mục đích bí ẩn nào khác? Hồi Giáo có phải là mối đe dọa cho người Do Thái, Thiên Chúa giáo, và những người theo các giáo phái khác ngoài Hồi Giáo trên khắp thế giới không? Và chúng ta có thực sự cần thiết phải lo lắng về lời tuyên bố sẽ có các cuộc chiến tranh Hồi Giáo diễn ra trên toàn cầu?

Để bắt đầu trả lời những câu hỏi trên chúng ta nên quan sát vùng Ả Rập Trung Đông, nơi khai sinh của Hồi Giáo, để tìm hiểu về người dân ở đây, di sản, phong tục, và nguồn gốc của họ góp phần cho hiện tượng thế kỷ hai mươi mốt được gọi là Hồi Giáo-Phát Xít hay Chủ Nghĩa Đạo Hồi. Nếu chúng ta không hiểu nguồn gốc của Hồi Giáo là ở đâu, ai đã dung dưỡng nó, và nó đại diện cho những gì, chúng ta sẽ không thể hiểu điều gì thúc đẩy những kẻ khủng bố ngày nay—những kẻ khủng bố phạm tội giết người có tên gọi Hồi Giáo và họ khẳng định họ được Thượng Đế trao quyền làm như vậy.

Trước khi Hồi Giáo ra đời, người dân ở Arabia theo chủ nghĩa đa thần và thờ nhiều vị thánh, trong đó có những vị thần như Al-Lat, thần mặt trời; Manah, thần số mệnh; Al-Uzza, vị thần hùng mạnh nhất; và Venus, thần sao Kim. Họ thực hiện các nghi thức và lễ hiến tế, việc cúng tiến cho các vị thần được biểu hiện trên cây cối và đá thiêng.

600 năm sau công nguyên—trước khi có sự có mặt của Mohammed và sự ra đời của Hồi Giáo—người ta tìm thấy các khu định cư giàu có và thịnh vượng của người Thiên Chúa Giáo và người Do Thái tại Arabia, nơi họ xây dựng nên các đồn lũy trong thành phố và các vùng lân cận. Thành phố Yathrib, sau này trở thành Medina, nằm trong một ốc đảo 250 mét về phía bắc của Mecca, và đặc biệt rất phồn vinh. Mecca có vai trò quan trọng vì phân nửa vị trí của nó nằm dọc theo bờ biển phía tây của bán đảo Ả Rập. Thành phố này là trung tâm thương mại du mục. Các thương lái đã tạo nên sự thịnh vượng và làm tăng trưởng con số bán buôn và cơ hội kinh doanh cũng nâng cao bởi sự có mặt của khách du lịch và thương gia.

Ngoài thương mại, Mecca còn có một sức hấp dẫn khác thu hút du khách: một hòn đá thiêng, một hòn đá đen được cất giữ trong Kaaba đại diện cho nhiều vị thần Ả Rập, và là nơi người Ả Rập tôn thờ trong nhiều thế kỷ trước khi Mohammed và Hồi Giáo ra đời. (Kaaba là một dẫn chứng cách Hồi Giáo chiếm đoạt mọi mặt các tôn giáo trước cho riêng mình, như việc chiếm đoạt Núi Đền Thờ của người Do Thái tại Jerusalem là nơi Mohammad đi về thiên đường.)

Mohammed được sinh ra trong bộ lạc Quyrash tại Mecca khoảng 570 năm sau công nguyên. Khoảng bốn mươi tuổi, ông bắt đầu nhận được khai sáng sẽ trở thành người tạo nên một tôn giáo mới sau này cùng với nhiều tín đồ Hồi Giáo. Trong kinh Koran, sự kiện này được mô tả lại như một đêm biến cố bất ngờ trên núi Hira, nơi Mohammed trải qua một tháng mỗi năm ở đây. Ông được thiên thần Grabriel viếng thăm trong giấc mơ và được Ngài truyền chỉ thị. Khoảng ba năm cho những lần khai sáng đầu tiên và về sau là những đoạn nhỏ, tạo nên những gì hiện nay được gọi là Koran.

Mohammed rao giảng rằng kinh Koran là tiếng nói thật sự từ Chúa, bất cứ mọi sách kinh nào khác được cho là viết nên bởi Chúa đều không chính xác. Kinh Koran không chỉ là bản ghi chép lời Chúa một cách thuần túy, mà còn là “khai sáng đầy đủ và chính thức.” Bởi vì quan niệm và lòng tin vào giáo lý Hồi Giáo như vậy, cộng thêm sự dạy dỗ mà nguời Hồi Giáo cực đoan ngày nay tin rằng Hồi Giáo là tôn giáo vượt trội trên Trái Đất và cần được đối xử một cách phù hợp. Vì vậy, con người không tạo ra luật lệ, những hợp đồng, cuộc đàm phán, hay đạo đức, những thứ trái với kinh Koran đang được tôn trọng. Họ tin rằng mọi quốc gia phải phục tùng Hồi Giáo và luật Sharia (luật Hồi Giáo) nên trở thành bộ luật đạo đức bao trùm toàn thế giới.

Năm giáo lý căn bản của Hồi Giáo được ghi chép trong kinh Koran, và có năm mốc nền tảng mà những ai theo Đạo Hồi phải luyện tập và thực hiện với niềm tin tôn giáo của họ.

Giáo lý đầu tiên là chỉ có một Chúa duy nhất và Ngài là độc nhất, không có ai sánh cùng. Chúa hiểu biết mọi sự, Ngài toàn năng và là đấng sáng tạo nên mọi thứ đã có và sẽ có.

Giáo lý thứ hai, có nhiều tiên tri đã được Chúa sai đến. Những tiên tri đó bao gồm Noah, Abraham, Chúa Giesu, Moses, và Mohammed.

Giáo lý thứ ba, Chúa độc nhất nhưng Ngài cũng tạo nên thiên thần, bao gồm thiên thần tốt và xấu.

Giáo lý thứ tư là kinh Koran, không phải là Kinh Thánh, là thông điệp toàn vẹn và cuối cùng của Chúa.

Giáo lý thứ năm, sẽ có ngày phán xét cuối cùng cho tất cả mọi người, khi đó kẻ ác sẽ bị đày vào hỏa ngục, và người tốt sẽ được lên thiên đàng.

 

1.2 Năm Mốc Chính Của Hồi Giáo: Nền Tảng Của Đức Tin Và Đế Chế

Tuyên xưng đức tin: Iman.

Iman là niềm tin cơ bản vào Thiên Chúa duy nhất và Tiên Tri Mohammed. Đó là tín ngưỡng, tín điều nòng cốt, và là lời tuyên thệ của người theo Đạo Hồi (Shahadah), điều này tuyên bố “Allah là vĩ đại nhất. Không có Chúa nhưng Allah và Mohammed là Tiên Tri của Ngài.” Mỗi người Hồi Giáo phải tuyên xưng những lời này. Đối với người Hồi Giáo điều đó khẳng định rằng Chúa, như những gì họ biết, là duy nhất, không giống bất cứ điều gì khác.

Lời cầu nguyện: Salat.

Điều thứ hai, Người Hồi Giáo luôn tuân thủ lịch trình cầu nguyện Salat, điều đó diễn ra năm lần trong ngày. Đó là những lời cầu nguyện tự nhiên và được xem là hành động quan trọng của sự thờ phụng. Khi cầu nguyện, người Hồi giáo có thể thực hiện một mình hoặc với cộng đoàn các tín hữu khác, họ hướng về Mecca. Bằng một loạt các nghi lễ cầu nguyện được diễn ra lúc bình minh, buổi trưa, xế chiều, hoàng hôn và đêm xuống, họ tuyên xưng bản thân và tuân phục thánh Allah trong mọi lĩnh vực của cuộc sống.

Nhấn mạnh tầm quan trọng của lời cầu nguyện hàng ngày đối với lòng trung thành của người Hồi Giáo rất quan trọng. Khi lòng trung thành của người Hồi được thừa nhận, người tín đồ phải thực hiện nghi lễ cầu nguyện này năm lần mỗi ngày. Lời nguyện cầu được dùng như một hình thức thờ phụng thánh Allah và là mối liên kết mật thiết giữa các tín đồ với Ngài, tránh xa mọi ưu phiền. Lời cầu nguyện đòi hỏi phải thực hiện bằng tiếng Ả Rập, không phải bằng tiếng mẹ đẻ, vì tiếng Ả Rập là ngôn ngữ hoàn chỉnh trong kinh Koran được ban bố bởi Alla và không thể thay đổi.

Ban phát của bố thí: Zakat.

Điều thứ ba, người Hồi Giáo phải thực hành bằng việc tuân theo nghĩa vụ tài chính hoặc Zakat, đây là một hình thức bố thí hoặc từ thiện. Người Hồi tin rằng mọi thứ họ sở hữu đều thuộc về Allah. Những tài sản họ có thể có được đều được Chúa ban phát và giao phó cho họ. Nhưng Hồi Giáo có chi tiết cụ thể về cách mà họ cần bố thí. Zakat yêu cầu những người Hồi hàng năm đóng góp 1/40 thu nhập của mình cho những ai thiếu thốn. Chỉ những người nghèo mới được miễn hình thức từ thiện này theo quy định.

Nhịn ăn: Sawm.

Điều thứ tư, mỗi năm, tại lễ kỉ niệm Ramadan, người Hồi Giáo phải nhịn ăn hoặc thực hiện Sawm. Từ bình minh đến khi mặt trời lặn, các tín đồ không ăn, uống, hút thuốc, hay có quan hệ tình dục. Những ai đủ khỏe mạnh đều phải nhịn ăn và kiêng theo cách này vào toàn thời gian của tháng thánh lễ Ramadan theo lịch Hồi Giáo.

Hành hương: Haj.

Mốc thứ năm mà Đạo Hồi đòi hỏi là mọi người ai có khả năng đều phải hành hương, hoặc Hajj, đến thánh địa Mecca. Chuyến đi này phải thực hiện ít nhất một lần trong suốt cuộc đời của mỗi người Hồi Giáo. Nó diễn ra trong tháng thứ mười hai của năm và là hành động cuối cùng trong việc quy phục thánh Allah. Người Hồi tụ tập tại đền thờ Kaaba ở Mecca. Họ hôn và chạm vào đá đen khi họ đứng bao quanh Kaaba và mặc đồ trắng để tượng trưng cho sự tinh khiết.

Năm mốc của Hồi Giáo nói lên nhiệm vụ của mỗi người Hồi. Như bản văn tôn giáo chính thức của Hồi Giáo, kinh Koran, ghi chép chính xác những gì Chúa tiết lộ thông qua thiên thần Gabriel cho Người Tiên Tri. Kinh Koran là nền tảng thần thánh và thiêng liêng của bộ luật Hồi Giáo. Nó tổng cộng có 114 chương, đồng thời được gọi là “suras.” Bao gồm những chỉ dẫn, các điều răn, luật lệ, quy định đạo đức, các sự kiện lịch sử, và các châm ngôn thâm thúy liên quan đến các khía cạnh của cuộc sống hàng ngày. Không một từ nào trong kinh Koran bị thay đổi qua nhiều thập kỉ.

Hadith là sách đi kèm cùng với kinh Koran, người Hồi Giáo nuôi dưỡng giá trị tinh thần và nhận sự dạy bảo hàng ngày trong cuộc sống từ nó. Hadith là tài liệu được viết lại dựa trên sự truyền miệng, được kể lại bởi các người Hồi Giáo, về cuộc sống, các hoạt động, và các chiến tích của Tiên Tri Mohammed. Hadith là bản ghi chép những gì vị tiên tri này đã nói và làm, giá trị của nó chỉ đứng thứ hai sau kinh Koran.

Bản văn bổ sung quan trọng khác đối với người Hồi là Sharia, luật linh thiêng của Hồi Giáo. Sharia là tiếng Ả Rập, nghĩa là ‘con đường.” Các luật gia người Hồi đặt tên như vậy để tạo nên các luật lệ nhằm quản lí và hướng dẫn các tín đồ Hồi Giáo. Sharia liệt kê các bộ luật bắt buộc, được chỉ định bởi Thiên Chúa, đấng lập pháp tối cao, để tín đồ tuân theo. Luật Sharia nói về các chi tiết quy định trong hôn nhân, ly dị, nuôi dạy, mối quan hệ giữa các cá nhân, thức ăn, quần áo, vệ sinh, cầu nguyện, và thậm chí cả thương mại và hình sự. Những qui định luật này giúp các tín hữu Hồi Giáo sinh sống và duy trì một xã hội hài hòa.

Nhiều người Hồi Giáo đang thực hành những việc như ăn chay, bố thí, cầu nguyện hàng ngày, và tuyên xưng đức tin, có nhiều điểm tương đồng với Kitô Giáo và Do Thái Giáo. Tuy nhiên, điều làm Hồi Giáo trở nên khác biệt so với các tôn giáo khác là nó kêu gọi giết chóc và chinh phục các thành viên từ tín ngưỡng khác. Những kẻ khủng bố ngày nay cũng như các lãnh tụ Hồi Giáo tại các nhà thờ trên toàn thế giới đang kêu gọi cuộc tàn sát hàng triệu người trên khắp thế giới nhân danh Hồi Giáo. Họ kêu gọi cuộc thánh chiến chống lại những người ngoại đạo, họ trích dẫn các chương sura và các câu trong kinh Koran cũng như Hadith nhằm ủng hộ cho việc kêu gọi hành động. Để hiểu được tại sao những kẻ khủng bố trích dẫn kinh Koran để làm nền tảng cho các hành động của khủng bố, chúng ta phải tìm hiểu Hồi Giáo như hệ tư tưởng tôn giáo và hệ tư tưởng chính trị.

1.3 Bản Sắc Hồi Giáo

Hồi Giáo là trọng điểm trong cuộc sống của người Hồi Giáo. Hiểu biết về thực tế này rất quan trọng, nó là mấu chốt để hiểu được thế giới Đạo Hồi và nó ảnh hưởng đến phần còn lại của thế giới thế nào. Đối với người Hồi Giáo, lòng trung thành và danh tính của họ xoay quanh tôn giáo họ tôn thờ. Mặc dù người Hồi Giáo và không phải Hồi Giáo có thể sống chung một cộng đồng và chung quốc tịch, nhưng trong thế giới người Hồi, là tôn giáo, chứ không phải đặc điểm dân tộc xác định xã hội của họ cũng như xác nhận ai đó có thuộc về xã hội của họ hay không. Ví dụ, một người Palestine Hồi Giáo sẽ cảm nhận mối quan hệ gần gũi gắn bó hơn với một người Albania Hồi Giáo hơn là một người Palestine Thiên Chúa Giáo dù cho cả hai người Hồi Giáo này nói hai thứ tiếng khác nhau và đến từ các đất nước khác nhau. Cả hai cùng chia sẻ những điều tuyệt vời được chỉ dẫn trong quá khứ và cảm nhận giống nhau về số phận. Cả hai đều thuộc về một tôn giáo tối cao trên trái đất—là Hồi Giáo—và cả hai đều được ban phước từ trên cao bởi thánh Allah và được trao quyền hơn những người khác vì họ tuyên xưng đức tin vào Hồi Giáo.

Ummah: Cơ quan chính trị và cuộc sống cộng đồng.

Người Hồi tin rằng thánh Allah là đấng tối cao thực sự và duy nhất. Ngài đã tiết lộ cho Mohammed mọi vấn đề của cuộc sống, chính trị, luật lệ tôn giáo, và trao ông quyền cai trị tất cả. Ummah là cộng đồng chính trị và tôn giáo của Hồi Giáo. Nó kết hợp mọi người Hồi ở tất cả các quốc gia và làm họ trở nên bình đẳng với nhau. Thánh Allah cũng như Chúa của họ và Mohammed nắm quyền lực chính trị của họ.

Nhà Tiên Tri Mohammed đã thành lập và cai trị đế chế Hồi Giáo, ông không chỉ là tiên tri mà còn như là người đứng đầu đất nước. Quyền lực chính trị và pháp lý của ông đã được thừa nhận chỉ vì vị thế của tôn giáo này. Bởi vì quyết định đã được thiết lập bởi Tiên Tri Mohammed, tôn giáo Hồi Giáo không chỉ là một phần của cuộc sống, nó còn điều chỉnh hoàn toàn cuộc sống, từ xã hội – chính trị, đến ngoại giao, kinh tế và quân sự. Sự kết hợp giữa tôn giáo và chính trị như một trong những nền tảng của Hồi Giáo, một hệ tư tưởng tôn giáo/chính trị không thể tách rời của chính quyền Hồi Giáo, và là cơ sở cho lòng trung thành của người đạo Hồi.

Đối với quan điểm của Hồi Giáo, thế giới và nhân loại được chia làm hai nhóm không thể hòa giải: Dar Al Hồi Giáo, ngôi nhà của Hồi Giáo, nơi tập hợp các tín hữu, là nơi được thống trị bởi luật Hồi Giáo; và Dar Al Harb, ngôi nhà của chiến tranh, tập hợp của những người không phải Hồi Giáo, nơi đây những người ngoại đạo (được gọi là kuffar, hoặc những kẻ không có lòng tin) sinh sống. Điều này rõ ràng là đang đề cập đến những người như chúng ta, những người không tin và tuyên xưng Đạo Hồi.

Theo những gì Đạo Hồi giảng dạy, tất cả mọi người rồi một ngày sẽ thừa nhận Hồi Giáo hoặc phục tùng luật lệ của nó. Dựa trên việc giảng dạy của Hồi Giáo, người Hồi không thể nhận thấy được ranh giới chính trị hoặc hiệp ước hòa bình vĩnh viễn. Theo Ibin Taamiyah, một luật gia người Hồi ở thế kỷ mười bốn, bất kỳ hành động chiến tranh chống Dar Al Harb (người ngoại đạo) nào cũng đều là chính đáng, hợp pháp về pháp lý, và được miễn phán xét về mặt đạo đức. Đây chính là hệ tư tưởng và niềm tin làm động lực bên trong của những người Hồi Giáo cực đoan, những người đang làm mọi việc để áp đặt Hồi Giáo lên thế giới văn minh trong suốt bảy thế kỷ bằng việc thực hành đức tin.

“Chiến đấu với họ cho đến khi mọi sự phản đối kết thúc và tất cả đều phục tùng Allah.” (Koran 8:39)

Hồi Giáo cực đoan được lệnh phải tiến hành cuộc thánh chiến đến khi giành thắng lợi.

Jihad – thánh chiến

Jihad là một phần khác rất quan trọng của Hồi Giáo, và chúng ta phải tìm hiểu về nó bằng các nghiên cứu lịch sử, không phải bằng việc nghe theo Hội Đồng Quan Hệ Hồi Giáo Mỹ hay người Hồi Giáo nào đó nói về các nhà lãnh đạo trên tivi. Jihad là bổn phận tôn giáo chung dành cho mọi người Hồi Giáo từ trẻ đến già trên toàn thế giới. Koran truyền đến những người theo đạo rằng phải luôn có một cuộc thánh chiến, và chỉ dẫn những người này cách hành động. Trong những thập kỷ đầu của việc lan truyền Đạo Hồi, dùng gươm để chiến đấu chống lại kẻ thù vô đạo là điều răn chính của thánh chiến. Nhiều học giả Hồi Giáo ở phương Tây ngày nay giải thích rằng cuộc thánh chiến chủ yếu là một cuộc đấu tranh tinh thần, không phải quân sự. Tuy nhiên, khi nhìn lại lịch sử Hồi Giáo và các điều răn của kinh Koran thì chúng ta thấy thánh chiến như một công cụ quân sự, điều này càng rõ ràng hơn khi các thuật ngữ của cuộc thánh chiến đều đề cập chủ yếu đến chiến tranh chống lại những người không tin đạo Hồi. Ví dụ, kinh Koran sura 9:29 ra lệnh những người Hồi “chiến đấu chống lại những ai không tin vào Chúa hoặc ngày phán xét, những người làm Chúa và thông điệp của Ngài bị ngăn cấm, và những kẻ chối bỏ lòng trung thành đối với đức tin chân chính.”

Mục tiêu của cuộc thánh chiến quân sự không chỉ là để biến mọi người thành Hồi Giáo, mà còn để giành quyền kiểm soát chính trị và thi hành thẩm quyền Hồi Giáo trên mọi dân tộc để xã hội sống và tuân thủ theo nguyên tắc đạo Hồi. Kinh Koran nhấn mạnh rằng những người hi sinh trong cuộc thánh chiến quân sự hiển nhiên trở thành liệt sĩ và được ban một vị trí đặc biệt trên thiên đàng.

Ngày nay những tên khủng bố Hồi Giáo trên toàn thế giới đưa quân tấn công khủng bố mọi người với niềm tin rằng phải đấu tranh cho cuộc thánh chiến này đến chết, những kẻ ngoại đạo đó phải bị giết vì thiếu đức tin vào kinh Koran. Niềm tin của họ rất mạnh mẽ, người Hồi Giáo coi thánh chiến là mốc thứ sáu của đức tin. Khi tôi sống tại Trung Đông, ý nghĩa duy nhất đối với từ “thánh chiến” mà những người Kitô hữu như chúng ta hiểu là cuộc thánh chiến quân sự chống lại chúng ta. Hiện nay, có nhiều người Hồi Giáo ôn hòa, những người này tin rằng thánh chiến là một cuộc chiến tranh dựa trên lời nói, không phải bởi gươm giáo. Vấn đề là vậy, tuy nhiên, bất cứ cuộc tranh luận nào giữa những người ôn hòa và cực đoan về ý nghĩa thánh chiến, thì hầu như phần thắng luôn thuộc về phe cực đoan, những người này có thể trích dẫn từ kinh Koran để củng cố quan điểm của họ, rằng thánh chiến có nghĩa là chiến tranh và loại trừ hay chinh phục những kẻ ngoại đạo.

1.4 Sự Hiểu Lầm Về Hồi Giáo

Kể từ khi Hồi Giáo ra đời, Kitô Giáo phương Tây đã gặp khó khăn trong việc hiểu về Hồi Giáo như một hệ tư tưởng tôn giáo và như một hiện tượng khác biệt so với Thiên Chúa Giáo. Vào đầu thế kỷ thứ bảy, khi người Hồi Giáo bắt đầu xâm chiếm các quốc gia, họ được gọi bằng các tên khác nhau. Khi họ chinh phục bán đảo Iberia vào thế kỷ thứ tám, họ được gọi là người Ma rốc. Những người Châu Âu còn lại gọi họ là người Thổ Nhĩ Kì. Ở Tiểu Á, các tín đồ Thiên Chúa giáo gọi họ là người Hồi Tartar và nhiều tên dân tộc khác nữa.

Khi Châu Âu cuối cùng cũng hiểu được rằng Hồi Giáo không phải một nhóm đồng bào dân tộc, họ lại nhầm lẫn coi đó như một tôn giáo có thể so sánh với Kitô Giáo và Mohammed là nhân vật trung tâm, như Chúa Giêsu của Kitô Giáo. Người Hồi được gọi là Mohammedan và Hồi Giáo là Mohammedism. Sự thiếu hiểu biết về Hồi Giáo như phong trào chính trị vẫn tồn tại đến ngày nay. Sau ngày 11 tháng 9 năm 2011, người ta vẫn mô tả đền thờ Hồi Giáo như một nhà thờ, xem kinh Koran như kinh thánh của Hồi Giáo, và đánh đồng các lãnh tụ và giáo sĩ Hồi Giáo với các linh mục và giáo sĩ Do Thái. Sự thật vẫn là sự thật. Đền thờ Hồi Giáo được thường xuyên sử dụng để rao giảng hận thù và giết chóc nhân danh thánh Allah, và là nơi các chiến binh ẩn náu, lưu trữ đạn dược, thảo luận về chiến lược chiến tranh. Kinh Koran không giống như Kinh Thánh, nó kêu gọi phong trào chính trị mà tất cả người Hồi phải chiến đấu, thủ tiêu, chinh phục những người thuộc các tín ngưỡng khác cho đến khi Hồi Giáo cai trị thế giới. Và các thủ lĩnh, giáo sĩ Hồi Giáo là nhân vật chính trị, những người xúi giục những ai theo họ phải chiến đấu để trở thành liệt sĩ nhân danh Chúa.

Ngày nay Hồi Giáo được nhìn dưới lăng kính của phương Tây, lăng kính này phản chiếu quan điểm của thế giới Phương Tây cũng như sự thiếu hiểu biết về Hồi Giáo giống như việc nhận định tôn giáo và chính trị. Phương Tây nhận định các nhà lãnh đạo thuộc phe tả hay hữu. Họ xem Yasser Arafat là một nhà ôn hòa, vua của Ả Rập Xê Út là một người bảo thủ, và Khomeini hay Osama Bin Laden là những kẻ cực đoan. Phương Tây không hiểu rằng tất cả các nhà lãnh đạo kia sẽ về cùng một phe Hồi Giáo, làm thành hàng rào chống lại những người ngoại đạo khi lời kêu gọi của Alla Akbar (Allah là người vĩ đại nhất) có hiệu lực.

Người phương Tây cũng cho rằng sự hiểu biết về hòa bình, công lý, và tự do là giống nhau dù có phân chia văn hóa. Họ không nhận thấy rằng những từ ngữ kia hoàn toàn mang nghĩa khác nhau trong tâm trí người Hồi giáo.

Từ hòa bình trong tiếng Ả Rập không có nghĩa là sự hòa thuận giữa các nhóm hoặc các quốc gia, như những gì mà Phương Tây hiểu được. Nó chỉ có nghĩa là salam, là việc không xuất hiện cuộc xung đột vào lúc hai phe phái hoặc quốc gia đang tranh đấu với nhau. Từ sulha, hay hòa giải, được  phương Tây dịch là hòa bình. Ngược lại, trong khái niệm của phương Tây, hòa bình đích thực là khi hai phe phái đang chiến đấu với nhau phải chấm dứt cuộc xung đột, đồng ý ngưng chiến, công bố rằng họ đã hòa giải mọi vấn đề trong quá khứ, và hướng đến một mối quan hệ hài hòa thực sự.

Từ “tự do” ở phương Tây có nghĩa cá nhân có thể có khả năng quyết định những gì ảnh hưởng đến cuộc sống của họ về mọi mặt, đặc biệt là việc bầu cử hoặc loại bỏ những người trong chính phủ và những người quyền lực, những người có tác động đến cuộc sống hàng ngày của họ. Đó có nghĩa là được quyền lựa chọn và quyết định. Bạn được tự do lựa chọn tôn giáo của bạn, người lãnh đạo của bạn, chính trị của bạn, cách sống của cá nhân bạn. Tự do ở phương Tây là cơ sở cho một xã hội dân chủ.

Trong thế giới Hồi Giáo, từ “tự do” có nghĩa là tự do khỏi quyền lực của nước ngoài, điều đã cai trị thế giới Hồi Giáo trong thời buổi hiện đại. Họ coi sự tự do như là sự độc lập khỏi thế lực nước ngoài và kiểm soát toàn bộ lãnh thổ của họ, nơi họ áp dụng chế độ độc tài. Những nhà lãnh đạo Hồi Giáo nói về sự công bằng khi họ nói về hòa bình, không phải tự do. Tư pháp trong đạo Hồi ngược lại với chế độ độc tài. Tư pháp trong con mắt của người Hồi Giáo là sự trở lại của đế chế Hồi Giáo sẽ cai trị trên toàn thế giới, đoàn kết Ummah Hồi Giáo vòng quanh thế giới, miễn nhiễm văn hóa phương Tây và lập lại uy quyền.

Một bài phân tích nền tảng chính trị, tôn giáo của Hồi Giáo Trung Đông để xâu chuỗi các mấu chốt nhằm thấu hiểu rõ về văn hóa là rất quan trọng trong việc thảo luận để đưa ra lựa chọn hòng chấm dứt khủng bố. Thực tế đáng buồn là việc giết người trên diện rộng và khủng bố nhân danh Hồi Giáo đã đi quá giới hạn và làm lu mờ những điều tốt đẹp về Trung Đông. Nếu chúng ta không cùng nhau đứng lên nỗ lực đoàn kết để vạch trần và thảo luận về vấn đề này đồng thời đưa ra các giải pháp chống lại chủ nghĩa cực đoan đang lan rộng khắp thế giới, nền văn minh sẽ phải trả một cái giá đắt cho sự thờ ơ và thiếu hiểu biết của chính mình.


BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm