Kinh Khổ

Cơ cực nơi xóm vạn chài cuối cùng

Nằm ở cuối nguồn, nơi hợp lưu của hai con sông Bồ và sông Hương, xóm chài Thủy Phú (xã Hương Vinh, TX Hương Trà, TT- Huế) như một “chứng tích” còn sót lại của hàng nghìn hộ dân vạn đò

Cơ cực nơi xóm vạn chài cuối cùng

Duy Phiên   -

Nằm ở cuối nguồn, nơi hợp lưu của hai con sông Bồ và sông Hương, xóm chài Thủy Phú (xã Hương Vinh, TX Hương Trà, TT- Huế) như một “chứng tích” còn sót lại của hàng nghìn hộ dân vạn đò được lên bờ ở TT- Huế. Xuân về, cái tết dường như cũng chông chênh theo con nước bên mạn thuyền!

 

Luẩn quẩn đói nghèo

 

Sau bao cuộc “thiên di” của lịch sử, nhiều cư dân thủy diện ở các nhánh sông trên địa bàn TT- Huế đã lần lượt được lên bờ tái định cư, duy chỉ còn làng chài Thủy Phú với 20 hộ dân, hơn 100 nhân khẩu vẫn còn “mắc kẹt” trên chiếc thuyền đã gắn với đời sống thường nhật của họ gần nửa thế kỷ nay.

Theo con đường hẹp chỉ lọt một chiếc xe máy dẫn ra xóm chài Thủy Phú, sau những trảng cát cao ngất là hình ảnh những đứa trẻ lem luốc, nheo nhóc đang vô tư chơi đùa bên những chiếc thuyền bạc phếch màu mưa nắng. Mùa này cá tôm khan hiếm, bà con xóm vạn đò vẫn đang ngồi bó gối, lại một năm nữa cư dân vạn đò Thủy Phú phải đón tết trên thuyền.

Ngồi lặng nhìn hồi lâu ra quãng sông trước mạn thuyền, ông Trần Đức (72 tuổi), buồn buồn: “Gia đình tui ở đến nay đã là đời thứ 4, sinh con đẻ cháu cũng trên chiếc đò ni. Hồi trước giải phóng, chỉ có vài hộ đến “định cư” ở đây mà thôi, giờ đã lên mấy chục hộ rồi”.

 

 





Cư dân vạn đò Thủy Phú sống trong thiếu thốn, môi trường ô nhiễm

Ở vào cái tuổi “xưa nay hiếm”, ông Đức đã một thời ngang dọc trên nhánh sông Bồ, sông Hương, xuôi về phá Tam Giang theo đuôi con cá mưu sinh. Trước đây, bố của ông Đức sống là đầm Chuồn (xã Phú An), sau khi lấy vợ, trôi dạt theo con nước kiếm kế mưu sinh rồi “neo” cả gia đình lại ở khoảnh sông này. Ông Đức có 7 người con thì đã có 4 đứa cũng ở nơi xóm vạn chài này. Trong đôi mắt già nua, là ngồn ngộn những ký ức về những năm tháng chèo chống thuyền đưa cả gia đình chạy trốn bão lũ. Trận bão làm ông nhớ nhất là vào năm 1985 - trận bão đã đi vào lịch sử với nỗi kinh hoàng của hàng nghìn hộ dân vạn đò ở TT- Huế.

Trong mấy chục hộ dân vàn đò Thủy Phú, chỉ có được vài hộ may mắn lắm, cha mẹ trầy trật làm ăn, cho con kiếm được cái chữ, đa phần còn lại con trẻ đều không được đến trường. Những đứa trẻ vạn đò nơi đây, sinh ra trên thuyền, lớn lên chút biết bơi biết lội, đôi tay thuần thục thì đã trở thành những lao động phụ giúp cha mẹ kiếm cá tôm mưu sinh vì thế giấc mơ đến trường đành dang dở. Khi chúng tôi về, một cán bộ ở xã Hương Vinh nói buồn buồn: “Nghĩ cũng xót xa cho bà con vạn đò lắm. Từ người già đến thế hệ thanh niên, khi có việc gì lên xã, giấy tờ ký tá đều phải “điểm chỉ”, có người hướng dẫn đến tận nơi mới làm được".

 

 

 
Những đứa trẻ sinh ra trong đói nghèo và mịt mù con chữ

Không biết chữ, phải lấy dấu tay lăn như…chữ ký đã trở thành một “đặc sản” nơi xóm vạn chài - một “đặc sản” đau buồn! Chị Nguyễn Thị Ty (40 tuổi), một hộ dân vạn đò nơi đây cho biết: “Không phải bà con nơi đây không ý thức được chuyện học hành quan trọng đối với mấy đứa nhỏ như thế nào, nhưng gia đình khó khăn quá, đành nhắm mắt làm liều chứ biết làm sao. Ngày hai vợ chồng tui vừa bỏ lừ, xúc cát thuê cũng chỉ kiếm được 100-150 nghìn đồng, lấy đâu ra tiền nộp cho con được đến trường”.

 

 

 

Trong những năm qua, tỉnh TT- Huế này đã đầu tư trên 260 tỉ đồng xây dựng khu tái định cư cho gần 1.000 hộ dân vạn đò (trong đó có 408 hộ nghèo) sống trên các con sông ở Huế. Theo đó, đã xây dựng 3 khu tái định cư tập trung: Khu tái định cư Phú Hậu diện tích 1,12 ha xây dựng 8 chung cư 3 tầng với diện tích sàn 11.086 m2, bố trí 208 căn hộ; Khu tái định cư Phú Mậu diện tích 11,88 ha, bố trí 274 lô đất và 170 nhà liên kề; Khu định cư Hương Sơ diện tích 8,35 ha, bố trí 336 căn hộ liên kế, 5 chung cư bố trí 206 căn hộ.

Cha mẹ những đứa trẻ không được đến trường đã đành, những đứa trẻ sinh ra nơi xóm vạn đò cũng không theo đuổi được giấc mơ tìm con chữ. Như gia đình chị Ty có 5 người con, tất thảy đều bỏ học cả. Có đứa gắng lắm cũng chỉ xong bậc tiểu học là thôi, đành ở nhà phụ giúp cha mẹ kiếm kế mưu sinh. Ông Cao Thắng, Trưởng thôn Thủy Phú, cho biết: “Hơn 100 hộ dân ở xóm vạn chài thì có đến 90% bà con không biết chữ, có việc gì liên quan đến giấy tờ đều phải lăn tay cả. Tính ra, toàn xóm có 1 hộ nghèo, 2 hộ cận nghèo, nhưng đó là trên lý thuyết, còn trên thực tế nếu chiếu theo mức thu nhập của bà con thì đều nghèo cả. Cái vòng luẩn quẩn đói nghèo, thất học, môi trường ô nhiễm cứ bức bí mãi không thôi".

 

Khát vọng lên bờ

 

Gần nửa thế kỷ, những hộ dân ở xóm vạn chài Thủy Phú chỉ nuôi một ước mơ duy nhất là được lên bờ. Ông Trần Đức (72 tuổi), người lớn tuổi nhất ở xóm vạn đò, tâm sự: “Sống gần hết cả đời người, ước mơ duy nhất của tui cũng như bà con ở đây là được lên bờ sinh sống, cực khổ thì cũng đã cực rồi, có lên được trên bờ thì thế hệ mai sau mới khá lên được. Bà con cũng lo sợ trong mùa mưa bão, sống trong môi trường ô nhiễm, nhưng chưa biết đi đâu, về đâu khi chỉ biết lấy mạn thuyền làm nhà, vuông lưới là kế mưu sinh".

 

 


Xóm vạn đò Thủy Phú

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Bổn, Chủ tịch UBND xã Hương Vinh, cho hay: “Việc đưa bà con ở xóm vạn đò Thủy Phú lên bờ tái định cư là một vấn đề lớn, nằm ngoài năng lực tài chính của xã. Bởi việc tái định cư cần kinh phí từ 2,5 đến 3 tỉ đồng. Trong thời gian qua, chính quyền TX Hương Trà cùng các ban ngành đã về khảo sát, làm việc với xã về chủ trương tái định cư cho bà con nhưng vẫn gặp nhiều khó khăn. Đến nay, vẫn chưa biết khi nào chương trình tái định cư thực hiện được".

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Cơ cực nơi xóm vạn chài cuối cùng

Nằm ở cuối nguồn, nơi hợp lưu của hai con sông Bồ và sông Hương, xóm chài Thủy Phú (xã Hương Vinh, TX Hương Trà, TT- Huế) như một “chứng tích” còn sót lại của hàng nghìn hộ dân vạn đò

Cơ cực nơi xóm vạn chài cuối cùng

Duy Phiên   -

Nằm ở cuối nguồn, nơi hợp lưu của hai con sông Bồ và sông Hương, xóm chài Thủy Phú (xã Hương Vinh, TX Hương Trà, TT- Huế) như một “chứng tích” còn sót lại của hàng nghìn hộ dân vạn đò được lên bờ ở TT- Huế. Xuân về, cái tết dường như cũng chông chênh theo con nước bên mạn thuyền!

 

Luẩn quẩn đói nghèo

 

Sau bao cuộc “thiên di” của lịch sử, nhiều cư dân thủy diện ở các nhánh sông trên địa bàn TT- Huế đã lần lượt được lên bờ tái định cư, duy chỉ còn làng chài Thủy Phú với 20 hộ dân, hơn 100 nhân khẩu vẫn còn “mắc kẹt” trên chiếc thuyền đã gắn với đời sống thường nhật của họ gần nửa thế kỷ nay.

Theo con đường hẹp chỉ lọt một chiếc xe máy dẫn ra xóm chài Thủy Phú, sau những trảng cát cao ngất là hình ảnh những đứa trẻ lem luốc, nheo nhóc đang vô tư chơi đùa bên những chiếc thuyền bạc phếch màu mưa nắng. Mùa này cá tôm khan hiếm, bà con xóm vạn đò vẫn đang ngồi bó gối, lại một năm nữa cư dân vạn đò Thủy Phú phải đón tết trên thuyền.

Ngồi lặng nhìn hồi lâu ra quãng sông trước mạn thuyền, ông Trần Đức (72 tuổi), buồn buồn: “Gia đình tui ở đến nay đã là đời thứ 4, sinh con đẻ cháu cũng trên chiếc đò ni. Hồi trước giải phóng, chỉ có vài hộ đến “định cư” ở đây mà thôi, giờ đã lên mấy chục hộ rồi”.

 

 





Cư dân vạn đò Thủy Phú sống trong thiếu thốn, môi trường ô nhiễm

Ở vào cái tuổi “xưa nay hiếm”, ông Đức đã một thời ngang dọc trên nhánh sông Bồ, sông Hương, xuôi về phá Tam Giang theo đuôi con cá mưu sinh. Trước đây, bố của ông Đức sống là đầm Chuồn (xã Phú An), sau khi lấy vợ, trôi dạt theo con nước kiếm kế mưu sinh rồi “neo” cả gia đình lại ở khoảnh sông này. Ông Đức có 7 người con thì đã có 4 đứa cũng ở nơi xóm vạn chài này. Trong đôi mắt già nua, là ngồn ngộn những ký ức về những năm tháng chèo chống thuyền đưa cả gia đình chạy trốn bão lũ. Trận bão làm ông nhớ nhất là vào năm 1985 - trận bão đã đi vào lịch sử với nỗi kinh hoàng của hàng nghìn hộ dân vạn đò ở TT- Huế.

Trong mấy chục hộ dân vàn đò Thủy Phú, chỉ có được vài hộ may mắn lắm, cha mẹ trầy trật làm ăn, cho con kiếm được cái chữ, đa phần còn lại con trẻ đều không được đến trường. Những đứa trẻ vạn đò nơi đây, sinh ra trên thuyền, lớn lên chút biết bơi biết lội, đôi tay thuần thục thì đã trở thành những lao động phụ giúp cha mẹ kiếm cá tôm mưu sinh vì thế giấc mơ đến trường đành dang dở. Khi chúng tôi về, một cán bộ ở xã Hương Vinh nói buồn buồn: “Nghĩ cũng xót xa cho bà con vạn đò lắm. Từ người già đến thế hệ thanh niên, khi có việc gì lên xã, giấy tờ ký tá đều phải “điểm chỉ”, có người hướng dẫn đến tận nơi mới làm được".

 

 

 
Những đứa trẻ sinh ra trong đói nghèo và mịt mù con chữ

Không biết chữ, phải lấy dấu tay lăn như…chữ ký đã trở thành một “đặc sản” nơi xóm vạn chài - một “đặc sản” đau buồn! Chị Nguyễn Thị Ty (40 tuổi), một hộ dân vạn đò nơi đây cho biết: “Không phải bà con nơi đây không ý thức được chuyện học hành quan trọng đối với mấy đứa nhỏ như thế nào, nhưng gia đình khó khăn quá, đành nhắm mắt làm liều chứ biết làm sao. Ngày hai vợ chồng tui vừa bỏ lừ, xúc cát thuê cũng chỉ kiếm được 100-150 nghìn đồng, lấy đâu ra tiền nộp cho con được đến trường”.

 

 

 

Trong những năm qua, tỉnh TT- Huế này đã đầu tư trên 260 tỉ đồng xây dựng khu tái định cư cho gần 1.000 hộ dân vạn đò (trong đó có 408 hộ nghèo) sống trên các con sông ở Huế. Theo đó, đã xây dựng 3 khu tái định cư tập trung: Khu tái định cư Phú Hậu diện tích 1,12 ha xây dựng 8 chung cư 3 tầng với diện tích sàn 11.086 m2, bố trí 208 căn hộ; Khu tái định cư Phú Mậu diện tích 11,88 ha, bố trí 274 lô đất và 170 nhà liên kề; Khu định cư Hương Sơ diện tích 8,35 ha, bố trí 336 căn hộ liên kế, 5 chung cư bố trí 206 căn hộ.

Cha mẹ những đứa trẻ không được đến trường đã đành, những đứa trẻ sinh ra nơi xóm vạn đò cũng không theo đuổi được giấc mơ tìm con chữ. Như gia đình chị Ty có 5 người con, tất thảy đều bỏ học cả. Có đứa gắng lắm cũng chỉ xong bậc tiểu học là thôi, đành ở nhà phụ giúp cha mẹ kiếm kế mưu sinh. Ông Cao Thắng, Trưởng thôn Thủy Phú, cho biết: “Hơn 100 hộ dân ở xóm vạn chài thì có đến 90% bà con không biết chữ, có việc gì liên quan đến giấy tờ đều phải lăn tay cả. Tính ra, toàn xóm có 1 hộ nghèo, 2 hộ cận nghèo, nhưng đó là trên lý thuyết, còn trên thực tế nếu chiếu theo mức thu nhập của bà con thì đều nghèo cả. Cái vòng luẩn quẩn đói nghèo, thất học, môi trường ô nhiễm cứ bức bí mãi không thôi".

 

Khát vọng lên bờ

 

Gần nửa thế kỷ, những hộ dân ở xóm vạn chài Thủy Phú chỉ nuôi một ước mơ duy nhất là được lên bờ. Ông Trần Đức (72 tuổi), người lớn tuổi nhất ở xóm vạn đò, tâm sự: “Sống gần hết cả đời người, ước mơ duy nhất của tui cũng như bà con ở đây là được lên bờ sinh sống, cực khổ thì cũng đã cực rồi, có lên được trên bờ thì thế hệ mai sau mới khá lên được. Bà con cũng lo sợ trong mùa mưa bão, sống trong môi trường ô nhiễm, nhưng chưa biết đi đâu, về đâu khi chỉ biết lấy mạn thuyền làm nhà, vuông lưới là kế mưu sinh".

 

 


Xóm vạn đò Thủy Phú

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Bổn, Chủ tịch UBND xã Hương Vinh, cho hay: “Việc đưa bà con ở xóm vạn đò Thủy Phú lên bờ tái định cư là một vấn đề lớn, nằm ngoài năng lực tài chính của xã. Bởi việc tái định cư cần kinh phí từ 2,5 đến 3 tỉ đồng. Trong thời gian qua, chính quyền TX Hương Trà cùng các ban ngành đã về khảo sát, làm việc với xã về chủ trương tái định cư cho bà con nhưng vẫn gặp nhiều khó khăn. Đến nay, vẫn chưa biết khi nào chương trình tái định cư thực hiện được".

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm