Sức khỏe và đời sống

Chữa bệnh bằng trích huyết - VOA

Cháu chỉ biết là [gần đây khi chữa bệnh] phải rút bớt máu 05 lần, mỗi lần 250ml, và mỗi lần như thế cách nhau khoảng 01 tuần, để thải bỏ chủ yếu là sắt và một số chất khác. Vì vậy mà hiện nay trông anh ấy có vẻ khá ốm.
bởi Bác sĩ Hồ Văn Hiền
Bác sĩ Hồ Văn HiềnBác sĩ Hồ Văn Hiền

Thính giả Phạm Linh Đan hỏi như sau:

“Chào Bác sĩ,
 
Cháu xin phép hỏi bác sĩ về một việc sau:

Nguyên cháu có người quen, năm nay khoảng 50 tuổi, nam giới, làm công việc điều hành sản xuất kinh doanh. Anh ấy bị bệnh gì đó. Cháu chỉ biết là [gần đây khi chữa bệnh] phải rút bớt máu 05 lần, mỗi lần 250ml, và mỗi lần như thế cách nhau khoảng 01 tuần, để thải bỏ chủ yếu là sắt và một số chất khác. Vì vậy mà hiện nay trông anh ấy có vẻ khá ốm.

Cháu xin hỏi Bác sĩ, trong y khoa, có bệnh nào mà phải rút máu bỏ đi hay không và đó là những bệnh gì ạ?

Xin Bác sĩ cũng cho biết hướng điều trị, tiên lượng bệnh và những chế độ kiêng khem cần thiết cho người bệnh ạ.

Chân thành cảm ơn Bác sĩ."

Bác sĩ Hồ Văn Hiền trả lời:

Hỏi đáp Y học: Chữa bệnh bằng trích huyết

Chữa bệnh bằng trích huyết
( Bloodletting, phlebotomy).

Trước khi nền y khoa tây phương phát triển theo cơ sở khoa học như hiện nay, các bác sĩ châu Âu và Châu Mỹ thực hành một loại y khoa khá thô sơ, với hai thủ thuật chính là trích huyết và bơm thuốc vào hậu môn để súc ruột già. Cơ sở lý luận là bệnh được giải thích bằng sư bất quân bình của các thể dịch ("humors"). Cắt cho máu chảy ra bớt được xem như giải toả bớt sự bất quân bình đó.

Còn được nhắc đến nhiều là trường hợp chữa bệnh của Tổng thống Mỹ George Washington vào cuối thế kỷ thứ 18. Năm 1799, ông bị bệnh sưng họng thông thường và yêu cầu được chữa bằng trích huyết. Trong vòng 10 tiếng đồng hồ, người ta trích huyết trên 3,5 lít máu, trong số lượng máu toàn thân là 5 lít, làm vị tổng thống Mỹ đầu tiên chết có lẽ không phải vì họng sưng mà vì áp huyết quá thấp và bị shock theo như quan điểm hiện nay.

Hiện nay một số y khoa cổ truyền vẫn dùng phương pháp trích huyết để chữa bệnh. Riêng về tây y, với kiến thức y khoa căn cứ trên kiến thức khoa học hiện đại, trích huyết có thể có ích:

1)    Trong quá khứ, với những trường hợp huyết áp cao mà thời đó người ta chưa hiểu. Trong những trường hợp này lấy máu làm cho lượng máu trong các huyết quản giảm đi và do đó hạ áp suất quá cao trong huyết quản (mạch máu, to decrease intravascular blood volume).

2)    Bệnh polycythemia vera (poly=nhiều, cyto=tế bào, hemia=máu, vera=thật, chân chính): người bệnh có quá nhiều hồng cầu do tủy xương (bone marrow) sản xuất hồng cầu mới nhiều quá. Lý do là người bệnh mang một gen bất bình thường, thừa hưởng từ cha mẹ mình, nên tủy xương không bị kiềm chế đúng mức lúc tạo máu.

Người bị polycythemia cần được rút máu (phlebotomy) đều đặn để máu không đặc quá, tuy có những thuốc có thể dùng để kiềm chế tuỷ xương.

Máu đậm đặc quá (blood hyperviscosity) làm cho máu khó lưu thông, dễ bị đông, làm nghẽn các mạch máu, gây đau tim (heart attack), tai biến mạch máu não; tương tự như nếu có quá nhiều thuyền chạy trên sông thì sông sẽ bị tắc nghẽn.

3)    Những người vì lý do nào đó có quá nhiều chất sắt (iron, fer, Fe) trong cơ thể mình, làm hại các bộ phận như gan, tim. Chúng ta sẽ bàn chi tiết sau đây:

Trong cơ thể, chất sắt phần lớn nằm trong huyết sắc tố (hemoglobin) của các hồng cầu (red blood cells). Lúc hồng cầu chết đi, chất sắt này được dự trữ trong các tế bào khác dưới dạng ferritin. Nếu quá nhiều chất sắt, sắt dưới dạng hemosiderin (hemo=máu, siderin=sắt) sẽ đọng lại ở các bộ phận và gây hư hại. Trong hemochromatosis (hemo=máu, chrom = sắc tố, osis= quá nhiều) là một bệnh gây ra do chất sắt (Fe, iron) lắng đọng trong các bộ phận của cơ thể: ở gan làm xơ gan, ở tuỵ tạng (pancreas) làm phá huỷ các tế bào đảo (beta islet cells) gây ra bệnh tiểu đường, ở các khớp làm đau khớp (các tinh thể calcium pyrophosphate), ở da làm da xám nâu, ở các bắp cơ như trong cơ tim làm bệnh tim.

Nguyên nhân:

a)    Hemochromatosis có thể do di truyền (hereditary hemochromatosis).

Một đột biến trong di thể HFE (autosomal recessive gene, chromosome 6) hoặc tương tự làm chất sắt ứ đọng trong cơ thể. Bình thường, một người lớn có chừng 2-6 gram sắt trong cơ thể, trong gan được dự trữ chừng 0.5 gram sắt. Ruột chỉ hấp thụ một lượng sắt đủ để thay thế lượng sắt mất đi. Trong bệnh hemochromatosis di truyền, sự hấp thụ sắt từ thức ăn qua ruột không được kiềm chế đúng mức, và mỗi năm lượng sắt dự trữ tăng quá nhiều, lên 1 gram/năm, làm cơ thể có thể chứa đến 50 gram sắt, với 1/3 (chừng 17 gram nằm trong gan).

Xảy ra nhiều nhất ở người da trắng (gốc bắc Âu, hay các đảo Anh quốc, Ireland). Đàn ông tỷ lệ có triệu chứng cao hơn đàn bà 24 lần.

b)    Cơ thể có quá nhiều chất sắt (iron overload) còn có thể xảy ra trong những trường hợp sau đây:

●    Những người bị bệnh huyết tán (hemolysis, vd beta thalassemia, sickle cell anemia), trong đó các tế bào máu bị vỡ thường xuyên, thải ra nhiều chất sắt từ huyết sắc tố (hemoglobin) bị huỷ hoại.
●    Những người  phải truyền máu thường xuyên, lúc hồng cầu (red blood cells) chết đi sẽ thải thêm một số lượng chất sắt vào cơ thể.
●    Một số người bị chảy máu trong phổi (hội chứng Goodpasture) bị sắt ứ trong phổi (pulmonary hemosiderosis).
●    Những người lọc máu thận nhân tạo (dialysis).

Người ta chữa bệnh các trường hợp này bằng cách lấy máu chừng 300-500 cc, lúc đầu hàng tuần, sau đó cách xa hàng tháng hay 3 tháng một lần khi mức ferritin trong máu đã giảm xuống bình thường. Khuyến khích cho (hiến) máu. Trong một số trường hợp, người dùng chất chelating agent là deferoxamine để giúp cơ thể thải bớt chất sắt vào nước tiểu. Thuốc kết hợp với chất sắt trong máu, và sắt được thải ra nước tiểu, làm nước tiểu màu đỏ.

Những nhận xét trên đây chỉ có tính cách thông tin để chúng ta cùng học hỏi. Xin đừng dùng để định bệnh và xâm phạm đời tư người khác.

Chúc quý thính giả may mắn.

Bác sĩ Hồ Văn Hiền
----------------------------------------

Cảm ơn bác sĩ Hồ Văn Hiền. Chúng tôi cũng xin cảm ơn thính giả đã tham gia chương trình Hỏi đáp Y học này.

Quý vị có thể nghe lại các bài giải đáp trên mạng Internet ở địa chỉ voatiengviet.com

Quý vị muốn được giải đáp các thắc mắc về những vấn đề y học thường thức,

•    Vào giờ phát thanh trực tiếp từ 10 giờ đến 11 giờ tối thứ Ba, giờ Việt Nam, xin gọi đến số điện thoại ở Mỹ là (202) 619-3774;

•    Ngoài giờ phát thanh ngày thứ Ba, xin gọi đến số (202) 205-7890, hoặc E-mail đến địa chỉ <vietnamese@voanews.com> để sắp xếp hẹn trả lời cho buổi phát thanh kế tiếp.

Các bác sĩ của chuyên mục Hỏi đáp Y học Trực tiếp của đài VOA sẽ cố gắng giải đáp các thắc mắc về y học của quý vị.

 


Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Chữa bệnh bằng trích huyết - VOA

Cháu chỉ biết là [gần đây khi chữa bệnh] phải rút bớt máu 05 lần, mỗi lần 250ml, và mỗi lần như thế cách nhau khoảng 01 tuần, để thải bỏ chủ yếu là sắt và một số chất khác. Vì vậy mà hiện nay trông anh ấy có vẻ khá ốm.
bởi Bác sĩ Hồ Văn Hiền
Bác sĩ Hồ Văn HiềnBác sĩ Hồ Văn Hiền

Thính giả Phạm Linh Đan hỏi như sau:

“Chào Bác sĩ,
 
Cháu xin phép hỏi bác sĩ về một việc sau:

Nguyên cháu có người quen, năm nay khoảng 50 tuổi, nam giới, làm công việc điều hành sản xuất kinh doanh. Anh ấy bị bệnh gì đó. Cháu chỉ biết là [gần đây khi chữa bệnh] phải rút bớt máu 05 lần, mỗi lần 250ml, và mỗi lần như thế cách nhau khoảng 01 tuần, để thải bỏ chủ yếu là sắt và một số chất khác. Vì vậy mà hiện nay trông anh ấy có vẻ khá ốm.

Cháu xin hỏi Bác sĩ, trong y khoa, có bệnh nào mà phải rút máu bỏ đi hay không và đó là những bệnh gì ạ?

Xin Bác sĩ cũng cho biết hướng điều trị, tiên lượng bệnh và những chế độ kiêng khem cần thiết cho người bệnh ạ.

Chân thành cảm ơn Bác sĩ."

Bác sĩ Hồ Văn Hiền trả lời:

Hỏi đáp Y học: Chữa bệnh bằng trích huyết

Chữa bệnh bằng trích huyết
( Bloodletting, phlebotomy).

Trước khi nền y khoa tây phương phát triển theo cơ sở khoa học như hiện nay, các bác sĩ châu Âu và Châu Mỹ thực hành một loại y khoa khá thô sơ, với hai thủ thuật chính là trích huyết và bơm thuốc vào hậu môn để súc ruột già. Cơ sở lý luận là bệnh được giải thích bằng sư bất quân bình của các thể dịch ("humors"). Cắt cho máu chảy ra bớt được xem như giải toả bớt sự bất quân bình đó.

Còn được nhắc đến nhiều là trường hợp chữa bệnh của Tổng thống Mỹ George Washington vào cuối thế kỷ thứ 18. Năm 1799, ông bị bệnh sưng họng thông thường và yêu cầu được chữa bằng trích huyết. Trong vòng 10 tiếng đồng hồ, người ta trích huyết trên 3,5 lít máu, trong số lượng máu toàn thân là 5 lít, làm vị tổng thống Mỹ đầu tiên chết có lẽ không phải vì họng sưng mà vì áp huyết quá thấp và bị shock theo như quan điểm hiện nay.

Hiện nay một số y khoa cổ truyền vẫn dùng phương pháp trích huyết để chữa bệnh. Riêng về tây y, với kiến thức y khoa căn cứ trên kiến thức khoa học hiện đại, trích huyết có thể có ích:

1)    Trong quá khứ, với những trường hợp huyết áp cao mà thời đó người ta chưa hiểu. Trong những trường hợp này lấy máu làm cho lượng máu trong các huyết quản giảm đi và do đó hạ áp suất quá cao trong huyết quản (mạch máu, to decrease intravascular blood volume).

2)    Bệnh polycythemia vera (poly=nhiều, cyto=tế bào, hemia=máu, vera=thật, chân chính): người bệnh có quá nhiều hồng cầu do tủy xương (bone marrow) sản xuất hồng cầu mới nhiều quá. Lý do là người bệnh mang một gen bất bình thường, thừa hưởng từ cha mẹ mình, nên tủy xương không bị kiềm chế đúng mức lúc tạo máu.

Người bị polycythemia cần được rút máu (phlebotomy) đều đặn để máu không đặc quá, tuy có những thuốc có thể dùng để kiềm chế tuỷ xương.

Máu đậm đặc quá (blood hyperviscosity) làm cho máu khó lưu thông, dễ bị đông, làm nghẽn các mạch máu, gây đau tim (heart attack), tai biến mạch máu não; tương tự như nếu có quá nhiều thuyền chạy trên sông thì sông sẽ bị tắc nghẽn.

3)    Những người vì lý do nào đó có quá nhiều chất sắt (iron, fer, Fe) trong cơ thể mình, làm hại các bộ phận như gan, tim. Chúng ta sẽ bàn chi tiết sau đây:

Trong cơ thể, chất sắt phần lớn nằm trong huyết sắc tố (hemoglobin) của các hồng cầu (red blood cells). Lúc hồng cầu chết đi, chất sắt này được dự trữ trong các tế bào khác dưới dạng ferritin. Nếu quá nhiều chất sắt, sắt dưới dạng hemosiderin (hemo=máu, siderin=sắt) sẽ đọng lại ở các bộ phận và gây hư hại. Trong hemochromatosis (hemo=máu, chrom = sắc tố, osis= quá nhiều) là một bệnh gây ra do chất sắt (Fe, iron) lắng đọng trong các bộ phận của cơ thể: ở gan làm xơ gan, ở tuỵ tạng (pancreas) làm phá huỷ các tế bào đảo (beta islet cells) gây ra bệnh tiểu đường, ở các khớp làm đau khớp (các tinh thể calcium pyrophosphate), ở da làm da xám nâu, ở các bắp cơ như trong cơ tim làm bệnh tim.

Nguyên nhân:

a)    Hemochromatosis có thể do di truyền (hereditary hemochromatosis).

Một đột biến trong di thể HFE (autosomal recessive gene, chromosome 6) hoặc tương tự làm chất sắt ứ đọng trong cơ thể. Bình thường, một người lớn có chừng 2-6 gram sắt trong cơ thể, trong gan được dự trữ chừng 0.5 gram sắt. Ruột chỉ hấp thụ một lượng sắt đủ để thay thế lượng sắt mất đi. Trong bệnh hemochromatosis di truyền, sự hấp thụ sắt từ thức ăn qua ruột không được kiềm chế đúng mức, và mỗi năm lượng sắt dự trữ tăng quá nhiều, lên 1 gram/năm, làm cơ thể có thể chứa đến 50 gram sắt, với 1/3 (chừng 17 gram nằm trong gan).

Xảy ra nhiều nhất ở người da trắng (gốc bắc Âu, hay các đảo Anh quốc, Ireland). Đàn ông tỷ lệ có triệu chứng cao hơn đàn bà 24 lần.

b)    Cơ thể có quá nhiều chất sắt (iron overload) còn có thể xảy ra trong những trường hợp sau đây:

●    Những người bị bệnh huyết tán (hemolysis, vd beta thalassemia, sickle cell anemia), trong đó các tế bào máu bị vỡ thường xuyên, thải ra nhiều chất sắt từ huyết sắc tố (hemoglobin) bị huỷ hoại.
●    Những người  phải truyền máu thường xuyên, lúc hồng cầu (red blood cells) chết đi sẽ thải thêm một số lượng chất sắt vào cơ thể.
●    Một số người bị chảy máu trong phổi (hội chứng Goodpasture) bị sắt ứ trong phổi (pulmonary hemosiderosis).
●    Những người lọc máu thận nhân tạo (dialysis).

Người ta chữa bệnh các trường hợp này bằng cách lấy máu chừng 300-500 cc, lúc đầu hàng tuần, sau đó cách xa hàng tháng hay 3 tháng một lần khi mức ferritin trong máu đã giảm xuống bình thường. Khuyến khích cho (hiến) máu. Trong một số trường hợp, người dùng chất chelating agent là deferoxamine để giúp cơ thể thải bớt chất sắt vào nước tiểu. Thuốc kết hợp với chất sắt trong máu, và sắt được thải ra nước tiểu, làm nước tiểu màu đỏ.

Những nhận xét trên đây chỉ có tính cách thông tin để chúng ta cùng học hỏi. Xin đừng dùng để định bệnh và xâm phạm đời tư người khác.

Chúc quý thính giả may mắn.

Bác sĩ Hồ Văn Hiền
----------------------------------------

Cảm ơn bác sĩ Hồ Văn Hiền. Chúng tôi cũng xin cảm ơn thính giả đã tham gia chương trình Hỏi đáp Y học này.

Quý vị có thể nghe lại các bài giải đáp trên mạng Internet ở địa chỉ voatiengviet.com

Quý vị muốn được giải đáp các thắc mắc về những vấn đề y học thường thức,

•    Vào giờ phát thanh trực tiếp từ 10 giờ đến 11 giờ tối thứ Ba, giờ Việt Nam, xin gọi đến số điện thoại ở Mỹ là (202) 619-3774;

•    Ngoài giờ phát thanh ngày thứ Ba, xin gọi đến số (202) 205-7890, hoặc E-mail đến địa chỉ <vietnamese@voanews.com> để sắp xếp hẹn trả lời cho buổi phát thanh kế tiếp.

Các bác sĩ của chuyên mục Hỏi đáp Y học Trực tiếp của đài VOA sẽ cố gắng giải đáp các thắc mắc về y học của quý vị.

 


BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm