Di Sản Hồ Chí Minh

Giữ cái gì ?… ( 1, 2 )

Khi tìm hiểu về một số nhân vật đã thành công trong việc giúp cho dân tộc của họ thoát khỏi sự thống trị của chế độ phân biệt chủng tộc, chế

Giữ cái gì ?…

Khi tìm hiểu về một số nhân vật đã thành công trong việc giúp cho dân tộc của họ thoát khỏi sự thống trị của chế độ phân biệt chủng tộc, chế độ độc tài hay toàn trị, tôi rút ra nhận xét sau đây:

Nelson Madela, Václav Havel, Aung San Suu Kyi… đều là những người rất quyết liệt, rõ ràng trong tư tưởng và hành động, đi tận cùng lý tưởng của mình, chấp nhận tù đày, hy sinh chứ không chịu thỏa hiệp ; giữa phát ngôn và hành động rất thống nhất, họ nói điều họ nghĩ, và làm điều họ nói. Thậm chí họ có thể bước thẳng tới họng súng không một chút chần chừ.

Họ không có một trường đại học nào, một viện nghiên cứu nào, một tờ báo nào, một công ty nào… cần phải giữ cho bằng được, mà để giữ được thì phải hợp tác (hợp tác cũng có nghĩa là phải nhượng bộ) nên hệ quả là (dù muốn hay không) phải làm thành một phần của chính quyền. (Nói đúng ra thì Havel từng tham gia điều hành một tờ tạp chí văn học, nhưng ông ấy thà để cho nó bị bóp chết chứ không chịu thỏa hiệp với Hội nhà văn Tiệp Khắc, bởi ông hiểu rằng để giữ cho tờ tạp chí được sống thì tự do phải chết, sự thật phải chết). Không. Những người đó chẳng có gì để giữ cho riêng mình, nên đã không hề thỏa hiệp với chính quyền ; nên họ có thể cứng rắn, kiên định và cống hiến trọn vẹn cho toàn bộ dân tộc của họ, vì thế có thể làm thay đổi số phận dân tộc của họ.

Mặt khác, phải thấy rằng họ thành công vì được rất nhiều người ủng hộ, rất nhiều người trong xã hội đấu tranh cùng họ và hy sinh cùng họ.

Ta thử làm một giả định : nếu họ ở Việt Nam thì sẽ thế nào ? Căn cứ vào thực tế hiện nay thì có thể thấy họ sẽ bị đa số trí thức và người dân coi là quá cực đoan. Và viễn cảnh dễ nhận thấy là người ta sẽ không ủng hộ họ và không hợp tác với họ. Chẳng hạn, nếu Aung San Suu Kyi là người Việt Nam, và hoạt động chính trị ở Việt Nam, bà sẽ khó mà nhận được sự ủng hộ của đa số trí thức và dân chúng như là bà đã nhận được ở Miến Điện. Sẽ không có cảnh một đoàn giáo sư và sinh viên đại học đến tìm bà để đề nghị bà ở lại hoạt động cho đất nước, có nghĩa là họ sẽ cùng đấu tranh với bà và chấp nhận hy sinh cùng bà. Điều tương tự không thể xảy ra ở Việt Nam, tại thời điểm này. Trái lại, hầu hết giảng viên đại học Việt Nam sẽ khuyên bà nên trở về Anh mà sống yên vui với chồng con, họ sẽ khuyên bà « đi đi », « đừng ở lại », vì « Hà Nội không vội được đâu », vì « cái nước mình nó thế », phải từ từ thôi (dẫu đã từ từ gần một thế kỷ nay rồi nhưng vẫn phải từ từ) và cuối cùng là vì bà quá cực đoan, không chịu thỏa hiệp nên không làm được gì đâu (!!!).

Vậy đó, lý do khiến cho các lãnh tụ dân chủ được nêu trên đây và dân tộc họ thành công trong việc thoát khỏi vòng nô lệ của các chế độ độc tài hay toàn trị lại trở thành lý do khiến họ sẽ không được đa số dân chúng ở Việt Nam ủng hộ, nếu họ hoạt động ở Việt Nam.

Đấy cũng là lý do khiến cho các nhà hoạt động dân chủ Việt Nam không được (hay chưa được) đa số những người làm công việc trí thức và đa số dân chúng (tôi phải nhắc lại từ « đa số » này) ủng hộ. Việt Nam không thiếu những người quyết liệt, dám hy sinh, có thể nêu một vài cái tên làm ví dụ như Trần Độ, Trần Xuân Bách ; những người bị tù đầy như Nguyễn Đan Quế, Lê Công Định... Nhưng họ bị cô lập bởi những người xung quanh, bị tẩy chay, bị « bỏ rơi ». Và để khỏi phải áy náy thì người ta cho rằng đấy là lỗi của họ, rằng « họ quá cực đoan », vì thế lảng tránh họ chẳng có gì là xấu. Thậm chí một người chỉ bộc lộ chính kiến một cách ôn hòa bằng cách viết một số bài ít nhiều mang tính chỉ trích còn bị xem là cực đoan thì thử hỏi làm sao những người quyết liệt đến mức hy sinh tất cả mọi thứ như các nhà bất đồng chính kiến từng tù tội lại không bị xem là quá cực đoan ?

Ý nghĩa của từ « cực đoan » này dĩ nhiên cũng cần được phân định một cách rõ ràng, ở đây chỉ nêu lên một khía cạnh : khi mà sự quyết liệt, sự lựa chọn rõ ràng, ý chí sống trong sự thật (các phẩm chất cần có của thái độ dân chủ, và của những người đấu tranh cho dân chủ) bị xem là cực đoan, thì cũng có nghĩa là các phẩm chất ưu tú bị nhìn như là nhược điểm. Nếu « cực đoan » là nhược điểm, thì có nghĩa là « không cực đoan » mới là ưu điểm. Lập luận sẽ là : « chúng tôi không xấu, mà chúng tôi không cực đoan thôi, vì thế chúng tôi mới tồn tại được trong xã hội này. Vì các ông/bà cực đoan nên các ông bà mới phải vào tù, các ông/bà mới bị đối xử bất công, vậy các ông/bà phải tự chịu lấy một mình, không trách chúng tôi được ». Với lập luận này thì lương tâm có thể dễ dàng ngủ yên, để mặc cho cái xấu hoành hành và cái tốt bị vùi dập.

Václav Havel ra tù rồi lên làm tổng thống, Nelson Madela ra tù cũng lên làm tổng thống, Aung San Suu Kyi sau khi được tự do cũng tham gia vào chính phủ. Trước đây ở Việt Nam những người cách mạng vào tù, khi ra tù họ trở thành anh hùng. Còn các nhà bất đồng chính kiến tại Việt Nam hiện nay sau khi ra tù thì trong con mắt của đa số trí thức và dân chúng, họ vẫn là tội phạm, chỉ bởi nhà nước coi họ là tội phạm. Vì thế nên không những không ủng hộ họ mà đa số người dân còn lảng tránh họ, và không có tổ chức nào dám nhận họ vào làm việc như một người bình thường. Có nghĩa là những người bất đồng chính kiến ở Việt Nam, khi ra tù, không còn có khả năng tập hợp và ảnh hưởng tới công chúng nữa. Cũng có nghĩa là họ bị vô hiệu hóa về phương diện hoạt động xã hội. Tại thời điểm hiện tại này, không một người bất đồng chính kiến nào có thể mơ tưởng một vị thế như Havel từng có, hay Aung San Suu Kyi đang có. Một vị thế như vậy chỉ có thể có được khi phần lớn dân chúng trong xã hội ủng hộ họ, hy sinh cùng họ, và đi cùng con đường với họ. (Dĩ nhiên, cũng có những lý do thuộc về chủ quan của những người bất đồng chính kiến, nhưng vấn đề này cần được mổ xẻ vào lúc khác.)

Bi kịch của những người bất đồng chính kiến Việt Nam cũng chính là bi kịch của cả đất nước. Bởi nếu họ không được số đông ủng hộ, thì cũng sẽ không có ngày đất nước thoát khỏi vòng kìm kẹp của hệ thống toàn trị, cũng có nghĩa là không thể phát triển được, và nếu không phát triển được thì nguy cơ mất nước sẽ trở thành hiện thực mất nước.

Trong bài này, tôi đưa ra một nguyên nhân để lý giải cho hiện tượng vừa nêu ở trên (trong khi luôn ý thức được rằng có nhiều nguyên nhân khác nữa) : các nhà bất đồng chính kiến không/chưa được ủng hộ rộng rãi, lý tưởng tự do dân chủ không/chưa được ủng hộ rộng rãi ở Việt Nam, vì người ta ai cũng còn những thứ « phải giữ ».

Hiện nay, đa số mọi người lập luận rằng, tôi còn việc nọ hay việc kia phải làm (phải điều hành một cơ quan, một tổ chức…), tôi còn cái ghế giáo sư phải giữ, tôi còn cái chức trưởng khoa phải giữ, tôi còn cái chức hiệu trưởng hay viện trưởng phải giữ, con tôi còn có một công ty, cháu tôi có một nhà máy…, nên tôi phải thỏa hiệp, phải chấp nhận mọi thứ tệ nạn, nên tôi chưa thể ra khỏi đảng, tôi chưa thể nào tham gia cùng các bạn (chống Tàu, các hoạt động ngăn chặn các tệ nạn xã hội, ngăn chặn các chính sách sai lầm của chính phủ, bảo vệ nhân quyền, bảo vệ công lý, phát triển đất nước…). Nếu ai cũng có cái gì đó để giữ, và ai cũng không thể làm gì được, vậy thì ai sẽ làm đây ?

Vậy đó, hầu như rất ít người chấp nhận hy sinh chút ít quyền lợi cá nhân để làm những việc vì quyền lợi chung của cộng đồng. Có những người như vậy, nhưng hiện đang rất ít.

Trái lại, có một bộ phận không nhỏ những người hiểu biết, có một chút lương tâm, khi nhìn thấy những nguy cơ tồi tệ của xã hội hiện tại, muốn làm việc gì đó để ngăn chặn những nguy cơ đó. Nhưng vì họ luôn có cái gì để giữ cho họ, nên họ chỉ lựa chọn những giải pháp an toàn, những giải pháp cho phép họ bộc lộ một thái độ, nhưng không làm ảnh hưởng đến thứ mà họ đang có. Đó là phát biểu vài lời trong các hội nghị, hội thảo, tọa đàm mà nội dung của chúng chẳng có cách nào đi vào thực tiễn của cuộc sống ; hoặc viết thư ngỏ, kiến nghị. Điều đó giải thích sự bùng nổ của các kiến nghị, tuyên bố, kêu gọi… mấy năm gần đây. Nhưng các hình thức đó chưa bao giờ có hiệu quả, chưa bao giờ đạt được một kết quả cụ thể nào. Và căn cứ vào tình trạng hiện nay thì hình thức đó sẽ chẳng có hiệu quả. Dù bản thân tôi cũng thường tham gia ký kiến nghị, nhưng tôi phải thừa nhận sự thật đó, sự thật thì phải thừa nhận thôi. Ai viết kiến nghị thì cứ viết, còn ai làm thì cứ làm, chẳng thèm đếm xỉa đến kiến nghị, tuyên bố hay tuyên cáo, tất cả đều bị xếp xó hết.

Không có hiệu quả, bởi vì, nếu như vào một thời điểm nhất định nào đó, viết và ký kiến nghị có thể xem là một hành động, có tác động thức tỉnh và nâng cao nhận thức của một bộ phận người dân, thì lúc này, viết và ký kiến nghị, tuyên bố... không còn là một hành động nữa, vì tính chất vô hiệu quả của nó. Như tất cả mọi người đều thấy, gộp tất cả các kiến nghị từ trước tới giờ cũng không thể nào có được tác động, cả đối với chính quyền lẫn đối với dân chúng, bằng một chuyến đi xe máy của chị Bùi Thị Minh Hằng, hay sự ra đời của Văn đoàn độc lập hoặc Hội nhà báo độc lập. Dĩ nhiên, nói như vậy thì hơi quá cực đoan, nhưng quả thực, kiến nghị giờ đây chỉ còn có tác dụng an thần đối với người viết và người ký mà thôi, khiến cho họ cảm thấy là họ cũng đang làm việc gì đó. Nhưng đã đến lúc phải thấy rằng giờ đây ký kiến nghị nghĩa là không làm gì cả, chẳng có cái giá nào phải trả và cũng không còn âm vang nữa, chẳng có bao nhiêu tác động. Trái lại, sau kiến nghị, sự việc còn có thể trở nên trầm trọng hơn, tồi tệ hơn. (Xin đọc loạt bài « Hiến pháp 2013 – Sửa nhầm hay đổi thiệt? » và « Hiến pháp vi hiến » của Hoàng Xuân Phú để thấy được chính quyền đã thể hiện cho các công dân viết và ký kiến nghị về hiến pháp -trong đó có tôi- thấy rằng quyền lực của chính quyền mạnh như thế nào và thấy được sự khinh bỉ của chính quyền dành cho họ như thế nào.)

Nếu muốn thay đổi nhận thức dân chúng, thì những người viết kiến nghị có thể viết các bài phân tích thấu đáo cho dân chúng hiểu, và đối tượng hướng tới là dân chúng. Còn với chính quyền, phải có phương thức khác (dứt khoát hơn, rõ ràng hơn, mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn), nếu muốn có hiệu quả. Nhưng có vẻ như những người chủ trương kiến nghị chưa sẵn sàng cho những phương thức hành động khác, phải chăng là bởi chính họ cũng còn những thứ « phải giữ ».

Vấn đề là ở chỗ: nếu ngay cả những người hiểu biết, tạm cho là có ý thức trách nhiệm, còn không thể từ bỏ vài quyền lợi nhỏ mọn mà mình đang có (và để có được những quyền lợi đó phải chấp nhận nhập nhèm, thiếu minh bạch trong công việc, tiếp tay cho bộ máy tham nhũng, và nhìn chung là chọn thái độ thỏa hiệp với mọi tệ nạn trong cuộc sống, chấp nhận mọi quyết định sai trái của chính quyền), thì hỏi làm sao mà các lãnh đạo hiện hành, nhờ sự đảm bảo của đảng độc tài nên được ngồi trên núi vàng, chi phối và hưởng lợi từ toàn bộ lợi ích khổng lồ của quốc gia, lại có thể từ bỏ vị trí của họ, từ bỏ đảng của họ được ?

Đó là một logic thống nhất từ trên xuống dưới hiện nay.

Giữ cái gì ?... (Tiếp theo và hết)

Câu hỏi của tôi là : nếu mỗi người giữ được thứ mình đang có : một trường học, một viện nghiên cứu, một nhà xuất bản, một công ty, một tờ báo, một chức vụ…, nhưng lại không giữ được đất nước, không giữ truyền thống dân tộc, không giữ được văn hóa dân tộc, không giữ được đạo đức    xã hội và cá nhân, nghĩa là không giữ được các giá trị tinh thần, không giúp đất nước phát triển mà trái lại ngày càng lụn bại… thì thử hỏi, những thứ mà mỗi người giữ được sẽ mang một ý nghĩa như thế nào ?

Lấy một ví dụ cụ thể, trong một lĩnh vực cụ thể là giáo dục :

Một ông hiệu trưởng nói : « tôi không làm gì được, tôi phải thỏa hiệp với Bộ Giáo dục, với chính quyền, dù Bộ có thối nát (chữ « thối nát » này tôi lấy lại chữ dùng của một quan chức giáo dục khi ông ta nói về Bộ Giáo dục) đến như thế nào, dù chính quyền có sai đến như thế nào chăng nữa tôi cũng phải thỏa hiệp, phải chấp nhận, mỗi dịp lễ tết tôi phải cử người đi « chúc mừng » Bộ với phong bì (hay là va li) hậu hĩnh, như tất cả các trường khác ; tôi phải cấm sinh viên bày tỏ lòng yêu nước ; tôi không thể bảo vệ giảng viên của tôi nếu họ có vấn đề với chính quyền, với Ban Tuyên giáo…, bởi vì tôi phải phát triển trường đại học của tôi. Mà tất cả đều biết rằng giáo dục rất quan trọng, thông qua giáo dục để làm thay đổi xã hội. Tôi phải thỏa hiệp để làm giáo dục, nhờ đó mà thay đổi xã hội. »

Mặc nhiên, đó là lập luận phổ biến hiện nay (có thể thay chữ « trường học » bằng một tổ chức bất kỳ trong xã hội). Chính trong lập luận này mà ta thấy, các trường học (các đơn vị) càng « phát triển » thì tệ nạn xã hội càng trầm trọng, bởi sự « phát triển » của trường học phải dựa vào phương thức vận hành của các tệ nạn. Các trường càng phát triển thì lãnh đạo trường càng phải tham gia sâu vào cơ chế tha hóa của xã hội, và bằng sự tha hóa của chính mình càng góp phần củng cố cơ chế đó, tức là củng cố chế độ hiện thời.
Nhưng họ đã « phát triển » trường của họ như thế nào?  Họ có làm thay đổi được xã hội thông qua hoạt động của trường họ không ? Hoặc chỉ là một câu hỏi đơn giản : Họ có làm được giáo dục không ?

Trên thực tế, qua nhiều bài báo đã chứng minh, qua nhiều thống kê đã công bố, giáo dục Việt Nam thua kém kể cả ở cấp khu vực (thậm chí là khu vực nhỏ Đông Nam Á, so với Thái Lan, Malaixia…), chứ chưa nói là quốc tế. Kể cả trong số những trường đại học thu học phí của sinh viên cao ngất ngưởng cũng chưa có trường nào đạt đẳng cấp tiểu khu vực. Tị nạn giáo dục ở nước ngoài (đặc biệt là từ bậc đại học) đã trở thành một phong trào rầm rộ, mà con cái giáo viên chiếm một tỉ lệ không nhỏ. Bởi hơn ai hết quan chức giáo dục và giáo viên các cấp (nhất là giảng viên đại học) hiểu rõ rằng chính họ đang tạo ra một vũng lầy được gọi là giáo dục, và nhất định không muốn con họ phải rơi vào vũng lầy đó, nếu họ có điều kiện kinh tế. Vậy « phát triển trường » phải được hiểu theo nghĩa nào ? Phải được hiểu là những người quản lý và lãnh đạo trường, cả giáo viên, có thể phát triển kinh tế « cá nhân » họ rất tốt,  trường có thể mở rộng với số lượng lớn sinh viên vào trường, nhưng chất lượng đào tạo thì không quan trọng, không đạt tầm khu vực cũng chẳng sao.

Còn hoạt động các trường có « làm thay đổi xã hội » được không ? Căn cứ vào thực trạng xã hội hiện nay, không thấy các trường có dấu hiệu làm thay đổi xã hội, trái lại, bằng sự thỏa hiệp với chính quyền, các trường cũng góp phần làm cho xã hội xuống cấp, tức là góp phần làm cho xã hội thay đổi theo chiều hướng xấu đi. Quay trở lại với một đoạn đã viết ở trên để hiểu logic này : các thầy phải « chạy » Bộ Giáo dục, thì các trò phải « chạy » thầy, quyết định thành lập trường được cấp loạn xạ, bằng dởm cũng được cấp loạn xạ. Trường học là nơi bộc lộ đầy đủ sự xuống cấp của xã hội và sự băng hoại của đạo đức. Vậy thì, đây là để trả lời cho câu hỏi thứ ba được nêu ở trên : trường học không thể thực hiện được chức năng giáo dục.

Một trường đại học tuyên bố thực hiện giáo dục khai phóng, nhưng lại hoạt động dưới sự chỉ đạo chặt chẽ của đảng ủy, hiệu trưởng hay giám đốc của trường hay chủ tịch hội đồng quản trị đồng thời lại lài bí thư đảng ủy, và đảng ủy vươn dài cánh tay đến tận từng khoa, từng bộ môn, thì làm sao có thể thực hiện giáo dục khai phóng đây ? Một trường đại học tuyên bố dạy cho sinh viên tư duy phản biện, trách nhiệm xã hội, lòng yêu nước thương nòi, trách nhiệm đối với đồng loại, cộng đồng…, nhưng trong thực tế lại không thể có hành động nào để hỗ trợ một sinh viên như Phương Uyên, không thể nhận một giảng viên như Phạm Minh Hoàng vào dạy, cấm sinh viên có những hoạt động chống ngoại xâm ; khi đồng nghiệp bị trù dập, bị sa thải, mất việc một cách bất công thì không những hiệu trưởng là người gây ra bất công đó, mà gần như toàn bộ giảng viên trong trường im lặng băng giá một cách tàn nhẫn và vô nhân đạo để đồng nghiệp phải chịu bất công một mình…, vậy thì những tọa đàm, những hội thảo, những bài học, những gì được rao giảng ở trường liệu có thể đảm bảo ý nghĩa giáo dục của chúng, hay cũng chỉ là giảng để mà giảng, tức là nói để mà nói thôi, còn giữa nói và làm, giữa phát ngôn và hành động, không cần phải có sự thống nhất ?

Nhưng nếu giữa lời nói và hành động không có sự thống nhất thì lời nói sẽ không có chức năng giáo dục, trái lại, lời nói đó sẽ chỉ có ý nghĩa như một sự lừa dối mà thôi.

Nếu thầy cô chỉ nói mà không làm thì sinh viên cũng sẽ chỉ nghe mà không làm.

Làm sao có thể dạy cho sinh viên thực hiện cái điều mà thầy cô không thực hiện ?

(Tuy nhiên, mở ngoặc để nói rằng, sinh viên có thể vẫn giữ được khả năng đánh giá độc lập, và khả năng hành động độc lập của họ. Một đoạn vidéo được phát trên mạng quay cảnh sinh viên chất vấn hiệu phó của một trường đại học khi bị ông này ngăn cấm trong một cuộc biểu tình chống Trung Quốc vào năm 2011 cho thấy điều đó).

Và bởi vì thầy cô nói mà không làm nên các bài giảng sẽ trở nên dối trá một cách đáng sợ.
Vậy nên, một người hiệu trưởng nào mà phát biểu đại loại rằng : « Tôi không thể tham gia vào các hoạt động như phản biện xã hội, các hoạt động nhằm bảo vệ những người oan ức, cải thiện nhân quyền, tôi không thể chống lại bất công, không thể bảo vệ lẽ phải, không thể bảo vệ đất nước, không thể chống lại sự lệ thuộc vào Trung Quốc…, tôi phải thỏa hiệp và chấp nhận hết mọi thứ dù phi lý đến như thế nào, vì tôi còn một trường học phải phát triển để góp phần thay đổi xã hội bằng con đường giáo dục », người hiệu trưởng đó phải có khả năng dối trá gấp nhiều lần so với những hiệu trưởng chỉ im lặng mà thực hiện vai trò làm suy thoái xã hội và suy thoái con người thông qua trường học do ông ta quản lý.

 Nếu chúng ta thừa nhận rằng, trong gần nửa thế kỷ vừa qua, xã hội đã băng hoại trầm trọng dưới sự lãnh đạo của đảng, thì trường học, một công cụ của đảng (điều này được chứng minh bằng sự hiện diện của các tổ chức đảng trong mọi trường học, cả khu vực công lẫn khu vực tư, và được chứng minh bằng việc nhân sự của trường là do đảng ủy duyệt và quyết định, nhân sự cao cấp của trường ngoài công lập là do nhà nước bổ nhiệm), đã góp phần không nhỏ (nếu không muốn nói là góp phần quan trọng) vào sự băng hoại đó.

Đấy là lý do vì sao một ngày đẹp trời sẽ có những người cảm thấy chua xót, tổn thương, hụt hẫng, khi trót đặt lòng tin của mình vào một biểu tượng nào đó trong giáo dục. Những biểu tượng được chính thức thừa nhận, trong xã hội chúng ta, về cơ bản là kết quả của truyền thông, và do đó hầu như chỉ mang ý nghĩa truyền thông, chứ không hẳn được đảm bảo bằng các giá trị thực.

Đấy cũng là lý do khiến cho cả một đất nước có hơn bốn trăm trường đại học mà muốn tìm một người xứng đáng được gọi là nhà giáo dục thì sao mà khó quá. Đấy là lời than phiền của một phóng viên có lương tâm phụ trách mảng giáo dục của một tờ báo chính thống, khi tìm mãi không được một người nào đáp ứng được yêu cầu của mình để có thể làm một bài phỏng vấn về một vấn đề của giáo dục, ngoài một vài gương mặt đã quá quen thuộc. Người phóng viên đó rốt cuộc cũng từ bỏ chuyên mục giáo dục để viết về chuyên mục khác, vì thấy rằng rút cuộc không thể nào có giáo dục được.

Không có nhà giáo dục, bởi những người làm giáo dục có những thứ phải giữ, và buồn thay, những thứ đó lại không phải là giáo dục.

Và những người muốn giữ giáo dục thì lại phải bỏ trường học. Trường hợp của người giáo viên chống tiêu cực trong giáo dục Đỗ Việt Khoa là một ví dụ. Wikipédia tiếng Việt viết : « Tháng 5-2010, ông Khoa làm đơn xin thôi việc vì lý do không thể chịu đựng được sự trù dập của lãnh đạo các cấp. » (Trích nguyên văn từ link : http://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%97_Vi%E1%BB%87t_Khoa )

Thứ khiến cho mỗi người « phải giữ » cũng chính là thứ khiến cho mỗi người « bị nắm », khiến cho mỗi người không thể nào thoát ra khỏi thân phận lệ thuộc của mình, không thể thoát khỏi guồng tha hóa của xã hội. Càng có nhiều thứ để giữ, hoặc cái thứ để giữ càng lớn, thì càng  « bị nắm » chặt. Lãnh đạo đương nhiệm các cấp hiểu rất rõ điều này, bởi chính họ cũng « bị nắm », và vì thế họ rất biết cách « nắm » người khác. Nói cách khác, họ đang cố duy trì một hệ thống mà trong đó tất cả mọi người đều bị nắm giữ. Vừa bị nắm giữ, vừa cố giữ cho được những thứ của riêng mình, nên mọi người sẽ cùng nhau duy trì cái hệ thống đang nắm giữ họ, bất kể hệ thống đó đã mục nát đến tận cùng, đã vô nhân đạo và vô pháp luật đến tận cùng.

Ở Việt Nam từ hơn nửa thế kỷ nay, những người ít bị nắm giữ nhất, hay nói cách khác, những người tự do nhất là những người chấp nhận trả giá, chấp nhận ở tù vì các hoạt động thể hiện tự do của họ ; hoặc là những người dám chối bỏ hết, từ bỏ hết, từ bỏ đến tận tài năng của mình, như Hữu Loan, Nguyên Hồng.

 Những người có điều kiện để tự do, để không bị nắm giữ, là những viên chức hoặc những người lao động sống được bằng những thu nhập chính đáng. Những người này có lựa chọn tự do hay không còn tùy thuộc vào nhận thức và bản lĩnh của họ, nhưng họ có điều kiện để thực thi tự do.

 Những người mất tự do là những người hưởng lợi từ sự thối nát của hệ thống, càng hưởng lợi nhiều càng mất tự do. Dĩ nhiên có ngoại lệ, nhưng nhìn chung là như vậy. 

    Hệ thống sẽ chọn vào vị trí lãnh đạo những người mà nó có thể « nắm » được, hay nói cách khác là những người sẵn sàng để cho nó « nắm » ; như vậy mới đảm bảo được sự vận hành « bình thường » (nghĩa là lúc nào cũng như lúc nào) của một hệ thống không thay đổi, và không có ý định thay đổi. Hệ thống đó để cho các thành viên hưởng lợi từ nó bằng cách chấp nhận bị trói chặt vào nó và chấp nhận đánh đổi tự do, phẩm giá, nhân cách của mình để lấy một ít (hay nhiều hoặc rất nhiều) quyền lực và quyền lợi vật chất gắn với quyền lực đó.

    Hệ thống tước đoạt hết sức mạnh của tất cả các thành viên, nhưng lại để cho tất cả mọi mắt xích của nó đều có chút ít quyền lực. Đó là lý do khiến ta có thể lập tức cảm nhận thứ quyền lực đó ngay tại thời điểm bắt đầu bước chân vào một cơ quan bất kỳ, ngay tại thời điểm tiếp xúc với người bảo vệ. Một người gác cổng cũng có cách để thể hiện và cảm nhận quyền lực của mình. Và cũng vì thế nên trong giới những người « làm khoa học » mới lan truyền một kinh nghiệm là muốn cho đề tài nghiên cứu các loại được duyệt kinh phí, thì phải « chạy » từ vòng gửi xe. Người giữ xe cũng có  quyền lực và quyền lợi của mình. Vậy thì quyền lực và quyền lợi của những người đứng ở vị trí lãnh đạo sẽ như thế nào ? Một hệ thống như thế khiến tất cả đều lệ thuộc vào nhau, và nó vận hành (hiện tại nó vẫn vận hành một cách vững chắc) nhờ sự lệ thuộc lẫn nhau đó.

Điều đó cũng có nghĩa là những người càng đứng ở những vị trí cao trong hệ thống  lãnh đạo thì mức độ lệ thuộc càng lớn, phạm vi lệ thuộc càng rộng, và hệ quả là họ càng ít có ý thức về tự do (và càng đánh mất ý thức về tự do thì càng đánh mất phẩm giá, tuy nhiên đây là một vấn đề cần được triển khai vào dịp khác, vì không thể chỉ nói trong vài câu).

Họ có thể có rất nhiều tiền, nhiều quyền lực, thậm chí có thể quy định việc tước đoạt tự do của người khác, quyết định sự sống chết của người khác, nhưng chính họ ở vào tình trạng mất tự do vào bậc nhất, đặc biệt khi mà tiền và quyền của họ lại được quyết định bởi người khác, chứ không phải bởi chính năng lực thực sự của họ.

Điều nguy hiểm là khi lãnh đạo cấp cao của một nước mất tự do hành động và mất tự do quyết định, và « bị nắm giữ » bởi lợi ích vật chất, thì toàn bộ quốc gia, dưới sự lãnh đạo của họ, cũng có nguy cơ sẽ bị đặt vào tình trạng suy thoái hoặc mất độc lập. Đó là tình trạng hiện nay của Việt Nam.

Nelson Madela, Václav Havel, Aung San Suu Kyi … không có gì để giữ cho riêng họ, mà họ có cả một đất nước, cả một dân tộc phải bảo vệ, và những giá trị nhân văn phải gìn giữ.
Còn đa số người Việt Nam hiện nay đang ở trong tình trạng : để giữ được những thứ họ đang có thì họ phải đổi lấy sự mất mát chung.

Có lẽ nên chăng, mỗi người, vào thời điểm này, cần dừng lại một khoảng thời gian đủ lâu để đặt cho mình câu hỏi mà các triết gia, văn sĩ, nghệ sĩ phương Tây vẫn thường đặt ra từ xưa tới nay : « Tôi là ai ? Tôi đang làm gì, ở đây, bây giờ ? ». Đặt ra mấy câu hỏi đó để suy ngẫm một chút về tác hại đối với xã hội, đối với con người và đối với chính mình, những tác hại do chính mình gây ra bằng những việc mình « đang làm ở đây bây giờ ».

Hoặc một câu hỏi khác cũng đáng được xuất hiện : mỗi người chúng ta đang giữ cái gì đây ? Cái mà chúng ta « phải giữ » thực chất là cái gì vậy ?

Hay ít nhất thì cũng đặt câu hỏi :

Làm sao để có thể vừa giữ được thứ này, vừa giữ được thứ kia, có cách nào để giữ tất cả mọi thứ cùng một lúc ?

Nếu có một (hay nhiều) cách cho phép cùng lúc giữ được những thứ cần giữ thì nên tìm những cách đó, chứ không nên tiếp tục tình trạng hiện tại, khi mà sự « phát triển » của từng đơn vị hay từng cá nhân lại là nguyên nhân khiến pháp luật bị vi phạm, xã hội bất công, đạo đức suy đồi, các giá trị tinh thần bị hủy diệt,  nhân dân nghèo đói, đất nước tang thương và mất độc lập.

Nếu đất nước này mất đi, nếu dân tộc này phải làm nô lệ, nếu xã hội mất nhân văn, con người mất phẩm giá, nếu bản thân mình cũng phải làm nô lệ, cũng mất nhân tính, tha hóa, độc ác, dối trá, lừa lọc, thì việc mình giữ được thứ mình đang có liệu sẽ mang những ý nghĩa gì ?

Cho dù thứ mà mỗi người giữ được cho mình là gì, thì, cùng với thứ đó mỗi người sẽ để lại cho con cháu cả nỗi nhục nhã. Đó là điều không tránh khỏi nếu tình trạng chung tiếp tục duy trì như hiện nay. Nỗi nhục nhã sẽ là di sản chung mà mỗi người để lại cho xã hội, cho chính con cháu mình, cho các thế hệ tương lai, sau khi đã thu vén cho riêng mình những thứ cần phải giữ cho bằng được.

Cuối cùng, chính là câu hỏi ấy mà mỗi người cần phải trả lời : giữ cái gì ?...

Paris, 4/9/2014

Paris, 3/9/2014

Nguyễn Thị Từ Huy

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Giữ cái gì ?… ( 1, 2 )

Khi tìm hiểu về một số nhân vật đã thành công trong việc giúp cho dân tộc của họ thoát khỏi sự thống trị của chế độ phân biệt chủng tộc, chế

Giữ cái gì ?…

Khi tìm hiểu về một số nhân vật đã thành công trong việc giúp cho dân tộc của họ thoát khỏi sự thống trị của chế độ phân biệt chủng tộc, chế độ độc tài hay toàn trị, tôi rút ra nhận xét sau đây:

Nelson Madela, Václav Havel, Aung San Suu Kyi… đều là những người rất quyết liệt, rõ ràng trong tư tưởng và hành động, đi tận cùng lý tưởng của mình, chấp nhận tù đày, hy sinh chứ không chịu thỏa hiệp ; giữa phát ngôn và hành động rất thống nhất, họ nói điều họ nghĩ, và làm điều họ nói. Thậm chí họ có thể bước thẳng tới họng súng không một chút chần chừ.

Họ không có một trường đại học nào, một viện nghiên cứu nào, một tờ báo nào, một công ty nào… cần phải giữ cho bằng được, mà để giữ được thì phải hợp tác (hợp tác cũng có nghĩa là phải nhượng bộ) nên hệ quả là (dù muốn hay không) phải làm thành một phần của chính quyền. (Nói đúng ra thì Havel từng tham gia điều hành một tờ tạp chí văn học, nhưng ông ấy thà để cho nó bị bóp chết chứ không chịu thỏa hiệp với Hội nhà văn Tiệp Khắc, bởi ông hiểu rằng để giữ cho tờ tạp chí được sống thì tự do phải chết, sự thật phải chết). Không. Những người đó chẳng có gì để giữ cho riêng mình, nên đã không hề thỏa hiệp với chính quyền ; nên họ có thể cứng rắn, kiên định và cống hiến trọn vẹn cho toàn bộ dân tộc của họ, vì thế có thể làm thay đổi số phận dân tộc của họ.

Mặt khác, phải thấy rằng họ thành công vì được rất nhiều người ủng hộ, rất nhiều người trong xã hội đấu tranh cùng họ và hy sinh cùng họ.

Ta thử làm một giả định : nếu họ ở Việt Nam thì sẽ thế nào ? Căn cứ vào thực tế hiện nay thì có thể thấy họ sẽ bị đa số trí thức và người dân coi là quá cực đoan. Và viễn cảnh dễ nhận thấy là người ta sẽ không ủng hộ họ và không hợp tác với họ. Chẳng hạn, nếu Aung San Suu Kyi là người Việt Nam, và hoạt động chính trị ở Việt Nam, bà sẽ khó mà nhận được sự ủng hộ của đa số trí thức và dân chúng như là bà đã nhận được ở Miến Điện. Sẽ không có cảnh một đoàn giáo sư và sinh viên đại học đến tìm bà để đề nghị bà ở lại hoạt động cho đất nước, có nghĩa là họ sẽ cùng đấu tranh với bà và chấp nhận hy sinh cùng bà. Điều tương tự không thể xảy ra ở Việt Nam, tại thời điểm này. Trái lại, hầu hết giảng viên đại học Việt Nam sẽ khuyên bà nên trở về Anh mà sống yên vui với chồng con, họ sẽ khuyên bà « đi đi », « đừng ở lại », vì « Hà Nội không vội được đâu », vì « cái nước mình nó thế », phải từ từ thôi (dẫu đã từ từ gần một thế kỷ nay rồi nhưng vẫn phải từ từ) và cuối cùng là vì bà quá cực đoan, không chịu thỏa hiệp nên không làm được gì đâu (!!!).

Vậy đó, lý do khiến cho các lãnh tụ dân chủ được nêu trên đây và dân tộc họ thành công trong việc thoát khỏi vòng nô lệ của các chế độ độc tài hay toàn trị lại trở thành lý do khiến họ sẽ không được đa số dân chúng ở Việt Nam ủng hộ, nếu họ hoạt động ở Việt Nam.

Đấy cũng là lý do khiến cho các nhà hoạt động dân chủ Việt Nam không được (hay chưa được) đa số những người làm công việc trí thức và đa số dân chúng (tôi phải nhắc lại từ « đa số » này) ủng hộ. Việt Nam không thiếu những người quyết liệt, dám hy sinh, có thể nêu một vài cái tên làm ví dụ như Trần Độ, Trần Xuân Bách ; những người bị tù đầy như Nguyễn Đan Quế, Lê Công Định... Nhưng họ bị cô lập bởi những người xung quanh, bị tẩy chay, bị « bỏ rơi ». Và để khỏi phải áy náy thì người ta cho rằng đấy là lỗi của họ, rằng « họ quá cực đoan », vì thế lảng tránh họ chẳng có gì là xấu. Thậm chí một người chỉ bộc lộ chính kiến một cách ôn hòa bằng cách viết một số bài ít nhiều mang tính chỉ trích còn bị xem là cực đoan thì thử hỏi làm sao những người quyết liệt đến mức hy sinh tất cả mọi thứ như các nhà bất đồng chính kiến từng tù tội lại không bị xem là quá cực đoan ?

Ý nghĩa của từ « cực đoan » này dĩ nhiên cũng cần được phân định một cách rõ ràng, ở đây chỉ nêu lên một khía cạnh : khi mà sự quyết liệt, sự lựa chọn rõ ràng, ý chí sống trong sự thật (các phẩm chất cần có của thái độ dân chủ, và của những người đấu tranh cho dân chủ) bị xem là cực đoan, thì cũng có nghĩa là các phẩm chất ưu tú bị nhìn như là nhược điểm. Nếu « cực đoan » là nhược điểm, thì có nghĩa là « không cực đoan » mới là ưu điểm. Lập luận sẽ là : « chúng tôi không xấu, mà chúng tôi không cực đoan thôi, vì thế chúng tôi mới tồn tại được trong xã hội này. Vì các ông/bà cực đoan nên các ông bà mới phải vào tù, các ông/bà mới bị đối xử bất công, vậy các ông/bà phải tự chịu lấy một mình, không trách chúng tôi được ». Với lập luận này thì lương tâm có thể dễ dàng ngủ yên, để mặc cho cái xấu hoành hành và cái tốt bị vùi dập.

Václav Havel ra tù rồi lên làm tổng thống, Nelson Madela ra tù cũng lên làm tổng thống, Aung San Suu Kyi sau khi được tự do cũng tham gia vào chính phủ. Trước đây ở Việt Nam những người cách mạng vào tù, khi ra tù họ trở thành anh hùng. Còn các nhà bất đồng chính kiến tại Việt Nam hiện nay sau khi ra tù thì trong con mắt của đa số trí thức và dân chúng, họ vẫn là tội phạm, chỉ bởi nhà nước coi họ là tội phạm. Vì thế nên không những không ủng hộ họ mà đa số người dân còn lảng tránh họ, và không có tổ chức nào dám nhận họ vào làm việc như một người bình thường. Có nghĩa là những người bất đồng chính kiến ở Việt Nam, khi ra tù, không còn có khả năng tập hợp và ảnh hưởng tới công chúng nữa. Cũng có nghĩa là họ bị vô hiệu hóa về phương diện hoạt động xã hội. Tại thời điểm hiện tại này, không một người bất đồng chính kiến nào có thể mơ tưởng một vị thế như Havel từng có, hay Aung San Suu Kyi đang có. Một vị thế như vậy chỉ có thể có được khi phần lớn dân chúng trong xã hội ủng hộ họ, hy sinh cùng họ, và đi cùng con đường với họ. (Dĩ nhiên, cũng có những lý do thuộc về chủ quan của những người bất đồng chính kiến, nhưng vấn đề này cần được mổ xẻ vào lúc khác.)

Bi kịch của những người bất đồng chính kiến Việt Nam cũng chính là bi kịch của cả đất nước. Bởi nếu họ không được số đông ủng hộ, thì cũng sẽ không có ngày đất nước thoát khỏi vòng kìm kẹp của hệ thống toàn trị, cũng có nghĩa là không thể phát triển được, và nếu không phát triển được thì nguy cơ mất nước sẽ trở thành hiện thực mất nước.

Trong bài này, tôi đưa ra một nguyên nhân để lý giải cho hiện tượng vừa nêu ở trên (trong khi luôn ý thức được rằng có nhiều nguyên nhân khác nữa) : các nhà bất đồng chính kiến không/chưa được ủng hộ rộng rãi, lý tưởng tự do dân chủ không/chưa được ủng hộ rộng rãi ở Việt Nam, vì người ta ai cũng còn những thứ « phải giữ ».

Hiện nay, đa số mọi người lập luận rằng, tôi còn việc nọ hay việc kia phải làm (phải điều hành một cơ quan, một tổ chức…), tôi còn cái ghế giáo sư phải giữ, tôi còn cái chức trưởng khoa phải giữ, tôi còn cái chức hiệu trưởng hay viện trưởng phải giữ, con tôi còn có một công ty, cháu tôi có một nhà máy…, nên tôi phải thỏa hiệp, phải chấp nhận mọi thứ tệ nạn, nên tôi chưa thể ra khỏi đảng, tôi chưa thể nào tham gia cùng các bạn (chống Tàu, các hoạt động ngăn chặn các tệ nạn xã hội, ngăn chặn các chính sách sai lầm của chính phủ, bảo vệ nhân quyền, bảo vệ công lý, phát triển đất nước…). Nếu ai cũng có cái gì đó để giữ, và ai cũng không thể làm gì được, vậy thì ai sẽ làm đây ?

Vậy đó, hầu như rất ít người chấp nhận hy sinh chút ít quyền lợi cá nhân để làm những việc vì quyền lợi chung của cộng đồng. Có những người như vậy, nhưng hiện đang rất ít.

Trái lại, có một bộ phận không nhỏ những người hiểu biết, có một chút lương tâm, khi nhìn thấy những nguy cơ tồi tệ của xã hội hiện tại, muốn làm việc gì đó để ngăn chặn những nguy cơ đó. Nhưng vì họ luôn có cái gì để giữ cho họ, nên họ chỉ lựa chọn những giải pháp an toàn, những giải pháp cho phép họ bộc lộ một thái độ, nhưng không làm ảnh hưởng đến thứ mà họ đang có. Đó là phát biểu vài lời trong các hội nghị, hội thảo, tọa đàm mà nội dung của chúng chẳng có cách nào đi vào thực tiễn của cuộc sống ; hoặc viết thư ngỏ, kiến nghị. Điều đó giải thích sự bùng nổ của các kiến nghị, tuyên bố, kêu gọi… mấy năm gần đây. Nhưng các hình thức đó chưa bao giờ có hiệu quả, chưa bao giờ đạt được một kết quả cụ thể nào. Và căn cứ vào tình trạng hiện nay thì hình thức đó sẽ chẳng có hiệu quả. Dù bản thân tôi cũng thường tham gia ký kiến nghị, nhưng tôi phải thừa nhận sự thật đó, sự thật thì phải thừa nhận thôi. Ai viết kiến nghị thì cứ viết, còn ai làm thì cứ làm, chẳng thèm đếm xỉa đến kiến nghị, tuyên bố hay tuyên cáo, tất cả đều bị xếp xó hết.

Không có hiệu quả, bởi vì, nếu như vào một thời điểm nhất định nào đó, viết và ký kiến nghị có thể xem là một hành động, có tác động thức tỉnh và nâng cao nhận thức của một bộ phận người dân, thì lúc này, viết và ký kiến nghị, tuyên bố... không còn là một hành động nữa, vì tính chất vô hiệu quả của nó. Như tất cả mọi người đều thấy, gộp tất cả các kiến nghị từ trước tới giờ cũng không thể nào có được tác động, cả đối với chính quyền lẫn đối với dân chúng, bằng một chuyến đi xe máy của chị Bùi Thị Minh Hằng, hay sự ra đời của Văn đoàn độc lập hoặc Hội nhà báo độc lập. Dĩ nhiên, nói như vậy thì hơi quá cực đoan, nhưng quả thực, kiến nghị giờ đây chỉ còn có tác dụng an thần đối với người viết và người ký mà thôi, khiến cho họ cảm thấy là họ cũng đang làm việc gì đó. Nhưng đã đến lúc phải thấy rằng giờ đây ký kiến nghị nghĩa là không làm gì cả, chẳng có cái giá nào phải trả và cũng không còn âm vang nữa, chẳng có bao nhiêu tác động. Trái lại, sau kiến nghị, sự việc còn có thể trở nên trầm trọng hơn, tồi tệ hơn. (Xin đọc loạt bài « Hiến pháp 2013 – Sửa nhầm hay đổi thiệt? » và « Hiến pháp vi hiến » của Hoàng Xuân Phú để thấy được chính quyền đã thể hiện cho các công dân viết và ký kiến nghị về hiến pháp -trong đó có tôi- thấy rằng quyền lực của chính quyền mạnh như thế nào và thấy được sự khinh bỉ của chính quyền dành cho họ như thế nào.)

Nếu muốn thay đổi nhận thức dân chúng, thì những người viết kiến nghị có thể viết các bài phân tích thấu đáo cho dân chúng hiểu, và đối tượng hướng tới là dân chúng. Còn với chính quyền, phải có phương thức khác (dứt khoát hơn, rõ ràng hơn, mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn), nếu muốn có hiệu quả. Nhưng có vẻ như những người chủ trương kiến nghị chưa sẵn sàng cho những phương thức hành động khác, phải chăng là bởi chính họ cũng còn những thứ « phải giữ ».

Vấn đề là ở chỗ: nếu ngay cả những người hiểu biết, tạm cho là có ý thức trách nhiệm, còn không thể từ bỏ vài quyền lợi nhỏ mọn mà mình đang có (và để có được những quyền lợi đó phải chấp nhận nhập nhèm, thiếu minh bạch trong công việc, tiếp tay cho bộ máy tham nhũng, và nhìn chung là chọn thái độ thỏa hiệp với mọi tệ nạn trong cuộc sống, chấp nhận mọi quyết định sai trái của chính quyền), thì hỏi làm sao mà các lãnh đạo hiện hành, nhờ sự đảm bảo của đảng độc tài nên được ngồi trên núi vàng, chi phối và hưởng lợi từ toàn bộ lợi ích khổng lồ của quốc gia, lại có thể từ bỏ vị trí của họ, từ bỏ đảng của họ được ?

Đó là một logic thống nhất từ trên xuống dưới hiện nay.

Giữ cái gì ?... (Tiếp theo và hết)

Câu hỏi của tôi là : nếu mỗi người giữ được thứ mình đang có : một trường học, một viện nghiên cứu, một nhà xuất bản, một công ty, một tờ báo, một chức vụ…, nhưng lại không giữ được đất nước, không giữ truyền thống dân tộc, không giữ được văn hóa dân tộc, không giữ được đạo đức    xã hội và cá nhân, nghĩa là không giữ được các giá trị tinh thần, không giúp đất nước phát triển mà trái lại ngày càng lụn bại… thì thử hỏi, những thứ mà mỗi người giữ được sẽ mang một ý nghĩa như thế nào ?

Lấy một ví dụ cụ thể, trong một lĩnh vực cụ thể là giáo dục :

Một ông hiệu trưởng nói : « tôi không làm gì được, tôi phải thỏa hiệp với Bộ Giáo dục, với chính quyền, dù Bộ có thối nát (chữ « thối nát » này tôi lấy lại chữ dùng của một quan chức giáo dục khi ông ta nói về Bộ Giáo dục) đến như thế nào, dù chính quyền có sai đến như thế nào chăng nữa tôi cũng phải thỏa hiệp, phải chấp nhận, mỗi dịp lễ tết tôi phải cử người đi « chúc mừng » Bộ với phong bì (hay là va li) hậu hĩnh, như tất cả các trường khác ; tôi phải cấm sinh viên bày tỏ lòng yêu nước ; tôi không thể bảo vệ giảng viên của tôi nếu họ có vấn đề với chính quyền, với Ban Tuyên giáo…, bởi vì tôi phải phát triển trường đại học của tôi. Mà tất cả đều biết rằng giáo dục rất quan trọng, thông qua giáo dục để làm thay đổi xã hội. Tôi phải thỏa hiệp để làm giáo dục, nhờ đó mà thay đổi xã hội. »

Mặc nhiên, đó là lập luận phổ biến hiện nay (có thể thay chữ « trường học » bằng một tổ chức bất kỳ trong xã hội). Chính trong lập luận này mà ta thấy, các trường học (các đơn vị) càng « phát triển » thì tệ nạn xã hội càng trầm trọng, bởi sự « phát triển » của trường học phải dựa vào phương thức vận hành của các tệ nạn. Các trường càng phát triển thì lãnh đạo trường càng phải tham gia sâu vào cơ chế tha hóa của xã hội, và bằng sự tha hóa của chính mình càng góp phần củng cố cơ chế đó, tức là củng cố chế độ hiện thời.
Nhưng họ đã « phát triển » trường của họ như thế nào?  Họ có làm thay đổi được xã hội thông qua hoạt động của trường họ không ? Hoặc chỉ là một câu hỏi đơn giản : Họ có làm được giáo dục không ?

Trên thực tế, qua nhiều bài báo đã chứng minh, qua nhiều thống kê đã công bố, giáo dục Việt Nam thua kém kể cả ở cấp khu vực (thậm chí là khu vực nhỏ Đông Nam Á, so với Thái Lan, Malaixia…), chứ chưa nói là quốc tế. Kể cả trong số những trường đại học thu học phí của sinh viên cao ngất ngưởng cũng chưa có trường nào đạt đẳng cấp tiểu khu vực. Tị nạn giáo dục ở nước ngoài (đặc biệt là từ bậc đại học) đã trở thành một phong trào rầm rộ, mà con cái giáo viên chiếm một tỉ lệ không nhỏ. Bởi hơn ai hết quan chức giáo dục và giáo viên các cấp (nhất là giảng viên đại học) hiểu rõ rằng chính họ đang tạo ra một vũng lầy được gọi là giáo dục, và nhất định không muốn con họ phải rơi vào vũng lầy đó, nếu họ có điều kiện kinh tế. Vậy « phát triển trường » phải được hiểu theo nghĩa nào ? Phải được hiểu là những người quản lý và lãnh đạo trường, cả giáo viên, có thể phát triển kinh tế « cá nhân » họ rất tốt,  trường có thể mở rộng với số lượng lớn sinh viên vào trường, nhưng chất lượng đào tạo thì không quan trọng, không đạt tầm khu vực cũng chẳng sao.

Còn hoạt động các trường có « làm thay đổi xã hội » được không ? Căn cứ vào thực trạng xã hội hiện nay, không thấy các trường có dấu hiệu làm thay đổi xã hội, trái lại, bằng sự thỏa hiệp với chính quyền, các trường cũng góp phần làm cho xã hội xuống cấp, tức là góp phần làm cho xã hội thay đổi theo chiều hướng xấu đi. Quay trở lại với một đoạn đã viết ở trên để hiểu logic này : các thầy phải « chạy » Bộ Giáo dục, thì các trò phải « chạy » thầy, quyết định thành lập trường được cấp loạn xạ, bằng dởm cũng được cấp loạn xạ. Trường học là nơi bộc lộ đầy đủ sự xuống cấp của xã hội và sự băng hoại của đạo đức. Vậy thì, đây là để trả lời cho câu hỏi thứ ba được nêu ở trên : trường học không thể thực hiện được chức năng giáo dục.

Một trường đại học tuyên bố thực hiện giáo dục khai phóng, nhưng lại hoạt động dưới sự chỉ đạo chặt chẽ của đảng ủy, hiệu trưởng hay giám đốc của trường hay chủ tịch hội đồng quản trị đồng thời lại lài bí thư đảng ủy, và đảng ủy vươn dài cánh tay đến tận từng khoa, từng bộ môn, thì làm sao có thể thực hiện giáo dục khai phóng đây ? Một trường đại học tuyên bố dạy cho sinh viên tư duy phản biện, trách nhiệm xã hội, lòng yêu nước thương nòi, trách nhiệm đối với đồng loại, cộng đồng…, nhưng trong thực tế lại không thể có hành động nào để hỗ trợ một sinh viên như Phương Uyên, không thể nhận một giảng viên như Phạm Minh Hoàng vào dạy, cấm sinh viên có những hoạt động chống ngoại xâm ; khi đồng nghiệp bị trù dập, bị sa thải, mất việc một cách bất công thì không những hiệu trưởng là người gây ra bất công đó, mà gần như toàn bộ giảng viên trong trường im lặng băng giá một cách tàn nhẫn và vô nhân đạo để đồng nghiệp phải chịu bất công một mình…, vậy thì những tọa đàm, những hội thảo, những bài học, những gì được rao giảng ở trường liệu có thể đảm bảo ý nghĩa giáo dục của chúng, hay cũng chỉ là giảng để mà giảng, tức là nói để mà nói thôi, còn giữa nói và làm, giữa phát ngôn và hành động, không cần phải có sự thống nhất ?

Nhưng nếu giữa lời nói và hành động không có sự thống nhất thì lời nói sẽ không có chức năng giáo dục, trái lại, lời nói đó sẽ chỉ có ý nghĩa như một sự lừa dối mà thôi.

Nếu thầy cô chỉ nói mà không làm thì sinh viên cũng sẽ chỉ nghe mà không làm.

Làm sao có thể dạy cho sinh viên thực hiện cái điều mà thầy cô không thực hiện ?

(Tuy nhiên, mở ngoặc để nói rằng, sinh viên có thể vẫn giữ được khả năng đánh giá độc lập, và khả năng hành động độc lập của họ. Một đoạn vidéo được phát trên mạng quay cảnh sinh viên chất vấn hiệu phó của một trường đại học khi bị ông này ngăn cấm trong một cuộc biểu tình chống Trung Quốc vào năm 2011 cho thấy điều đó).

Và bởi vì thầy cô nói mà không làm nên các bài giảng sẽ trở nên dối trá một cách đáng sợ.
Vậy nên, một người hiệu trưởng nào mà phát biểu đại loại rằng : « Tôi không thể tham gia vào các hoạt động như phản biện xã hội, các hoạt động nhằm bảo vệ những người oan ức, cải thiện nhân quyền, tôi không thể chống lại bất công, không thể bảo vệ lẽ phải, không thể bảo vệ đất nước, không thể chống lại sự lệ thuộc vào Trung Quốc…, tôi phải thỏa hiệp và chấp nhận hết mọi thứ dù phi lý đến như thế nào, vì tôi còn một trường học phải phát triển để góp phần thay đổi xã hội bằng con đường giáo dục », người hiệu trưởng đó phải có khả năng dối trá gấp nhiều lần so với những hiệu trưởng chỉ im lặng mà thực hiện vai trò làm suy thoái xã hội và suy thoái con người thông qua trường học do ông ta quản lý.

 Nếu chúng ta thừa nhận rằng, trong gần nửa thế kỷ vừa qua, xã hội đã băng hoại trầm trọng dưới sự lãnh đạo của đảng, thì trường học, một công cụ của đảng (điều này được chứng minh bằng sự hiện diện của các tổ chức đảng trong mọi trường học, cả khu vực công lẫn khu vực tư, và được chứng minh bằng việc nhân sự của trường là do đảng ủy duyệt và quyết định, nhân sự cao cấp của trường ngoài công lập là do nhà nước bổ nhiệm), đã góp phần không nhỏ (nếu không muốn nói là góp phần quan trọng) vào sự băng hoại đó.

Đấy là lý do vì sao một ngày đẹp trời sẽ có những người cảm thấy chua xót, tổn thương, hụt hẫng, khi trót đặt lòng tin của mình vào một biểu tượng nào đó trong giáo dục. Những biểu tượng được chính thức thừa nhận, trong xã hội chúng ta, về cơ bản là kết quả của truyền thông, và do đó hầu như chỉ mang ý nghĩa truyền thông, chứ không hẳn được đảm bảo bằng các giá trị thực.

Đấy cũng là lý do khiến cho cả một đất nước có hơn bốn trăm trường đại học mà muốn tìm một người xứng đáng được gọi là nhà giáo dục thì sao mà khó quá. Đấy là lời than phiền của một phóng viên có lương tâm phụ trách mảng giáo dục của một tờ báo chính thống, khi tìm mãi không được một người nào đáp ứng được yêu cầu của mình để có thể làm một bài phỏng vấn về một vấn đề của giáo dục, ngoài một vài gương mặt đã quá quen thuộc. Người phóng viên đó rốt cuộc cũng từ bỏ chuyên mục giáo dục để viết về chuyên mục khác, vì thấy rằng rút cuộc không thể nào có giáo dục được.

Không có nhà giáo dục, bởi những người làm giáo dục có những thứ phải giữ, và buồn thay, những thứ đó lại không phải là giáo dục.

Và những người muốn giữ giáo dục thì lại phải bỏ trường học. Trường hợp của người giáo viên chống tiêu cực trong giáo dục Đỗ Việt Khoa là một ví dụ. Wikipédia tiếng Việt viết : « Tháng 5-2010, ông Khoa làm đơn xin thôi việc vì lý do không thể chịu đựng được sự trù dập của lãnh đạo các cấp. » (Trích nguyên văn từ link : http://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%97_Vi%E1%BB%87t_Khoa )

Thứ khiến cho mỗi người « phải giữ » cũng chính là thứ khiến cho mỗi người « bị nắm », khiến cho mỗi người không thể nào thoát ra khỏi thân phận lệ thuộc của mình, không thể thoát khỏi guồng tha hóa của xã hội. Càng có nhiều thứ để giữ, hoặc cái thứ để giữ càng lớn, thì càng  « bị nắm » chặt. Lãnh đạo đương nhiệm các cấp hiểu rất rõ điều này, bởi chính họ cũng « bị nắm », và vì thế họ rất biết cách « nắm » người khác. Nói cách khác, họ đang cố duy trì một hệ thống mà trong đó tất cả mọi người đều bị nắm giữ. Vừa bị nắm giữ, vừa cố giữ cho được những thứ của riêng mình, nên mọi người sẽ cùng nhau duy trì cái hệ thống đang nắm giữ họ, bất kể hệ thống đó đã mục nát đến tận cùng, đã vô nhân đạo và vô pháp luật đến tận cùng.

Ở Việt Nam từ hơn nửa thế kỷ nay, những người ít bị nắm giữ nhất, hay nói cách khác, những người tự do nhất là những người chấp nhận trả giá, chấp nhận ở tù vì các hoạt động thể hiện tự do của họ ; hoặc là những người dám chối bỏ hết, từ bỏ hết, từ bỏ đến tận tài năng của mình, như Hữu Loan, Nguyên Hồng.

 Những người có điều kiện để tự do, để không bị nắm giữ, là những viên chức hoặc những người lao động sống được bằng những thu nhập chính đáng. Những người này có lựa chọn tự do hay không còn tùy thuộc vào nhận thức và bản lĩnh của họ, nhưng họ có điều kiện để thực thi tự do.

 Những người mất tự do là những người hưởng lợi từ sự thối nát của hệ thống, càng hưởng lợi nhiều càng mất tự do. Dĩ nhiên có ngoại lệ, nhưng nhìn chung là như vậy. 

    Hệ thống sẽ chọn vào vị trí lãnh đạo những người mà nó có thể « nắm » được, hay nói cách khác là những người sẵn sàng để cho nó « nắm » ; như vậy mới đảm bảo được sự vận hành « bình thường » (nghĩa là lúc nào cũng như lúc nào) của một hệ thống không thay đổi, và không có ý định thay đổi. Hệ thống đó để cho các thành viên hưởng lợi từ nó bằng cách chấp nhận bị trói chặt vào nó và chấp nhận đánh đổi tự do, phẩm giá, nhân cách của mình để lấy một ít (hay nhiều hoặc rất nhiều) quyền lực và quyền lợi vật chất gắn với quyền lực đó.

    Hệ thống tước đoạt hết sức mạnh của tất cả các thành viên, nhưng lại để cho tất cả mọi mắt xích của nó đều có chút ít quyền lực. Đó là lý do khiến ta có thể lập tức cảm nhận thứ quyền lực đó ngay tại thời điểm bắt đầu bước chân vào một cơ quan bất kỳ, ngay tại thời điểm tiếp xúc với người bảo vệ. Một người gác cổng cũng có cách để thể hiện và cảm nhận quyền lực của mình. Và cũng vì thế nên trong giới những người « làm khoa học » mới lan truyền một kinh nghiệm là muốn cho đề tài nghiên cứu các loại được duyệt kinh phí, thì phải « chạy » từ vòng gửi xe. Người giữ xe cũng có  quyền lực và quyền lợi của mình. Vậy thì quyền lực và quyền lợi của những người đứng ở vị trí lãnh đạo sẽ như thế nào ? Một hệ thống như thế khiến tất cả đều lệ thuộc vào nhau, và nó vận hành (hiện tại nó vẫn vận hành một cách vững chắc) nhờ sự lệ thuộc lẫn nhau đó.

Điều đó cũng có nghĩa là những người càng đứng ở những vị trí cao trong hệ thống  lãnh đạo thì mức độ lệ thuộc càng lớn, phạm vi lệ thuộc càng rộng, và hệ quả là họ càng ít có ý thức về tự do (và càng đánh mất ý thức về tự do thì càng đánh mất phẩm giá, tuy nhiên đây là một vấn đề cần được triển khai vào dịp khác, vì không thể chỉ nói trong vài câu).

Họ có thể có rất nhiều tiền, nhiều quyền lực, thậm chí có thể quy định việc tước đoạt tự do của người khác, quyết định sự sống chết của người khác, nhưng chính họ ở vào tình trạng mất tự do vào bậc nhất, đặc biệt khi mà tiền và quyền của họ lại được quyết định bởi người khác, chứ không phải bởi chính năng lực thực sự của họ.

Điều nguy hiểm là khi lãnh đạo cấp cao của một nước mất tự do hành động và mất tự do quyết định, và « bị nắm giữ » bởi lợi ích vật chất, thì toàn bộ quốc gia, dưới sự lãnh đạo của họ, cũng có nguy cơ sẽ bị đặt vào tình trạng suy thoái hoặc mất độc lập. Đó là tình trạng hiện nay của Việt Nam.

Nelson Madela, Václav Havel, Aung San Suu Kyi … không có gì để giữ cho riêng họ, mà họ có cả một đất nước, cả một dân tộc phải bảo vệ, và những giá trị nhân văn phải gìn giữ.
Còn đa số người Việt Nam hiện nay đang ở trong tình trạng : để giữ được những thứ họ đang có thì họ phải đổi lấy sự mất mát chung.

Có lẽ nên chăng, mỗi người, vào thời điểm này, cần dừng lại một khoảng thời gian đủ lâu để đặt cho mình câu hỏi mà các triết gia, văn sĩ, nghệ sĩ phương Tây vẫn thường đặt ra từ xưa tới nay : « Tôi là ai ? Tôi đang làm gì, ở đây, bây giờ ? ». Đặt ra mấy câu hỏi đó để suy ngẫm một chút về tác hại đối với xã hội, đối với con người và đối với chính mình, những tác hại do chính mình gây ra bằng những việc mình « đang làm ở đây bây giờ ».

Hoặc một câu hỏi khác cũng đáng được xuất hiện : mỗi người chúng ta đang giữ cái gì đây ? Cái mà chúng ta « phải giữ » thực chất là cái gì vậy ?

Hay ít nhất thì cũng đặt câu hỏi :

Làm sao để có thể vừa giữ được thứ này, vừa giữ được thứ kia, có cách nào để giữ tất cả mọi thứ cùng một lúc ?

Nếu có một (hay nhiều) cách cho phép cùng lúc giữ được những thứ cần giữ thì nên tìm những cách đó, chứ không nên tiếp tục tình trạng hiện tại, khi mà sự « phát triển » của từng đơn vị hay từng cá nhân lại là nguyên nhân khiến pháp luật bị vi phạm, xã hội bất công, đạo đức suy đồi, các giá trị tinh thần bị hủy diệt,  nhân dân nghèo đói, đất nước tang thương và mất độc lập.

Nếu đất nước này mất đi, nếu dân tộc này phải làm nô lệ, nếu xã hội mất nhân văn, con người mất phẩm giá, nếu bản thân mình cũng phải làm nô lệ, cũng mất nhân tính, tha hóa, độc ác, dối trá, lừa lọc, thì việc mình giữ được thứ mình đang có liệu sẽ mang những ý nghĩa gì ?

Cho dù thứ mà mỗi người giữ được cho mình là gì, thì, cùng với thứ đó mỗi người sẽ để lại cho con cháu cả nỗi nhục nhã. Đó là điều không tránh khỏi nếu tình trạng chung tiếp tục duy trì như hiện nay. Nỗi nhục nhã sẽ là di sản chung mà mỗi người để lại cho xã hội, cho chính con cháu mình, cho các thế hệ tương lai, sau khi đã thu vén cho riêng mình những thứ cần phải giữ cho bằng được.

Cuối cùng, chính là câu hỏi ấy mà mỗi người cần phải trả lời : giữ cái gì ?...

Paris, 4/9/2014

Paris, 3/9/2014

Nguyễn Thị Từ Huy

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm