Kinh Khổ

Giết nó đi!

Bình thường ra thì gã chưa bao giờ có thể tưởng tượng được là sẽ làm tình ở một nơi như thế này. Trong khi đấy thì trí tưởng tượng của gã chắc cgã không phải là loại tệ nhất, như bác sĩ tâm lý

Sebastian Fitzek là một trong những nhà văn viết tiểu thuyết kinh dị nổi tiếng nhất. Tất cả các tiểu thuyết của ông đều là sách bán chạy nhất. Sách của ông đã được dịch ra 24 thứ tiếng; quyển tiểu thuyết đầu tay “Đảo trị liệu bí ẩn” (Nhà xuất bản Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh đã phát hành) là quyển sách bán chạy trên khắp thế giới, được đề cử cho Giải Friedrich Glauser. Cho tới nay, “Đảo trị liệu bí ẩn” đã đứng 2190 ngày trong top 100 sách bán chạy nhất của thể loại hình sự và kinh dị trên Amazon tiếng Đức (www.amazon.de). Sách của ông đã được phát hành tổng cộng là 3,5 triệu bản.

Bình thường ra thì gã chưa bao giờ có thể tưởng tượng được là sẽ làm tình ở một nơi như thế này. Trong khi đấy thì trí tưởng tượng của gã chắc cgã không phải là loại tệ nhất, như bác sĩ tâm lý của gã mới đây đã xác nhận. Chỉ riêng ý nghĩ, ăn nằm với ai đấy ở đây, cũng phi lý như hoàn cảnh đã dẫn Martin Vahl đến gian phòng khách sạn này. Không một ai, người đã có lần nhìn một con ve qua kính hiển vi, sẽ tình nguyện lăn lộn trên tấm ra trải giường này mà những vết dơ của nó khiến cho người ta nhớ đến một sự pha trộn từ thức ăn thừa và dịch cơ thể; không phải là thứ để lại duy nhất của vô số khách đã qua đêm trước gã ở đây. Tường đầy những dấu tay toàn mỡ; trên sàn là một tấm thảm đã tả tơi, và người ta có thể dùng một giờ đồng hồ để đếm tất cả những cái lỗ cháy của nó. Và người đàn bà dọn dẹp, nếu như có một người như thế, cũng chẳng thèm nhọc công cạo những điếu thuốc lá đã bị dí bẹp trước lò sưởi ra khỏi sàn nhà.

Mặc kệ. Ở đây như cứt, nhưng mình vẫn hạnh phúc, Martin nghĩ thầm và nhìn sang cánh cửa phòng tắm, nơi gã nghe được tiếng nước chảy ở phía sau đấy. Theo phương diện này thì Nadja là người đàn ông trong mối quan hệ của họ. Trong khi phần lớn những người đàn bà mà gã quen biết lúc nào cũng muốn ôm nhau âu yếm hàng giờ liền sau khi làm tình, cô ấy lại chạy đi tắm ngay lập tức sau khi lên đỉnh. Vào lúc bắt đầu mối quan hệ của họ, gã còn lấy làm ngạc nhiên về điều đó; ngày nay, gã vui mừng vì cái nghi thức quen thuộc này.

Mình suýt mất cô ấy, gã buồn bã nghĩ thầm. Và rồi thì mình chỉ còn có một mình. Một mình với những tiếng người nói của mình. Mấy cái lò xo kêu ken két đe dọa khi Martin quay nghiên người lại để kéo cái ngăn kéo ra. Gã sẽ không ngạc nhiên nếu như tìm thấy một cái bao cao su đã dùng rồi hay một cái bánh mì xúc xích mốc meo ở trong đấy; vì thế mà gã càng ngạc nhiên hơn về tình trạng không thể chê vào đâu được của quyển Kinh Thánh. Kinh Tân Ước, được bọc bìa da, mạ vàng và có thẻ để đánh dấu trang sách.

Martin không phải là người sùng đạo đặc biệt. Đứng hơn là thuộc loại người hay nói dối cho quy chuyện với lời khẳng định: ‘Tôi nghĩ là phải có một quyền lực cao siêu, nhưng tôi sẽ không gọi đấy là Chúa Trời’, nếu như người ta hỏi gã về tín ngưỡng của gã. Gã đã được làm lễ Kiên Tín, nhưng cũng chỉ vì lúc đấy mẹ của gã hứa mua cho gã một trò chơi máy tín nếu như gã chịu quỳ xuống. Nhiều năm sau này, khi biết được số tiền thuế đóng cho nhà thờ với tờ giấy báo lương đầu tiên, gã ra khỏi giáo hội ngay lập tức. Vì thế mà hôm nay gã không tìm an ủi lẫn sự xác nhận trong Kinh Thánh, mà đơn giản chỉ là sự sao lãng.

Martin có nhiều thói quen dở hơi. Và trong số những thói quen dở hơi mà gã biết thì thói quen này chắc hẳn là thuộc trong số những thứ tầm thường nhất: gã không thể ngủ được nếu như không đọc ít nhất là một trang sách trước đó. Trong lúc đấy thì gã đọc cái gì cũng được cả. Một quyển sách, một tạp chí ảnh, mặt sau của một hộp đựng bánh bột ngô nướng hay thành phần cầu tạo của một chai dầu gội đầu; ngay cả một tờ hường dẫn chỉ dụng cũng phục vụ được cho mục đích đó. Sau một ngày dài (và hôm nay là một ngày dài khốn khiếp) thường gã có cảm giác giống như có một cái van áp suất đã vỡ tung ra trong đầu của gã. Và chỉ có một phương pháp hữu hiệu để bóp nghẹt tiếng rít đó, cái mà những ý nghĩ mông lung hoang dại của gã tạo ra: đọc, cái gì cũng được.

Một quyển Kinh Thánh cũng được nữa, nếu như ở đây không có gì khác.

Do thiếu một cái máy truyền hình nên trong gian phòng tồi tàn không sao này còn chẳng có đến tờ tạp chí truyền hình nhất định phải có nữa. Bình thường thì Martin lúc nào cũng có một quyển sách (thường một quyền tiểu thuyết thriller) trong hành lý khi gã đi xa. Nhưng Nadja và gã đã bất chợt quyết định bay đến Maldives để hưởng tuần trăng mật thứ nhì nhanh đến mức họ chỉ vừa có đủ thời gian để xếp quần áo tắm, mỹ phẩm và thuốc vào hành lý. Họ muốn mua phần còn lại, tức là cả sách nữa, tại cảng hàng không, thế nhưng cơn bão tuyết đã phá vỡ kế hoạch của họ từ trong trứng nước.

Martin ngẫu nhiên lật đến phần Bài Giảng Trên Núi, đoạn mà trong đó Giêxu nói với con người: “Hãy yêu kẻ thù của các con”. Gã tự hỏi trong khoảng khắc, liệu tình yêu có phải là một quyết định mà người ta có thể đưa ra có chủ ý hay không, hay đấy nhiều hơn là một cảm xúc hông để cho cưỡng ép. Cũng giống như gã khó có thể tự ra lệnh cho mình yêu cái gian phòng hôi mùi mồ hôi và mùi mốc meo này. Có những việc nào đó đơn giản là nằm ngoài sự kiểm soát có chủ ý. Sự việc, rằng gã cảm thấy ở đây dễ chịu – mặc dù những cái tủ bị phủ bởi một lớp bụi đã cứng lại và cửa sổ không để cho người ta mở chúng ra –, chỉ nhờ duy nhất vào một tình cảnh, rằng ở đây, so với tất cả những gì mà gã đã trải qua trước đây, là Thiên Đàng.

Một Thiên Đàng không có tiếng người nói. Không có những mệnh lệnh giết người.

Gã nhắm mắt lại và cố xua đi những ý nghĩ chết chóc của gã. Trong những tuần vừa rồi gã đã đến những nơi chốn tồi tệ hơn rất nhiều. Những nơi chốn mà trước gã chưa từng có ai bước vào, vì chúng không nằm trong thế giới thực, mà

… chỉ ở trong đầu của tôi.

Tất cả đã bắt đầu với những tiếng nói, lúc đấy, ngay sau lần sẩy thai, việc mà bác sĩ Jonas Gorman cho rằng đã phát động cho những ảo giác của gã. Chúng đến từ trong tường, bất chợt và không có cảnh báo trước, như từ chốn hư không. Gã nghe được chúng lần đầu tiên là lúc đứng dưới cái vòi hoa sen tắm. Gã đã chỉnh nước nóng cho tới gần như sôi, cứ như thể là qua đấy mà gã có thể đốt cháy đi những tin xấu đó ra khỏi nhận thức của gã, những cái mà người ta vừa mới thông báo cho gã biết vài giờ trước đấy trong bệnh viện dành cho những người muốn có con: “Thiếu hoóc môn progestogene. Lần sau chúng tôi sẽ dùng Utrogest để xây dựng màng trong dạ con.”

Lần sau. Mẹ kiếp. Không có lần sau.

“Trừ phi mày giết nó.”

Lúc đầu, gã tự hỏi ma quỷ nào đã xui khiến gã nghĩ đến những thứ chết chóc như thế: rồi gã tắt nước và nhận ra rằng đấy không phải là những ý nghĩ của gã, những cái mà gã nghe được. Mà là tiếng người nói với gã. Những tiếng trẻ con. Khác nhau, nhưng cùng nói một điều giống nhau:

“Mày phải giết nó.”

Bắt đầu từ cái ngày đấy không còn điều gì giống như trước đó nữa. Chính Martin cũng là nhà tâm lý học, chuyên về chỉnh hình thân tâm; tức là gã làm việc với những cơn đau ma trong cánh tay nhiều hơn là với những ảo giác của bệnh tâm thần phân liệt. Mặc dù vậy, gã vẫn đủ nhạy cảm để nhận ra những dấu hiệu nghiêm trọng đầu tiên chứ không bẻ cong thế giới cho đúng. Vì đấy là bản chất của tất cả những bệnh về tâm thần: khước từ hiện thực, trong khi tìm lý lẽ giải thích tại sao sự cảm nhận của chính mình lại đúng và cảm nhận của những ngừoi khác là sai. Những tiếng nói trẻ con khác nhau đó, những cái sau đấy đi theo gã cho tới tận trong các giấc mơ và liên tục ra lệnh cho gã phải giết “nó”, trước khi chính gã sẽ chết, chỉ là tưởng tượng. Nhưng chính vì thế mà chúng không ít nguy hiểm hơn.

Hắm tìm đến bác sĩ Jonas Gorman, một người bạn cũ từ những ngày còn học đại học, người điều trị gã bằng thuốc, không phải là không có cảnh báo gã trước những tác dụng phụ nặng nề sẽ đến với gã qua đó. Khô miệng, mắc bệnh chàm, buồn nôn, đau đầu, trầm cảm, tăng cân – Marin đã phải trải qua những gì nặng nề nhất của tất cả các tác dụng phụ thông thường từ những thuốc tâm thần của gã.

Không có gì để phải ngạc nhiên, khi hôn nhân của họ đã “mất cân bằng” trong những ngày tháng đó, như cha gã diễn đạt. Những cố gắng cứ thất bại mãi đã làm cho họ rã rời và cũng đã để lại dấu vết của chúng rồi. Và chính lúc này, khi mọi hy vọng dường như đã tắt, Nadja đang cần một người bạn đồng hành có tinh thần vững vàng ở cạnh bên của cô ấy, chứ không phải một kẻ bệnh tâm thần với ảo giác. Ngay khi còn bị tê liệt bởi cú đấm của số phận, đánh vào bụng dưới của cô ấy và giật đi cái bào thai, Nadja đã không muốn tin vào những lời quả quyết của các bác sĩ, rằng có cho tới 70 phần trăm thai ngén là bị sẩy, phần lớn là không hề được nhận biết. Cô ấy quy trách nhiệm về cho tuổi đời đã không còn trẻ nữa của mình, và lúc đầu rơi vào những lời tự lên án đã không muốn có con quá lâu, rồi tự thương hại đã bị trừng phạt hai lần: với một màng trong dạ con quá yếu với một người chồng còn yếu ớt hơn nữa. Sự tự thương hại của cô ấy tăng lên thành sự giận dữ và sau này còn là căm ghét nữa, khi cô ấy xem tường thuật về những vụ mang thai ngoài ý muốn của các người mẹ trẻ trong truyền hình. Và Martin có thể hiểu được sự giận dữ của cô ấy. Chúa Trời – nếu như thật sự có ngài – phải có một tính khôi hài kỳ lạ khi thích để cho chiếc bao cao su của tên chơi gái vỡ tung tại một cô gái bán dân vị thành niên nghiện ma túy, trong khi lại phá hỏng những toan tính hoóc môn của Nadja – một người mẹ hẳn sẽ hy sinh cuộc sống của mình cho hạnh phúc của đứa con.

Nadja đâu khổ, khi thế giới dường bất chợt lại đầy xe nôi, những người sắp làm mẹ và những ngừoi cha kiệt sức. Quảng cáo dường như chỉ còn ca ngợi tả lót, thức ăn cho trẻ sơ sinh và ghế ngồi cho trẻ con, và không có ngày nào mà không có một người quen biết nào đó gọi điện để chúc mừng cho lần xét nghiệm thai dương tính. Thế thì làm sao mà đến một lúc đấy cô ấy có thể vượt qua được những đau buồn của mình và tạo hy vọng mới? Nhất là ở bên cạnh một người chồng không lắng nghe cô ấy, vì gã bị những tiếng nói ảo của trẻ em đánh lạc hướng.

“Hãy giết nó đi. Nhanh lên. Trước khi quá muộn.”

Martin giật mình tỉnh dậy từ trạng thái ngủ lơ mơ của mình. Quyển Kinh Thánh tí nữa thì đã rơi khỏi tay gã.

“Em yêu?”, gã gọi to về hướng phòng tắm, nhưng lời của gã đã bị nước nuốt đi mất, nước đang chảy xối xả xuống cái bồn tắm tráng men cũ kỹ. Nadja không bao giờ tắm vòi hoa sen dưới nửa giờ, tức là sẽ bước ra sớm nhất là mười phút nữa. Lúc đầu, gã thường hay bực mình vì cô ấy thuộc vào con số ít những người dùng nước trong lúc tắm vòi hoa sen nhiều hơn là tắm bồn. Ngày nay, sau tất cả những cú đánh của số phận, gã đơn giản chỉ còn muốn cô ấy hạnh phúc; cô ấy cũng được phép làm cạn cả Đại Tây Dương, nếu như điều đấy làm tăng cảm giác dễ chịu của cô ấy.

Gã duỗi người và xoay đầu sang bên mạnh đến mức cổ kêu răn rắc. Rồi gã lại ném một cái nhìn vào quyển Kinh Thánh mà gã đã mở ra cả thời gian vừa rồi. Gã ngạc nhiên đọc lại đoạn cuối. Gã không thể nhớ là mình đã lật đến đoạn này, đoạn mà Giêxu ra lệnh cho các tông đồ hãy để cho các đứa trẻ con đến với mình.

Trẻ con thuộc về vương quốc của Chúa Trời, tất nhiên rồi. Vì thế mà ông cũng gọi chúng đến với mình nhanh như thế hử?

Martin ngáp. Lần đọc sách đã thể hiện tác động gây buồn ngủ của nó.

Thêm một đoạn nữa, rồi mình sẽ ngủ, gã nghĩ thầm, khi gã cảm nhận được một vật lạ rơi ra từ những trang giấy.

Tờ giấy mở ra ngay trong lúc còn đang rơi xuống. Trước khi nó chạm vào thành giường, Martin đã có thể nhận ra được những đường nét mỏng manh, vụng về trên tờ giấy. Trong cùng khoảng khắc đó, gã nghĩ cứ đơn giản là hãy nhắm mắt lại.

Đừng chú ý đến. Tờ giấy đấy hoàn toàn không có ý nghĩa gì cả.

Có lẽ là đã có ai đấy ghi lại một số điện thoại, một thời điểm hay một cái tên. Những cái mà người ta viết nguệch ngoạc trên tập giấy ghi chú, khi người ta xác nhận cái hẹn qua điện thoại, cái hẹn mà đã đẩy một người rơi vào chốn tồi tàn này.

Chẳng có gì hay ho cả. Thứ viết vội không quan trọng.

Martin mệt mỏi, muốn ngủ. Nhưng gã cảm nhận được, rằng lần ngủ gật mà gã vừa mới giật mình dậy từ đó, đã làm cho gã tỉnh táo. Bây giờ thì gã phải đọc ít nhất là thêm một trang nữa, nếu không thì gã sẽ không thiếp ngủ đi được.

Tức là mình cũng có thể lấy cái tờ giấy đấy, gã nghĩ thầm, lấy làm thích thú về việc có thể đánh thức dậy sự tò mò của con người dễ dàng như thế nào. “Đặt mười người đứng trước một cái lỗ khóa và làm ồn một chút ở phía sau cánh cửa. Chín người sẽ cúi xuống và nhìn qua”, cha gã có lần đã nói với gã.

Martin đặt quyển Kinh Thánh trở lại bàn ngủ, ngáp ồn ào và với tay lấy tờ giấy trên bụng của gã.

Hai câu.

Cả hai đều được viết bởi một nét chữ vụng về, hồi hộp, tất cả đều được viết hoa. Gã phải mỉm cười khi đọc những từ đầu tiên. Rồi gã lật tờ giấy lại, để đọc câu thứ hai nằm ở dưới đường gấp. Phải mất một lúc, cho tới khi gã hiểu được ý nghỉa của những từ ngữ đó.

Mối liên quan. Mệnh lệnh.

Lúc đầu, gã vẫn còn nghĩ đến một chuyện đùa, nhưng là một chuyện đùa rất, rất xấu, vì ở trên tờ giấy đó là

Không được ngủ …

hay là họ sẽ giết mày.

Bắt đầu từ khoảng khắc này, Martin tỉnh táo hoàn toàn.

Ý nghĩa đầu tiên của gã là về Nadja, người lúc này bắt đầu hát ngâm nga dưới vòi hoa sen (“Autumn Leaves”, bản nhạc mà người chơi đàn dương cầm đã chơi tại nụ hôn đầu tiên hết thảy của họ) và không hề biết đang có điều gì xảy ra với gã ở ngoài này.

Điều gì xảy ra ở trong tôi!

Rồi gã nghĩ đến chiếc máy điện thoại di động và đến cái số điện thoại duy nhất trong bộ nhớ mà gã có thể gọi bây giờ. Gã đặt tờ giấy xuống bàn ngủ và đứng dậy.

Có một cái gì đó chọc vào gan bàn chân của gã, khi gã đi chân trần bước tới chiếc áo khoác mà gã đã treo trên một cáo móc áo ở cạnh cửa ra vào. Cảm giác khó chịu đấy ít nhất là đã làm gián đoạn những ý nghĩ rối rắm của gã. Khác với nỗi sợ hãi của gã, cơn đau ở trong chân của gã là thực, và trong một khoảng khác ngắn ngủi, gã đã có thể tự trấn an mình.

Bình tỉnh, hãy bình tỉnh, gã nghĩ thầm. Đừng cứ như một thằng ngốc thế. Điều đấy không có ý nghĩa gì đâu.

Ít ra thì đấy không phải là tiếng người mà gã nghe được. Và cảm giác là tờ giấy đấy có thực.

Và nó là thực! Mình vẫn còn nhìn thấy nó nằm cạnh quyển Kinh Thánh, Martin nghĩ và bắt buộc mình phải cười. Bác sĩ Gorman tuy đã nói với gã, rằng những ảo cảnh xúc giác có thể sẽ thay thế cho những ảo cảnh thính giác, nếu như tình trạng xấu đi. Nhưng tờ giấy này thì không là gì khác ngoài một lần đùa không hay của một người khách đang bực dọc, người thuần túy chỉ vì có ác ý mà để nó ở đó cho người đến sau, để người này cũng không ngủ được trong cái phòng tồi tàn này.

Hoàn toàn ngẫu nhiên khi nó rơi vào trong tay gã.

Một bệnh nhân đang được điều trị vì những cơn tâm thần phân liệt của hắn.

Tất cả đểu tốt thôi, không có lý do gì để mà hoảng sợ cả. Mày không tái phát bệnh.

Nhịp tim của Martin từ từ giảm xuống, và có lẽ là hắn sẽ có thể lại hoàn toàn an tâm, nếu như gã đã không nhìn ra cửa ra vào.

*

“Jonas?”, gã hồi hộp gọi to vào chiếc điện thoại di động của mình, chỉ nửa phút sau khi gã tìm thấy tờ giấy thứ hai. Gã đứng ngay trước cái cửa sổ đầy vết bẩn của phòng khách sạn và nhìn trừng trừng xuống những cái thùng rác trên một cái sân sau đầy tuyết.

“Có chuyện gì à?”, bác sĩ Gorman hỏi với giọng nói khàn khàn. Người ta có thể cảm nhận được rằng anh ấy đang suy nghĩ, liệu cuộc điện này có còn là một phần của giấc mơ mà Martin vừa lôi anh ấy ra khỏi nó hay không.

“Vâng. Tôi tin là thế. Chúng mình ngưng uống thuốc quá sớm.”

Martin nghe tiếng sột soạt của ra đệm giường, rồi:

“Cứ tuần tự đã nào. Cậu có chuyện gì thế?”

“Tớ lại có ảo cảnh.”

“Tiếng người à? Cậu nghe được tiếng người nói à?”

“Không”, Martin trả lời người bạn và là bác sĩ tâm lý của mình.

“Lần này lại là xúc giác ảo. Tớ tìm thấy thông điệp.”

Gorman thở dài và xin lỗi ai đó ở phía sau, có lẽ là vợ của anh ấy, người bây giờ cũng đã tỉnh dậy. Trong lúc nhà tâm lý học rõ ràng là rời phòng ngủ vợ chồng để có thể nói chuyện mà không bị quấy rầy, Martin đặt thông điệp thứ nhì, cái mà gã đã tìm thấy ngay trước cửa ra vào, lên bệ cửa sổ. Gã lật tờ giấy lại, vì gã không muốn phải đọc mệnh lệnh đó thêm một lần nữa.

Giết nó đi!

“Cậu đang ở xó xỉnh nào thế?”, Gorman lại cất tiếng nói.

Martin thở dài.

“Quán trọ này có tên là Khách sạn Bốn Mùa, nghe có vẻ kinh lắm, nhưng chỉ là một ngôi nhà xiêu vẹo cạnh đường kiên tỉnh lộ ở đâu đó giữa Hof và Plauen.”

“Cậu làm gì ở đó thế hả?”

“Chúng tớ muốn đi du lịch, quyết định tự phát thôi. Chính cậu cũng nói rằng một ít ánh nắng mặt trời cũng không có hại cơ mà.”

Quả thật là Gorman đã đưa ra ý tưởng tuần trăng mật thứ nhì cho gã, để ăn mừng sự phát triển, rằng cuộc điều trị bằng thuốc uống cuối cùng rồi cũng cho thấy những thành công đầu tiên. Và không phải chỉ ở Martin. Cùng với những tiếng nói trong đầu gã, sự kiệt quệ và sau đó là nỗi u sầu cũng biến mất ra khỏi tâm hồn của Nadja. Không phải ngay lập tức, mà là từng bước nhỏ, những bước đi mà bây giờ cô ấy lại có thể đồng hành với người chồng lại có khả năng đáp ứng được.

“Khi tớ nói các cậu cần nên đi nghỉ mát để tìm đến với nhau, tớ có ý muốn nói đến Vùng Caribbean hay Ấn Độ Dương, chứ không phải rừng Franken”, Gorman nói.

“Thì bọn tớ cũng muốn đến Maldives đấy chứ. Mẹ kiếp, nó đơn giản cứ là một ý tưởng bất di bất dịch, vì sức khỏe của bọn tớ lại khá lên; bọn tớ chẳng hề suy nghĩ lâu.”

Martin nhìn nhanh sang cánh cửa phòng tắm; tiếng nước chảy bất chợt ngưng lại.

“Bọn tớ muốn bay ngay ngày hôm bay, nhưng chuyến bay duy nhất còn chỗ trống lại bay từ Leipzig, thế là bọn tớ ngồi ngay vào ô tô và lái xe đi. Rất đáng tiếc là không có lốp mùa đông. Khi tớ ngừng xe lại ở trong rừng vì muốn đi tiểu thì không còn chạy được nữa. Và trên đường đến xưởng sửa chữa gần nhất thì bọn tớ đã đi ngang qua đây.”

Ở đây, trong cái xó tồi tàn này.

Ngay tấm biển đèn neon đã hỏng trên lối ra vào đã giống một lời cảnh báo nhiều hơn là một câu chào mời. Và người đàn ông ở quầy tiếp tân đã nhìn trừng trừng họ như những người từ hành tinh khác đến, khi họ muốn lấy phòng.

“Một phòng?”, ông ấy đã hỏi lại và nhăn trán trong lúc đó, như thể ông ấy chỉ có thể nhớ lờ mờ được rằng cũng chào mời những thứ như thế trong khách sạn của mình. Trong lúc đó, ông ấy dùng ngón tay trỏ đầy lông vuốt qua một trang trống của quyển sổ ghi phòng đặt trước. Cuối cùng, ông ấy đã lặng lẽ trao cho chiếc chìa khóa có con số 211, trước khi Martin có thể đề nghị với Nadja, rằng tốt hơn thì hãy tìm một khác sạn khác.

Gorman hắng giọng, rồi cẩn thận hỏi:

“Được rồi, và bây giờ cậu nghe được những thông điệp đáng sợ đó?”

“Không, tớ không nghe thấy chúng. Tớ nhìn thấy chúng. Mẹ kiếp, lẽ ra tớ không được phép ngưng thuốc sớm như thế. Nói cho tớ biết đi, tớ phải làm gì bây giờ, Jonas. Hai phút nữa là Nadja bước ra từ phòng tắm. Bọn tớ vừa mới qua núi, tớ không được phép lại làm hỏng, cậu có hiểu không? Cậu phải giúp tớ.”

“Đấy là những thông điệp gì?”

“Mệnh lệnh!”

Martin thuật lại cho anh ấy về lời đe dọa và về tờ giấy thứ nhì mà gã đã tìm thấy ngay trước cửa.

“Cậu phải giết chết Nadja ư?”

“Đúng thế.”

Yên lặng. Trong những giây sau đó, người bạn và người đồng nghiệp với gã không nói gì. Rồi, phải sau nửa phút, Gorman thở dài:

“Chú ý nghe tớ nói đây này. Tớ biết là bây giờ rất khó hiểu, nhưng cậu phải tập trung vào lời nói của tớ nhé?”

“Tớ sẽ cố.”

“Có lẽ là cậu đúng.”

“Lại bắt đầu à?”

“Ừ. Nhưng không nặng đâu, cậu có hiểu không? Nhờ cậu gọi điện thoại cho tớ mà cậu đã vượt qua được rào cản thứ nhất rồi.”

“Tớ cần phải làm gì?”

Cái khốn khiếp nào là vật cản thứ nhì?

“Cậu phải đương đầu với nỗi sợ hãi của cậu”, nhà tâm lý học khuyên gã.

Sợ hãi là con rắn độc của cái chết, Martin nhớ thêm một câu nói của bố gã.

Đừng cho nó ăn nhiều quá, nếu không nó sẽ kéo con vào tổ của nó.

“Như thế nào”, gã hỏi.

Tôi phải đương đầu với sự sợ hãi như thế nào?

“Đi vào với Nadja.”

“Tớ không thể.”

“Bình tỉnh, Martin. Hãy hết sức bình tỉnh. Hít thở thật sâu và nói theo tớ này: Không có tờ giấy nào cả. Không có mệnh lệnh. Tất cả những thứ đó không có thực.”

Martin nhắc lại những lời nói của người bạn hắn, không thật sự tin vào đó.

“Nhưng nếu chính tớ đặt những tờ giấy ở đó thì sao?”, gã hỏi sau đấy. “Nếu tớ thật sự là một mối nguy hiểm thì sao?” Gã nghe Gorman bồn chồn tặt lưỡi. “Cậu không phải thế. Tin tớ đi, Martin, tớ biết cậu kia mà. Chúng mình đã nói hàng trăm lần về điều đấy trong những lần điều trị rồi. Cậu không làm hại ai cả. Nhất là vợ cậu. Cậu yêu cô đấy, có phải không?”

“Phải.”

“Và cậu không có vũ khí nào trong tay của cậu?”

“Không .”

“Không có gì mà cậu có thể gây nguy hiểm đến cho Nadja được cả, có đúng không?”

“Đúng.”

Trong khi họ nói chuyện, Martin đi đi lại lại không mục đích trong phòng. Bây giờ gã nín thở đứng trước cửa phòng tắm đã được đóng lại.

“Đi vào trong đấy”, Gorman nói. “Hãy mở cửa ra, nhìn vào mắt cô ấy. Ôm lấy cô ấy. Rồi cậu sẽ thấy, lời nguyền sẽ bị phá vỡ. Cậu sẽ không làm gì hại đến vợ của cậu cả.”

Martin gật đầu và đặt những ngón tay run run của gã lên quả nắm cửa. Bất thình lình, gã lấy tay ép vào mồm, để ngăn lại một tiếng hét.

“Cái gì thế?”, Gorman hỏi.

“Ở đấy lại có thêm một.”

“Ai ở đấy nữa?”

“Một tờ giấy.”

Martin quỳ xuống. Ngón trỏ của gã vuốt qua những chữ hoa màu đỏ trên giấy vệ sinh thô, giống như ngón tay của người đàn ông kỳ lạ trước đây ở cạnh quầy tiếp tân vuốt qua quyển sổ ghi phòng đặt trước. Lần này thì rõ ràng là thông điệp này được viết bằng một thỏi son môi.

“Đừng tin những gì cậu nhìn thấy”, Gorman nói. “Không có tờ giấy nào cả.”

“Có đấy”, gã cãi lại. “Tớ đang cầm nó trong tay của mình!”

Rồi gã đọc thông điệp:

Đi vào phòng tắm. Giết nó đi!

Gorman mất bình tỉnh rên lên.

“Cậu lầm rồi. Chúng mình đã nói về việc này nhiều lần rồi. Tất cả những cái đấy chỉ xảy ra trong đầu của cậu thôi, có hiểu không?”

“Không, tớ chẳng hiểu gì cả”, Martin nói, và điều đấy là sự thật.

Phía sau cánh cửa, một cái vòi nước kêu ken két. Tiếng nước chảy không còn nữa. Sự yên lặng, cái bây giờ đang nuốt chửng cả căn phòng khách sạn, giống như một vật thể lạ. Lạ và phi thực.

Như một tờ giấy rơi ra từ một quyển Kinh Thánh.

“Cố lên, Martin, cậu làm được đấy.”

“Cậu nói thật đấy à?”

“Ừ. Tất cả những gì mà cậu phải làm là đi qua cánh cửa ở trước cậu. Nó có bị khóa lại không?”

“Không”, Martin nói sau khi nhìn thoáng qua ổ khóa. “Tớ không nghĩ là thế.”

“Thế thì làm đi. Gõ cửa. Gọi tên cô ấy.”

Tôi không thể, Martin nghĩ thầm và cuối cùng tự ngạc nhiên khi thấy mình cũng làm được.

“Nadja?” Gã rụt rè gõ cửa, chiếc điện thoại di động vẫn còn ở cạnh tai.

“To lên”, Gorman khuyên gã, nhưng Martin đã cảm thấy kiệt quệ ngay từ tiếng thì thào đấy của gã. Để có thể tập trung tốt hơn, gã đặt điện thoại xuống sàn nhà. Ngay bên cạnh tờ giấy vệ sinh với thông điệp của thỏi son

… Đi vào trong. Giết nó. Nếu không thì …

“Nào, tiếp tục đi”, Gorman thúc giục, thế nhưng Martin không còn có thể nghe anh ấy được nữa. Gã đã đứng dậy và bắt đầu đếm. Gã muốn lúc đến ba sẽ giật cửa ra. Nhưng cuối cùng gã không còn có thể làm việc đấy được nữa. Vợ gã đã nhanh hơn

*

Cùng với Nadja, một làn hơi nóng tràn vào phòng ngủ. Làn da ấm nóng của cô ấy ửng đỏ, và mái tóc dài óng mượt của cô ấy có mùi hương của hoa oải hương.

“Anh sao thế?”, cô ấy giật mình hỏi, khi Martin muốn sờ vào mặt của cô ấy. Cô ấy lui lại. Nụ cười của cô ấy đông cứng lại và nhường chỗ cho một nét mặt không thể định nghĩa được.

“Ôi Nadja”, Martin nghe chính mình thổn thức, Gã run lên vì kiệt sức, và gã cảm thấy choáng váng. Gã lảo đảo bước vào gian phòng tắm quá nóng và, trước khi đánh mất thăng bằng hoàn toàn, ngồi xuống cái nắp bồn vệ sinh đã được đậy xuống. Hơi nước chậm chạp tan dần, cái cho tới lúc đó đã che đậy những thiết bị xấu xí. Tấm màn che buồng tắm chỉ còn được treo bằng ba cái vòng khuyên trên thanh, nhiều miếng gạch men trên sàn đã long ra hay thiếu hoàn toàn, và ngay tấm gương ở phía trên bồn rửa mặt cũng đã vỡ. Có lẽ một người khách say rượu nào đó đã dùng tay đấm váo đấy.

Martin cố tập trung, và đi theo Nadja trở vào phòng ngủ.

“Xin lỗi nhé, em yêu. Anh sợ là anh đang rối tung cả lên”, gã nói. Cô ấy đã nằm xuống giường của cô ấy, cái giường mà nửa giờ trước đấy họ còn gần gũi bên nhau đến như thế. Bây giờ thì dường như đang có nhiều thế giới nằm ở giữa họ.

“Anh rất lấy làm tiếc, như anh lại có …”

… những ảo cảnh đấy. Gã không dám nói ra những từ đó, những cái sẽ khiến cho họ lại càng xa nhau hơn. Chỉ vì lý do đó mà nói chung là họ đã lạc đến cái xó này. Vì tinh thần phấn khởi của họ. Vì niềm vui của họ, rằng bây giờ gã đã ổn định. Rằng họ lại có cùng chung một tương lai.

Với con cái.

Không có tiếng người nói.

“Có việc gì thế?” Nadja bồn chồn trượt qua lại dưới tấm ra trải giường mà cô ấy đã kéo lên cho đến tận cằm.

“Anh đã tìm thấy những tờ giấy này ở khắp nơi …”

Gã ngần ngừ, rồi gã đi đến cạnh giường phía bên gã và tìm lời cảnh báo đầu tiên rơi ra từ quyển Kinh Thánh.

Cái mà tôi đã đặt trên bàn ngủ.

“Giấy gì?”, Nadja hỏi, trong khi Martin nhìn trừng trừng lên cái mặt bàn trống trải.

“Nó mới vừa ở đây cơ mà”, gã khàn giọng rên rỉ, rồi gã chạy đến bệ cửa sổ, nhưng tờ giấy với cái mệnh lệnh giết người đó cũng đã biến mất, cũng như mảnh giấy vệ sinh. Nằm trước cửa phòng tắm bây giờ chỉ còn chiếc điện thoại di động, và màn hình thì tối đen.

Jonas đã cúp điện thoại rồi à? Hay là mình chẳng hề gọi điện cho cậu ấy?

Martin cảm thấy nước mắt dâng đầy lên trong đôi mắt gã. Gã ngước nhìn trần, cứ như thể qua đó mà gã có thể ngăn chận được lần chảy trào ra.

“Ôi Nadja, anh rất lấy làm tiếc”, gã lại thổn thức.

“Có gì trên những tờ giấy đấy?”

“À, chỉ những thứ vớ vẩn thôi.” Gã ngồi xuống cạnh giường và dấu mặt vào trong hai bàn tay.

“Rằng anh không được phép ngủ, mà phải vào trong phòng tắm với em, để …” Gã khựng lại.

“Để làm gì?”, gã nghe cô ấy hỏi ở phía sau mình.

Và rồi nó cắn phập vào.

Sự sợ hãi.

Con rắn độc của cái chết.

Martin lại bắt đầu run rẩy và tìm một lời giải thích hợp lý, tại sao tiếng nói mà gã vừa mới nghe được không còn là tiếng nói của Nadja nữa.

Mà là của chúng nó.

Tiếng nói của những đứa bé.

Chậm chạp, như thể qua đó mà gã có thể trì hoãn việc không thể tránh khỏi, gã quay lại với vợ của gã.

“Mày tìm những cái này phải không?”, đôi môi trong miệng của cô ấy hỏi, phát âm mỗi một từ đấy với một giọng nói trẻ con khác nhau.

Đấy chính là chúng. Những tiếng nói mà tôi luôn nghe được.

Vì chúng mà tôi phải đi điều trị!

Vợ gã đã tung tấm ra trải giường ra. Cô ấy mở nắm tay của mình ra và để cho gã nhìn thấy những tờ giấy. Cô ấy hẳn đã thu thập chúng trong lúc gã cố vượt qua cơn choáng váng trong phòng tắm.

“Lẽ ra mày nên nghe theo lời của Nadja”, những tiếng nói phát ra từ miệng của cô ấy, và Martin bất chợt nhận ra được nhiều điều trong cùng một lúc: không phải gã mà chính là vợ của gã đã phát điên vì mất con. Rằng những tiếng nói mà gã nghe được thuộc các nhân cách khác nhau mà cô ấy đã tách mình ra thành chúng sau cái bi kịch đấy.

Chúng đã nói với tôi. Tôi đã nghe chúng. Qua những ống nước, khi tôi đứng dưới vòi hoa sen. Trong những giấc mơ của tôi, khi cô ấy nằm cạnh tôi và nói với tôi.

Bây giờ gã mới hiểu, rằng Nadja trong các khoảng khắc tỉnh táo của cô ấy với những lời chỉ dẫn được viết ra đã van xin gã hãy giết chết những tiếng nói trong người của cô ấy – trước khi chính gã sẽ trở thành nạn nhân.

Giết nó đi. Đi vào trong, giết nó, nếu không …

Cuối cùng, Martin hiểu rằng gã đã phán đoán sai lầm mọi dấu hiệu, rằng gã đã gnhe theo tiếng nói sai lầm. Và khi gã nhìn thấy hình ảnh phản chiếu của đôi mắt gã trong cái mảnh kính vỡ, cái chỉ một chớp mắt sau đó sẽ đâm vào động mạch cảnh của gã, gã mới nhớ lại rằng chiếc gương soi thuộc vào trong số các trang bị hiếm hoi vẫn còn nguyên vẹn khi họ đến cái nơi chốn tồi tàn này.

Sebastian Fitzek

Phan Ba dịch

 

Đảo trị liệu bí ẩn

Đảo trị liệu bí ẩn

Cùng một tác giả:

Đảo trị liệu bí ẩn”: Không nhân chứng, không dấu vết, không xác chết. Josy, người con gái mười hai tuổi của bác sĩ tâm lý nổi tiếng Viktor Larenz, biến mất dưới hoàn cảnh hết sức kỳ bí. Không biết được số phận của em ấy ra sao. Bốn năm sau đó: Viktor đau buồn lui về ở trong một ngôi nhà nghỉ mát hẻo lánh. Nhưng một người đàn bà đẹp đã đến đấy để tìm ông. Cô ấy bị ảo cảnh hành hạ. Trong đó luôn có một em bé gái xuất hiện, người cũng biến mất không để lại một dấu vết giống như Josy. Viktor bắt đầu với cuộc điều trị, cái ngày càng trở nên một cuộc hỏi cung đầy bi kịch …

http://phanba.wordpress.com/2013/02/07/truyen-ngan-kinh-di-giet-no-di/

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Giết nó đi!

Bình thường ra thì gã chưa bao giờ có thể tưởng tượng được là sẽ làm tình ở một nơi như thế này. Trong khi đấy thì trí tưởng tượng của gã chắc cgã không phải là loại tệ nhất, như bác sĩ tâm lý

Sebastian Fitzek là một trong những nhà văn viết tiểu thuyết kinh dị nổi tiếng nhất. Tất cả các tiểu thuyết của ông đều là sách bán chạy nhất. Sách của ông đã được dịch ra 24 thứ tiếng; quyển tiểu thuyết đầu tay “Đảo trị liệu bí ẩn” (Nhà xuất bản Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh đã phát hành) là quyển sách bán chạy trên khắp thế giới, được đề cử cho Giải Friedrich Glauser. Cho tới nay, “Đảo trị liệu bí ẩn” đã đứng 2190 ngày trong top 100 sách bán chạy nhất của thể loại hình sự và kinh dị trên Amazon tiếng Đức (www.amazon.de). Sách của ông đã được phát hành tổng cộng là 3,5 triệu bản.

Bình thường ra thì gã chưa bao giờ có thể tưởng tượng được là sẽ làm tình ở một nơi như thế này. Trong khi đấy thì trí tưởng tượng của gã chắc cgã không phải là loại tệ nhất, như bác sĩ tâm lý của gã mới đây đã xác nhận. Chỉ riêng ý nghĩ, ăn nằm với ai đấy ở đây, cũng phi lý như hoàn cảnh đã dẫn Martin Vahl đến gian phòng khách sạn này. Không một ai, người đã có lần nhìn một con ve qua kính hiển vi, sẽ tình nguyện lăn lộn trên tấm ra trải giường này mà những vết dơ của nó khiến cho người ta nhớ đến một sự pha trộn từ thức ăn thừa và dịch cơ thể; không phải là thứ để lại duy nhất của vô số khách đã qua đêm trước gã ở đây. Tường đầy những dấu tay toàn mỡ; trên sàn là một tấm thảm đã tả tơi, và người ta có thể dùng một giờ đồng hồ để đếm tất cả những cái lỗ cháy của nó. Và người đàn bà dọn dẹp, nếu như có một người như thế, cũng chẳng thèm nhọc công cạo những điếu thuốc lá đã bị dí bẹp trước lò sưởi ra khỏi sàn nhà.

Mặc kệ. Ở đây như cứt, nhưng mình vẫn hạnh phúc, Martin nghĩ thầm và nhìn sang cánh cửa phòng tắm, nơi gã nghe được tiếng nước chảy ở phía sau đấy. Theo phương diện này thì Nadja là người đàn ông trong mối quan hệ của họ. Trong khi phần lớn những người đàn bà mà gã quen biết lúc nào cũng muốn ôm nhau âu yếm hàng giờ liền sau khi làm tình, cô ấy lại chạy đi tắm ngay lập tức sau khi lên đỉnh. Vào lúc bắt đầu mối quan hệ của họ, gã còn lấy làm ngạc nhiên về điều đó; ngày nay, gã vui mừng vì cái nghi thức quen thuộc này.

Mình suýt mất cô ấy, gã buồn bã nghĩ thầm. Và rồi thì mình chỉ còn có một mình. Một mình với những tiếng người nói của mình. Mấy cái lò xo kêu ken két đe dọa khi Martin quay nghiên người lại để kéo cái ngăn kéo ra. Gã sẽ không ngạc nhiên nếu như tìm thấy một cái bao cao su đã dùng rồi hay một cái bánh mì xúc xích mốc meo ở trong đấy; vì thế mà gã càng ngạc nhiên hơn về tình trạng không thể chê vào đâu được của quyển Kinh Thánh. Kinh Tân Ước, được bọc bìa da, mạ vàng và có thẻ để đánh dấu trang sách.

Martin không phải là người sùng đạo đặc biệt. Đứng hơn là thuộc loại người hay nói dối cho quy chuyện với lời khẳng định: ‘Tôi nghĩ là phải có một quyền lực cao siêu, nhưng tôi sẽ không gọi đấy là Chúa Trời’, nếu như người ta hỏi gã về tín ngưỡng của gã. Gã đã được làm lễ Kiên Tín, nhưng cũng chỉ vì lúc đấy mẹ của gã hứa mua cho gã một trò chơi máy tín nếu như gã chịu quỳ xuống. Nhiều năm sau này, khi biết được số tiền thuế đóng cho nhà thờ với tờ giấy báo lương đầu tiên, gã ra khỏi giáo hội ngay lập tức. Vì thế mà hôm nay gã không tìm an ủi lẫn sự xác nhận trong Kinh Thánh, mà đơn giản chỉ là sự sao lãng.

Martin có nhiều thói quen dở hơi. Và trong số những thói quen dở hơi mà gã biết thì thói quen này chắc hẳn là thuộc trong số những thứ tầm thường nhất: gã không thể ngủ được nếu như không đọc ít nhất là một trang sách trước đó. Trong lúc đấy thì gã đọc cái gì cũng được cả. Một quyển sách, một tạp chí ảnh, mặt sau của một hộp đựng bánh bột ngô nướng hay thành phần cầu tạo của một chai dầu gội đầu; ngay cả một tờ hường dẫn chỉ dụng cũng phục vụ được cho mục đích đó. Sau một ngày dài (và hôm nay là một ngày dài khốn khiếp) thường gã có cảm giác giống như có một cái van áp suất đã vỡ tung ra trong đầu của gã. Và chỉ có một phương pháp hữu hiệu để bóp nghẹt tiếng rít đó, cái mà những ý nghĩ mông lung hoang dại của gã tạo ra: đọc, cái gì cũng được.

Một quyển Kinh Thánh cũng được nữa, nếu như ở đây không có gì khác.

Do thiếu một cái máy truyền hình nên trong gian phòng tồi tàn không sao này còn chẳng có đến tờ tạp chí truyền hình nhất định phải có nữa. Bình thường thì Martin lúc nào cũng có một quyển sách (thường một quyền tiểu thuyết thriller) trong hành lý khi gã đi xa. Nhưng Nadja và gã đã bất chợt quyết định bay đến Maldives để hưởng tuần trăng mật thứ nhì nhanh đến mức họ chỉ vừa có đủ thời gian để xếp quần áo tắm, mỹ phẩm và thuốc vào hành lý. Họ muốn mua phần còn lại, tức là cả sách nữa, tại cảng hàng không, thế nhưng cơn bão tuyết đã phá vỡ kế hoạch của họ từ trong trứng nước.

Martin ngẫu nhiên lật đến phần Bài Giảng Trên Núi, đoạn mà trong đó Giêxu nói với con người: “Hãy yêu kẻ thù của các con”. Gã tự hỏi trong khoảng khắc, liệu tình yêu có phải là một quyết định mà người ta có thể đưa ra có chủ ý hay không, hay đấy nhiều hơn là một cảm xúc hông để cho cưỡng ép. Cũng giống như gã khó có thể tự ra lệnh cho mình yêu cái gian phòng hôi mùi mồ hôi và mùi mốc meo này. Có những việc nào đó đơn giản là nằm ngoài sự kiểm soát có chủ ý. Sự việc, rằng gã cảm thấy ở đây dễ chịu – mặc dù những cái tủ bị phủ bởi một lớp bụi đã cứng lại và cửa sổ không để cho người ta mở chúng ra –, chỉ nhờ duy nhất vào một tình cảnh, rằng ở đây, so với tất cả những gì mà gã đã trải qua trước đây, là Thiên Đàng.

Một Thiên Đàng không có tiếng người nói. Không có những mệnh lệnh giết người.

Gã nhắm mắt lại và cố xua đi những ý nghĩ chết chóc của gã. Trong những tuần vừa rồi gã đã đến những nơi chốn tồi tệ hơn rất nhiều. Những nơi chốn mà trước gã chưa từng có ai bước vào, vì chúng không nằm trong thế giới thực, mà

… chỉ ở trong đầu của tôi.

Tất cả đã bắt đầu với những tiếng nói, lúc đấy, ngay sau lần sẩy thai, việc mà bác sĩ Jonas Gorman cho rằng đã phát động cho những ảo giác của gã. Chúng đến từ trong tường, bất chợt và không có cảnh báo trước, như từ chốn hư không. Gã nghe được chúng lần đầu tiên là lúc đứng dưới cái vòi hoa sen tắm. Gã đã chỉnh nước nóng cho tới gần như sôi, cứ như thể là qua đấy mà gã có thể đốt cháy đi những tin xấu đó ra khỏi nhận thức của gã, những cái mà người ta vừa mới thông báo cho gã biết vài giờ trước đấy trong bệnh viện dành cho những người muốn có con: “Thiếu hoóc môn progestogene. Lần sau chúng tôi sẽ dùng Utrogest để xây dựng màng trong dạ con.”

Lần sau. Mẹ kiếp. Không có lần sau.

“Trừ phi mày giết nó.”

Lúc đầu, gã tự hỏi ma quỷ nào đã xui khiến gã nghĩ đến những thứ chết chóc như thế: rồi gã tắt nước và nhận ra rằng đấy không phải là những ý nghĩ của gã, những cái mà gã nghe được. Mà là tiếng người nói với gã. Những tiếng trẻ con. Khác nhau, nhưng cùng nói một điều giống nhau:

“Mày phải giết nó.”

Bắt đầu từ cái ngày đấy không còn điều gì giống như trước đó nữa. Chính Martin cũng là nhà tâm lý học, chuyên về chỉnh hình thân tâm; tức là gã làm việc với những cơn đau ma trong cánh tay nhiều hơn là với những ảo giác của bệnh tâm thần phân liệt. Mặc dù vậy, gã vẫn đủ nhạy cảm để nhận ra những dấu hiệu nghiêm trọng đầu tiên chứ không bẻ cong thế giới cho đúng. Vì đấy là bản chất của tất cả những bệnh về tâm thần: khước từ hiện thực, trong khi tìm lý lẽ giải thích tại sao sự cảm nhận của chính mình lại đúng và cảm nhận của những ngừoi khác là sai. Những tiếng nói trẻ con khác nhau đó, những cái sau đấy đi theo gã cho tới tận trong các giấc mơ và liên tục ra lệnh cho gã phải giết “nó”, trước khi chính gã sẽ chết, chỉ là tưởng tượng. Nhưng chính vì thế mà chúng không ít nguy hiểm hơn.

Hắm tìm đến bác sĩ Jonas Gorman, một người bạn cũ từ những ngày còn học đại học, người điều trị gã bằng thuốc, không phải là không có cảnh báo gã trước những tác dụng phụ nặng nề sẽ đến với gã qua đó. Khô miệng, mắc bệnh chàm, buồn nôn, đau đầu, trầm cảm, tăng cân – Marin đã phải trải qua những gì nặng nề nhất của tất cả các tác dụng phụ thông thường từ những thuốc tâm thần của gã.

Không có gì để phải ngạc nhiên, khi hôn nhân của họ đã “mất cân bằng” trong những ngày tháng đó, như cha gã diễn đạt. Những cố gắng cứ thất bại mãi đã làm cho họ rã rời và cũng đã để lại dấu vết của chúng rồi. Và chính lúc này, khi mọi hy vọng dường như đã tắt, Nadja đang cần một người bạn đồng hành có tinh thần vững vàng ở cạnh bên của cô ấy, chứ không phải một kẻ bệnh tâm thần với ảo giác. Ngay khi còn bị tê liệt bởi cú đấm của số phận, đánh vào bụng dưới của cô ấy và giật đi cái bào thai, Nadja đã không muốn tin vào những lời quả quyết của các bác sĩ, rằng có cho tới 70 phần trăm thai ngén là bị sẩy, phần lớn là không hề được nhận biết. Cô ấy quy trách nhiệm về cho tuổi đời đã không còn trẻ nữa của mình, và lúc đầu rơi vào những lời tự lên án đã không muốn có con quá lâu, rồi tự thương hại đã bị trừng phạt hai lần: với một màng trong dạ con quá yếu với một người chồng còn yếu ớt hơn nữa. Sự tự thương hại của cô ấy tăng lên thành sự giận dữ và sau này còn là căm ghét nữa, khi cô ấy xem tường thuật về những vụ mang thai ngoài ý muốn của các người mẹ trẻ trong truyền hình. Và Martin có thể hiểu được sự giận dữ của cô ấy. Chúa Trời – nếu như thật sự có ngài – phải có một tính khôi hài kỳ lạ khi thích để cho chiếc bao cao su của tên chơi gái vỡ tung tại một cô gái bán dân vị thành niên nghiện ma túy, trong khi lại phá hỏng những toan tính hoóc môn của Nadja – một người mẹ hẳn sẽ hy sinh cuộc sống của mình cho hạnh phúc của đứa con.

Nadja đâu khổ, khi thế giới dường bất chợt lại đầy xe nôi, những người sắp làm mẹ và những ngừoi cha kiệt sức. Quảng cáo dường như chỉ còn ca ngợi tả lót, thức ăn cho trẻ sơ sinh và ghế ngồi cho trẻ con, và không có ngày nào mà không có một người quen biết nào đó gọi điện để chúc mừng cho lần xét nghiệm thai dương tính. Thế thì làm sao mà đến một lúc đấy cô ấy có thể vượt qua được những đau buồn của mình và tạo hy vọng mới? Nhất là ở bên cạnh một người chồng không lắng nghe cô ấy, vì gã bị những tiếng nói ảo của trẻ em đánh lạc hướng.

“Hãy giết nó đi. Nhanh lên. Trước khi quá muộn.”

Martin giật mình tỉnh dậy từ trạng thái ngủ lơ mơ của mình. Quyển Kinh Thánh tí nữa thì đã rơi khỏi tay gã.

“Em yêu?”, gã gọi to về hướng phòng tắm, nhưng lời của gã đã bị nước nuốt đi mất, nước đang chảy xối xả xuống cái bồn tắm tráng men cũ kỹ. Nadja không bao giờ tắm vòi hoa sen dưới nửa giờ, tức là sẽ bước ra sớm nhất là mười phút nữa. Lúc đầu, gã thường hay bực mình vì cô ấy thuộc vào con số ít những người dùng nước trong lúc tắm vòi hoa sen nhiều hơn là tắm bồn. Ngày nay, sau tất cả những cú đánh của số phận, gã đơn giản chỉ còn muốn cô ấy hạnh phúc; cô ấy cũng được phép làm cạn cả Đại Tây Dương, nếu như điều đấy làm tăng cảm giác dễ chịu của cô ấy.

Gã duỗi người và xoay đầu sang bên mạnh đến mức cổ kêu răn rắc. Rồi gã lại ném một cái nhìn vào quyển Kinh Thánh mà gã đã mở ra cả thời gian vừa rồi. Gã ngạc nhiên đọc lại đoạn cuối. Gã không thể nhớ là mình đã lật đến đoạn này, đoạn mà Giêxu ra lệnh cho các tông đồ hãy để cho các đứa trẻ con đến với mình.

Trẻ con thuộc về vương quốc của Chúa Trời, tất nhiên rồi. Vì thế mà ông cũng gọi chúng đến với mình nhanh như thế hử?

Martin ngáp. Lần đọc sách đã thể hiện tác động gây buồn ngủ của nó.

Thêm một đoạn nữa, rồi mình sẽ ngủ, gã nghĩ thầm, khi gã cảm nhận được một vật lạ rơi ra từ những trang giấy.

Tờ giấy mở ra ngay trong lúc còn đang rơi xuống. Trước khi nó chạm vào thành giường, Martin đã có thể nhận ra được những đường nét mỏng manh, vụng về trên tờ giấy. Trong cùng khoảng khắc đó, gã nghĩ cứ đơn giản là hãy nhắm mắt lại.

Đừng chú ý đến. Tờ giấy đấy hoàn toàn không có ý nghĩa gì cả.

Có lẽ là đã có ai đấy ghi lại một số điện thoại, một thời điểm hay một cái tên. Những cái mà người ta viết nguệch ngoạc trên tập giấy ghi chú, khi người ta xác nhận cái hẹn qua điện thoại, cái hẹn mà đã đẩy một người rơi vào chốn tồi tàn này.

Chẳng có gì hay ho cả. Thứ viết vội không quan trọng.

Martin mệt mỏi, muốn ngủ. Nhưng gã cảm nhận được, rằng lần ngủ gật mà gã vừa mới giật mình dậy từ đó, đã làm cho gã tỉnh táo. Bây giờ thì gã phải đọc ít nhất là thêm một trang nữa, nếu không thì gã sẽ không thiếp ngủ đi được.

Tức là mình cũng có thể lấy cái tờ giấy đấy, gã nghĩ thầm, lấy làm thích thú về việc có thể đánh thức dậy sự tò mò của con người dễ dàng như thế nào. “Đặt mười người đứng trước một cái lỗ khóa và làm ồn một chút ở phía sau cánh cửa. Chín người sẽ cúi xuống và nhìn qua”, cha gã có lần đã nói với gã.

Martin đặt quyển Kinh Thánh trở lại bàn ngủ, ngáp ồn ào và với tay lấy tờ giấy trên bụng của gã.

Hai câu.

Cả hai đều được viết bởi một nét chữ vụng về, hồi hộp, tất cả đều được viết hoa. Gã phải mỉm cười khi đọc những từ đầu tiên. Rồi gã lật tờ giấy lại, để đọc câu thứ hai nằm ở dưới đường gấp. Phải mất một lúc, cho tới khi gã hiểu được ý nghỉa của những từ ngữ đó.

Mối liên quan. Mệnh lệnh.

Lúc đầu, gã vẫn còn nghĩ đến một chuyện đùa, nhưng là một chuyện đùa rất, rất xấu, vì ở trên tờ giấy đó là

Không được ngủ …

hay là họ sẽ giết mày.

Bắt đầu từ khoảng khắc này, Martin tỉnh táo hoàn toàn.

Ý nghĩa đầu tiên của gã là về Nadja, người lúc này bắt đầu hát ngâm nga dưới vòi hoa sen (“Autumn Leaves”, bản nhạc mà người chơi đàn dương cầm đã chơi tại nụ hôn đầu tiên hết thảy của họ) và không hề biết đang có điều gì xảy ra với gã ở ngoài này.

Điều gì xảy ra ở trong tôi!

Rồi gã nghĩ đến chiếc máy điện thoại di động và đến cái số điện thoại duy nhất trong bộ nhớ mà gã có thể gọi bây giờ. Gã đặt tờ giấy xuống bàn ngủ và đứng dậy.

Có một cái gì đó chọc vào gan bàn chân của gã, khi gã đi chân trần bước tới chiếc áo khoác mà gã đã treo trên một cáo móc áo ở cạnh cửa ra vào. Cảm giác khó chịu đấy ít nhất là đã làm gián đoạn những ý nghĩ rối rắm của gã. Khác với nỗi sợ hãi của gã, cơn đau ở trong chân của gã là thực, và trong một khoảng khác ngắn ngủi, gã đã có thể tự trấn an mình.

Bình tỉnh, hãy bình tỉnh, gã nghĩ thầm. Đừng cứ như một thằng ngốc thế. Điều đấy không có ý nghĩa gì đâu.

Ít ra thì đấy không phải là tiếng người mà gã nghe được. Và cảm giác là tờ giấy đấy có thực.

Và nó là thực! Mình vẫn còn nhìn thấy nó nằm cạnh quyển Kinh Thánh, Martin nghĩ và bắt buộc mình phải cười. Bác sĩ Gorman tuy đã nói với gã, rằng những ảo cảnh xúc giác có thể sẽ thay thế cho những ảo cảnh thính giác, nếu như tình trạng xấu đi. Nhưng tờ giấy này thì không là gì khác ngoài một lần đùa không hay của một người khách đang bực dọc, người thuần túy chỉ vì có ác ý mà để nó ở đó cho người đến sau, để người này cũng không ngủ được trong cái phòng tồi tàn này.

Hoàn toàn ngẫu nhiên khi nó rơi vào trong tay gã.

Một bệnh nhân đang được điều trị vì những cơn tâm thần phân liệt của hắn.

Tất cả đểu tốt thôi, không có lý do gì để mà hoảng sợ cả. Mày không tái phát bệnh.

Nhịp tim của Martin từ từ giảm xuống, và có lẽ là hắn sẽ có thể lại hoàn toàn an tâm, nếu như gã đã không nhìn ra cửa ra vào.

*

“Jonas?”, gã hồi hộp gọi to vào chiếc điện thoại di động của mình, chỉ nửa phút sau khi gã tìm thấy tờ giấy thứ hai. Gã đứng ngay trước cái cửa sổ đầy vết bẩn của phòng khách sạn và nhìn trừng trừng xuống những cái thùng rác trên một cái sân sau đầy tuyết.

“Có chuyện gì à?”, bác sĩ Gorman hỏi với giọng nói khàn khàn. Người ta có thể cảm nhận được rằng anh ấy đang suy nghĩ, liệu cuộc điện này có còn là một phần của giấc mơ mà Martin vừa lôi anh ấy ra khỏi nó hay không.

“Vâng. Tôi tin là thế. Chúng mình ngưng uống thuốc quá sớm.”

Martin nghe tiếng sột soạt của ra đệm giường, rồi:

“Cứ tuần tự đã nào. Cậu có chuyện gì thế?”

“Tớ lại có ảo cảnh.”

“Tiếng người à? Cậu nghe được tiếng người nói à?”

“Không”, Martin trả lời người bạn và là bác sĩ tâm lý của mình.

“Lần này lại là xúc giác ảo. Tớ tìm thấy thông điệp.”

Gorman thở dài và xin lỗi ai đó ở phía sau, có lẽ là vợ của anh ấy, người bây giờ cũng đã tỉnh dậy. Trong lúc nhà tâm lý học rõ ràng là rời phòng ngủ vợ chồng để có thể nói chuyện mà không bị quấy rầy, Martin đặt thông điệp thứ nhì, cái mà gã đã tìm thấy ngay trước cửa ra vào, lên bệ cửa sổ. Gã lật tờ giấy lại, vì gã không muốn phải đọc mệnh lệnh đó thêm một lần nữa.

Giết nó đi!

“Cậu đang ở xó xỉnh nào thế?”, Gorman lại cất tiếng nói.

Martin thở dài.

“Quán trọ này có tên là Khách sạn Bốn Mùa, nghe có vẻ kinh lắm, nhưng chỉ là một ngôi nhà xiêu vẹo cạnh đường kiên tỉnh lộ ở đâu đó giữa Hof và Plauen.”

“Cậu làm gì ở đó thế hả?”

“Chúng tớ muốn đi du lịch, quyết định tự phát thôi. Chính cậu cũng nói rằng một ít ánh nắng mặt trời cũng không có hại cơ mà.”

Quả thật là Gorman đã đưa ra ý tưởng tuần trăng mật thứ nhì cho gã, để ăn mừng sự phát triển, rằng cuộc điều trị bằng thuốc uống cuối cùng rồi cũng cho thấy những thành công đầu tiên. Và không phải chỉ ở Martin. Cùng với những tiếng nói trong đầu gã, sự kiệt quệ và sau đó là nỗi u sầu cũng biến mất ra khỏi tâm hồn của Nadja. Không phải ngay lập tức, mà là từng bước nhỏ, những bước đi mà bây giờ cô ấy lại có thể đồng hành với người chồng lại có khả năng đáp ứng được.

“Khi tớ nói các cậu cần nên đi nghỉ mát để tìm đến với nhau, tớ có ý muốn nói đến Vùng Caribbean hay Ấn Độ Dương, chứ không phải rừng Franken”, Gorman nói.

“Thì bọn tớ cũng muốn đến Maldives đấy chứ. Mẹ kiếp, nó đơn giản cứ là một ý tưởng bất di bất dịch, vì sức khỏe của bọn tớ lại khá lên; bọn tớ chẳng hề suy nghĩ lâu.”

Martin nhìn nhanh sang cánh cửa phòng tắm; tiếng nước chảy bất chợt ngưng lại.

“Bọn tớ muốn bay ngay ngày hôm bay, nhưng chuyến bay duy nhất còn chỗ trống lại bay từ Leipzig, thế là bọn tớ ngồi ngay vào ô tô và lái xe đi. Rất đáng tiếc là không có lốp mùa đông. Khi tớ ngừng xe lại ở trong rừng vì muốn đi tiểu thì không còn chạy được nữa. Và trên đường đến xưởng sửa chữa gần nhất thì bọn tớ đã đi ngang qua đây.”

Ở đây, trong cái xó tồi tàn này.

Ngay tấm biển đèn neon đã hỏng trên lối ra vào đã giống một lời cảnh báo nhiều hơn là một câu chào mời. Và người đàn ông ở quầy tiếp tân đã nhìn trừng trừng họ như những người từ hành tinh khác đến, khi họ muốn lấy phòng.

“Một phòng?”, ông ấy đã hỏi lại và nhăn trán trong lúc đó, như thể ông ấy chỉ có thể nhớ lờ mờ được rằng cũng chào mời những thứ như thế trong khách sạn của mình. Trong lúc đó, ông ấy dùng ngón tay trỏ đầy lông vuốt qua một trang trống của quyển sổ ghi phòng đặt trước. Cuối cùng, ông ấy đã lặng lẽ trao cho chiếc chìa khóa có con số 211, trước khi Martin có thể đề nghị với Nadja, rằng tốt hơn thì hãy tìm một khác sạn khác.

Gorman hắng giọng, rồi cẩn thận hỏi:

“Được rồi, và bây giờ cậu nghe được những thông điệp đáng sợ đó?”

“Không, tớ không nghe thấy chúng. Tớ nhìn thấy chúng. Mẹ kiếp, lẽ ra tớ không được phép ngưng thuốc sớm như thế. Nói cho tớ biết đi, tớ phải làm gì bây giờ, Jonas. Hai phút nữa là Nadja bước ra từ phòng tắm. Bọn tớ vừa mới qua núi, tớ không được phép lại làm hỏng, cậu có hiểu không? Cậu phải giúp tớ.”

“Đấy là những thông điệp gì?”

“Mệnh lệnh!”

Martin thuật lại cho anh ấy về lời đe dọa và về tờ giấy thứ nhì mà gã đã tìm thấy ngay trước cửa.

“Cậu phải giết chết Nadja ư?”

“Đúng thế.”

Yên lặng. Trong những giây sau đó, người bạn và người đồng nghiệp với gã không nói gì. Rồi, phải sau nửa phút, Gorman thở dài:

“Chú ý nghe tớ nói đây này. Tớ biết là bây giờ rất khó hiểu, nhưng cậu phải tập trung vào lời nói của tớ nhé?”

“Tớ sẽ cố.”

“Có lẽ là cậu đúng.”

“Lại bắt đầu à?”

“Ừ. Nhưng không nặng đâu, cậu có hiểu không? Nhờ cậu gọi điện thoại cho tớ mà cậu đã vượt qua được rào cản thứ nhất rồi.”

“Tớ cần phải làm gì?”

Cái khốn khiếp nào là vật cản thứ nhì?

“Cậu phải đương đầu với nỗi sợ hãi của cậu”, nhà tâm lý học khuyên gã.

Sợ hãi là con rắn độc của cái chết, Martin nhớ thêm một câu nói của bố gã.

Đừng cho nó ăn nhiều quá, nếu không nó sẽ kéo con vào tổ của nó.

“Như thế nào”, gã hỏi.

Tôi phải đương đầu với sự sợ hãi như thế nào?

“Đi vào với Nadja.”

“Tớ không thể.”

“Bình tỉnh, Martin. Hãy hết sức bình tỉnh. Hít thở thật sâu và nói theo tớ này: Không có tờ giấy nào cả. Không có mệnh lệnh. Tất cả những thứ đó không có thực.”

Martin nhắc lại những lời nói của người bạn hắn, không thật sự tin vào đó.

“Nhưng nếu chính tớ đặt những tờ giấy ở đó thì sao?”, gã hỏi sau đấy. “Nếu tớ thật sự là một mối nguy hiểm thì sao?” Gã nghe Gorman bồn chồn tặt lưỡi. “Cậu không phải thế. Tin tớ đi, Martin, tớ biết cậu kia mà. Chúng mình đã nói hàng trăm lần về điều đấy trong những lần điều trị rồi. Cậu không làm hại ai cả. Nhất là vợ cậu. Cậu yêu cô đấy, có phải không?”

“Phải.”

“Và cậu không có vũ khí nào trong tay của cậu?”

“Không .”

“Không có gì mà cậu có thể gây nguy hiểm đến cho Nadja được cả, có đúng không?”

“Đúng.”

Trong khi họ nói chuyện, Martin đi đi lại lại không mục đích trong phòng. Bây giờ gã nín thở đứng trước cửa phòng tắm đã được đóng lại.

“Đi vào trong đấy”, Gorman nói. “Hãy mở cửa ra, nhìn vào mắt cô ấy. Ôm lấy cô ấy. Rồi cậu sẽ thấy, lời nguyền sẽ bị phá vỡ. Cậu sẽ không làm gì hại đến vợ của cậu cả.”

Martin gật đầu và đặt những ngón tay run run của gã lên quả nắm cửa. Bất thình lình, gã lấy tay ép vào mồm, để ngăn lại một tiếng hét.

“Cái gì thế?”, Gorman hỏi.

“Ở đấy lại có thêm một.”

“Ai ở đấy nữa?”

“Một tờ giấy.”

Martin quỳ xuống. Ngón trỏ của gã vuốt qua những chữ hoa màu đỏ trên giấy vệ sinh thô, giống như ngón tay của người đàn ông kỳ lạ trước đây ở cạnh quầy tiếp tân vuốt qua quyển sổ ghi phòng đặt trước. Lần này thì rõ ràng là thông điệp này được viết bằng một thỏi son môi.

“Đừng tin những gì cậu nhìn thấy”, Gorman nói. “Không có tờ giấy nào cả.”

“Có đấy”, gã cãi lại. “Tớ đang cầm nó trong tay của mình!”

Rồi gã đọc thông điệp:

Đi vào phòng tắm. Giết nó đi!

Gorman mất bình tỉnh rên lên.

“Cậu lầm rồi. Chúng mình đã nói về việc này nhiều lần rồi. Tất cả những cái đấy chỉ xảy ra trong đầu của cậu thôi, có hiểu không?”

“Không, tớ chẳng hiểu gì cả”, Martin nói, và điều đấy là sự thật.

Phía sau cánh cửa, một cái vòi nước kêu ken két. Tiếng nước chảy không còn nữa. Sự yên lặng, cái bây giờ đang nuốt chửng cả căn phòng khách sạn, giống như một vật thể lạ. Lạ và phi thực.

Như một tờ giấy rơi ra từ một quyển Kinh Thánh.

“Cố lên, Martin, cậu làm được đấy.”

“Cậu nói thật đấy à?”

“Ừ. Tất cả những gì mà cậu phải làm là đi qua cánh cửa ở trước cậu. Nó có bị khóa lại không?”

“Không”, Martin nói sau khi nhìn thoáng qua ổ khóa. “Tớ không nghĩ là thế.”

“Thế thì làm đi. Gõ cửa. Gọi tên cô ấy.”

Tôi không thể, Martin nghĩ thầm và cuối cùng tự ngạc nhiên khi thấy mình cũng làm được.

“Nadja?” Gã rụt rè gõ cửa, chiếc điện thoại di động vẫn còn ở cạnh tai.

“To lên”, Gorman khuyên gã, nhưng Martin đã cảm thấy kiệt quệ ngay từ tiếng thì thào đấy của gã. Để có thể tập trung tốt hơn, gã đặt điện thoại xuống sàn nhà. Ngay bên cạnh tờ giấy vệ sinh với thông điệp của thỏi son

… Đi vào trong. Giết nó. Nếu không thì …

“Nào, tiếp tục đi”, Gorman thúc giục, thế nhưng Martin không còn có thể nghe anh ấy được nữa. Gã đã đứng dậy và bắt đầu đếm. Gã muốn lúc đến ba sẽ giật cửa ra. Nhưng cuối cùng gã không còn có thể làm việc đấy được nữa. Vợ gã đã nhanh hơn

*

Cùng với Nadja, một làn hơi nóng tràn vào phòng ngủ. Làn da ấm nóng của cô ấy ửng đỏ, và mái tóc dài óng mượt của cô ấy có mùi hương của hoa oải hương.

“Anh sao thế?”, cô ấy giật mình hỏi, khi Martin muốn sờ vào mặt của cô ấy. Cô ấy lui lại. Nụ cười của cô ấy đông cứng lại và nhường chỗ cho một nét mặt không thể định nghĩa được.

“Ôi Nadja”, Martin nghe chính mình thổn thức, Gã run lên vì kiệt sức, và gã cảm thấy choáng váng. Gã lảo đảo bước vào gian phòng tắm quá nóng và, trước khi đánh mất thăng bằng hoàn toàn, ngồi xuống cái nắp bồn vệ sinh đã được đậy xuống. Hơi nước chậm chạp tan dần, cái cho tới lúc đó đã che đậy những thiết bị xấu xí. Tấm màn che buồng tắm chỉ còn được treo bằng ba cái vòng khuyên trên thanh, nhiều miếng gạch men trên sàn đã long ra hay thiếu hoàn toàn, và ngay tấm gương ở phía trên bồn rửa mặt cũng đã vỡ. Có lẽ một người khách say rượu nào đó đã dùng tay đấm váo đấy.

Martin cố tập trung, và đi theo Nadja trở vào phòng ngủ.

“Xin lỗi nhé, em yêu. Anh sợ là anh đang rối tung cả lên”, gã nói. Cô ấy đã nằm xuống giường của cô ấy, cái giường mà nửa giờ trước đấy họ còn gần gũi bên nhau đến như thế. Bây giờ thì dường như đang có nhiều thế giới nằm ở giữa họ.

“Anh rất lấy làm tiếc, như anh lại có …”

… những ảo cảnh đấy. Gã không dám nói ra những từ đó, những cái sẽ khiến cho họ lại càng xa nhau hơn. Chỉ vì lý do đó mà nói chung là họ đã lạc đến cái xó này. Vì tinh thần phấn khởi của họ. Vì niềm vui của họ, rằng bây giờ gã đã ổn định. Rằng họ lại có cùng chung một tương lai.

Với con cái.

Không có tiếng người nói.

“Có việc gì thế?” Nadja bồn chồn trượt qua lại dưới tấm ra trải giường mà cô ấy đã kéo lên cho đến tận cằm.

“Anh đã tìm thấy những tờ giấy này ở khắp nơi …”

Gã ngần ngừ, rồi gã đi đến cạnh giường phía bên gã và tìm lời cảnh báo đầu tiên rơi ra từ quyển Kinh Thánh.

Cái mà tôi đã đặt trên bàn ngủ.

“Giấy gì?”, Nadja hỏi, trong khi Martin nhìn trừng trừng lên cái mặt bàn trống trải.

“Nó mới vừa ở đây cơ mà”, gã khàn giọng rên rỉ, rồi gã chạy đến bệ cửa sổ, nhưng tờ giấy với cái mệnh lệnh giết người đó cũng đã biến mất, cũng như mảnh giấy vệ sinh. Nằm trước cửa phòng tắm bây giờ chỉ còn chiếc điện thoại di động, và màn hình thì tối đen.

Jonas đã cúp điện thoại rồi à? Hay là mình chẳng hề gọi điện cho cậu ấy?

Martin cảm thấy nước mắt dâng đầy lên trong đôi mắt gã. Gã ngước nhìn trần, cứ như thể qua đó mà gã có thể ngăn chận được lần chảy trào ra.

“Ôi Nadja, anh rất lấy làm tiếc”, gã lại thổn thức.

“Có gì trên những tờ giấy đấy?”

“À, chỉ những thứ vớ vẩn thôi.” Gã ngồi xuống cạnh giường và dấu mặt vào trong hai bàn tay.

“Rằng anh không được phép ngủ, mà phải vào trong phòng tắm với em, để …” Gã khựng lại.

“Để làm gì?”, gã nghe cô ấy hỏi ở phía sau mình.

Và rồi nó cắn phập vào.

Sự sợ hãi.

Con rắn độc của cái chết.

Martin lại bắt đầu run rẩy và tìm một lời giải thích hợp lý, tại sao tiếng nói mà gã vừa mới nghe được không còn là tiếng nói của Nadja nữa.

Mà là của chúng nó.

Tiếng nói của những đứa bé.

Chậm chạp, như thể qua đó mà gã có thể trì hoãn việc không thể tránh khỏi, gã quay lại với vợ của gã.

“Mày tìm những cái này phải không?”, đôi môi trong miệng của cô ấy hỏi, phát âm mỗi một từ đấy với một giọng nói trẻ con khác nhau.

Đấy chính là chúng. Những tiếng nói mà tôi luôn nghe được.

Vì chúng mà tôi phải đi điều trị!

Vợ gã đã tung tấm ra trải giường ra. Cô ấy mở nắm tay của mình ra và để cho gã nhìn thấy những tờ giấy. Cô ấy hẳn đã thu thập chúng trong lúc gã cố vượt qua cơn choáng váng trong phòng tắm.

“Lẽ ra mày nên nghe theo lời của Nadja”, những tiếng nói phát ra từ miệng của cô ấy, và Martin bất chợt nhận ra được nhiều điều trong cùng một lúc: không phải gã mà chính là vợ của gã đã phát điên vì mất con. Rằng những tiếng nói mà gã nghe được thuộc các nhân cách khác nhau mà cô ấy đã tách mình ra thành chúng sau cái bi kịch đấy.

Chúng đã nói với tôi. Tôi đã nghe chúng. Qua những ống nước, khi tôi đứng dưới vòi hoa sen. Trong những giấc mơ của tôi, khi cô ấy nằm cạnh tôi và nói với tôi.

Bây giờ gã mới hiểu, rằng Nadja trong các khoảng khắc tỉnh táo của cô ấy với những lời chỉ dẫn được viết ra đã van xin gã hãy giết chết những tiếng nói trong người của cô ấy – trước khi chính gã sẽ trở thành nạn nhân.

Giết nó đi. Đi vào trong, giết nó, nếu không …

Cuối cùng, Martin hiểu rằng gã đã phán đoán sai lầm mọi dấu hiệu, rằng gã đã gnhe theo tiếng nói sai lầm. Và khi gã nhìn thấy hình ảnh phản chiếu của đôi mắt gã trong cái mảnh kính vỡ, cái chỉ một chớp mắt sau đó sẽ đâm vào động mạch cảnh của gã, gã mới nhớ lại rằng chiếc gương soi thuộc vào trong số các trang bị hiếm hoi vẫn còn nguyên vẹn khi họ đến cái nơi chốn tồi tàn này.

Sebastian Fitzek

Phan Ba dịch

 

Đảo trị liệu bí ẩn

Đảo trị liệu bí ẩn

Cùng một tác giả:

Đảo trị liệu bí ẩn”: Không nhân chứng, không dấu vết, không xác chết. Josy, người con gái mười hai tuổi của bác sĩ tâm lý nổi tiếng Viktor Larenz, biến mất dưới hoàn cảnh hết sức kỳ bí. Không biết được số phận của em ấy ra sao. Bốn năm sau đó: Viktor đau buồn lui về ở trong một ngôi nhà nghỉ mát hẻo lánh. Nhưng một người đàn bà đẹp đã đến đấy để tìm ông. Cô ấy bị ảo cảnh hành hạ. Trong đó luôn có một em bé gái xuất hiện, người cũng biến mất không để lại một dấu vết giống như Josy. Viktor bắt đầu với cuộc điều trị, cái ngày càng trở nên một cuộc hỏi cung đầy bi kịch …

http://phanba.wordpress.com/2013/02/07/truyen-ngan-kinh-di-giet-no-di/

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm