Đoạn Đường Chiến Binh

Giới thiệu dự án Đài Tưởng Niệm Tử Sĩ VNCH

Mô hình ĐÀI TƯỞNG NIỆM NĂM VỊ TƯỚNG VNCH TUẪN TIẾT NGÀY 30/4/1975 & CÁC CHIẾN SĨ ANH HÙNG VỊ QUỐC VONG THÂN


Giới thiệu dự án Đài TưởngNiệm Tử Sĩ VNCH

 Mô hình ĐÀI TƯỞNG NIỆM NĂM VỊ TƯỚNG VNCH TUẪN TIẾT NGÀY 30/4/1975 & CÁC CHIẾN SĨ ANH HÙNG VỊ QUỐC VONG THÂN 

Chiến tranh Việt Nam kết thúc ngày 30 tháng Tư năm 1975 đưađến làn sóng  người Việt tránh hiểm họa cộngsản để tìm tự do lớn nhất trong lịch sử. Cộng sản Bắc Việt là kẻ chiến thắngkhông những đày đọa người lính miền Nam đã buông súng trong tức tưởi; họ còn nhẫntâm tìm cách xóa bỏ nơi an nghỉ của các chiến sĩ QLVNCH đã hi sinh trong côngcuộc bảo vệ quê hương miền Nam. Nghĩa trang quốc gia của VNCH tại Biên Hòa bịlãng quên trong khi hàng ngàn nghĩa trang bộ đội cộng sản khắp nơi được tônnghiêm gìn giữ. Bức tượng THƯƠNGTIẾC, một hình ảnh biểu tượng thân quen củaquân dân miền Nam đã bị cộng sản kéo sập cũng giống như số phận của hàng triệungười dân lương thiện.
Chiến tranh kết thúc, những cuộc giao tranh đọ súng ngang ngửagiữa hai đạo quân không còn; có còn chăng là những đòn thù tàn nhẫn của phe cộngsản thắng trận giáng lên thân phận tủi nhục của người lính miền Nam. Nơi đâu cótrại giam tù binh miền Nam là nơi đó mọc lên những nấm mồ chôn vội không bia mộcủa người tù khốn khổ đã gục ngã trước sự đối xử tàn nhẫn vô nhân của cộng sản.Đó cũng là những nghĩa trang vô danh, thi hài người lính tù mãi bị vùi lấp ở xórừng trong quên lãng và hồn oan vất vưởng chốn thâm u.
Sống xa quê hương, cộng đồng người Việt tị nạn ở hải ngoại lớnmạnh không ngừng và thành công trong mọi lãnh vực, kiên trì và cương quyết đấutranh  để bảo vệ cho lý tưởng quốc giaqua lá cờ Việt Nam Tự Do nền vàng ba sọc đỏ đối nghịch với cờ máu cộng sản. Hơnba mươi năm qua, người Việt hải ngoại không bao giờ quên công ơn của người chiếnsĩ VNCH. Với sự quan tâm giúp đỡ của chính quyền địa phương, nhiều tượng đàichiến sĩ đã được xây dựng tại các nơi có đông cư dân gốc Việt trên thế giới nhưtượng đài chiến sĩ Việt Mỹ Wesminster California, tượng đài chiến sĩ Việt MỹHouston Texas, tượng đài chiến sĩ Việt Mỹ St. Cloud Minnesota, tượng đài chiếnsĩ Úc Việt Sydney Úc châu. Tuy nhiên, trong bao năm qua, cộng đồng người Việt hảingoại luôn ước nguyện có một đài tưởng niệm dành riêng cho chiến sĩ VNCH. Ướcnguyện này đã hằng được ấp ủ trong tim của hàng trăm ngàn cựu quân nhân thuộcQLVNCH và ngay cả của người dân miền Nam chưa hề khoác áo lính. Một trong nhữngngười có tâm nguyện thiết tha đó là điêu khắc gia Phạm Thế Trung.

Sơ lược tiểu sử vàcác công trình của Phạm Thế Trung 
Phạm Thế Trung sinhnăm 1955 tại Long An, tốt nghiệp Trường Quốc Gia Cao Ðẳng Mỹ Thuật Gia Định năm1979 về ngành điêu khắc. Anh vượt biển tìm tự do và định cư tại Toronto Canadakể từ năm 1980. Anh đã mang tác phẩm đi tham dự các cuộc triển lãm như Art Galleryof Ontario 1990, Roy Thomsons Hall Ontario 1990, được bảo trợ bởi Cao ủy Tỵ NạnLiên Hiệp Quốc Canada 1990, Multicultural History Society of Ontario Gallery1990, Royal Ontario Museum 1993, University of Toronto 1994, Sculptor Societyof Canada, Toronto1997. Với những đóng góp và những thành đạt tại quê hương mới,ngày 6 tháng 3 năm 1997, ĐKG Phạm Thế Trung đã được bà Thị Trưởng TorontoBarbara Hall mời tham dự một buổi lễ long trọng nhằm vinh danh những cư dân tạođược những thành tích sáng chói. Trong dịp này, ĐKG đã được trao tặng giải thưởngAward of Merit, đó là một vinh dự cho cộng đồng người Việt cư ngụ tại Toronto.
Các tượng đã dựng nơicông cộng của ĐKG Phạm Thế Trung gồm có tượng đài "Mẹ Bồng Con VượtBiên" bằng đồng, kích thước như người thật, dựng tại thủ đô Ottawa Canadanăm 1995 (nhân kỷ niệm 20 năm người Việt tỵ nạn tại Canada), tượng bán thân cốGiáo Sư Nguyễn Văn Bông, Washington DC. USA 1999, tượng bán thân nhà ngôn ngữ họcPetrus Trương Vĩnh Ký nhân kỷ niệm ngày giỗ 100 năm. Anh thiết kế và thực hiệnđồ án điêu khắc trên tường của chánh diện phòng khánh tiết của chiếc tàu lịch sử"Titanic" qua cuốn film nổi tiếng do Hollywood thực hiện theo kỹ thuậttiền chế và sau đó đã được triển lãm tại The Rio Museum, Las Vegas và CNEToronto 1999- 2000. Hiện nay anh Phạm Thế Trung đang thực hiện những mô hình nhữngnhân vật lịch sử như Lý Thường Kiệt, Lê Lợi, Nguyễn Huệ và các danh nhân nhưNguyễn Du, Nguyễn đình Chiểu, Mother Theresa, Đức Giáo Hoàng ...
Nhưng phải nói, hoàibão tâm huyết của điêu khắc gia Phạm Thế Trung chính là việc thực hiện cho bằngđược đài tưởng niệm tử sĩ QLVNCH. Từ lâu, anh đã ấp ủ âm thầm ước nguyện. Ngày30 tháng Tư hàng năm gợi lại cho anh bao nhiêu là kỷ niệm mất mát đau buồn. Thếrồi anh đã một mình làm việc suốt mấy năm cho dự án đài tưởng niệm này. Anh suytư cân nhắc một số ý tưởng để rồi quyết định chọn lựa năm vị tướng tuẫn tiết đểtạc tượng. Qua các lần chuyện vãn cùng người viết, Phạm Thế Trung tâm sự:
“Ở trong nước thì nhàcầm quyền cộng sản đối xử bất nhân phi đạo lý với cả những người lính VNCH tửtrận đã vùi thây dưới lòng đất. Vong linh tử sĩ miền Nam không còn một nơi nàotrang nghiêm xứng đáng để tưởng niệm. Thật là tủi hổ.
Nghĩa trang bị phá bỏ, hàng ngàn mộ phần và hài cốt an vị ởđó bây giờ cũng bị chôn vùi hoặc tan theo cát bụi, hương hồn vất vưởng khôngnơi nương tựa đang lãng đãng dật dờ trên khắp quê hương. Trong khi đó, hài cốtcán binh cộng sản được chôn cất trong những Nghĩa Trang Liệt Sĩ khang trangtrên khắp mọi miền đất nước.”
Tuy chưa hề nhập ngũ vì lý do học vấn, anh Phạm Thế Trungluôn ý thức về sự hi sinh cao cả của người lính QLVNCH. Anh quan niệm rằngchúng ta, những người may mắn sống sót trong cuộc chiến và đang sống an bình tạihải ngoại có bổn phận tri ân chiến sĩ. Một mặt chúng ta giúp đỡ những chiến hữuThương Phế Binh bất hạnh đang sống thiếu thốn tại quê nhà, mặt khác chúng tacùng cần phải nghĩ đến sự tái yên vị linh hồn tử sĩ đang uất hận dật dờ khôngnơi nương tựa. Anh nói:
“Sau biến cố 30/4/75, ngày tang thương của đất nước, nhữngdi tích lịch sử của miền Nam VN đã bị chính quyền Cộng Sản VN phá huỷ, đồng thờinhững ngôi mộ và vong linh của những Chiến Sĩ quân đội VNCH bị chế độ Cộng SảnVN muốn xoá bỏ hoặc san bằng. Đây là môt sự cố tình để làm chìm quên đi quá khứcủa lịch sử.”
“Suốt những năm dài sốngnơi xứ lạ quê người không một ai trong chúng ta có thể quên được những công ơncủa tất cả các Chiến Sĩ VNCH hoặc đã hy sinh nơi chiến trường, hoặc chết trongnhững trại tù của CSBV hay còn sống lưu lạc khắp nơi trên thế giới. Đó là nhữngAnh Hùng đã xả thân chiến đấu để bảo vệ quê hương. Với khả năng cá nhân, tôi muốnlàm một cái gì đó để nêu lên tinh thần dũng cảm của các chiến sĩ QLVNCH như mộtlời tạ ơn mãi mãi. Các thế hệ cha anh lần lượt qua đi, năm tháng của thế hệ tôicũng gần sắp hết, tôi nghĩ phải làm thế nào để con cháu chúng ta sau nầy vẫn thấyđược những vết tích hào hùng của một quân lực oanh liệt đã qua.”
“Hơn 36 năm thahương, mỗi năm một vài lần tôi và bè bạn có tham dự những buổi lễ Vinh Danh vàTưởng Niệm các Anh Hùng Vị Quốc Vong Thân được tổ chức rất cảm động với đông đảongười Việt hải ngoại tới để thắp một nén nhang, tưởng nhớ đến anh linh bất tử củatiền nhân. Vì mỗi năm nghi lễ được tổ chức ở một địa điểm tạm thời nên sau đó,di ảnh của những vị đã tuẫn tiết trong ngày 30-4-1975 lại được cất đi cho đếnnăm sau. Tôi thiển nghĩ rất cần thiết phải xây dựng một Monument cố định để thườngtrực tưởng nhớ đến năm vị tướng này và những vị Anh Hùng VNCH trong cuộc chiếnVN thời cận đại. Đó sẽ như là một dấu tích lưu lại của một giai đoạn lịch sử màngười cộng sản muốn xóa bỏ. Đó sẽ là nơi để cho toàn thể người Việt tỵ nạn tạihải ngoại có thể đến thăm viếng và chiêm bái bất cứ ngày nào trong năm. Và đólà biểu tượng của tiếng nói bất khuất hào hùng và đầy khí tiết của QLVNCH vẫncòn vang vọng mãi mãi đến ngàn sau để thế hệ con cháu của chúng ta sẽ khôngquên tấm gương hy sinh ngời sáng của tiền nhân.”
Điêu khắc gia Phạm ThếTrung cho biết tượng thạch cao của năm vị tướng đã hoàn tất cùng với mô hìnhđài tưởng niệm gồm các bản vẽ và đồ án kiến trúc đầy đủ chi tiết kích thước.Anh nói:

“Phần chính của ĐàiTưởng Niệm là 5 bức tượng chân dung đúc bằng đồng cao 4.5 feet, rộng 3.5 feet củanăm vị tướng lãnh VNCH tuẫn tiết. Năm bức tượng chân dung này đặt trên bục cao6 feet và được xếp theo hình cánh cung từ trái sang phải gồm các vị: Chuẩn TướngTrần Văn Hai, Thiếu Tướng Phạm Văn Phú, Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam, Chuẩn TướngLê văn Hưng và Chuẩn Tướng Lê Nguyên Vỹ. Ở chính giữa ngay phía sau năm bức tượnglà một tháp đài dưới hình thức một tấm bia lớn bắng đá cao 25 feet, trên đỉnhlà huy hiệu của Quân lực VNCH cao 4 feet được chạm bằng đồng, dưới đó có dòngchữ khắc nổi TỔ QUỐC GHI ƠN. Nổi bật hơn hết là Quốc Kỳ nền vàng 3 sọc đỏ đượccẩn bằng gạch Mosaic (để màu sắc được bền bỉ theo thời gian) theo hình thẳng đứng,hai bên là 2 trụ đá hình chóp nhọn 4 góc (obelisk) cao 12.5 feet tượng trưngcho lòng tưởng niệm và sự tôn kính. Ngoài ra còn có 3 bức tường đen (blackwalls) cao 8 feet, thân cột ở giữa có gắn đầy đủ phù hiệu của ba quân chủng Hải,Lục, Không Quân, đặt trên mỗi cột là lư hương. Những bức tường này bố cục theohình vòng cung với đường kính  90 feet ômlấy tượng đài chánh, dùng để khắc tên toàn thể Anh Hùng và Chiến Sĩ VNCH vị quốcvong thân. Sân gạch rộng phía trước Đài Tưởng Niệm có sức chứa được khoảng 5ngàn người cho những dịp lễ lạc hoặc truy điệu.”
Sau khi đã hoàn tất 5bức tượng bằng thạch cao và bản vẽ mô hình dự án Đài Tưởng Niệm Tử Sĩ VNCH vàonăm 2010, ĐKG Phạm Thế Trung đã mời một số thân hữu đến nơi làm việc của anh đểgiới thiệu và trình bày công trình khá đồ sộ này. Lần lượt những tin tức vàhình ảnh 5 bức tượng được loan truyền rộng rãi trên các trang mạng và nhận đượcsự hưởng ứng nồng nhiệt của các hội đoàn và cộng đồng khắp các châu lục.

 Đôi lời nhận xét về 5 bức tượng 
Những ai có dịp ngắmqua năm bức tượng điêu khắc bằng thạch cao nămvị tướng VNCH tuẩn tiết của ĐKGPhạm Thế Trung đều không khỏi cảm nhận tính chất sống động của năm khuôn mặtanh hùng đó. Thay vì những tiểu tiết chạm khắc tinh xảo tột cùng cân đối, ngườixem nhìn thấy ở đó nét xuất thần như đang đối diện với con người xương thịt tiềmtàng sức sống biểu lộ cả trạng thái nội tâm sinh động như thật. Người xem rờn rợnbắt gặp ánh mắt  u uẩn nhưng hiên ngang đầykhí phách của dũng tướng thà chết vinh hơn sống nhục.

Phạm Thế Trung khôngtái tạo sao chép hình tượng theo lối phản ảnh đường nét cơ thể đơn thuần thôngthường; anh chú trọng nhiều hơn đến việc lột tả thần thái và cảm xúc cô đọng, sựdằn vặt ray rức trong tâm trí, sự cương nghị kiêu hùng qua điệu bộ, dáng vẻ nétmặt, qua tia nhìn cau mày đăm chiêu ngẫng mặt thách thức hay cúi nhìn trầm tư.Nội tâm và trạng thái tinh thần giằng co quyết liệt cấp bách của 5 vị tướng anhhùng hiển lộ bằng đường nét dứt khoát mạnh bạo chắc khoẻ đầy rung cảm. Tác giảPhạm Thế Trung đã nắm bắt và diễn đạt được toàn vẹn trạng thái cảm xúc của tâmtưởng trong khoảnh khắc theo trường phái ấn tượng mà điêu khắc gia Rodin đãkhai phóng và tiêu biểu qua bức tượng Le Penseur.
Một người thưởng ngoạn5 bức tượng nhận xét: “Rung cảm nghệ thuật của tác giả thể hiện khá sâu sắc quatượng qua cách bố cục tạo khối. Diễn tả của anh toát lên một vẽ đẹp nghiêm minhtôn kính của tướng lãnh một thời uy dũng. Tôi thấy cả 5 tượng này đều thật hùngtráng, linh diệu và có hồn. Chừng nào 5 tượng này được đúc đồng và an vị nơiĐài Tưởng Niệm chắc sẽ còn đẹp nhiều hơn nữa.”

 Diễn tiến thực hiện đài tưởng niệm 
Theo tin tứccủa Ban Vận Động tại Bắc Cali cho biết, hiện tại Hội Võ Bị Quốc Gia Việt Nam(VBQGVN) Úc Châu và VBQGVN Bắc Cali đồng ý đưa đề nghị khởi xướng cho dự án.Khi đề nghị được chấp thuận, Tổng Hội VBQGVN Hải Ngoại chính thức nhận lãnhtrách nhiệm thực hiện việc xây dựng công trình Đài Tưởng Niệm. Tổng Hội sẽ thắplên ngọn đuốc thiêng cho rực sáng mở màn cuộc vận động sự tham gia và hỗ trợ củacác hội đoàn quốc gia và những vị mạnh thường quân và gây quỹ. Qua nhiều buổi họp,một ủy ban vận động đã được thành lập để xúc tiến dự án này. Ủy ban đi đến quyếtđịnh chọn địa điểm Bắc Cali vì những ưu thế như sau:
1.     Đông đảo người Việt tỵ nạn cư ngụ. Tính đếnnăm 2010, số cư dân người Mỹ gốc Việt ở San Jose lên đến hàng trăm ngàn với sốlượng đông hơn ở vùng Nam Cali gồm các thành phố Garden Grove, Westminster,Sata Ana, Anaheim, Los Angeles.
2.     Vùng Bắc Cali gồm San Jose (có LittleSaigon), San Francisco và Sacramento (thủ phủ California) hiện nay chưa có mộtMonument nào để làm biểu tượng cho nhu cầu văn hoá, chính trị và lịch sử cho miềnnam Việt Nam tại đây. Địa điểm lựa chọn ưu tiên sẽ nằm về phía Nam ngoại ô SanJose cho tiện việc đi lại từ các thành phố miền Nam Cali và các thành phố phụ cận.

3. Trên khắp các tiểubang Hoa kỳ chưa có nơi nào xây dựng Đài Tưởng Niệm cho những chiến sĩ anh hùngVNCH đã nằm xuống và ghi khắc công ơn cùng những chiến tích hào hùng của họ.Đài Tưởng Niệm Tử Sĩ với tượng ngũ tướng tuẫn tiết sẽ là nơi tụ hội linh thiêngcủa những người cựu chiến sĩ VNCH. Người còn sống đến đây để tưởng nhớ đến đồngđội đã gởi thân xác lại trên những chiến trường xưa hay cùng ôn lại kỷ niệmngày cũ.
4. Sẽ là nơi thu hútdu lịch đông đảo và du khách hành hương từ khắp nơi trên thế giới đến để chiêmngưỡng và lễ bái. Đài Tưởng Niệm Tử Sĩ VNCH sẽ trở thành như một đền thiêngvĩnh cữu để những thế hệ kế tiếp đến thăm viếng và thấy tận mắt tượng của năm vịanh hùng oai linh của một trang sử Việt. Năm vị tướng xứng đáng đại diện chotoàn thể quân dân miền Nam đã góp phần vào công cuộc bảo vệ nền Tự Do cho một đấtnước mang tên Việt Nam Cộng Hòa trong hai mươi năm chiến đấu với một kẻ thù xâmlăng hung hãn.
5. Nói lên sự pháttriển và đoàn kết trong nhiều lĩnh vực tại miền Bắc California nói riêng vàtoàn cõi Hoa Kỳ nói chung. Trước công trình mang ý nghĩa chính đáng cao cả này,các hội đoàn đồng lòng họp sức bắt tay nhau thực hiện vì đó là niềm hãnh diệnchung của cộng đồng.

 ĐKG Phạm Thế Trungtin tưởng dự án Đài Tưởng Niệm đang diễn tiến tốt đẹp.
Trong một tương lai rất gần, Ủy Ban Vận Động Dự Án Đài TưởngNiệm sẽ công bố địa điểm chính thức, sau đó sẽ mở chiến dịch gây quỹ cũng nhưtiến hành việc xây dựng. Đây là một công trình lớn lao nhưng chắc chắn sẽ thànhhiện thực và sẽ là niềm hãnh diện của cộng đồng người Việt hải ngoại.

 Sơ lược về kỷ thuậtđúc tượng điêu khắc đồng Qua sự giải thích củaĐKG Phạm Thế Trung và sự tra cứu tài liệu từ bách khoa tự điển mở, người viếtxin trình bày sơ về kỷ thuật đúc tượng đồng như sau. Đồng là kim loại phổbiến nhất cho các tác phẩm điêu khắc kim loại đúc. Tác phẩm điêu khắc đúc đồngthường được gọi đơn giản là một tượng đồng. Hợp kim đồng thường thường có tínhnăng thuận lợi là nó giản nở một chút ngay trước khi nó ngưng đọng và cứng lại,do đó các chi tiết hốc kẹt nhỏ nhất của khuôn cũng được nó len lỏi phủ lấp trọnvẹn. Sau đó, khi đồng nguội đi, nó co lại một chút, làm cho cả pho tượng táchra khỏi khuôn một cách dễ dàng. Độ bền bĩ và độ dẻo của họ (không giòn) là mộtlợi thế khi nhà điêu khắc tạo các hình tượng có động tác tỉ mỉ, đặc biệt khi sosánh với các loại gốm hoặc các vật liệu đá (chẳng hạn như tác phẩm điêu khắc bằngđá cẩm thạch).  Hợp kim bằng đồng dùng tạctượng hiện đại gồm 90% đồng và 10% thiếc. Tỷ lệ này thay đổi chút ít đối vớicác tượng đồng đã được thực hiện trong quá khứ.
Tượng đồng được ưachuộng và phổ thông ở Bắc Mỹ vì những lợi điểm là:
a) Không bị mưa acid làm hư hại hao mòn nhưtượng đá
 b) Bền bỉ trường cửutheo thời gian trừ trường hợp hỏa hoạn hoặc sự cố tình phá hủy
 c) Việc thực hiệnkhông bị giới hạn nhờ kỷ thuật khoa học tân tiến áp dụng cho ngành kiến trúc

 Công việc thực hiệntượng đồng đòi hỏi tài khéo léo và tay nghề kỷ thuật cao. Phương thức xử dụngđược ưa chuộng hiện nay là dùng sáp để đổ khuôn. Ngoài ra còn cách dùng cát,đúc ly tâm và điện giải.
Với phương pháp dùngsáp, từ tượng mẫu đất sét ban đầu, nhà điêu khắc làm một khuôn bản gốc bằng thạchcao như là một phương cách bảo đảm cho tác phẩm sáng tạo nghệ thuật của mình khỏimất hoặc hư hại cho đến khi tìm được nguồn tài trợ cho việc đúc đồng. Khuôn thạchcao được gởi đến cơ sở đúc tượng đồng. Với tượng rỗng ruột, cơ sở đúc tượng đồngsẽ làm một cái lõi ở giữa, sáp sẽ được đổ vào khuôn để làm thành một tượng sáp.Từ tượng sáp, người ta lại làm một vỏ bọc, xong sẽ bỏ vào lò nung cho sáp chảyra hết và sẽ đổ chất đồng lỏng thay vào khoảng trống đó.
Đối với tượng có kíchthước lớn, điêu khắc gia có thể tạo mẫu theo tỉ lệ nhỏ trước cho đến khi hàilòng với từng chi tiết của bức tượng, từ đó có thể dùng nhu liệu điện toán tạomẫu theo kích thước thật và chia ra nhiều phần cho tiện việc đúc đồng, sau đó sẽdùng kỷ thuật hàn tân tiến ghép các mảnh lại với nhau.
 Phan Hạnh.
Quang Nguyen chuyển

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Giới thiệu dự án Đài Tưởng Niệm Tử Sĩ VNCH

Mô hình ĐÀI TƯỞNG NIỆM NĂM VỊ TƯỚNG VNCH TUẪN TIẾT NGÀY 30/4/1975 & CÁC CHIẾN SĨ ANH HÙNG VỊ QUỐC VONG THÂN


Giới thiệu dự án Đài TưởngNiệm Tử Sĩ VNCH

 Mô hình ĐÀI TƯỞNG NIỆM NĂM VỊ TƯỚNG VNCH TUẪN TIẾT NGÀY 30/4/1975 & CÁC CHIẾN SĨ ANH HÙNG VỊ QUỐC VONG THÂN 

Chiến tranh Việt Nam kết thúc ngày 30 tháng Tư năm 1975 đưađến làn sóng  người Việt tránh hiểm họa cộngsản để tìm tự do lớn nhất trong lịch sử. Cộng sản Bắc Việt là kẻ chiến thắngkhông những đày đọa người lính miền Nam đã buông súng trong tức tưởi; họ còn nhẫntâm tìm cách xóa bỏ nơi an nghỉ của các chiến sĩ QLVNCH đã hi sinh trong côngcuộc bảo vệ quê hương miền Nam. Nghĩa trang quốc gia của VNCH tại Biên Hòa bịlãng quên trong khi hàng ngàn nghĩa trang bộ đội cộng sản khắp nơi được tônnghiêm gìn giữ. Bức tượng THƯƠNGTIẾC, một hình ảnh biểu tượng thân quen củaquân dân miền Nam đã bị cộng sản kéo sập cũng giống như số phận của hàng triệungười dân lương thiện.
Chiến tranh kết thúc, những cuộc giao tranh đọ súng ngang ngửagiữa hai đạo quân không còn; có còn chăng là những đòn thù tàn nhẫn của phe cộngsản thắng trận giáng lên thân phận tủi nhục của người lính miền Nam. Nơi đâu cótrại giam tù binh miền Nam là nơi đó mọc lên những nấm mồ chôn vội không bia mộcủa người tù khốn khổ đã gục ngã trước sự đối xử tàn nhẫn vô nhân của cộng sản.Đó cũng là những nghĩa trang vô danh, thi hài người lính tù mãi bị vùi lấp ở xórừng trong quên lãng và hồn oan vất vưởng chốn thâm u.
Sống xa quê hương, cộng đồng người Việt tị nạn ở hải ngoại lớnmạnh không ngừng và thành công trong mọi lãnh vực, kiên trì và cương quyết đấutranh  để bảo vệ cho lý tưởng quốc giaqua lá cờ Việt Nam Tự Do nền vàng ba sọc đỏ đối nghịch với cờ máu cộng sản. Hơnba mươi năm qua, người Việt hải ngoại không bao giờ quên công ơn của người chiếnsĩ VNCH. Với sự quan tâm giúp đỡ của chính quyền địa phương, nhiều tượng đàichiến sĩ đã được xây dựng tại các nơi có đông cư dân gốc Việt trên thế giới nhưtượng đài chiến sĩ Việt Mỹ Wesminster California, tượng đài chiến sĩ Việt MỹHouston Texas, tượng đài chiến sĩ Việt Mỹ St. Cloud Minnesota, tượng đài chiếnsĩ Úc Việt Sydney Úc châu. Tuy nhiên, trong bao năm qua, cộng đồng người Việt hảingoại luôn ước nguyện có một đài tưởng niệm dành riêng cho chiến sĩ VNCH. Ướcnguyện này đã hằng được ấp ủ trong tim của hàng trăm ngàn cựu quân nhân thuộcQLVNCH và ngay cả của người dân miền Nam chưa hề khoác áo lính. Một trong nhữngngười có tâm nguyện thiết tha đó là điêu khắc gia Phạm Thế Trung.

Sơ lược tiểu sử vàcác công trình của Phạm Thế Trung 
Phạm Thế Trung sinhnăm 1955 tại Long An, tốt nghiệp Trường Quốc Gia Cao Ðẳng Mỹ Thuật Gia Định năm1979 về ngành điêu khắc. Anh vượt biển tìm tự do và định cư tại Toronto Canadakể từ năm 1980. Anh đã mang tác phẩm đi tham dự các cuộc triển lãm như Art Galleryof Ontario 1990, Roy Thomsons Hall Ontario 1990, được bảo trợ bởi Cao ủy Tỵ NạnLiên Hiệp Quốc Canada 1990, Multicultural History Society of Ontario Gallery1990, Royal Ontario Museum 1993, University of Toronto 1994, Sculptor Societyof Canada, Toronto1997. Với những đóng góp và những thành đạt tại quê hương mới,ngày 6 tháng 3 năm 1997, ĐKG Phạm Thế Trung đã được bà Thị Trưởng TorontoBarbara Hall mời tham dự một buổi lễ long trọng nhằm vinh danh những cư dân tạođược những thành tích sáng chói. Trong dịp này, ĐKG đã được trao tặng giải thưởngAward of Merit, đó là một vinh dự cho cộng đồng người Việt cư ngụ tại Toronto.
Các tượng đã dựng nơicông cộng của ĐKG Phạm Thế Trung gồm có tượng đài "Mẹ Bồng Con VượtBiên" bằng đồng, kích thước như người thật, dựng tại thủ đô Ottawa Canadanăm 1995 (nhân kỷ niệm 20 năm người Việt tỵ nạn tại Canada), tượng bán thân cốGiáo Sư Nguyễn Văn Bông, Washington DC. USA 1999, tượng bán thân nhà ngôn ngữ họcPetrus Trương Vĩnh Ký nhân kỷ niệm ngày giỗ 100 năm. Anh thiết kế và thực hiệnđồ án điêu khắc trên tường của chánh diện phòng khánh tiết của chiếc tàu lịch sử"Titanic" qua cuốn film nổi tiếng do Hollywood thực hiện theo kỹ thuậttiền chế và sau đó đã được triển lãm tại The Rio Museum, Las Vegas và CNEToronto 1999- 2000. Hiện nay anh Phạm Thế Trung đang thực hiện những mô hình nhữngnhân vật lịch sử như Lý Thường Kiệt, Lê Lợi, Nguyễn Huệ và các danh nhân nhưNguyễn Du, Nguyễn đình Chiểu, Mother Theresa, Đức Giáo Hoàng ...
Nhưng phải nói, hoàibão tâm huyết của điêu khắc gia Phạm Thế Trung chính là việc thực hiện cho bằngđược đài tưởng niệm tử sĩ QLVNCH. Từ lâu, anh đã ấp ủ âm thầm ước nguyện. Ngày30 tháng Tư hàng năm gợi lại cho anh bao nhiêu là kỷ niệm mất mát đau buồn. Thếrồi anh đã một mình làm việc suốt mấy năm cho dự án đài tưởng niệm này. Anh suytư cân nhắc một số ý tưởng để rồi quyết định chọn lựa năm vị tướng tuẫn tiết đểtạc tượng. Qua các lần chuyện vãn cùng người viết, Phạm Thế Trung tâm sự:
“Ở trong nước thì nhàcầm quyền cộng sản đối xử bất nhân phi đạo lý với cả những người lính VNCH tửtrận đã vùi thây dưới lòng đất. Vong linh tử sĩ miền Nam không còn một nơi nàotrang nghiêm xứng đáng để tưởng niệm. Thật là tủi hổ.
Nghĩa trang bị phá bỏ, hàng ngàn mộ phần và hài cốt an vị ởđó bây giờ cũng bị chôn vùi hoặc tan theo cát bụi, hương hồn vất vưởng khôngnơi nương tựa đang lãng đãng dật dờ trên khắp quê hương. Trong khi đó, hài cốtcán binh cộng sản được chôn cất trong những Nghĩa Trang Liệt Sĩ khang trangtrên khắp mọi miền đất nước.”
Tuy chưa hề nhập ngũ vì lý do học vấn, anh Phạm Thế Trungluôn ý thức về sự hi sinh cao cả của người lính QLVNCH. Anh quan niệm rằngchúng ta, những người may mắn sống sót trong cuộc chiến và đang sống an bình tạihải ngoại có bổn phận tri ân chiến sĩ. Một mặt chúng ta giúp đỡ những chiến hữuThương Phế Binh bất hạnh đang sống thiếu thốn tại quê nhà, mặt khác chúng tacùng cần phải nghĩ đến sự tái yên vị linh hồn tử sĩ đang uất hận dật dờ khôngnơi nương tựa. Anh nói:
“Sau biến cố 30/4/75, ngày tang thương của đất nước, nhữngdi tích lịch sử của miền Nam VN đã bị chính quyền Cộng Sản VN phá huỷ, đồng thờinhững ngôi mộ và vong linh của những Chiến Sĩ quân đội VNCH bị chế độ Cộng SảnVN muốn xoá bỏ hoặc san bằng. Đây là môt sự cố tình để làm chìm quên đi quá khứcủa lịch sử.”
“Suốt những năm dài sốngnơi xứ lạ quê người không một ai trong chúng ta có thể quên được những công ơncủa tất cả các Chiến Sĩ VNCH hoặc đã hy sinh nơi chiến trường, hoặc chết trongnhững trại tù của CSBV hay còn sống lưu lạc khắp nơi trên thế giới. Đó là nhữngAnh Hùng đã xả thân chiến đấu để bảo vệ quê hương. Với khả năng cá nhân, tôi muốnlàm một cái gì đó để nêu lên tinh thần dũng cảm của các chiến sĩ QLVNCH như mộtlời tạ ơn mãi mãi. Các thế hệ cha anh lần lượt qua đi, năm tháng của thế hệ tôicũng gần sắp hết, tôi nghĩ phải làm thế nào để con cháu chúng ta sau nầy vẫn thấyđược những vết tích hào hùng của một quân lực oanh liệt đã qua.”
“Hơn 36 năm thahương, mỗi năm một vài lần tôi và bè bạn có tham dự những buổi lễ Vinh Danh vàTưởng Niệm các Anh Hùng Vị Quốc Vong Thân được tổ chức rất cảm động với đông đảongười Việt hải ngoại tới để thắp một nén nhang, tưởng nhớ đến anh linh bất tử củatiền nhân. Vì mỗi năm nghi lễ được tổ chức ở một địa điểm tạm thời nên sau đó,di ảnh của những vị đã tuẫn tiết trong ngày 30-4-1975 lại được cất đi cho đếnnăm sau. Tôi thiển nghĩ rất cần thiết phải xây dựng một Monument cố định để thườngtrực tưởng nhớ đến năm vị tướng này và những vị Anh Hùng VNCH trong cuộc chiếnVN thời cận đại. Đó sẽ như là một dấu tích lưu lại của một giai đoạn lịch sử màngười cộng sản muốn xóa bỏ. Đó sẽ là nơi để cho toàn thể người Việt tỵ nạn tạihải ngoại có thể đến thăm viếng và chiêm bái bất cứ ngày nào trong năm. Và đólà biểu tượng của tiếng nói bất khuất hào hùng và đầy khí tiết của QLVNCH vẫncòn vang vọng mãi mãi đến ngàn sau để thế hệ con cháu của chúng ta sẽ khôngquên tấm gương hy sinh ngời sáng của tiền nhân.”
Điêu khắc gia Phạm ThếTrung cho biết tượng thạch cao của năm vị tướng đã hoàn tất cùng với mô hìnhđài tưởng niệm gồm các bản vẽ và đồ án kiến trúc đầy đủ chi tiết kích thước.Anh nói:

“Phần chính của ĐàiTưởng Niệm là 5 bức tượng chân dung đúc bằng đồng cao 4.5 feet, rộng 3.5 feet củanăm vị tướng lãnh VNCH tuẫn tiết. Năm bức tượng chân dung này đặt trên bục cao6 feet và được xếp theo hình cánh cung từ trái sang phải gồm các vị: Chuẩn TướngTrần Văn Hai, Thiếu Tướng Phạm Văn Phú, Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam, Chuẩn TướngLê văn Hưng và Chuẩn Tướng Lê Nguyên Vỹ. Ở chính giữa ngay phía sau năm bức tượnglà một tháp đài dưới hình thức một tấm bia lớn bắng đá cao 25 feet, trên đỉnhlà huy hiệu của Quân lực VNCH cao 4 feet được chạm bằng đồng, dưới đó có dòngchữ khắc nổi TỔ QUỐC GHI ƠN. Nổi bật hơn hết là Quốc Kỳ nền vàng 3 sọc đỏ đượccẩn bằng gạch Mosaic (để màu sắc được bền bỉ theo thời gian) theo hình thẳng đứng,hai bên là 2 trụ đá hình chóp nhọn 4 góc (obelisk) cao 12.5 feet tượng trưngcho lòng tưởng niệm và sự tôn kính. Ngoài ra còn có 3 bức tường đen (blackwalls) cao 8 feet, thân cột ở giữa có gắn đầy đủ phù hiệu của ba quân chủng Hải,Lục, Không Quân, đặt trên mỗi cột là lư hương. Những bức tường này bố cục theohình vòng cung với đường kính  90 feet ômlấy tượng đài chánh, dùng để khắc tên toàn thể Anh Hùng và Chiến Sĩ VNCH vị quốcvong thân. Sân gạch rộng phía trước Đài Tưởng Niệm có sức chứa được khoảng 5ngàn người cho những dịp lễ lạc hoặc truy điệu.”
Sau khi đã hoàn tất 5bức tượng bằng thạch cao và bản vẽ mô hình dự án Đài Tưởng Niệm Tử Sĩ VNCH vàonăm 2010, ĐKG Phạm Thế Trung đã mời một số thân hữu đến nơi làm việc của anh đểgiới thiệu và trình bày công trình khá đồ sộ này. Lần lượt những tin tức vàhình ảnh 5 bức tượng được loan truyền rộng rãi trên các trang mạng và nhận đượcsự hưởng ứng nồng nhiệt của các hội đoàn và cộng đồng khắp các châu lục.

 Đôi lời nhận xét về 5 bức tượng 
Những ai có dịp ngắmqua năm bức tượng điêu khắc bằng thạch cao nămvị tướng VNCH tuẩn tiết của ĐKGPhạm Thế Trung đều không khỏi cảm nhận tính chất sống động của năm khuôn mặtanh hùng đó. Thay vì những tiểu tiết chạm khắc tinh xảo tột cùng cân đối, ngườixem nhìn thấy ở đó nét xuất thần như đang đối diện với con người xương thịt tiềmtàng sức sống biểu lộ cả trạng thái nội tâm sinh động như thật. Người xem rờn rợnbắt gặp ánh mắt  u uẩn nhưng hiên ngang đầykhí phách của dũng tướng thà chết vinh hơn sống nhục.

Phạm Thế Trung khôngtái tạo sao chép hình tượng theo lối phản ảnh đường nét cơ thể đơn thuần thôngthường; anh chú trọng nhiều hơn đến việc lột tả thần thái và cảm xúc cô đọng, sựdằn vặt ray rức trong tâm trí, sự cương nghị kiêu hùng qua điệu bộ, dáng vẻ nétmặt, qua tia nhìn cau mày đăm chiêu ngẫng mặt thách thức hay cúi nhìn trầm tư.Nội tâm và trạng thái tinh thần giằng co quyết liệt cấp bách của 5 vị tướng anhhùng hiển lộ bằng đường nét dứt khoát mạnh bạo chắc khoẻ đầy rung cảm. Tác giảPhạm Thế Trung đã nắm bắt và diễn đạt được toàn vẹn trạng thái cảm xúc của tâmtưởng trong khoảnh khắc theo trường phái ấn tượng mà điêu khắc gia Rodin đãkhai phóng và tiêu biểu qua bức tượng Le Penseur.
Một người thưởng ngoạn5 bức tượng nhận xét: “Rung cảm nghệ thuật của tác giả thể hiện khá sâu sắc quatượng qua cách bố cục tạo khối. Diễn tả của anh toát lên một vẽ đẹp nghiêm minhtôn kính của tướng lãnh một thời uy dũng. Tôi thấy cả 5 tượng này đều thật hùngtráng, linh diệu và có hồn. Chừng nào 5 tượng này được đúc đồng và an vị nơiĐài Tưởng Niệm chắc sẽ còn đẹp nhiều hơn nữa.”

 Diễn tiến thực hiện đài tưởng niệm 
Theo tin tứccủa Ban Vận Động tại Bắc Cali cho biết, hiện tại Hội Võ Bị Quốc Gia Việt Nam(VBQGVN) Úc Châu và VBQGVN Bắc Cali đồng ý đưa đề nghị khởi xướng cho dự án.Khi đề nghị được chấp thuận, Tổng Hội VBQGVN Hải Ngoại chính thức nhận lãnhtrách nhiệm thực hiện việc xây dựng công trình Đài Tưởng Niệm. Tổng Hội sẽ thắplên ngọn đuốc thiêng cho rực sáng mở màn cuộc vận động sự tham gia và hỗ trợ củacác hội đoàn quốc gia và những vị mạnh thường quân và gây quỹ. Qua nhiều buổi họp,một ủy ban vận động đã được thành lập để xúc tiến dự án này. Ủy ban đi đến quyếtđịnh chọn địa điểm Bắc Cali vì những ưu thế như sau:
1.     Đông đảo người Việt tỵ nạn cư ngụ. Tính đếnnăm 2010, số cư dân người Mỹ gốc Việt ở San Jose lên đến hàng trăm ngàn với sốlượng đông hơn ở vùng Nam Cali gồm các thành phố Garden Grove, Westminster,Sata Ana, Anaheim, Los Angeles.
2.     Vùng Bắc Cali gồm San Jose (có LittleSaigon), San Francisco và Sacramento (thủ phủ California) hiện nay chưa có mộtMonument nào để làm biểu tượng cho nhu cầu văn hoá, chính trị và lịch sử cho miềnnam Việt Nam tại đây. Địa điểm lựa chọn ưu tiên sẽ nằm về phía Nam ngoại ô SanJose cho tiện việc đi lại từ các thành phố miền Nam Cali và các thành phố phụ cận.

3. Trên khắp các tiểubang Hoa kỳ chưa có nơi nào xây dựng Đài Tưởng Niệm cho những chiến sĩ anh hùngVNCH đã nằm xuống và ghi khắc công ơn cùng những chiến tích hào hùng của họ.Đài Tưởng Niệm Tử Sĩ với tượng ngũ tướng tuẫn tiết sẽ là nơi tụ hội linh thiêngcủa những người cựu chiến sĩ VNCH. Người còn sống đến đây để tưởng nhớ đến đồngđội đã gởi thân xác lại trên những chiến trường xưa hay cùng ôn lại kỷ niệmngày cũ.
4. Sẽ là nơi thu hútdu lịch đông đảo và du khách hành hương từ khắp nơi trên thế giới đến để chiêmngưỡng và lễ bái. Đài Tưởng Niệm Tử Sĩ VNCH sẽ trở thành như một đền thiêngvĩnh cữu để những thế hệ kế tiếp đến thăm viếng và thấy tận mắt tượng của năm vịanh hùng oai linh của một trang sử Việt. Năm vị tướng xứng đáng đại diện chotoàn thể quân dân miền Nam đã góp phần vào công cuộc bảo vệ nền Tự Do cho một đấtnước mang tên Việt Nam Cộng Hòa trong hai mươi năm chiến đấu với một kẻ thù xâmlăng hung hãn.
5. Nói lên sự pháttriển và đoàn kết trong nhiều lĩnh vực tại miền Bắc California nói riêng vàtoàn cõi Hoa Kỳ nói chung. Trước công trình mang ý nghĩa chính đáng cao cả này,các hội đoàn đồng lòng họp sức bắt tay nhau thực hiện vì đó là niềm hãnh diệnchung của cộng đồng.

 ĐKG Phạm Thế Trungtin tưởng dự án Đài Tưởng Niệm đang diễn tiến tốt đẹp.
Trong một tương lai rất gần, Ủy Ban Vận Động Dự Án Đài TưởngNiệm sẽ công bố địa điểm chính thức, sau đó sẽ mở chiến dịch gây quỹ cũng nhưtiến hành việc xây dựng. Đây là một công trình lớn lao nhưng chắc chắn sẽ thànhhiện thực và sẽ là niềm hãnh diện của cộng đồng người Việt hải ngoại.

 Sơ lược về kỷ thuậtđúc tượng điêu khắc đồng Qua sự giải thích củaĐKG Phạm Thế Trung và sự tra cứu tài liệu từ bách khoa tự điển mở, người viếtxin trình bày sơ về kỷ thuật đúc tượng đồng như sau. Đồng là kim loại phổbiến nhất cho các tác phẩm điêu khắc kim loại đúc. Tác phẩm điêu khắc đúc đồngthường được gọi đơn giản là một tượng đồng. Hợp kim đồng thường thường có tínhnăng thuận lợi là nó giản nở một chút ngay trước khi nó ngưng đọng và cứng lại,do đó các chi tiết hốc kẹt nhỏ nhất của khuôn cũng được nó len lỏi phủ lấp trọnvẹn. Sau đó, khi đồng nguội đi, nó co lại một chút, làm cho cả pho tượng táchra khỏi khuôn một cách dễ dàng. Độ bền bĩ và độ dẻo của họ (không giòn) là mộtlợi thế khi nhà điêu khắc tạo các hình tượng có động tác tỉ mỉ, đặc biệt khi sosánh với các loại gốm hoặc các vật liệu đá (chẳng hạn như tác phẩm điêu khắc bằngđá cẩm thạch).  Hợp kim bằng đồng dùng tạctượng hiện đại gồm 90% đồng và 10% thiếc. Tỷ lệ này thay đổi chút ít đối vớicác tượng đồng đã được thực hiện trong quá khứ.
Tượng đồng được ưachuộng và phổ thông ở Bắc Mỹ vì những lợi điểm là:
a) Không bị mưa acid làm hư hại hao mòn nhưtượng đá
 b) Bền bỉ trường cửutheo thời gian trừ trường hợp hỏa hoạn hoặc sự cố tình phá hủy
 c) Việc thực hiệnkhông bị giới hạn nhờ kỷ thuật khoa học tân tiến áp dụng cho ngành kiến trúc

 Công việc thực hiệntượng đồng đòi hỏi tài khéo léo và tay nghề kỷ thuật cao. Phương thức xử dụngđược ưa chuộng hiện nay là dùng sáp để đổ khuôn. Ngoài ra còn cách dùng cát,đúc ly tâm và điện giải.
Với phương pháp dùngsáp, từ tượng mẫu đất sét ban đầu, nhà điêu khắc làm một khuôn bản gốc bằng thạchcao như là một phương cách bảo đảm cho tác phẩm sáng tạo nghệ thuật của mình khỏimất hoặc hư hại cho đến khi tìm được nguồn tài trợ cho việc đúc đồng. Khuôn thạchcao được gởi đến cơ sở đúc tượng đồng. Với tượng rỗng ruột, cơ sở đúc tượng đồngsẽ làm một cái lõi ở giữa, sáp sẽ được đổ vào khuôn để làm thành một tượng sáp.Từ tượng sáp, người ta lại làm một vỏ bọc, xong sẽ bỏ vào lò nung cho sáp chảyra hết và sẽ đổ chất đồng lỏng thay vào khoảng trống đó.
Đối với tượng có kíchthước lớn, điêu khắc gia có thể tạo mẫu theo tỉ lệ nhỏ trước cho đến khi hàilòng với từng chi tiết của bức tượng, từ đó có thể dùng nhu liệu điện toán tạomẫu theo kích thước thật và chia ra nhiều phần cho tiện việc đúc đồng, sau đó sẽdùng kỷ thuật hàn tân tiến ghép các mảnh lại với nhau.
 Phan Hạnh.
Quang Nguyen chuyển

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm