Kinh Khổ

Con lai Mỹ và hành trình tìm cha

Những em bé mồ côi người Việt ngồi trên chiếc máy bay vận tải C-5A Galaxy, đây là chuyến bay đầu tiên của Chiến dịch Babylift, cất cánh từ sân bay Tân Sơn Nhứt trong giai đoạn cuối của cuộc chiến tranh

Hải Đỗ.

Ngày 04 tháng 04 năm 1975, chiếc máy bay vận tải C-5 của Hoa Kỳ gặp nạn ngay khi vừa rời sân bay Tân Sơn Nhất. 138 người chết, trong đó có 78 em nhỏ.

Đó là chuyến bay chính thức đầu tiên, được lệnh của Tổng thống Hoa Kỳ Gerald Ford, di tản những em nhỏ người Việt mồ côi cha mẹ trong những ngày cuối cùng của cuộc chiến. Chiến dịch này được biết đến với cái tên Operation Babylift.​

Những em bé mồ côi người Việt ngồi trên chiếc máy bay vận tải C-5A Galaxy, đây là chuyến bay đầu tiên của Chiến dịch Babylift, cất cánh từ sân bay Tân Sơn Nhứt trong giai đoạn cuối của cuộc chiến tranh Việt Nam, ngày 04 tháng 4, 1975. Vài phút sau khi cất cánh, chiếc máy bay đã gặp nạn.

Những em bé mồ côi người Việt ngồi trên chiếc máy bay vận tải C-5A Galaxy, đây là chuyến bay đầu tiên của Chiến dịch Babylift, cất cánh từ sân bay Tân Sơn Nhứt trong giai đoạn cuối của cuộc chiến tranh Việt Nam, ngày 04 tháng 4, 1975. Vài phút sau khi cất cánh, chiếc máy bay đã gặp nạn.

Bất chấp khởi đầu bi kịch, chiến dịch Operation Babylift đã di tản thành công 3000 em nhỏ người Việt, rất nhiều trong số đó là những đứa trẻ mang hai dòng máu, con của các quân nhân Hoa Kỳ, bị bỏ rơi khi chiến tranh sắp kết thúc.

Vô số những đứa trẻ như vậy vẫn còn kẹt lại phía sau.

Nhưng cũng có những em bé lai đã được đưa đi trước cả khi chuyến bay đầu tiên của Operation Babylift khởi sự, nhờ vào số ít những tình nguyện viên giống như bà Maria Eitz.

“Tại sao tôi được cứu?”

Cuốn hộ chiếu VNCH này là thứ duy nhất gắn với Việt Nam mà Moki còn giữ lại bên mình.

Cuốn hộ chiếu VNCH này là thứ duy nhất gắn với Việt Nam mà Moki còn giữ lại bên mình.

Thấu hiểu cảm giác của một đứa trẻ mồ côi sau Thế chiến thứ hai tại Đức, người mẹ đơn thân Maria Eitz đã nhận nuôi hai bé trai con lai người Việt, đặt tên lần lượt là Jonathan và Nicholas. Và bà còn muốn tìm cho chúng một người em gái.

Ngay khi bà Eitz đặt chân tới một cô nhi viện tại Cần Thơ, những người phụ nữ ở đây cố đưa cho bà những đứa trẻ Việt có làn da sáng. Nhưng bà không thể rời mắt khỏi một cô bé da sậm, với chiếc bụng to và những lọn tóc xoăn tít, đang chen chúc trong một chiếc cũi ở góc nhà với hai đứa trẻ khác.

“Con tôi đây rồi,” bà Eitz nói.

Bà muốn nhận nuôi một bé gái có cùng màu da với hai người con nuôi của mình. Hai cậu bé đều là kết quả của những mối tình giữa người mẹ Việt và những người cha gốc Phi. Bà muốn một cô bé mà không ai muốn nhận. Moki, bà đặt tên cho bé gái như vậy, rồi đưa cô ra khỏi Việt Nam, về với tổ ấm đang dần trở nên đông đúc tại San Francisco.

​Bà Eitz còn nhận nuôi thêm một bé gái người Campuchia nữa, và đặt tên là Aiyana.

Sau đó không lâu, bà kết hôn với ông Don Hesse, một tình nguyện viên của Peace Corps. Hai người gặp nhau tại Châu phi, và rồi cùng nhau nuôi dạy bốn đứa trẻ trong một căn nhà màu xám xanh, được xây theo phong cách Victoria trên con phố Sixth Avenue, đối diện công viên Golden Gate.

“Tôi còn nhớ hồi đó tôi rất hạnh phúc,” Moki nói. Lúc nào căn nhà cũng đầy trẻ con, những đứa trẻ không nhà, bị lạm dụng, hay nghiện thuốc, đều có thể tới đây. Một số đến chỉ để chơi, số khác tìm kiếm sự giúp đỡ của bà Eitz, một nhà tâm lí học.

Moki theo học trường Quốc tế Pháp –Mỹ. Đây là một trường song ngữ của tư nhân, toạ lạc tại trung tâm thành phố San Francisco, nơi không ai quan tâm đến màu da của bạn. Cho tới giờ, Moki vẫn coi Lisa, cô bạn Mỹ trắng học cùng lớp hai, là bạn thân nhất của mình.

Trong ngày Cựu chiến binh, ông Hesse, bố nuôi của Moki thường nấu bữa tối, rồi đưa cả nhà đi ăn kem. Ông muốn chúng nhớ đến và trân trọng những người cha ruột của mình.

Sau khi xem xong vở kịch Broadway “Miss Saigon”, Moki bắt đầu tưởng tượng ra cho riêng mình câu chuyện cổ tích về tình yêu của cha mẹ ruột.

16 tuổi, cô bắt đầu có bạn trai. “Giai đoạn từ 16 đến 18, tôi cố gắng đi tìm bản ngã của mình … Tôi sống vì điều gì? Tại sao tôi lại được cứu? Tại sao lại là tôi?”

18 tuổi, Moki mang thai. Cô hạ sinh bé Kaitlin vào năm 1992. “Tôi muốn có đứa con máu mủ của mình, một mầm sống của riêng tôi,” Moki phân trần.

Khi bé Kaitlin được một tuổi rưỡi, người ta tìm thấy một khối u trên cổ cô bé. Moki đưa bé đến văn phòng bác sĩ tại Oakland, nhưng cô không hề có tiền sử bệnh của gia đình. Cô còn nhớ lúc đó một ý nghĩ đã hiện lên trong đầu “Đây là con tôi và tôi không biết có chuyện gì đang xảy ra với nó. Bác sĩ cũng có vẻ không biết. Tôi không có một chút thông tin gì. Đó là một việc rất nghiêm trọng.”

Khối u không nguy hiểm đến tính mạng, thế nhưng hành trình tìm lại người cha ruột của Moki trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

“Ngày nào mày không làm thì không có được ăn”

Nguyễn Tâm và người mà anh tin là mẹ ruột của mình.

Nguyễn Tâm và người mà anh tin là mẹ ruột của mình.

Sân bay Tuy Hoà nằm không xa trung tâm thành phố Nha Trang, đây từng là một trong những căn cứ của quân đội Hoa Kỳ trên đất VNCH, nơi đóng quân của phi đội Không quân và các nhóm trực thăng chiến đấu của Lục quân. Quán bar trong ngôi làng nhỏ, bụi bặm bên ngoài căn cứ là chốn lui tới thường xuyên của đám quân nhân lúc không phải làm nhiệm vụ.

Bà Nguyễn Thị Ngọc Vân là chủ của quán bar đó. Trong cái ngày định mệnh năm 1971 ấy, bà mở cửa như thường lệ, và thấy một bé trai được đặt trong một chiếc thùng giấy.

Bà biết cậu là con của một người lính Mỹ, nhưng không ai dám đứng ra nhận. Vậy là bà Vân đưa bé về nuôi như người con trai độc nhất. Bà đặt cho cậu cái tên Nguyễn Tâm.

Năm 1975, Sài gòn sụp đổ, bà Vân cùng với Tâm, lúc đó đã bốn tuổi, bị đưa đi trại cải tạo suốt sáu tháng trời. Tội của bà là bán bia cho Mỹ. Ngày trở về, hai mẹ con với hai bàn tay trắng kéo nhau về quê ngoại ở Phù Cát, Qui Nhơn. Năm Tâm lên 11, mẹ nuôi của cậu bỏ cậu lại với hai ông bà để đi Pleiku làm kinh tế mới cùng bạn trai.

Người phụ nữ mà Tâm gọi là bà ngoại nói với cậu “Mày không có máu mủ gì ở đây, ngày nào mày không làm thì không có được ăn.”

"Sáng thì ra đồng chăn bò, cắt lúa, lượm phân bò, ngày nào cũng vậy, đi từ sáng tới trưa, chiều thì đi về học một hai tiếng." Tâm kể. Hồi đó, không biết bao nhiêu lần Tâm nhặt được những quả lựu đạn M79 lăn lóc trên cánh đồng. Những đứa trẻ lớn thường mang về tháo ra, lấy thuốc nổ đem đi đánh cá.

Một ngày mùa xuân năm 1987, Tâm nghe thấy có tiếng nổ. 5 đứa bạn của Tâm cố tháo một quả lựu đạn. Không đứa nào còn sống.

“Họ nói tôi không thuộc về nơi này”

Jannies bên mẹ mình khi còn nhỏ (Ảnh Jannies Nguyễn)

Jannies bên mẹ mình khi còn nhỏ (Ảnh Jannies Nguyễn)

Tại một căn cứ quân sự khác của Mỹ ở Tam Quang, Quảng Nam, bà Nguyễn Thị Chin gặp một người lính Mỹ gốc Phi với biệt danh Sol. Hai người sống với nhau như vợ chồng được 4 năm trước khi bà Chin hạ sinh một bé gái vào năm 1972, lấy tên là Jannies Nguyễn.

Năm 1969, Tổng thống Mỹ Richard Nixon triển khai cái gọi là “Việt Nam hoá chiến tranh”. Nixon yêu cầu rút dần binh lính Hoa Kỳ trong khi tiến hành hoà đàm.

Sol, sau đó đóng quân tại Biên Hoà, là một trong những người lính được lệnh rời khỏi Việt Nam năm 1972, bỏ lại bà Chin cùng với con gái mới bốn tháng tuổi Jannies.

Sol được chuyển đến Thái Lan nhưng vẫn tiếp tục gửi tiền và thư từ về cho hai mẹ con, với lời hứa sẽ quay lại. Khi quân du kích tấn công Biên Hoà những ngày cuối năm 1972, bà Chin làm tất cả mọi thứ để bảo vệ Jannies. Thư từ, ảnh của Sol đều bị đốt. Bà cố gắng vuốt thẳng những lọn tóc xoăn của cô con gái, rồi dựng chuyện nói rằng chồng cô là người Thượng Tây Nguyên da ngăm. Cuối cùng thì bà cạo trọc đầu Jannies rồi trở về quê nhà gần Tam Quang cạnh Quốc lộ 1, nơi bà gặp Sol vào năm 1968.

Hai mẹ con ở trong một căn nhà lá ba gian, làm bằng tre và rơm rạ. Sau nhiều năm, nền nhà đã lún và bóng loáng bởi những đôi chân trần.

Lúc đó Jannies mới 5 tuổi, sống cùng với mẹ, ông bà ngoại và một người em họ. Ông ngoại, chỉ còn một chân sau cuộc chiến, ngủ trên một chiếc giường tre nhỏ. Cả nhà chia nhau chiếc giường tre còn lại.

Jannies theo học một trường tiểu học gần nhà, chỉ có một giáo viên với hai lớp học 60 học sinh. Học hết lớp năm, nhà ngèo, Jannies bỏ học giúp mẹ làm đồng vào buổi sáng và bán hoa quả cùng đồ ăn mỗi khi chiều về.

“Ngày nào tôi cũng bị đánh. Họ nói tôi là con Đế quốc Mỹ. Họ bảo không có chỗ cho tôi ở đây, và rằng tôi đáng nhẽ không được đến trường.”

Người ta chế nhạo cô, chửi mẹ cô là con điếm.

Về nhà …

Những đứa con lai, giống như Jannies và Tâm, bởi vẻ ngoài quá khác biệt, chúng bị xã hội Việt Nam gạt ra ngoài rìa. Người ta gọi chúng với cái tên chung “Bụi đời”.

Nhận thấy những dấu hiệu của sự ngược đãi, Quốc hội Hoa Kỳ đã thông qua một đạo luật có tên Amerasian Homecoming Act vào năm 1987, cho phép gần 30.000 trẻ mồ côi là con của lính Mỹ được đến nước này.

Chương trình đoàn tụ này cho phép các thành viên gia đình, ví dụ như “vợ chồng, con cái, hoặc mẹ ruột” được theo những đứa trẻ này vào Mỹ. Đó là lí do vì sao, sau 18 năm trời đằng đẵng ngóng tin của Sol, Jannies, mẹ của cô, và người em cùng mẹ khác cha rời Việt Nam, tìm kiếm một cuộc sống mới tại thành phố Oklahoma.

Còn trường hợp của Tâm thì không đơn giản như vậy. Có môt lần, cán bộ địa phương đến gặp “ông bà ngoại” của Tâm để nói về chương trình đoàn tụ. Lo sợ bị chính quyền bắt, Tâm chạy lên Pleiku tìm mẹ nuôi Ngọc Vân của mình, người chủ quán bar đã tìm thấy anh trong chiếc thùng giấy, và là người nuôi anh như con ruột.

Sau khi biết rằng đây chương trình này hoàn toàn có thật, hai mẹ con đăng kí tên mình vào danh sách. Nhưng trớ trêu thay, người mẹ nuôi của Tâm sau đó đã bán anh cho một gia đình ở Sài Gòn với giá hai lượng vàng. Người ta mua anh về, hi vọng anh trở thành tấm vé để cả gia đình họ sang được đến đất Mỹ.

Nhưng người tính không bằng trời tính, chỉ mình Tâm được sang Mỹ. Đó là ngày 20 tháng 05 năm 1991, khi ấy Tâm vừa tròn 19 tuổi.

“Đây là gia đình tôi”

Bà Angela Trammel là một chuyện gia về gia phả học của tổ chức Kin Finder Group. Bằng phương pháp thử DNA, bà tìm kiếm và truy nguyên lịch sử gia đình, xử lí những vụ nhận con nuôi phức tạp. Bà cho biết:” Cho đến tận năm 2008, chỉ có gần 2% trong số 30.000 con nuôi Mỹ lai Á tìm được cha ruột của mình.”

Nhưng trong một vài năm trở lại đây, khi mà phương pháp thử DNA trở nên phổ cập hơn với mức giá phải chăng, dao động trong khoảng từ 99$ cho đến 300$, ngày càng có nhiều con nuôi Mỹ lai Á nuôi hi vọng tìm được cha ruột của mình.

Bà Trammel khuyên khách hàng nộp mẫu thử tới ba nguồn dữ liệu DNA chính – là Ancestry.com, 23andMe và Family Tree, để tăng khả năng tìm được những mẫu DNA trùng hợp. Với khoảng 5 triệu mẫu thử DNA hiện nay tại các kho dữ liệu, hành trình tìm lại cha ruột của những người con lai Mỹ Á vẫn còn dài.

Theo lời khuyên của bà Trammel, Tâm gửi mẫu thử của mình tới tất cả các nguồn dữ liệu DNA mà anh có thể tiếp cận. Và cuối cùng, anh cũng tìm thấy một người đàn ông có DNA trùng khớp với mình tại một vùng quê bang Georgia.

Người đàn ông này tên là Chris Murray, từng là lính thuỷ đánh bộ đóng tại Đà Nẵng. Cha của ông, Thomas Washington, cũng tham gia hải quân và đồn trú tại Nha Trang. Murray còn có một người em tên Danny, cũng từng tham chiến tại Việt Nam.

Khi được yêu cầu gửi mẫu DNA để so sánh, Murray tỏ ra bối rối. Nhưng khi nhìn thấy tấm hình của Tâm trên facebook, ông đã biết rằng đây chính là cháu mình, ngay cả khi chưa có kết quả thử DNA.

Em của Murray, cha ruột của Tâm là Danny Murray, từng là chỉ huy một đơn vị trực thăng chiến đấu đóng quân tại Tuy Hoà. Ông đã qua đời trong một vụ lật xe vào năm 1989, cái năm mà Tâm vẫn còn lang thang gỡ lựu đạn cách đó nửa vòng trái đất.

Nước mắt chảy tràn, Tâm nói:” 43 năm qua, lúc nào cũng cầu nguyện cho ba, xin chúa gìn giữ ba, nhưng lúc tìm được thì ba không còn sống nữa. Cái hi vọng của em đó là nếu mà ba còn sống, thì em biết mà tìm mẹ. Nhưng lúc ông chết, những gì ông biết về mẹ không còn nữa.”

Sau ngày đoàn tụ với gia đình Mỹ, Tâm đổi tên thành Thomas Danny Murray để tưởng nhớ tới cha và ông nội mình.

Thomas Danny Murray, người vợ Kim, và con gái Sofia và Stella

Thomas Danny Murray, người vợ Kim, và con gái Sofia và Stella

Còn về phần Moki, sau biến cố sức khoẻ của cô con gái, Moki cũng bắt đầu gửi mẫu DNA của mình đến ba nguồn dữ liệu trên. Cô tìm thấy một trường hợp có tỉ lệ trùng khớp cao tại Alabama. Đây rất có thể là em họ cô.

Với sự giúp đỡ của Trammel, Moki tìm được một người đàn ông có tới 95% khả năng là cha ruột của cô. Tên ông ấy là Joe Green, sống tại Detroit. Ông ấy trong độ tuổi phù hợp, từng phục vụ trong quân ngũ. Moki thậm chí còn tìm thấy ảnh người đang ông này mặc quân phục. Vậy là sau 43 năm, dường như Moki đã chạm rất gần tới người cha mà bấy lâu nay cô tìm kiếm.

Vậy nhưng … ông Green lại chỉ phục vụ tại Nam Hàn, chứ không phải Nam Việt Nam. Và vì lẽ đó, đây không thể nào là cha Moki.

Moki Evans và con gái, Shaina Evans và Kaitlin Eitz.

Moki Evans và con gái, Shaina Evans và Kaitlin Eitz.

Hành trình tìm cha của Jannies cũng rơi vào ngõ cụt. Mẫu thử DNA của cô gần với một người có vẻ như là anh em họ, nhưng cả hai lại không có quan hệ huyết thống trực tiếp.

Một ngày Chủ nhật trước Lễ Tạ ơn, trong khi hầu hết mọi người ở cái thành phố Oklahoma này đang bận cổ vũ cho đội bóng bầu dục yêu thích của địa phương, Jannies cùng gần 60 “trẻ bụi đời” khác gặp nhau tại một khách sạn gần sân bay, náo nức tập luyện những bài hát Việt. Tối hôm đó họ sẽ biểu diễn trong một chương trình gây quĩ giúp đỡ người con lai còn đang kẹt lại tại Việt Nam. Ngồi trên sàn sân khấu, vài người trong số họ bỗng cất tiếng hát, những câu hát đắng cay về đời con lai:

“Em không có cha, từ thuở vừa mới lọt lòng.

Anh cũng không mẹ, từ thuở còn ở trong nôi

Chẳng ai thương tiếc cho đời tôi, chẳng ai thương xót cho đời lai

Trót thương cho mình, đành ôm phận con lai không biết ngày mai…”

“Đây là gia đình tôi” Jannies nói “Đây là anh chị em tôi”. Nhưng hành trình tìm cha của Jannies chắc chắn vẫn chưa kết thúc…

Jannies (thứ tư từ trái) và các anh chị em

Jannies (thứ tư từ trái) và các anh chị em

( VOA )


Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Con lai Mỹ và hành trình tìm cha

Những em bé mồ côi người Việt ngồi trên chiếc máy bay vận tải C-5A Galaxy, đây là chuyến bay đầu tiên của Chiến dịch Babylift, cất cánh từ sân bay Tân Sơn Nhứt trong giai đoạn cuối của cuộc chiến tranh

Hải Đỗ.

Ngày 04 tháng 04 năm 1975, chiếc máy bay vận tải C-5 của Hoa Kỳ gặp nạn ngay khi vừa rời sân bay Tân Sơn Nhất. 138 người chết, trong đó có 78 em nhỏ.

Đó là chuyến bay chính thức đầu tiên, được lệnh của Tổng thống Hoa Kỳ Gerald Ford, di tản những em nhỏ người Việt mồ côi cha mẹ trong những ngày cuối cùng của cuộc chiến. Chiến dịch này được biết đến với cái tên Operation Babylift.​

Những em bé mồ côi người Việt ngồi trên chiếc máy bay vận tải C-5A Galaxy, đây là chuyến bay đầu tiên của Chiến dịch Babylift, cất cánh từ sân bay Tân Sơn Nhứt trong giai đoạn cuối của cuộc chiến tranh Việt Nam, ngày 04 tháng 4, 1975. Vài phút sau khi cất cánh, chiếc máy bay đã gặp nạn.

Những em bé mồ côi người Việt ngồi trên chiếc máy bay vận tải C-5A Galaxy, đây là chuyến bay đầu tiên của Chiến dịch Babylift, cất cánh từ sân bay Tân Sơn Nhứt trong giai đoạn cuối của cuộc chiến tranh Việt Nam, ngày 04 tháng 4, 1975. Vài phút sau khi cất cánh, chiếc máy bay đã gặp nạn.

Bất chấp khởi đầu bi kịch, chiến dịch Operation Babylift đã di tản thành công 3000 em nhỏ người Việt, rất nhiều trong số đó là những đứa trẻ mang hai dòng máu, con của các quân nhân Hoa Kỳ, bị bỏ rơi khi chiến tranh sắp kết thúc.

Vô số những đứa trẻ như vậy vẫn còn kẹt lại phía sau.

Nhưng cũng có những em bé lai đã được đưa đi trước cả khi chuyến bay đầu tiên của Operation Babylift khởi sự, nhờ vào số ít những tình nguyện viên giống như bà Maria Eitz.

“Tại sao tôi được cứu?”

Cuốn hộ chiếu VNCH này là thứ duy nhất gắn với Việt Nam mà Moki còn giữ lại bên mình.

Cuốn hộ chiếu VNCH này là thứ duy nhất gắn với Việt Nam mà Moki còn giữ lại bên mình.

Thấu hiểu cảm giác của một đứa trẻ mồ côi sau Thế chiến thứ hai tại Đức, người mẹ đơn thân Maria Eitz đã nhận nuôi hai bé trai con lai người Việt, đặt tên lần lượt là Jonathan và Nicholas. Và bà còn muốn tìm cho chúng một người em gái.

Ngay khi bà Eitz đặt chân tới một cô nhi viện tại Cần Thơ, những người phụ nữ ở đây cố đưa cho bà những đứa trẻ Việt có làn da sáng. Nhưng bà không thể rời mắt khỏi một cô bé da sậm, với chiếc bụng to và những lọn tóc xoăn tít, đang chen chúc trong một chiếc cũi ở góc nhà với hai đứa trẻ khác.

“Con tôi đây rồi,” bà Eitz nói.

Bà muốn nhận nuôi một bé gái có cùng màu da với hai người con nuôi của mình. Hai cậu bé đều là kết quả của những mối tình giữa người mẹ Việt và những người cha gốc Phi. Bà muốn một cô bé mà không ai muốn nhận. Moki, bà đặt tên cho bé gái như vậy, rồi đưa cô ra khỏi Việt Nam, về với tổ ấm đang dần trở nên đông đúc tại San Francisco.

​Bà Eitz còn nhận nuôi thêm một bé gái người Campuchia nữa, và đặt tên là Aiyana.

Sau đó không lâu, bà kết hôn với ông Don Hesse, một tình nguyện viên của Peace Corps. Hai người gặp nhau tại Châu phi, và rồi cùng nhau nuôi dạy bốn đứa trẻ trong một căn nhà màu xám xanh, được xây theo phong cách Victoria trên con phố Sixth Avenue, đối diện công viên Golden Gate.

“Tôi còn nhớ hồi đó tôi rất hạnh phúc,” Moki nói. Lúc nào căn nhà cũng đầy trẻ con, những đứa trẻ không nhà, bị lạm dụng, hay nghiện thuốc, đều có thể tới đây. Một số đến chỉ để chơi, số khác tìm kiếm sự giúp đỡ của bà Eitz, một nhà tâm lí học.

Moki theo học trường Quốc tế Pháp –Mỹ. Đây là một trường song ngữ của tư nhân, toạ lạc tại trung tâm thành phố San Francisco, nơi không ai quan tâm đến màu da của bạn. Cho tới giờ, Moki vẫn coi Lisa, cô bạn Mỹ trắng học cùng lớp hai, là bạn thân nhất của mình.

Trong ngày Cựu chiến binh, ông Hesse, bố nuôi của Moki thường nấu bữa tối, rồi đưa cả nhà đi ăn kem. Ông muốn chúng nhớ đến và trân trọng những người cha ruột của mình.

Sau khi xem xong vở kịch Broadway “Miss Saigon”, Moki bắt đầu tưởng tượng ra cho riêng mình câu chuyện cổ tích về tình yêu của cha mẹ ruột.

16 tuổi, cô bắt đầu có bạn trai. “Giai đoạn từ 16 đến 18, tôi cố gắng đi tìm bản ngã của mình … Tôi sống vì điều gì? Tại sao tôi lại được cứu? Tại sao lại là tôi?”

18 tuổi, Moki mang thai. Cô hạ sinh bé Kaitlin vào năm 1992. “Tôi muốn có đứa con máu mủ của mình, một mầm sống của riêng tôi,” Moki phân trần.

Khi bé Kaitlin được một tuổi rưỡi, người ta tìm thấy một khối u trên cổ cô bé. Moki đưa bé đến văn phòng bác sĩ tại Oakland, nhưng cô không hề có tiền sử bệnh của gia đình. Cô còn nhớ lúc đó một ý nghĩ đã hiện lên trong đầu “Đây là con tôi và tôi không biết có chuyện gì đang xảy ra với nó. Bác sĩ cũng có vẻ không biết. Tôi không có một chút thông tin gì. Đó là một việc rất nghiêm trọng.”

Khối u không nguy hiểm đến tính mạng, thế nhưng hành trình tìm lại người cha ruột của Moki trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

“Ngày nào mày không làm thì không có được ăn”

Nguyễn Tâm và người mà anh tin là mẹ ruột của mình.

Nguyễn Tâm và người mà anh tin là mẹ ruột của mình.

Sân bay Tuy Hoà nằm không xa trung tâm thành phố Nha Trang, đây từng là một trong những căn cứ của quân đội Hoa Kỳ trên đất VNCH, nơi đóng quân của phi đội Không quân và các nhóm trực thăng chiến đấu của Lục quân. Quán bar trong ngôi làng nhỏ, bụi bặm bên ngoài căn cứ là chốn lui tới thường xuyên của đám quân nhân lúc không phải làm nhiệm vụ.

Bà Nguyễn Thị Ngọc Vân là chủ của quán bar đó. Trong cái ngày định mệnh năm 1971 ấy, bà mở cửa như thường lệ, và thấy một bé trai được đặt trong một chiếc thùng giấy.

Bà biết cậu là con của một người lính Mỹ, nhưng không ai dám đứng ra nhận. Vậy là bà Vân đưa bé về nuôi như người con trai độc nhất. Bà đặt cho cậu cái tên Nguyễn Tâm.

Năm 1975, Sài gòn sụp đổ, bà Vân cùng với Tâm, lúc đó đã bốn tuổi, bị đưa đi trại cải tạo suốt sáu tháng trời. Tội của bà là bán bia cho Mỹ. Ngày trở về, hai mẹ con với hai bàn tay trắng kéo nhau về quê ngoại ở Phù Cát, Qui Nhơn. Năm Tâm lên 11, mẹ nuôi của cậu bỏ cậu lại với hai ông bà để đi Pleiku làm kinh tế mới cùng bạn trai.

Người phụ nữ mà Tâm gọi là bà ngoại nói với cậu “Mày không có máu mủ gì ở đây, ngày nào mày không làm thì không có được ăn.”

"Sáng thì ra đồng chăn bò, cắt lúa, lượm phân bò, ngày nào cũng vậy, đi từ sáng tới trưa, chiều thì đi về học một hai tiếng." Tâm kể. Hồi đó, không biết bao nhiêu lần Tâm nhặt được những quả lựu đạn M79 lăn lóc trên cánh đồng. Những đứa trẻ lớn thường mang về tháo ra, lấy thuốc nổ đem đi đánh cá.

Một ngày mùa xuân năm 1987, Tâm nghe thấy có tiếng nổ. 5 đứa bạn của Tâm cố tháo một quả lựu đạn. Không đứa nào còn sống.

“Họ nói tôi không thuộc về nơi này”

Jannies bên mẹ mình khi còn nhỏ (Ảnh Jannies Nguyễn)

Jannies bên mẹ mình khi còn nhỏ (Ảnh Jannies Nguyễn)

Tại một căn cứ quân sự khác của Mỹ ở Tam Quang, Quảng Nam, bà Nguyễn Thị Chin gặp một người lính Mỹ gốc Phi với biệt danh Sol. Hai người sống với nhau như vợ chồng được 4 năm trước khi bà Chin hạ sinh một bé gái vào năm 1972, lấy tên là Jannies Nguyễn.

Năm 1969, Tổng thống Mỹ Richard Nixon triển khai cái gọi là “Việt Nam hoá chiến tranh”. Nixon yêu cầu rút dần binh lính Hoa Kỳ trong khi tiến hành hoà đàm.

Sol, sau đó đóng quân tại Biên Hoà, là một trong những người lính được lệnh rời khỏi Việt Nam năm 1972, bỏ lại bà Chin cùng với con gái mới bốn tháng tuổi Jannies.

Sol được chuyển đến Thái Lan nhưng vẫn tiếp tục gửi tiền và thư từ về cho hai mẹ con, với lời hứa sẽ quay lại. Khi quân du kích tấn công Biên Hoà những ngày cuối năm 1972, bà Chin làm tất cả mọi thứ để bảo vệ Jannies. Thư từ, ảnh của Sol đều bị đốt. Bà cố gắng vuốt thẳng những lọn tóc xoăn của cô con gái, rồi dựng chuyện nói rằng chồng cô là người Thượng Tây Nguyên da ngăm. Cuối cùng thì bà cạo trọc đầu Jannies rồi trở về quê nhà gần Tam Quang cạnh Quốc lộ 1, nơi bà gặp Sol vào năm 1968.

Hai mẹ con ở trong một căn nhà lá ba gian, làm bằng tre và rơm rạ. Sau nhiều năm, nền nhà đã lún và bóng loáng bởi những đôi chân trần.

Lúc đó Jannies mới 5 tuổi, sống cùng với mẹ, ông bà ngoại và một người em họ. Ông ngoại, chỉ còn một chân sau cuộc chiến, ngủ trên một chiếc giường tre nhỏ. Cả nhà chia nhau chiếc giường tre còn lại.

Jannies theo học một trường tiểu học gần nhà, chỉ có một giáo viên với hai lớp học 60 học sinh. Học hết lớp năm, nhà ngèo, Jannies bỏ học giúp mẹ làm đồng vào buổi sáng và bán hoa quả cùng đồ ăn mỗi khi chiều về.

“Ngày nào tôi cũng bị đánh. Họ nói tôi là con Đế quốc Mỹ. Họ bảo không có chỗ cho tôi ở đây, và rằng tôi đáng nhẽ không được đến trường.”

Người ta chế nhạo cô, chửi mẹ cô là con điếm.

Về nhà …

Những đứa con lai, giống như Jannies và Tâm, bởi vẻ ngoài quá khác biệt, chúng bị xã hội Việt Nam gạt ra ngoài rìa. Người ta gọi chúng với cái tên chung “Bụi đời”.

Nhận thấy những dấu hiệu của sự ngược đãi, Quốc hội Hoa Kỳ đã thông qua một đạo luật có tên Amerasian Homecoming Act vào năm 1987, cho phép gần 30.000 trẻ mồ côi là con của lính Mỹ được đến nước này.

Chương trình đoàn tụ này cho phép các thành viên gia đình, ví dụ như “vợ chồng, con cái, hoặc mẹ ruột” được theo những đứa trẻ này vào Mỹ. Đó là lí do vì sao, sau 18 năm trời đằng đẵng ngóng tin của Sol, Jannies, mẹ của cô, và người em cùng mẹ khác cha rời Việt Nam, tìm kiếm một cuộc sống mới tại thành phố Oklahoma.

Còn trường hợp của Tâm thì không đơn giản như vậy. Có môt lần, cán bộ địa phương đến gặp “ông bà ngoại” của Tâm để nói về chương trình đoàn tụ. Lo sợ bị chính quyền bắt, Tâm chạy lên Pleiku tìm mẹ nuôi Ngọc Vân của mình, người chủ quán bar đã tìm thấy anh trong chiếc thùng giấy, và là người nuôi anh như con ruột.

Sau khi biết rằng đây chương trình này hoàn toàn có thật, hai mẹ con đăng kí tên mình vào danh sách. Nhưng trớ trêu thay, người mẹ nuôi của Tâm sau đó đã bán anh cho một gia đình ở Sài Gòn với giá hai lượng vàng. Người ta mua anh về, hi vọng anh trở thành tấm vé để cả gia đình họ sang được đến đất Mỹ.

Nhưng người tính không bằng trời tính, chỉ mình Tâm được sang Mỹ. Đó là ngày 20 tháng 05 năm 1991, khi ấy Tâm vừa tròn 19 tuổi.

“Đây là gia đình tôi”

Bà Angela Trammel là một chuyện gia về gia phả học của tổ chức Kin Finder Group. Bằng phương pháp thử DNA, bà tìm kiếm và truy nguyên lịch sử gia đình, xử lí những vụ nhận con nuôi phức tạp. Bà cho biết:” Cho đến tận năm 2008, chỉ có gần 2% trong số 30.000 con nuôi Mỹ lai Á tìm được cha ruột của mình.”

Nhưng trong một vài năm trở lại đây, khi mà phương pháp thử DNA trở nên phổ cập hơn với mức giá phải chăng, dao động trong khoảng từ 99$ cho đến 300$, ngày càng có nhiều con nuôi Mỹ lai Á nuôi hi vọng tìm được cha ruột của mình.

Bà Trammel khuyên khách hàng nộp mẫu thử tới ba nguồn dữ liệu DNA chính – là Ancestry.com, 23andMe và Family Tree, để tăng khả năng tìm được những mẫu DNA trùng hợp. Với khoảng 5 triệu mẫu thử DNA hiện nay tại các kho dữ liệu, hành trình tìm lại cha ruột của những người con lai Mỹ Á vẫn còn dài.

Theo lời khuyên của bà Trammel, Tâm gửi mẫu thử của mình tới tất cả các nguồn dữ liệu DNA mà anh có thể tiếp cận. Và cuối cùng, anh cũng tìm thấy một người đàn ông có DNA trùng khớp với mình tại một vùng quê bang Georgia.

Người đàn ông này tên là Chris Murray, từng là lính thuỷ đánh bộ đóng tại Đà Nẵng. Cha của ông, Thomas Washington, cũng tham gia hải quân và đồn trú tại Nha Trang. Murray còn có một người em tên Danny, cũng từng tham chiến tại Việt Nam.

Khi được yêu cầu gửi mẫu DNA để so sánh, Murray tỏ ra bối rối. Nhưng khi nhìn thấy tấm hình của Tâm trên facebook, ông đã biết rằng đây chính là cháu mình, ngay cả khi chưa có kết quả thử DNA.

Em của Murray, cha ruột của Tâm là Danny Murray, từng là chỉ huy một đơn vị trực thăng chiến đấu đóng quân tại Tuy Hoà. Ông đã qua đời trong một vụ lật xe vào năm 1989, cái năm mà Tâm vẫn còn lang thang gỡ lựu đạn cách đó nửa vòng trái đất.

Nước mắt chảy tràn, Tâm nói:” 43 năm qua, lúc nào cũng cầu nguyện cho ba, xin chúa gìn giữ ba, nhưng lúc tìm được thì ba không còn sống nữa. Cái hi vọng của em đó là nếu mà ba còn sống, thì em biết mà tìm mẹ. Nhưng lúc ông chết, những gì ông biết về mẹ không còn nữa.”

Sau ngày đoàn tụ với gia đình Mỹ, Tâm đổi tên thành Thomas Danny Murray để tưởng nhớ tới cha và ông nội mình.

Thomas Danny Murray, người vợ Kim, và con gái Sofia và Stella

Thomas Danny Murray, người vợ Kim, và con gái Sofia và Stella

Còn về phần Moki, sau biến cố sức khoẻ của cô con gái, Moki cũng bắt đầu gửi mẫu DNA của mình đến ba nguồn dữ liệu trên. Cô tìm thấy một trường hợp có tỉ lệ trùng khớp cao tại Alabama. Đây rất có thể là em họ cô.

Với sự giúp đỡ của Trammel, Moki tìm được một người đàn ông có tới 95% khả năng là cha ruột của cô. Tên ông ấy là Joe Green, sống tại Detroit. Ông ấy trong độ tuổi phù hợp, từng phục vụ trong quân ngũ. Moki thậm chí còn tìm thấy ảnh người đang ông này mặc quân phục. Vậy là sau 43 năm, dường như Moki đã chạm rất gần tới người cha mà bấy lâu nay cô tìm kiếm.

Vậy nhưng … ông Green lại chỉ phục vụ tại Nam Hàn, chứ không phải Nam Việt Nam. Và vì lẽ đó, đây không thể nào là cha Moki.

Moki Evans và con gái, Shaina Evans và Kaitlin Eitz.

Moki Evans và con gái, Shaina Evans và Kaitlin Eitz.

Hành trình tìm cha của Jannies cũng rơi vào ngõ cụt. Mẫu thử DNA của cô gần với một người có vẻ như là anh em họ, nhưng cả hai lại không có quan hệ huyết thống trực tiếp.

Một ngày Chủ nhật trước Lễ Tạ ơn, trong khi hầu hết mọi người ở cái thành phố Oklahoma này đang bận cổ vũ cho đội bóng bầu dục yêu thích của địa phương, Jannies cùng gần 60 “trẻ bụi đời” khác gặp nhau tại một khách sạn gần sân bay, náo nức tập luyện những bài hát Việt. Tối hôm đó họ sẽ biểu diễn trong một chương trình gây quĩ giúp đỡ người con lai còn đang kẹt lại tại Việt Nam. Ngồi trên sàn sân khấu, vài người trong số họ bỗng cất tiếng hát, những câu hát đắng cay về đời con lai:

“Em không có cha, từ thuở vừa mới lọt lòng.

Anh cũng không mẹ, từ thuở còn ở trong nôi

Chẳng ai thương tiếc cho đời tôi, chẳng ai thương xót cho đời lai

Trót thương cho mình, đành ôm phận con lai không biết ngày mai…”

“Đây là gia đình tôi” Jannies nói “Đây là anh chị em tôi”. Nhưng hành trình tìm cha của Jannies chắc chắn vẫn chưa kết thúc…

Jannies (thứ tư từ trái) và các anh chị em

Jannies (thứ tư từ trái) và các anh chị em

( VOA )


BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm