Kinh Khổ

ĐỨNG TRƯỚC HIÊN LAN - CAO MỴ NHÂN

( HNPĐ ) Vẫn có dịp về lại chùa xưa, thăm hiên lan của Hòa thượng Thích Thanh Kiểm trụ trì chùa đó từ vài chục năm trước và sau cuộc đổi đời 1975.



( HNPĐ )
Vẫn có dịp về lại chùa xưa, thăm hiên lan của Hòa thượng Thích Thanh Kiểm trụ trì chùa đó từ vài chục năm trước và sau cuộc đổi đời 1975.

Hòa thượng Thích Thanh Kiểm đã viên tịch lâu rồi, nhưng người bạn chí thiết của ngài, nay đã ngoài tám mươi, là một sư ông, tạm gọi thế, vì sư ông tới Chùa không phải để tu, mà chỉ muốn ở nơi thanh tịnh có lý do chính đáng, nên tá túc Chùa, theo... yêu cầu của Hòa thượng Thích Thanh Kiểm từ những năm Chùa chưa bị thực sự thống thuộc cơ quan Phật Giáo ngoài trung ương Hà Nội, nay sư ông vẫn có riêng trai phòng, vẫn thọ trai đúng giờ cùng chư tăng, và vẫn làm công việc vãng sanh của Chùa.

Thực ra, song song với việc sư ông thân thiết với Hòa thượng Thích Thanh Kiểm từ thủa 2 người còn ở quê xa, ngoài Bắc Việt, họ đều ngưỡng mộ ánh đạo vàng từ thủa thiếu niên. Thế rồi, một người thí phát, dâng đời cho Đạo Pháp, Kinh qua nhiều nấc thang tu học, tu luyện, kể cả tháng năm qua Nhật, trước khi về Chùa, tức Hòa thượng Thích Thanh Kiểm. sau ngài là viện chủ chùa Vĩnh Nghiêm Saigon, đồng thời là chủ nhân hiên lan với hàng trăm chậu lan, giỏ lan vv...

Còn một người thì không chịu xuống tóc, ra đời lập thân, lập gia đình, rồi vô quân trường lập nghiệp võ, không phải để kiếm kế sanh nhai, mà ông ta lại lỡ mê tuyến lửa, thích ngắm vầng trăng rơi nơi chiến hào.

Do đó, 2 người 2 lối đi khác hẳn, nhưng vẫn có những ngày xum họp hàn huyên, ấy là người chiến binh đi Chùa vấn an tri kỷ. Đôi khi ngài Hòa thượng nhắn tin bạn vàng tới thưởng lan, vào những đêm rằm buồn vương cổ nguyệt.

Cho tới một ngày, đã yên mùa binh lửa, Hòa thượng quyết tâm rời Chùa, tới tận vườn thơ bạn hiền, để... phân tích là đã đến lúc dẹp yên chuyện nhà, chuyện đời để "đi tu" thôi, vì vợ con đã sống an thân, tuổi tác đã xem như cao rồi, sợ chẳng còn thì giờ chú nguyện, hay tham khảo kinh sách nữa.

Người bạn sư này, đã thấm mùi dâu biển đổi thay, và cũng thấm nhuần chân lý đạo hạnh nơi cõi ta bà, nên tức khắc thu xếp hành trang vào Chùa.

Tôi vốn cũng quen biết gia đình ông ta. Người vợ tảo tần, khóc thầm sau cửa bếp, đàn con ngơ ngác, ngạc nhiên, rằng sao mãi tới thời khắc ấy, đã sắp hết cuộc đời, cha lại đi tu.

Tuy nhiên, giai đoạn đầu ở Chùa, vị hành gia còn chưa rời bỏ mái tóc đen nhánh, ông mới sắp sửa hoa giáp. Hòa thượng viện chủ chùa Vĩnh Nghiêm giao cho ông nhiệm vụ điều hành nhà vãng sanh, nên ông cũng mặc nâu sòng hay áo tràng mầu xám đấy, ông cũng chuông mõ vv... kinh kệ thuộc làu, chỉ có mái tóc là chưa cuốn theo chiều gió, cứ lặng lẽ dài thêm, nên vẫn thản nhiên đến tiệm hớt tóc tùy theo mức độ cắt tỉa cần thiết.

Nhưng rồi, trước khi Hòa thượng Thích Thanh Kiểm về Tây Trúc, ông đã trút bỏ mái tóc phiền toái, có lẽ để một lẽ nào đó, cho người bạn sư già của ông thấy rằng ông thực sự... chán đời quá rồi, chẳng còn gì vướng bận, Hòa thượng đi về cõi Phật trước, rồi ông sẽ về đó sau thôi, nếu quả lòng ông trong sáng, rực rỡ như đài sen thất sắc kia.

Từ đó ông trở thành Sư Ông, mặc nhiên ông có tên sư ông Thích Thanh T. nghĩ là Thích Thanh Từ, vì Hòa thượng thiền sư tối cao Thích Thanh Từ tên tuổi ở Long Thành, cả nước và ngoài nước đều biết từ lâu ngài là ai rồi.

Thế thì sư ông Thích Thanh Tâm, Thanh Tịnh, Thanh Tú, Thanh Tơ vv... ư? Không phải, sư ông vẫn là Thích Thanh T., bởi lẽ chính danh tên sư ông vần Tê, còn Thanh là dòng họ của quý chư tăng từ nguồn cội của quý thầy quy y cho Phật Tử, thí dụ đệ tử của Hòa thượng Thích Viên Lý mang chữ Nhật, Hòa thượng Thích Quảng Thanh chữ Bảo vì chùa tên Bảo Quang.

Đặc biệt là ngày xưa pháp danh của mỗi Phật tử chỉ cần 2 chữ. Thí dụ Tâm Mật, Nguyên Khai, Như Hoa vv... Nay quý thầy đã thêm vào 1 chữ thứ 3, có lẽ vì nhiều đệ tử quá, sợ trùng pháp danh, nên phải thêm một chữ để phân biệt, hay là quý thầy muốn đặc biệt hơn chẳng hạn.

Trở lại chuyện ở Hiên Lan của Hòa thượng Thích Thanh Kiểm.

Thủa đầu tiên, sau 30-4-1975, tôi đến Chùa vì tủi thân quá, bỗng từ người... có nhà, có việc làm, trở thành kẻ vô gia cư, thất nghiệp. Tôi cứ lang thang ở sân chùa... nghe một đoàn cán bộ gì đó, từ Hà Nội vô, cười nhạo báng:

- Sao Chùa có 2 két sắt đề Phước Sương một để ở trước tam bảo, một để sau tam bảo?

Ý họ nói là chùa xin tiền khách thập phương quá lố.

Nghe tin Hòa thượng Thích Thanh Kiểm về cõi Phật. tôi ghé Chùa thăm sư ông Thích Thanh T. (tên ông vần T, như nêu trên) tôi vui vẻ vấn an người bạn thơ, vì ông là thi sĩ lâu rồi, bằng giọng không có ý gì đùa giỡn:

- Sư ông Thích Thanh T., nay ông là viện chủ chùa Vĩnh Nghiêm này chứ, vì dù sao ông cũng là bạn thầy Thanh Kiểm từ xưa.

Có lẽ tại sư ông Thích Thanh T. không qua một quá trình tu học từ một tu viện nào, nên ông còn "sân" đến biểu lộ ra ngay:

- Tôi làm sao được vinh dự ấy, phải từ học viện Phật Giáo Quốc Doanh cơ.

- Thế ngài trụ trì giờ là ai vậy?

Sư ông Thích Thanh T. hất hàm khi có bóng một nhà sư áo nâu Bắc Kỳ đi ngang.

- Hắn, Thích Thanh Phong

- Cấp bậc gì?

- Bà hỏi cứ y như ngày xưa trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa ấy. Hắn Đại Đức.

Thì tất nhiên rồi, từ các chức tiểu đồng, chư, thầy vv... đi lên, phải là Đại Đức đã chứ, làm sao Thượng Tọa hay Hòa thượng đốt giai đoạn để giữ viện chủ Chùa, đệ tử sẽ chẳng thể... tin tưởng được.

Thấy tôi có vẻ... không vui, sư ông Thanh Tê (tên ông vần T. thực sự) nhếch mép cười:

- Còn trẻ thôi, chưa 40, khá... giỏi.

- Đại đức Thích Thanh Phong đó giỏi như thế nào?

- Mới đi qua Đức về, xin được vài trăm ngàn đô la cho... Chùa.

- Ai cho mà nhiều thế?

- Người Việt tha hương và tị nạn ở Đức, bà ra mà hỏi, hay hơn tôi nói.

Thôi, hỏi để làm gì, vãn cảnh Chùa thì phải lên tam bảo lạy Phật, ra gác chuông chiêm ngẫm cuộc đời, và thăm lại Hiên Lan. Sư ông Thích Thanh T. vui vẻ hơn lúc nãy:

- Hiên lan héo úa cả rồi, Thanh Phong phải lo đô la cho Chùa, chứ chăm hoa lan làm cái gì? Lãng phí công sức.

Hiên hoa lan năm ấy tôi ghé thăm, đã không còn hương sắc ngày xưa. xem như tôi viếng Chùa lần chót, vì thi sĩ sư ông Thích Thanh T., tác giả 5 tập thơ dày như 5 cuốn tự điển viết từ tình đời đến tình đạo, được nhà xuất bản Tôn Giáo ở Hà Nội xuất bản cách đây hơn 10 năm gật gù thăm hỏi bằng hữu của ông đang cư ngụ ở Mỹ và các nơi khác:

- Có niềm vui nào... khác hơn?

- Ô hay, niềm vui cao nhất, đẹp nhất, ý nghĩa nhất, đối với tuổi lão lai, không phải là sư ông đã và đang có đấy sao?

Sư ông Thích Thanh T. tức nhà thơ Y Chu một thời hoa mộng gật đầu:

- Tôi đang ngồi ở một hiên lan khác lắng nghe ông Thích Thanh Kiểm kêu tôi tới đi cạnh ông. Tôi biết chắc, làm Hòa thượng thì chẳng có giây phút nào hệ lụy... phong phú tâm tư tình cảm như tôi, Thích Thanh Phong làm Đại Đức cũng phải, dầu sân Chùa bây giờ bẩn hơn ngày xưa nhiều, hiên lan bây giờ chuẩn bị đón cỏ mọc dày hơn nhiều, nhưng nội bộ vẫn chưa ai có khả năng, hoặc thiện chí trang trí lại hiên lan như cụ Thanh Kiểm cố viện chủ đã chăm sóc nhiều năm trước.

Có lẽ hiên lan sẽ được xây dựng thành một dãy phòng dành chứa quý chư tăng từ thủ đô vô, để tổ chức cơ sở du lịch, lợi ích cho Chùa hơn là hoa kiểng phù du, xa xỉ phẩm.

Hawthorne 4-6-2013

Cao Mỵ Nhân ( HNPĐ )

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

ĐỨNG TRƯỚC HIÊN LAN - CAO MỴ NHÂN

( HNPĐ ) Vẫn có dịp về lại chùa xưa, thăm hiên lan của Hòa thượng Thích Thanh Kiểm trụ trì chùa đó từ vài chục năm trước và sau cuộc đổi đời 1975.



( HNPĐ )
Vẫn có dịp về lại chùa xưa, thăm hiên lan của Hòa thượng Thích Thanh Kiểm trụ trì chùa đó từ vài chục năm trước và sau cuộc đổi đời 1975.

Hòa thượng Thích Thanh Kiểm đã viên tịch lâu rồi, nhưng người bạn chí thiết của ngài, nay đã ngoài tám mươi, là một sư ông, tạm gọi thế, vì sư ông tới Chùa không phải để tu, mà chỉ muốn ở nơi thanh tịnh có lý do chính đáng, nên tá túc Chùa, theo... yêu cầu của Hòa thượng Thích Thanh Kiểm từ những năm Chùa chưa bị thực sự thống thuộc cơ quan Phật Giáo ngoài trung ương Hà Nội, nay sư ông vẫn có riêng trai phòng, vẫn thọ trai đúng giờ cùng chư tăng, và vẫn làm công việc vãng sanh của Chùa.

Thực ra, song song với việc sư ông thân thiết với Hòa thượng Thích Thanh Kiểm từ thủa 2 người còn ở quê xa, ngoài Bắc Việt, họ đều ngưỡng mộ ánh đạo vàng từ thủa thiếu niên. Thế rồi, một người thí phát, dâng đời cho Đạo Pháp, Kinh qua nhiều nấc thang tu học, tu luyện, kể cả tháng năm qua Nhật, trước khi về Chùa, tức Hòa thượng Thích Thanh Kiểm. sau ngài là viện chủ chùa Vĩnh Nghiêm Saigon, đồng thời là chủ nhân hiên lan với hàng trăm chậu lan, giỏ lan vv...

Còn một người thì không chịu xuống tóc, ra đời lập thân, lập gia đình, rồi vô quân trường lập nghiệp võ, không phải để kiếm kế sanh nhai, mà ông ta lại lỡ mê tuyến lửa, thích ngắm vầng trăng rơi nơi chiến hào.

Do đó, 2 người 2 lối đi khác hẳn, nhưng vẫn có những ngày xum họp hàn huyên, ấy là người chiến binh đi Chùa vấn an tri kỷ. Đôi khi ngài Hòa thượng nhắn tin bạn vàng tới thưởng lan, vào những đêm rằm buồn vương cổ nguyệt.

Cho tới một ngày, đã yên mùa binh lửa, Hòa thượng quyết tâm rời Chùa, tới tận vườn thơ bạn hiền, để... phân tích là đã đến lúc dẹp yên chuyện nhà, chuyện đời để "đi tu" thôi, vì vợ con đã sống an thân, tuổi tác đã xem như cao rồi, sợ chẳng còn thì giờ chú nguyện, hay tham khảo kinh sách nữa.

Người bạn sư này, đã thấm mùi dâu biển đổi thay, và cũng thấm nhuần chân lý đạo hạnh nơi cõi ta bà, nên tức khắc thu xếp hành trang vào Chùa.

Tôi vốn cũng quen biết gia đình ông ta. Người vợ tảo tần, khóc thầm sau cửa bếp, đàn con ngơ ngác, ngạc nhiên, rằng sao mãi tới thời khắc ấy, đã sắp hết cuộc đời, cha lại đi tu.

Tuy nhiên, giai đoạn đầu ở Chùa, vị hành gia còn chưa rời bỏ mái tóc đen nhánh, ông mới sắp sửa hoa giáp. Hòa thượng viện chủ chùa Vĩnh Nghiêm giao cho ông nhiệm vụ điều hành nhà vãng sanh, nên ông cũng mặc nâu sòng hay áo tràng mầu xám đấy, ông cũng chuông mõ vv... kinh kệ thuộc làu, chỉ có mái tóc là chưa cuốn theo chiều gió, cứ lặng lẽ dài thêm, nên vẫn thản nhiên đến tiệm hớt tóc tùy theo mức độ cắt tỉa cần thiết.

Nhưng rồi, trước khi Hòa thượng Thích Thanh Kiểm về Tây Trúc, ông đã trút bỏ mái tóc phiền toái, có lẽ để một lẽ nào đó, cho người bạn sư già của ông thấy rằng ông thực sự... chán đời quá rồi, chẳng còn gì vướng bận, Hòa thượng đi về cõi Phật trước, rồi ông sẽ về đó sau thôi, nếu quả lòng ông trong sáng, rực rỡ như đài sen thất sắc kia.

Từ đó ông trở thành Sư Ông, mặc nhiên ông có tên sư ông Thích Thanh T. nghĩ là Thích Thanh Từ, vì Hòa thượng thiền sư tối cao Thích Thanh Từ tên tuổi ở Long Thành, cả nước và ngoài nước đều biết từ lâu ngài là ai rồi.

Thế thì sư ông Thích Thanh Tâm, Thanh Tịnh, Thanh Tú, Thanh Tơ vv... ư? Không phải, sư ông vẫn là Thích Thanh T., bởi lẽ chính danh tên sư ông vần Tê, còn Thanh là dòng họ của quý chư tăng từ nguồn cội của quý thầy quy y cho Phật Tử, thí dụ đệ tử của Hòa thượng Thích Viên Lý mang chữ Nhật, Hòa thượng Thích Quảng Thanh chữ Bảo vì chùa tên Bảo Quang.

Đặc biệt là ngày xưa pháp danh của mỗi Phật tử chỉ cần 2 chữ. Thí dụ Tâm Mật, Nguyên Khai, Như Hoa vv... Nay quý thầy đã thêm vào 1 chữ thứ 3, có lẽ vì nhiều đệ tử quá, sợ trùng pháp danh, nên phải thêm một chữ để phân biệt, hay là quý thầy muốn đặc biệt hơn chẳng hạn.

Trở lại chuyện ở Hiên Lan của Hòa thượng Thích Thanh Kiểm.

Thủa đầu tiên, sau 30-4-1975, tôi đến Chùa vì tủi thân quá, bỗng từ người... có nhà, có việc làm, trở thành kẻ vô gia cư, thất nghiệp. Tôi cứ lang thang ở sân chùa... nghe một đoàn cán bộ gì đó, từ Hà Nội vô, cười nhạo báng:

- Sao Chùa có 2 két sắt đề Phước Sương một để ở trước tam bảo, một để sau tam bảo?

Ý họ nói là chùa xin tiền khách thập phương quá lố.

Nghe tin Hòa thượng Thích Thanh Kiểm về cõi Phật. tôi ghé Chùa thăm sư ông Thích Thanh T. (tên ông vần T, như nêu trên) tôi vui vẻ vấn an người bạn thơ, vì ông là thi sĩ lâu rồi, bằng giọng không có ý gì đùa giỡn:

- Sư ông Thích Thanh T., nay ông là viện chủ chùa Vĩnh Nghiêm này chứ, vì dù sao ông cũng là bạn thầy Thanh Kiểm từ xưa.

Có lẽ tại sư ông Thích Thanh T. không qua một quá trình tu học từ một tu viện nào, nên ông còn "sân" đến biểu lộ ra ngay:

- Tôi làm sao được vinh dự ấy, phải từ học viện Phật Giáo Quốc Doanh cơ.

- Thế ngài trụ trì giờ là ai vậy?

Sư ông Thích Thanh T. hất hàm khi có bóng một nhà sư áo nâu Bắc Kỳ đi ngang.

- Hắn, Thích Thanh Phong

- Cấp bậc gì?

- Bà hỏi cứ y như ngày xưa trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa ấy. Hắn Đại Đức.

Thì tất nhiên rồi, từ các chức tiểu đồng, chư, thầy vv... đi lên, phải là Đại Đức đã chứ, làm sao Thượng Tọa hay Hòa thượng đốt giai đoạn để giữ viện chủ Chùa, đệ tử sẽ chẳng thể... tin tưởng được.

Thấy tôi có vẻ... không vui, sư ông Thanh Tê (tên ông vần T. thực sự) nhếch mép cười:

- Còn trẻ thôi, chưa 40, khá... giỏi.

- Đại đức Thích Thanh Phong đó giỏi như thế nào?

- Mới đi qua Đức về, xin được vài trăm ngàn đô la cho... Chùa.

- Ai cho mà nhiều thế?

- Người Việt tha hương và tị nạn ở Đức, bà ra mà hỏi, hay hơn tôi nói.

Thôi, hỏi để làm gì, vãn cảnh Chùa thì phải lên tam bảo lạy Phật, ra gác chuông chiêm ngẫm cuộc đời, và thăm lại Hiên Lan. Sư ông Thích Thanh T. vui vẻ hơn lúc nãy:

- Hiên lan héo úa cả rồi, Thanh Phong phải lo đô la cho Chùa, chứ chăm hoa lan làm cái gì? Lãng phí công sức.

Hiên hoa lan năm ấy tôi ghé thăm, đã không còn hương sắc ngày xưa. xem như tôi viếng Chùa lần chót, vì thi sĩ sư ông Thích Thanh T., tác giả 5 tập thơ dày như 5 cuốn tự điển viết từ tình đời đến tình đạo, được nhà xuất bản Tôn Giáo ở Hà Nội xuất bản cách đây hơn 10 năm gật gù thăm hỏi bằng hữu của ông đang cư ngụ ở Mỹ và các nơi khác:

- Có niềm vui nào... khác hơn?

- Ô hay, niềm vui cao nhất, đẹp nhất, ý nghĩa nhất, đối với tuổi lão lai, không phải là sư ông đã và đang có đấy sao?

Sư ông Thích Thanh T. tức nhà thơ Y Chu một thời hoa mộng gật đầu:

- Tôi đang ngồi ở một hiên lan khác lắng nghe ông Thích Thanh Kiểm kêu tôi tới đi cạnh ông. Tôi biết chắc, làm Hòa thượng thì chẳng có giây phút nào hệ lụy... phong phú tâm tư tình cảm như tôi, Thích Thanh Phong làm Đại Đức cũng phải, dầu sân Chùa bây giờ bẩn hơn ngày xưa nhiều, hiên lan bây giờ chuẩn bị đón cỏ mọc dày hơn nhiều, nhưng nội bộ vẫn chưa ai có khả năng, hoặc thiện chí trang trí lại hiên lan như cụ Thanh Kiểm cố viện chủ đã chăm sóc nhiều năm trước.

Có lẽ hiên lan sẽ được xây dựng thành một dãy phòng dành chứa quý chư tăng từ thủ đô vô, để tổ chức cơ sở du lịch, lợi ích cho Chùa hơn là hoa kiểng phù du, xa xỉ phẩm.

Hawthorne 4-6-2013

Cao Mỵ Nhân ( HNPĐ )

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm