Kinh Khổ

Giải mật: Cuộc chiến 10 năm ở Afghanistan: Liên Xô đã lọt vào “cái bẫy” đẫm máu như thế nào?

“Ngày người Liên Xô chính thức tràn qua biên giới, tôi đã viết cho tổng thống: Chúng ta đã có thể trao cho Liên bang Xô Viết cơ hội ôm lấy điều tệ hại”
Cuộc chiến 10 năm ở Afghanistan: Liên Xô đã lọt vào "cái bẫy" đẫm máu như thế nào?

“Ngày người Liên Xô chính thức tràn qua biên giới, tôi đã viết cho tổng thống: Chúng ta đã có thể trao cho Liên bang Xô Viết cơ hội ôm lấy điều tệ hại”, cố vấn TT Mỹ Carter nhớ lại.

LIÊN XÔ “LỌT BẪY”

“37 năm trước đây, ngày 25 tháng 12 năm 1979, chúng tôi đã đưa quân vào Afghanistan, mọi nỗ lực đã đổ xuống sông, xuống biển, không giành chiến thắng, không thể “thiết lập trật tự được trên đất nước này….” – lời một cựu sĩ quan cao cấp Quân đội Liên Xô trước đây được báo Nga Tvzvezda.ru vừa đăng trong tháng 12 năm 2016.

Với sự giúp đỡ của Liên Xô, từ nhiều thập kỷ trước đó, ở Afghanistan, đã có hơn 200 cơ sở công nghiệp được xây dựng, bao gồm cả các nhà máy điện, đường ống, sân bay, nhà máy nhựa đường, nhà cửa, đường bộ và đường hầm… Trong thủ đô Kabul, có cả một khu phố do Liên Xô xây cất.

Cho đến bây giờ, những tài liệu giải mật về cuộc can thiệp của Quân đội Liên Xô vào đất nước khổ đau Afghanistan trong 10 năm đã lộ ra nhiều điều, nhưng người ta biết rõ từ lâu, ý định của Liên Xô đưa quân vào, khi Afghanistan rơi vào tình trạng bất ổn vì những cuộc tấn công từ quân nổi dậy Mujahideen được nước ngoài viện trợ.

Trong bối cảnh Nga muốn cứu Đảng Dân chủ Nhân dân Afghanistan (PDPA) Mác xít, không để các nước thù địch, trong đó có Mỹ, NATO tranh giành ảnh hưởng ở khu vực này bằng một cuộc chiến tranh mà bây giờ được gọi là “chiến tranh đại diện”.

Theo một tờ báo của Kuwait, thủ lĩnh Mujahideen lãnh đạo phiến quân ở nước này đã đào tạo được 844 binh sĩ từ chuyên gia một nước láng giềng phía Đông, 619 binh lính từ chuyên gia Pháp, 289 từ Mỹ, 272 từ Pakistan, 56 từ Đức, 22 từ Anh. Trong số đó còn có chuyên gia hướng dẫn từ Bỉ, Úc, Thổ Nhĩ Kỳ, Tây Ban Nha, Ý và các nước khác.

Trên thực tế, ở Afghanistan, Quân đội Liên Xô đã chiến đấu chống lại 55 quốc gia (nguồn Tvzvezda.ru).

Cố vấn của Tổng thống Hoa Kỳ Carter là Brzezinski đã đóng vai trò rất quan trọng trong việc hoạch định chính sách của Mỹ, thậm chí cả Mujahideen cũng không được biết chính sách này. Nội hàm là một phần trong chiến lược “xui khiến sự can thiệp quân sự của Liên Xô”, hòng làm Liên Xô sa lầy ở quốc gia Nam Á này.

Trong một cuộc phỏng vấn năm 1998 với tờ Le Nouvel Observateur, Brzezinski nhớ lại: “Chiến dịch bí mật đó là một ý tưởng tuyệt vời. Nó xui khiến người Liên Xô tiến vào cái bẫy Afghanistan. Ngày người Liên Xô chính thức tràn qua biên giới, tôi đã viết cho tổng thống Carter: Hiện chúng ta đã có thể trao cho Liên bang Xô Viết cơ hội ôm lấy điều tệ hại”.

10 năm can thiệp sâu, binh sĩ Liên Xô gặp quá nhiều nỗi gian nan khổ ải, tốn kém, tới ngày 15 tháng 2 năm 1989, tổng cộng 620.000 lượt binh sĩ Liên Xô đã phục vụ tại Afghanistan. Trong từng thời điểm chỉ có từ 80.000 tới 108.000 người cùng lúc hiện diện tại đây.

Trong đó có 525.000 binh sĩ quân đội, 90.000 lính biên phòng và các đơn vị nhỏ của KGB, 5.000 người thuộc các đội MVD (Bộ nội vụ) và cảnh sát cùng 21.000 nhân viên khác.

Lịch sử đã chứng minh đúng như các cựu sĩ quan Liên Xô thừa nhận: “Mọi nỗ lực, dù cao nhất đều không đem lại kết quả mong muốn, chúng tôi đã không giành chiến thắng, không thể “thiết lập trật tự được trên đất nước này…”.

Cuộc tập kích gồm nhiều lực lượng

Quân đội Liên Xô mỗi lần có mặt can thiệp tại các nước đồng minh khi có biến, bao giờ lính dù cũng là xung kích. Ngày 25 tháng 12 tại sân bay Kabul, máy bay quân sự hạ cánh, 350 lính dù đặc nhiệm dưới quyền chỉ huy của Trung tá Georgy Shpak súng lăm lăm trong tay chiếm đánh các vị trí trọng yếu, chiếm giữ cầu hàng không huyết mạch.

Theo kế hoạch đã được duyệt, lính đặc nhiệm bắt đầu tiến vào Afghanistan theo đường bộ từ ngày 16 đến ngày 18-12-1979. Ngày 20-12-1979, lính dù bắt đầu hành quân, hai cánh quân đã gặp nhau tại cửa ngõ thủ đô Kabul ngày 25 tháng 12.

Có tài liệu chi tiết hơn, ngày 25 tháng 12 năm 1979, có 700 lính đặc nhiệm và lính dù Liên Xô trong trang phục lính Afghanistan, xuất hiện bất thần ở Kabul.

Trong đó gồm cả các lực lượng đặc biệt OSNAZ của KGB, GRUSPETSNAZ từ nhóm Alpha và nhóm Zenit, với sự yểm trợ của 45 xe tăng T-62, 35 xe tăng T-72 và 5 xe bọc thép, cùng pháo tự hành, đã chiếm các cơ sở chính phủ, quân đội và thông tin trọng yếu tại Kabul, tất nhiên cả mục tiêu hàng đầu Cung Tổng thống Tajbeg.

Chiến dịch này bắt đầu lúc 19:00 tối khi Zenith phá vỡ mạng thông tin của Kabul, làm tê liệt lưới chỉ huy quân đội Afghanistan. Lúc 19:15, cuộc tấn công ồ ạt vào Cung Tajbeg bắt đầu, với mục tiêu rõ ràng là phế truất và tiêu diệt Tổng thống Hafizullah Amin.

Các mục tiêu khác cũng bị chiếm (như Bộ nội vụ lúc 7:15). Lực lượng bảo vệ Cung điện Tajbeg bao gồm một tiểu đoàn không chống cự nổi binh lính Liên Xô được xe tăng và xe bọc thép yểm trợ do lực lượng này không có vũ khí hạng nặng và súng chống tăng. Chiến dịch hoàn thành vào sáng 28 tháng 12.

Sau này, người ta biết rõ hơn, những đơn vị đầu tiên vào Afghanistan gồm ba sư đoàn cơ giới, một trung đoàn pháo cơ giới độc lập, một sư đoàn không quân, Lữ đoàn không quân tấn công độc lập số 56, và một trung đoàn không vận. Tất cả thuộc Tập đoàn quân số 40 Liên Xô.

Sau khi đã triển khai, quân đội Liên Xô không thể thành lập chính quyền bên ngoài Kabul. Tới 80% vùng nông thôn vẫn nằm ngoài tầm kiểm soát. Nhiệm vụ đầu tiên, bảo vệ các thành phố và các cơ sở chiến lược, sau được mở rộng sang cả chiến đấu với các lực lượng Mujahideen.

Vào giữa thập niên 1980 quân số thuộc quân đội Liên Xô tăng lên tới 108.800 lính dàn ra khắp lãnh thổ Afghanistan. Cái giá về quân sự cũng như về ngoại giao là quá cao cho Liên Xô.

Cuộc chiến 10 năm ở Afghanistan: Liên Xô đã lọt vào cái bẫy đẫm máu như thế nào? - Ảnh 2.

Một chiếc trực thăng Mi-8 của Liên Xô bị bắn hạ ở Afghanistan.

Khó khăn chồng chất khó khăn

Vào Afghanistan, thật sự Liên Xô đã trả giá đắt. Khó khăn Quân đội Liên Xô phải đối mặt từ đầu, khi phải buộc chiến đấu tại những vùng đồi núi.

Quân đội Liên Xô không quen, không được huấn luyện những trận đánh kiểu lực lượng nổi loạn, thoát ẩn, thoắt hiện, thành thạo cải trang, rất “trì” trong điều kiện kham khổ về lương thực, thuốc men. Họ đặc biệt thích nghi tốt với thời tiết khắc khổ ở mọi nơi.

Quân sĩ của Mujahideen rất chú trọng các chiến dịch phá hoại. Họ thường tấn công các đường dẫn năng lượng, ống dẫn dầu, đài phát thanh, các trụ sở cơ quan chính phủ, sân bay, khách sạn, rạp chiếu phim, và công trình công cộng.

Từ năm 1985 tới năm 1987, có hơn 1.800 hành động khủng bố được quân Mujahideen tổ chức. Tại vùng biên giới với Pakistan. Quân Mujahideen phóng tới 800 quả rocket mỗi ngày.

Giữa tháng 4 năm 1985 và tháng 1 năm 1987, họ đã tiến hành hơn 23.500 vụ bắn pháo vào các mục tiêu của chính phủ. Quân Mujahideen thường nghiên cứu kỹ các mục tiêu tấn công bởi họ luôn có mặt gần các làng bên trong tầm bắn của pháo binh Liên Xô.

Cuộc chiến 10 năm ở Afghanistan: Liên Xô đã lọt vào cái bẫy đẫm máu như thế nào? - Ảnh 3.

Xe chiến đấu bộ binh của Liên Xô ở Afghanistan.

Họ đặt người dân thường vào mối nguy hiểm từ cuộc bắn pháo trả đũa của Liên Xô. Quân Mujahideen cũng thường xuyên sử dụng mìn. Họ thu nhận các trẻ em và dân nghèo vào lực lượng.

Họ tập trung vào việc phục kích các đoàn xe, phá huỷ hệ thống dẫn điện và sản xuất công nghiệp, tấn công các đồn cảnh sát, các đồn lính và căn cứ không quân Liên Xô.

Họ ám sát các quan chức chính phủ. Họ bao vây các trại lính nhỏ ở vùng nông thôn. Tháng 3 năm 1982, một quả bom phát nổ tại Bộ giáo dục, làm hư hại nhiều toà nhà. Cột điện cao thế dẫn từ nhà máy điện Naghlu bị đặt mìn phá huỷ.

Tháng 6 năm 1982 khoảng 1.000 đảng viên trẻ được gửi tới làm việc tại thung lũng Panjshir đã bị phục kích chỉ cách 20 dặm ngoại Kabul, với thiệt hại lớn.

Ngày 4 tháng 9 năm 1985, quân nổi dậy bắn hạ một máy bay nội địa thuộc Bakhtar Airlines khi nó cất cánh từ sân bay Kandahar, giết hại 52 người.

Các nhóm Mujahideen thường có quy mô nhỏ, từ ba tới năm người. Sau khi nhận nhiệm vụ giết hại một ai đó trong chính phủ, họ bỏ nhiều thời gian nghiên cứu thói quen và các chi tiết về đời sống của người đó để tìm ra phương pháp hoàn thành nhiệm vụ thích hợp nhất.

Họ ám sát từ trên ô tô, bắn vào ô tô, đặt mìn tại các cơ sở hay toà nhà chính phủ, dùng thuốc độc, và đặt mìn trên các phương tiện vận tải.

Vũ khí cùng trang thiết bị quân sự đặc biệt của quân đội chính quy Liên Xô là xe thiết giáp và xe tăng hoạt động kém hiệu quả tại những vùng địa hình nham nhở.

Theo SH

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Giải mật: Cuộc chiến 10 năm ở Afghanistan: Liên Xô đã lọt vào “cái bẫy” đẫm máu như thế nào?

“Ngày người Liên Xô chính thức tràn qua biên giới, tôi đã viết cho tổng thống: Chúng ta đã có thể trao cho Liên bang Xô Viết cơ hội ôm lấy điều tệ hại”
Cuộc chiến 10 năm ở Afghanistan: Liên Xô đã lọt vào "cái bẫy" đẫm máu như thế nào?

“Ngày người Liên Xô chính thức tràn qua biên giới, tôi đã viết cho tổng thống: Chúng ta đã có thể trao cho Liên bang Xô Viết cơ hội ôm lấy điều tệ hại”, cố vấn TT Mỹ Carter nhớ lại.

LIÊN XÔ “LỌT BẪY”

“37 năm trước đây, ngày 25 tháng 12 năm 1979, chúng tôi đã đưa quân vào Afghanistan, mọi nỗ lực đã đổ xuống sông, xuống biển, không giành chiến thắng, không thể “thiết lập trật tự được trên đất nước này….” – lời một cựu sĩ quan cao cấp Quân đội Liên Xô trước đây được báo Nga Tvzvezda.ru vừa đăng trong tháng 12 năm 2016.

Với sự giúp đỡ của Liên Xô, từ nhiều thập kỷ trước đó, ở Afghanistan, đã có hơn 200 cơ sở công nghiệp được xây dựng, bao gồm cả các nhà máy điện, đường ống, sân bay, nhà máy nhựa đường, nhà cửa, đường bộ và đường hầm… Trong thủ đô Kabul, có cả một khu phố do Liên Xô xây cất.

Cho đến bây giờ, những tài liệu giải mật về cuộc can thiệp của Quân đội Liên Xô vào đất nước khổ đau Afghanistan trong 10 năm đã lộ ra nhiều điều, nhưng người ta biết rõ từ lâu, ý định của Liên Xô đưa quân vào, khi Afghanistan rơi vào tình trạng bất ổn vì những cuộc tấn công từ quân nổi dậy Mujahideen được nước ngoài viện trợ.

Trong bối cảnh Nga muốn cứu Đảng Dân chủ Nhân dân Afghanistan (PDPA) Mác xít, không để các nước thù địch, trong đó có Mỹ, NATO tranh giành ảnh hưởng ở khu vực này bằng một cuộc chiến tranh mà bây giờ được gọi là “chiến tranh đại diện”.

Theo một tờ báo của Kuwait, thủ lĩnh Mujahideen lãnh đạo phiến quân ở nước này đã đào tạo được 844 binh sĩ từ chuyên gia một nước láng giềng phía Đông, 619 binh lính từ chuyên gia Pháp, 289 từ Mỹ, 272 từ Pakistan, 56 từ Đức, 22 từ Anh. Trong số đó còn có chuyên gia hướng dẫn từ Bỉ, Úc, Thổ Nhĩ Kỳ, Tây Ban Nha, Ý và các nước khác.

Trên thực tế, ở Afghanistan, Quân đội Liên Xô đã chiến đấu chống lại 55 quốc gia (nguồn Tvzvezda.ru).

Cố vấn của Tổng thống Hoa Kỳ Carter là Brzezinski đã đóng vai trò rất quan trọng trong việc hoạch định chính sách của Mỹ, thậm chí cả Mujahideen cũng không được biết chính sách này. Nội hàm là một phần trong chiến lược “xui khiến sự can thiệp quân sự của Liên Xô”, hòng làm Liên Xô sa lầy ở quốc gia Nam Á này.

Trong một cuộc phỏng vấn năm 1998 với tờ Le Nouvel Observateur, Brzezinski nhớ lại: “Chiến dịch bí mật đó là một ý tưởng tuyệt vời. Nó xui khiến người Liên Xô tiến vào cái bẫy Afghanistan. Ngày người Liên Xô chính thức tràn qua biên giới, tôi đã viết cho tổng thống Carter: Hiện chúng ta đã có thể trao cho Liên bang Xô Viết cơ hội ôm lấy điều tệ hại”.

10 năm can thiệp sâu, binh sĩ Liên Xô gặp quá nhiều nỗi gian nan khổ ải, tốn kém, tới ngày 15 tháng 2 năm 1989, tổng cộng 620.000 lượt binh sĩ Liên Xô đã phục vụ tại Afghanistan. Trong từng thời điểm chỉ có từ 80.000 tới 108.000 người cùng lúc hiện diện tại đây.

Trong đó có 525.000 binh sĩ quân đội, 90.000 lính biên phòng và các đơn vị nhỏ của KGB, 5.000 người thuộc các đội MVD (Bộ nội vụ) và cảnh sát cùng 21.000 nhân viên khác.

Lịch sử đã chứng minh đúng như các cựu sĩ quan Liên Xô thừa nhận: “Mọi nỗ lực, dù cao nhất đều không đem lại kết quả mong muốn, chúng tôi đã không giành chiến thắng, không thể “thiết lập trật tự được trên đất nước này…”.

Cuộc tập kích gồm nhiều lực lượng

Quân đội Liên Xô mỗi lần có mặt can thiệp tại các nước đồng minh khi có biến, bao giờ lính dù cũng là xung kích. Ngày 25 tháng 12 tại sân bay Kabul, máy bay quân sự hạ cánh, 350 lính dù đặc nhiệm dưới quyền chỉ huy của Trung tá Georgy Shpak súng lăm lăm trong tay chiếm đánh các vị trí trọng yếu, chiếm giữ cầu hàng không huyết mạch.

Theo kế hoạch đã được duyệt, lính đặc nhiệm bắt đầu tiến vào Afghanistan theo đường bộ từ ngày 16 đến ngày 18-12-1979. Ngày 20-12-1979, lính dù bắt đầu hành quân, hai cánh quân đã gặp nhau tại cửa ngõ thủ đô Kabul ngày 25 tháng 12.

Có tài liệu chi tiết hơn, ngày 25 tháng 12 năm 1979, có 700 lính đặc nhiệm và lính dù Liên Xô trong trang phục lính Afghanistan, xuất hiện bất thần ở Kabul.

Trong đó gồm cả các lực lượng đặc biệt OSNAZ của KGB, GRUSPETSNAZ từ nhóm Alpha và nhóm Zenit, với sự yểm trợ của 45 xe tăng T-62, 35 xe tăng T-72 và 5 xe bọc thép, cùng pháo tự hành, đã chiếm các cơ sở chính phủ, quân đội và thông tin trọng yếu tại Kabul, tất nhiên cả mục tiêu hàng đầu Cung Tổng thống Tajbeg.

Chiến dịch này bắt đầu lúc 19:00 tối khi Zenith phá vỡ mạng thông tin của Kabul, làm tê liệt lưới chỉ huy quân đội Afghanistan. Lúc 19:15, cuộc tấn công ồ ạt vào Cung Tajbeg bắt đầu, với mục tiêu rõ ràng là phế truất và tiêu diệt Tổng thống Hafizullah Amin.

Các mục tiêu khác cũng bị chiếm (như Bộ nội vụ lúc 7:15). Lực lượng bảo vệ Cung điện Tajbeg bao gồm một tiểu đoàn không chống cự nổi binh lính Liên Xô được xe tăng và xe bọc thép yểm trợ do lực lượng này không có vũ khí hạng nặng và súng chống tăng. Chiến dịch hoàn thành vào sáng 28 tháng 12.

Sau này, người ta biết rõ hơn, những đơn vị đầu tiên vào Afghanistan gồm ba sư đoàn cơ giới, một trung đoàn pháo cơ giới độc lập, một sư đoàn không quân, Lữ đoàn không quân tấn công độc lập số 56, và một trung đoàn không vận. Tất cả thuộc Tập đoàn quân số 40 Liên Xô.

Sau khi đã triển khai, quân đội Liên Xô không thể thành lập chính quyền bên ngoài Kabul. Tới 80% vùng nông thôn vẫn nằm ngoài tầm kiểm soát. Nhiệm vụ đầu tiên, bảo vệ các thành phố và các cơ sở chiến lược, sau được mở rộng sang cả chiến đấu với các lực lượng Mujahideen.

Vào giữa thập niên 1980 quân số thuộc quân đội Liên Xô tăng lên tới 108.800 lính dàn ra khắp lãnh thổ Afghanistan. Cái giá về quân sự cũng như về ngoại giao là quá cao cho Liên Xô.

Cuộc chiến 10 năm ở Afghanistan: Liên Xô đã lọt vào cái bẫy đẫm máu như thế nào? - Ảnh 2.

Một chiếc trực thăng Mi-8 của Liên Xô bị bắn hạ ở Afghanistan.

Khó khăn chồng chất khó khăn

Vào Afghanistan, thật sự Liên Xô đã trả giá đắt. Khó khăn Quân đội Liên Xô phải đối mặt từ đầu, khi phải buộc chiến đấu tại những vùng đồi núi.

Quân đội Liên Xô không quen, không được huấn luyện những trận đánh kiểu lực lượng nổi loạn, thoát ẩn, thoắt hiện, thành thạo cải trang, rất “trì” trong điều kiện kham khổ về lương thực, thuốc men. Họ đặc biệt thích nghi tốt với thời tiết khắc khổ ở mọi nơi.

Quân sĩ của Mujahideen rất chú trọng các chiến dịch phá hoại. Họ thường tấn công các đường dẫn năng lượng, ống dẫn dầu, đài phát thanh, các trụ sở cơ quan chính phủ, sân bay, khách sạn, rạp chiếu phim, và công trình công cộng.

Từ năm 1985 tới năm 1987, có hơn 1.800 hành động khủng bố được quân Mujahideen tổ chức. Tại vùng biên giới với Pakistan. Quân Mujahideen phóng tới 800 quả rocket mỗi ngày.

Giữa tháng 4 năm 1985 và tháng 1 năm 1987, họ đã tiến hành hơn 23.500 vụ bắn pháo vào các mục tiêu của chính phủ. Quân Mujahideen thường nghiên cứu kỹ các mục tiêu tấn công bởi họ luôn có mặt gần các làng bên trong tầm bắn của pháo binh Liên Xô.

Cuộc chiến 10 năm ở Afghanistan: Liên Xô đã lọt vào cái bẫy đẫm máu như thế nào? - Ảnh 3.

Xe chiến đấu bộ binh của Liên Xô ở Afghanistan.

Họ đặt người dân thường vào mối nguy hiểm từ cuộc bắn pháo trả đũa của Liên Xô. Quân Mujahideen cũng thường xuyên sử dụng mìn. Họ thu nhận các trẻ em và dân nghèo vào lực lượng.

Họ tập trung vào việc phục kích các đoàn xe, phá huỷ hệ thống dẫn điện và sản xuất công nghiệp, tấn công các đồn cảnh sát, các đồn lính và căn cứ không quân Liên Xô.

Họ ám sát các quan chức chính phủ. Họ bao vây các trại lính nhỏ ở vùng nông thôn. Tháng 3 năm 1982, một quả bom phát nổ tại Bộ giáo dục, làm hư hại nhiều toà nhà. Cột điện cao thế dẫn từ nhà máy điện Naghlu bị đặt mìn phá huỷ.

Tháng 6 năm 1982 khoảng 1.000 đảng viên trẻ được gửi tới làm việc tại thung lũng Panjshir đã bị phục kích chỉ cách 20 dặm ngoại Kabul, với thiệt hại lớn.

Ngày 4 tháng 9 năm 1985, quân nổi dậy bắn hạ một máy bay nội địa thuộc Bakhtar Airlines khi nó cất cánh từ sân bay Kandahar, giết hại 52 người.

Các nhóm Mujahideen thường có quy mô nhỏ, từ ba tới năm người. Sau khi nhận nhiệm vụ giết hại một ai đó trong chính phủ, họ bỏ nhiều thời gian nghiên cứu thói quen và các chi tiết về đời sống của người đó để tìm ra phương pháp hoàn thành nhiệm vụ thích hợp nhất.

Họ ám sát từ trên ô tô, bắn vào ô tô, đặt mìn tại các cơ sở hay toà nhà chính phủ, dùng thuốc độc, và đặt mìn trên các phương tiện vận tải.

Vũ khí cùng trang thiết bị quân sự đặc biệt của quân đội chính quy Liên Xô là xe thiết giáp và xe tăng hoạt động kém hiệu quả tại những vùng địa hình nham nhở.

Theo SH

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm