Truyện Ngắn & Phóng Sự

Gốc lính chưa phai

Chẳng hiểu tại sao, hắn thích ngay và thường hay hát nghêu ngao một mình bài ca “Một Mai Giã Từ Vũ Khí” của nhạc sĩ Nhật Ngân khi nhạc phẩm này được phát hành năm 1973

Tác Giả
Chiêu Ấn

“Rồi có một ngày…
sẽ một ngày chinh chiến tàn…
Trả súng đạn này…
ôi sạch nợ sông núi rồi…”

Chẳng hiểu tại sao, hắn thích ngay và thường hay hát nghêu ngao một mình bài ca “Một Mai Giã Từ Vũ Khí” của nhạc sĩ Nhật Ngân khi nhạc phẩm này được phát hành năm 1973. Hắn nghêu ngao hát nó như một ước mơ thầm kín sẽ có một ngày hắn được giải ngũ để về quê ngoại sống một cuộc đời thanh đạm với ruộng vườn. Vậy mà kết cuộc khác hẳn. Hắn trả súng đạn này để di tản khỏi quê hương.

Hắn đặt đôi chân tị nạn mốc vì mang giày trận lâu ngày của hắn đến thành phố này hơn gần bốn chục năm trước. Đầu mùa đông, tháng cuối năm, Giáng Sinh Trắng, cả đất trời Toronto đắp chăn tuyết mỏng, người người có vẻ tỉnh như pha, riêng hắn thì nổi da gà. Lạnh run là phải vì ngày đó hắn còn là một thanh niên tam thập nhi lập cuộc đời mới bắt đầu từ con số không với tấm thân gầy gò chơi bạo thích mặc áo sơ mi hở cổ. Đã vậy hắn còn bắt chước làm quân tử Tàu “thực vô cầu bảo cư vô cầu an”, ăn chẳng cần no ở chẳng cần yên, nên ốm nhom ốm nhách.

Mấy tháng tạm trú trong trại tị nạn ở Mã Lai Á, hắn làm quen với Ramen, vốn chẳng phải tên của một chàng hay một ả Mã Lai nào mà chỉ là tên của mì gói:

Ramen mến yêu mỗi ngày hai gói
Để sẵn bên mình hễ đói thì ăn

Chỗ đặt lưng nằm thì ở đâu mà chẳng được, nằm thì nhiều nhưng ngủ chẳng bao nhiêu, chỉ nhắm mắt để đó, không biết để làm cái gì. Trong trại tị nạn, riêng tư và yên tĩnh là hai thứ xa xỉ phẩm hiếm thấy, hai niềm mơ ước trong cuộc cắm trại dài hạn ngoài ý muốn của người tị nạn cộng sản. Sau hơn bảy tháng học thêm một mớ tiếng Anh và sống nhiều ngoài trời, hắn đen đúa hơn, mạnh dạn hơn và nói tiếng Anh đỡ quơ tay hơn. Hắn được nhận đi Canada!

o O o

Tới nơi rồi! Đám hành khách nhốn nháo cả lên, chưa gì đã chộn rộn lăng xăng lít xít. Phi cơ đáp sớm trước giờ dự liệu vì trọng lượng khiêm nhường của đám hành khách một trăm mấy chục mạng người tị nạn Việt Nam nhỏ con nghèo da thịt nhưng giàu mộng xây đắp tương lai thích làm công việc nào có nhiều ô-vơ-thai. Chuyến bay đường dài vậy đó mà hắn có vẻ không mệt nhọc gì vì mê ngó ra ngoài cửa sổ ngắm thiên đàng một trời đầy sao dưới đất đầy đèn sáng rực. Hắn nói “Xứ gì mà giàu quá trời! Tối ngủ không chịu tắt đèn.” Hắn mê chân trời mới, một phần khác vì hắn hồi hộp mừng và nôn nóng đến miền đất hứa nên quên cả mệt.

Xong thủ tục giấy tờ và khám xét quan thuế, hắn ra khỏi khu ngăn cách một cách tự tin lắm. Có nhân viên trong ban tiếp đón người tị nạn trao cho hắn một chiếc áo khoác màu xanh ô liu và một cái nón len có cái núm trên chóp. Người ta còn giúp hắn mặc áo vào và sửa nón cho hắn. Hắn liếc nhìn bóng mình qua cửa kính, thấy thằng nào lạ hoắc, na ná như hề Charlot.

Vì chẳng có thân nhân ở thành phố này, hắn được làm con nuôi của chính phủ. Theo lệnh “Follow me” của nhân viên tiếp đón, hắn xách túi hành trang nhẹ hững bước hiên ngang qua cánh cửa kính tự động lịch sự còn hơn người. Hắn bắt liên tưởng đến hai cánh cổng có rào dây thép gai của Trại Nhập Ngũ Số 3 mà hắn cũng bước vào một cách hiên ngang “ngày anh hai mươi tuổi”.

Xe của Sở Di Trú Canada đưa hắn về tạm nghỉ qua đêm ở một mô-teo gần phi trường. Hắn biết rằng từ nay, hắn phải tập thể dục đôi cánh tay khi phải nói tiếng Anh. Chẳng hạn khi nghe nhân viên khách sạn hỏi “Are you cold?”, Hắn khoác tay đáp một cách điệu nghệ “No…” Nhân viên khách sạn thân mật hỏi tiếp “You like Toronto?” Dễ ợt, hắn đáp “Sure…” “What do you like Toronto about?” À, câu hỏi này mới hóc búa đây vì phải tìm ý đặt câu trả lời dài. Anh bạn mới này lại chơi khó anh em rồi. Bạn thích Toronto về cái điểm nào? Trời đất ơi, mới tới chưa đầy một ngày, da gà chưa lặn thì biết gì mà nói. Ai biểu hắn bảo hắn thích. Hắn đáp bừa: “I like Toronto because I am free.” Nhân viên khách sạn cười hỏi: “Freezing?” Quỷ thần ơi, hắn bảo hắn thích Toronto vì hắn được tự do mà cha nội này nghe thế nào lại bảo hắn thích Toronto vì hắn đông lạnh. Hắn nói thầm trong bụng: “Chắc thằng cha này định chơi tui!”

Nói tiếng Anh coi bộ khó rồi đó nha. Nhưng nhằm nhò gì, hắn đã có tự điển bỏ túi của soạn giả Lê Bá Kông làm bùa hộ mạng. Hắn ước phải chi hắn có thể luyện học chữ mới như luyện chưởng Thần Điêu Đại Hiệp của Kim Dung thì đỡ biết mấy.

Đêm đầu tiên trên xứ Cà Na Điên tức Cá Nà Đà tức Gia Nã Đại, vì chưa quen với giờ giấc mới không ngủ được, hầu như hắn đứng trực canh không công cho mô teo bằng cách vén màn cửa sổ ngó mông lung cảnh trời đổ tuyết nhè nhẹ bao trùm lên mọi vật sáng tỏ. Hắn tự hỏi đây có phải là cảnh tiên mà hắn là một chàng tiên tập sự trong khi bao nhiêu người thân yêu của hắn còn đang chìm đắm trong sự đọa đày của đám Việt Cộng mang dép râu ở quê nhà.

Sáng hôm sau, hắn được chở tới Ontario Welcome House (mà với cái bịnh mắc dịch, hắn tự động dịch ngay là Nhà Chào Mừng Ontario) tọa lạc trên đường York. Hắn được nhân viên Sở Di Trú đưa tới tận bàn tiếp tân để giao cho bà thư ký. Hai người dân Cà Na Điên cười cười nói nói với nhau tự nhiên như nước chảy hoa trôi làm hắn thấy mà thèm. Trước khi rời đi, ông Di Trú còn xây qua hắn nói: “Bye and good luck. You’re on your own now.” Câu đó có nghĩa là gì lúc đó hắn cũng không hiểu rõ lắm nên cứ gục gặc nói thánh-kìu kèm nụ cười duyên có khi bị con gái mắng “dzô dziêng”.

Nơi Nhà Chào Mừng Ontario, hắn gặp lại vài đồng bào yêu dấu. Cũng như hắn, họ tới đó để được hướng dẫn làm vài thủ tục hội nhập cuộc sống mới. Trước hết là mục điền đơn và kê khai lý lịch xin thẻ bảo hiểm xã hội, thẻ sức khoẻ, mỗi người được cấp cho mấy cái vé xe buýt, một tấm bản đồ lộ trình xe buýt TTC, ký nhận một chi phiếu ba mươi hai đô la tiền trợ cấp hàng tuần của chính phủ. Sau đó, hắn được giúp làm một tờ rề-zu-mê. Người ta hỏi hắn học hành tới đâu, có tay nghề chuyên môn gì, có kinh nghiệm gì, đã từng làm những công việc gì…

Hắn bảo hắn là lính với mười năm thâm niên quân vụ với chuyên môn lặt vặt. Họ bảo nếu hắn là lính ắt hắn được huấn luyện về võ thuật đánh cận chiến và tự vệ. Hắn cũng “Yes” bừa mặc dù hắn chỉ được huấn luyện qua loa mấy thế cận chiến và mấy thế nhu đạo căn bản trong quân trường hơn mười năm về trước và hắn chưa hề đánh lộn với ai bao giờ. Ngu gì đánh lộn khi hắn biết thua là cái chắc. Hắn sợ đau, sợ thấy máu chảy, dù người khác đau và chảy máu hắn cũng sợ. Người ta giải thích cho hắn hiểu rằng ở Canada, chủ chỉ muốn mướn nhân viên có kinh nghiệm. Vì hắn có kinh nghiệm lính, người ta có ý tìm cho hắn một công việc làm người canh gác tức gác dan.

Nhân viên Nhà Chào Mừng Ontario in ra cho hắn mấy cóp-pi luôn, bảo hắn cất để dành đi xin việc. Xong họ nhấc điện thoại gọi một hồi rồi đưa cho hắn một cái địa chỉ, bảo sáng ngày hôm sau hắn tới đó sẽ có việc làm. Hắn có việc làm? Hắn không tin ở tai mình. Hắn mừng quá. Vốn đang mắc bịnh viêm túi (nghèo) và bị đồng tiền ám ảnh, hắn đánh liều hỏi “How much does the job pay?” và được cho biết mức lương giờ tối thiểu do tỉnh bang Ontario ấn định là ba đô la một giờ và thường thường việc làm gác dan trả cao hơn mức tối thiểu.

Sau cùng, họ giúp hắn tìm một phòng cho thuê để trú ngụ, bảo hắn xuống tầng dưới gặp bà Cúc để được phát cho một mớ vật dụng cần dùng trong nhà. Vì thính giác của hắn không được tốt cho lắm do bị mảnh lựu đạn ghim sau vành tai, hắn cứ ngỡ có bà người Việt nào tên Cúc làm việc ở đây. Đến khi xuống tới nhà kho dưới lầu nhận đồ dùng gồm một mớ tô chén dĩa muỗng nĩa dao, một cái nồi và một cái chảo cùng vài ba bộ quần áo cũ, hắn mới biết tên của bà nhân viên là Cook chứ không phải Cúc. Hắn quảy đống đồ lỉnh kỉnh tất cả được dồn trong một bao ny lông màu đen bóng trông không giống ai rồi dò đường đón xe buýt tìm tới địa chỉ nhà trọ.

Mất cả giờ đồng hồ, đổi một chuyến buýt, hai chuyến xe điện ngầm và một quãng lội bộ, hắn đến đúng địa chỉ nhà trọ. Dò tới dò lui mảnh giấy ghi địa chỉ, hắn thấy đúng rồi mà vẫn chần chừ chưa dám bước vô. Hắn cứ lê cái bao rác đen (hồi đó hắn đâu có biết đó là bao để đựng rác) và quảy trên vai gầy một túi hành trang đựng vài bộ quần áo cứ đi qua đi lại trước cửa, mắt cứ ngó vào qua cửa kính.

Hắn tự nghĩ hay là phối trí viên Nhà Chào Mừng Ontario ghi lộn địa chỉ rồi chăng. Đây chẳng có gì là một căn nhà để ở cả, đây rõ ràng là một cửa hàng nằm trên phố chính đông kẻ qua người lại. Chẳng lẽ xớ rớ mãi như một thằng tứ cố vô thân nơi xứ lạ (uả mà đúng vậy chớ còn gì nữa), hắn hít hơi lấy can đảm, biết đã tới lúc phải đem vốn liếng tiếng Anh ba rọi của mình ra dùng, hắn bước vào.

“Yes, may I help you?” May quá, ông hàng thịt (đúng vậy, đây là một tiệm bán thịt) có bộ râu mép rậm rạp mau mắn hất hàm lên tiếng hỏi hắn, tay ông vẫn còn lăm lăm con dao phay. Chắc ông nhầm tưởng hắn là một khách hàng thiếu thịt. Hắn hỏi thẳng, “You have a room for rent?

“Oh, Welcome House sent you here, right?”

Ông dứt câu bằng một tiếng “rải” mà hắn có thấy miếng thịt vụn nào văng ra đâu. Hắn chỉ chờ có vậy nên “Yes, yes” lia lịa.

Đó là một tiệm hàng thịt trong khu phố của người di dân gốc Hy Lạp trên đường Danforth Avenue gần trạm xe điện ngầm Pape Avenue. Bên trên tiệm thịt có một tầng lầu thường được gọi là flat ngăn ra ba phòng cho thuê. Những người thuê phòng xài chung một phòng khách, một phòng tắm, một phòng bếp có đặt bàn ăn với ba cái ghế. Giá tiền thuê phòng hắn phải trả là hai mươi đồng một tuần, như vậy hắn còn lại mười hai đồng cho tất cả mọi khoản chi tiêu khác.

Giao chìa khóa phòng cho hắn xong, Nick, tên ông đồ tể có bộ râu mép rậm rạp người Hy Lạp, đứng trước cửa phòng gần bên cầu thang xòe bàn tay hộ pháp của ông và nói, “You have to pay me first, you know?” Lúc nãy ông “rải” không văng gì cả, bây giờ ông “nổ” cũng chẳng thấy miếng miểng nào. Hắn biết đó không phải là một câu hỏi mà là một câu ra lệnh. Hắn đáp, “I know. I have a cheque. Now I will go to the bank to get money, then I will pay you, OK?” Nhớ lại cái thuở ban đầu nói tiếng Anh lưu luyến ấy, Hắn xài Ô Kê con gà đen hơi nhiều đâm ra lạm phát.

Nick vui vẻ chỉ cho hắn một chi nhánh ngân hàng Toronto Dominion Bank xế bên kia đường. Hắn trút bỏ bao, túi đeo vai xuống sàn nhà lót gỗ trông cũng sạch sẽ bóng láng và thảnh thơi nhẹ nhõm đi qua ngân hàng. Hắn tiến đến một quầy và chìa cái chi phiếu ba mươi hai đồng của chính phủ Canada ra và nói “I want to open an account”. Cô thu ngân viên chỉ dẫn hắn điền phiếu đơn xin mở trương mục. “Endorse it please”, cô ta nói. Hắn đớ người hỏi “What is endorse?” Cô teller mỉm cười đáp “Never mind”, xong cô gí ngón tay chỉ lằn ngang bên mặt sau cái cheque và bảo “Sign here”. Hắn ngoan ngoản làm theo, đầu óc vẫn còn thắc mắc tại sao thu ngân viên ngân hàng lại gọi là “teller”, chắc họ kể chuyện gì đó cho khách hàng nghe, à, hay là họ là người đếm tiền.

“Anything else?”, cô hỏi. Hắn đáp “Yes, I want to cash twenty-two dollars.” Cô cười cười xong mở ngăn kéo lấy đưa cho hắn hai tờ 10$ và hai tờ 1$. Thế là hắn có đủ tiền để trả một tuần tiền phòng, còn hai đồng hắn ghé vô siêu thị IGA gần đó để mua một ổ bánh mì, một nải chuối và một thỏi bơ, đủ lót dạ cho ngày đầu tiên tự lập nơi xứ người.

Hắn trở về đưa tiền cho Nick, không quên kèm hai tiếng “Thank you”. Nick có vẻ tội nghiệp cho một thằng di dân mới còn chân ướt chân ráo bèn gói một miếng gan bò xong đưa cho hắn và căn dặn: “Give this to George at Room number 201 and tell him to cook it for you. He’s a very good guy.”

“Cộp cộp cộp”, hắn gõ cửa phòng 201. Một ông già dễ chừng gần bảy chục tuổi mở cửa bước ra. Hắn hỏi “Are you George?” “Yes”, ông già chậm rãi đáp. Hắn chìa gói gan bò tươi rói mát lạnh đưa cho George nói: “Nick told me to give you this to cook for you and me.” George hiền từ bắt tay hắn. Hắn tự giới thiệu: “My name is An. I rent this room.” Hắn chỉ phòng 203. “Are you Chinese?”, George hỏi. “No, I’m not Chinese”, Hắn đáp. Có lẽ vì George lãng tai nên nghe Hắn không rõ hoặc giả hắn nói tiếng Anh còn lạng quạng, George hỏi lại: “You are not Chinese?” Hắn đáp “Yes”. Không ngờ George tỏ vẻ hoang mang và hỏi nữa: “You are Chinese? Ni hou ma?” Chừng đó trí thông minh của hắn mới làm việc lại một cách bình thường nên hắn đáp: “No… I’m not Chinese. I’m Vietnamese, ok?” Lại thêm một con gà đen nữa, vậy mà không có ai bắt đem đi hầm thuốc bắc hết, uổng quá. George cũng “O.K.” nhưng lắc đầu hết biết thằng người Việt tị nạn này.

Đã hơn sáu giờ chiều, cũng đã đến giờ cho bữa ăn tối. Hắn theo George xuống bếp, trong lúc George xắt gan bò, hắn lột củ hành, bào vỏ khoai tây, cắt miếng theo lời George, xào nấu một lúc thành món rim kiểu Hy Lạp thơm hết sẩy. Đôi bạn mới ăn với bánh mì ổ no nê. Xong bữa, hắn ngồi nán lại xem Ti Vi một lúc ngắn thì mắt hắn đã díp lại. Hắn đi tắm vòi hoa sen nước ấm thật đã điếu rồi về phòng ngủ một lèo cho tới sáng.

Hắn có mặt ở văn phòng Đồng Minh Bảo An Công Ty (Hắn dịch từ cái tên Anh ngữ của người ta là Allied Security Company) nằm trên đường Javis thật đúng hẹn. Thì ra đây là một nhà thầu cung cấp dịch vụ gác dan. Sau khi điền đơn xin việc và được phỏng vấn, hắn được nhận làm việc ngay với mức lương ba đô rưỡi một giờ. Hắn lãnh đồng phục gồm áo sơ mi màu xanh nhạt có kết huy hiệu công ty, cà vạt đen, quần tây xám có nẹp, mũ kết, áo khoác ngoài xám, trông như là quân phục sinh viên võ bị West Point không bằng.

Chỉ có một món hắn không được phát là đôi giày đen. Người ta bảo hắn phải tự lo liệu. Xui cho hắn là đôi giày tị nạn duy nhất của hắn chẳng phải loại giày đàng hoàng cũng chẳng phải màu đen. Hắn thành thật nói với ông quản lý công ty là hắn không có tiền. Nghe hắn tỏ bày như vậy, ông quản lý có dáng người lực sĩ móc ví lấy một tờ 20 đô đưa cho hắn. Ông bảo đó là món tiền hiring bonus, tiền thưởng cho nhân viên mới tuyển vào, và bảo hãy lấy tiền đó mà mua giày. Hắn nhận địa điểm công tác để bắt đầu ngay từ tối đêm hôm đó.

Hắn hí hửng về nhà khoe tin mừng với George. George chỉ cho hắn đến ngay tiệm bán đồ cũ của Salvation Army mà từ hồi còn ở quê nhà, Hắn đã biết đến qua cái tên Đạo Quân Cứu Rỗi. Hắn chọn được một đôi giày da số 9 còn như mới mà giá chỉ có ba đô, còn dư 17 đô tha hồ chi tiêu cho những món cần dùng khác. Bộ đồng phục tuy là cỡ nhỏ nhưng vẫn còn rộng đối với tấm thân thiếu cân của hắn. Hắn phải mặc độn bên trong một bộ quần áo nữa, vừa đỡ thùng thình vừa đỡ lạnh.

Đứng trước gương, hắn trông thấy mình chẳng khác nào một người lính, một người lính của quân đội không thuộc nước nào cả. Tự dưng hắn cảm thấy lòng buồn rười rượi. Hắn chợt nghĩ đến thân phận của hắn từng là một người lính thực sự của một quân đội đã tan hàng trong chiến bại một cách uất ức. Hắn buồn vì bây giờ không phải hắn mặc quân phục để cầm súng bảo vệ quê hương đất nước khỏi hiểm họa cộng sản. Hắn sẽ làm người lính không còn súng bảo vệ an ninh cho một cao ốc chung cư sang trọng. Hắn buồn cũng giống như khi nhìn  chữ “stateless” sau chữ “citizenship” ghi trên giấy chứng nhận thường trú nhân của hắn. Nó xác định hắn đang là một công dân vô tổ quốc được Canada nhận vào với tư cách là một người tị nạn chính trị. Hắn buồn cho thân phận mất nước phải sống lưu vong. Vô tổ quốc? Còn nỗi đau nào to lớn hơn.

Nhiệm vụ của hắn, một người lính gác không còn súng, là ngồi trực đêm nơi đại sảnh của tòa cao ốc để kiểm soát sự ra vào của người cư ngụ, ngoài ra còn phải đi tuần tra mỗi đầu giờ các cầu thang bộ và tầng hầm chứa xe đậu. Hắn phải ghi vào sổ trực mọi diễn biến xảy ra. Công việc kể ra chẳng có gì là cực nhọc hoặc nguy hiểm. Những người cư ngụ trong cao ốc này ra vào chào hỏi lại hắn một cách lịch sự. Họ lịch sự cũng phải vì phần lớn họ là người lớn tuổi và là dân giàu. Họ ăn mặc đẹp đẽ sang trọng; xe đậu dưới tầng hầm toàn xe đắt tiền. Có mấy chiếc trùm kín vì chủ nhân đi vắng. Họ bay xuống miền Florida nắng ấm ở vài tháng mới quay về.

Lúc không có việc, hắn lôi ông Lê Bá Kông trong túi ra tu luyện, cũng phải có một mớ tiếng Anh lận lưng để kiếm sống nơi xứ người chớ. Khuyết điểm của Hắn là sắp xếp ý nghĩ bằng tiếng mẹ đẻ trước trong đầu rồi tìm tiếng Anh có nghĩa tương đương để nói. Điều đó có nghĩa hắn luôn luôn bị bịnh dịch hay nói tắt là mắc dịch chớ không dám gọi là thông dịch viên vì hắn có nói giùm cho ai khác ngoài hắn đâu.

Bịnh dịch hay tật mắc dịch của hắn nặng lắm. Hắn thấy Miracle Supermarket là tự động Hắn dịch Siêu Thị Phép Lạ, Goodwill Store trở thành Tiệm Thiện Chí, Knob Hill Farms thành Nông Trại Đồi Quả Nắm. Đó là những tiệm bán thực phẩm và đồ đạc hắn thường lui tới và cảm thấy thoải mái vì cái không khí bình dân hắn đã quen trong đời.

Lâu lâu máy thông dịch trong đầu hắn cũng gặp trở ngại, người trong nước bây giờ gọi là “sự cố” mà lúc mới nghe lần đầu, hắn chẳng hiểu gì. Cái trở ngại là khi bị hỏi bất ngờ, máy dịch trong đầu của hắn chưa kịp bật lên, thế là hắn trả lời lộn tiếng, hắn phun ra một câu tiếng Việt cho người Cà nghe, dĩ nhiên là họ chẳng hiểu gì cả, có khi tưởng hắn mát dây cũng không chừng.

Một buổi tối nọ, trong lúc hắn đang mải mê chúi đầu đọc báo thì nghe có tiếng gõ cộc cộc vào cửa kính. Ngước đầu nhìn lên, hắn thấy một bà da trắng dáng vẻ sang trọng đứng ngoài cửa. Hắn bấm nút cho cửa tự động mở ra. Bà đi vào và bước đến quầy nơi hắn ngồi và nói: “I think I’ve misplaced my keys. I’ve no idea where they could’ve been.” Hắn quýnh lên đáp: “Đừng lo! Tôi sẽ giúp bà!” Bà Cà trố mắt. Chừng đó hắn mới chợt nhớ: “Ah oh… I meant don’t worry, I will help you. Sorry.” Hắn lấy theo chìa khóa “master” và mở cửa căn con-đô cho bà vào nhà.

Lần khác, vào một buổi sáng Chủ Nhật, hắn đi làm thêm giờ, không phải ngồi trực biu-đinh sang mà đi phụ dọn dời văn phòng làm việc cho sếp giám đốc. Sếp biết hắn ốm yếu nên giao cho hắn công việc nhẹ là bỏ các giấy tờ hồ sơ vô thùng và đóng gói. Sếp dặn dò xong bỏ đi làm việc khác; Hắn một mình ở lại trong phòng đóng gói. Sếp nguyên là dân chơi thể thao sưu tầm nhiều cúp thưởng. Hắn dùng giấy báo cũ gói và độn các tượng cúp cẩn thận. Vốn thiếu ngủ từ đêm trước, làm việc một lúc hắn bắt đầu cảm thấy buồn ngủ cứ ngáp lên ngáp xuống. Thình lình sếp quay lại hỏi: “An, do you see my briefcase by any chance?” Hắn giật mình đáp: “Nó để ở trên đầu tủ đó.” Tới lượt sếp: “What did you say?” Hắn ngượng đỏ mặt líu ríu: “Oh, it’s on top of the file cabinet.” Vừa nói hắn vừa vói tay chỉ cái cặp táp. Sếp có vẻ mừng vì đã tìm nó trong xe mà không thấy.

Lãnh cái chi phiếu lương đầu tiên sau hơn một tuần làm việc, Hắn có cảm giác như là người vừa trúng số độc đắc. Hắn đem nó ký thác vô trương mục tiết kiệm, đồng thời mở thêm một trương mục vãng lai để có thể ký chi phiếu. Hắn tự hứa ăn tiêu tiện tặn để lo thân và giúp đỡ gia đình vẫn còn kẹt ở quê nhà. Hắn không hiểu tại sao có nhiều người lành lặn, nói tiếng Anh như gió lại ngửa tay ăn xin giữa lối ông đi qua bà đi lại. Họ lè phè ngủ ở công viên hoặc co ro nằm trên nắp thoát hơi bên lề đường.

Lụi hụi đã tới cái Tết đầu tiên nơi xứ người. Tết gì mà trời phủ đầy tuyết và lạnh quéo da. Người đồng hương gọi điện thoại báo cho hắn biết cộng đồng có tổ chức hội chợ và văn nghệ Tết tại hội trường của một trường trung học. Hắn buồn nhớ nhà quá trời và nghĩ lại thân phận mình bơ vơ nên chẳng muốn lội tuyết đi đâu. Nhưng chẳng lẽ nằm chết gí ở nhà càng buồn thêm nữa, hắn phân vân. Hắn muốn đến dự để xem hội chợ và văn nghệ ra sao. Nghe có quầy bán thức ăn Việt Nam, hắn cũng thèm. Gần hai tháng trời nay hết ăn bánh mì tới cơm Hy Lạp, tới mì gói, hắn cũng thèm chả giò, cơm chiên, bánh tét bánh chưng. Vậy là hắn khoác lên người bộ đồ mua ở tiệm Đạo Quân Cứu Rỗi và đón xe đi dự hội chợ Tết.

Vốn ngại ngùng, hắn dạo qua quầy bán thức ăn. Thấy giá các món cũng chẳng rẻ, hắn tiếc tiền nên chỉ mua một chục cuốn chả giò, xong kiếm chỗ ngồi gần cuối rạp vừa nhai lai rai vừa xem văn nghệ. Chao ôi, được ở trong không khí thân quen với người đồng hương, hắn không vui mà càng nhớ nhà thậm tệ. Mọi hình ảnh của những khuôn mặt Việt, chiếc áo dài, lời ca tiếng nhạc quen thuộc quá.

Hắn đứng lên cùng cất tiếng hát bài Việt Nam Việt Nam với mọi người. Hắn xúc động chảy nước mắt rồi ra về. Trên chuyến xe điện ngầm từ ga Bathurst tới ga Pape, Hắn ngồi thả hồn đi đâu xa lắm. Tiếng bánh sắt nghiến ken két trên đường rầy khi quẹo cua ở ga St. George, tiếng đoàn tàu lao nhanh rầm rập qua cầu Bloor/Danforth xoáy tâm tư. Hắn liên tưởng và bỗng nghe trong tiềm thức một khúc nhạc quân hành trỗi dội, tiếng giày trận rộn ràng trên đại lộ thủ đô, tiếng vỗ tay rào rào của khách dự khán hai bên đường. Thì ra trong một lúc quá mệt mỏi và ngủ gật, hắn mơ thấy lại mình đang tham dự một cuộc diễn hành năm xưa ở Saigon.

Bây giờ hắn đã là một người già về hưu và vẫn còn cư ngụ nơi thành phố đầu tiên hắn đến sau ngày di tản. Hắn nghĩ lại là mình đã chính thức giải ngũ hồi nào đâu. Thật lạ, hắn luôn nghĩ mình vẫn còn là một người lính, một người lính bị bắt tan hàng oan ức, một người lính không còn súng. “Trả súng đạn này….”, Hắn vẫn còn nghêu ngao bài hát đó.

alt

Thắm Nguyễn
baotreonline.com/Van-hoc/Truyen-ngan/goc-linh-chua-phai.html
Tân Sơn Hòa chuyển

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Gốc lính chưa phai

Chẳng hiểu tại sao, hắn thích ngay và thường hay hát nghêu ngao một mình bài ca “Một Mai Giã Từ Vũ Khí” của nhạc sĩ Nhật Ngân khi nhạc phẩm này được phát hành năm 1973

Tác Giả
Chiêu Ấn

“Rồi có một ngày…
sẽ một ngày chinh chiến tàn…
Trả súng đạn này…
ôi sạch nợ sông núi rồi…”

Chẳng hiểu tại sao, hắn thích ngay và thường hay hát nghêu ngao một mình bài ca “Một Mai Giã Từ Vũ Khí” của nhạc sĩ Nhật Ngân khi nhạc phẩm này được phát hành năm 1973. Hắn nghêu ngao hát nó như một ước mơ thầm kín sẽ có một ngày hắn được giải ngũ để về quê ngoại sống một cuộc đời thanh đạm với ruộng vườn. Vậy mà kết cuộc khác hẳn. Hắn trả súng đạn này để di tản khỏi quê hương.

Hắn đặt đôi chân tị nạn mốc vì mang giày trận lâu ngày của hắn đến thành phố này hơn gần bốn chục năm trước. Đầu mùa đông, tháng cuối năm, Giáng Sinh Trắng, cả đất trời Toronto đắp chăn tuyết mỏng, người người có vẻ tỉnh như pha, riêng hắn thì nổi da gà. Lạnh run là phải vì ngày đó hắn còn là một thanh niên tam thập nhi lập cuộc đời mới bắt đầu từ con số không với tấm thân gầy gò chơi bạo thích mặc áo sơ mi hở cổ. Đã vậy hắn còn bắt chước làm quân tử Tàu “thực vô cầu bảo cư vô cầu an”, ăn chẳng cần no ở chẳng cần yên, nên ốm nhom ốm nhách.

Mấy tháng tạm trú trong trại tị nạn ở Mã Lai Á, hắn làm quen với Ramen, vốn chẳng phải tên của một chàng hay một ả Mã Lai nào mà chỉ là tên của mì gói:

Ramen mến yêu mỗi ngày hai gói
Để sẵn bên mình hễ đói thì ăn

Chỗ đặt lưng nằm thì ở đâu mà chẳng được, nằm thì nhiều nhưng ngủ chẳng bao nhiêu, chỉ nhắm mắt để đó, không biết để làm cái gì. Trong trại tị nạn, riêng tư và yên tĩnh là hai thứ xa xỉ phẩm hiếm thấy, hai niềm mơ ước trong cuộc cắm trại dài hạn ngoài ý muốn của người tị nạn cộng sản. Sau hơn bảy tháng học thêm một mớ tiếng Anh và sống nhiều ngoài trời, hắn đen đúa hơn, mạnh dạn hơn và nói tiếng Anh đỡ quơ tay hơn. Hắn được nhận đi Canada!

o O o

Tới nơi rồi! Đám hành khách nhốn nháo cả lên, chưa gì đã chộn rộn lăng xăng lít xít. Phi cơ đáp sớm trước giờ dự liệu vì trọng lượng khiêm nhường của đám hành khách một trăm mấy chục mạng người tị nạn Việt Nam nhỏ con nghèo da thịt nhưng giàu mộng xây đắp tương lai thích làm công việc nào có nhiều ô-vơ-thai. Chuyến bay đường dài vậy đó mà hắn có vẻ không mệt nhọc gì vì mê ngó ra ngoài cửa sổ ngắm thiên đàng một trời đầy sao dưới đất đầy đèn sáng rực. Hắn nói “Xứ gì mà giàu quá trời! Tối ngủ không chịu tắt đèn.” Hắn mê chân trời mới, một phần khác vì hắn hồi hộp mừng và nôn nóng đến miền đất hứa nên quên cả mệt.

Xong thủ tục giấy tờ và khám xét quan thuế, hắn ra khỏi khu ngăn cách một cách tự tin lắm. Có nhân viên trong ban tiếp đón người tị nạn trao cho hắn một chiếc áo khoác màu xanh ô liu và một cái nón len có cái núm trên chóp. Người ta còn giúp hắn mặc áo vào và sửa nón cho hắn. Hắn liếc nhìn bóng mình qua cửa kính, thấy thằng nào lạ hoắc, na ná như hề Charlot.

Vì chẳng có thân nhân ở thành phố này, hắn được làm con nuôi của chính phủ. Theo lệnh “Follow me” của nhân viên tiếp đón, hắn xách túi hành trang nhẹ hững bước hiên ngang qua cánh cửa kính tự động lịch sự còn hơn người. Hắn bắt liên tưởng đến hai cánh cổng có rào dây thép gai của Trại Nhập Ngũ Số 3 mà hắn cũng bước vào một cách hiên ngang “ngày anh hai mươi tuổi”.

Xe của Sở Di Trú Canada đưa hắn về tạm nghỉ qua đêm ở một mô-teo gần phi trường. Hắn biết rằng từ nay, hắn phải tập thể dục đôi cánh tay khi phải nói tiếng Anh. Chẳng hạn khi nghe nhân viên khách sạn hỏi “Are you cold?”, Hắn khoác tay đáp một cách điệu nghệ “No…” Nhân viên khách sạn thân mật hỏi tiếp “You like Toronto?” Dễ ợt, hắn đáp “Sure…” “What do you like Toronto about?” À, câu hỏi này mới hóc búa đây vì phải tìm ý đặt câu trả lời dài. Anh bạn mới này lại chơi khó anh em rồi. Bạn thích Toronto về cái điểm nào? Trời đất ơi, mới tới chưa đầy một ngày, da gà chưa lặn thì biết gì mà nói. Ai biểu hắn bảo hắn thích. Hắn đáp bừa: “I like Toronto because I am free.” Nhân viên khách sạn cười hỏi: “Freezing?” Quỷ thần ơi, hắn bảo hắn thích Toronto vì hắn được tự do mà cha nội này nghe thế nào lại bảo hắn thích Toronto vì hắn đông lạnh. Hắn nói thầm trong bụng: “Chắc thằng cha này định chơi tui!”

Nói tiếng Anh coi bộ khó rồi đó nha. Nhưng nhằm nhò gì, hắn đã có tự điển bỏ túi của soạn giả Lê Bá Kông làm bùa hộ mạng. Hắn ước phải chi hắn có thể luyện học chữ mới như luyện chưởng Thần Điêu Đại Hiệp của Kim Dung thì đỡ biết mấy.

Đêm đầu tiên trên xứ Cà Na Điên tức Cá Nà Đà tức Gia Nã Đại, vì chưa quen với giờ giấc mới không ngủ được, hầu như hắn đứng trực canh không công cho mô teo bằng cách vén màn cửa sổ ngó mông lung cảnh trời đổ tuyết nhè nhẹ bao trùm lên mọi vật sáng tỏ. Hắn tự hỏi đây có phải là cảnh tiên mà hắn là một chàng tiên tập sự trong khi bao nhiêu người thân yêu của hắn còn đang chìm đắm trong sự đọa đày của đám Việt Cộng mang dép râu ở quê nhà.

Sáng hôm sau, hắn được chở tới Ontario Welcome House (mà với cái bịnh mắc dịch, hắn tự động dịch ngay là Nhà Chào Mừng Ontario) tọa lạc trên đường York. Hắn được nhân viên Sở Di Trú đưa tới tận bàn tiếp tân để giao cho bà thư ký. Hai người dân Cà Na Điên cười cười nói nói với nhau tự nhiên như nước chảy hoa trôi làm hắn thấy mà thèm. Trước khi rời đi, ông Di Trú còn xây qua hắn nói: “Bye and good luck. You’re on your own now.” Câu đó có nghĩa là gì lúc đó hắn cũng không hiểu rõ lắm nên cứ gục gặc nói thánh-kìu kèm nụ cười duyên có khi bị con gái mắng “dzô dziêng”.

Nơi Nhà Chào Mừng Ontario, hắn gặp lại vài đồng bào yêu dấu. Cũng như hắn, họ tới đó để được hướng dẫn làm vài thủ tục hội nhập cuộc sống mới. Trước hết là mục điền đơn và kê khai lý lịch xin thẻ bảo hiểm xã hội, thẻ sức khoẻ, mỗi người được cấp cho mấy cái vé xe buýt, một tấm bản đồ lộ trình xe buýt TTC, ký nhận một chi phiếu ba mươi hai đô la tiền trợ cấp hàng tuần của chính phủ. Sau đó, hắn được giúp làm một tờ rề-zu-mê. Người ta hỏi hắn học hành tới đâu, có tay nghề chuyên môn gì, có kinh nghiệm gì, đã từng làm những công việc gì…

Hắn bảo hắn là lính với mười năm thâm niên quân vụ với chuyên môn lặt vặt. Họ bảo nếu hắn là lính ắt hắn được huấn luyện về võ thuật đánh cận chiến và tự vệ. Hắn cũng “Yes” bừa mặc dù hắn chỉ được huấn luyện qua loa mấy thế cận chiến và mấy thế nhu đạo căn bản trong quân trường hơn mười năm về trước và hắn chưa hề đánh lộn với ai bao giờ. Ngu gì đánh lộn khi hắn biết thua là cái chắc. Hắn sợ đau, sợ thấy máu chảy, dù người khác đau và chảy máu hắn cũng sợ. Người ta giải thích cho hắn hiểu rằng ở Canada, chủ chỉ muốn mướn nhân viên có kinh nghiệm. Vì hắn có kinh nghiệm lính, người ta có ý tìm cho hắn một công việc làm người canh gác tức gác dan.

Nhân viên Nhà Chào Mừng Ontario in ra cho hắn mấy cóp-pi luôn, bảo hắn cất để dành đi xin việc. Xong họ nhấc điện thoại gọi một hồi rồi đưa cho hắn một cái địa chỉ, bảo sáng ngày hôm sau hắn tới đó sẽ có việc làm. Hắn có việc làm? Hắn không tin ở tai mình. Hắn mừng quá. Vốn đang mắc bịnh viêm túi (nghèo) và bị đồng tiền ám ảnh, hắn đánh liều hỏi “How much does the job pay?” và được cho biết mức lương giờ tối thiểu do tỉnh bang Ontario ấn định là ba đô la một giờ và thường thường việc làm gác dan trả cao hơn mức tối thiểu.

Sau cùng, họ giúp hắn tìm một phòng cho thuê để trú ngụ, bảo hắn xuống tầng dưới gặp bà Cúc để được phát cho một mớ vật dụng cần dùng trong nhà. Vì thính giác của hắn không được tốt cho lắm do bị mảnh lựu đạn ghim sau vành tai, hắn cứ ngỡ có bà người Việt nào tên Cúc làm việc ở đây. Đến khi xuống tới nhà kho dưới lầu nhận đồ dùng gồm một mớ tô chén dĩa muỗng nĩa dao, một cái nồi và một cái chảo cùng vài ba bộ quần áo cũ, hắn mới biết tên của bà nhân viên là Cook chứ không phải Cúc. Hắn quảy đống đồ lỉnh kỉnh tất cả được dồn trong một bao ny lông màu đen bóng trông không giống ai rồi dò đường đón xe buýt tìm tới địa chỉ nhà trọ.

Mất cả giờ đồng hồ, đổi một chuyến buýt, hai chuyến xe điện ngầm và một quãng lội bộ, hắn đến đúng địa chỉ nhà trọ. Dò tới dò lui mảnh giấy ghi địa chỉ, hắn thấy đúng rồi mà vẫn chần chừ chưa dám bước vô. Hắn cứ lê cái bao rác đen (hồi đó hắn đâu có biết đó là bao để đựng rác) và quảy trên vai gầy một túi hành trang đựng vài bộ quần áo cứ đi qua đi lại trước cửa, mắt cứ ngó vào qua cửa kính.

Hắn tự nghĩ hay là phối trí viên Nhà Chào Mừng Ontario ghi lộn địa chỉ rồi chăng. Đây chẳng có gì là một căn nhà để ở cả, đây rõ ràng là một cửa hàng nằm trên phố chính đông kẻ qua người lại. Chẳng lẽ xớ rớ mãi như một thằng tứ cố vô thân nơi xứ lạ (uả mà đúng vậy chớ còn gì nữa), hắn hít hơi lấy can đảm, biết đã tới lúc phải đem vốn liếng tiếng Anh ba rọi của mình ra dùng, hắn bước vào.

“Yes, may I help you?” May quá, ông hàng thịt (đúng vậy, đây là một tiệm bán thịt) có bộ râu mép rậm rạp mau mắn hất hàm lên tiếng hỏi hắn, tay ông vẫn còn lăm lăm con dao phay. Chắc ông nhầm tưởng hắn là một khách hàng thiếu thịt. Hắn hỏi thẳng, “You have a room for rent?

“Oh, Welcome House sent you here, right?”

Ông dứt câu bằng một tiếng “rải” mà hắn có thấy miếng thịt vụn nào văng ra đâu. Hắn chỉ chờ có vậy nên “Yes, yes” lia lịa.

Đó là một tiệm hàng thịt trong khu phố của người di dân gốc Hy Lạp trên đường Danforth Avenue gần trạm xe điện ngầm Pape Avenue. Bên trên tiệm thịt có một tầng lầu thường được gọi là flat ngăn ra ba phòng cho thuê. Những người thuê phòng xài chung một phòng khách, một phòng tắm, một phòng bếp có đặt bàn ăn với ba cái ghế. Giá tiền thuê phòng hắn phải trả là hai mươi đồng một tuần, như vậy hắn còn lại mười hai đồng cho tất cả mọi khoản chi tiêu khác.

Giao chìa khóa phòng cho hắn xong, Nick, tên ông đồ tể có bộ râu mép rậm rạp người Hy Lạp, đứng trước cửa phòng gần bên cầu thang xòe bàn tay hộ pháp của ông và nói, “You have to pay me first, you know?” Lúc nãy ông “rải” không văng gì cả, bây giờ ông “nổ” cũng chẳng thấy miếng miểng nào. Hắn biết đó không phải là một câu hỏi mà là một câu ra lệnh. Hắn đáp, “I know. I have a cheque. Now I will go to the bank to get money, then I will pay you, OK?” Nhớ lại cái thuở ban đầu nói tiếng Anh lưu luyến ấy, Hắn xài Ô Kê con gà đen hơi nhiều đâm ra lạm phát.

Nick vui vẻ chỉ cho hắn một chi nhánh ngân hàng Toronto Dominion Bank xế bên kia đường. Hắn trút bỏ bao, túi đeo vai xuống sàn nhà lót gỗ trông cũng sạch sẽ bóng láng và thảnh thơi nhẹ nhõm đi qua ngân hàng. Hắn tiến đến một quầy và chìa cái chi phiếu ba mươi hai đồng của chính phủ Canada ra và nói “I want to open an account”. Cô thu ngân viên chỉ dẫn hắn điền phiếu đơn xin mở trương mục. “Endorse it please”, cô ta nói. Hắn đớ người hỏi “What is endorse?” Cô teller mỉm cười đáp “Never mind”, xong cô gí ngón tay chỉ lằn ngang bên mặt sau cái cheque và bảo “Sign here”. Hắn ngoan ngoản làm theo, đầu óc vẫn còn thắc mắc tại sao thu ngân viên ngân hàng lại gọi là “teller”, chắc họ kể chuyện gì đó cho khách hàng nghe, à, hay là họ là người đếm tiền.

“Anything else?”, cô hỏi. Hắn đáp “Yes, I want to cash twenty-two dollars.” Cô cười cười xong mở ngăn kéo lấy đưa cho hắn hai tờ 10$ và hai tờ 1$. Thế là hắn có đủ tiền để trả một tuần tiền phòng, còn hai đồng hắn ghé vô siêu thị IGA gần đó để mua một ổ bánh mì, một nải chuối và một thỏi bơ, đủ lót dạ cho ngày đầu tiên tự lập nơi xứ người.

Hắn trở về đưa tiền cho Nick, không quên kèm hai tiếng “Thank you”. Nick có vẻ tội nghiệp cho một thằng di dân mới còn chân ướt chân ráo bèn gói một miếng gan bò xong đưa cho hắn và căn dặn: “Give this to George at Room number 201 and tell him to cook it for you. He’s a very good guy.”

“Cộp cộp cộp”, hắn gõ cửa phòng 201. Một ông già dễ chừng gần bảy chục tuổi mở cửa bước ra. Hắn hỏi “Are you George?” “Yes”, ông già chậm rãi đáp. Hắn chìa gói gan bò tươi rói mát lạnh đưa cho George nói: “Nick told me to give you this to cook for you and me.” George hiền từ bắt tay hắn. Hắn tự giới thiệu: “My name is An. I rent this room.” Hắn chỉ phòng 203. “Are you Chinese?”, George hỏi. “No, I’m not Chinese”, Hắn đáp. Có lẽ vì George lãng tai nên nghe Hắn không rõ hoặc giả hắn nói tiếng Anh còn lạng quạng, George hỏi lại: “You are not Chinese?” Hắn đáp “Yes”. Không ngờ George tỏ vẻ hoang mang và hỏi nữa: “You are Chinese? Ni hou ma?” Chừng đó trí thông minh của hắn mới làm việc lại một cách bình thường nên hắn đáp: “No… I’m not Chinese. I’m Vietnamese, ok?” Lại thêm một con gà đen nữa, vậy mà không có ai bắt đem đi hầm thuốc bắc hết, uổng quá. George cũng “O.K.” nhưng lắc đầu hết biết thằng người Việt tị nạn này.

Đã hơn sáu giờ chiều, cũng đã đến giờ cho bữa ăn tối. Hắn theo George xuống bếp, trong lúc George xắt gan bò, hắn lột củ hành, bào vỏ khoai tây, cắt miếng theo lời George, xào nấu một lúc thành món rim kiểu Hy Lạp thơm hết sẩy. Đôi bạn mới ăn với bánh mì ổ no nê. Xong bữa, hắn ngồi nán lại xem Ti Vi một lúc ngắn thì mắt hắn đã díp lại. Hắn đi tắm vòi hoa sen nước ấm thật đã điếu rồi về phòng ngủ một lèo cho tới sáng.

Hắn có mặt ở văn phòng Đồng Minh Bảo An Công Ty (Hắn dịch từ cái tên Anh ngữ của người ta là Allied Security Company) nằm trên đường Javis thật đúng hẹn. Thì ra đây là một nhà thầu cung cấp dịch vụ gác dan. Sau khi điền đơn xin việc và được phỏng vấn, hắn được nhận làm việc ngay với mức lương ba đô rưỡi một giờ. Hắn lãnh đồng phục gồm áo sơ mi màu xanh nhạt có kết huy hiệu công ty, cà vạt đen, quần tây xám có nẹp, mũ kết, áo khoác ngoài xám, trông như là quân phục sinh viên võ bị West Point không bằng.

Chỉ có một món hắn không được phát là đôi giày đen. Người ta bảo hắn phải tự lo liệu. Xui cho hắn là đôi giày tị nạn duy nhất của hắn chẳng phải loại giày đàng hoàng cũng chẳng phải màu đen. Hắn thành thật nói với ông quản lý công ty là hắn không có tiền. Nghe hắn tỏ bày như vậy, ông quản lý có dáng người lực sĩ móc ví lấy một tờ 20 đô đưa cho hắn. Ông bảo đó là món tiền hiring bonus, tiền thưởng cho nhân viên mới tuyển vào, và bảo hãy lấy tiền đó mà mua giày. Hắn nhận địa điểm công tác để bắt đầu ngay từ tối đêm hôm đó.

Hắn hí hửng về nhà khoe tin mừng với George. George chỉ cho hắn đến ngay tiệm bán đồ cũ của Salvation Army mà từ hồi còn ở quê nhà, Hắn đã biết đến qua cái tên Đạo Quân Cứu Rỗi. Hắn chọn được một đôi giày da số 9 còn như mới mà giá chỉ có ba đô, còn dư 17 đô tha hồ chi tiêu cho những món cần dùng khác. Bộ đồng phục tuy là cỡ nhỏ nhưng vẫn còn rộng đối với tấm thân thiếu cân của hắn. Hắn phải mặc độn bên trong một bộ quần áo nữa, vừa đỡ thùng thình vừa đỡ lạnh.

Đứng trước gương, hắn trông thấy mình chẳng khác nào một người lính, một người lính của quân đội không thuộc nước nào cả. Tự dưng hắn cảm thấy lòng buồn rười rượi. Hắn chợt nghĩ đến thân phận của hắn từng là một người lính thực sự của một quân đội đã tan hàng trong chiến bại một cách uất ức. Hắn buồn vì bây giờ không phải hắn mặc quân phục để cầm súng bảo vệ quê hương đất nước khỏi hiểm họa cộng sản. Hắn sẽ làm người lính không còn súng bảo vệ an ninh cho một cao ốc chung cư sang trọng. Hắn buồn cũng giống như khi nhìn  chữ “stateless” sau chữ “citizenship” ghi trên giấy chứng nhận thường trú nhân của hắn. Nó xác định hắn đang là một công dân vô tổ quốc được Canada nhận vào với tư cách là một người tị nạn chính trị. Hắn buồn cho thân phận mất nước phải sống lưu vong. Vô tổ quốc? Còn nỗi đau nào to lớn hơn.

Nhiệm vụ của hắn, một người lính gác không còn súng, là ngồi trực đêm nơi đại sảnh của tòa cao ốc để kiểm soát sự ra vào của người cư ngụ, ngoài ra còn phải đi tuần tra mỗi đầu giờ các cầu thang bộ và tầng hầm chứa xe đậu. Hắn phải ghi vào sổ trực mọi diễn biến xảy ra. Công việc kể ra chẳng có gì là cực nhọc hoặc nguy hiểm. Những người cư ngụ trong cao ốc này ra vào chào hỏi lại hắn một cách lịch sự. Họ lịch sự cũng phải vì phần lớn họ là người lớn tuổi và là dân giàu. Họ ăn mặc đẹp đẽ sang trọng; xe đậu dưới tầng hầm toàn xe đắt tiền. Có mấy chiếc trùm kín vì chủ nhân đi vắng. Họ bay xuống miền Florida nắng ấm ở vài tháng mới quay về.

Lúc không có việc, hắn lôi ông Lê Bá Kông trong túi ra tu luyện, cũng phải có một mớ tiếng Anh lận lưng để kiếm sống nơi xứ người chớ. Khuyết điểm của Hắn là sắp xếp ý nghĩ bằng tiếng mẹ đẻ trước trong đầu rồi tìm tiếng Anh có nghĩa tương đương để nói. Điều đó có nghĩa hắn luôn luôn bị bịnh dịch hay nói tắt là mắc dịch chớ không dám gọi là thông dịch viên vì hắn có nói giùm cho ai khác ngoài hắn đâu.

Bịnh dịch hay tật mắc dịch của hắn nặng lắm. Hắn thấy Miracle Supermarket là tự động Hắn dịch Siêu Thị Phép Lạ, Goodwill Store trở thành Tiệm Thiện Chí, Knob Hill Farms thành Nông Trại Đồi Quả Nắm. Đó là những tiệm bán thực phẩm và đồ đạc hắn thường lui tới và cảm thấy thoải mái vì cái không khí bình dân hắn đã quen trong đời.

Lâu lâu máy thông dịch trong đầu hắn cũng gặp trở ngại, người trong nước bây giờ gọi là “sự cố” mà lúc mới nghe lần đầu, hắn chẳng hiểu gì. Cái trở ngại là khi bị hỏi bất ngờ, máy dịch trong đầu của hắn chưa kịp bật lên, thế là hắn trả lời lộn tiếng, hắn phun ra một câu tiếng Việt cho người Cà nghe, dĩ nhiên là họ chẳng hiểu gì cả, có khi tưởng hắn mát dây cũng không chừng.

Một buổi tối nọ, trong lúc hắn đang mải mê chúi đầu đọc báo thì nghe có tiếng gõ cộc cộc vào cửa kính. Ngước đầu nhìn lên, hắn thấy một bà da trắng dáng vẻ sang trọng đứng ngoài cửa. Hắn bấm nút cho cửa tự động mở ra. Bà đi vào và bước đến quầy nơi hắn ngồi và nói: “I think I’ve misplaced my keys. I’ve no idea where they could’ve been.” Hắn quýnh lên đáp: “Đừng lo! Tôi sẽ giúp bà!” Bà Cà trố mắt. Chừng đó hắn mới chợt nhớ: “Ah oh… I meant don’t worry, I will help you. Sorry.” Hắn lấy theo chìa khóa “master” và mở cửa căn con-đô cho bà vào nhà.

Lần khác, vào một buổi sáng Chủ Nhật, hắn đi làm thêm giờ, không phải ngồi trực biu-đinh sang mà đi phụ dọn dời văn phòng làm việc cho sếp giám đốc. Sếp biết hắn ốm yếu nên giao cho hắn công việc nhẹ là bỏ các giấy tờ hồ sơ vô thùng và đóng gói. Sếp dặn dò xong bỏ đi làm việc khác; Hắn một mình ở lại trong phòng đóng gói. Sếp nguyên là dân chơi thể thao sưu tầm nhiều cúp thưởng. Hắn dùng giấy báo cũ gói và độn các tượng cúp cẩn thận. Vốn thiếu ngủ từ đêm trước, làm việc một lúc hắn bắt đầu cảm thấy buồn ngủ cứ ngáp lên ngáp xuống. Thình lình sếp quay lại hỏi: “An, do you see my briefcase by any chance?” Hắn giật mình đáp: “Nó để ở trên đầu tủ đó.” Tới lượt sếp: “What did you say?” Hắn ngượng đỏ mặt líu ríu: “Oh, it’s on top of the file cabinet.” Vừa nói hắn vừa vói tay chỉ cái cặp táp. Sếp có vẻ mừng vì đã tìm nó trong xe mà không thấy.

Lãnh cái chi phiếu lương đầu tiên sau hơn một tuần làm việc, Hắn có cảm giác như là người vừa trúng số độc đắc. Hắn đem nó ký thác vô trương mục tiết kiệm, đồng thời mở thêm một trương mục vãng lai để có thể ký chi phiếu. Hắn tự hứa ăn tiêu tiện tặn để lo thân và giúp đỡ gia đình vẫn còn kẹt ở quê nhà. Hắn không hiểu tại sao có nhiều người lành lặn, nói tiếng Anh như gió lại ngửa tay ăn xin giữa lối ông đi qua bà đi lại. Họ lè phè ngủ ở công viên hoặc co ro nằm trên nắp thoát hơi bên lề đường.

Lụi hụi đã tới cái Tết đầu tiên nơi xứ người. Tết gì mà trời phủ đầy tuyết và lạnh quéo da. Người đồng hương gọi điện thoại báo cho hắn biết cộng đồng có tổ chức hội chợ và văn nghệ Tết tại hội trường của một trường trung học. Hắn buồn nhớ nhà quá trời và nghĩ lại thân phận mình bơ vơ nên chẳng muốn lội tuyết đi đâu. Nhưng chẳng lẽ nằm chết gí ở nhà càng buồn thêm nữa, hắn phân vân. Hắn muốn đến dự để xem hội chợ và văn nghệ ra sao. Nghe có quầy bán thức ăn Việt Nam, hắn cũng thèm. Gần hai tháng trời nay hết ăn bánh mì tới cơm Hy Lạp, tới mì gói, hắn cũng thèm chả giò, cơm chiên, bánh tét bánh chưng. Vậy là hắn khoác lên người bộ đồ mua ở tiệm Đạo Quân Cứu Rỗi và đón xe đi dự hội chợ Tết.

Vốn ngại ngùng, hắn dạo qua quầy bán thức ăn. Thấy giá các món cũng chẳng rẻ, hắn tiếc tiền nên chỉ mua một chục cuốn chả giò, xong kiếm chỗ ngồi gần cuối rạp vừa nhai lai rai vừa xem văn nghệ. Chao ôi, được ở trong không khí thân quen với người đồng hương, hắn không vui mà càng nhớ nhà thậm tệ. Mọi hình ảnh của những khuôn mặt Việt, chiếc áo dài, lời ca tiếng nhạc quen thuộc quá.

Hắn đứng lên cùng cất tiếng hát bài Việt Nam Việt Nam với mọi người. Hắn xúc động chảy nước mắt rồi ra về. Trên chuyến xe điện ngầm từ ga Bathurst tới ga Pape, Hắn ngồi thả hồn đi đâu xa lắm. Tiếng bánh sắt nghiến ken két trên đường rầy khi quẹo cua ở ga St. George, tiếng đoàn tàu lao nhanh rầm rập qua cầu Bloor/Danforth xoáy tâm tư. Hắn liên tưởng và bỗng nghe trong tiềm thức một khúc nhạc quân hành trỗi dội, tiếng giày trận rộn ràng trên đại lộ thủ đô, tiếng vỗ tay rào rào của khách dự khán hai bên đường. Thì ra trong một lúc quá mệt mỏi và ngủ gật, hắn mơ thấy lại mình đang tham dự một cuộc diễn hành năm xưa ở Saigon.

Bây giờ hắn đã là một người già về hưu và vẫn còn cư ngụ nơi thành phố đầu tiên hắn đến sau ngày di tản. Hắn nghĩ lại là mình đã chính thức giải ngũ hồi nào đâu. Thật lạ, hắn luôn nghĩ mình vẫn còn là một người lính, một người lính bị bắt tan hàng oan ức, một người lính không còn súng. “Trả súng đạn này….”, Hắn vẫn còn nghêu ngao bài hát đó.

alt

Thắm Nguyễn
baotreonline.com/Van-hoc/Truyen-ngan/goc-linh-chua-phai.html
Tân Sơn Hòa chuyển

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm