TIN CỘNG ĐỒNG

Giải thể Hội Liên Hiệp Người Việt toàn Liên bang Đức - Trần Văn Tích

Tòa án Đức ra phán quyết giải thể "Liên Hiệp Người Việt Toàn Liên Bang Đức" do Sứ quán CSVN tại Berlin dựng lên
Giải thể Hội Liên Hiệp Người Việt toàn Liên bang Đức
Trần Văn Tích

Tình hình người Việt ở Cộng hoà Liên bang Đức

Tại Hoa Kỳ số người Việt quốc gia đông hơn hẳn số người Việt cộng sản. Tại Ba Lan số người Việt cộng sản đông hơn hẳn số người Việt quốc gia. Tại Đức số người Việt quốc gia thoạt tiên đông hơn số người Việt cộng sản nhưng càng ngày số người Việt cộng sản càng đông hơn số người Việt quốc gia. Ngoài ra người Việt quốc gia phần lớn đến Tây Đức trong khi người Việt cộng sản phần lớn đến Đông Đức, vào giai đoạn nước Đức còn chia đôi. Sau khi nước Đức thống nhất năm 1990, hai khối người Việt bỗng dưng cùng chung sống trên một quốc gia cho đến nay.

Liên Hội Người Việt Tỵ Nạn tại Cộng Hoà Liên Bang Đức

Qui tụ những người Việt tỵ nạn cộng sản đang sinh sống tại Đức, Liên Hội Người Việt Tỵ nạn tại Cộng hoà Liên bang Đức được thành lập sau năm 1975 với sự yểm trợ bước đầu của một nhóm sinh viên quốc gia du học tại Tây Đức và với sự ủng hộ của chính quyền Tây Đức về các phương tiện liên lạc, di chuyển, hội họp. Tuy nhiên nhìn chung hoạt động của Liên Hội rất rời rạc yếu ớt. Điển hình là lời trình bày rất thành thực của vị cố Chủ tịch Ban Chấp hành Liên Hội trong thư riêng gửi cho bản thân người gõ những dòng này ngày 06.05.2012 : “Chúng tôi từng ở trong Ban Chấp hành liên tục trong 22 năm (từ năm 1990 đến năm 2012) giữ cho Liên Hội không chết nên đã cảm thấy quá đủ rồi.“

Khoảng đầu năm 2012, trước nguồn tin Đại sứ quán Việt cộng ở Berlin đang vận động thành lập một cơ cấu tự nhận thay mặt cho toàn thể người Việt đang cư ngụ trên lãnh thổ nước Đức, nhu cầu cải tử hoàn sinh cho Liên Hội đặt ra rất cấp thiết. Ngày 28.04.2012, nhân dịp tổ chức Ngày Quốc Hận tại Frankfurt và do yêu cầu khẩn khoản của một số bằng hữu, cá nhân tôi, tuy sắp tròn tám mươi tuổi, vẫn đành phải đứng ra nhận trách nhiệm trực diện chống cộng trên xứ người. Tôi tự vạch cho mình các nhiệm vụ cụ thể và ngắn hạn như sau : 

1) đánh thức Liên hội ra khỏi giấc đông miên, 
2) vực nó đứng dậy vững vàng trên đôi chân của chính nó, 
3) tạo khí thế mới cho sinh hoạt người Việt tỵ nạn, 
4) gây uy tín cho Liên hội trên địa bàn quôc tế trong cộng đồng người Việt lưu vong hải ngoại. Tôi giao hẹn chỉ nhận nhiệm vụtheo đúng qui định là hai năm, làm xong trách nhiệm, tôi sẽ bàn giao cho người khác.

Hội Liên Hiệp Người Việt toàn Liên Bang Đức

Đại hội thành lập tổ chức mệnh danh là Hội Liên Hiệp người Việt toàn Liên bang Đức do Toà Đại sứ Việt cộng chỉ đạo được triệu tập ngày 22.10.2011 và đặt dưới quyền chủ toạ của Đại sứ Việt cộng tại Berlin Đỗ Hoà Bình và Tổng Lãnh sự Việt cộng ở Frankfurt am Main Trương Xuân Thanh. Đại hội bầu ra Ban Chấp hành gồm Chủ tịch Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Văn Thoại, Phó Chủ tịch Phụ trách Văn phòng Ông Vũ Quốc Nam và Chủ tịch Hội đồng Thành viên Bà Trịnh thị Mùi. Hội Liên Hiệp tập họp các hội đoàn địa phương hay các nhóm ái hữu chịu sự thống trị của Đại sứ quán Việt cộng. Nó trực tiếp công khai nhận chỉ thị của các nam nữ đại sứ Việt cộng ở nước Đức. Thỉnh thoảng nó tổ chức các “lễ hội“ văn hoá, ví dụ “Lễ hội Văn hoá Việt Nam“ ngày 03.08.2013 trên đảo Hữu nghị ở Potsdam, gần Berlin.

Được sự yểm trợ tối đa của Đại sứ quán Việt cộng không những về tài chánh mà còn về ngoại giao, Hội Liên Hiệp tìm cách luồn lọt không thiếu cửa nào thuộc xã hội Đức. Nó tham gia những ngày hội nhập do Phủ Thủ tướng tổ chức tại thủ đô Berlin, vào các dịp này, báo chí Việt ngữ phe cộng sản tha hồ quảng cáo rùm beng cho Hội Liên Hiệp. Nó lập hồ sơ xin Đức cấp ngân khoản cho những hoạt động văn hoá xã hội mà người ta lớn lối liệt kê trên giấy tờ như mở lớp học tiếng Việt, giúp đỡ đồng hương gặp khó khăn ngôn ngữ, tạo công ăn việc làm tự lập cho đồng bào v.v.. Đức nghe bùi tai nên cấp cho Hội Liên Hiệp cả mấy trăm ngàn Âu kim. Nhưng đây lại chính là bước đầu chấm dứt Hội Liên Hiệp do Việt cộng giật dây. Tiền vào tay, những người phụ trách Hội bèn chia chác với nhau. Người ta trả lương hàng tháng cả ngàn Euro cho người quen. Bất đồng ý kiến xảy ra, các phe phái đưa nhau đến trước tụng đình. Phe này tố cáo phe kia triệu tập khoáng đại hội nghị bất hợp lệ. Hết toà án Bochum đến toà án Charlottenburg rồi toà án Berlin. Kết quả không thể tránh khỏi : nền công lý Đức can thiệp và tuyên bố Hội Liên Hiệp Nguời Việt toàn Liên bang Đức phải tự giải thể, sau khi nhận đơn khai phá sản của Hội. Một tổ chức chính trị-văn hoá-xã hội mà lại khai phá sản!

Trực diện đối đầu với Việt cộng

Từ 2012 đến 2014, trong suốt nhiệm kỳ hai năm, rất nhiều lần Liên Hội Người Việt Tỵ nạn tại CHLB Đức phải trình bày cho người Đức rõ là cái tổ chức Hội Liên Hiệp chỉ là một công cụ của Toà Đại sứ Việt cộng, nó đang mạo danh cộng đồng tỵ nạn Việt Nam một cách rất đáng trách. Những vụ thành lập băng đảng mafia thanh toán nhau, những vụ trồng cần sa ma túy bất hợp pháp, những vụ rửa tiền trốn thuế, những vụ buôn lậu người, những vụ ăn cắp hàng siêu thị v.v..thậm chí cả vụ bắt mèo hàng xóm để quay mèo trên đèn Bunsen, tất cả đều do những người Việt đang mang hộ chiếu Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam; chúng tôi, đa số đã gia nhập quốc tịch Đức và phần lớn đã từ bỏ quốc tịch Việt Nam do phía Đức yêu cầu, không dính dáng gì đến những hành vi phạm pháp cả hình lẫn hộ trên đất Đức.

Tuy nhiên cũng có một dịp duy nhất Liên Hội Người Việt Tỵ nạn tại CHLB Đức đã hợp tác với Bà Trịnh thị Mùi, Chủ tịch Hội đồng Thành viên của Hội Liên Hiệp, Tổng Giám đốc Trung tâm Thương mại Thái Bình Dương tức chợ Đồng Xuân ở Đông Berlin cũ. Theo yêu cầu của Bà Trịnh thị Mùi, chúng tôi chấp nhận để một số người Việt bên phe bà cùng tham gia biểu tình chống Trung cộng khi chúng thiết trí giàn khoan dầu xâm phạm lãnh hải Việt Nam, với điều kiện các thành phần do Bà Mùi gửi đến cũng cùng đứng chung với chúng tôi dưới quốc kỳ Việt Nam Cộng Hoà nền vàng ba sọc đỏ. Bà Trịnh thị Mùi đồng ý đòi hỏi của chúng tôi.

Quá trình tự hủy của Hội Liên Hiệp Người Việt toàn Liên bang Đức

Những điều tôi vừa trình bày liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến cá nhân tôi và tôi chịu trách nhiệm về mức độ chính xác của chúng. Những điều tôi sắp kể thì lại là những dữ kiện thu thập được qua báo chí Việt ngữ ở Đức vì cho đến nay, báo giới Đức chưa loan tin gì về vụ Hội Liên Hiệp khai phá sản trước toà. Tôi chép ra đây một đoạn văn trần thuật tổng hợp của phóng viên Linh Nhân trên báo mạng Tiếng Dân ngày 10.12.2018. Theo bản tin này thì ngày 27.11.2018 Bộ phận phụ trách hồ sơ pháp lý của các hội đoàn ghi tên tại Berlin thuộc Toà án Charlottenburg đã ghi vào hồ sơ Hội Liên Hiệp Người Việt toàn Liên bang Đức như sau : “Căn cứ vào điều § 42 Bộ luật Dân sự (BGB), Hội Liên Hiệp bị buộc phải giải thể qua Quyết định đã có hiệu lực của toà án bác bỏ việc mở thủ tục phá sản vì Hội Liên Hiệp thiếu hụt tài sản để chi trả phí tổn của thủ tục.“ Cũng theo cùng bài báo, Ông Nguyễn Văn Thoại thay mặt Hội Liên Hiệp đã đệ đơn kiện lên toà án cấp cao hơn là toà Berlin. Ngày 01.11.2018 Toà Berlin bác đơn khiếu nại của Hội Liên Hiệp, quyết định bác đơn này có hiệu lực pháp lý ngay lập tức và không thể đảo ngược.

Theo luật Đức, những công ty kinh doanh, những cơ sở sản xuất khi gặp khó khăn tài chánh nghiêm trọng có thể khai phá sản, tuy nhiên, như chính Chủ tịch Quốc hội Liên bang đương chức Wolfgang Schäuble – khi còn giữ chức Bộ trưởng Tài chánh - đã nói, theo luật Đức, khai phá sản không phải là sạt nghiệp. Khi đáo hạn tuổi nghỉ hưu, tôi xin được việc làm ở một bệnh viện tư mới khai trương. Trong giai đoạn đầu, số bệnh nhân nhập viện không đạt mức yêu cầu nên bệnh viện gặp khó khăn lớn, cuối cùng phải khai phá sản. Mỗi nhân viên trong bệnh viện phải làm đơn tự nguyện chấp nhận các điều kiện luơng bỗng và quyền lợi khác do tiểu ban thanh lý phá sản qui định. Từ giám đốc đến nữ nhân viên phụ trách vệ sinh mỗi người tình nguyện làm việc một tháng không lương. Nhưng tháng kế tiếp lương được trả đầy đủ và rất đúng ngày. Rồi số lượng bệnh nhân tăng gia đều đều, bệnh viện sắm thêm thiết bị chuyên môn, mỗi ngày mỗi mở thêm chi nhánh. Hiện nay bệnh viện đang hoạt động rất thành công tại ba bốn điạ điểm. Độc đáo hơn nữa, tôi nghỉ hưu hẳn và rời bệnh viện năm 2012 thì vài tháng sau được thông báo là tiểu ban thanh lý tài sản của bệnh viện sẽ bồi hoàn lại cho tôi khoản tiền lương một tháng mà trước kia tôi đã tự nguyện không nhận. Tiền từ trên trời rơi xuống!

Ứng dụng những điều bản thân đã trải qua, tôi đâm ra thắc mắc về sự kiện được báo chí Việt ngữ mô tả là quá trình tự giải thể của Hội Liên Hiệp Người Việt toàn Liên bang Đức.

Luật pháp vốn do con người soạn thảo, ban hành, áp dụng và giải thích. Tôi không hiểu biết nhiều về luật pháp Đức. Cho nên tôi chỉ muốn thêm một dấu hỏi vào ngay sau hai chữ “giải thể“ khi bàn về tình trạng pháp lý hiện thời của Hội Liên Hiệp của Việt cộng. Ngoài ra tôi viết bài này còn do sự hối thúc của nhiều bạn bè khắp nơi muốn biết rõ hơn về nội vụ, đồng thời cũng để cố gắng giải toả một số nghi vấn do người ngoại cuộc – và “ngoại quốc“ - nêu lên. Chẳng hạn có anh bạn bên Na Uy tự hỏi phải chăng Hội Liên Hiệp chịu vạ lây vì vụ mật vụ ViXi ngang nhiên bắt cóc Trịnh Xuân Thanh giữa ban ngày và ngay tại thủ đô nuớc Đức!

Tòa án Đức ra phán quyết giải thể "Liên Hiệp Người Việt Toàn Liên Bang Đức" do Sứ quán CSVN tại Berlin dựng lên

Liên hiệp người Việt toàn Liên bang Đức được nặn ra để đại diện cho cộng đồng người Việt trước chính quyền Đức. Việc này đã bị cộng đồng người Việt tại Đức phê phán tố cáo mạo nhận danh nghĩa “đại diện tất cả“ người Việt tại Đức. Nhất là khối người Việt tị nạn cộng sản tại Đức đã tố cáo trước công luận Đức rằng Liên hiệp đã tiếm danh người Việt tị nạn để tìm cách lấy tiền tài trợ của chính phủ Đức.

(Từ trái) Đại sứ Đỗ Hòa Bình, Chủ tịch Liên hiệp Nguyễn Văn Thoại, Phó Ban Tổ chức Lê Hồng Cường (biệt danh là Cường Liều và là “quân sư quạt mo” cho ông Thoại) và Tổng lãnh sự Việt Nam tại Frankfurt am Main Trương Xuân Thanh

Bà Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, cán bộ chuyên trách của Liên hiệp, là Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam từ năm 2009, mà ai cũng biết Mặt trận Tổ quốc được lập ra nhằm quản lý các tổ chức xã hội, các đoàn thể, kể cả người Việt định cư ở nước ngoài.
 
-*-*-*-*-*-
 
Cách đây 7 năm báo chí trong nước hân hoan đưa tin, sau gần một năm soạn thảo điều lệ và định hướng hoạt động, qua một lần đại hội trù bị, ngày 22 tháng 10 năm 2011 tại hội trường Viethaus (Ngôi nhà Việt) ở trung tâm thủ đô Berlin, Liên hiệp người Việt toàn Liên bang Đức (viết tắt là Liên hiệp) đã được thành lập dưới sự chứng kiến của Đại sứ Việt Nam tại Đức Đỗ Hòa Binh và Tổng lãnh sự Việt Nam tại Frankfurt am Main Trương Xuân Thanh.
 
Trả lời 
phỏng vấn của tờ Nhân Dân
, (tất cả những dòng chữ in đậm màu xanh trong bài, nếu bấm vào thì sẽ được link dẫn đến bài gốc) Chủ tịch Liên hiệp Nguyễn Văn Thoại thú nhận, trích nguyên văn: “Việc thành lập được Liên hiệp là nhờ quyết tâm của cộng đồng, nhờ sự ủng hộ và giúp đỡ toàn diện của các nhiệm kỳ Đại sứ ở Berlin và Tổng lãnh sự ở Frankfurt. Qua báo NDĐT, tôi xin cảm ơn Đại sứ quán Việt Nam tại Đức và TLS Frankfurt đã song hành cùng chúng tôi”.    
 
Theo 
bản tin chính thức trên trang web của Đại sứ quán Việt Nam tại Đức, thì Liên hiệp được thành lập để đại diện cho cộng đồng người Việt trước chính quyền Đức và Việt Nam. Điều lệ của Liên hiệp 
cũng ghi rõ, trích nguyên văn:
Nhiệm vụ của Hội:
Đại diện cho cộng đồng người Việt, phát ngôn chính thức (có tính chất bảo vệ hay
tuyên bố quan điểm) trước truyền thông, các tổ chức, các cấp chính quyền Đức và Việt
Nam về các vấn đề liên quan đến cộng đồng người Việt ở Đức hay tại các điạ phương,
trên cơ sở tổng hợp ý kiến các hội thành viên”. 

Việc này đã bị cộng đồng người Việt tại Đức phê phán tố cáo mạo nhận danh nghĩa “đại diện tất cả“ người Việt tại Đức. Nhất là khối người Việt tị nạn cộng sản tại Đức, lên đến 6 – 7 chục nghìn người, đã tố cáo trước công luận Đức rằng Liên hiệp đã tiếm danh người Việt tị nạn để tìm cách lấy tiền „hỗ trợ xây dựng cơ cấu“ của cơ quan BAMF (Cơ quan nhập cư và tị nạn) của chính phủ Đức.
 
Thật sự, trong vòng 3 năm, từ cuối năm 2013 đến đầu 2016, Liên hiệp đã được 
BAMF tài trợ tổng cộng gần 300.000 Euro (bản dịch tiếng Việt đọc ở đây)theo dự án „hỗ trợ xây dựng cơ cấu“ (Strukturförderung) . Số tiền đó được dùng để trả tiền lương tới hơn 4.000 Euro/tháng cho nhân viên chuyên trách lấy từ đội ngũ Ban chấp hành, đó là bà Nguyễn Thị Mỹ Hạnh của hội Vifi ở Bochum. Điểm đáng chú ý là bà Nguyễn Thị Mỹ Hạnh là Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc
 Việt Nam từ năm 2009, mà ai cũng biết Mặt trận Tổ quốc được lập ra nhằm quản lý các tổ chức xã hội, các đoàn thể, kể cả người Việt định cư ở nước ngoài.
 
Muốn biết rõ về những mờ ám tài chính của Liên hiệp, thì có thể đọc thêm bài báo “
Liên hiệp người Việt toàn LB Đức: Khi đồng Euro làm "tối mắt“ các vị lãnh đạo
Tòa án Đức ra phán quyết giải thể Liên hiệp
 
Ngày 27.11.2018 Tòa án Charlottenburg -bộ phận phụ trách hồ sơ pháp lý của các hội đoàn đăng ký tại Berlin- đã ghi vào hồ sơ Liên hiệp người Việt toàn Liên bang Đức (đoạn trong khung màu đỏ trong ảnh chụp văn bản ở dưới): “
Căn cứ vào điều § 42 Bộ luật Dân sự (BGB) thì Liên hiệp bị buộc phải giải thể qua Quyết định đã có hiệu lực của tòa án bác bỏ việc mở thủ tục phá sản vì Liên hiệp thiếu hụt tài sản để chi trả phí tổn của thủ tục”.

Văn bản về việc Liên hiệp bị giải thể của Tòa án Charlottenburg, bộ phận phụ trách hồ sơ pháp lý của các hội đoàn đăng ký tại Berlin.
Quyết định mà đã dẫn đến hậu quả Liên hiệp bị giải thể là Quyết định ngày 20.08.2018 của tòa án Berlin về phá sản (cũng nằm trong tòa án Charlottenburg) với số hồ sơ AZ: 36b IN 2714/18. Nội dung của Quyết định này là tòa án bác bỏ việc mở thủ tục phá sản nhằm thanh lý những tài sản còn lại của Liên Hiệp để thanh toán nợ nần (theo điều § 26 của Luật phá sản), vì Liên hiệp không còn có khả năng chi trả (zahlungsunfähig) và bị vỡ nợ (überschuldet).

Quyết định của Tòa án về việc Liên hiệp không có khả năng chi trả và bị vỡ nợ
Để tránh bị bắt buộc phải giải thể, Chủ tịch Liên hiệp là ông Nguyễn Văn Thoại đã lập tức đưa đơn Khiếu nại (Beschwerde) chống lại Quyết định nêu trên. Đơn Khiếu nại này đã được chuyển lên tòa án cấp cao hơn để xét xử, đó là Tòa án bang Berlin (Landgericht Berlin).
 
Ngày 01/11/2018 Tòa án bang Berlin đã ra Quyết định bác đơn khiếu nại của Liên hiệp và Quyết định này có hiệu lực pháp lý ngay lập tức, không còn có thể đảo ngược được. Như vậy, Tòa án bang Berlin khẳng định, Liên Hiệp không có khả năng chi trả (zahlungsunfähig) và bị vỡ nợ (überschuldet), cho nên tòa án đã bác bỏ việc mở thủ tục phá sản (nhằm thanh lý những tài sản còn lại của Liên Hiệp để trả nợ nần) vì thiếu tài sản (theo điều § 26 của Luật phá sản).
 

Hậu quả pháp lý thứ hai là BCH có thể phải chịu trách nhiệm cá nhân trước chủ nợ
 
Quay trở lại sự kiện Liên hiệp bị phá sản. Quyết định của Tòa án về việc Liên hiệp không có khả năng chi trả và bị vỡ nợ đã dẫn đến một hậu quả pháp lý là Liên hiệp bị giải thể. Tòa án Charlottenburg, nơi phụ trách hồ sơ pháp lý của các hội đoàn đăng ký tại Berlin, đã áp dụng điều § 42 khoản 1 của Bộ luật Dân sự (BGB) CHLB Đức để giải thể Liên hiệp:
Bản dịch khoản 1:

Bộ luật dân sự (BGB) CHLB Đức § 42 Phá sản
 
  1. Hiệp hội bị giải thể qua việc mở thủ tục phá sản và qua quyết định đã có hiệu lực pháp lý về việc bác bỏ thủ tục phá sản vì thiếu hụt tài sản.

Ngoài hậu quả pháp lý là Liên hiệp bị giải thể, một hậu quả pháp lý thứ hai là những thành viên Ban Chấp Hành Liên hiệp có thể phải chịu trách nhiệm cá nhân trước chủ nợ (phải trả nợ với tư cách cá nhân và bồi thường cho chủ nợ). Đó là cũng căn cứ vào điều § 42 của Bộ luật Dân sự (BGB), nhưng ở khoản số 2:  
 
  1. Trong trường hợp mất khả năng thanh toán hoặc nợ quá hạn, Ban Chấp hành phải làm đơn mở thủ tục phá sản (tức là phải khai phá sản). Nếu việc đặt đơn (khai phá sản) bị trì hoãn, thì các thành viên của ban Chấp hành mà có lỗi (trong việc chậm trể này) phải chịu trách nhiệm trước chủ nợ về những thiệt hại phát sinh; họ phải gánh trách nhiệm với tư cách là người mắc nợ chung.

Hậu quả pháp lý thứ ba là Ban Chấp Hành có thể bị phạt tù
 
Theo 
điều §15 khoản 1 của Bộ luật Phá sản thì trể nhất là 3 tuần sau khi mất khả năng thanh toán hoặc nợ quá hạn, Ban Chấp hành phải làm đơn mở thủ tục phá sản (tức là phải khai phá sản). Nếu không thì bị coi như là trì hoãn việc khai phá sản:

Hầu như tất cả những trường hợp bị coi như là trì hoãn việc khai phá sản, tòa án phá sản (thuộc tòa án dân sự) đều chuyển hồ sơ qua Viện Công tố (Staatsanwaltschaft) để điều tra về hình sự.
 
Chủ tịch Nguyễn Văn Thoại và Ban chấp hành Liên hiệp chắc chắn bị coi như là trì hoãn 
việc khai phá sản, vì từ trước cho đến nay chưa hề làm đơn khai phá sản cho Liên hiệp. Căn cứ vào điều §15 khoản 4 của Bộ luật Phá sản, thì Chủ tịch Nguyễn Văn Thoại và Ban chấp hành Liên hiệp có thể bị phạt tiền hoặc bị phạt tối đa 3 năm tù về hình sự. Trong trường hợp cẩu thả, chểnh mảng (tức là không cố tình trì hoản việc khai phá sản) thì bị phạt nhẹ hơn: tối đa 1 năm tù (điều §15 khoản 4 của Bộ luật Phá sản).
 
Để biết tường tận nhiều chi tiết, độc giả có thể đọc thêm bài báo “
Diễn tiến Liên hiệp Người Việt bị giải thể và hệ lụy
 
Linh Nhân (Tổng hợp)

Xin giới thiệu bài viết của BS Trần Văn Tích cư ngụ ở Đức nhan đe ''Giải thể Hội Liên Hiệp Người Việt toàn Liên bang Đức''. 
Đây làm một tổ chức do đại sứ VC tại Đức dựng nên năm 2011 để áp đảo Liên Hội Người Việt Tỵ nạn VC tại Cọng Hòa Liên Bang Đức. 
Mới đây nhân sự trong ban chấp hành Hội Liên Hiệp Người Việt Cọng vì tranh nhau xâu xé tiền trợ cấp điều hành cho Hội Liên Hiệp lên tới 300.000 Euro từ  nhà nước Đức, khiến họ đưa nhau ra tòa kiện tụng lẫu nhau.

Cách nay 06 năm khi BS Trần Văn Tích ở tuổi 80, nhận lãnh trách nhiệm Chủ  tịch Liên Hội NVTN/CHLB Đức đã chứng minh cho chính quyền Đức vị trí tỵ nạn VC của Liên Hội, đồng thời trình bày bộ mặt không tử tế của Hội Liên Hiệp VC.

Cá nhân tôi tự hỏi tòa án Liên Bang Đức giải thể Hội Liên Hiệp VC được thành lập cách nay 07 năm có phải vì họ kiện tụng lẫn nhau vì ăn bẩn tiền trợ cấp điều hành do chính phủ cấp hay là vì bộ mặt xấu xa vi phạm luật pháp quốc tế khi nhà nước VC dám gửi điệp viên sang Đức ngang nhiên bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, một VC hạng trung, bị tổng bí thư VC Nguyễn Phú Trọng thù ghét ??

Nhân đây xin cám ơn Bác sĩ Trần Văn Tích, tác giả bài viết, đồng thời cám ơn Niên Trưởng đã hy sinh dấn thân nâng cấp vị thế cho Liên Hội NVTN/CHLB Đức đối với nhà nước sở tại.

Nhân danh một người Việt Tỵ nạn VC xin cám ơn BS Hoàng Thị Mỹ Vân đã hy sinh theo bước chân Vị Đàn Anh Trần Văn Tích, tiếp tục lèo lái LH/NVTN/CHLB Đức trong nhiệm kỳ thứ hai, mặc dù bị VC tại Đức đe dọa tính mạng.

Tôn-thất Sơn



Hoang Pham chuyen

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Giải thể Hội Liên Hiệp Người Việt toàn Liên bang Đức - Trần Văn Tích

Tòa án Đức ra phán quyết giải thể "Liên Hiệp Người Việt Toàn Liên Bang Đức" do Sứ quán CSVN tại Berlin dựng lên
Giải thể Hội Liên Hiệp Người Việt toàn Liên bang Đức
Trần Văn Tích

Tình hình người Việt ở Cộng hoà Liên bang Đức

Tại Hoa Kỳ số người Việt quốc gia đông hơn hẳn số người Việt cộng sản. Tại Ba Lan số người Việt cộng sản đông hơn hẳn số người Việt quốc gia. Tại Đức số người Việt quốc gia thoạt tiên đông hơn số người Việt cộng sản nhưng càng ngày số người Việt cộng sản càng đông hơn số người Việt quốc gia. Ngoài ra người Việt quốc gia phần lớn đến Tây Đức trong khi người Việt cộng sản phần lớn đến Đông Đức, vào giai đoạn nước Đức còn chia đôi. Sau khi nước Đức thống nhất năm 1990, hai khối người Việt bỗng dưng cùng chung sống trên một quốc gia cho đến nay.

Liên Hội Người Việt Tỵ Nạn tại Cộng Hoà Liên Bang Đức

Qui tụ những người Việt tỵ nạn cộng sản đang sinh sống tại Đức, Liên Hội Người Việt Tỵ nạn tại Cộng hoà Liên bang Đức được thành lập sau năm 1975 với sự yểm trợ bước đầu của một nhóm sinh viên quốc gia du học tại Tây Đức và với sự ủng hộ của chính quyền Tây Đức về các phương tiện liên lạc, di chuyển, hội họp. Tuy nhiên nhìn chung hoạt động của Liên Hội rất rời rạc yếu ớt. Điển hình là lời trình bày rất thành thực của vị cố Chủ tịch Ban Chấp hành Liên Hội trong thư riêng gửi cho bản thân người gõ những dòng này ngày 06.05.2012 : “Chúng tôi từng ở trong Ban Chấp hành liên tục trong 22 năm (từ năm 1990 đến năm 2012) giữ cho Liên Hội không chết nên đã cảm thấy quá đủ rồi.“

Khoảng đầu năm 2012, trước nguồn tin Đại sứ quán Việt cộng ở Berlin đang vận động thành lập một cơ cấu tự nhận thay mặt cho toàn thể người Việt đang cư ngụ trên lãnh thổ nước Đức, nhu cầu cải tử hoàn sinh cho Liên Hội đặt ra rất cấp thiết. Ngày 28.04.2012, nhân dịp tổ chức Ngày Quốc Hận tại Frankfurt và do yêu cầu khẩn khoản của một số bằng hữu, cá nhân tôi, tuy sắp tròn tám mươi tuổi, vẫn đành phải đứng ra nhận trách nhiệm trực diện chống cộng trên xứ người. Tôi tự vạch cho mình các nhiệm vụ cụ thể và ngắn hạn như sau : 

1) đánh thức Liên hội ra khỏi giấc đông miên, 
2) vực nó đứng dậy vững vàng trên đôi chân của chính nó, 
3) tạo khí thế mới cho sinh hoạt người Việt tỵ nạn, 
4) gây uy tín cho Liên hội trên địa bàn quôc tế trong cộng đồng người Việt lưu vong hải ngoại. Tôi giao hẹn chỉ nhận nhiệm vụtheo đúng qui định là hai năm, làm xong trách nhiệm, tôi sẽ bàn giao cho người khác.

Hội Liên Hiệp Người Việt toàn Liên Bang Đức

Đại hội thành lập tổ chức mệnh danh là Hội Liên Hiệp người Việt toàn Liên bang Đức do Toà Đại sứ Việt cộng chỉ đạo được triệu tập ngày 22.10.2011 và đặt dưới quyền chủ toạ của Đại sứ Việt cộng tại Berlin Đỗ Hoà Bình và Tổng Lãnh sự Việt cộng ở Frankfurt am Main Trương Xuân Thanh. Đại hội bầu ra Ban Chấp hành gồm Chủ tịch Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Văn Thoại, Phó Chủ tịch Phụ trách Văn phòng Ông Vũ Quốc Nam và Chủ tịch Hội đồng Thành viên Bà Trịnh thị Mùi. Hội Liên Hiệp tập họp các hội đoàn địa phương hay các nhóm ái hữu chịu sự thống trị của Đại sứ quán Việt cộng. Nó trực tiếp công khai nhận chỉ thị của các nam nữ đại sứ Việt cộng ở nước Đức. Thỉnh thoảng nó tổ chức các “lễ hội“ văn hoá, ví dụ “Lễ hội Văn hoá Việt Nam“ ngày 03.08.2013 trên đảo Hữu nghị ở Potsdam, gần Berlin.

Được sự yểm trợ tối đa của Đại sứ quán Việt cộng không những về tài chánh mà còn về ngoại giao, Hội Liên Hiệp tìm cách luồn lọt không thiếu cửa nào thuộc xã hội Đức. Nó tham gia những ngày hội nhập do Phủ Thủ tướng tổ chức tại thủ đô Berlin, vào các dịp này, báo chí Việt ngữ phe cộng sản tha hồ quảng cáo rùm beng cho Hội Liên Hiệp. Nó lập hồ sơ xin Đức cấp ngân khoản cho những hoạt động văn hoá xã hội mà người ta lớn lối liệt kê trên giấy tờ như mở lớp học tiếng Việt, giúp đỡ đồng hương gặp khó khăn ngôn ngữ, tạo công ăn việc làm tự lập cho đồng bào v.v.. Đức nghe bùi tai nên cấp cho Hội Liên Hiệp cả mấy trăm ngàn Âu kim. Nhưng đây lại chính là bước đầu chấm dứt Hội Liên Hiệp do Việt cộng giật dây. Tiền vào tay, những người phụ trách Hội bèn chia chác với nhau. Người ta trả lương hàng tháng cả ngàn Euro cho người quen. Bất đồng ý kiến xảy ra, các phe phái đưa nhau đến trước tụng đình. Phe này tố cáo phe kia triệu tập khoáng đại hội nghị bất hợp lệ. Hết toà án Bochum đến toà án Charlottenburg rồi toà án Berlin. Kết quả không thể tránh khỏi : nền công lý Đức can thiệp và tuyên bố Hội Liên Hiệp Nguời Việt toàn Liên bang Đức phải tự giải thể, sau khi nhận đơn khai phá sản của Hội. Một tổ chức chính trị-văn hoá-xã hội mà lại khai phá sản!

Trực diện đối đầu với Việt cộng

Từ 2012 đến 2014, trong suốt nhiệm kỳ hai năm, rất nhiều lần Liên Hội Người Việt Tỵ nạn tại CHLB Đức phải trình bày cho người Đức rõ là cái tổ chức Hội Liên Hiệp chỉ là một công cụ của Toà Đại sứ Việt cộng, nó đang mạo danh cộng đồng tỵ nạn Việt Nam một cách rất đáng trách. Những vụ thành lập băng đảng mafia thanh toán nhau, những vụ trồng cần sa ma túy bất hợp pháp, những vụ rửa tiền trốn thuế, những vụ buôn lậu người, những vụ ăn cắp hàng siêu thị v.v..thậm chí cả vụ bắt mèo hàng xóm để quay mèo trên đèn Bunsen, tất cả đều do những người Việt đang mang hộ chiếu Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam; chúng tôi, đa số đã gia nhập quốc tịch Đức và phần lớn đã từ bỏ quốc tịch Việt Nam do phía Đức yêu cầu, không dính dáng gì đến những hành vi phạm pháp cả hình lẫn hộ trên đất Đức.

Tuy nhiên cũng có một dịp duy nhất Liên Hội Người Việt Tỵ nạn tại CHLB Đức đã hợp tác với Bà Trịnh thị Mùi, Chủ tịch Hội đồng Thành viên của Hội Liên Hiệp, Tổng Giám đốc Trung tâm Thương mại Thái Bình Dương tức chợ Đồng Xuân ở Đông Berlin cũ. Theo yêu cầu của Bà Trịnh thị Mùi, chúng tôi chấp nhận để một số người Việt bên phe bà cùng tham gia biểu tình chống Trung cộng khi chúng thiết trí giàn khoan dầu xâm phạm lãnh hải Việt Nam, với điều kiện các thành phần do Bà Mùi gửi đến cũng cùng đứng chung với chúng tôi dưới quốc kỳ Việt Nam Cộng Hoà nền vàng ba sọc đỏ. Bà Trịnh thị Mùi đồng ý đòi hỏi của chúng tôi.

Quá trình tự hủy của Hội Liên Hiệp Người Việt toàn Liên bang Đức

Những điều tôi vừa trình bày liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến cá nhân tôi và tôi chịu trách nhiệm về mức độ chính xác của chúng. Những điều tôi sắp kể thì lại là những dữ kiện thu thập được qua báo chí Việt ngữ ở Đức vì cho đến nay, báo giới Đức chưa loan tin gì về vụ Hội Liên Hiệp khai phá sản trước toà. Tôi chép ra đây một đoạn văn trần thuật tổng hợp của phóng viên Linh Nhân trên báo mạng Tiếng Dân ngày 10.12.2018. Theo bản tin này thì ngày 27.11.2018 Bộ phận phụ trách hồ sơ pháp lý của các hội đoàn ghi tên tại Berlin thuộc Toà án Charlottenburg đã ghi vào hồ sơ Hội Liên Hiệp Người Việt toàn Liên bang Đức như sau : “Căn cứ vào điều § 42 Bộ luật Dân sự (BGB), Hội Liên Hiệp bị buộc phải giải thể qua Quyết định đã có hiệu lực của toà án bác bỏ việc mở thủ tục phá sản vì Hội Liên Hiệp thiếu hụt tài sản để chi trả phí tổn của thủ tục.“ Cũng theo cùng bài báo, Ông Nguyễn Văn Thoại thay mặt Hội Liên Hiệp đã đệ đơn kiện lên toà án cấp cao hơn là toà Berlin. Ngày 01.11.2018 Toà Berlin bác đơn khiếu nại của Hội Liên Hiệp, quyết định bác đơn này có hiệu lực pháp lý ngay lập tức và không thể đảo ngược.

Theo luật Đức, những công ty kinh doanh, những cơ sở sản xuất khi gặp khó khăn tài chánh nghiêm trọng có thể khai phá sản, tuy nhiên, như chính Chủ tịch Quốc hội Liên bang đương chức Wolfgang Schäuble – khi còn giữ chức Bộ trưởng Tài chánh - đã nói, theo luật Đức, khai phá sản không phải là sạt nghiệp. Khi đáo hạn tuổi nghỉ hưu, tôi xin được việc làm ở một bệnh viện tư mới khai trương. Trong giai đoạn đầu, số bệnh nhân nhập viện không đạt mức yêu cầu nên bệnh viện gặp khó khăn lớn, cuối cùng phải khai phá sản. Mỗi nhân viên trong bệnh viện phải làm đơn tự nguyện chấp nhận các điều kiện luơng bỗng và quyền lợi khác do tiểu ban thanh lý phá sản qui định. Từ giám đốc đến nữ nhân viên phụ trách vệ sinh mỗi người tình nguyện làm việc một tháng không lương. Nhưng tháng kế tiếp lương được trả đầy đủ và rất đúng ngày. Rồi số lượng bệnh nhân tăng gia đều đều, bệnh viện sắm thêm thiết bị chuyên môn, mỗi ngày mỗi mở thêm chi nhánh. Hiện nay bệnh viện đang hoạt động rất thành công tại ba bốn điạ điểm. Độc đáo hơn nữa, tôi nghỉ hưu hẳn và rời bệnh viện năm 2012 thì vài tháng sau được thông báo là tiểu ban thanh lý tài sản của bệnh viện sẽ bồi hoàn lại cho tôi khoản tiền lương một tháng mà trước kia tôi đã tự nguyện không nhận. Tiền từ trên trời rơi xuống!

Ứng dụng những điều bản thân đã trải qua, tôi đâm ra thắc mắc về sự kiện được báo chí Việt ngữ mô tả là quá trình tự giải thể của Hội Liên Hiệp Người Việt toàn Liên bang Đức.

Luật pháp vốn do con người soạn thảo, ban hành, áp dụng và giải thích. Tôi không hiểu biết nhiều về luật pháp Đức. Cho nên tôi chỉ muốn thêm một dấu hỏi vào ngay sau hai chữ “giải thể“ khi bàn về tình trạng pháp lý hiện thời của Hội Liên Hiệp của Việt cộng. Ngoài ra tôi viết bài này còn do sự hối thúc của nhiều bạn bè khắp nơi muốn biết rõ hơn về nội vụ, đồng thời cũng để cố gắng giải toả một số nghi vấn do người ngoại cuộc – và “ngoại quốc“ - nêu lên. Chẳng hạn có anh bạn bên Na Uy tự hỏi phải chăng Hội Liên Hiệp chịu vạ lây vì vụ mật vụ ViXi ngang nhiên bắt cóc Trịnh Xuân Thanh giữa ban ngày và ngay tại thủ đô nuớc Đức!

Tòa án Đức ra phán quyết giải thể "Liên Hiệp Người Việt Toàn Liên Bang Đức" do Sứ quán CSVN tại Berlin dựng lên

Liên hiệp người Việt toàn Liên bang Đức được nặn ra để đại diện cho cộng đồng người Việt trước chính quyền Đức. Việc này đã bị cộng đồng người Việt tại Đức phê phán tố cáo mạo nhận danh nghĩa “đại diện tất cả“ người Việt tại Đức. Nhất là khối người Việt tị nạn cộng sản tại Đức đã tố cáo trước công luận Đức rằng Liên hiệp đã tiếm danh người Việt tị nạn để tìm cách lấy tiền tài trợ của chính phủ Đức.

(Từ trái) Đại sứ Đỗ Hòa Bình, Chủ tịch Liên hiệp Nguyễn Văn Thoại, Phó Ban Tổ chức Lê Hồng Cường (biệt danh là Cường Liều và là “quân sư quạt mo” cho ông Thoại) và Tổng lãnh sự Việt Nam tại Frankfurt am Main Trương Xuân Thanh

Bà Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, cán bộ chuyên trách của Liên hiệp, là Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam từ năm 2009, mà ai cũng biết Mặt trận Tổ quốc được lập ra nhằm quản lý các tổ chức xã hội, các đoàn thể, kể cả người Việt định cư ở nước ngoài.
 
-*-*-*-*-*-
 
Cách đây 7 năm báo chí trong nước hân hoan đưa tin, sau gần một năm soạn thảo điều lệ và định hướng hoạt động, qua một lần đại hội trù bị, ngày 22 tháng 10 năm 2011 tại hội trường Viethaus (Ngôi nhà Việt) ở trung tâm thủ đô Berlin, Liên hiệp người Việt toàn Liên bang Đức (viết tắt là Liên hiệp) đã được thành lập dưới sự chứng kiến của Đại sứ Việt Nam tại Đức Đỗ Hòa Binh và Tổng lãnh sự Việt Nam tại Frankfurt am Main Trương Xuân Thanh.
 
Trả lời 
phỏng vấn của tờ Nhân Dân
, (tất cả những dòng chữ in đậm màu xanh trong bài, nếu bấm vào thì sẽ được link dẫn đến bài gốc) Chủ tịch Liên hiệp Nguyễn Văn Thoại thú nhận, trích nguyên văn: “Việc thành lập được Liên hiệp là nhờ quyết tâm của cộng đồng, nhờ sự ủng hộ và giúp đỡ toàn diện của các nhiệm kỳ Đại sứ ở Berlin và Tổng lãnh sự ở Frankfurt. Qua báo NDĐT, tôi xin cảm ơn Đại sứ quán Việt Nam tại Đức và TLS Frankfurt đã song hành cùng chúng tôi”.    
 
Theo 
bản tin chính thức trên trang web của Đại sứ quán Việt Nam tại Đức, thì Liên hiệp được thành lập để đại diện cho cộng đồng người Việt trước chính quyền Đức và Việt Nam. Điều lệ của Liên hiệp 
cũng ghi rõ, trích nguyên văn:
Nhiệm vụ của Hội:
Đại diện cho cộng đồng người Việt, phát ngôn chính thức (có tính chất bảo vệ hay
tuyên bố quan điểm) trước truyền thông, các tổ chức, các cấp chính quyền Đức và Việt
Nam về các vấn đề liên quan đến cộng đồng người Việt ở Đức hay tại các điạ phương,
trên cơ sở tổng hợp ý kiến các hội thành viên”. 

Việc này đã bị cộng đồng người Việt tại Đức phê phán tố cáo mạo nhận danh nghĩa “đại diện tất cả“ người Việt tại Đức. Nhất là khối người Việt tị nạn cộng sản tại Đức, lên đến 6 – 7 chục nghìn người, đã tố cáo trước công luận Đức rằng Liên hiệp đã tiếm danh người Việt tị nạn để tìm cách lấy tiền „hỗ trợ xây dựng cơ cấu“ của cơ quan BAMF (Cơ quan nhập cư và tị nạn) của chính phủ Đức.
 
Thật sự, trong vòng 3 năm, từ cuối năm 2013 đến đầu 2016, Liên hiệp đã được 
BAMF tài trợ tổng cộng gần 300.000 Euro (bản dịch tiếng Việt đọc ở đây)theo dự án „hỗ trợ xây dựng cơ cấu“ (Strukturförderung) . Số tiền đó được dùng để trả tiền lương tới hơn 4.000 Euro/tháng cho nhân viên chuyên trách lấy từ đội ngũ Ban chấp hành, đó là bà Nguyễn Thị Mỹ Hạnh của hội Vifi ở Bochum. Điểm đáng chú ý là bà Nguyễn Thị Mỹ Hạnh là Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc
 Việt Nam từ năm 2009, mà ai cũng biết Mặt trận Tổ quốc được lập ra nhằm quản lý các tổ chức xã hội, các đoàn thể, kể cả người Việt định cư ở nước ngoài.
 
Muốn biết rõ về những mờ ám tài chính của Liên hiệp, thì có thể đọc thêm bài báo “
Liên hiệp người Việt toàn LB Đức: Khi đồng Euro làm "tối mắt“ các vị lãnh đạo
Tòa án Đức ra phán quyết giải thể Liên hiệp
 
Ngày 27.11.2018 Tòa án Charlottenburg -bộ phận phụ trách hồ sơ pháp lý của các hội đoàn đăng ký tại Berlin- đã ghi vào hồ sơ Liên hiệp người Việt toàn Liên bang Đức (đoạn trong khung màu đỏ trong ảnh chụp văn bản ở dưới): “
Căn cứ vào điều § 42 Bộ luật Dân sự (BGB) thì Liên hiệp bị buộc phải giải thể qua Quyết định đã có hiệu lực của tòa án bác bỏ việc mở thủ tục phá sản vì Liên hiệp thiếu hụt tài sản để chi trả phí tổn của thủ tục”.

Văn bản về việc Liên hiệp bị giải thể của Tòa án Charlottenburg, bộ phận phụ trách hồ sơ pháp lý của các hội đoàn đăng ký tại Berlin.
Quyết định mà đã dẫn đến hậu quả Liên hiệp bị giải thể là Quyết định ngày 20.08.2018 của tòa án Berlin về phá sản (cũng nằm trong tòa án Charlottenburg) với số hồ sơ AZ: 36b IN 2714/18. Nội dung của Quyết định này là tòa án bác bỏ việc mở thủ tục phá sản nhằm thanh lý những tài sản còn lại của Liên Hiệp để thanh toán nợ nần (theo điều § 26 của Luật phá sản), vì Liên hiệp không còn có khả năng chi trả (zahlungsunfähig) và bị vỡ nợ (überschuldet).

Quyết định của Tòa án về việc Liên hiệp không có khả năng chi trả và bị vỡ nợ
Để tránh bị bắt buộc phải giải thể, Chủ tịch Liên hiệp là ông Nguyễn Văn Thoại đã lập tức đưa đơn Khiếu nại (Beschwerde) chống lại Quyết định nêu trên. Đơn Khiếu nại này đã được chuyển lên tòa án cấp cao hơn để xét xử, đó là Tòa án bang Berlin (Landgericht Berlin).
 
Ngày 01/11/2018 Tòa án bang Berlin đã ra Quyết định bác đơn khiếu nại của Liên hiệp và Quyết định này có hiệu lực pháp lý ngay lập tức, không còn có thể đảo ngược được. Như vậy, Tòa án bang Berlin khẳng định, Liên Hiệp không có khả năng chi trả (zahlungsunfähig) và bị vỡ nợ (überschuldet), cho nên tòa án đã bác bỏ việc mở thủ tục phá sản (nhằm thanh lý những tài sản còn lại của Liên Hiệp để trả nợ nần) vì thiếu tài sản (theo điều § 26 của Luật phá sản).
 

Hậu quả pháp lý thứ hai là BCH có thể phải chịu trách nhiệm cá nhân trước chủ nợ
 
Quay trở lại sự kiện Liên hiệp bị phá sản. Quyết định của Tòa án về việc Liên hiệp không có khả năng chi trả và bị vỡ nợ đã dẫn đến một hậu quả pháp lý là Liên hiệp bị giải thể. Tòa án Charlottenburg, nơi phụ trách hồ sơ pháp lý của các hội đoàn đăng ký tại Berlin, đã áp dụng điều § 42 khoản 1 của Bộ luật Dân sự (BGB) CHLB Đức để giải thể Liên hiệp:
Bản dịch khoản 1:

Bộ luật dân sự (BGB) CHLB Đức § 42 Phá sản
 
  1. Hiệp hội bị giải thể qua việc mở thủ tục phá sản và qua quyết định đã có hiệu lực pháp lý về việc bác bỏ thủ tục phá sản vì thiếu hụt tài sản.

Ngoài hậu quả pháp lý là Liên hiệp bị giải thể, một hậu quả pháp lý thứ hai là những thành viên Ban Chấp Hành Liên hiệp có thể phải chịu trách nhiệm cá nhân trước chủ nợ (phải trả nợ với tư cách cá nhân và bồi thường cho chủ nợ). Đó là cũng căn cứ vào điều § 42 của Bộ luật Dân sự (BGB), nhưng ở khoản số 2:  
 
  1. Trong trường hợp mất khả năng thanh toán hoặc nợ quá hạn, Ban Chấp hành phải làm đơn mở thủ tục phá sản (tức là phải khai phá sản). Nếu việc đặt đơn (khai phá sản) bị trì hoãn, thì các thành viên của ban Chấp hành mà có lỗi (trong việc chậm trể này) phải chịu trách nhiệm trước chủ nợ về những thiệt hại phát sinh; họ phải gánh trách nhiệm với tư cách là người mắc nợ chung.

Hậu quả pháp lý thứ ba là Ban Chấp Hành có thể bị phạt tù
 
Theo 
điều §15 khoản 1 của Bộ luật Phá sản thì trể nhất là 3 tuần sau khi mất khả năng thanh toán hoặc nợ quá hạn, Ban Chấp hành phải làm đơn mở thủ tục phá sản (tức là phải khai phá sản). Nếu không thì bị coi như là trì hoãn việc khai phá sản:

Hầu như tất cả những trường hợp bị coi như là trì hoãn việc khai phá sản, tòa án phá sản (thuộc tòa án dân sự) đều chuyển hồ sơ qua Viện Công tố (Staatsanwaltschaft) để điều tra về hình sự.
 
Chủ tịch Nguyễn Văn Thoại và Ban chấp hành Liên hiệp chắc chắn bị coi như là trì hoãn 
việc khai phá sản, vì từ trước cho đến nay chưa hề làm đơn khai phá sản cho Liên hiệp. Căn cứ vào điều §15 khoản 4 của Bộ luật Phá sản, thì Chủ tịch Nguyễn Văn Thoại và Ban chấp hành Liên hiệp có thể bị phạt tiền hoặc bị phạt tối đa 3 năm tù về hình sự. Trong trường hợp cẩu thả, chểnh mảng (tức là không cố tình trì hoản việc khai phá sản) thì bị phạt nhẹ hơn: tối đa 1 năm tù (điều §15 khoản 4 của Bộ luật Phá sản).
 
Để biết tường tận nhiều chi tiết, độc giả có thể đọc thêm bài báo “
Diễn tiến Liên hiệp Người Việt bị giải thể và hệ lụy
 
Linh Nhân (Tổng hợp)

Xin giới thiệu bài viết của BS Trần Văn Tích cư ngụ ở Đức nhan đe ''Giải thể Hội Liên Hiệp Người Việt toàn Liên bang Đức''. 
Đây làm một tổ chức do đại sứ VC tại Đức dựng nên năm 2011 để áp đảo Liên Hội Người Việt Tỵ nạn VC tại Cọng Hòa Liên Bang Đức. 
Mới đây nhân sự trong ban chấp hành Hội Liên Hiệp Người Việt Cọng vì tranh nhau xâu xé tiền trợ cấp điều hành cho Hội Liên Hiệp lên tới 300.000 Euro từ  nhà nước Đức, khiến họ đưa nhau ra tòa kiện tụng lẫu nhau.

Cách nay 06 năm khi BS Trần Văn Tích ở tuổi 80, nhận lãnh trách nhiệm Chủ  tịch Liên Hội NVTN/CHLB Đức đã chứng minh cho chính quyền Đức vị trí tỵ nạn VC của Liên Hội, đồng thời trình bày bộ mặt không tử tế của Hội Liên Hiệp VC.

Cá nhân tôi tự hỏi tòa án Liên Bang Đức giải thể Hội Liên Hiệp VC được thành lập cách nay 07 năm có phải vì họ kiện tụng lẫn nhau vì ăn bẩn tiền trợ cấp điều hành do chính phủ cấp hay là vì bộ mặt xấu xa vi phạm luật pháp quốc tế khi nhà nước VC dám gửi điệp viên sang Đức ngang nhiên bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, một VC hạng trung, bị tổng bí thư VC Nguyễn Phú Trọng thù ghét ??

Nhân đây xin cám ơn Bác sĩ Trần Văn Tích, tác giả bài viết, đồng thời cám ơn Niên Trưởng đã hy sinh dấn thân nâng cấp vị thế cho Liên Hội NVTN/CHLB Đức đối với nhà nước sở tại.

Nhân danh một người Việt Tỵ nạn VC xin cám ơn BS Hoàng Thị Mỹ Vân đã hy sinh theo bước chân Vị Đàn Anh Trần Văn Tích, tiếp tục lèo lái LH/NVTN/CHLB Đức trong nhiệm kỳ thứ hai, mặc dù bị VC tại Đức đe dọa tính mạng.

Tôn-thất Sơn



Hoang Pham chuyen

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm