Đoạn Đường Chiến Binh

Chuyện thời sự" Khi thủ tướng cộng sản đi chợ - Lão Phan

(HNPD) Nhân dịp Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đến chợ hàng hóa Chiêu Thông, khi vào quầy hàng thịt, ông ta hỏi người bán thịt:Công việc kinh doanh thế nào?

Chuyện thời sự :

Khi thủ tướng cộng sản đi chợ

                                  *


    Nhân dịp Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đến chợ hàng hóa Chiêu Thông, khi vào quầy hàng thịt, ông ta hỏi người bán thịt:
- Công việc kinh doanh thế nào?
Đáp: Thông thường rất tốt, nhưng hôm nay đến một cân cũng không bán được.
Lý: Tại sao?
Đáp: Vì ngài đến, khách hàng không được vào.


Lý: Vậy thì tôi mua hai cân.
Đáp: Không bán.
   

Lý: Tại sao?
Đáp: Vì để đảm bảo an ninh khi ngài đến, ở đây không được có dao.
  

Lý: Dao không có, vậy tôi mua cả tảng thịt này.
Đáp: Cũng không thể bán được.


Lý: Tại sao?
Đáp: Bởi khi ngài chưa đến thì giá mỗi cân là 23 tệ, ngài đến thì giá mỗi cân được qui định chỉ còn 18 tệ, nếu bán bị hao mất 5 tệ.

Lý: Vậy anh hãy bán cho tôi miếng thịt này theo giá 23 tệ mỗi cân như thường ngày.
Đáp: Vậy cũng không được.


Lý kinh ngạc: Tại sao thế?
Đáp: Bởi tôi không phải người bán thịt, thực ra tôi là một cảnh sát vũ trang.

Lý: Gọi đội trưởng của anh đến đây!

Đáp: Đội trưởng đang bán trái cây, thưa ông!

                             *

Hay quá là hay cái chuyện này,

Tay nào viết đó ! Cứ giơ tay,

Thưởng cho tức khắc vài chầu nhậu,

Nhớ là đừng uống đến nỗi say !!!

                           

          Lão Phan sưu tầm (HNPD


******************



Số 128  - Chuyện thời sự :
Em Bé Trên Đại Lộ Kinh Hoàng 

                                      *

    Mùa hè đỏ lửa năm 1972, một em bé 4 tháng tuổi nằm trên xác mẹ giữa Đại Lộ Kinh Hoàng, trên đường Quảng Trị - Huế, em bé trườn người tìm vú bú nhưng mẹ em đã chết tự bao giờ. Một người lính Quân Cụ chạy ngang, bồng em bé bỏ vào chiếc nón lá rồi chạy qua cầu Mỹ Chánh, trao lại cho một Thiếu úy Thủy Quân Lục Chiến đang hành quân

 


   Người Thiếu Úy TQLC tên là Trần Khắc Báo. Chiều 1 tháng 5 năm 1972, Thiếu Úy Báo nhìn thấy thấp thoáng bên kia cầu Mỹ Chánh còn một người lính đang ôm chiếc nón lá. Ông định chạy qua cầu giúp người này nhưng vị Thiếu Tá đang trách nhiệm trấn giữ tại đó la lớn:“Cây cầu đã gài mìn, có thể nổ và sẵn sàng phá hủy khi thấy chiến xa Việt Cộng xuất hiện, đừng chạy qua, chú sẽ bị bỏ lại bên đó không về lại được đâu nghe!”

Anh Báo cố nài nỉ:“Đại Bàng chờ em một chút, cho em cứu người cuối cùng này.” Và ông chạy đến đưa người lính qua cầu. 

Người lính trao chiếc nón lá nói với Thiếu Úy Trần Khắc Báo:“Em là lính Quân Cụ thuộc Tiểu Khu Quảng Trị, trên đường chạy về đây em thấy cảnh tượng hết sức thương tâm, mẹ nó đã chết từ bao giờ không biết và nó đang trườn mình trên bụng mẹ nó tìm vú để bú, em cầm lòng không được nên ẵm nó đến đây trao cho Thiếu Úy, xin Thiếu Úy ráng cứu nó vì em kiệt sức rồi.”  Nói xong anh ta trao chiếc nón lá cho Thiếu úy Báo.

 

Là người lính VNCH, thuộc nằm lòng châm ngôn ‘Tổ Quốc – Danh Dự – Trách Nhiệm’  Thiếu Úy Báo nhận đứa bé : "Được rồi, để tôi lo cho nó, còn anh, anh cũng lo cho sức khỏe của anh, lên GMC đi để chúng tôi đưa anh về vùng an toàn".

Em bé mồ côi được Thiếu Úy Báo đặt tên Trần Thị Ngọc Bích và được chuyển về Phòng Xã Hội của TQLC. Sau đó, được chuyển giao cho Cô Nhi Viện Thánh Tâm Đà Nẵng để được các Dì Phước chăm sóc. Số hồ sơ của em là 899.

 

Một hôm có người lính Hoa Kỳ thuộc binh chủng Không Quân phục vụ tại phi trường Đà Nẵng tên là James Mitchell đến thăm Cô Nhi Viện, thấy các em bé xinh xắn mồ côi bất hạnh, nhân sửa soạn hồi hương, anh quyết định nhận một trong các em tại đây làm con nuôi đem về nước. Em Trần Thị Ngọc Bích may mắn lọt vào mắt xanh của ông James Mitchell và trở thành thành viên của gia đình Mitchell từ đó.

Cô bé Kimberly Mitchell lớn lên ở trang trại gia đình tại Solon Springs, tiểu bang Wisconsin. Kimberly Mitchell được bố mẹ nuôi thương yêu, coi như con ruột. Em được đi học, tham gia thể thao và vào hội thanh niên. Cái tên Trần Thị Ngọc Bích bị quên lãng từ ngày ấy.

 

Một hôm thấy con đã lớn, James thổ lộ về tông tích của cô:“Con là người Việt Nam, bố xin con từ trong Viện mồ côi ở Đà Nẵng, Việt Nam. Nếu con muốn tìm nguồn cội của con, con có thể về Đà Nẵng, may ra tìm được tông tích của gia đình con.”

 

Thời gian trôi qua, Kimberly đã là một Trung Tá phục vụ trong Hải Quân Hoa Kỳ, làm việc tại Ngũ Giác Đài.

 



    Năm 2011, Kimberly Mitchell trở về cố hương trong vai một nữ Trung Tá Hải Quân, mong tìm lại người thân. Đến Viện Nuôi Trẻ Mồ Côi Thánh Tâm ở Đà Nẵng, cô may mắn gặp được Sơ Mary, người tiếp nhận cô năm 1972 từ một nữ quân nhân Phòng Xã Hội Sư Đoàn TQLC. Giây phút thật cảm động,  Sơ Mary giở hồ sơ cũ tìm tên James Mitchell rồi cho biết:  “Lúc người ta mang con tới đây, con mới có 4 tháng và họ đặt tên con là Trần Thị Ngọc Bích. Họ nói mẹ con đã chết trên Đại Lộ Kinh Hoàng, con được một người lính VNCH cứu chuyển về đây giao cho Cô Nhi Viện, lúc đó chiến tranh tàn khốc lắm.”  

    Kimberly trở về không biết gì hơn ngoài cái tên thật của mình Trần Thị Ngọc Bích và thỉnh thoảng cô viết trên website câu chuyện của đời mình.

Chuyện kể về nguồn gốc Việt Nam của Kimberly Mitchell 

được nhà báo Trúc Giang lưu ý, dịch đưa lên tờ Việt Báo Hải Ngoại số 66 phát hành tại New Jersey, tác giả kể lại câu chuyện thành công tại Mỹ của một em bé từ cô nhi viện Đà Nẵng mang tên Trần Thị Ngọc Bích. Bài báo đập vào mắt một người Mỹ gốc Việt định cư tại thành phố Albuqueque, tiểu bang New Mexico, ông Trần Khắc Báo, đã đến Hoa Kỳ theo diện H.O. và định cư tại đây từ 1994.

 

Cuộc liên lạc nói chuyện với Trần Thị Ngọc Bích qua điện thoại kéo dài không dứt, cuốn phim của người lính trẻ 24 tuổi, đứa trẻ bò trên xác mẹ và chiếc nón lá được chiếu đi chiếu lại trong nước mắt nhạt nhòa. 

Một ngày tháng 8 năm 2012, tại Albuqueque, giới truyền thông Mỹ - Việt được mời tới chứng kiến cuộc hội ngộ kỳ thú sau 40 năm, giữa một sĩ quan QLVNCH và một sĩ quan Quân lực Hoa Kỳ.


Trung Tá Kimberly Mitchell bước vào trụ sở Hội Cộng Đồng 


Người Việt Quốc Gia New Mexico, trước những ống kính truyền hình và camera lóe sáng.

“Cô đến đây tìm ai?”

 - “Tôi muốn tìm ông Trần Khắc Báo.” 

Vị Chủ Tịch quay sang một người lính già trong quân phục TQLC và giới thiệu:

- “Đây là ông Trần Khắc Báo.”

Lập tức, Kimberly Mitchell Trần Thị Ngọc Bích tiến lại ôm lấy ông Báo và cả hai cùng khóc nức nở.

Qua phút xúc động, Kimberly hỏi người lính già:

- “Ông là người đã cứu mạng tôi, tôi mới có ngày hôm nay; tôi xin cám ơn ông, và bây giờ ông muốn gì ở tôi?”

 Ông Trần Khắc Báo nói :

- “Thực sự bây giờ tôi chỉ muốn cô nói với tôi một lời bằng tiếng Việt, cô hãy kêu tôi là “Tía”. Vì tất cả các con tôi đều gọi tôi bằng Tía, tôi xem cô cũng như con tôi, tôi chỉ mong điều đó.” 

- “Tía”. 

“Tía thực sự mãn nguyện.” 

 

 

 Câu chuyện sau 40 năm kết thúc đầy tình người, cô Trần Thị Ngọc Bích đúng là viên ngọc quý trên Đại Lộ Kinh Hoàng, như ý nguyện của những người đã cứu mạng em, chính cô đã làm vẻ vang cho dân tộc Việt khi cố gắng học hành để trở nên người lãnh đạo xuất sắc trong Quân Lực Hoa Kỳ.

 

Người quân nhân Quân Cụ vô danh và người sĩ quan TQLC Trần Khắc Báo đã thể hiện đúng tinh thần của một quân nhân Quân Lực VNCH , luôn đặt Tổ Quốc – Danh Dự - Trách Nhiệm trên hết ./

                                     *

                                      

                               Lão Phan sưu tầm (HNPD)


******************



Số 126  - Chuyện thời sự :

Hình ảnh bão lụt tàn phá kinh hoàng ở Pháp -   Thứ Ba  6 - 10 – 2020  -      12 ảnh



 

 

 




                   Lão Phan sưu tầm (HNPD)








Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Chuyện thời sự" Khi thủ tướng cộng sản đi chợ - Lão Phan

(HNPD) Nhân dịp Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đến chợ hàng hóa Chiêu Thông, khi vào quầy hàng thịt, ông ta hỏi người bán thịt:Công việc kinh doanh thế nào?

Chuyện thời sự :

Khi thủ tướng cộng sản đi chợ

                                  *


    Nhân dịp Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đến chợ hàng hóa Chiêu Thông, khi vào quầy hàng thịt, ông ta hỏi người bán thịt:
- Công việc kinh doanh thế nào?
Đáp: Thông thường rất tốt, nhưng hôm nay đến một cân cũng không bán được.
Lý: Tại sao?
Đáp: Vì ngài đến, khách hàng không được vào.


Lý: Vậy thì tôi mua hai cân.
Đáp: Không bán.
   

Lý: Tại sao?
Đáp: Vì để đảm bảo an ninh khi ngài đến, ở đây không được có dao.
  

Lý: Dao không có, vậy tôi mua cả tảng thịt này.
Đáp: Cũng không thể bán được.


Lý: Tại sao?
Đáp: Bởi khi ngài chưa đến thì giá mỗi cân là 23 tệ, ngài đến thì giá mỗi cân được qui định chỉ còn 18 tệ, nếu bán bị hao mất 5 tệ.

Lý: Vậy anh hãy bán cho tôi miếng thịt này theo giá 23 tệ mỗi cân như thường ngày.
Đáp: Vậy cũng không được.


Lý kinh ngạc: Tại sao thế?
Đáp: Bởi tôi không phải người bán thịt, thực ra tôi là một cảnh sát vũ trang.

Lý: Gọi đội trưởng của anh đến đây!

Đáp: Đội trưởng đang bán trái cây, thưa ông!

                             *

Hay quá là hay cái chuyện này,

Tay nào viết đó ! Cứ giơ tay,

Thưởng cho tức khắc vài chầu nhậu,

Nhớ là đừng uống đến nỗi say !!!

                           

          Lão Phan sưu tầm (HNPD


******************



Số 128  - Chuyện thời sự :
Em Bé Trên Đại Lộ Kinh Hoàng 

                                      *

    Mùa hè đỏ lửa năm 1972, một em bé 4 tháng tuổi nằm trên xác mẹ giữa Đại Lộ Kinh Hoàng, trên đường Quảng Trị - Huế, em bé trườn người tìm vú bú nhưng mẹ em đã chết tự bao giờ. Một người lính Quân Cụ chạy ngang, bồng em bé bỏ vào chiếc nón lá rồi chạy qua cầu Mỹ Chánh, trao lại cho một Thiếu úy Thủy Quân Lục Chiến đang hành quân

 


   Người Thiếu Úy TQLC tên là Trần Khắc Báo. Chiều 1 tháng 5 năm 1972, Thiếu Úy Báo nhìn thấy thấp thoáng bên kia cầu Mỹ Chánh còn một người lính đang ôm chiếc nón lá. Ông định chạy qua cầu giúp người này nhưng vị Thiếu Tá đang trách nhiệm trấn giữ tại đó la lớn:“Cây cầu đã gài mìn, có thể nổ và sẵn sàng phá hủy khi thấy chiến xa Việt Cộng xuất hiện, đừng chạy qua, chú sẽ bị bỏ lại bên đó không về lại được đâu nghe!”

Anh Báo cố nài nỉ:“Đại Bàng chờ em một chút, cho em cứu người cuối cùng này.” Và ông chạy đến đưa người lính qua cầu. 

Người lính trao chiếc nón lá nói với Thiếu Úy Trần Khắc Báo:“Em là lính Quân Cụ thuộc Tiểu Khu Quảng Trị, trên đường chạy về đây em thấy cảnh tượng hết sức thương tâm, mẹ nó đã chết từ bao giờ không biết và nó đang trườn mình trên bụng mẹ nó tìm vú để bú, em cầm lòng không được nên ẵm nó đến đây trao cho Thiếu Úy, xin Thiếu Úy ráng cứu nó vì em kiệt sức rồi.”  Nói xong anh ta trao chiếc nón lá cho Thiếu úy Báo.

 

Là người lính VNCH, thuộc nằm lòng châm ngôn ‘Tổ Quốc – Danh Dự – Trách Nhiệm’  Thiếu Úy Báo nhận đứa bé : "Được rồi, để tôi lo cho nó, còn anh, anh cũng lo cho sức khỏe của anh, lên GMC đi để chúng tôi đưa anh về vùng an toàn".

Em bé mồ côi được Thiếu Úy Báo đặt tên Trần Thị Ngọc Bích và được chuyển về Phòng Xã Hội của TQLC. Sau đó, được chuyển giao cho Cô Nhi Viện Thánh Tâm Đà Nẵng để được các Dì Phước chăm sóc. Số hồ sơ của em là 899.

 

Một hôm có người lính Hoa Kỳ thuộc binh chủng Không Quân phục vụ tại phi trường Đà Nẵng tên là James Mitchell đến thăm Cô Nhi Viện, thấy các em bé xinh xắn mồ côi bất hạnh, nhân sửa soạn hồi hương, anh quyết định nhận một trong các em tại đây làm con nuôi đem về nước. Em Trần Thị Ngọc Bích may mắn lọt vào mắt xanh của ông James Mitchell và trở thành thành viên của gia đình Mitchell từ đó.

Cô bé Kimberly Mitchell lớn lên ở trang trại gia đình tại Solon Springs, tiểu bang Wisconsin. Kimberly Mitchell được bố mẹ nuôi thương yêu, coi như con ruột. Em được đi học, tham gia thể thao và vào hội thanh niên. Cái tên Trần Thị Ngọc Bích bị quên lãng từ ngày ấy.

 

Một hôm thấy con đã lớn, James thổ lộ về tông tích của cô:“Con là người Việt Nam, bố xin con từ trong Viện mồ côi ở Đà Nẵng, Việt Nam. Nếu con muốn tìm nguồn cội của con, con có thể về Đà Nẵng, may ra tìm được tông tích của gia đình con.”

 

Thời gian trôi qua, Kimberly đã là một Trung Tá phục vụ trong Hải Quân Hoa Kỳ, làm việc tại Ngũ Giác Đài.

 



    Năm 2011, Kimberly Mitchell trở về cố hương trong vai một nữ Trung Tá Hải Quân, mong tìm lại người thân. Đến Viện Nuôi Trẻ Mồ Côi Thánh Tâm ở Đà Nẵng, cô may mắn gặp được Sơ Mary, người tiếp nhận cô năm 1972 từ một nữ quân nhân Phòng Xã Hội Sư Đoàn TQLC. Giây phút thật cảm động,  Sơ Mary giở hồ sơ cũ tìm tên James Mitchell rồi cho biết:  “Lúc người ta mang con tới đây, con mới có 4 tháng và họ đặt tên con là Trần Thị Ngọc Bích. Họ nói mẹ con đã chết trên Đại Lộ Kinh Hoàng, con được một người lính VNCH cứu chuyển về đây giao cho Cô Nhi Viện, lúc đó chiến tranh tàn khốc lắm.”  

    Kimberly trở về không biết gì hơn ngoài cái tên thật của mình Trần Thị Ngọc Bích và thỉnh thoảng cô viết trên website câu chuyện của đời mình.

Chuyện kể về nguồn gốc Việt Nam của Kimberly Mitchell 

được nhà báo Trúc Giang lưu ý, dịch đưa lên tờ Việt Báo Hải Ngoại số 66 phát hành tại New Jersey, tác giả kể lại câu chuyện thành công tại Mỹ của một em bé từ cô nhi viện Đà Nẵng mang tên Trần Thị Ngọc Bích. Bài báo đập vào mắt một người Mỹ gốc Việt định cư tại thành phố Albuqueque, tiểu bang New Mexico, ông Trần Khắc Báo, đã đến Hoa Kỳ theo diện H.O. và định cư tại đây từ 1994.

 

Cuộc liên lạc nói chuyện với Trần Thị Ngọc Bích qua điện thoại kéo dài không dứt, cuốn phim của người lính trẻ 24 tuổi, đứa trẻ bò trên xác mẹ và chiếc nón lá được chiếu đi chiếu lại trong nước mắt nhạt nhòa. 

Một ngày tháng 8 năm 2012, tại Albuqueque, giới truyền thông Mỹ - Việt được mời tới chứng kiến cuộc hội ngộ kỳ thú sau 40 năm, giữa một sĩ quan QLVNCH và một sĩ quan Quân lực Hoa Kỳ.


Trung Tá Kimberly Mitchell bước vào trụ sở Hội Cộng Đồng 


Người Việt Quốc Gia New Mexico, trước những ống kính truyền hình và camera lóe sáng.

“Cô đến đây tìm ai?”

 - “Tôi muốn tìm ông Trần Khắc Báo.” 

Vị Chủ Tịch quay sang một người lính già trong quân phục TQLC và giới thiệu:

- “Đây là ông Trần Khắc Báo.”

Lập tức, Kimberly Mitchell Trần Thị Ngọc Bích tiến lại ôm lấy ông Báo và cả hai cùng khóc nức nở.

Qua phút xúc động, Kimberly hỏi người lính già:

- “Ông là người đã cứu mạng tôi, tôi mới có ngày hôm nay; tôi xin cám ơn ông, và bây giờ ông muốn gì ở tôi?”

 Ông Trần Khắc Báo nói :

- “Thực sự bây giờ tôi chỉ muốn cô nói với tôi một lời bằng tiếng Việt, cô hãy kêu tôi là “Tía”. Vì tất cả các con tôi đều gọi tôi bằng Tía, tôi xem cô cũng như con tôi, tôi chỉ mong điều đó.” 

- “Tía”. 

“Tía thực sự mãn nguyện.” 

 

 

 Câu chuyện sau 40 năm kết thúc đầy tình người, cô Trần Thị Ngọc Bích đúng là viên ngọc quý trên Đại Lộ Kinh Hoàng, như ý nguyện của những người đã cứu mạng em, chính cô đã làm vẻ vang cho dân tộc Việt khi cố gắng học hành để trở nên người lãnh đạo xuất sắc trong Quân Lực Hoa Kỳ.

 

Người quân nhân Quân Cụ vô danh và người sĩ quan TQLC Trần Khắc Báo đã thể hiện đúng tinh thần của một quân nhân Quân Lực VNCH , luôn đặt Tổ Quốc – Danh Dự - Trách Nhiệm trên hết ./

                                     *

                                      

                               Lão Phan sưu tầm (HNPD)


******************



Số 126  - Chuyện thời sự :

Hình ảnh bão lụt tàn phá kinh hoàng ở Pháp -   Thứ Ba  6 - 10 – 2020  -      12 ảnh



 

 

 




                   Lão Phan sưu tầm (HNPD)








BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm