Kinh Khổ

Chuyện Gối Đầu - Huỳnh Văn Phú

Chữ gối đầu thường gợi lên một hình ảnh vừa lãng mạn vừa âu yếm của những cặp tình nhân bất luận ở lớp tuổi nào, đang trong thời kỳ yêu nhau say đắm. Chẳng hạn như nàng nằm trên bãi cỏ, gối đầu lên đùi chàng, mắt mơ màng nhìn kên khoảng trời xanh, h

Chữ gối đầu thường gợi lên một hình ảnh vừa lãng mạn vừa âu yếm của những cặp tình nhân bất luận ở lớp tuổi nào, đang trong thời kỳ yêu nhau say đắm. Chẳng hạn như nàng nằm trên bãi cỏ, gối đầu lên đùi chàng, mắt mơ màng nhìn kên khoảng trời xanh, hát nho nhỏ vừa đủ cho chàng nghe một bài hát quen thuộc, hoặc chàng choàng tay luồn qua dưới đầu nàng để nàng gối đầu lên cánh tay rắn chắc của chàng. Còn nếu nàng cứ mãi để cho chàng gối đầu lên cánh tay nàng thì văn chương bình dân cũng có một câu mô tả rất trữ tình như sau:

Cánh tay em trắng lại tròn
Em cho anh gối nó mòn một bên

Tôi tin rằng, bạn cũng như tôi, ít ra trong đời mình cũng đã từng vài ba lần trải qua những giây phút thơ mộng ấy. Nếu bạn nói rằng suốt đời bạn, bạn chẳng bao giờ có được chút hạnh phúc hiếm hoi ấy thì hoặc là bạn hơi bi thảm hóa cuộc đời bạn, hoặc bạn khiêm nhường thái quá, còn không thì bạn đúng là một người vừa-nói-dối-vừa-chối rất có “trình độ”. Tôi không tin bạn lại có thể rơi vào một trong những trường hợp trên và “xệ” đến như vậy. Nhưng dù bạn có như thế hay không, chuyện đó không quan trọng. Và nó chẳng dính dáng một ly ông cụ nào đến chuyện “gối đầu” tôi sắp kể dưới đây.

Tuy cùng một động từ “gối đầu” cả đấy nhưng ý nghĩa hoàn toàn khác hẳn bạn ạ. Trước khi kể chuyện này, tôi được biết bạn cũng như hàng trăm ngàn người chung số phận, đã trải qua nhiều năm tháng trong các trại tù Cộng Sản và từng bị đày ải đến tận những nơi thâm sơn cùng cốc trên vùng đất “thiên đường xã hội chủ nghĩa” ở ngoài xứ Bắc xa xôi ấy rồi. Tôi viết lại chuyện gối đầu là để chia sẻ cùng bạn, vừa nhắc cho bạn nhớ lại những ngày tháng ấy chứ tôi không hề có ý “lôi” bạn vào “làm chứng” cho những điều tôi kể đâu.

Thật ra, trong những lúc trà dư tửu hậu, tôi có kể những mẩu chuyện này cho vài người bạn không có được niềm “hạnh phúc” sống trong tù Cộng Sản như tôi và bạn, tuy họ có chăm chú nghe với vẻ thích thú đấy nhưng cuối cùng thì họ vẫn tỏ ra ngờ vực và bảo rằng tôi “cường điệu”, thêm mắm dặm muối cho vui chứ làm gì có chuyện buồn cuời đến như vậy. Tôi nói với mấy anh bạn “may mắn hơn chúng ta” đó rằng, không tin thì cứ đi hỏi thử những ai đã sống qua cảnh ngộ đó xem có phải đúng thế không. Nhiều khi những vị ấy kể lại nghe còn vui và hấp dẫn hơn tôi nữa là khác.

Phải thành thực nói rằng, anh em sống trong tù vì quá đói, đói ngày này sang ngày khác, bao tử trống rỗng muôn năm nên đầu óc của người tù lúc nào cũng chỉ nghĩ đến củ khoai, trái bắp, mớ rau hay bất cứ thứ gì để cái bao tử nó đừng thúc bách kêu gào. Và do đó, họ đã sống theo “bản năng” cũng là điều dễ hiểu và có thể thông cảm được.

Cho đến bây giờ, đã trên 25 năm trôi qua, đã có biết bao biến đổi trên trái đất phiền muộn này, nhiều người đã sinh ra, nhiều người đã nằm xuống. 25 năm, thời gian đủ dài để một đứa trẻ ra đời vào thời điểm chúng ta vào tù, nay có thể đã là cha, là mẹ của những đứa trẻ khác. Vậy mà không hiểu sao những kỷ niệm về các câu chuyện “gối đầu” lúc ở trong tù vẫn còn sờ sờ trước mắt tôi. Nó cứ lẩn quất bên tôi, nhắm mắt lại để hình dung, tôi thấy như mới xảy ra hôm qua hôm kia gì đó. Phần tôi thì chẳng bao giờ quên nhưng ngược lại, tôi biết có người tuy cũng đã sống qua trong cảnh ngộ ấy, vì lý do này lý do khác, hoặc không vì lý do gì cả, đã không còn muốn nhớ lại “những năm tháng không thể nào quên” đó nữa.Tôi không hiểu tâm trạng họ nổi. Và tôi bỗng nghiệm ra rằng, khi những hạnh phúc hay đau khổ (nhất là đau khổ) đã qua đi rồi, người ta mới thấy hết tất cả ý nghĩa của nó.

Từ nãy đến giờ tôi nói lan man chưa đi thẳng vào vấn đề hai chữ “gối đầu” trong bài viết này mang ý nghĩa gì? Tôi xin đơn cử vài thí dụ cho rõ ràng để sau đó mới có thể thoải mái bắt đầu câu chuyện. Giả sử tôi gửi hai bài viết đến một tạp chí nào đó. Người chủ bút thấy đều có thể đăng được bèn cho lên khuôn trước một bài, còn bài kia thì ông “gối đầu” cho số tới. Một ví dụ khác, ở trong tù mỗi ngày tôi được phát 3 chén bắp. Ngày đầu tiên tôi chịu đói một chút, chỉ ăn 2 chén thôi, còn một chén tôi “gối đầu” (để dành) cho ngày kế tiếp. Hôm sau, tôi cũng được phát 3 chén, tôi lại lấy ra “gối đầu” một chén và ăn chén bắp đã để dành từ ngày hôm qua cộng với 2 chén (trong số 3 chén) mới vừa lãnh trong ngày. Làm như thế, ngày nào tôi cũng có một chén bắp để dành. Coi như đó là một hình thức dự trữ. Hành động ấy, ở trong tù bọn tôi gọi là “gối đầu”.Tôi nghĩ rằng có nhiều nguyên nhân thúc đẩy một vài anh em tù chúng tôi làm cái công việc để dánh phần ăn một cách khác thường và kỳ cục đó. Tôi nói khác thường và kỳ cục là bởi vì chỉ có 3 chén bắp một ngày, ăn không đủ no mà còn “gối đầu” nữa thì không kỳ cục và tức cười sao?

Lúc tôi đang “tu luyện” ở trại 8 Hoàng Liên Sơn, một buổi sáng thức dậy, tự nhiên tôi thấy cái bụng của mình bỗng lớn ra như thể có ai bơm hơi vào cho đầy. Ngày qua ngày, nó phát triển như một người đàn bà có mang 5, 7 tháng vậy.Tôi chẳng ăn uống gì được, lúc nào cũng thấy như “no hơi”, thậm chí không thể hít thuốc lào được nữa. Một người bạn thấy tôi vác cái bụng đi lặc lè, anh khôi hài nói rằng chắc là hồi trước tôi có biểu diễn “trống” trong các ban nhạc?!. Tôi lo và buồn lắm, không biết khi nào mình đi ngủ với giun dế đây? (Có trải qua cảnh “lớn bụng” rồi, tôi có thể tự hào là người rất hiểu và thông cảm một cách sâu sắc nỗi vất vả, khó xoay trở, đi đứng… đối với chuyện phải “mang trống” của các bà, các cô). Cũng nhờ bị lớn bụng một cách bất ngờ và bệnh trĩ khá nặng nên tôi được “biên chế” về tổ canh tác trồng rau cho trại, khỏi phải leo dốc lên núi phá rừng trồng bắp như thời gian trước nữa.

Thuyên chuyển về “đơn vị mới” chuyên nghề đi hót cứt để trồng rau xanh này, tôi được nằm gần một anh bạn mà tôi đặt cho anh ta cái biệt danh là một chuyên viên “gối đầu”. So với anh em trong tổ, anh cao lớn và đồ sộ hơn nhiều. Tiêu chuẩn phần ăn hàng ngày của mỗi người tù chỉ có vài trăm hạt đại mễ thì làm sao đủ cung ứng cho cái thân thể to xác như anh. Đo đó, tôi tin rằng sự đau khổ vì đói của anh dữ dội, kinh khủng hơn bọn tôi gấp bội. Và chính điều này khiến anh có những hành động không giống như những anh em khác và rất tức cuời. Đôi khi anh còn gây bực mình chung cho cả tổ. Mỗi buổi chiều, anh nào tới phiên phải đi lấy phần ăn cho tổ thì lên nhà bếp mang về chia cho anh em. Lần nào cũng vậy, tôi nhận thấy anh “to con lớn xác” ấy luôn luôn để dành ra một chén bắp. Anh lấy mảnh vải bao chén bắp ấy lại, để trên đầu nằm của anh. Phần ăn của anh chiều hôm ấy là chén bắp cũ để lại từ ngày hôm qua. Cái điệp khúc ấy diễn ra đều đặn ngày này sang ngày khác. Có lần tôi hỏi anh:

- Anh để dành làm chi vậy? Tội gì cứ phải ăn bắp cũ hoài thế!

Trong câu trả lời của anh, lần đầu tiên tôi nghe hai chữ “gối đầu”:

- Tôi “gối đầu” mà!

- Anh gối đầu để làm cái gì, chả lẽ ngày mai trại không phát phần ăn nữa sao?

Anh nói rất thành thực:

- Tôi biết như vậy nhưng không hiểu sao tôi không thể không làm như thế và tôi cảm thấy như có cái gì đó bất an anh ạ. Tôi gối đầu một chén bắp là để mang cái cảm giác rằng lúc nào trong cuộc sống đói khổ này tôi luôn luôn có một chén bắp dự trữ!

Hàng ngày đi lao động xúc phân, tưới rau cùng anh, tôi thấy anh lúc nào cũng bận tâm, khổ sở, suy nghĩ, tính toán kiếm cách để có thêm được trái cà, trái đu đủ sống hoặc mớ rau tàu bay cho cái bụng anh được vững vàng hơn thường lệ. Thỉnh thoảng tổ canh tác chúng tôi cũng được tăng phái cho tổ trồng bắp trên núi. Công việc đầu tiên của anh khi lên núi là anh hạ ngay mấy cây chuối rừng, chặt đầu, chặt gốc, lột thân chuối ra lấy cái lõi chuối ở giữa (bọn tôi gọi là đèn néon) nhai ngon lành hết hai cây néon, uống nửa lon gô nước rồi mới đi chặt cây. Loại đèn néon này trại quy định mỗi người khi đi lao động trở về phải nạp cho nhà bếp hai cái đèn néon. Nhà bếp sẽ cho xắt mỏng ra nấu với tí mắm ruốc phát cho anh em gọi là tăng thêm khẩu phần hàng ngày.

Tuy nhiên, chén bắp gối đầu hàng ngày của anh không phải lúc nào cũng được “ở cùng anh”, thuộc về anh, ngự trị trong tim óc anh rằng anh luôn luôn có một phần ăn dự trữ trong đời. Cứ vài ba tháng, các cán ngố của trại chờ khi phe ta lao động ở hiện trường bèn đi kiểm soát tịch thu các vật dụng của tù xem có ai dự trữ muối (để trốn trại) hoặc dấu các thứ cấm kỵ như thuốc men, dao, kéo v.v… Thế là chén cơm bắp “gối đầu” của bạn ta đành trở về với… nhà bếp. Lao động về, chén bắp không còn nữa, bạn ta buồn và tiu nghỉu hết mấy phút rồi chiều hôm ấy sẵn sàng nhịn đói một hôm, lại để dành gối đầu một chén bắp khác như cái vòng lẩn quẩn bao quanh con người anh.Trong tổ canh tác của tôi còn có một chuyên viên gối đầu khác nữa nhưng cái sự “gối đầu” của anh này “dễ sợ” hơn anh to xác kia. Chén bắp gối đầu anh thường phải để vài ba ngày có mùi chua rồi anh mới ăn. Tôi chẳng thấy anh đau bụng đau bão gì cả. Thế mới là tài các cụ ạ! Hình như cái bao tử của anh được Thượng Đế chế tạo bằng một loại kim khí đặc biệt có thể hoá giải được mọi loại vi khuẩn, vi trùng!

Anh chuyên viên “gối đầu” to xác là nguyên cớ khiến cho 12 người trong tổ canh tác của tôi hàng đêm phải mất thì giờ làm “kiểm điểm”, rút kinh nghiệm học tập để trở thành “con người mới xã hội chủ nghĩa” tiến bộ hơn. Lý do phải “kiểm điểm” anh là vì hầu như ngày nào cũng vậy, anh luôn luôn bị các tên bộ đội bắt gặp anh đang “cải thiện” (tức là hái trái cà, trái bí, ngắt đọt rau lang, rau tàu bay… trái với quy định của trại). Mỗi lần tổ làm kiểm điểm anh thì tôi được chỉ định làm thư ký ghi biên bản. Anh em trong tổ nản lắm vì lao động cả ngày mệt nhọc, trong khi các tổ khác có thể ngủ sớm để lấy sức còn bọn tôi cứ phải “ngồi đồng” hàng đêm, nhai đi nhai lạI những câu nói vô nghĩa thì ai mà không chán, lắm lúc nổi giận nữa là khác. Tôi còn nhớ có một đêm tổ đang ngồi kiểm điểm cái tội anh bị bộ đội bắt gặp anh hái cà lúc ban trưa, trong lúc mỗi người trong tổ góp một câu để “xây dựng” anh đừng cải thiện linh tinh nữa thì anh đưa tay xin phát biểu ý kiến. Anh nói:

- Tôi nhận lỗi là hồi trưa tôi có hái 3 trái cà trong vuờn. Làm như thế là tôi phạm nội quy của trại. Tôi hứa sẽ “khắc phục” và học tập tốt để trở thành con người mới xã hội chủ nghĩa.

Nói xong câu đó, anh xin ra ngoài đi tiểu. Tên bộ đội giám sát buổi kiểm điểm đồng ý cho anh đi ra ngoài. Còn lại 11 người trong tổ vẫn tiếp tục sinh hoạt, đại khái mỗi người nói một câu gì đó để chờ anh vào. Anh em chờ đến gần nửa giờ vẫn chẳng thấy bóng dáng anh đâu hết. Chập sau, mọi người thấy hai tên bộ đội dẫn anh vào. Hai tên bộ đội cho biết là bắt gặp anh đang hái trộm bắp của trại và yêu cầu phải kiểm điểm gắt gao anh. Thêm cái tội hái trộm bắp của anh nữa thì tổ của tôi hứa hẹn đêm mai lại sẽ tiếp tục “ngồi đồng” để kiểm điểm anh ta. Đối với anh em trong tổ của chúng tôi, trường hợp này được xem như là “gối đầu” kiểm điểm đấy! Chư vị thấy có vui và tức cười không?

Tôi có thể nói niềm hạnh phúc lớn lao nhất của phe ta ở trong tù là lúc cái bao tử được no. Có cách nào để được no đây? Phải nói là sự sáng tạo của phe ta để được no cũng rất “trí tuệ”. Chẳng biết ai là người đầu tiên sáng chê ra cách “chơi hụi”. Cái màn chơi hụi này chỉ xảy ra trong thời điểm trại cho tù ăn bột mì. Nhà bếp nhồi bột mì rồi ép lại làm thành từng cái bánh, chiều ngang khoảng 8 cm, chiều dài 10 cm, dày cỡ 1 cm rồi cho vào chảo luộc rồi sau đó phát cho tù. Trại quy định mỗi bàn (mâm) ăn là 6 người. 6 “trại viên” này sẽ lần lượt thay phiên nhau đến nhà bếp lãnh về chia cho anh em trong “mâm” của mình. Mỗi người được phát hai cái bánh rưỡi mỗi ngày. Tức là tiêu chuẩn sáng nửa cái, trưa một cái và chiều một cái. Khi cả 6 người trong mâm đồng ý chơi hụi rồi thì có cái màn bắt thăm xem ai là người hốt hụi đầu tiên. 5 người kia mỗi người cắt ra nửa cái bánh góp cho người đuợc hốt hụi. Anh chủ hụi trong ngày hôm ấy sẽ có thêm được hai cái bánh rưỡi do 5 anh kia góp. Như thế, trong ngày hốt hụi bữa đó, anh có một lúc tới những 5 cái bánh! Cho ngần ấy số lượng bột mì vào bao tử cùng với nửa lon gô nước, so với những ngày đói thắt ruột vừa qua, quả là anh có được một ngày no nê, đêm ngủ thẳng cẳng! Và đó chính là niềm hạnh phúc vô biên. Dĩ nhiên, kế tiếp 5 ngày sau đó anh phải góp lại nửa cái bánh đóng “hụi chết” cho anh khác hưởng. Những lúc chỉ còn có hai cái bánh mỗi ngày, để cảm thấy số lượng bột mì cho vào bao tử được nhiều hơn, anh lấy ra một cái bánh xắt thành những miếng vuông vuông như quân cờ bỏ vào lon gô, thêm một tí muối rồi đổ nước sôi vào ngâm độ nửa giờ, bột mì nở ra, thể tích có thể tăng gấp đôi. Anh chỉ cho tôi nên làm cách ấy thì cái bao tử được no hơn. Tôi cười nói với anh:

- Thì anh ăn nó xong rồi uống nước vô, nó có khác cái gì đâu.

Anh chống chế lấy lệ:

- Đói thì phải “sáng tạo” chứ lị!

Trên đây là chuyện “gối đầu” hay “chơi hụi” của phe ta dưới sự cai quản của bộ đội Việt Cộng trong thời gian đi tù ở Hoàng Liên Sơn. Đến năm 1977, chuyển qua tay quản lý của đám công an áo vàng ở trại Vĩnh Quang, Vĩnh Phú thì bọn tôi phải đối đầu với cái đói còn dã man và thê thảm hơn. Thời… “vàng son” đã qua, hết cải thiện linh tinh, không còn cách nào “vồ tạt” được nữa. Nghĩa là “no way”… chơi hụi, hết phương… gối đầu! Ở trại này anh nào muốn cái bao tử mình no để tối ngủ ngon thì rán chịu nhịn phần ăn buổi trưa để đến chiều ăn một lúc cả hai phần. Còn những người được thân nhân từ trong Nam ra thăm nuôi hoặc có nhận quà qua đường Bưu Điện thì không nói làm gì, đời sống của họ khả quan hơn. Tôi còn nhớ anh bạn nằm cách tôi hai người đã tranh đấu mãnh liệt với cái đói để không ăn phần ăn trưa chỉ với mục đích chờ ăn phần ăn chiều luôn một lúc. Anh lãnh phần bột mì phát cho anh, mọi người ra ngồi ở bàn nhai với muối, sau đó vào ngủ trưa chờ buổi lao động chiều. Riêng anh thì anh cất phần ăn trưa ấy vào trong cái lon gô, đem để lên trên xích đông chỗ đựng quần áo rồi nằm nhìn lên cái lon gô. Tôi quan sát thấy hầu như anh không thể ngủ được. Nằm được 5, 10 phút gì đó, anh nhỏm dậy, lấy cái lon gô đựng bột mì xuống, mở nắp ra nhìn một lúc, anh đậy nắp lại đem đặt lon gô vào chỗ cũ rồi lại nằm xuống nhìn lên… Suốt hơn một tiếng đồng hồ nghỉ trưa, cái động tác nhỏm dậy lấy lon gô mở nắp nhì, đậy nắp lại, để lại chỗ cũ rồi lại nằm xuống nhìn lên đó của anh diễn đi diễn lại cũng phải vài ba lần. Tôi hiểu rằng anh đã phải cố gắng lắm mới vuợt qua được cơn đói cồn cào đang hành hạ anh. Thật tình, lúc ấy tôi rất khâm phục sức chịu đựng của anh. Khi tiếng kẽng báo tập hợp buổi lao động chiều vang lên, anh thở phào nhẹ nhỏm, đứng dậy mặc quần áo chuẩn bị đi lao động. Anh đã vượt qua, đã chiến thắng được cái đói của mình. Anh uống nửa lon gô nước và ra sân tập hợp. Anh chiụ đựng cơn đói thêm 4 tiếng đồng hồ nữa để biết rằng buổi chiều, khi lao động trở về, anh sẽ có thêm một phần ăn bột mì nữa và điều đó sẽ dẫn đến giấc ngủ đêm nay của anh dễ chịu hơn.

Như đã nói, đời sống của phe ta khi vào tay bọn công an quản lý rồi thì thê thảm vô cùng. Bọn áo vàng kiểm soát rất chặt chẽ, lao động ở hiện trường lúc nào cũng có chúng đi theo canh giữ, vì thế khó có anh nào kiếm được củ khoai, trái bắp. Đã thế, chế độ nuôi tù của Bộ Nội Vụ Việt Cộng rất độc ác. Thời gian đầu, chúng phân chia làm 3 hạng: hạng A được ăn 18 kí thực phẩm một tháng, hạng B 15 kí một tháng và hạng C 13 kí một tháng.Anh tù nào lao động giỏi, tích cực thì được cho ăn hạng A, lao động trung bình thì ăn hạng B còn già yếu bết bát thì ăn hạng C. Được ăn A,B,C là do đội họp lại bình bấu đánh giá từng anh theo nhận xét của người đội trưởng và các tổ trưởng trong thời gian lao động đã qua chứ không phải khơi khơi mà được cho ăn A,B hay C. Triết học Mác Lê gọi đó là hưởng theo năng lực lao động. Chính vì cái vụ cho tù ăn theo tiêu chuẩn A,B, C ấy đã tạo ra sự thi đua, tích cực lao động của phe ta dẫn đến cảnh một số anh em ta đem hết sức mình ra lao động, để cuối cùng kiệt lực, đau ốm không thuốc men chữa trị, đành nhắm mắt từ giã cõi đời đói khổ đầy dẫy hận thù này.

Khi tạo ra 3 hạng ăn A, B, C như thế, Việt Cộng nhắm vào mục đích thúc đẩy và bóc lột sức lao động của tù nhân đồng thời gây ra sự mâu thuẫn, đố kỵ, ganh ghét trong hàng ngũ phe ta. Cái thâm độc của việt Cộng là ở chỗ đó. Khi phe ta đã gần như kiệt sức rồi thì tất cả đều ăn đồng loạt 11 kí rưỡi thực phẩm một tháng, nghĩa là không còn chế độ A,B, C gì nữa. Việt Cộng bố trí kế hoạch để cho tù ăn từ 18, 15 kí thực phẩm xuống còn 11 kí mà không tạo ra sự chống đối hay nổi loạn trong trại rất tinh vi. Tôi nhớ vào khoảng năm 1980, một buổi trưa lúc đội đi lao động trở về được anh trực buồng cho biết là cả trại hôm đó phải ăn cháo. Anh lên nhà bếp lãnh cháo về chia cho anh em trong đội, chi ra mỗi người được một chén cháo bo bo. Nhà bếp cho hay là trại đã hết lương thực, trại viên cần phải phấn đấu khắc phục. Anh em tù xôn xao và lo lắng. Ăn chỉ một chén cháo mà đi lao động thì có nước chết sớm. Chế độ ăn cháo kéo dài được 2 ngày, nhiều người đi không vững, các đội trưởng phe ta họp nhau làm kiến nghị gửi lên trại trưởng giải quyết. Trại trưởng họp tất cả trại lại thông báo rằng tình hình lương thực chung của cả nước đang gặp khó khăn. Tuy nhiên trại thông cảm với đời sống của anh em nên đã trình bày với “Trên” (ý nói Bộ Nội Vụ) xin cho anh em được ăn mỗi người một tháng 11 kí rưỡi thực phẩm. Kể từ ngày mai các anh khỏi phải ăn cháo nữa! Cần phải khẳng định một điều rằng, trong cảnh “nước sống cơm tù”, đói khổ triền miên như đã nói ở trên mà phe ta còn sống sót được, phần lớn là nhờ sự tiếp tế, thăm nuôi từ bên ngoài của gia đình.

Tôi vừa chia sẻ cùng bạn chuyện “gối đầu” của chúng ta trong những năm tháng đói khổ cùng cực ở các nhà tù Cộng Sản. Có thể bạn sẽ nói với tôi: “Thôi, chuyện cũ rồi nhắc lại làm chi”.  Xin bạn thông cảm và hiểu cho tôi. Khổ lắm bạn ạ, lắm lúc tôi muốn quên phứt đi cho rồi nhưng càng muốn quên thì lại càng nhớ rõ hơn. Đành phải viết ra cho đời… thêm vui. Điều sau cùng tôi muốn nói với bạn là dạo này chúng ta đã qua “6 bó” cả rồi, có thể lẩm cẩm, mắt mũi kèm nhèm, trông gà hoá cuốc lắm đấy. Tôi nói như vậy là để nhắc bạn rằng tôi nói chuyện “GỐI ĐẦU” chứ không phải “ĐẦU GỐI” đâu nhé. Còn nói chuyện với cái “đầu gối” thì tôi tin rằng, bạn và tôi, kể từ ngày nhờ chương trình HO sang định cư trên xứ Mỹ xô bồ, kỳ cục, lạ lùng và lạnh tanh này, thường gặp chuyện “ruồi bu” và bực mình nên cũng đã nhiều phen “độc thoại” với nó rồi. Có phải vậy không bạn?

http://huynhvanphu.cattien.us/?p=1

Bàn ra tán vào (1)

Chau Nguyen
Co o tu cong san roi moi thay cai doi no nhu the nao, doi xanh con mat ra. Anh Phu ke rat dung va di dom lam.

----------------------------------------------------------------------------------

Comment




  • Input symbols

Chuyện Gối Đầu - Huỳnh Văn Phú

Chữ gối đầu thường gợi lên một hình ảnh vừa lãng mạn vừa âu yếm của những cặp tình nhân bất luận ở lớp tuổi nào, đang trong thời kỳ yêu nhau say đắm. Chẳng hạn như nàng nằm trên bãi cỏ, gối đầu lên đùi chàng, mắt mơ màng nhìn kên khoảng trời xanh, h

Chữ gối đầu thường gợi lên một hình ảnh vừa lãng mạn vừa âu yếm của những cặp tình nhân bất luận ở lớp tuổi nào, đang trong thời kỳ yêu nhau say đắm. Chẳng hạn như nàng nằm trên bãi cỏ, gối đầu lên đùi chàng, mắt mơ màng nhìn kên khoảng trời xanh, hát nho nhỏ vừa đủ cho chàng nghe một bài hát quen thuộc, hoặc chàng choàng tay luồn qua dưới đầu nàng để nàng gối đầu lên cánh tay rắn chắc của chàng. Còn nếu nàng cứ mãi để cho chàng gối đầu lên cánh tay nàng thì văn chương bình dân cũng có một câu mô tả rất trữ tình như sau:

Cánh tay em trắng lại tròn
Em cho anh gối nó mòn một bên

Tôi tin rằng, bạn cũng như tôi, ít ra trong đời mình cũng đã từng vài ba lần trải qua những giây phút thơ mộng ấy. Nếu bạn nói rằng suốt đời bạn, bạn chẳng bao giờ có được chút hạnh phúc hiếm hoi ấy thì hoặc là bạn hơi bi thảm hóa cuộc đời bạn, hoặc bạn khiêm nhường thái quá, còn không thì bạn đúng là một người vừa-nói-dối-vừa-chối rất có “trình độ”. Tôi không tin bạn lại có thể rơi vào một trong những trường hợp trên và “xệ” đến như vậy. Nhưng dù bạn có như thế hay không, chuyện đó không quan trọng. Và nó chẳng dính dáng một ly ông cụ nào đến chuyện “gối đầu” tôi sắp kể dưới đây.

Tuy cùng một động từ “gối đầu” cả đấy nhưng ý nghĩa hoàn toàn khác hẳn bạn ạ. Trước khi kể chuyện này, tôi được biết bạn cũng như hàng trăm ngàn người chung số phận, đã trải qua nhiều năm tháng trong các trại tù Cộng Sản và từng bị đày ải đến tận những nơi thâm sơn cùng cốc trên vùng đất “thiên đường xã hội chủ nghĩa” ở ngoài xứ Bắc xa xôi ấy rồi. Tôi viết lại chuyện gối đầu là để chia sẻ cùng bạn, vừa nhắc cho bạn nhớ lại những ngày tháng ấy chứ tôi không hề có ý “lôi” bạn vào “làm chứng” cho những điều tôi kể đâu.

Thật ra, trong những lúc trà dư tửu hậu, tôi có kể những mẩu chuyện này cho vài người bạn không có được niềm “hạnh phúc” sống trong tù Cộng Sản như tôi và bạn, tuy họ có chăm chú nghe với vẻ thích thú đấy nhưng cuối cùng thì họ vẫn tỏ ra ngờ vực và bảo rằng tôi “cường điệu”, thêm mắm dặm muối cho vui chứ làm gì có chuyện buồn cuời đến như vậy. Tôi nói với mấy anh bạn “may mắn hơn chúng ta” đó rằng, không tin thì cứ đi hỏi thử những ai đã sống qua cảnh ngộ đó xem có phải đúng thế không. Nhiều khi những vị ấy kể lại nghe còn vui và hấp dẫn hơn tôi nữa là khác.

Phải thành thực nói rằng, anh em sống trong tù vì quá đói, đói ngày này sang ngày khác, bao tử trống rỗng muôn năm nên đầu óc của người tù lúc nào cũng chỉ nghĩ đến củ khoai, trái bắp, mớ rau hay bất cứ thứ gì để cái bao tử nó đừng thúc bách kêu gào. Và do đó, họ đã sống theo “bản năng” cũng là điều dễ hiểu và có thể thông cảm được.

Cho đến bây giờ, đã trên 25 năm trôi qua, đã có biết bao biến đổi trên trái đất phiền muộn này, nhiều người đã sinh ra, nhiều người đã nằm xuống. 25 năm, thời gian đủ dài để một đứa trẻ ra đời vào thời điểm chúng ta vào tù, nay có thể đã là cha, là mẹ của những đứa trẻ khác. Vậy mà không hiểu sao những kỷ niệm về các câu chuyện “gối đầu” lúc ở trong tù vẫn còn sờ sờ trước mắt tôi. Nó cứ lẩn quất bên tôi, nhắm mắt lại để hình dung, tôi thấy như mới xảy ra hôm qua hôm kia gì đó. Phần tôi thì chẳng bao giờ quên nhưng ngược lại, tôi biết có người tuy cũng đã sống qua trong cảnh ngộ ấy, vì lý do này lý do khác, hoặc không vì lý do gì cả, đã không còn muốn nhớ lại “những năm tháng không thể nào quên” đó nữa.Tôi không hiểu tâm trạng họ nổi. Và tôi bỗng nghiệm ra rằng, khi những hạnh phúc hay đau khổ (nhất là đau khổ) đã qua đi rồi, người ta mới thấy hết tất cả ý nghĩa của nó.

Từ nãy đến giờ tôi nói lan man chưa đi thẳng vào vấn đề hai chữ “gối đầu” trong bài viết này mang ý nghĩa gì? Tôi xin đơn cử vài thí dụ cho rõ ràng để sau đó mới có thể thoải mái bắt đầu câu chuyện. Giả sử tôi gửi hai bài viết đến một tạp chí nào đó. Người chủ bút thấy đều có thể đăng được bèn cho lên khuôn trước một bài, còn bài kia thì ông “gối đầu” cho số tới. Một ví dụ khác, ở trong tù mỗi ngày tôi được phát 3 chén bắp. Ngày đầu tiên tôi chịu đói một chút, chỉ ăn 2 chén thôi, còn một chén tôi “gối đầu” (để dành) cho ngày kế tiếp. Hôm sau, tôi cũng được phát 3 chén, tôi lại lấy ra “gối đầu” một chén và ăn chén bắp đã để dành từ ngày hôm qua cộng với 2 chén (trong số 3 chén) mới vừa lãnh trong ngày. Làm như thế, ngày nào tôi cũng có một chén bắp để dành. Coi như đó là một hình thức dự trữ. Hành động ấy, ở trong tù bọn tôi gọi là “gối đầu”.Tôi nghĩ rằng có nhiều nguyên nhân thúc đẩy một vài anh em tù chúng tôi làm cái công việc để dánh phần ăn một cách khác thường và kỳ cục đó. Tôi nói khác thường và kỳ cục là bởi vì chỉ có 3 chén bắp một ngày, ăn không đủ no mà còn “gối đầu” nữa thì không kỳ cục và tức cười sao?

Lúc tôi đang “tu luyện” ở trại 8 Hoàng Liên Sơn, một buổi sáng thức dậy, tự nhiên tôi thấy cái bụng của mình bỗng lớn ra như thể có ai bơm hơi vào cho đầy. Ngày qua ngày, nó phát triển như một người đàn bà có mang 5, 7 tháng vậy.Tôi chẳng ăn uống gì được, lúc nào cũng thấy như “no hơi”, thậm chí không thể hít thuốc lào được nữa. Một người bạn thấy tôi vác cái bụng đi lặc lè, anh khôi hài nói rằng chắc là hồi trước tôi có biểu diễn “trống” trong các ban nhạc?!. Tôi lo và buồn lắm, không biết khi nào mình đi ngủ với giun dế đây? (Có trải qua cảnh “lớn bụng” rồi, tôi có thể tự hào là người rất hiểu và thông cảm một cách sâu sắc nỗi vất vả, khó xoay trở, đi đứng… đối với chuyện phải “mang trống” của các bà, các cô). Cũng nhờ bị lớn bụng một cách bất ngờ và bệnh trĩ khá nặng nên tôi được “biên chế” về tổ canh tác trồng rau cho trại, khỏi phải leo dốc lên núi phá rừng trồng bắp như thời gian trước nữa.

Thuyên chuyển về “đơn vị mới” chuyên nghề đi hót cứt để trồng rau xanh này, tôi được nằm gần một anh bạn mà tôi đặt cho anh ta cái biệt danh là một chuyên viên “gối đầu”. So với anh em trong tổ, anh cao lớn và đồ sộ hơn nhiều. Tiêu chuẩn phần ăn hàng ngày của mỗi người tù chỉ có vài trăm hạt đại mễ thì làm sao đủ cung ứng cho cái thân thể to xác như anh. Đo đó, tôi tin rằng sự đau khổ vì đói của anh dữ dội, kinh khủng hơn bọn tôi gấp bội. Và chính điều này khiến anh có những hành động không giống như những anh em khác và rất tức cuời. Đôi khi anh còn gây bực mình chung cho cả tổ. Mỗi buổi chiều, anh nào tới phiên phải đi lấy phần ăn cho tổ thì lên nhà bếp mang về chia cho anh em. Lần nào cũng vậy, tôi nhận thấy anh “to con lớn xác” ấy luôn luôn để dành ra một chén bắp. Anh lấy mảnh vải bao chén bắp ấy lại, để trên đầu nằm của anh. Phần ăn của anh chiều hôm ấy là chén bắp cũ để lại từ ngày hôm qua. Cái điệp khúc ấy diễn ra đều đặn ngày này sang ngày khác. Có lần tôi hỏi anh:

- Anh để dành làm chi vậy? Tội gì cứ phải ăn bắp cũ hoài thế!

Trong câu trả lời của anh, lần đầu tiên tôi nghe hai chữ “gối đầu”:

- Tôi “gối đầu” mà!

- Anh gối đầu để làm cái gì, chả lẽ ngày mai trại không phát phần ăn nữa sao?

Anh nói rất thành thực:

- Tôi biết như vậy nhưng không hiểu sao tôi không thể không làm như thế và tôi cảm thấy như có cái gì đó bất an anh ạ. Tôi gối đầu một chén bắp là để mang cái cảm giác rằng lúc nào trong cuộc sống đói khổ này tôi luôn luôn có một chén bắp dự trữ!

Hàng ngày đi lao động xúc phân, tưới rau cùng anh, tôi thấy anh lúc nào cũng bận tâm, khổ sở, suy nghĩ, tính toán kiếm cách để có thêm được trái cà, trái đu đủ sống hoặc mớ rau tàu bay cho cái bụng anh được vững vàng hơn thường lệ. Thỉnh thoảng tổ canh tác chúng tôi cũng được tăng phái cho tổ trồng bắp trên núi. Công việc đầu tiên của anh khi lên núi là anh hạ ngay mấy cây chuối rừng, chặt đầu, chặt gốc, lột thân chuối ra lấy cái lõi chuối ở giữa (bọn tôi gọi là đèn néon) nhai ngon lành hết hai cây néon, uống nửa lon gô nước rồi mới đi chặt cây. Loại đèn néon này trại quy định mỗi người khi đi lao động trở về phải nạp cho nhà bếp hai cái đèn néon. Nhà bếp sẽ cho xắt mỏng ra nấu với tí mắm ruốc phát cho anh em gọi là tăng thêm khẩu phần hàng ngày.

Tuy nhiên, chén bắp gối đầu hàng ngày của anh không phải lúc nào cũng được “ở cùng anh”, thuộc về anh, ngự trị trong tim óc anh rằng anh luôn luôn có một phần ăn dự trữ trong đời. Cứ vài ba tháng, các cán ngố của trại chờ khi phe ta lao động ở hiện trường bèn đi kiểm soát tịch thu các vật dụng của tù xem có ai dự trữ muối (để trốn trại) hoặc dấu các thứ cấm kỵ như thuốc men, dao, kéo v.v… Thế là chén cơm bắp “gối đầu” của bạn ta đành trở về với… nhà bếp. Lao động về, chén bắp không còn nữa, bạn ta buồn và tiu nghỉu hết mấy phút rồi chiều hôm ấy sẵn sàng nhịn đói một hôm, lại để dành gối đầu một chén bắp khác như cái vòng lẩn quẩn bao quanh con người anh.Trong tổ canh tác của tôi còn có một chuyên viên gối đầu khác nữa nhưng cái sự “gối đầu” của anh này “dễ sợ” hơn anh to xác kia. Chén bắp gối đầu anh thường phải để vài ba ngày có mùi chua rồi anh mới ăn. Tôi chẳng thấy anh đau bụng đau bão gì cả. Thế mới là tài các cụ ạ! Hình như cái bao tử của anh được Thượng Đế chế tạo bằng một loại kim khí đặc biệt có thể hoá giải được mọi loại vi khuẩn, vi trùng!

Anh chuyên viên “gối đầu” to xác là nguyên cớ khiến cho 12 người trong tổ canh tác của tôi hàng đêm phải mất thì giờ làm “kiểm điểm”, rút kinh nghiệm học tập để trở thành “con người mới xã hội chủ nghĩa” tiến bộ hơn. Lý do phải “kiểm điểm” anh là vì hầu như ngày nào cũng vậy, anh luôn luôn bị các tên bộ đội bắt gặp anh đang “cải thiện” (tức là hái trái cà, trái bí, ngắt đọt rau lang, rau tàu bay… trái với quy định của trại). Mỗi lần tổ làm kiểm điểm anh thì tôi được chỉ định làm thư ký ghi biên bản. Anh em trong tổ nản lắm vì lao động cả ngày mệt nhọc, trong khi các tổ khác có thể ngủ sớm để lấy sức còn bọn tôi cứ phải “ngồi đồng” hàng đêm, nhai đi nhai lạI những câu nói vô nghĩa thì ai mà không chán, lắm lúc nổi giận nữa là khác. Tôi còn nhớ có một đêm tổ đang ngồi kiểm điểm cái tội anh bị bộ đội bắt gặp anh hái cà lúc ban trưa, trong lúc mỗi người trong tổ góp một câu để “xây dựng” anh đừng cải thiện linh tinh nữa thì anh đưa tay xin phát biểu ý kiến. Anh nói:

- Tôi nhận lỗi là hồi trưa tôi có hái 3 trái cà trong vuờn. Làm như thế là tôi phạm nội quy của trại. Tôi hứa sẽ “khắc phục” và học tập tốt để trở thành con người mới xã hội chủ nghĩa.

Nói xong câu đó, anh xin ra ngoài đi tiểu. Tên bộ đội giám sát buổi kiểm điểm đồng ý cho anh đi ra ngoài. Còn lại 11 người trong tổ vẫn tiếp tục sinh hoạt, đại khái mỗi người nói một câu gì đó để chờ anh vào. Anh em chờ đến gần nửa giờ vẫn chẳng thấy bóng dáng anh đâu hết. Chập sau, mọi người thấy hai tên bộ đội dẫn anh vào. Hai tên bộ đội cho biết là bắt gặp anh đang hái trộm bắp của trại và yêu cầu phải kiểm điểm gắt gao anh. Thêm cái tội hái trộm bắp của anh nữa thì tổ của tôi hứa hẹn đêm mai lại sẽ tiếp tục “ngồi đồng” để kiểm điểm anh ta. Đối với anh em trong tổ của chúng tôi, trường hợp này được xem như là “gối đầu” kiểm điểm đấy! Chư vị thấy có vui và tức cười không?

Tôi có thể nói niềm hạnh phúc lớn lao nhất của phe ta ở trong tù là lúc cái bao tử được no. Có cách nào để được no đây? Phải nói là sự sáng tạo của phe ta để được no cũng rất “trí tuệ”. Chẳng biết ai là người đầu tiên sáng chê ra cách “chơi hụi”. Cái màn chơi hụi này chỉ xảy ra trong thời điểm trại cho tù ăn bột mì. Nhà bếp nhồi bột mì rồi ép lại làm thành từng cái bánh, chiều ngang khoảng 8 cm, chiều dài 10 cm, dày cỡ 1 cm rồi cho vào chảo luộc rồi sau đó phát cho tù. Trại quy định mỗi bàn (mâm) ăn là 6 người. 6 “trại viên” này sẽ lần lượt thay phiên nhau đến nhà bếp lãnh về chia cho anh em trong “mâm” của mình. Mỗi người được phát hai cái bánh rưỡi mỗi ngày. Tức là tiêu chuẩn sáng nửa cái, trưa một cái và chiều một cái. Khi cả 6 người trong mâm đồng ý chơi hụi rồi thì có cái màn bắt thăm xem ai là người hốt hụi đầu tiên. 5 người kia mỗi người cắt ra nửa cái bánh góp cho người đuợc hốt hụi. Anh chủ hụi trong ngày hôm ấy sẽ có thêm được hai cái bánh rưỡi do 5 anh kia góp. Như thế, trong ngày hốt hụi bữa đó, anh có một lúc tới những 5 cái bánh! Cho ngần ấy số lượng bột mì vào bao tử cùng với nửa lon gô nước, so với những ngày đói thắt ruột vừa qua, quả là anh có được một ngày no nê, đêm ngủ thẳng cẳng! Và đó chính là niềm hạnh phúc vô biên. Dĩ nhiên, kế tiếp 5 ngày sau đó anh phải góp lại nửa cái bánh đóng “hụi chết” cho anh khác hưởng. Những lúc chỉ còn có hai cái bánh mỗi ngày, để cảm thấy số lượng bột mì cho vào bao tử được nhiều hơn, anh lấy ra một cái bánh xắt thành những miếng vuông vuông như quân cờ bỏ vào lon gô, thêm một tí muối rồi đổ nước sôi vào ngâm độ nửa giờ, bột mì nở ra, thể tích có thể tăng gấp đôi. Anh chỉ cho tôi nên làm cách ấy thì cái bao tử được no hơn. Tôi cười nói với anh:

- Thì anh ăn nó xong rồi uống nước vô, nó có khác cái gì đâu.

Anh chống chế lấy lệ:

- Đói thì phải “sáng tạo” chứ lị!

Trên đây là chuyện “gối đầu” hay “chơi hụi” của phe ta dưới sự cai quản của bộ đội Việt Cộng trong thời gian đi tù ở Hoàng Liên Sơn. Đến năm 1977, chuyển qua tay quản lý của đám công an áo vàng ở trại Vĩnh Quang, Vĩnh Phú thì bọn tôi phải đối đầu với cái đói còn dã man và thê thảm hơn. Thời… “vàng son” đã qua, hết cải thiện linh tinh, không còn cách nào “vồ tạt” được nữa. Nghĩa là “no way”… chơi hụi, hết phương… gối đầu! Ở trại này anh nào muốn cái bao tử mình no để tối ngủ ngon thì rán chịu nhịn phần ăn buổi trưa để đến chiều ăn một lúc cả hai phần. Còn những người được thân nhân từ trong Nam ra thăm nuôi hoặc có nhận quà qua đường Bưu Điện thì không nói làm gì, đời sống của họ khả quan hơn. Tôi còn nhớ anh bạn nằm cách tôi hai người đã tranh đấu mãnh liệt với cái đói để không ăn phần ăn trưa chỉ với mục đích chờ ăn phần ăn chiều luôn một lúc. Anh lãnh phần bột mì phát cho anh, mọi người ra ngồi ở bàn nhai với muối, sau đó vào ngủ trưa chờ buổi lao động chiều. Riêng anh thì anh cất phần ăn trưa ấy vào trong cái lon gô, đem để lên trên xích đông chỗ đựng quần áo rồi nằm nhìn lên cái lon gô. Tôi quan sát thấy hầu như anh không thể ngủ được. Nằm được 5, 10 phút gì đó, anh nhỏm dậy, lấy cái lon gô đựng bột mì xuống, mở nắp ra nhìn một lúc, anh đậy nắp lại đem đặt lon gô vào chỗ cũ rồi lại nằm xuống nhìn lên… Suốt hơn một tiếng đồng hồ nghỉ trưa, cái động tác nhỏm dậy lấy lon gô mở nắp nhì, đậy nắp lại, để lại chỗ cũ rồi lại nằm xuống nhìn lên đó của anh diễn đi diễn lại cũng phải vài ba lần. Tôi hiểu rằng anh đã phải cố gắng lắm mới vuợt qua được cơn đói cồn cào đang hành hạ anh. Thật tình, lúc ấy tôi rất khâm phục sức chịu đựng của anh. Khi tiếng kẽng báo tập hợp buổi lao động chiều vang lên, anh thở phào nhẹ nhỏm, đứng dậy mặc quần áo chuẩn bị đi lao động. Anh đã vượt qua, đã chiến thắng được cái đói của mình. Anh uống nửa lon gô nước và ra sân tập hợp. Anh chiụ đựng cơn đói thêm 4 tiếng đồng hồ nữa để biết rằng buổi chiều, khi lao động trở về, anh sẽ có thêm một phần ăn bột mì nữa và điều đó sẽ dẫn đến giấc ngủ đêm nay của anh dễ chịu hơn.

Như đã nói, đời sống của phe ta khi vào tay bọn công an quản lý rồi thì thê thảm vô cùng. Bọn áo vàng kiểm soát rất chặt chẽ, lao động ở hiện trường lúc nào cũng có chúng đi theo canh giữ, vì thế khó có anh nào kiếm được củ khoai, trái bắp. Đã thế, chế độ nuôi tù của Bộ Nội Vụ Việt Cộng rất độc ác. Thời gian đầu, chúng phân chia làm 3 hạng: hạng A được ăn 18 kí thực phẩm một tháng, hạng B 15 kí một tháng và hạng C 13 kí một tháng.Anh tù nào lao động giỏi, tích cực thì được cho ăn hạng A, lao động trung bình thì ăn hạng B còn già yếu bết bát thì ăn hạng C. Được ăn A,B,C là do đội họp lại bình bấu đánh giá từng anh theo nhận xét của người đội trưởng và các tổ trưởng trong thời gian lao động đã qua chứ không phải khơi khơi mà được cho ăn A,B hay C. Triết học Mác Lê gọi đó là hưởng theo năng lực lao động. Chính vì cái vụ cho tù ăn theo tiêu chuẩn A,B, C ấy đã tạo ra sự thi đua, tích cực lao động của phe ta dẫn đến cảnh một số anh em ta đem hết sức mình ra lao động, để cuối cùng kiệt lực, đau ốm không thuốc men chữa trị, đành nhắm mắt từ giã cõi đời đói khổ đầy dẫy hận thù này.

Khi tạo ra 3 hạng ăn A, B, C như thế, Việt Cộng nhắm vào mục đích thúc đẩy và bóc lột sức lao động của tù nhân đồng thời gây ra sự mâu thuẫn, đố kỵ, ganh ghét trong hàng ngũ phe ta. Cái thâm độc của việt Cộng là ở chỗ đó. Khi phe ta đã gần như kiệt sức rồi thì tất cả đều ăn đồng loạt 11 kí rưỡi thực phẩm một tháng, nghĩa là không còn chế độ A,B, C gì nữa. Việt Cộng bố trí kế hoạch để cho tù ăn từ 18, 15 kí thực phẩm xuống còn 11 kí mà không tạo ra sự chống đối hay nổi loạn trong trại rất tinh vi. Tôi nhớ vào khoảng năm 1980, một buổi trưa lúc đội đi lao động trở về được anh trực buồng cho biết là cả trại hôm đó phải ăn cháo. Anh lên nhà bếp lãnh cháo về chia cho anh em trong đội, chi ra mỗi người được một chén cháo bo bo. Nhà bếp cho hay là trại đã hết lương thực, trại viên cần phải phấn đấu khắc phục. Anh em tù xôn xao và lo lắng. Ăn chỉ một chén cháo mà đi lao động thì có nước chết sớm. Chế độ ăn cháo kéo dài được 2 ngày, nhiều người đi không vững, các đội trưởng phe ta họp nhau làm kiến nghị gửi lên trại trưởng giải quyết. Trại trưởng họp tất cả trại lại thông báo rằng tình hình lương thực chung của cả nước đang gặp khó khăn. Tuy nhiên trại thông cảm với đời sống của anh em nên đã trình bày với “Trên” (ý nói Bộ Nội Vụ) xin cho anh em được ăn mỗi người một tháng 11 kí rưỡi thực phẩm. Kể từ ngày mai các anh khỏi phải ăn cháo nữa! Cần phải khẳng định một điều rằng, trong cảnh “nước sống cơm tù”, đói khổ triền miên như đã nói ở trên mà phe ta còn sống sót được, phần lớn là nhờ sự tiếp tế, thăm nuôi từ bên ngoài của gia đình.

Tôi vừa chia sẻ cùng bạn chuyện “gối đầu” của chúng ta trong những năm tháng đói khổ cùng cực ở các nhà tù Cộng Sản. Có thể bạn sẽ nói với tôi: “Thôi, chuyện cũ rồi nhắc lại làm chi”.  Xin bạn thông cảm và hiểu cho tôi. Khổ lắm bạn ạ, lắm lúc tôi muốn quên phứt đi cho rồi nhưng càng muốn quên thì lại càng nhớ rõ hơn. Đành phải viết ra cho đời… thêm vui. Điều sau cùng tôi muốn nói với bạn là dạo này chúng ta đã qua “6 bó” cả rồi, có thể lẩm cẩm, mắt mũi kèm nhèm, trông gà hoá cuốc lắm đấy. Tôi nói như vậy là để nhắc bạn rằng tôi nói chuyện “GỐI ĐẦU” chứ không phải “ĐẦU GỐI” đâu nhé. Còn nói chuyện với cái “đầu gối” thì tôi tin rằng, bạn và tôi, kể từ ngày nhờ chương trình HO sang định cư trên xứ Mỹ xô bồ, kỳ cục, lạ lùng và lạnh tanh này, thường gặp chuyện “ruồi bu” và bực mình nên cũng đã nhiều phen “độc thoại” với nó rồi. Có phải vậy không bạn?

http://huynhvanphu.cattien.us/?p=1

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm