Cõi Người Ta

Chết Trên Tay Người Yêu

Ai cũng phải chết. Luật tự nhiên mà. Nhưng chết êm ái, nhẹ nhàng như đi vào giấc ngủ là điều ai cũng mong muốn. Nhiều người chịu khó trì chí tu hành chỉ mong cuối đời được như vậy.

* NGUYỄN THỊ CỎ MAY


Luật Sư Của Quỉ Jacques Vergès, Nhà Biện Hộ Lai Máu Việt

    
Ai cũng phải chết. Luật tự nhiên mà. Nhưng chết êm ái, nhẹ nhàng như đi vào giấc ngủ là điều ai cũng mong muốn. Nhiều người chịu khó trì chí tu hành chỉ mong cuối đời được như vậy.

    Ông Jacques Vergès, luật sư ở Tòa án Paris, nổi tiếng là " Luật sư của quỉ " (L'avocat du diable) hay "Luật sư của khủng bố " (L'avocat de la terreur), chẳng những ông chết êm ái tại nhà riêng chỉ sau cái cảm giác thoáng chóng mặt, mà còn chết trên tay người yêu cuối đời ở tuổi 88 là một Bà Hầu tước.
    Suốt cuộc đời, Ông Jacques Vergès không tu hành một ngày nào. Trong nghề Thầy Cãi, ông tình nguyện bênh vực cho những tội phạm tày trời mà Thần Công lý cũng phải lắc đầu như " Khò-me Đỏ Khiêu Samphang ", nhà độc tài khát máu Saddam Hussein, Khadafi, trùm Mật vụ Đức quốc xã ở Lyon Klaus Barbie, trùm khủng bố Carlos, tội chống nhơn loại Slobodan Milosevic (Serbie) ...Vì ông nghĩ là tôi phạm phải cần được bênh vực trước công lý. Công lý là của mọi người. Đó là quyền của mọi người trước khi có phản quyết của Tòa án.
    Ông đòi thù lao rất cao ở thân chủ đại gia hoặc cải miễn phí cho những người cần được bênh vực mà không tiền. Ông còn cho tiền túi nữa. Khi lấy nhiều tiền, ông mời bạn bè tham dự vào hồ sơ ông nhận lãnh và chia lại thù lao. Phần ông thường chẳng còn bao nhiêu.
    Ông được nhiều người quí trọng, thương yêu vì bản tánh điệu nghệ nhưng cũng không thiếu người khó chịu vì sự ứng xử nhiều lúc " trái chiều " của ông.
Không biết phải vì vậy mà cuối đời ông được chết vô cùng hạnh phúc ?
Một thời làm sóng gió
    Jacques Vergès sanh ở Thái-lan năm 1924. Cha là người pháp, Bác sĩ và Lãnh sự Pháp ở Thái-lan. Mẹ là việt nam, Bà Phạm thị Khang, làm giáo viên. Ông mồ cội mẹ năm 3 tuổi. Người em trai của ông mang cùng ngày sanh với ông nên người ta nói là hai anh em sanh đôi. Đây là chuyện riêng của gia đình nên ông giữ im lặng. Sau gia đình trở về đảo La Réunion sanh sống. Ông lớn lên ở đây. Và cũng ở đây, đảo La Réunion, một phần gia tiên của ông lập nghiệp từ thế kỳ XVII.
    Phải chăng do bẩm sanh mà ông và em trai của ông, Paul Vergès, đã có ý thức chánh trị rất sớm. Năm 12 tuổi, hai người đã tham gia một cuộc diễn hành của Mặt Trận Bình dân ở Saint Denis.
    Năm 16 tuổi, ông đậu Tú tài và học luật. Năm rưỡi sau, ông rời khỏi đảo La Réunion để tham gia Kháng chiến. Năm sau, ông tới Anh tham gia vào Lực Lượng Pháp Tự do. Với cấp bực Hạ Sĩ quan của Kháng Chiến Quân, ông đánh giặc ở Ý, rồi qua Pháp. Nhiều lần, ông được khen thưởng Huân chương Kháng chiến. Ông theo De Gaulle và theo cộng sản. Có lẽ ở ông, theo De Gaulle lúc đó là thể hiện lòng yêu nưóc, chiến đấu giải phóng nước Pháp, theo " cộng sản là để tranh đấu cho công bình xã hội " ?
    Tới Paris sau Thế chiến, ông gia nhập Đảng Cộng sản Pháp.
    Năm 1950, Jacques Vergès được bầu vào Ban Bí thư của Liên Hiệp sinh viên tại Praha, Tiệp, Đại diện cho đảo La Réunion đã làm cho Đảng Cộng sản Pháp quan tâm đặc biệt. Ông gia nhập đảng cộng sản để có thế chống thực dân mạnh hơn. 
    Trở về Pháp, ông học xong cử nhơn luật. Ông ghi tên vào Luật sư Đoàn ở Paris và dự thi tuyển vào Luật sư Đoàn Paris.
    Jacques Vergès nổi tiếng là « thằng nhỏ xách động chống thực dân Khu La-tinh », Quận V Paris. Ông lãnh đạo Hội sinh viên dân đảo Réunion, có dịp kết bạn với Ông Mohamed Masmoudi, kháng chiến Tunisie và những lãnh tụ Khò-me Đỏ sau này như Saloth Sâr được biết dưới tên Pol Pot và Khieu Samphân, … Jacques Vergès vận động Đảng Cộng sản và Xã hội Pháp hãy can thiệp vào tình hình ở Algérie.
    Ông chiến đấu cho Mặt trận Quốc gia Giải phóng và bênh vực cho cán binh của Mặt trận. Từ đó ông được dân chúng Algérie gọi ông là « Người Chiến thắng » .
    Nữ cán bộ Mặt trận Kháng chiến Algérie, Bà Djamila Bouhired, bị lính nhảy dù pháp bắt và tra tấn vì tội khủng bố đã đặc bom làm thiệt mạng 6 người, gây thương tích 60 người có cả trẻ con. Ra Tòa, bà bị kết án tử hình. Ông lãnh biện hộ làm cho ông bị cấm hành nghề một năm. Vài năm sau, thân chủ của ông trở thành vợ và sanh cho ông hai người con, một gái và một trai. Theo vợ, ông vào Hồi giáo.
    Bà Djamila Bouhired lúc bịnh qua Paris chữa trị, ăn ở tại Hotel Georges V, thứ Hotel sang trọng ngoại hạng của Paris, do Chánh phủ Pháp đài thọ chi phí theo qui chế « đối nhơn cao quyền » bị dư luận pháp phản đối mạnh. Dân chúng pháp không chấp nhận ưu đãi kẻ khủng bố, trong số nạn nhơn có con em nước Pháp.
    Năm 1957, ông ra khỏi Đảng Cộng sản pháp vì cho rằng đảng cộng sản không đủ nhiệt tình giúp Mặt trận Quốc gia Giải phóng Algérie.
    Algérie độc lập, Jacques Vergès nhập tịch Algérie, làm Đổng lý Văn phòng cho Tổng trưởng Ngoại giao Algérie, xuất bản tập san Đệ Tam Thế giới (Revue Tiers-mondiste) và Tập san Cách mạng phi châu (Revue Révolution africaine). Năm 1963, ông gặp Mao Trạch-đông và nhanh chóng, ông theo đường lối của Mao. Ông bị Chánh phủ Algérie giải nhiệm và trở về Pháp. Ông là mao-ít đầu tiên ở Paris.
    Rồi ông đình bản tập san Cách mạng, trở qua Algérie làm luật sư ở Alger cho tới năm 1970.
Như Công tử Nam  
    Những năm sau này, Jacques Vergès về ở với Bà Hầu tước (La marquise) Marie-Christine de Solages tại từng 1 căn nhà số 27, Bến Voltaire, nơi Nhà văn Voltaire mất năm 1778. Ông mất vào mùa hè năm rồi, 2013, tại phòng nơi Voltaire chết, không để lại di chúc, cũng không để lại một lời nào về ý muốn đám tang của ông sẽ được tổ chức như thế nào. Ông chỉ để lại 600 000 Euro tiền nợ. Mà nợ chủ nhà và Chánh phủ Pháp. Cái già tới mau quá, ông không hay biết kịp. Trong những tháng cuối đời, ông không có tiền và lại bịnh hoạn. Ông đi khám mắt mà không có tiền trả bác sĩ. Một hôm, ông phải gọi Ông Roland Dumas, bạn thân và đồng nghiệp, Cựu Tổng trưởng Ngoại giao của TT. Mitterrand, cho ông mượn tiền xài tạm. Tang lễ của ông do Luật sư Đoàn đài thọ. Bà vợ người Hồi giáo, mẹ của 2 con của ông, không tới. Hai con của ông và bà bồ, Hầu tước Marie-Christine de Solages, có mặt bên quan tài. Riêng cậu con trai Lies ngủ đêm đầu tiên khi ông mất trong phòng với ông nhưng dưới thảm.
    Trước cửa nhà thờ, có đặt một tràng hoa hồng đỏ thắm thật to. Người ta nhìn kỹ mới thấy tràng hoa được gởi từ nhà tù. Trong phòng lễ, ở hàng cuối, là những người phi châu đen và bắc phi âm thầm tới tiễn đưa ông vì lòng ngưỡng mộ.
    Đầu năm 2013, công chúa á-rặp Alanoud Alfayez, sau khi ly dị với vua Abdallah, sống lưu đày ở Luân-đôn nhờ Jacques Vergès tổ chức một chiến dịch can thiệp với nhà vua để 4 ngưòi con gái của bà bị nhốt trong hoàng cung từ hơn mười năm nay được thả ra. Công chúa ứng trước cho ông 500 000 Euro. Ông chia ngay cho Ông Roland Dumas 170 000 Euro để viết thư gởi ông Đại sứ của Arabie saoudite ở Paris, 100 000 Euro cho luật sư Xavier Magnée, … Đó là nếp sanh hoạt của Jacques Vergès từ xưa nay. Khi có áp-phe, ông kêu bạn bè tới chia việc để có thù lao. Không bao giờ ông giữ áp-phe cho riêng mình ông.
    Tang lễ xong, văn phòng của ông được thanh lý. Đồ đạc được bán đấu giá, thu về 170 000 Euro. Trừ thuế xong, số tiền còn lại chưa đủ trả nợ.
Hạnh phúc cuối đời
    Tuy không tiền nhưng cuối đời, Jacques Vergès rất hạnh phúc. Bà Hầu tước cho chỗ ở sang trọng, bên bờ sông Seine. Và cung cấp xi-gà cu-ba, thứ ngon và đắt tiền, cho ông hút. Vì ông ghiền xi-gà. Bà tới với ông và từ đó hai người không thể rời nhau chỉ qua một câu ngắn ngủi « Bà là người phụ nữ của đời tôi ». Ông là một luật sư quốc tế nổi tiếng. Thế mà khi tán gái chỉ có mấy lời bình thường. Mà kết quả nhanh như chớp. Chẳng lẽ cái hùng biện lại đơn giản vậy sao ?
    Bà bồ còn đãi ông 5 tuần bồi dưỡng tại một trung tâm sức khỏe ở Thụy sĩ. Ông là người quan  tâm săn sóc bản thân. Luôn luôn giữ người cho thơm tho, móng tay phải được thợ móng tay chuyên nghiệp cắt cho. Tóc phải được giữ cho óng  mượt như tơ.
    Trước đây 4 năm, hai người gặp nhau trong một bữa ăn do người bạn chung của 2 người  đãi. Bà Hầu tước kể lại ngay hôm đó bà bị một cú xét ái tình sau 16 năm sống độc thân.
    Từ đó, hai người hằng ngày điện thoại nhau từ 12 tới 15 lần.
Duyên tiền định. 
    Ở trong căn nhà này, trước kia, Voltaire, triết gia thời Ánh Sáng, có tên bắt đầu bằng mẫu tự V và có bà Hầu tước Chatelet. Nay Ông Vergès ở, tên cũng bắt đầu bằng V và cũng có bà Hầu tước Maris-Christine de Solages. Hai người chết cùng trong một phòng ở từng I.

    Xưa nay chưa biết Venise. Năm 2012, hai người cùng đi Venise cho biết. Họ ở trong một lâu đài trông ra Kênh Lớn, rộng 1000 m2, với cả Maitre d’Hôtel. Chuyến đi này như đi tuần trăng mật tiền hôn nhơn. Vì họ dự định cưới nhau trong  vài tuần nữa. Sau đám cưới, Jacques Vergès sẽ đưa bà đi qua Thái-lan, Miên, nơi ông có nhiều bạn bè. Cái chết quá đột ngột đã làm cho ông không kịp thực hiện những mơ ước đẹp cuối đời. 
    Hôm 15 tháng 8 năm 2013, Ông Jacques Vergès và bà Hầu tước vào bếp cùng sửa soạn bửa ăn tối. Vergès bảo bà De Solages làm cho ông dĩa thịt cừu. Bà rót cho ông ly Talbot đỏ (giá 1 chai năm 2012 là 45 Euro, năm 2013 là 31 Euro). Tay cầm ly bordeaux đỏ, ông nói với bà « Tôi thấy chóng mặt ». Ông ngồi xuống ghế lấy lại sự bình tĩnh. Ông ngã vào tay bà Hầu tước. Ông chết trong sự êm ái, trong tình yêu, trong niềm hạnh phúc, với nụ cười làm dịu nét mặt của ông. Ông chết trong căn nhà của ông. Trong vòng vài mươi giây, tay của ông vẫn còn cầm ly Talbot đỏ.
    Dự định hai người sẽ cưới nhau không bao giờ thực hiện được. Bà Hầu tước trở lại sống độc thân.
    Thời trẻ, Jacques Vergès dấn thân tranh đấu chống thực dân, giải phóng dân tộc bị áp bức, bất công và theo cộng sản. Khi làm Luật sư, ông dấn thân bênh vực những tội phạm hình sự quốc tế tày trời. Thứ tội chống nhơn loại. Việc làm của ông bị nhiều người cho là vi phạm đạo đức nghề nghiệp.
    Khi cuối đời chết trên tay một bà Hầu tước, lớp người của Quân chủ phong kiến, nhà ở bên bờ sông Seine, tay cầm ly Talbot đỏ.
    Có phải chết trong hạnh phúc không ? Vua chúa, có người chết không mồ mã chỉ vì ác ôn !

Nguyễn thị Cỏ May
http://www.ngay-nay.com/vantran_article.html

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Chết Trên Tay Người Yêu

Ai cũng phải chết. Luật tự nhiên mà. Nhưng chết êm ái, nhẹ nhàng như đi vào giấc ngủ là điều ai cũng mong muốn. Nhiều người chịu khó trì chí tu hành chỉ mong cuối đời được như vậy.

* NGUYỄN THỊ CỎ MAY


Luật Sư Của Quỉ Jacques Vergès, Nhà Biện Hộ Lai Máu Việt

    
Ai cũng phải chết. Luật tự nhiên mà. Nhưng chết êm ái, nhẹ nhàng như đi vào giấc ngủ là điều ai cũng mong muốn. Nhiều người chịu khó trì chí tu hành chỉ mong cuối đời được như vậy.

    Ông Jacques Vergès, luật sư ở Tòa án Paris, nổi tiếng là " Luật sư của quỉ " (L'avocat du diable) hay "Luật sư của khủng bố " (L'avocat de la terreur), chẳng những ông chết êm ái tại nhà riêng chỉ sau cái cảm giác thoáng chóng mặt, mà còn chết trên tay người yêu cuối đời ở tuổi 88 là một Bà Hầu tước.
    Suốt cuộc đời, Ông Jacques Vergès không tu hành một ngày nào. Trong nghề Thầy Cãi, ông tình nguyện bênh vực cho những tội phạm tày trời mà Thần Công lý cũng phải lắc đầu như " Khò-me Đỏ Khiêu Samphang ", nhà độc tài khát máu Saddam Hussein, Khadafi, trùm Mật vụ Đức quốc xã ở Lyon Klaus Barbie, trùm khủng bố Carlos, tội chống nhơn loại Slobodan Milosevic (Serbie) ...Vì ông nghĩ là tôi phạm phải cần được bênh vực trước công lý. Công lý là của mọi người. Đó là quyền của mọi người trước khi có phản quyết của Tòa án.
    Ông đòi thù lao rất cao ở thân chủ đại gia hoặc cải miễn phí cho những người cần được bênh vực mà không tiền. Ông còn cho tiền túi nữa. Khi lấy nhiều tiền, ông mời bạn bè tham dự vào hồ sơ ông nhận lãnh và chia lại thù lao. Phần ông thường chẳng còn bao nhiêu.
    Ông được nhiều người quí trọng, thương yêu vì bản tánh điệu nghệ nhưng cũng không thiếu người khó chịu vì sự ứng xử nhiều lúc " trái chiều " của ông.
Không biết phải vì vậy mà cuối đời ông được chết vô cùng hạnh phúc ?
Một thời làm sóng gió
    Jacques Vergès sanh ở Thái-lan năm 1924. Cha là người pháp, Bác sĩ và Lãnh sự Pháp ở Thái-lan. Mẹ là việt nam, Bà Phạm thị Khang, làm giáo viên. Ông mồ cội mẹ năm 3 tuổi. Người em trai của ông mang cùng ngày sanh với ông nên người ta nói là hai anh em sanh đôi. Đây là chuyện riêng của gia đình nên ông giữ im lặng. Sau gia đình trở về đảo La Réunion sanh sống. Ông lớn lên ở đây. Và cũng ở đây, đảo La Réunion, một phần gia tiên của ông lập nghiệp từ thế kỳ XVII.
    Phải chăng do bẩm sanh mà ông và em trai của ông, Paul Vergès, đã có ý thức chánh trị rất sớm. Năm 12 tuổi, hai người đã tham gia một cuộc diễn hành của Mặt Trận Bình dân ở Saint Denis.
    Năm 16 tuổi, ông đậu Tú tài và học luật. Năm rưỡi sau, ông rời khỏi đảo La Réunion để tham gia Kháng chiến. Năm sau, ông tới Anh tham gia vào Lực Lượng Pháp Tự do. Với cấp bực Hạ Sĩ quan của Kháng Chiến Quân, ông đánh giặc ở Ý, rồi qua Pháp. Nhiều lần, ông được khen thưởng Huân chương Kháng chiến. Ông theo De Gaulle và theo cộng sản. Có lẽ ở ông, theo De Gaulle lúc đó là thể hiện lòng yêu nưóc, chiến đấu giải phóng nước Pháp, theo " cộng sản là để tranh đấu cho công bình xã hội " ?
    Tới Paris sau Thế chiến, ông gia nhập Đảng Cộng sản Pháp.
    Năm 1950, Jacques Vergès được bầu vào Ban Bí thư của Liên Hiệp sinh viên tại Praha, Tiệp, Đại diện cho đảo La Réunion đã làm cho Đảng Cộng sản Pháp quan tâm đặc biệt. Ông gia nhập đảng cộng sản để có thế chống thực dân mạnh hơn. 
    Trở về Pháp, ông học xong cử nhơn luật. Ông ghi tên vào Luật sư Đoàn ở Paris và dự thi tuyển vào Luật sư Đoàn Paris.
    Jacques Vergès nổi tiếng là « thằng nhỏ xách động chống thực dân Khu La-tinh », Quận V Paris. Ông lãnh đạo Hội sinh viên dân đảo Réunion, có dịp kết bạn với Ông Mohamed Masmoudi, kháng chiến Tunisie và những lãnh tụ Khò-me Đỏ sau này như Saloth Sâr được biết dưới tên Pol Pot và Khieu Samphân, … Jacques Vergès vận động Đảng Cộng sản và Xã hội Pháp hãy can thiệp vào tình hình ở Algérie.
    Ông chiến đấu cho Mặt trận Quốc gia Giải phóng và bênh vực cho cán binh của Mặt trận. Từ đó ông được dân chúng Algérie gọi ông là « Người Chiến thắng » .
    Nữ cán bộ Mặt trận Kháng chiến Algérie, Bà Djamila Bouhired, bị lính nhảy dù pháp bắt và tra tấn vì tội khủng bố đã đặc bom làm thiệt mạng 6 người, gây thương tích 60 người có cả trẻ con. Ra Tòa, bà bị kết án tử hình. Ông lãnh biện hộ làm cho ông bị cấm hành nghề một năm. Vài năm sau, thân chủ của ông trở thành vợ và sanh cho ông hai người con, một gái và một trai. Theo vợ, ông vào Hồi giáo.
    Bà Djamila Bouhired lúc bịnh qua Paris chữa trị, ăn ở tại Hotel Georges V, thứ Hotel sang trọng ngoại hạng của Paris, do Chánh phủ Pháp đài thọ chi phí theo qui chế « đối nhơn cao quyền » bị dư luận pháp phản đối mạnh. Dân chúng pháp không chấp nhận ưu đãi kẻ khủng bố, trong số nạn nhơn có con em nước Pháp.
    Năm 1957, ông ra khỏi Đảng Cộng sản pháp vì cho rằng đảng cộng sản không đủ nhiệt tình giúp Mặt trận Quốc gia Giải phóng Algérie.
    Algérie độc lập, Jacques Vergès nhập tịch Algérie, làm Đổng lý Văn phòng cho Tổng trưởng Ngoại giao Algérie, xuất bản tập san Đệ Tam Thế giới (Revue Tiers-mondiste) và Tập san Cách mạng phi châu (Revue Révolution africaine). Năm 1963, ông gặp Mao Trạch-đông và nhanh chóng, ông theo đường lối của Mao. Ông bị Chánh phủ Algérie giải nhiệm và trở về Pháp. Ông là mao-ít đầu tiên ở Paris.
    Rồi ông đình bản tập san Cách mạng, trở qua Algérie làm luật sư ở Alger cho tới năm 1970.
Như Công tử Nam  
    Những năm sau này, Jacques Vergès về ở với Bà Hầu tước (La marquise) Marie-Christine de Solages tại từng 1 căn nhà số 27, Bến Voltaire, nơi Nhà văn Voltaire mất năm 1778. Ông mất vào mùa hè năm rồi, 2013, tại phòng nơi Voltaire chết, không để lại di chúc, cũng không để lại một lời nào về ý muốn đám tang của ông sẽ được tổ chức như thế nào. Ông chỉ để lại 600 000 Euro tiền nợ. Mà nợ chủ nhà và Chánh phủ Pháp. Cái già tới mau quá, ông không hay biết kịp. Trong những tháng cuối đời, ông không có tiền và lại bịnh hoạn. Ông đi khám mắt mà không có tiền trả bác sĩ. Một hôm, ông phải gọi Ông Roland Dumas, bạn thân và đồng nghiệp, Cựu Tổng trưởng Ngoại giao của TT. Mitterrand, cho ông mượn tiền xài tạm. Tang lễ của ông do Luật sư Đoàn đài thọ. Bà vợ người Hồi giáo, mẹ của 2 con của ông, không tới. Hai con của ông và bà bồ, Hầu tước Marie-Christine de Solages, có mặt bên quan tài. Riêng cậu con trai Lies ngủ đêm đầu tiên khi ông mất trong phòng với ông nhưng dưới thảm.
    Trước cửa nhà thờ, có đặt một tràng hoa hồng đỏ thắm thật to. Người ta nhìn kỹ mới thấy tràng hoa được gởi từ nhà tù. Trong phòng lễ, ở hàng cuối, là những người phi châu đen và bắc phi âm thầm tới tiễn đưa ông vì lòng ngưỡng mộ.
    Đầu năm 2013, công chúa á-rặp Alanoud Alfayez, sau khi ly dị với vua Abdallah, sống lưu đày ở Luân-đôn nhờ Jacques Vergès tổ chức một chiến dịch can thiệp với nhà vua để 4 ngưòi con gái của bà bị nhốt trong hoàng cung từ hơn mười năm nay được thả ra. Công chúa ứng trước cho ông 500 000 Euro. Ông chia ngay cho Ông Roland Dumas 170 000 Euro để viết thư gởi ông Đại sứ của Arabie saoudite ở Paris, 100 000 Euro cho luật sư Xavier Magnée, … Đó là nếp sanh hoạt của Jacques Vergès từ xưa nay. Khi có áp-phe, ông kêu bạn bè tới chia việc để có thù lao. Không bao giờ ông giữ áp-phe cho riêng mình ông.
    Tang lễ xong, văn phòng của ông được thanh lý. Đồ đạc được bán đấu giá, thu về 170 000 Euro. Trừ thuế xong, số tiền còn lại chưa đủ trả nợ.
Hạnh phúc cuối đời
    Tuy không tiền nhưng cuối đời, Jacques Vergès rất hạnh phúc. Bà Hầu tước cho chỗ ở sang trọng, bên bờ sông Seine. Và cung cấp xi-gà cu-ba, thứ ngon và đắt tiền, cho ông hút. Vì ông ghiền xi-gà. Bà tới với ông và từ đó hai người không thể rời nhau chỉ qua một câu ngắn ngủi « Bà là người phụ nữ của đời tôi ». Ông là một luật sư quốc tế nổi tiếng. Thế mà khi tán gái chỉ có mấy lời bình thường. Mà kết quả nhanh như chớp. Chẳng lẽ cái hùng biện lại đơn giản vậy sao ?
    Bà bồ còn đãi ông 5 tuần bồi dưỡng tại một trung tâm sức khỏe ở Thụy sĩ. Ông là người quan  tâm săn sóc bản thân. Luôn luôn giữ người cho thơm tho, móng tay phải được thợ móng tay chuyên nghiệp cắt cho. Tóc phải được giữ cho óng  mượt như tơ.
    Trước đây 4 năm, hai người gặp nhau trong một bữa ăn do người bạn chung của 2 người  đãi. Bà Hầu tước kể lại ngay hôm đó bà bị một cú xét ái tình sau 16 năm sống độc thân.
    Từ đó, hai người hằng ngày điện thoại nhau từ 12 tới 15 lần.
Duyên tiền định. 
    Ở trong căn nhà này, trước kia, Voltaire, triết gia thời Ánh Sáng, có tên bắt đầu bằng mẫu tự V và có bà Hầu tước Chatelet. Nay Ông Vergès ở, tên cũng bắt đầu bằng V và cũng có bà Hầu tước Maris-Christine de Solages. Hai người chết cùng trong một phòng ở từng I.

    Xưa nay chưa biết Venise. Năm 2012, hai người cùng đi Venise cho biết. Họ ở trong một lâu đài trông ra Kênh Lớn, rộng 1000 m2, với cả Maitre d’Hôtel. Chuyến đi này như đi tuần trăng mật tiền hôn nhơn. Vì họ dự định cưới nhau trong  vài tuần nữa. Sau đám cưới, Jacques Vergès sẽ đưa bà đi qua Thái-lan, Miên, nơi ông có nhiều bạn bè. Cái chết quá đột ngột đã làm cho ông không kịp thực hiện những mơ ước đẹp cuối đời. 
    Hôm 15 tháng 8 năm 2013, Ông Jacques Vergès và bà Hầu tước vào bếp cùng sửa soạn bửa ăn tối. Vergès bảo bà De Solages làm cho ông dĩa thịt cừu. Bà rót cho ông ly Talbot đỏ (giá 1 chai năm 2012 là 45 Euro, năm 2013 là 31 Euro). Tay cầm ly bordeaux đỏ, ông nói với bà « Tôi thấy chóng mặt ». Ông ngồi xuống ghế lấy lại sự bình tĩnh. Ông ngã vào tay bà Hầu tước. Ông chết trong sự êm ái, trong tình yêu, trong niềm hạnh phúc, với nụ cười làm dịu nét mặt của ông. Ông chết trong căn nhà của ông. Trong vòng vài mươi giây, tay của ông vẫn còn cầm ly Talbot đỏ.
    Dự định hai người sẽ cưới nhau không bao giờ thực hiện được. Bà Hầu tước trở lại sống độc thân.
    Thời trẻ, Jacques Vergès dấn thân tranh đấu chống thực dân, giải phóng dân tộc bị áp bức, bất công và theo cộng sản. Khi làm Luật sư, ông dấn thân bênh vực những tội phạm hình sự quốc tế tày trời. Thứ tội chống nhơn loại. Việc làm của ông bị nhiều người cho là vi phạm đạo đức nghề nghiệp.
    Khi cuối đời chết trên tay một bà Hầu tước, lớp người của Quân chủ phong kiến, nhà ở bên bờ sông Seine, tay cầm ly Talbot đỏ.
    Có phải chết trong hạnh phúc không ? Vua chúa, có người chết không mồ mã chỉ vì ác ôn !

Nguyễn thị Cỏ May
http://www.ngay-nay.com/vantran_article.html

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm