Mỗi Ngày Một Chuyện

Chuyện email

Nếu Nhạc sĩ Đoàn Chuẩn ra đời trễ hơn chừng 60, 70 năm, có thể là chúng ta vẫn sẽ có bản nhạc Gửi gió cho mây ngàn bay

Gửi thêm lá thư màu xanh ái ân 
Về đôi mắt như hồ thu …

Nếu Nhạc sĩ Đoàn Chuẩn ra đời trễ hơn chừng 60, 70 năm, có thể là chúng ta vẫn sẽ có bản nhạc Gửi gió cho mây ngàn bay. Tuy nhiên lời bản nhạc chắc chắn sẽ khác đi rất nhiều, vì nhà nghệ sĩ sẽ không gửi theo lá thư màu xanh ái ân. Những người mười tám hai mươi tuổi trở lên ở đầu thiên kỷ 21 chẳng còn ai viết thư bằng giấy để gửi cho người yêu của họ nữa. Người ta dùng email, vừa nhanh, vừa gọn. Email còn nhanh hơn cả gió, và không màu.
Hôm 5 tháng 3 vừa rồi, nhiều hãng thông tấn đã đưa tin về sự ra đi của một nhà khoa học. Ông Raymond Tomlinson.

Cha đẻ email Ray Tomlinson

Cha đẻ email Ray Tomlinson

Raymond Tomlinson là người đã phát minh ra email năm 1971. Ngày ấy, ông Tomlinson chưa có internet giống như bây giờ. Ông đã gửi được email đầu tiên từ một máy điện toán này sang một máy khác trong hệ thống Advanced Research Projects Agency Network (ARPANET), một hệ thống mạng điện toán được Bộ Quốc phòng Hoa kỳ tài trợ và là tiền thân của internet ngày nay.
Cái email đầu tiên đó đi qua một khoảng cách rất gần – máy gửi và máy nhận được đặt sát nhau, nhưng đã tạo ra một bước tiến rất xa cho việc liên lạc của nhân loại, từ tình cảm đến làm ăn thương mại.
Vẫn theo các bản tin, và trang Wikipedia về ông Raymond Tomlinson, ông là người đầu tiên đã dùng ký hiệu @ để thể hiện chữ “at”, nghĩa là “ở, tại”. Trang wikipedia viết, “Đây là hệ thống đầu tiên có thể gửi thư giữa những người sử dụng ở nhiều máy nối kết với ARPANET. Trước đó, mail chỉ có thể được gửi đến những người cùng sử dụng chung một máy điện toán. Để làm được điều này, ông dùng ký hiệu @ để tách tên người sử dụng khỏi tên cái máy của người ấy, một cách làm đã được dùng trong các địa chỉ email từ đó đến nay.
Lúc phát minh ra email, ông Raymond Tomlinson đang làm việc cho công ty công nghệ Bolt, Beranek and Newman (nay là công ty BBN Technologies), tham gia vào việc phát triển hệ điều hành TENEX trong đó có chương trình chạy hệ thống ARPANET.
Tomlinson không nhớ nội dung của email đầu tiên mà ông gửi, nhưng hình như nó là “qwertyuiop”, nguyên một loạt các phím của hàng phím chữ đầu tiên. Với thông điệp đó, ký hiệu @ vô danh tiểu tốt đã trở thành cái chốt điểm của cuộc cách mạng trong phương cách con người kết nối với nhau.

Lịch sử email

Lịch sử email

Phát minh và tranh chấp
Trong khoa học, có những phát minh, sáng chế dẫn đến nhiều tranh chấp. Phát minh Email là một trong những thí dụ điển hình về sự tranh chấp đó, mặc dù chẳng bao nhiêu người biết đến màn tranh chấp này. Bởi vậy, hầu như tất cả mọi người đều mặc nhiên chấp nhận ông Tomlinson là cha đẻ của email.
Một số các nhà khoa bảng và khoa học lừng danh, và cả những cơ quan truyền thông lừng lẫy, đã quả quyết, và có chứng cớ rằng, email được phát minh bởi một người khác, một khoa học gia người Mỹ gốc Ấn tên là VA Shiva Ayyadurai.
Theo chính ông Ayyadurai và các nhân vật ủng hộ cho ông, trong số đó có nhà ngữ học nổi tiếng Noam Chomsky. Ayyadurai phát minh ra email và soạn đầy đủ mọi trình tự, dạng thức của email lúc nhân vật này mới có 14 tuổi đầu!
Năm 1979, trong lúc đang theo học một chương trình đặc biệt về điện toán của đại học New York (NYU), và làm thiện nguyện tại Đại học Y-Nha New Jersey (University of Medicine and Dentistry of New Jersey – UMDNJ), Ayyadurai đã soạn thảo một hệ thống email hoàn chỉnh cho trường UMDNJ. Năm 1982, ông đăng ký bản quyền (copyright) nhu liệu của mình tên là “EMAIL”, và tài liệu hướng dẫn sử dụng chương trình này cho người dùng. Hai năm sau, ông đăng ký bản quyền chương trình EMS, trong đó có EMAIL và một số chương trình khác.
Tranh chấp về vị trí người phát minh ra email ồn ào đến nỗi ngoài các nhà/tổ chức khoa học, cả đến các tổ chức truyền thông cũng tham gia. Smithsonian Institution, tạp chí Time, báo Washington Post… từng có bài viết ghi nhận công trình và bản quyền của Ayyadurai. Nhưng rồi sau đó, với những nghiên cứu sâu rộng, các tổ chức này đã phải cáo lỗi, rút bài. Họ xác nhận rằng email đã được phát minh và sử dụng trước chương trình EMAIL của Ayyadurai gần một chục năm và người có công chính là ông Raymond Tomlinson.
Nhưng chuyện ai đẻ ra email, giờ phút này, chắc không quan trọng với chúng ta cho bằng chuyện email ảnh hưởng đến chúng ta như thế nào.

Tài tử Michael Caine trong phim "Billion Dollar Brain" bên cái máy điện toán Honeywell dùng để nối vào ARPANET.KEYSTONE/GETTYIMAGES

Tài tử Michael Caine trong phim “Billion Dollar Brain” bên cái máy điện toán Honeywell dùng để nối vào ARPANET.KEYSTONE/GETTYIMAGES

Email gây thiệt hại những gì, cho những ai?
Xin hỏi bạn một câu hỏi nhỏ mà lớn, năm 2015 vừa qua, bạn gửi đi bằng bưu điện – cái mà nay người ta kêu bằng snail mail – thư ốc sên, rùa bò, bao nhiêu cái thư?
Sau khi trả lời xong câu trên, bạn cho hỏi, từ đầu năm 2016 tới giờ, bạn đã gửi đi, trả lời và… xóa đi bao nhiêu cái email?
Chắc các bạn đã thấy có câu trả lời cho cái tựa nhỏ ở trên. Thiệt hại đầu tiên là các hệ thống bưu điện trên toàn thế giới, nơi công việc truyền thống là nhận và chuyển thư từ.
Người sử dụng email, như bạn và tôi, cũng bị thiệt hại.
Lấy thí dụ, hệ thống bưu điện Hoa kỳ – US Postal Service (USPS) và công ty Bưu điện quốc gia Canada – Canada Post (CP), hai tổ chức dịch vụ quốc gia kiêu hãnh.
Làm việc cho Bưu điện là mơ ước của các anh lười – như người viết bài này ngày mới đến Canada, lương cao, việc “công chức” liên bang, phúc lợi dồi dào, hưu bổng ngon lành, trên đời này chỉ sợ có… chó.
Thế nhưng cả hai đại công ty này đều đã ngất ngư từ lâu.
USPS là một cơ quan độc lập của liên bang Hoa kỳ, một trong số rất ít cơ quan được chính Quốc hội Mỹ lập ra. Lịch sử của Nhà bưu điện Hoa kỳ đã có từ năm 1775, khi ông Benjamin Franklin được bổ nhiệm Giám đốc Bưu điện (postmaster general) đầu tiên của nước Mỹ.

Tiến sĩ Shiva Ayyadurai, người quả quyết mình phát minh ra email

Tiến sĩ Shiva Ayyadurai, người quả quyết mình phát minh ra email

Từ năm 1998 đến năm 2008, số lượng thư chuyển qua USPS đã xuống mất 29%. Năm 2012, USPS lỗ 15.9 tỷ đô la. Sau nhiều cải cách, chuyển động, đa dạng hóa – và giảm bớt, dịch vụ… tới năm 2014, USPS “chỉ còn lỗ” có 5.5 tỷ Mỹ kim.
Canada Post khá hơn một chút. Công ty quốc doanh (crown corporation) này, thành lập từ năm 1867 dưới tên Royal Mail Canada hoặc Bộ Bưu chính. Tuy cũng thấy sự suy giảm của lượng thư từ nhưng CP nhờ tăng giá tem, đa dạng hóa dịch vụ – như lãnh giao thư rác, quảng cáo và bưu phẩm đến từng nhà, đã tránh được lỗ lã nhưng lợi nhuận giảm thấy rõ. Hồi năm 2015, CP đã bị cả nước phản đối khi công bố việc cắt giảm giao thư tại nhà để bắt dân phải lội ra các thùng thư cộng đồng.
Đó là chuyện của các nhà bưu điện, còn chuyện hại cho người sử dụng? Nhiều bạn đọc sẽ cho rằng làm gì có, chỉ thấy có lợi. Nhanh như điện tử, thoải mái ngồi nhà, chẳng tốn kém gì (ngoài tiền thuê bao dịch vụ internet)…
Đúng thế, nhưng người sử dụng, trong đó có bạn, có tôi vẫn lãnh đủ những cái hại của email, do việc bị nhận những email rác – spam mail. Theo một phúc trình an ninh của Microsoft năm 2009, có đến 97% tất cả các email gửi qua net là thư người nhận không cần.
Nhưng bên cạnh đó, bạn và tôi còn bị khổ sở, vất vả và thiệt hại vì sự lạm dụng và không biết sử dụng email của người khác, và của chính mình.
Mỗi buổi sáng, ngồi vào bàn làm việc với cái computer, việc đầu tiên của người kể chuyện này là lọc email và xóa email, mặc dầu mỗi ngày đã “dạy” cho chương trình email của mình lọc trước hàng chục cái địa chỉ.

Reply all, forward và cc
Chắc hẳn bạn đã có lần, hoặc nhiều lần, nhận được email của những người hoàn toàn không quen biết. Email này có thể là thư trả lời của người này cho một người nào đó (mà bạn không quen biết) về một chuyện chẳng ăn nhập gì tới bạn.
Chắc có lần bạn đã nhận được một bài viết, một đoạn clip video mà bạn cho là vớ vẩn, nhạt nhách hay… dị hợm.
Chắc có lần chẳng hiểu sao máy điện toán của mình bị nhiễm virus, phải đem đi sửa hay nhờ người biết cách trị để trừ khử con siêu vi này.
Đó là bạn còn may, chưa bị vướng vào một cuộc cãi vã, tranh luận, xung đột thật vô duyên hoặc mất tiền vì có ai đó đã dùng số Visa, Mastercard của bạn để mua sắm.
Tất cả những thứ đó đều có thể (và đa phần) đến từ email.
Bạn cũng thế thôi, và tại sao thế?
Câu trả lời rất dễ: vì một người nào đó (nhiều lắm) đã cố tình lạm dụng email, hoặc thấy việc sử dụng quá dễ, để vô tình, gây phiền hà và thiệt hại cho bạn.
Đúng là dùng email hiện nay thực sự quá dễ dàng.
Này nhé, muốn gửi cho ai cứ việc gõ địa chỉ của người đó vào chữ To: Nhiều chương trình email còn tự động đoán ra người bạn muốn gửi để tự động thêm đúng chóc địa chi của người này khi bạn mới gõ chữ cái đầu tiên.
Muốn hồi âm cho ai, chỉ việc bấm vào chữ Reply, hoặc cho tất cả mọi người thì bấm Reply all, muốn chuyển một email nào được người ta gửi đến cho mình cho ai đó chỉ cần bấm Forward.
Ngó vậy mà không dễ.
Người kể chuyện dám chắc rằng không ít lần, bạn đã nhận được những email được Forward đến, hay đến qua Reply all, với hàng chục, đôi khi hàng trăm địa chỉ email.
Khi Reply all hay Forward, bạn có chắc rằng trong số những người nằm trong danh sách nhận cái email mà bạn đang sắp sửa Reply all đều là những người cần đọc thư trả lời của bạn không?
Nếu không, xin coi lại danh sách đó, và chỉ chọn để Reply cho những người cần đọc.

TO, CC và BCC

TO, CC và BCC

Forward cũng thế, khi bạn Forward một email đi, người nhận sẽ lập tức có tất cả địa chỉ email của những người nằm trong danh sách đã nhận thư này cùng với bạn. Bạn có chắc rằng họ, và cái người mà bạn sẽ forward cái email này tới, đều yêu thương nhau, là bạn của nhau hay ít nhất, cần biết nhau không? Đừng trở thành người mà giới sử dụng email trên thế giới gọi là Serial Forwarder (kẻ chuyển thư hàng loạt, nhại chữ serial killer).
Nếu không chắc, xin làm ơn xóa hết tất cả các địa chỉ email này trước khi Forward, chỉ mất vài giây thôi. Điện tử mà.
Trên mạng không chỉ toàn thân hữu và những người tử tế, lương thiện. Cứ cho rằng cái nhóm mà bạn Forward đó đều là thân quen cả mà, Forward vẫn là một tai họa về mặt an ninh. Nó tiết lộ những gì mà nhóm của bạn lưu tâm cùng email của cả nhóm. Nó còn tiết lộ chi tiết thành phần của bạn nữa. Thí dụ như đó là một chuyện tiếu lâm về tuổi già thì nó cho thấy cái nhóm này đa phần là dân đã về hưu. Nếu một kẻ hay một công ty chuyên gửi thư rác nhận được cái email quý báu đó của bạn, hắn/nó có thể bán cái danh sách này và rồi Inbox của tất cả những người đó sẽ ngập được thư rác. Bạn sẽ được mời mua …Viagra.
Rồi đến cc. Chữ này là carbon copy, nghĩa là bản sao (bản in qua giấy than) gửi. Xin cẩn thận trước khi gửi cc. và phải thật chắc chắn là người được cc là người có liên quan đến đề tài của email đó và cần thiết đọc thông tin đó.
Một trong những chọn lựa hữu dụng nhất trong chương trình gửi email (nhưng vẫn phải cẩn thận với nó) là Bcc.

Bcc
Bcc trong tiếng Anh là Blind carbon copy, sao gửi kín.
Đây là cách mà bạn có thể gửi email cho nhiều người, và tất cả những người nhận đều biết rằng thư này được gửi đến cho nhiều người khác, nhưng họ không thấy địa chỉ email của những người đó. Thật dễ, khỏi phiền nhiễu, và bảo mật quá tốt phải không bạn?
Hãy tập thói quen dùng Bcc. để bảo vệ chính mình và bảo vệ sự riêng tư của những người nằm trong danh sách Liên lạc (contact list) của bạn.
Một trường hợp sử dụng Bcc rất thích hợp: Bạn vừa đổi dịch vụ email từ Gmail qua Yahoo, hay đổi công ty cung cấp internet từ Bell qua ATT. Hãy gửi địa chỉ email mới của mình cho tất cả những người trong danh sách Contact list của bạn, nhưng bằng Bcc.
Về mặt bảo mật, những tên gian rình rập trên mạng – các spam bot, malware nếu đã hiện diện sẵn trong một computer của một trong những người này, sẽ mất cái dịp bằng vàng để hốt một hơi hàng trăm cái địa chỉ email quý giá. Rồi cả khi nếu một người trong số này có muốn hồi âm cho bạn hay hỏi hạn bạn điều gì đó, họ cũng sẽ không thể vì sơ xuất mà làm phiền hàng trăm người khác.
Tuy nhiên, trong trường hợp ở nơi làm việc, cần cẩn thận cân nhắc trước khi gửi Bcc. Bạn có thể sẽ tạo ra, hay tham gia một chiến dịch ngồi lê đôi mách hay “méc bu” đồng nghiệp.

Đỗ Quân

http://thoibao.com/chuyen-email/

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Chuyện email

Nếu Nhạc sĩ Đoàn Chuẩn ra đời trễ hơn chừng 60, 70 năm, có thể là chúng ta vẫn sẽ có bản nhạc Gửi gió cho mây ngàn bay

Gửi thêm lá thư màu xanh ái ân 
Về đôi mắt như hồ thu …

Nếu Nhạc sĩ Đoàn Chuẩn ra đời trễ hơn chừng 60, 70 năm, có thể là chúng ta vẫn sẽ có bản nhạc Gửi gió cho mây ngàn bay. Tuy nhiên lời bản nhạc chắc chắn sẽ khác đi rất nhiều, vì nhà nghệ sĩ sẽ không gửi theo lá thư màu xanh ái ân. Những người mười tám hai mươi tuổi trở lên ở đầu thiên kỷ 21 chẳng còn ai viết thư bằng giấy để gửi cho người yêu của họ nữa. Người ta dùng email, vừa nhanh, vừa gọn. Email còn nhanh hơn cả gió, và không màu.
Hôm 5 tháng 3 vừa rồi, nhiều hãng thông tấn đã đưa tin về sự ra đi của một nhà khoa học. Ông Raymond Tomlinson.

Cha đẻ email Ray Tomlinson

Cha đẻ email Ray Tomlinson

Raymond Tomlinson là người đã phát minh ra email năm 1971. Ngày ấy, ông Tomlinson chưa có internet giống như bây giờ. Ông đã gửi được email đầu tiên từ một máy điện toán này sang một máy khác trong hệ thống Advanced Research Projects Agency Network (ARPANET), một hệ thống mạng điện toán được Bộ Quốc phòng Hoa kỳ tài trợ và là tiền thân của internet ngày nay.
Cái email đầu tiên đó đi qua một khoảng cách rất gần – máy gửi và máy nhận được đặt sát nhau, nhưng đã tạo ra một bước tiến rất xa cho việc liên lạc của nhân loại, từ tình cảm đến làm ăn thương mại.
Vẫn theo các bản tin, và trang Wikipedia về ông Raymond Tomlinson, ông là người đầu tiên đã dùng ký hiệu @ để thể hiện chữ “at”, nghĩa là “ở, tại”. Trang wikipedia viết, “Đây là hệ thống đầu tiên có thể gửi thư giữa những người sử dụng ở nhiều máy nối kết với ARPANET. Trước đó, mail chỉ có thể được gửi đến những người cùng sử dụng chung một máy điện toán. Để làm được điều này, ông dùng ký hiệu @ để tách tên người sử dụng khỏi tên cái máy của người ấy, một cách làm đã được dùng trong các địa chỉ email từ đó đến nay.
Lúc phát minh ra email, ông Raymond Tomlinson đang làm việc cho công ty công nghệ Bolt, Beranek and Newman (nay là công ty BBN Technologies), tham gia vào việc phát triển hệ điều hành TENEX trong đó có chương trình chạy hệ thống ARPANET.
Tomlinson không nhớ nội dung của email đầu tiên mà ông gửi, nhưng hình như nó là “qwertyuiop”, nguyên một loạt các phím của hàng phím chữ đầu tiên. Với thông điệp đó, ký hiệu @ vô danh tiểu tốt đã trở thành cái chốt điểm của cuộc cách mạng trong phương cách con người kết nối với nhau.

Lịch sử email

Lịch sử email

Phát minh và tranh chấp
Trong khoa học, có những phát minh, sáng chế dẫn đến nhiều tranh chấp. Phát minh Email là một trong những thí dụ điển hình về sự tranh chấp đó, mặc dù chẳng bao nhiêu người biết đến màn tranh chấp này. Bởi vậy, hầu như tất cả mọi người đều mặc nhiên chấp nhận ông Tomlinson là cha đẻ của email.
Một số các nhà khoa bảng và khoa học lừng danh, và cả những cơ quan truyền thông lừng lẫy, đã quả quyết, và có chứng cớ rằng, email được phát minh bởi một người khác, một khoa học gia người Mỹ gốc Ấn tên là VA Shiva Ayyadurai.
Theo chính ông Ayyadurai và các nhân vật ủng hộ cho ông, trong số đó có nhà ngữ học nổi tiếng Noam Chomsky. Ayyadurai phát minh ra email và soạn đầy đủ mọi trình tự, dạng thức của email lúc nhân vật này mới có 14 tuổi đầu!
Năm 1979, trong lúc đang theo học một chương trình đặc biệt về điện toán của đại học New York (NYU), và làm thiện nguyện tại Đại học Y-Nha New Jersey (University of Medicine and Dentistry of New Jersey – UMDNJ), Ayyadurai đã soạn thảo một hệ thống email hoàn chỉnh cho trường UMDNJ. Năm 1982, ông đăng ký bản quyền (copyright) nhu liệu của mình tên là “EMAIL”, và tài liệu hướng dẫn sử dụng chương trình này cho người dùng. Hai năm sau, ông đăng ký bản quyền chương trình EMS, trong đó có EMAIL và một số chương trình khác.
Tranh chấp về vị trí người phát minh ra email ồn ào đến nỗi ngoài các nhà/tổ chức khoa học, cả đến các tổ chức truyền thông cũng tham gia. Smithsonian Institution, tạp chí Time, báo Washington Post… từng có bài viết ghi nhận công trình và bản quyền của Ayyadurai. Nhưng rồi sau đó, với những nghiên cứu sâu rộng, các tổ chức này đã phải cáo lỗi, rút bài. Họ xác nhận rằng email đã được phát minh và sử dụng trước chương trình EMAIL của Ayyadurai gần một chục năm và người có công chính là ông Raymond Tomlinson.
Nhưng chuyện ai đẻ ra email, giờ phút này, chắc không quan trọng với chúng ta cho bằng chuyện email ảnh hưởng đến chúng ta như thế nào.

Tài tử Michael Caine trong phim "Billion Dollar Brain" bên cái máy điện toán Honeywell dùng để nối vào ARPANET.KEYSTONE/GETTYIMAGES

Tài tử Michael Caine trong phim “Billion Dollar Brain” bên cái máy điện toán Honeywell dùng để nối vào ARPANET.KEYSTONE/GETTYIMAGES

Email gây thiệt hại những gì, cho những ai?
Xin hỏi bạn một câu hỏi nhỏ mà lớn, năm 2015 vừa qua, bạn gửi đi bằng bưu điện – cái mà nay người ta kêu bằng snail mail – thư ốc sên, rùa bò, bao nhiêu cái thư?
Sau khi trả lời xong câu trên, bạn cho hỏi, từ đầu năm 2016 tới giờ, bạn đã gửi đi, trả lời và… xóa đi bao nhiêu cái email?
Chắc các bạn đã thấy có câu trả lời cho cái tựa nhỏ ở trên. Thiệt hại đầu tiên là các hệ thống bưu điện trên toàn thế giới, nơi công việc truyền thống là nhận và chuyển thư từ.
Người sử dụng email, như bạn và tôi, cũng bị thiệt hại.
Lấy thí dụ, hệ thống bưu điện Hoa kỳ – US Postal Service (USPS) và công ty Bưu điện quốc gia Canada – Canada Post (CP), hai tổ chức dịch vụ quốc gia kiêu hãnh.
Làm việc cho Bưu điện là mơ ước của các anh lười – như người viết bài này ngày mới đến Canada, lương cao, việc “công chức” liên bang, phúc lợi dồi dào, hưu bổng ngon lành, trên đời này chỉ sợ có… chó.
Thế nhưng cả hai đại công ty này đều đã ngất ngư từ lâu.
USPS là một cơ quan độc lập của liên bang Hoa kỳ, một trong số rất ít cơ quan được chính Quốc hội Mỹ lập ra. Lịch sử của Nhà bưu điện Hoa kỳ đã có từ năm 1775, khi ông Benjamin Franklin được bổ nhiệm Giám đốc Bưu điện (postmaster general) đầu tiên của nước Mỹ.

Tiến sĩ Shiva Ayyadurai, người quả quyết mình phát minh ra email

Tiến sĩ Shiva Ayyadurai, người quả quyết mình phát minh ra email

Từ năm 1998 đến năm 2008, số lượng thư chuyển qua USPS đã xuống mất 29%. Năm 2012, USPS lỗ 15.9 tỷ đô la. Sau nhiều cải cách, chuyển động, đa dạng hóa – và giảm bớt, dịch vụ… tới năm 2014, USPS “chỉ còn lỗ” có 5.5 tỷ Mỹ kim.
Canada Post khá hơn một chút. Công ty quốc doanh (crown corporation) này, thành lập từ năm 1867 dưới tên Royal Mail Canada hoặc Bộ Bưu chính. Tuy cũng thấy sự suy giảm của lượng thư từ nhưng CP nhờ tăng giá tem, đa dạng hóa dịch vụ – như lãnh giao thư rác, quảng cáo và bưu phẩm đến từng nhà, đã tránh được lỗ lã nhưng lợi nhuận giảm thấy rõ. Hồi năm 2015, CP đã bị cả nước phản đối khi công bố việc cắt giảm giao thư tại nhà để bắt dân phải lội ra các thùng thư cộng đồng.
Đó là chuyện của các nhà bưu điện, còn chuyện hại cho người sử dụng? Nhiều bạn đọc sẽ cho rằng làm gì có, chỉ thấy có lợi. Nhanh như điện tử, thoải mái ngồi nhà, chẳng tốn kém gì (ngoài tiền thuê bao dịch vụ internet)…
Đúng thế, nhưng người sử dụng, trong đó có bạn, có tôi vẫn lãnh đủ những cái hại của email, do việc bị nhận những email rác – spam mail. Theo một phúc trình an ninh của Microsoft năm 2009, có đến 97% tất cả các email gửi qua net là thư người nhận không cần.
Nhưng bên cạnh đó, bạn và tôi còn bị khổ sở, vất vả và thiệt hại vì sự lạm dụng và không biết sử dụng email của người khác, và của chính mình.
Mỗi buổi sáng, ngồi vào bàn làm việc với cái computer, việc đầu tiên của người kể chuyện này là lọc email và xóa email, mặc dầu mỗi ngày đã “dạy” cho chương trình email của mình lọc trước hàng chục cái địa chỉ.

Reply all, forward và cc
Chắc hẳn bạn đã có lần, hoặc nhiều lần, nhận được email của những người hoàn toàn không quen biết. Email này có thể là thư trả lời của người này cho một người nào đó (mà bạn không quen biết) về một chuyện chẳng ăn nhập gì tới bạn.
Chắc có lần bạn đã nhận được một bài viết, một đoạn clip video mà bạn cho là vớ vẩn, nhạt nhách hay… dị hợm.
Chắc có lần chẳng hiểu sao máy điện toán của mình bị nhiễm virus, phải đem đi sửa hay nhờ người biết cách trị để trừ khử con siêu vi này.
Đó là bạn còn may, chưa bị vướng vào một cuộc cãi vã, tranh luận, xung đột thật vô duyên hoặc mất tiền vì có ai đó đã dùng số Visa, Mastercard của bạn để mua sắm.
Tất cả những thứ đó đều có thể (và đa phần) đến từ email.
Bạn cũng thế thôi, và tại sao thế?
Câu trả lời rất dễ: vì một người nào đó (nhiều lắm) đã cố tình lạm dụng email, hoặc thấy việc sử dụng quá dễ, để vô tình, gây phiền hà và thiệt hại cho bạn.
Đúng là dùng email hiện nay thực sự quá dễ dàng.
Này nhé, muốn gửi cho ai cứ việc gõ địa chỉ của người đó vào chữ To: Nhiều chương trình email còn tự động đoán ra người bạn muốn gửi để tự động thêm đúng chóc địa chi của người này khi bạn mới gõ chữ cái đầu tiên.
Muốn hồi âm cho ai, chỉ việc bấm vào chữ Reply, hoặc cho tất cả mọi người thì bấm Reply all, muốn chuyển một email nào được người ta gửi đến cho mình cho ai đó chỉ cần bấm Forward.
Ngó vậy mà không dễ.
Người kể chuyện dám chắc rằng không ít lần, bạn đã nhận được những email được Forward đến, hay đến qua Reply all, với hàng chục, đôi khi hàng trăm địa chỉ email.
Khi Reply all hay Forward, bạn có chắc rằng trong số những người nằm trong danh sách nhận cái email mà bạn đang sắp sửa Reply all đều là những người cần đọc thư trả lời của bạn không?
Nếu không, xin coi lại danh sách đó, và chỉ chọn để Reply cho những người cần đọc.

TO, CC và BCC

TO, CC và BCC

Forward cũng thế, khi bạn Forward một email đi, người nhận sẽ lập tức có tất cả địa chỉ email của những người nằm trong danh sách đã nhận thư này cùng với bạn. Bạn có chắc rằng họ, và cái người mà bạn sẽ forward cái email này tới, đều yêu thương nhau, là bạn của nhau hay ít nhất, cần biết nhau không? Đừng trở thành người mà giới sử dụng email trên thế giới gọi là Serial Forwarder (kẻ chuyển thư hàng loạt, nhại chữ serial killer).
Nếu không chắc, xin làm ơn xóa hết tất cả các địa chỉ email này trước khi Forward, chỉ mất vài giây thôi. Điện tử mà.
Trên mạng không chỉ toàn thân hữu và những người tử tế, lương thiện. Cứ cho rằng cái nhóm mà bạn Forward đó đều là thân quen cả mà, Forward vẫn là một tai họa về mặt an ninh. Nó tiết lộ những gì mà nhóm của bạn lưu tâm cùng email của cả nhóm. Nó còn tiết lộ chi tiết thành phần của bạn nữa. Thí dụ như đó là một chuyện tiếu lâm về tuổi già thì nó cho thấy cái nhóm này đa phần là dân đã về hưu. Nếu một kẻ hay một công ty chuyên gửi thư rác nhận được cái email quý báu đó của bạn, hắn/nó có thể bán cái danh sách này và rồi Inbox của tất cả những người đó sẽ ngập được thư rác. Bạn sẽ được mời mua …Viagra.
Rồi đến cc. Chữ này là carbon copy, nghĩa là bản sao (bản in qua giấy than) gửi. Xin cẩn thận trước khi gửi cc. và phải thật chắc chắn là người được cc là người có liên quan đến đề tài của email đó và cần thiết đọc thông tin đó.
Một trong những chọn lựa hữu dụng nhất trong chương trình gửi email (nhưng vẫn phải cẩn thận với nó) là Bcc.

Bcc
Bcc trong tiếng Anh là Blind carbon copy, sao gửi kín.
Đây là cách mà bạn có thể gửi email cho nhiều người, và tất cả những người nhận đều biết rằng thư này được gửi đến cho nhiều người khác, nhưng họ không thấy địa chỉ email của những người đó. Thật dễ, khỏi phiền nhiễu, và bảo mật quá tốt phải không bạn?
Hãy tập thói quen dùng Bcc. để bảo vệ chính mình và bảo vệ sự riêng tư của những người nằm trong danh sách Liên lạc (contact list) của bạn.
Một trường hợp sử dụng Bcc rất thích hợp: Bạn vừa đổi dịch vụ email từ Gmail qua Yahoo, hay đổi công ty cung cấp internet từ Bell qua ATT. Hãy gửi địa chỉ email mới của mình cho tất cả những người trong danh sách Contact list của bạn, nhưng bằng Bcc.
Về mặt bảo mật, những tên gian rình rập trên mạng – các spam bot, malware nếu đã hiện diện sẵn trong một computer của một trong những người này, sẽ mất cái dịp bằng vàng để hốt một hơi hàng trăm cái địa chỉ email quý giá. Rồi cả khi nếu một người trong số này có muốn hồi âm cho bạn hay hỏi hạn bạn điều gì đó, họ cũng sẽ không thể vì sơ xuất mà làm phiền hàng trăm người khác.
Tuy nhiên, trong trường hợp ở nơi làm việc, cần cẩn thận cân nhắc trước khi gửi Bcc. Bạn có thể sẽ tạo ra, hay tham gia một chiến dịch ngồi lê đôi mách hay “méc bu” đồng nghiệp.

Đỗ Quân

http://thoibao.com/chuyen-email/

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm