Đoạn Đường Chiến Binh

HAI VÌ SAO LẠC

Hôm nay bầu trời âm u ảm đạm… Tin báo thời tiết tôi nghe trên Tivi không có mưa nhưng sao lòng tôi lại nao nao như có mưa buồn từ dĩ vãng xa xôi nào đó đang

 

Hoàng Đức


        Hôm nay bầu trời âm u ảm đạm… Tin báo thời tiết tôi nghe trên Tivi không có mưa nhưng sao lòng tôi lại nao nao như có mưa buồn từ dĩ vãng xa xôi nào đó đang ập xuống hồn tôi. Bỗng dưng tôi nhớ câu văn Pháp trữ tình học thuộc lòng từ thời Trung học: "Mưa ngoài trời như mưa trong lòng tôi".

        Tuổi học trò lãng mạn hình như cô nào cũng muốn mang vào người một nỗi buồn vu vơ, vô duyên cớ khi thấy lòng xao xuyến, bâng khuâng, bước chân ngập ngừng đi vào tuổi dậy thì, để lại sau lưng những tháng năm thơ ấu, dại khờ, một thời con gái ngây thơ. Không một liên tưởng không gian hay thời gian nào rõ nét, bỗng nhiên tôi nhớ quay quắt khung tròi Rạch Giá! Từ ký ức mù khơi tuổi dại vụt hiện về những thôn xóm nhỏ với rất nhiều con hẻm sâu hun hút. Nhớ xã Vĩnh Thanh, xóm nghèo lao động gồm hơn chục căn nhà chen chúc trong khung cảnh tăm tối, một nếp sống đạm bạc của người dân nghèo khốn khổ. Tôi nhớ những hôm cùng bạn bè rủ nhau ra chơi ghềnh đá. Biển Rạch Giá không có bãi cát mà chỉ là một bờ đá khá cao gồm những tảng đá đen lởm chởm, nhọn hoắt trông chẳng đẹp mắt, nhưng không hiểu tại sao chúng tôi lại thích ra đấy rong chơi vào những ngày nghỉ học. Có lẽ những cuộc đi chơi xa chỉ là một nhu cầu phóng ngoại, chúng tôi muốn tìm đến một không gian rộng lớn để được ngắm nhìn mặt biển bao la và mơ về những chân trời xa lạ. Nước biển Rạch Giá một màu nâu đục như nước phù sa của giòng sông Cửu Long, không hấp dẫn như những bãi tắm của Hà Tiên hay Phú Quốc. Chúng tôi thường đến đây nhìn sóng biển vỗ mạnh vào chân nhà mát nằm ở cuối đường nhô ra khỏi bờ đá. Sáng nay, trong không gian im vắng của khu nhà mới cất, xa vùng phố thị của một thành phố ven biển, trong lúc mọi người đang khởi sự một ngày làm việc đầu tuần thường khi không mấy phấn khởi sau một cuối tuần nhàn hạ đi shopping hay thăm viếng bà con, bạn bè, tôi, một mình trong căn nhà trống vắng, thả hồn về dĩ vãng xa xăm. Những kỷ niệm vui buồn thời con gái như một cuốn phim tuần tự hiện về trong ký ức tưởng như đã hao mòn theo năm tháng. Chuỗi ngày theo Ba, Má sang định cư ở Kampot một thị trấn xứ Chùa Tháp chẳng để lại trong tôi một kỷ niệm sâu đậm nào ngoài một số tiếng Tiều chẳng biết tôi học được lúc nào, có lẽ lúc tôi vui đùa với lũ bạn người Tàu trong thôn xóm. Thế mà tôi cũng đã được Ba, Má tin cậy cho đi theo làm thông dịch khi ông bà giao dịch buôn bán với những người Tàu trong thị trấn. Giờ đây, chỉ nhớ lõm bõm một đôi câu để nói chuyện với người Triều Châu khi tình cờ nghe họ nói tiếng Tiều. Vậy mà cũng đắc nhân tâm ra phết khi họ nghe tôi nói bằng ngôn ngữ của quê hương họ. Tình cảm bổng nảy sinh một cách tự nhiên như "tha hương ngộ cố tri" làm tôi cũng thấy vui và hãnh diện vì có thể nói được một ngôn ngữ của quốc gia có hơn một tỷ người trên hoàn cầu.

       Từ Cao Miên, gia đình tôi về lạị Rạch Giá để cho tôi hoàn tất chương trình Tiểu học và hãnh diện thi đậu vào lớp Đệ Thất trường Trung Học công lập duy nhất trong tỉnh mang tên danh nhân Nguyễn Trung Trực. Bên cạnh niềm vui này là một nỗi buồn khi phải xa một số bạn bè không may mắn như tôi nên phải theo học trường Bán Công. Ngày tháng thoi đưa êm đềm trôi, tôi bước vào tuổi dậy thì lúc nào chẳng hay. Chợt giật mình khi thấy những ánh mắt "ngưỡng mộ" của các bạn trai, của mấy giáo sư trẻ, của các sĩ quan đi lại trên đường phố sau những cuộc hành quân xông pha giữa chốn đạn bom. Thủơ ấy, tôi còn ngây thơ trong trắng… Nói như thật! Không ngây thơ sao được ở tuổi mười lăm, mười sáu! Thật đấy, tôi như đứa con gái bị "Mụ bà bắt nhầm". Đáng lý gắn cho tôi cái giống của con trai, Mụ bà đã bắt tôi làm con gái. Tôi là một thứ "tom boy" hồn nhiên vui đùa cùng các bạn trai, tham dự vào những trò chơi của con trai, không một mảy may e thẹn. Hình như tôi thiếu nữ tính mà lại có thừa nam tính. Cái tính trời sinh này đã vận vào cuộc đời tôi sau này, khi đã lập gia đình nên hạnh phúc cũng lắm phen nghiêng ngửa. Tình yêu như chẳng hề đến với tôi, tôi muốn nói đến thứ tình yêu lãng mạn của đôi trai gái yêu nhau, dệt bao nhiêu là mộng đẹp rồi đôi lứa chia xa vì nghịch cảnh gia đình, xã hội, hay vì những duyên cớ giận hờn vu vơ để rồi hối tiếc trong muộn màng, ngang trái. Thật ra, cũng có thể nói, tôi đã từng qua một cuộc tình đẫm lệ:

       Tôi nhớ dạo đó, lúc chiến trường sôi động, nữ sinh chúng tôi thường được mời tham dự những chương trình do ty Thông Tin tỉnh hay Cục Tâm Lý Chiến tổ chức để chào đón các chiến sĩ anh hùng trở về từ mặt trận ca khúc khải hoàn hay để thể hiện tình quân dân cá nước trong những buổi văn nghệ ủy lạo chiến sĩ. Chúng tôi là những học sinh trường Trung Học công lập duy nhất trong tỉnh nên thường được chiếu cố đặc biệt. Tôi vốn ham mê văn nghệ và có được một giọng ca khả dĩ có thể trở thành ca sĩ chuyên nghiệp nếu chịu khó trau dồi hay có người "lancer". Vì thế các buổi trình diễn văn nghệ của trường Nguyến Trung Trực không bao giờ thiếu tiếng ca ngọt ngào của tôi. Không biết có ngọt ngào thật hay không nhưng những tràng pháo tay tán thưởng sau lúc tôi trình diễn cũng đã làm tôi ngất ngây vì sung sướng và hãnh diện. Tưởng cũng nên "khoe" một tý rằng tôi đã từng cùng một nhóm bạn theo Ty Thông Tin của tỉnh nhà đi dự thi ca nhạc tại Tây Đô, thành phố Cần Thơ nổi tiếng với bến Ninh Kiều và tôi cũng đã vinh dự mang về một giải thưởng cá nhân. Trong số những người ngưỡng mộ tiếng hát của tôi hay dung nhan mười sáu trăng tròn của tôi, sau này tôi mới biết, có một anh chàng thiếu úy trẻ tốt nghiệp trường Bộ Binh Thủ Đức. Một mối tình câm, một cuộc tình đơn phương! Anh chàng thường lái xe Jeep cùng bạn bè đến nhà tôi để thăm tôi sau những ngày hành quân gian khổ. Vốn là một đại đội trưởng của Tiểu đoàn 3 Trung đoàn 33 Bộ Binh thuộc Sư đoàn 21 nên trông cũng "hách" lắm. (Vị Tiểu đoàn trưởng, sau năm 1975, đại úy Lê văn Đ. đã gục chết vì đói khổ, kiệt sức trên đường đi lao động trong một trại tập trung cải tạo của VC ngoai Bắc. Ông ta té sấp gục mặt trên đất cát và vĩnh viễn ra đi trong nỗi nghẹn ngào của các chiến hữu và nỗi uất hận ngút ngàn của ngưòi anh hùng lâm cơn thất thế.)

       Vóc dáng anh chàng cao ráo, hào hùng, đep trai, ăn nói cũng rất dễ gây cảm tình. Tuy chàng lúc nào cũng ý tứ, đến nhà tôi, bao giờ cũng đi cùng một vài người bạn, nhưng dù tôi bạo phổi như con trai, tôi vẫn biết anh chàng đang cố gắng vun trồng cây si tại nhà tôi. Hành quân diệt cộng oai hùng đâu thì tôi chẳng thấy nhưng những lúc bị bè bạn lật tấy đang ngắm nghé tôi thì mặt chàng đỏ như xôi gấc, e lệ, chống chế. Đấy là chưa kể những lúc tôi nổi máu ngổ ngáo hỏi chàng những câu hóc búa, trêu ghẹo chàng khi nghe các bạn chàng bảo chàng đang vun xới một gốc si mà tôi biết mười mươi rằng đối tượng là tôi. Anh chàng lúng túng, trông thật tội nghiệp và dễ thương! Nhưng sao tôi vẫn an nhiên, tim chưa hề một lần đập sai nhịp mặc dù thấy tự ái được thỏa mãn. Những ngày vui sống hồn nhiên vẫn nối tiếp đều đều lúc tiểu đoàn của chàng đóng tại Rạch Giá. Cuôc tình (nếu có thể gọi đây là một cuộc tình) vẫn lặng lờ êm trôi. Tôi chưa một lần theo chàng và các bạn chàng đi đâu đó ăn uống hay du sơn ngoạn cảnh vì dù là "tom boy" tôi cũng nhát lắm và một phần cũng sợ Ba, Má rầy la và cũng không muốn bạn bè biết rằng tôi đang là "điểm nhắm" của các anh chàng sĩ quan trẻ tuổi. Tỉnh Rạch Giá nhỏ bé, ra đường là gặp người quen nên tôi cũng ngại ngần không muốn chường mặt bên cạnh mấy ông "nhà banh" tán gái như máy. Thế rồi dần dà, tính con trai trong tôi đã nhường bước cho nữ tính đang từ từ xâm chiếm hồn tôi. Tôi đã bắt đầu biết e lệ và không còn muốn làm khó chàng bằng những câu hỏi "ngây thơ vô số tội nữa". Tôi đã bắt đầu biết nhớ nhung khi chàng bận hành quân không đến thăm tôi. Ra đường thấy những chiếc xe Jeep với quân nhân súng ống đạn dược trang bị đến tận răng, tôi đã giật thót mình khi nghĩ đến chàng đang xông pha trong lữa đạn. Tôi về nhà, thờ thẫn nghĩ đến câu thơ: "Xưa nay chinh chiến mấy ai về", và thầm cầu nguyện cho chàng bình an vô sự và mau chóng về với tôi tuy rằng chàng chưa một lần tỏ tình với tôi mà chỉ bằng lòng với những tia nhìn đằm thắm, những ánh mắt ngút ngàn thương mến khi gặp tôi, chuyện trò vu vơ, luôn luôn có sự hiện diện của các chiến hữu trong tiểu đoàn. Đôi lúc tôi tự bảo:

       "Chán cái anh chàng này tệ thật! Sao không đơn thương độc mã đến nhà tôi như Triệu Tử Long xung pha trận mạc mà lúc nào cũng kè kè mấy ông bạn kỳ đà cản mũi, để rồi hai đứa chẳng nói được một câu nào tình tứ lãng mạn xứng đồng tiền bát gạo."

       Dạo đó, thương nhớ chàng tôi đã dợt thật kỹ bài ca: "Chiều Trên Phá Tam Giang"thơ của Tô Thùy Yên do Trần Thiện Thanh phổ nhạc. Tôi hát đi hát lại thật nhuần nhuyễn định bụng lúc chàng hành quân trở về tôi sẽ hát cho chàng nghe lúc chàng đến thăm tôi, hát luôn cho bạn bè của chàng nghe rồi có ra sao thì ra, muốn chọc ghẹo gì tôi cũng không ngán sợ:

       "Giờ này có thể trời đang mưa, em đi dưới hàng cây sướt mướt, nhìn bong bóng nhảy trên hè như đóa hoa nở vội. Giờ này em vào quán nước quen nơi chúng ta thường hẹn rồi bập bềnh buông tâm trí trên từng đợt tiếng lao xao. Giờ này thành phố chợt bùng lên, em giòng lệ bất giác chảy tuôn, nghĩ tới một điều em không rõ, nghĩ đến một điều em sợ không dám nghĩ, nghĩ đến một người đi giữa chiến tranh, nghĩ tới anh, lại nghĩ tới anh, nghĩ tới anh…"

       Tôi tự giận mình sao chẳng một lần cùng chàng vào quán nước cho thật phù hợp với lời thơ trữ tình của bản nhạc. Tôi thích nhất đoạn ca này trong bản nhạc vì những câu khác mô tả cảnh Sài Gòn, với cô sinh viên rong chơi trên đường phố hay vào thư viện mà trong đó không có hình bóng của tôi. Tuy không một lần vào quán cùng chàng nhưng dù sao thì trong khung cảnh này tôi cũng có thể hiện diện vì Rạch Giá hay Sài Gòn ở đâu mà chẳng có quán nước. Tôi mặc cảm vì tôi chưa là sinh viên Đại Học, chưa hề đặt chân vào Thư Viện Quốc Gia tại Sài Gòn. Nhưng tôi nghĩ rằng chỉ một đoạn ca này cũng đủ nói lên lòng tôi thương nhớ chàng, đủ cho chàng mềm lòng và biết đâu nhờ những lời thơ này mà chàng mạnh dạn bày tỏ nỗi lòng cho tình chúng tôi thăng hoa sau bao ngày tháng âm ỉ trong tim. Tuy không thực sự cùng chàng "vào quán nước quen" nhưng tôi đã vẽ ra trong trí những lần hò hẹn mang tính chất lãng mạn của những trang tiểu thuyết diễm tình:

       Chàng bình an trở lại thăm tôi trong những ngày dưỡng quân. Chúng tôi đưa nhau vào quán nước, ngồi bên nhau ngắm cảnh hoàng hôn trên thành phố biển. Tôi khe khẽ hát cho chàng nghe khúc nhạc tình của người trai trong thời chiến có người yêu tuổi học trò mong ngóng ngày chàng về cho cuộc tình ngày càng nồng thắm ngát hương yêu. Chàng kể cho tôi nghe những hiểm nguy trên chiến địa, những nhớ nhung tôi lúc đêm về đu đưa trên võng giữa rừng cây sưong mù sũng ướt không gian. Tôi lại còn can đảm tưởng tượng ra những nụ hôn phơn phớt má hồng, những vòng tay ấm nhẹ trên bờ vai ngoan. Ôi tuổi mộng mơ thời con gái!

       Trên thực tế, chúng tôi vẫn tiếp tục những câu chuyện vu vơ, những cuộc thăm viếng "tình trong như đã, mặt ngoài còn e". Tôi tưởng tôi can đảm lắm, tôi nhiều nam tính, tôi rắn mắt. Nhưng có ai ngờ đâu cái con bé ngày nào vui đùa cùng các bạn trai, bây giờ lại rụt rè e thẹn và câm nín trước một chàng trai mà mình biết chắc như cua gạch là đang "mết" mình say đắm. Tôi không thực hiện được dự tính hát cho chàng và các bạn của chàng bài ca tình tứ sướt mướt của thời chinh chiến: "Chiều trên phá Tam Giang". Tôi tự bào chữa cho tính nhút nhát của mình rằng hát làm gì bài ca buồn đó lỡ nó vận vào cuộc tình thì sao. Kể ra cũng kỳ lạ thật! Đứng trước đám đông khán giả tôi rất tự tin và bình tỉnh như một ca sĩ chuyên nghiệp. Thế mà trước mặt chàng và vài ba người bạn của chàng, tôi chưa bao giờ đủ can đảm để hát, dù được năn nỉ biết bao lần. Sau này, khi xa chàng, tôi đã ân hận thật nhiều nhưng đã muộn mất rồi!

       Cho đến thời điểm đó, cuộc tình của tôi và chàng chưa hề bị xao động dù là bởi một cơn sóng nhỏ. Nhưng rồi, trong số các sĩ quan "ái mộ" tôi, bỗng xuất hiện một anh chàng tốt nghiệp Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt. Anh ta cũng là một đại đội trưởng trong tiểu đoàn của chàng. Lần đầu tiên tháp tùng "chàng của tôi" đến nhà thăm tôi, ông đại đội trưởng này, theo cảm quan bén nhạy của tôi hình như đã bị cái "duyên dáng" của tôi thu hớp hồn vía. Tán bạo hơn nhiều! Và lần đến thăm tiếp sau đó, anh chàng đã xé lẻ, chỉ đơn thương độc mã như Thường Sơn Triệu Tử Long, xông xáo trong vùng đao tên, cứu ấu chúa A Đẩu của nhà Hậu Hán. (Xin mở một dấu ngoặc ở đây là tôi giống ba tôi, rất mê truyện Tàu.) Chàng tán tôi sát sàn sạt chứ không phải là mối tình câm như "chàng" của tôi. Một điều thật khó hiểu là kể từ khi cây si thứ hai xuất hiện ở nhà tôi thì cây si số một biến đi đâu mất tiêu.Tôi đã hỏi thăm, dò biết chàng vẫn còn đó, ở đơn vị cũ chứ không thuyên chuyển đi đâu hết.Thế có tức không?

       Tôi nhiều lần muốn tìm gặp chàng để hỏi cho ra nguyên do vì sao chàng lánh mặt tôi. Nhưng làm thân con gái thật khó nổi xoay xở trong vòng tình ái.Trâu tìm cột chứ bao giờ cột lại tìm trâu! Khổ một nỗi là cái cây si thứ hai này lúc nào cũng ‘xô lô" nên tôi vô kế khả thi vì các bạn của chàng giờ đây cũng "lờ" tôi luôn, chẳng có ai đến thăm tôi để tôi hỏi về chàng. Cái anh chàng sĩ quan thuộc nòi nhà binh chuyên nghiệp này có lẽ đã ngăn chặn không cho bạn bè đến bên tôi. Thế là ông sĩ quan này từ đây một mình một cõi, mặc tình thao túng, múa gậy rừng hoang vì không còn ai là tình địch của ông ta. Làm thân con gái mười hai bến nước, trong nhờ đục chịu, không thể có một kén chọn nào, nên trong lúc tự ái bị tổn thương, tôi đã bình thản chấp nhận lời cầu hôn của kẻ đến sau, như một cam chịu theo số phận đã an bài, không biết có được ghi vào trong cuốn sổ của Ông Tơ Bà Nguyệt không. Tôi không yêu, nhưng nghĩ là tình yêu có thể đến sau hôn nhân vì thật ra đây cũng là một câu chuyện tình khá lý tưởng của "trai tài gái sắc".

       Tôi theo chồng bỏ cuộc vui, bỏ ngang đèn sách sau khi đã lấy xong mãnh bằng Tú Tài bán phần với bao nhiêu kỷ niệm của tuổi học trò, vui như Tết, còn nhớ mãi đến bây giờ. Thuở đó, Rạch Giá không có trung tâm thi Tú Tài nên lũ học sinh lớp Đệ Nhị chúng tôi phải khăn gói đi Cần Thơ hay Long Xuyên để thi Tú Tài. Tôi và mấy bạn học cùng lớp đi Cần Thơ tìm nhà trọ để ở lại đi thi. Không phải "lều chỏng" như ngày xưa nhưng xem ra cũng quan trọng và nhiêu khê lắm vì thân gái dặm trường, xa nhà, phải lo ăn uống, ngủ nghê, thật là nhiều vấn đề phức tạp. Nhà trọ chỉ có một phòng tắm và 1 phòng ngủ với hai chiếc giường để 5 đứa chúng tôi nằm la liệt trên đó. Không muốn đợi chờ nhau để xử dụng phòng tắm, mất thì giờ vô ích, nên chúng tôi ùa vào phòng tắm cùng một lúc. Trước, còn rụt rè e lệ, sau đó, tôi không nhớ con nhỏ bạn nào đã xung phong cởi áo quần ra trước để lộ tấm thân ngà ngọc đáng giá ngàn vàng ra trước mắt "thiên hạ". Thế là vì đã có người đi tiên phong, chúng tôi không còn ngại ngần gì nữa, đứa nào đứa nấy đều tô hô thân ngọc trắng ngà, suối rừng, đồi núi, sông lạch phô bày tuốt luốt và tha hồ nhìn ngắm nhau để khen chê, phê bình nhau túa xua. Vui kể sao cho xiết! Thế mà tôi đã vội vã bỏ cuộc vui để theo chồng! Đôi lúc nghĩ lại, tôi giận chồng tôi đã vội vàng đón tôi về như sợ có người cuỗm mất tôi. Có lẽ chàng áp dụng câu: "Cưới vợ phải cưới liền tay, chớ để lâu ngày lắm kẻ dèm pha". Tôi giận tôi đã vội vàng chấm dứt thời con gái ngây thơ, tuổi học trò.

       Chồng tôi tiến khá nhanh trong binh nghiệp, trên nấc thang danh vọng. Tôi, từ một nữ sinh ham mê văn nghệ, hồn nhiên ca hát trong những ngày họp mặt, hội hè đình đám, chợt thấy mình trưởng thành trong xã hội, trở thành mệnh phụ trong cung cách giao tiếp với tha nhân lúc nào mà không hay biết. Đi đâu cũng có công xa đưa đón, cũng có người phục dịch, dù tính tôi rất bình dân, đối xử bình đẳng với tất cả mọi người mà địa vị trong xã hội thấp kém hơn tôi. Chỉ có một điều hơi khác với họ là tôi thích "làm đẹp" nên áo quần, son phấn trang điểm bao giờ cũng hợp thời trang nếu không muốn nói là "de luxe" Tuy vậy tôi không phải là người chỉ sống trong nhung lụa, có kẻ hầu người hạ mà trái lại tôi thích thú trong công việc nội trợ, quán xuyến gia đình.

       Bạn bè của chồng tôi, trong công vụ hay những lúc nhàn rỗi đều thích ghé nhà chúng tôi để được thưởng thức những món ăn ngon do chính tay tôi nấu nướng, trình bày rất mỹ thuật trên bàn tiệc. Tôi làm tròn bổn phận một người vợ đảm đang trong gia đình và chờ mãi vẫn không thấy hai chữ tình yêu được viết bằng nét hoa đến với tâm hồn lãng mạn của tôi dù chồng tôi chiều chuộng tôi rất mực hào hoa phong nhã. Tình trạng hạnh phúc không toàn vẹn này đến với tôi một phần vì tính "trăng hoa", hảo ngọt mà đa số các sĩ quan có chức quyền trong quân đội, không nhiều thì ít, ông nào cũng vướng mắc phải. Tôi không quá khắc khe trong những công cuộc phóng ngoại tìm hoa thơm cỏ lạ của chồng tôi vì trong người tôi có khá nhiều nam tính nên đã thiếu máu Hoạn Thư. Mỗi lần biết chồng tôi bay bướm trăng hoa chứ không phải bê tha bỏ bê gia đình vợ con là tôi lại dùng tiền bạc của chồng tôi để mua sắm áo quần, nữ trang như một hình thức trả thù tiêu cực. Tôi lái xe nhà cùng các con tôi đi Sài Gòn mua sắm, ăn uống, đi Vũng Tàu tắm biển để cho chồng tôi tự do, thoải mái, phiêu lưu trong các cuộc tình tạm bợ. Tôi không ghen vì hôn nhân của chúng tôi là một cuộc tình kết hợp bằng lý trí (cho riêng tôi) vì tôi mơ hồ như thấy mình đã vĩnh viễn đánh mất tình yêu kể từ ngày tôi được tin dữ người yêu đầu đời của tôi đã hy sinh ngoài chiến trận.

       Sáng hôm ấy, trời mưa tầm tã, đang ngồi trong nhà nhìn đường phố vắng hoe không một bóng người thì bỗng một chiếc xe Jeep nhà binh dừng trước sân nhà. Tôi linh cảm một tin chẳng lành khi thấy người tài xế bước xuống xe lại không phải là tài xế của chồng tôi. Anh ta vào nhà, chào tôi và bật khóc:

       - Cô ơi, trung úy M. hy sinh rồi!

       Tim tôi bỗng như hóa đá! Thân xác tôi như tê cóng lại trong nỗi đau khổ tột cùng khó thể mô tả. Đây là lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng kể từ ngày chàng lánh mặt tôi, tôi nghe được tin chàng. Hai mắt tôi ráo hoảnh! Tôi biết tôi đang xúc động mãnh liệt nên các cơ năng trong người tôi đã ngưng hoạt động, ngay cả tuyến nước mắt cũng như chợt khô và tắt nghẽn. Văng vẳng bên tai tôi tiếng người hạ sĩ quan kể lại trận đánh khốc liệt chàng đã tham chiến và anh dũng đền nợ nước.Tôi như người mất hồn hay tâm hồn tôi tan nát khi người hạ sĩ quan thân tín của chàng đột nhiên cho tôi thêm một tin sét đánh thứ hai sau tin chàng ra đi vĩnh viễn: "Trung úy M. yêu cô vô cùng nhưng ông đã nhường cô lại cho trung úy Phan vì trung úy Nhân khuyên ông ta nên hy sinh cho tình bạn khi thấy ông Phan si mê cô quá lậm. Trung úy đã thường tâm sự với tôi như thế."

       Tôi câm lặng, vừa hận mình lẫn hận chàng! Tại sao lại có sự nhường người tình cho bạn? Tưởng đâu những câu chuyện như thế này chỉ được mô tả trong các tiểu thuyết diễm tình do các nhà văn thêu dệt cho lâm ly, bi thiết. Ngờ đâu, trên thực tế, ngoài đời, cũng xảy ra những cuộc tình lý tưởng và cao thượng mà lại xảy ra cho chính tôi, cho đời tôi dang dở, cho tôi sống bên cạnh chồng mà tâm hồn trống vắng. Tôi không phủ nhận là tôi vẫn có hạnh phúc trong cuộc sống lứa đôi nhưng trong tôi vẫn như còn vướng mắc một cái gì thật khó mô tả khiến hạnh phúc tôi không trọn vẹn. Tôi tự xét lòng thì tôi không hẳn yêu M. bằng một tình yêu sâu đậm mà chỉ là một cái gì như "đáp lại tình chàng" của thời con gái vừa bước vào tuổi dậy thì. Vì vậy mà tôi thản nhiên đi vào cuộc sống lứa đôi, không đau khổ, không khô cằn héo úa như một người con gái bị tình phụ hay bị cưỡng bức hôn nhân. Tuy nhiên, dạo đó trong khoảng thời gian chàng xa lánh tôi, tôi cũng đã để hồn lắng đọng trong tiếng nhạc và lời ca của ca khúc "Phố Biển" mô tả thật lãng mạn một phần nào nỗi tương tư nặng trĩu hồn tôi:

       "Và rồi một hôm, phố biển, nơi anh đã bước bên em. Bâng khuâng nghe con sóng hỏi: Bàn chân ai đã lãng quên. Đường về nhà em phố nhỏ, chơ vơ lá úa trên cây. Cửa nhà em vẫn mở, chờ bàn chân ai đến nơi đây. Sóng vẫn nói với em rằng chờ mong là thế đó. Thật rất đáng ghét! Thật đáng dỗi hờn! Sao càng mong lại nhớ hơn! Đường về nhà em rất gần! Sao lâu không thấy anh sang? Vì rằng quên lối về hay là từ lâu anh đã quên em? Hay là từ lâu anh đã quên em?"

       Khúc tình ca tôi hát những chiều nhung nhớ!

       Tôi đã sống với những kỷ niệm thật êm đềm, bềnh bồng trong tâm tưởng, không dằn vặt, không khổ đau. Và vì vậy mà cho đến tận bây giờ, ngồi nghĩ lại, tôi vẫn thấy trong hôn nhân của tôi không hề có bóng dáng của tình yêu! Đến Hoa Kỳ, chúng tôi ly dị, sống mỗi người một nơi. Cuộc vẫy tay chào nhau là một minh chứng cho những gì tôi suy nghĩ về tình yêu và hôn nhân. Phần đông người Việt Nam sau khi vợ chồng đưa nhau ra tòa án làm thủ tục ly dị thì hai người xem nhau như kẻ thù, không muốn nhìn mặt nhau và dứt khoát tuyệt giao. Trái lại vợ chồng tôi vẫn thường xuyên liên lạc với nhau, gặp nhau, quà cáp cho nhau trong những ngày lễ, Tết, hay kỷ niệm, chúng tôi đối xử với nhau trong tình nghĩa bạn bè, nghĩ rằng dù sao thì cũng đã từng một thời đầu gối tay ấp. Tôi vui vẻ, hòa nhã với người vợ sau của chồng tôi, trẻ hơn tôi nhưng nhan sắc khiêm nhường và có lẽ đây cũng là lý do tôi dửng dưng trước cuộc hôn nhân thứ hai của chồng tôi vì tự ái của tôi được thỏa mãn. Tôi là người đưa ra giải pháp ly dị vì tôi đã chán ngấy tính trăng hoa của chồng tôi. Lúc còn quyền uy, tiền bạc thoải mái, chàng bay bướm, lang bang tình ái, rồi đến khi học tập cải tạo về, tính nào vẫn tật nấy không hề nghĩ đến mối tình thủy chung của tôi, đến những đắng cay trong cuộc sống của tôi, buôn tảo, bán tần để nuôi con khôn lớn, để thăm nuôi chồng nơi chốn ngục tù VC giữa rừng thiêng nước độc. Tôi buồn, tôi chán, nên khi biết được chàng có tằng tịu với một cô gái làm chung trong một cơ sở sản xuất kiểu cò con, nhỏ nhít của phường khóm, tôi vẫn làm lơ không thèm đếm xỉa đến. Tôi đã quyết định không cùng chồng tôi sang Mỹ theo diện HO nhưng vì các con tôi và chồng tôi năn nỉ nên tôi đã đồng ý sang Mỹ định cư. Rồi chỉ một vài tháng sau đó, tôi gợi ý làm thủ tục ly dị để chàng bảo lãnh cho cô vợ hai của chàng sang Mỹ đoàn tụ cùng chồng vì tôi thương người con gái đã "nhẹ dạ" theo chồng tôi lúc ông không tiền, không bạc, không quyền uy và đã luống tuổi, cái già xồng xộc nó đà theo sau. Chồng tôi không biết có thực tình ăn năn hối cải khi năn nỉ tôi bỏ ý đinh ly dị không, nhưng tôi đã nhất quyết "vẫy tay chào nhau" khi tình đã đoạn và chỉ còn chút nghĩa phu thê.

       Tôi vui với nếp sống mới, cố hòa nhập vào xã hội mới. Xa rồi tuổi học trò, vốn liếng Anh văn quá khiêm nhường nên tôi chọn một cái nghề khả dĩ có thể kiếm sống được mà không cần bon chen, vất vả với đời. Tôi nhận làm baby-sitter ở các tiểu bang xa vùng Cali nắng ấm. Vui với trẻ thơ, trở về với những công việc thời tôi bắt đầu biết làm mẹ. Mỗi nơi, tôi lưu trú một ít lâu rồi đọc báo kiếm việc làm nơi khác để phiêu lãng trong nếp sống tự do nơi xứ lạ quê người như một hình thức du lịch, đi và sống mà tôi vốn mang lấy nghiệp dĩ vào người, ngay từ thuở ấu thơ theo cha mẹ lưu lạc từ xứ Cao Miên, đi Phú Quốc, Hà Tiên, Rạch Giá, Saigòn rồi bây giờ là Hoa Kỳ. Ở đâu tôi cũng được mến chuộng! Mỗi lần ra đi đổi "nhiệm sở" là một lần bịn rịn, lưu luyến tình cảm đối với các cháu bé xinh xắn, dễ thương đã được tôi chăm sóc trìu mến trong tình thương yêu bà cháu và đối với cha mẹ của chúng vì họ xem tôi như những người thân trong gia đình. Cuộc đời tôi trên xứ Hoa Kỳ trôi nổi bềnh bồng như con thuyền không định hướng. Nhiều đêm nhìn những vì sao trên bầu tròi bao la tôi tưởng mình là một vì sao lạc trong muôn triệu tinh tú đang đi tìm một vì sao mang thân phận lạc loài như tôi trong vũ trụ mênh mông huyền bí. Tôi tưởng sẽ kéo dài nếp sống rày đây mai đó cho đến lúc đôi tay buông xuôi, nhưng các con tôi lần lượt lập gia đình và tôi đã được chúng năn nỉ tôi về ở với chúng để chăm sóc những đứa cháu nội, cháu ngọại đích thực của tôi. Tôi ở với con gái tại Virginia rồi tôi lại khăn gói ra đi khi thằng cháu ngoại của tôi đến tuổi vào mẫu giáo. Tôi không thích hợp với thời tiết giá băng, mùa đông tuyết phủ trắng không gian. Tôi về vùng nắng ấm quanh năm vì con trai út của tôi đang cần tôi chăm nom cho con bé cháu nội mũm mĩm bầu bĩnh mà bà con, thân thuộc ai cũng bảo giống bà nôi. Ở đây, tôi gặp một số người đồng hương quê Rạch Giá và tìm thấy niềm an ổn tinh thần trong mùi đạo khi cuối tuần đến các ngôi chùa trong thành phố nghe các tăng ni thuyết pháp và để lắng hồn trong câu kinh, tiếng kệ. Tên của tôi do cha mẹ đặt cho, không hiểu do ngẫu nhiên hay cố ý lại mang ý nghĩa của "ánh đạo vàng". Pháp danh của tôi, do bổn sư đặt cho, lại là một ánh trăng thanh trong sáng không nhuốm mùi tục lụy. Cái tên nó vận vào người nên tôi say niềm đạo. Má tôi kể lại rằng ngay từ lúc còn bé dại, đứng trước cửa nhà, mỗi khi thấy bóng dáng của những người hành khất tự đàng xa, tôi đã vội vàng vào nhà cầm sẵn một lon gạo hay một ít tiền lẻ để chuẩn bị thi hành "hạnh bố thí" mà sau này tôi mới biết khi nghe các vị tăng ni thuyết pháp.

       Hai tuần một lần, tôi đến chùa "thọ bát"cho tâm hồn thanh thản, dẹp bớt dục niệm và tham sân si. Tôi tham gia vào các công cuộc từ thiện, các hội đoàn thiện nguyện xã hội, các chương trình văn nghệ gây quỷ cứu trợ người nghèo khó, các ngày hội của các binh chủng trong quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Trong các bản nhạc tôi trình diễn với tính cách tài tử, "cây nhà lá vườn" có một bài tôi hát thật "tới" và được mọi người ưa thích, ấy là bài "Hai vì sao lạc", có lẽ vì một phần nào đó mang tình ý của cuộc đời tôi và vì vậy tôi đã được các bạn bè thân quen gọi tôi là "Hai vì sao lạc" mỗi khi gặp lại tôi trong các ngày hội. Tôi ca như thổn thức gửi người thương nhớ năm xưa:

       "Người là vì sao nhỏ bé, ta mãi ước cho lòng là một bầu trời xanh xanh. Người về, lòng ta thương nhớ! Ta khẽ hỏi đưa người về, hay thầm người đưa ta. Người về, người về đâu, nhớ ta chăng? Người ơi, mỗi lá thư rơi, làm ta bâng khuâng như áng mây chiều lan trong sương. Bước đi âm thầm, lòng buồn như thời gian. Nghe chăng Thu ơi, để lá rơi chi hoài, gợi niềm thương nhớ ai nhiều"

       Trong thời gian này, một cuộc tình nở muộn đã đến với tôi, một mối "nghịch duyên" mà chúng tôi bị cuốn hút vào như nối tiếp một đam mê trong tiền kiếp. Chúng tôi hợp nhau trên nhiều phương diện: cùng mê văn chương thi phú, cùng muốn trau dồi kiến thức phổ thông qua sách báo và dĩ nhiên cùng yêu thích ca nhạc. Tôi hãnh diện được người ấy biết "thưởng thức" tôi (chữ nghĩa của các chuyên viên thuyết minh phim bộ Hồng Kông), ngưỡng mộ giọng ca của tôi, mê nét duyên dáng của chút nhan sắc còn lại trong tuổi hoàng hôn. Đã có lúc tôi mơ hồ như thấy đã gặp được tình yêu đích thực nhờ lòng thương yêu chân thành người đó dành cho tôi. Những chiều chuộng, những cảm thông, những ngẫu nhiên như có thần giao cách cảm đưa chúng tôi càng ngày càng gần nhau hơn. Tôi đã biết ích kỷ, chỉ muốn người ấy dành trọn vẹn tình thương yêu và tất cả thời gian chăm lo cho riêng tôi. Dù là một sự giúp đở bạn bè, một cuộc viếng thăm bằng hữu cũng làm cho tôi tức giận, dằn vặt Người vì đã đánh mất thời giờ đáng lẽ ra phải dành cho tôi. Niềm "Sân" vẫn đầy tràn trong tôi dù tôi đã qua không biết bao ngày "thọ bát", đã hằng ngày tụng kinh, niệm Phật, đã hành thiện, đã đóng góp bố thí cho những người nghèo khó trên quê hương. Tôi biết thế là sai, là quấy, nhưng tôi chưa thành "chánh quả" như người ấy thường chọc ghẹo tôi. Tôi biết tôi còn phải tu nhiều để diệt bớt tham sân si mặc dầu so với ngày xưa, tôi đã tiến bộ rất nhiều. Tôi đã biết nhu mì, đằm thắm ru người ấy vào giấc ngủ đê mê bằng giọng hát vẫn còn mượt mà của tôi qua những bản tình ca lãng mạn sau những cơn ân ái ngút ngàn đam mê. Tôi thường nửa đùa nửa thật bảo rằng:

       "Anh tu bảy kiếp mới gặp được em, mới được nghe em hát sau những giây phút ái ân nồng cháy, chứ các ca sĩ chuyên nghiệp chẳng bao giờ hát cho chồng nghe sau một đêm dài mệt mõi hát cho thính giả thưởng thức."

       Tuy hợp tính, hợp tình, tuy ngoại hình cũng xứng đôi vừa lứa, nhưng tôi như "kinh cung chi điểu", con chim sợ cành cây cong như hình cánh cung nên tôi không dám phiêu lưu thêm một lần nữa đi vào cuộc sống lứa đôi vì tôi không muốn thêm một lần dang dở nữa. Và điều tôi e ngại đã vừa mới xảy ra. Trong một cơn nóng giận vì một nguyên do thật là vô nghĩa, tôi đã làm tổn thương tự ái to bằng núi Thái Sơn của người ấy. Thật ra những cơn nóng giận bất thường này của tôi vẫn thường xuyên xảy ra và người ấy đều bỏ qua vì thương yêu tôi và vì tốt nhịn. Nhưng lần này, tôi e rằng sự đổ vỡ sẽ không có cơ hàn gắn vì tôi đã hơi quá lời nếu không muốn nói là đã ngang ngược với một người tình, yêu tôi chân thành, hơn nữa lại là một người lớn tuổi hơn tôi, một huynh trưởng nếu không muốn nói là một "sư phụ" trong cuộc đời tôi.

       Hôm nay, viết lại cuộc đời tôi khi một lần nữa tình yêu dường như đang vỗ cánh bay xa. Tôi không ân hận hay nuối tiếc vì tôi đã bướng bỉnh thành tính mất rồi. Tôi sinh ra để chỉ huy chứ không để phục tòng. Tôi là con trưởng nên mọi người trong gia đình tôi đều khép nép trước tôi, đều răm rắp làm theo ý muốn của tôi.Tôi đã thường "đe dọa" người tôi yêu rằng một lúc nào đó, nếu cảm thấy không thể kéo dài thêm nữa cuộc tình này là tôi dứt khoát "vẫy tay chào nhau". Tôi lại tiếp tục làm ngôi sao lạc trong vòm trời mênh mông, và sẽ tiếp tục đi theo "Ánh đạo vàng" của Đức Thế Tôn như ý nghĩa cái tên tôi đã mang từ lúc lọt lòng Mẹ. Thỉnh thoảng tôi sẽ hát bài ca "Hai vì sao lạc" để nhớ một quãng đời thanh xuân:

       "Người về một mùa Thu gió heo may. Về đâu, có nhớ chăng những vì sao long lanh. Đưa tiễn người một đêm không trăng. Nói không nên lời, lòng buồn như chiều rơi! Như trong đêm khuya, những bước chân qua thềm gợi niềm thương nhớ vô vàn…"

       Nhưng, chúng tôi vẫn còn nặng nợ duyên tình từ một tiền kiếp nào xa xăm nên cuộc tình muộn màng vẫn còn tiếp diễn nhờ "chàng" của tôi dù không kinh kệ nhưng đạo tâm thì lại có thừa và nhất là tấm lòng thương mến chàng dành cho tôi e chừng cũng khá bao la, trời biển. Trong chàng, chữ "Sân" một phần nào đã diệt được để nuôi dưỡng chữ "Si" dành trọn vẹn cho tôi. Tôi tiếp tục sống với tình yêu cuối đời để trả nợ tình cho nhau. Sống cho tình yêu và vui với niềm đạo, tưởng cũng là một hạnh phúc mà nhiều người mơ ước trong cõi đời này!

(Viết tặng H.A. Vầng trăng lung linh nơi phố biển)

Sinh Tồn

Bàn ra tán vào (1)

lopo
Bac Sang co nhan duoc thu nay chua?Neu co thi xin nho Bac lam phuoc.de doi sau Bac se duoc Sang ca hon.O doi nay bac lam lon ma ten Sang nua.Nhung rot cuoc Bac bi nguoi ta chui la Bac ban nuoc the do Bac co buon khong?

----------------------------------------------------------------------------------

Comment




  • Input symbols

HAI VÌ SAO LẠC

Hôm nay bầu trời âm u ảm đạm… Tin báo thời tiết tôi nghe trên Tivi không có mưa nhưng sao lòng tôi lại nao nao như có mưa buồn từ dĩ vãng xa xôi nào đó đang

 

Hoàng Đức


        Hôm nay bầu trời âm u ảm đạm… Tin báo thời tiết tôi nghe trên Tivi không có mưa nhưng sao lòng tôi lại nao nao như có mưa buồn từ dĩ vãng xa xôi nào đó đang ập xuống hồn tôi. Bỗng dưng tôi nhớ câu văn Pháp trữ tình học thuộc lòng từ thời Trung học: "Mưa ngoài trời như mưa trong lòng tôi".

        Tuổi học trò lãng mạn hình như cô nào cũng muốn mang vào người một nỗi buồn vu vơ, vô duyên cớ khi thấy lòng xao xuyến, bâng khuâng, bước chân ngập ngừng đi vào tuổi dậy thì, để lại sau lưng những tháng năm thơ ấu, dại khờ, một thời con gái ngây thơ. Không một liên tưởng không gian hay thời gian nào rõ nét, bỗng nhiên tôi nhớ quay quắt khung tròi Rạch Giá! Từ ký ức mù khơi tuổi dại vụt hiện về những thôn xóm nhỏ với rất nhiều con hẻm sâu hun hút. Nhớ xã Vĩnh Thanh, xóm nghèo lao động gồm hơn chục căn nhà chen chúc trong khung cảnh tăm tối, một nếp sống đạm bạc của người dân nghèo khốn khổ. Tôi nhớ những hôm cùng bạn bè rủ nhau ra chơi ghềnh đá. Biển Rạch Giá không có bãi cát mà chỉ là một bờ đá khá cao gồm những tảng đá đen lởm chởm, nhọn hoắt trông chẳng đẹp mắt, nhưng không hiểu tại sao chúng tôi lại thích ra đấy rong chơi vào những ngày nghỉ học. Có lẽ những cuộc đi chơi xa chỉ là một nhu cầu phóng ngoại, chúng tôi muốn tìm đến một không gian rộng lớn để được ngắm nhìn mặt biển bao la và mơ về những chân trời xa lạ. Nước biển Rạch Giá một màu nâu đục như nước phù sa của giòng sông Cửu Long, không hấp dẫn như những bãi tắm của Hà Tiên hay Phú Quốc. Chúng tôi thường đến đây nhìn sóng biển vỗ mạnh vào chân nhà mát nằm ở cuối đường nhô ra khỏi bờ đá. Sáng nay, trong không gian im vắng của khu nhà mới cất, xa vùng phố thị của một thành phố ven biển, trong lúc mọi người đang khởi sự một ngày làm việc đầu tuần thường khi không mấy phấn khởi sau một cuối tuần nhàn hạ đi shopping hay thăm viếng bà con, bạn bè, tôi, một mình trong căn nhà trống vắng, thả hồn về dĩ vãng xa xăm. Những kỷ niệm vui buồn thời con gái như một cuốn phim tuần tự hiện về trong ký ức tưởng như đã hao mòn theo năm tháng. Chuỗi ngày theo Ba, Má sang định cư ở Kampot một thị trấn xứ Chùa Tháp chẳng để lại trong tôi một kỷ niệm sâu đậm nào ngoài một số tiếng Tiều chẳng biết tôi học được lúc nào, có lẽ lúc tôi vui đùa với lũ bạn người Tàu trong thôn xóm. Thế mà tôi cũng đã được Ba, Má tin cậy cho đi theo làm thông dịch khi ông bà giao dịch buôn bán với những người Tàu trong thị trấn. Giờ đây, chỉ nhớ lõm bõm một đôi câu để nói chuyện với người Triều Châu khi tình cờ nghe họ nói tiếng Tiều. Vậy mà cũng đắc nhân tâm ra phết khi họ nghe tôi nói bằng ngôn ngữ của quê hương họ. Tình cảm bổng nảy sinh một cách tự nhiên như "tha hương ngộ cố tri" làm tôi cũng thấy vui và hãnh diện vì có thể nói được một ngôn ngữ của quốc gia có hơn một tỷ người trên hoàn cầu.

       Từ Cao Miên, gia đình tôi về lạị Rạch Giá để cho tôi hoàn tất chương trình Tiểu học và hãnh diện thi đậu vào lớp Đệ Thất trường Trung Học công lập duy nhất trong tỉnh mang tên danh nhân Nguyễn Trung Trực. Bên cạnh niềm vui này là một nỗi buồn khi phải xa một số bạn bè không may mắn như tôi nên phải theo học trường Bán Công. Ngày tháng thoi đưa êm đềm trôi, tôi bước vào tuổi dậy thì lúc nào chẳng hay. Chợt giật mình khi thấy những ánh mắt "ngưỡng mộ" của các bạn trai, của mấy giáo sư trẻ, của các sĩ quan đi lại trên đường phố sau những cuộc hành quân xông pha giữa chốn đạn bom. Thủơ ấy, tôi còn ngây thơ trong trắng… Nói như thật! Không ngây thơ sao được ở tuổi mười lăm, mười sáu! Thật đấy, tôi như đứa con gái bị "Mụ bà bắt nhầm". Đáng lý gắn cho tôi cái giống của con trai, Mụ bà đã bắt tôi làm con gái. Tôi là một thứ "tom boy" hồn nhiên vui đùa cùng các bạn trai, tham dự vào những trò chơi của con trai, không một mảy may e thẹn. Hình như tôi thiếu nữ tính mà lại có thừa nam tính. Cái tính trời sinh này đã vận vào cuộc đời tôi sau này, khi đã lập gia đình nên hạnh phúc cũng lắm phen nghiêng ngửa. Tình yêu như chẳng hề đến với tôi, tôi muốn nói đến thứ tình yêu lãng mạn của đôi trai gái yêu nhau, dệt bao nhiêu là mộng đẹp rồi đôi lứa chia xa vì nghịch cảnh gia đình, xã hội, hay vì những duyên cớ giận hờn vu vơ để rồi hối tiếc trong muộn màng, ngang trái. Thật ra, cũng có thể nói, tôi đã từng qua một cuộc tình đẫm lệ:

       Tôi nhớ dạo đó, lúc chiến trường sôi động, nữ sinh chúng tôi thường được mời tham dự những chương trình do ty Thông Tin tỉnh hay Cục Tâm Lý Chiến tổ chức để chào đón các chiến sĩ anh hùng trở về từ mặt trận ca khúc khải hoàn hay để thể hiện tình quân dân cá nước trong những buổi văn nghệ ủy lạo chiến sĩ. Chúng tôi là những học sinh trường Trung Học công lập duy nhất trong tỉnh nên thường được chiếu cố đặc biệt. Tôi vốn ham mê văn nghệ và có được một giọng ca khả dĩ có thể trở thành ca sĩ chuyên nghiệp nếu chịu khó trau dồi hay có người "lancer". Vì thế các buổi trình diễn văn nghệ của trường Nguyến Trung Trực không bao giờ thiếu tiếng ca ngọt ngào của tôi. Không biết có ngọt ngào thật hay không nhưng những tràng pháo tay tán thưởng sau lúc tôi trình diễn cũng đã làm tôi ngất ngây vì sung sướng và hãnh diện. Tưởng cũng nên "khoe" một tý rằng tôi đã từng cùng một nhóm bạn theo Ty Thông Tin của tỉnh nhà đi dự thi ca nhạc tại Tây Đô, thành phố Cần Thơ nổi tiếng với bến Ninh Kiều và tôi cũng đã vinh dự mang về một giải thưởng cá nhân. Trong số những người ngưỡng mộ tiếng hát của tôi hay dung nhan mười sáu trăng tròn của tôi, sau này tôi mới biết, có một anh chàng thiếu úy trẻ tốt nghiệp trường Bộ Binh Thủ Đức. Một mối tình câm, một cuộc tình đơn phương! Anh chàng thường lái xe Jeep cùng bạn bè đến nhà tôi để thăm tôi sau những ngày hành quân gian khổ. Vốn là một đại đội trưởng của Tiểu đoàn 3 Trung đoàn 33 Bộ Binh thuộc Sư đoàn 21 nên trông cũng "hách" lắm. (Vị Tiểu đoàn trưởng, sau năm 1975, đại úy Lê văn Đ. đã gục chết vì đói khổ, kiệt sức trên đường đi lao động trong một trại tập trung cải tạo của VC ngoai Bắc. Ông ta té sấp gục mặt trên đất cát và vĩnh viễn ra đi trong nỗi nghẹn ngào của các chiến hữu và nỗi uất hận ngút ngàn của ngưòi anh hùng lâm cơn thất thế.)

       Vóc dáng anh chàng cao ráo, hào hùng, đep trai, ăn nói cũng rất dễ gây cảm tình. Tuy chàng lúc nào cũng ý tứ, đến nhà tôi, bao giờ cũng đi cùng một vài người bạn, nhưng dù tôi bạo phổi như con trai, tôi vẫn biết anh chàng đang cố gắng vun trồng cây si tại nhà tôi. Hành quân diệt cộng oai hùng đâu thì tôi chẳng thấy nhưng những lúc bị bè bạn lật tấy đang ngắm nghé tôi thì mặt chàng đỏ như xôi gấc, e lệ, chống chế. Đấy là chưa kể những lúc tôi nổi máu ngổ ngáo hỏi chàng những câu hóc búa, trêu ghẹo chàng khi nghe các bạn chàng bảo chàng đang vun xới một gốc si mà tôi biết mười mươi rằng đối tượng là tôi. Anh chàng lúng túng, trông thật tội nghiệp và dễ thương! Nhưng sao tôi vẫn an nhiên, tim chưa hề một lần đập sai nhịp mặc dù thấy tự ái được thỏa mãn. Những ngày vui sống hồn nhiên vẫn nối tiếp đều đều lúc tiểu đoàn của chàng đóng tại Rạch Giá. Cuôc tình (nếu có thể gọi đây là một cuộc tình) vẫn lặng lờ êm trôi. Tôi chưa một lần theo chàng và các bạn chàng đi đâu đó ăn uống hay du sơn ngoạn cảnh vì dù là "tom boy" tôi cũng nhát lắm và một phần cũng sợ Ba, Má rầy la và cũng không muốn bạn bè biết rằng tôi đang là "điểm nhắm" của các anh chàng sĩ quan trẻ tuổi. Tỉnh Rạch Giá nhỏ bé, ra đường là gặp người quen nên tôi cũng ngại ngần không muốn chường mặt bên cạnh mấy ông "nhà banh" tán gái như máy. Thế rồi dần dà, tính con trai trong tôi đã nhường bước cho nữ tính đang từ từ xâm chiếm hồn tôi. Tôi đã bắt đầu biết e lệ và không còn muốn làm khó chàng bằng những câu hỏi "ngây thơ vô số tội nữa". Tôi đã bắt đầu biết nhớ nhung khi chàng bận hành quân không đến thăm tôi. Ra đường thấy những chiếc xe Jeep với quân nhân súng ống đạn dược trang bị đến tận răng, tôi đã giật thót mình khi nghĩ đến chàng đang xông pha trong lữa đạn. Tôi về nhà, thờ thẫn nghĩ đến câu thơ: "Xưa nay chinh chiến mấy ai về", và thầm cầu nguyện cho chàng bình an vô sự và mau chóng về với tôi tuy rằng chàng chưa một lần tỏ tình với tôi mà chỉ bằng lòng với những tia nhìn đằm thắm, những ánh mắt ngút ngàn thương mến khi gặp tôi, chuyện trò vu vơ, luôn luôn có sự hiện diện của các chiến hữu trong tiểu đoàn. Đôi lúc tôi tự bảo:

       "Chán cái anh chàng này tệ thật! Sao không đơn thương độc mã đến nhà tôi như Triệu Tử Long xung pha trận mạc mà lúc nào cũng kè kè mấy ông bạn kỳ đà cản mũi, để rồi hai đứa chẳng nói được một câu nào tình tứ lãng mạn xứng đồng tiền bát gạo."

       Dạo đó, thương nhớ chàng tôi đã dợt thật kỹ bài ca: "Chiều Trên Phá Tam Giang"thơ của Tô Thùy Yên do Trần Thiện Thanh phổ nhạc. Tôi hát đi hát lại thật nhuần nhuyễn định bụng lúc chàng hành quân trở về tôi sẽ hát cho chàng nghe lúc chàng đến thăm tôi, hát luôn cho bạn bè của chàng nghe rồi có ra sao thì ra, muốn chọc ghẹo gì tôi cũng không ngán sợ:

       "Giờ này có thể trời đang mưa, em đi dưới hàng cây sướt mướt, nhìn bong bóng nhảy trên hè như đóa hoa nở vội. Giờ này em vào quán nước quen nơi chúng ta thường hẹn rồi bập bềnh buông tâm trí trên từng đợt tiếng lao xao. Giờ này thành phố chợt bùng lên, em giòng lệ bất giác chảy tuôn, nghĩ tới một điều em không rõ, nghĩ đến một điều em sợ không dám nghĩ, nghĩ đến một người đi giữa chiến tranh, nghĩ tới anh, lại nghĩ tới anh, nghĩ tới anh…"

       Tôi tự giận mình sao chẳng một lần cùng chàng vào quán nước cho thật phù hợp với lời thơ trữ tình của bản nhạc. Tôi thích nhất đoạn ca này trong bản nhạc vì những câu khác mô tả cảnh Sài Gòn, với cô sinh viên rong chơi trên đường phố hay vào thư viện mà trong đó không có hình bóng của tôi. Tuy không một lần vào quán cùng chàng nhưng dù sao thì trong khung cảnh này tôi cũng có thể hiện diện vì Rạch Giá hay Sài Gòn ở đâu mà chẳng có quán nước. Tôi mặc cảm vì tôi chưa là sinh viên Đại Học, chưa hề đặt chân vào Thư Viện Quốc Gia tại Sài Gòn. Nhưng tôi nghĩ rằng chỉ một đoạn ca này cũng đủ nói lên lòng tôi thương nhớ chàng, đủ cho chàng mềm lòng và biết đâu nhờ những lời thơ này mà chàng mạnh dạn bày tỏ nỗi lòng cho tình chúng tôi thăng hoa sau bao ngày tháng âm ỉ trong tim. Tuy không thực sự cùng chàng "vào quán nước quen" nhưng tôi đã vẽ ra trong trí những lần hò hẹn mang tính chất lãng mạn của những trang tiểu thuyết diễm tình:

       Chàng bình an trở lại thăm tôi trong những ngày dưỡng quân. Chúng tôi đưa nhau vào quán nước, ngồi bên nhau ngắm cảnh hoàng hôn trên thành phố biển. Tôi khe khẽ hát cho chàng nghe khúc nhạc tình của người trai trong thời chiến có người yêu tuổi học trò mong ngóng ngày chàng về cho cuộc tình ngày càng nồng thắm ngát hương yêu. Chàng kể cho tôi nghe những hiểm nguy trên chiến địa, những nhớ nhung tôi lúc đêm về đu đưa trên võng giữa rừng cây sưong mù sũng ướt không gian. Tôi lại còn can đảm tưởng tượng ra những nụ hôn phơn phớt má hồng, những vòng tay ấm nhẹ trên bờ vai ngoan. Ôi tuổi mộng mơ thời con gái!

       Trên thực tế, chúng tôi vẫn tiếp tục những câu chuyện vu vơ, những cuộc thăm viếng "tình trong như đã, mặt ngoài còn e". Tôi tưởng tôi can đảm lắm, tôi nhiều nam tính, tôi rắn mắt. Nhưng có ai ngờ đâu cái con bé ngày nào vui đùa cùng các bạn trai, bây giờ lại rụt rè e thẹn và câm nín trước một chàng trai mà mình biết chắc như cua gạch là đang "mết" mình say đắm. Tôi không thực hiện được dự tính hát cho chàng và các bạn của chàng bài ca tình tứ sướt mướt của thời chinh chiến: "Chiều trên phá Tam Giang". Tôi tự bào chữa cho tính nhút nhát của mình rằng hát làm gì bài ca buồn đó lỡ nó vận vào cuộc tình thì sao. Kể ra cũng kỳ lạ thật! Đứng trước đám đông khán giả tôi rất tự tin và bình tỉnh như một ca sĩ chuyên nghiệp. Thế mà trước mặt chàng và vài ba người bạn của chàng, tôi chưa bao giờ đủ can đảm để hát, dù được năn nỉ biết bao lần. Sau này, khi xa chàng, tôi đã ân hận thật nhiều nhưng đã muộn mất rồi!

       Cho đến thời điểm đó, cuộc tình của tôi và chàng chưa hề bị xao động dù là bởi một cơn sóng nhỏ. Nhưng rồi, trong số các sĩ quan "ái mộ" tôi, bỗng xuất hiện một anh chàng tốt nghiệp Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt. Anh ta cũng là một đại đội trưởng trong tiểu đoàn của chàng. Lần đầu tiên tháp tùng "chàng của tôi" đến nhà thăm tôi, ông đại đội trưởng này, theo cảm quan bén nhạy của tôi hình như đã bị cái "duyên dáng" của tôi thu hớp hồn vía. Tán bạo hơn nhiều! Và lần đến thăm tiếp sau đó, anh chàng đã xé lẻ, chỉ đơn thương độc mã như Thường Sơn Triệu Tử Long, xông xáo trong vùng đao tên, cứu ấu chúa A Đẩu của nhà Hậu Hán. (Xin mở một dấu ngoặc ở đây là tôi giống ba tôi, rất mê truyện Tàu.) Chàng tán tôi sát sàn sạt chứ không phải là mối tình câm như "chàng" của tôi. Một điều thật khó hiểu là kể từ khi cây si thứ hai xuất hiện ở nhà tôi thì cây si số một biến đi đâu mất tiêu.Tôi đã hỏi thăm, dò biết chàng vẫn còn đó, ở đơn vị cũ chứ không thuyên chuyển đi đâu hết.Thế có tức không?

       Tôi nhiều lần muốn tìm gặp chàng để hỏi cho ra nguyên do vì sao chàng lánh mặt tôi. Nhưng làm thân con gái thật khó nổi xoay xở trong vòng tình ái.Trâu tìm cột chứ bao giờ cột lại tìm trâu! Khổ một nỗi là cái cây si thứ hai này lúc nào cũng ‘xô lô" nên tôi vô kế khả thi vì các bạn của chàng giờ đây cũng "lờ" tôi luôn, chẳng có ai đến thăm tôi để tôi hỏi về chàng. Cái anh chàng sĩ quan thuộc nòi nhà binh chuyên nghiệp này có lẽ đã ngăn chặn không cho bạn bè đến bên tôi. Thế là ông sĩ quan này từ đây một mình một cõi, mặc tình thao túng, múa gậy rừng hoang vì không còn ai là tình địch của ông ta. Làm thân con gái mười hai bến nước, trong nhờ đục chịu, không thể có một kén chọn nào, nên trong lúc tự ái bị tổn thương, tôi đã bình thản chấp nhận lời cầu hôn của kẻ đến sau, như một cam chịu theo số phận đã an bài, không biết có được ghi vào trong cuốn sổ của Ông Tơ Bà Nguyệt không. Tôi không yêu, nhưng nghĩ là tình yêu có thể đến sau hôn nhân vì thật ra đây cũng là một câu chuyện tình khá lý tưởng của "trai tài gái sắc".

       Tôi theo chồng bỏ cuộc vui, bỏ ngang đèn sách sau khi đã lấy xong mãnh bằng Tú Tài bán phần với bao nhiêu kỷ niệm của tuổi học trò, vui như Tết, còn nhớ mãi đến bây giờ. Thuở đó, Rạch Giá không có trung tâm thi Tú Tài nên lũ học sinh lớp Đệ Nhị chúng tôi phải khăn gói đi Cần Thơ hay Long Xuyên để thi Tú Tài. Tôi và mấy bạn học cùng lớp đi Cần Thơ tìm nhà trọ để ở lại đi thi. Không phải "lều chỏng" như ngày xưa nhưng xem ra cũng quan trọng và nhiêu khê lắm vì thân gái dặm trường, xa nhà, phải lo ăn uống, ngủ nghê, thật là nhiều vấn đề phức tạp. Nhà trọ chỉ có một phòng tắm và 1 phòng ngủ với hai chiếc giường để 5 đứa chúng tôi nằm la liệt trên đó. Không muốn đợi chờ nhau để xử dụng phòng tắm, mất thì giờ vô ích, nên chúng tôi ùa vào phòng tắm cùng một lúc. Trước, còn rụt rè e lệ, sau đó, tôi không nhớ con nhỏ bạn nào đã xung phong cởi áo quần ra trước để lộ tấm thân ngà ngọc đáng giá ngàn vàng ra trước mắt "thiên hạ". Thế là vì đã có người đi tiên phong, chúng tôi không còn ngại ngần gì nữa, đứa nào đứa nấy đều tô hô thân ngọc trắng ngà, suối rừng, đồi núi, sông lạch phô bày tuốt luốt và tha hồ nhìn ngắm nhau để khen chê, phê bình nhau túa xua. Vui kể sao cho xiết! Thế mà tôi đã vội vã bỏ cuộc vui để theo chồng! Đôi lúc nghĩ lại, tôi giận chồng tôi đã vội vàng đón tôi về như sợ có người cuỗm mất tôi. Có lẽ chàng áp dụng câu: "Cưới vợ phải cưới liền tay, chớ để lâu ngày lắm kẻ dèm pha". Tôi giận tôi đã vội vàng chấm dứt thời con gái ngây thơ, tuổi học trò.

       Chồng tôi tiến khá nhanh trong binh nghiệp, trên nấc thang danh vọng. Tôi, từ một nữ sinh ham mê văn nghệ, hồn nhiên ca hát trong những ngày họp mặt, hội hè đình đám, chợt thấy mình trưởng thành trong xã hội, trở thành mệnh phụ trong cung cách giao tiếp với tha nhân lúc nào mà không hay biết. Đi đâu cũng có công xa đưa đón, cũng có người phục dịch, dù tính tôi rất bình dân, đối xử bình đẳng với tất cả mọi người mà địa vị trong xã hội thấp kém hơn tôi. Chỉ có một điều hơi khác với họ là tôi thích "làm đẹp" nên áo quần, son phấn trang điểm bao giờ cũng hợp thời trang nếu không muốn nói là "de luxe" Tuy vậy tôi không phải là người chỉ sống trong nhung lụa, có kẻ hầu người hạ mà trái lại tôi thích thú trong công việc nội trợ, quán xuyến gia đình.

       Bạn bè của chồng tôi, trong công vụ hay những lúc nhàn rỗi đều thích ghé nhà chúng tôi để được thưởng thức những món ăn ngon do chính tay tôi nấu nướng, trình bày rất mỹ thuật trên bàn tiệc. Tôi làm tròn bổn phận một người vợ đảm đang trong gia đình và chờ mãi vẫn không thấy hai chữ tình yêu được viết bằng nét hoa đến với tâm hồn lãng mạn của tôi dù chồng tôi chiều chuộng tôi rất mực hào hoa phong nhã. Tình trạng hạnh phúc không toàn vẹn này đến với tôi một phần vì tính "trăng hoa", hảo ngọt mà đa số các sĩ quan có chức quyền trong quân đội, không nhiều thì ít, ông nào cũng vướng mắc phải. Tôi không quá khắc khe trong những công cuộc phóng ngoại tìm hoa thơm cỏ lạ của chồng tôi vì trong người tôi có khá nhiều nam tính nên đã thiếu máu Hoạn Thư. Mỗi lần biết chồng tôi bay bướm trăng hoa chứ không phải bê tha bỏ bê gia đình vợ con là tôi lại dùng tiền bạc của chồng tôi để mua sắm áo quần, nữ trang như một hình thức trả thù tiêu cực. Tôi lái xe nhà cùng các con tôi đi Sài Gòn mua sắm, ăn uống, đi Vũng Tàu tắm biển để cho chồng tôi tự do, thoải mái, phiêu lưu trong các cuộc tình tạm bợ. Tôi không ghen vì hôn nhân của chúng tôi là một cuộc tình kết hợp bằng lý trí (cho riêng tôi) vì tôi mơ hồ như thấy mình đã vĩnh viễn đánh mất tình yêu kể từ ngày tôi được tin dữ người yêu đầu đời của tôi đã hy sinh ngoài chiến trận.

       Sáng hôm ấy, trời mưa tầm tã, đang ngồi trong nhà nhìn đường phố vắng hoe không một bóng người thì bỗng một chiếc xe Jeep nhà binh dừng trước sân nhà. Tôi linh cảm một tin chẳng lành khi thấy người tài xế bước xuống xe lại không phải là tài xế của chồng tôi. Anh ta vào nhà, chào tôi và bật khóc:

       - Cô ơi, trung úy M. hy sinh rồi!

       Tim tôi bỗng như hóa đá! Thân xác tôi như tê cóng lại trong nỗi đau khổ tột cùng khó thể mô tả. Đây là lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng kể từ ngày chàng lánh mặt tôi, tôi nghe được tin chàng. Hai mắt tôi ráo hoảnh! Tôi biết tôi đang xúc động mãnh liệt nên các cơ năng trong người tôi đã ngưng hoạt động, ngay cả tuyến nước mắt cũng như chợt khô và tắt nghẽn. Văng vẳng bên tai tôi tiếng người hạ sĩ quan kể lại trận đánh khốc liệt chàng đã tham chiến và anh dũng đền nợ nước.Tôi như người mất hồn hay tâm hồn tôi tan nát khi người hạ sĩ quan thân tín của chàng đột nhiên cho tôi thêm một tin sét đánh thứ hai sau tin chàng ra đi vĩnh viễn: "Trung úy M. yêu cô vô cùng nhưng ông đã nhường cô lại cho trung úy Phan vì trung úy Nhân khuyên ông ta nên hy sinh cho tình bạn khi thấy ông Phan si mê cô quá lậm. Trung úy đã thường tâm sự với tôi như thế."

       Tôi câm lặng, vừa hận mình lẫn hận chàng! Tại sao lại có sự nhường người tình cho bạn? Tưởng đâu những câu chuyện như thế này chỉ được mô tả trong các tiểu thuyết diễm tình do các nhà văn thêu dệt cho lâm ly, bi thiết. Ngờ đâu, trên thực tế, ngoài đời, cũng xảy ra những cuộc tình lý tưởng và cao thượng mà lại xảy ra cho chính tôi, cho đời tôi dang dở, cho tôi sống bên cạnh chồng mà tâm hồn trống vắng. Tôi không phủ nhận là tôi vẫn có hạnh phúc trong cuộc sống lứa đôi nhưng trong tôi vẫn như còn vướng mắc một cái gì thật khó mô tả khiến hạnh phúc tôi không trọn vẹn. Tôi tự xét lòng thì tôi không hẳn yêu M. bằng một tình yêu sâu đậm mà chỉ là một cái gì như "đáp lại tình chàng" của thời con gái vừa bước vào tuổi dậy thì. Vì vậy mà tôi thản nhiên đi vào cuộc sống lứa đôi, không đau khổ, không khô cằn héo úa như một người con gái bị tình phụ hay bị cưỡng bức hôn nhân. Tuy nhiên, dạo đó trong khoảng thời gian chàng xa lánh tôi, tôi cũng đã để hồn lắng đọng trong tiếng nhạc và lời ca của ca khúc "Phố Biển" mô tả thật lãng mạn một phần nào nỗi tương tư nặng trĩu hồn tôi:

       "Và rồi một hôm, phố biển, nơi anh đã bước bên em. Bâng khuâng nghe con sóng hỏi: Bàn chân ai đã lãng quên. Đường về nhà em phố nhỏ, chơ vơ lá úa trên cây. Cửa nhà em vẫn mở, chờ bàn chân ai đến nơi đây. Sóng vẫn nói với em rằng chờ mong là thế đó. Thật rất đáng ghét! Thật đáng dỗi hờn! Sao càng mong lại nhớ hơn! Đường về nhà em rất gần! Sao lâu không thấy anh sang? Vì rằng quên lối về hay là từ lâu anh đã quên em? Hay là từ lâu anh đã quên em?"

       Khúc tình ca tôi hát những chiều nhung nhớ!

       Tôi đã sống với những kỷ niệm thật êm đềm, bềnh bồng trong tâm tưởng, không dằn vặt, không khổ đau. Và vì vậy mà cho đến tận bây giờ, ngồi nghĩ lại, tôi vẫn thấy trong hôn nhân của tôi không hề có bóng dáng của tình yêu! Đến Hoa Kỳ, chúng tôi ly dị, sống mỗi người một nơi. Cuộc vẫy tay chào nhau là một minh chứng cho những gì tôi suy nghĩ về tình yêu và hôn nhân. Phần đông người Việt Nam sau khi vợ chồng đưa nhau ra tòa án làm thủ tục ly dị thì hai người xem nhau như kẻ thù, không muốn nhìn mặt nhau và dứt khoát tuyệt giao. Trái lại vợ chồng tôi vẫn thường xuyên liên lạc với nhau, gặp nhau, quà cáp cho nhau trong những ngày lễ, Tết, hay kỷ niệm, chúng tôi đối xử với nhau trong tình nghĩa bạn bè, nghĩ rằng dù sao thì cũng đã từng một thời đầu gối tay ấp. Tôi vui vẻ, hòa nhã với người vợ sau của chồng tôi, trẻ hơn tôi nhưng nhan sắc khiêm nhường và có lẽ đây cũng là lý do tôi dửng dưng trước cuộc hôn nhân thứ hai của chồng tôi vì tự ái của tôi được thỏa mãn. Tôi là người đưa ra giải pháp ly dị vì tôi đã chán ngấy tính trăng hoa của chồng tôi. Lúc còn quyền uy, tiền bạc thoải mái, chàng bay bướm, lang bang tình ái, rồi đến khi học tập cải tạo về, tính nào vẫn tật nấy không hề nghĩ đến mối tình thủy chung của tôi, đến những đắng cay trong cuộc sống của tôi, buôn tảo, bán tần để nuôi con khôn lớn, để thăm nuôi chồng nơi chốn ngục tù VC giữa rừng thiêng nước độc. Tôi buồn, tôi chán, nên khi biết được chàng có tằng tịu với một cô gái làm chung trong một cơ sở sản xuất kiểu cò con, nhỏ nhít của phường khóm, tôi vẫn làm lơ không thèm đếm xỉa đến. Tôi đã quyết định không cùng chồng tôi sang Mỹ theo diện HO nhưng vì các con tôi và chồng tôi năn nỉ nên tôi đã đồng ý sang Mỹ định cư. Rồi chỉ một vài tháng sau đó, tôi gợi ý làm thủ tục ly dị để chàng bảo lãnh cho cô vợ hai của chàng sang Mỹ đoàn tụ cùng chồng vì tôi thương người con gái đã "nhẹ dạ" theo chồng tôi lúc ông không tiền, không bạc, không quyền uy và đã luống tuổi, cái già xồng xộc nó đà theo sau. Chồng tôi không biết có thực tình ăn năn hối cải khi năn nỉ tôi bỏ ý đinh ly dị không, nhưng tôi đã nhất quyết "vẫy tay chào nhau" khi tình đã đoạn và chỉ còn chút nghĩa phu thê.

       Tôi vui với nếp sống mới, cố hòa nhập vào xã hội mới. Xa rồi tuổi học trò, vốn liếng Anh văn quá khiêm nhường nên tôi chọn một cái nghề khả dĩ có thể kiếm sống được mà không cần bon chen, vất vả với đời. Tôi nhận làm baby-sitter ở các tiểu bang xa vùng Cali nắng ấm. Vui với trẻ thơ, trở về với những công việc thời tôi bắt đầu biết làm mẹ. Mỗi nơi, tôi lưu trú một ít lâu rồi đọc báo kiếm việc làm nơi khác để phiêu lãng trong nếp sống tự do nơi xứ lạ quê người như một hình thức du lịch, đi và sống mà tôi vốn mang lấy nghiệp dĩ vào người, ngay từ thuở ấu thơ theo cha mẹ lưu lạc từ xứ Cao Miên, đi Phú Quốc, Hà Tiên, Rạch Giá, Saigòn rồi bây giờ là Hoa Kỳ. Ở đâu tôi cũng được mến chuộng! Mỗi lần ra đi đổi "nhiệm sở" là một lần bịn rịn, lưu luyến tình cảm đối với các cháu bé xinh xắn, dễ thương đã được tôi chăm sóc trìu mến trong tình thương yêu bà cháu và đối với cha mẹ của chúng vì họ xem tôi như những người thân trong gia đình. Cuộc đời tôi trên xứ Hoa Kỳ trôi nổi bềnh bồng như con thuyền không định hướng. Nhiều đêm nhìn những vì sao trên bầu tròi bao la tôi tưởng mình là một vì sao lạc trong muôn triệu tinh tú đang đi tìm một vì sao mang thân phận lạc loài như tôi trong vũ trụ mênh mông huyền bí. Tôi tưởng sẽ kéo dài nếp sống rày đây mai đó cho đến lúc đôi tay buông xuôi, nhưng các con tôi lần lượt lập gia đình và tôi đã được chúng năn nỉ tôi về ở với chúng để chăm sóc những đứa cháu nội, cháu ngọại đích thực của tôi. Tôi ở với con gái tại Virginia rồi tôi lại khăn gói ra đi khi thằng cháu ngoại của tôi đến tuổi vào mẫu giáo. Tôi không thích hợp với thời tiết giá băng, mùa đông tuyết phủ trắng không gian. Tôi về vùng nắng ấm quanh năm vì con trai út của tôi đang cần tôi chăm nom cho con bé cháu nội mũm mĩm bầu bĩnh mà bà con, thân thuộc ai cũng bảo giống bà nôi. Ở đây, tôi gặp một số người đồng hương quê Rạch Giá và tìm thấy niềm an ổn tinh thần trong mùi đạo khi cuối tuần đến các ngôi chùa trong thành phố nghe các tăng ni thuyết pháp và để lắng hồn trong câu kinh, tiếng kệ. Tên của tôi do cha mẹ đặt cho, không hiểu do ngẫu nhiên hay cố ý lại mang ý nghĩa của "ánh đạo vàng". Pháp danh của tôi, do bổn sư đặt cho, lại là một ánh trăng thanh trong sáng không nhuốm mùi tục lụy. Cái tên nó vận vào người nên tôi say niềm đạo. Má tôi kể lại rằng ngay từ lúc còn bé dại, đứng trước cửa nhà, mỗi khi thấy bóng dáng của những người hành khất tự đàng xa, tôi đã vội vàng vào nhà cầm sẵn một lon gạo hay một ít tiền lẻ để chuẩn bị thi hành "hạnh bố thí" mà sau này tôi mới biết khi nghe các vị tăng ni thuyết pháp.

       Hai tuần một lần, tôi đến chùa "thọ bát"cho tâm hồn thanh thản, dẹp bớt dục niệm và tham sân si. Tôi tham gia vào các công cuộc từ thiện, các hội đoàn thiện nguyện xã hội, các chương trình văn nghệ gây quỷ cứu trợ người nghèo khó, các ngày hội của các binh chủng trong quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Trong các bản nhạc tôi trình diễn với tính cách tài tử, "cây nhà lá vườn" có một bài tôi hát thật "tới" và được mọi người ưa thích, ấy là bài "Hai vì sao lạc", có lẽ vì một phần nào đó mang tình ý của cuộc đời tôi và vì vậy tôi đã được các bạn bè thân quen gọi tôi là "Hai vì sao lạc" mỗi khi gặp lại tôi trong các ngày hội. Tôi ca như thổn thức gửi người thương nhớ năm xưa:

       "Người là vì sao nhỏ bé, ta mãi ước cho lòng là một bầu trời xanh xanh. Người về, lòng ta thương nhớ! Ta khẽ hỏi đưa người về, hay thầm người đưa ta. Người về, người về đâu, nhớ ta chăng? Người ơi, mỗi lá thư rơi, làm ta bâng khuâng như áng mây chiều lan trong sương. Bước đi âm thầm, lòng buồn như thời gian. Nghe chăng Thu ơi, để lá rơi chi hoài, gợi niềm thương nhớ ai nhiều"

       Trong thời gian này, một cuộc tình nở muộn đã đến với tôi, một mối "nghịch duyên" mà chúng tôi bị cuốn hút vào như nối tiếp một đam mê trong tiền kiếp. Chúng tôi hợp nhau trên nhiều phương diện: cùng mê văn chương thi phú, cùng muốn trau dồi kiến thức phổ thông qua sách báo và dĩ nhiên cùng yêu thích ca nhạc. Tôi hãnh diện được người ấy biết "thưởng thức" tôi (chữ nghĩa của các chuyên viên thuyết minh phim bộ Hồng Kông), ngưỡng mộ giọng ca của tôi, mê nét duyên dáng của chút nhan sắc còn lại trong tuổi hoàng hôn. Đã có lúc tôi mơ hồ như thấy đã gặp được tình yêu đích thực nhờ lòng thương yêu chân thành người đó dành cho tôi. Những chiều chuộng, những cảm thông, những ngẫu nhiên như có thần giao cách cảm đưa chúng tôi càng ngày càng gần nhau hơn. Tôi đã biết ích kỷ, chỉ muốn người ấy dành trọn vẹn tình thương yêu và tất cả thời gian chăm lo cho riêng tôi. Dù là một sự giúp đở bạn bè, một cuộc viếng thăm bằng hữu cũng làm cho tôi tức giận, dằn vặt Người vì đã đánh mất thời giờ đáng lẽ ra phải dành cho tôi. Niềm "Sân" vẫn đầy tràn trong tôi dù tôi đã qua không biết bao ngày "thọ bát", đã hằng ngày tụng kinh, niệm Phật, đã hành thiện, đã đóng góp bố thí cho những người nghèo khó trên quê hương. Tôi biết thế là sai, là quấy, nhưng tôi chưa thành "chánh quả" như người ấy thường chọc ghẹo tôi. Tôi biết tôi còn phải tu nhiều để diệt bớt tham sân si mặc dầu so với ngày xưa, tôi đã tiến bộ rất nhiều. Tôi đã biết nhu mì, đằm thắm ru người ấy vào giấc ngủ đê mê bằng giọng hát vẫn còn mượt mà của tôi qua những bản tình ca lãng mạn sau những cơn ân ái ngút ngàn đam mê. Tôi thường nửa đùa nửa thật bảo rằng:

       "Anh tu bảy kiếp mới gặp được em, mới được nghe em hát sau những giây phút ái ân nồng cháy, chứ các ca sĩ chuyên nghiệp chẳng bao giờ hát cho chồng nghe sau một đêm dài mệt mõi hát cho thính giả thưởng thức."

       Tuy hợp tính, hợp tình, tuy ngoại hình cũng xứng đôi vừa lứa, nhưng tôi như "kinh cung chi điểu", con chim sợ cành cây cong như hình cánh cung nên tôi không dám phiêu lưu thêm một lần nữa đi vào cuộc sống lứa đôi vì tôi không muốn thêm một lần dang dở nữa. Và điều tôi e ngại đã vừa mới xảy ra. Trong một cơn nóng giận vì một nguyên do thật là vô nghĩa, tôi đã làm tổn thương tự ái to bằng núi Thái Sơn của người ấy. Thật ra những cơn nóng giận bất thường này của tôi vẫn thường xuyên xảy ra và người ấy đều bỏ qua vì thương yêu tôi và vì tốt nhịn. Nhưng lần này, tôi e rằng sự đổ vỡ sẽ không có cơ hàn gắn vì tôi đã hơi quá lời nếu không muốn nói là đã ngang ngược với một người tình, yêu tôi chân thành, hơn nữa lại là một người lớn tuổi hơn tôi, một huynh trưởng nếu không muốn nói là một "sư phụ" trong cuộc đời tôi.

       Hôm nay, viết lại cuộc đời tôi khi một lần nữa tình yêu dường như đang vỗ cánh bay xa. Tôi không ân hận hay nuối tiếc vì tôi đã bướng bỉnh thành tính mất rồi. Tôi sinh ra để chỉ huy chứ không để phục tòng. Tôi là con trưởng nên mọi người trong gia đình tôi đều khép nép trước tôi, đều răm rắp làm theo ý muốn của tôi.Tôi đã thường "đe dọa" người tôi yêu rằng một lúc nào đó, nếu cảm thấy không thể kéo dài thêm nữa cuộc tình này là tôi dứt khoát "vẫy tay chào nhau". Tôi lại tiếp tục làm ngôi sao lạc trong vòm trời mênh mông, và sẽ tiếp tục đi theo "Ánh đạo vàng" của Đức Thế Tôn như ý nghĩa cái tên tôi đã mang từ lúc lọt lòng Mẹ. Thỉnh thoảng tôi sẽ hát bài ca "Hai vì sao lạc" để nhớ một quãng đời thanh xuân:

       "Người về một mùa Thu gió heo may. Về đâu, có nhớ chăng những vì sao long lanh. Đưa tiễn người một đêm không trăng. Nói không nên lời, lòng buồn như chiều rơi! Như trong đêm khuya, những bước chân qua thềm gợi niềm thương nhớ vô vàn…"

       Nhưng, chúng tôi vẫn còn nặng nợ duyên tình từ một tiền kiếp nào xa xăm nên cuộc tình muộn màng vẫn còn tiếp diễn nhờ "chàng" của tôi dù không kinh kệ nhưng đạo tâm thì lại có thừa và nhất là tấm lòng thương mến chàng dành cho tôi e chừng cũng khá bao la, trời biển. Trong chàng, chữ "Sân" một phần nào đã diệt được để nuôi dưỡng chữ "Si" dành trọn vẹn cho tôi. Tôi tiếp tục sống với tình yêu cuối đời để trả nợ tình cho nhau. Sống cho tình yêu và vui với niềm đạo, tưởng cũng là một hạnh phúc mà nhiều người mơ ước trong cõi đời này!

(Viết tặng H.A. Vầng trăng lung linh nơi phố biển)

Sinh Tồn

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm