Truyện Ngắn & Phóng Sự

Chuyện của một người Việt sống bằng nghề "chăm lo hậu sự" ở Mỹ - Băng Thanh

Có lẽ chưa bao giờ nghe một ai nói rằng “Tôi thích sau này sẽ làm việc nơi các đám tang” hay như lời của giám đốc một nhà quàn ở thành phố Westminster

Có lẽ chưa bao giờ nghe một ai nói rằng “Tôi thích sau này sẽ làm việc nơi các đám tang” hay như lời của giám đốc một nhà quàn ở thành phố Westminster, tiểu bang California, Mỹ nói rằng "tôi không chọn vào đại học để đi làm cho một nhà quàn". Chia sẻ với báo Người Việt, cô Nguyễn Trần Linda, người chuyên lo việc sắp xếp các lễ tang tại một nhà quàn ở thành phố Westminster, California nói rằng: “Khi sanh ra có lẽ ông Trời cho mỗi người một cái nghề để làm, nghề chọn mình chứ không phải mình chọn nghề, mà cũng không mấy ai chọn nghề này”.

Cô kể rằng hồi cô mới qua Mỹ, cô cũng đi làm hãng như mọi người. Sau đó em cô giới thiệu cô vào nhà quàn mà hiện cô đang làm lễ tân ở đó. “Họ mướn tôi vào làm lúc đó vì họ cần người biết nói tiếng Việt. Nhớ bữa đó bà Mỹ làm chung kêu tôi đi đến mở cửa hết mấy phòng quàn xem có ai trong đó không. Do tiếng Mỹ của tôi "quá giỏi" nên tôi nghe thì cứ nghĩ trong đầu là bà kêu đi xem coi có mấy người lau dọn ở đó không để gọi lên cho bà.

Tôi đi mở cửa phòng thứ nhất không có ai. Phòng thứ hai, không có ai. Phòng thứ ba. Vừa mở cửa tôi tá hỏa, vì tôi cũng sợ ma mà! Trong phòng có cái quan tài còn mở nắp, bên trong là một ông Mỹ trắng bệt, mặc bộ vest đen, thắt cái nơ đỏ nổi bật trên chiếc sơ mi trắng. Lúc đó, nói thiệt là hình ảnh của Dracula tôi từng coi trên phim như thế nào, thì lúc bấy giờ tôi thấy nó như đang ở trước mắt mình”, cô Linda kể.
“Tôi vội đóng cửa lại chạy đi mà cái chân không thể nào bước được. Hai tay tôi bám vào vách tường mà chân như cứ khuỵu xuống. Lúc đó mới hiểu ông bà nói bị quíu giò là sao. Sợ không diễn tả nổi."

Tối đó về không sao ngủ được, vì cứ nhắm mắt lại là lại thấy hình ảnh người nằm trong quan tài”, cô nhớ lại kỷ niệm đầu tiên của mình ở nơi làm việc. Cô cũng kể lại lần đầu nhìn người ta làm công việc tẩm liệm cho một cô gái trẻ bị ung thư tử cung, trang điểm cho một người mất vì ung thư vòm họng, cũng như khi nhìn nội tạng của một người vừa qua đời được sửa sang như thế nào… "Đó là lý do tôi không ăn hamburger và rồi ăn chay trường luôn từ đó". Cô kể tiếp: “Lần đó bà Mỹ làm chung nhờ tôi xuống phụ quấn khăn mỏ quạ cho một bà người Bắc lớn tuổi qua đời.

Bà Mỹ ‘giả bộ’ quấn quấn mà không biết cách, trong khi tôi là dân gốc Bắc nên biết phải làm như thế nào. Nhìn bà Mỹ làm, tôi chịu không được, nên kêu bà để tôi làm. Khi làm tôi không nghĩ là mình đang quấn tóc cho một người chết, chỉ nghĩ làm sao cho đẹp mà thôi. Rồi bà Mỹ lại nhờ tôi mang thêm đôi bông tai cho thi hài đó… Cứ vậy, đến lúc xong rồi thì bà mới hỏi tôi cảm thấy việc đụng vào người chết có gì ghê gớm đáng sợ không”. "Người sống và chết chỉ khác nhau ở chỗ người thở, người không thở, người lạnh, người nóng, vậy thôi. Nhưng người sống còn làm phiền mình, chứ người chết không có làm phiền mình, mình làm gì họ cũng ‘Okay’ hết. Bà Mỹ nói với tôi như vậy. Tôi nghe xong, tự dưng như thức tỉnh. Từ đó không còn cảm thấy sợ gì nữa hết, cô kể.

Theo lời cô, do là người có tuổi đủ để hiểu biết nhiều về các phong tục tập quán ma chay của người Việt Nam, nên cô từng bước giúp phác thảo các nghi thức cho tang lễ một cách đầy đủ là như thế nào, theo từng tôn giáo khác nhau ra sao, để cho các lễ tang của người Việt tổ chức tại nhà quàn nơi cô làm càng lúc càng chu đáo, hoàn chỉnh hơn.

Ngoài ra, cô kể rằng cô từng giúp những người khó khăn thiếu tiền làm đám cho người thân bằng cách “đi xin tiền”.“Lần đó tôi ra đứng trong khu chợ ABC, chỗ Mì La Cay, mặc quần áo vest lịch sự, và mang tấm bảng xin tiền cho một đám tang, còn thiếu 1,732 USD. Ông đi qua, bà đi lại, người cho 5 USD, người cho 10 USD. Sau đó, có một ông vẻ bề ngoài sang trọng ngó tôi xong phán một câu "Ăn mặc đẹp vậy mà đứng xin tiền không biết mắc cỡ hả?". Tôi nghe vậy bèn trả lời là tôi không mắc cỡ, vì tôi không xin cho tôi, mà việc này nên nhờ cộng đồng giúp đỡ. Ông ta lầu bầu thêm vài câu khó nghe rồi bỏ đi. Tuy nhiên, không hiểu sao lát sau ông ta quay lại đưa 500 USD nói muốn góp vô”.

“Người Việt mình ở đây có nhiều hoàn cảnh tội lắm, nên tôi nghĩ mình cứ làm trong khả năng mình có thể làm và chưa bao giờ cảm thấy hổ thẹn, hay mắc cỡ gì hết”, cô tâm sự. Anh Sean Hadad, Giám đốc nhà quàn nơi cô Linda làm việc kể về cơ duyên làm việc với cộng đồng Việt Nam nơi đây khởi đầu bằng thời gian anh sang Úc để làm việc thiện nguyện cho một giáo hội.

“Công việc tôi làm là dạy tiếng Anh cho người Việt Nam trong giáo hội. Đó là lý do tôi có hai năm học tiếng Việt để có thể làm tốt công việc của mình”, anh cho biết. Sau thời gian làm thiện nguyện ở Úc, anh Sean trở về Mỹ học quản lý nhà hàng - khách sạn và sang Việt Nam làm việc ở Hà Nội và Sapa trong vai trò giám đốc cho một hệ thống kinh doanh khách sạn.

“Tôi làm việc ở Việt Nam được 4 năm thì quay về Mỹ, và không muốn tiếp tục làm trong lĩnh vực khách sạn nữa. Một người bạn trong nhà thờ từng làm cho công ty này giới thiệu tôi đến đây. Và tôi bắt đầu công việc là chuyên lo giấy tờ cho những người muốn chôn cất trong nghĩa trang”, Sean chia sẻ với báo Người Việt. “Làm khách sạn hay nhà quàn đều là công việc phục vụ."

Tuy nhiên, thời gian làm ở Sapa thì chỉ toàn là khách du lịch, hầu hết đều trong tâm trạng đi chơi vui vẻ. Còn làm ở đây là phục vụ cho những người có người thân qua đời, tâm trạng họ rất khác… Nhưng tôi lại thấy việc này hợp với tôi vì tôi rất thích giúp cho những người khác, nhất là khi họ đang gặp khó khăn, họ cần người hướng dẫn cho họ làm những công việc mà họ không tự làm được”, anh nói.

“Tiểu bang Cali rất chặt chẽ về pháp luật, mà giấy tờ liên quan đến chuyện người mất lại rất là nhiều, mà thường thì không ai biết về chuyện này. Khi có người thân mất, họ đâu có muốn mất thời gian lo giấy tờ, mà chỉ muốn sắp xếp một tang lễ sao cho trang nghiêm, và tốt nhất mà họ có thể làm, để kiếm được sự bình an một chút. Cho nên tôi lo phần giấy tờ mà cũng có cơ hội giúp cho họ có được một tang lễ tốt đẹp”.

Anh tâm sự: “Người ta nói rằng phải có một loại người đặc biệt mới làm việc ở đây. Đó phải là người ít cảm xúc, không bị xúc động khi gặp những chuyện buồn thì mới được. Nhưng thực ra thì tôi rất là nhớ những trường hợp mà mình cảm thấy cảm thông với sự mất mát của họ, đôi lúc tôi cũng khóc cùng với họ… những trường hợp các em nhỏ mất làm đám tang tại đây, tôi đều nhớ hết”.

Tuy nhiên, theo anh Sean, cũng có những "đám tang vui hơn", đó là đám tang của những ông bà cụ sống đến 105, 106 tuổi, “họ vui đến phút cuối cuộc đời luôn. Những đám tang đó chỉ thấy cười chứ không thấy khóc, hay buồn cả…. Nhìn vào đám tang họ là mình biết là họ đã sống cuộc sống tràn đầy hạnh phúc như thế nào, rất vui vẻ, nhiều người thân, cháu chắt con cái, trong trường hợp đó không có gì phải buồn, sự ra đi của họ giống như bước kế tiếp trong hành trình của họ mà thôi”.
Băng Thanh

Image may contain: table and indoor
Image may contain: one or more people
Image may contain: flower, table, plant and indoor
Image may contain: outdoor

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Chuyện của một người Việt sống bằng nghề "chăm lo hậu sự" ở Mỹ - Băng Thanh

Có lẽ chưa bao giờ nghe một ai nói rằng “Tôi thích sau này sẽ làm việc nơi các đám tang” hay như lời của giám đốc một nhà quàn ở thành phố Westminster

Có lẽ chưa bao giờ nghe một ai nói rằng “Tôi thích sau này sẽ làm việc nơi các đám tang” hay như lời của giám đốc một nhà quàn ở thành phố Westminster, tiểu bang California, Mỹ nói rằng "tôi không chọn vào đại học để đi làm cho một nhà quàn". Chia sẻ với báo Người Việt, cô Nguyễn Trần Linda, người chuyên lo việc sắp xếp các lễ tang tại một nhà quàn ở thành phố Westminster, California nói rằng: “Khi sanh ra có lẽ ông Trời cho mỗi người một cái nghề để làm, nghề chọn mình chứ không phải mình chọn nghề, mà cũng không mấy ai chọn nghề này”.

Cô kể rằng hồi cô mới qua Mỹ, cô cũng đi làm hãng như mọi người. Sau đó em cô giới thiệu cô vào nhà quàn mà hiện cô đang làm lễ tân ở đó. “Họ mướn tôi vào làm lúc đó vì họ cần người biết nói tiếng Việt. Nhớ bữa đó bà Mỹ làm chung kêu tôi đi đến mở cửa hết mấy phòng quàn xem có ai trong đó không. Do tiếng Mỹ của tôi "quá giỏi" nên tôi nghe thì cứ nghĩ trong đầu là bà kêu đi xem coi có mấy người lau dọn ở đó không để gọi lên cho bà.

Tôi đi mở cửa phòng thứ nhất không có ai. Phòng thứ hai, không có ai. Phòng thứ ba. Vừa mở cửa tôi tá hỏa, vì tôi cũng sợ ma mà! Trong phòng có cái quan tài còn mở nắp, bên trong là một ông Mỹ trắng bệt, mặc bộ vest đen, thắt cái nơ đỏ nổi bật trên chiếc sơ mi trắng. Lúc đó, nói thiệt là hình ảnh của Dracula tôi từng coi trên phim như thế nào, thì lúc bấy giờ tôi thấy nó như đang ở trước mắt mình”, cô Linda kể.
“Tôi vội đóng cửa lại chạy đi mà cái chân không thể nào bước được. Hai tay tôi bám vào vách tường mà chân như cứ khuỵu xuống. Lúc đó mới hiểu ông bà nói bị quíu giò là sao. Sợ không diễn tả nổi."

Tối đó về không sao ngủ được, vì cứ nhắm mắt lại là lại thấy hình ảnh người nằm trong quan tài”, cô nhớ lại kỷ niệm đầu tiên của mình ở nơi làm việc. Cô cũng kể lại lần đầu nhìn người ta làm công việc tẩm liệm cho một cô gái trẻ bị ung thư tử cung, trang điểm cho một người mất vì ung thư vòm họng, cũng như khi nhìn nội tạng của một người vừa qua đời được sửa sang như thế nào… "Đó là lý do tôi không ăn hamburger và rồi ăn chay trường luôn từ đó". Cô kể tiếp: “Lần đó bà Mỹ làm chung nhờ tôi xuống phụ quấn khăn mỏ quạ cho một bà người Bắc lớn tuổi qua đời.

Bà Mỹ ‘giả bộ’ quấn quấn mà không biết cách, trong khi tôi là dân gốc Bắc nên biết phải làm như thế nào. Nhìn bà Mỹ làm, tôi chịu không được, nên kêu bà để tôi làm. Khi làm tôi không nghĩ là mình đang quấn tóc cho một người chết, chỉ nghĩ làm sao cho đẹp mà thôi. Rồi bà Mỹ lại nhờ tôi mang thêm đôi bông tai cho thi hài đó… Cứ vậy, đến lúc xong rồi thì bà mới hỏi tôi cảm thấy việc đụng vào người chết có gì ghê gớm đáng sợ không”. "Người sống và chết chỉ khác nhau ở chỗ người thở, người không thở, người lạnh, người nóng, vậy thôi. Nhưng người sống còn làm phiền mình, chứ người chết không có làm phiền mình, mình làm gì họ cũng ‘Okay’ hết. Bà Mỹ nói với tôi như vậy. Tôi nghe xong, tự dưng như thức tỉnh. Từ đó không còn cảm thấy sợ gì nữa hết, cô kể.

Theo lời cô, do là người có tuổi đủ để hiểu biết nhiều về các phong tục tập quán ma chay của người Việt Nam, nên cô từng bước giúp phác thảo các nghi thức cho tang lễ một cách đầy đủ là như thế nào, theo từng tôn giáo khác nhau ra sao, để cho các lễ tang của người Việt tổ chức tại nhà quàn nơi cô làm càng lúc càng chu đáo, hoàn chỉnh hơn.

Ngoài ra, cô kể rằng cô từng giúp những người khó khăn thiếu tiền làm đám cho người thân bằng cách “đi xin tiền”.“Lần đó tôi ra đứng trong khu chợ ABC, chỗ Mì La Cay, mặc quần áo vest lịch sự, và mang tấm bảng xin tiền cho một đám tang, còn thiếu 1,732 USD. Ông đi qua, bà đi lại, người cho 5 USD, người cho 10 USD. Sau đó, có một ông vẻ bề ngoài sang trọng ngó tôi xong phán một câu "Ăn mặc đẹp vậy mà đứng xin tiền không biết mắc cỡ hả?". Tôi nghe vậy bèn trả lời là tôi không mắc cỡ, vì tôi không xin cho tôi, mà việc này nên nhờ cộng đồng giúp đỡ. Ông ta lầu bầu thêm vài câu khó nghe rồi bỏ đi. Tuy nhiên, không hiểu sao lát sau ông ta quay lại đưa 500 USD nói muốn góp vô”.

“Người Việt mình ở đây có nhiều hoàn cảnh tội lắm, nên tôi nghĩ mình cứ làm trong khả năng mình có thể làm và chưa bao giờ cảm thấy hổ thẹn, hay mắc cỡ gì hết”, cô tâm sự. Anh Sean Hadad, Giám đốc nhà quàn nơi cô Linda làm việc kể về cơ duyên làm việc với cộng đồng Việt Nam nơi đây khởi đầu bằng thời gian anh sang Úc để làm việc thiện nguyện cho một giáo hội.

“Công việc tôi làm là dạy tiếng Anh cho người Việt Nam trong giáo hội. Đó là lý do tôi có hai năm học tiếng Việt để có thể làm tốt công việc của mình”, anh cho biết. Sau thời gian làm thiện nguyện ở Úc, anh Sean trở về Mỹ học quản lý nhà hàng - khách sạn và sang Việt Nam làm việc ở Hà Nội và Sapa trong vai trò giám đốc cho một hệ thống kinh doanh khách sạn.

“Tôi làm việc ở Việt Nam được 4 năm thì quay về Mỹ, và không muốn tiếp tục làm trong lĩnh vực khách sạn nữa. Một người bạn trong nhà thờ từng làm cho công ty này giới thiệu tôi đến đây. Và tôi bắt đầu công việc là chuyên lo giấy tờ cho những người muốn chôn cất trong nghĩa trang”, Sean chia sẻ với báo Người Việt. “Làm khách sạn hay nhà quàn đều là công việc phục vụ."

Tuy nhiên, thời gian làm ở Sapa thì chỉ toàn là khách du lịch, hầu hết đều trong tâm trạng đi chơi vui vẻ. Còn làm ở đây là phục vụ cho những người có người thân qua đời, tâm trạng họ rất khác… Nhưng tôi lại thấy việc này hợp với tôi vì tôi rất thích giúp cho những người khác, nhất là khi họ đang gặp khó khăn, họ cần người hướng dẫn cho họ làm những công việc mà họ không tự làm được”, anh nói.

“Tiểu bang Cali rất chặt chẽ về pháp luật, mà giấy tờ liên quan đến chuyện người mất lại rất là nhiều, mà thường thì không ai biết về chuyện này. Khi có người thân mất, họ đâu có muốn mất thời gian lo giấy tờ, mà chỉ muốn sắp xếp một tang lễ sao cho trang nghiêm, và tốt nhất mà họ có thể làm, để kiếm được sự bình an một chút. Cho nên tôi lo phần giấy tờ mà cũng có cơ hội giúp cho họ có được một tang lễ tốt đẹp”.

Anh tâm sự: “Người ta nói rằng phải có một loại người đặc biệt mới làm việc ở đây. Đó phải là người ít cảm xúc, không bị xúc động khi gặp những chuyện buồn thì mới được. Nhưng thực ra thì tôi rất là nhớ những trường hợp mà mình cảm thấy cảm thông với sự mất mát của họ, đôi lúc tôi cũng khóc cùng với họ… những trường hợp các em nhỏ mất làm đám tang tại đây, tôi đều nhớ hết”.

Tuy nhiên, theo anh Sean, cũng có những "đám tang vui hơn", đó là đám tang của những ông bà cụ sống đến 105, 106 tuổi, “họ vui đến phút cuối cuộc đời luôn. Những đám tang đó chỉ thấy cười chứ không thấy khóc, hay buồn cả…. Nhìn vào đám tang họ là mình biết là họ đã sống cuộc sống tràn đầy hạnh phúc như thế nào, rất vui vẻ, nhiều người thân, cháu chắt con cái, trong trường hợp đó không có gì phải buồn, sự ra đi của họ giống như bước kế tiếp trong hành trình của họ mà thôi”.
Băng Thanh

Image may contain: table and indoor
Image may contain: one or more people
Image may contain: flower, table, plant and indoor
Image may contain: outdoor

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm