Cõi Người Ta

Chào mừng Ất Mùi nhiều biến động! – Phiếm luận Dê, Ăn Dê, Ngũ Hành, Đạo Hòa Và Tướng Số!

Tinh hoa văn hóa Tết VN là truyền thống mừng tuổi và chúc tuổi Thọ. Một văn hào Pháp nói một câu lừng danh: “Cuộc đời chẳng ra cái gì cả nhưng cũng chẳng cái gì giá trị hơn cuộc đời

Hà Nhân Văn -

0-Chúc Tết

Nhân dịp Tân Niên Ất Mùi, bản báo và Hà Nhân Văn quí chúc quí độc giả đồng hương một năm mới an khang, may mắn, thịnh vượng, quý vị cao niên được dồi dào tuổi Thọ.

Tinh hoa văn hóa Tết VN là truyền thống mừng tuổi và chúc tuổi Thọ. Một văn hào Pháp nói một câu lừng danh: “Cuộc đời chẳng ra cái gì cả nhưng cũng chẳng cái gì giá trị hơn cuộc đời” (La vie ne vaut rien mais, rien ne vaut la vie). Tổng thống Pháp De Gaulle, sự nghiệp vĩ đại như thế, công danh tột đỉnh, năm 1968, sinh viên ào ạt xuống đường đả đảo ông, áp lực đòi ông phải từ chức. Và ông đã phải từ chức, trước khi rời điện Élysée, ông đứng trước bàn giấy, uy quyền uy lực cao nhất của quốc gia, De Gaulle giơ 2 tay, ngẩng mặt lên cao, tán thán: “Ôi! Chẳng cái gì ra cái gì cả!” (Rien ne vaut rien). Bỗng ông quay lại phía sau, phu nhân đang đứng bên cạnh, ông nở nụ cười: “Vẫn còn có em!”Đó là tình vợ chồng chung thủy. Đông phương còn thêm nghĩa. Tình và nghĩa là một từ ghép, không thể tách rời! Hết tình, nghĩa là không còn  yêu nhau thì vẫn còn nghĩa. Do nghĩa mà tình còn. Do tình mà cuộc đời có hương vị thơm tho bát ngát. Tết là tiết, tiết lễ, lễ hội mừng năm mới. Tết là dịp trả nghĩa, qua một năm thêm một tuổi đời. Còn gì quí bằng cuộc đời. Ngày Tết là thể hiện cái nghĩa. Tết là tết nhau, mừng tuổi là thể hiện nghĩa cử coi tuổi đời của nhau là tuyệt vời, cao đẹp. Tuổi già, sống được giờ nào, ngày nào, năm nào, tuổi nào là phúc chừng đó.

Bài số này để mừng tuổi thọ của bản báo, của các đồng nghiệp, của quí độc giả, Hà Nhân Văn xin phiếm thoại đôi dòng về tử vi, lý số, cái nghiệp của đời người và đôi chút Đông y cũng là để giải tỏa một năm liên miên về “chính chị, chính em” và thời thế.

Trở lại tục mừng tuổi, tự đã nói lên. Tổ tiên ta trân trọng sự sống của con người cao trọng quí giá như thế nào. Trẻ có tuổi của trẻ, già có tuổi của già. Chỉ ở VN xưa, trước năm 1945 mới có tục lệ tế lễ như tế thần. Ta gọi là lên lão, “sống lâu lên lão làng”. Xưa tuổi thọ rất thấp, có làng xã 55 tuổi đã lên lão. Thường thường là 60, 70. Làm quan chức, 55 tuổi đã về hưu. Tế lão ở đình làng, suốt dọc Bắc Trung Nam, không làng xã nào không có đình thờ thần Thành hoàng bản cảnh. Đó là nhà công quán, nơi họp việc làng, cũng là nơi xử án của làng, nơi mở lễ hội, hát  chèo, hát bội, hát Ả đào – còn gọi là hát Cô đầu, hát ca Trù – Trung Nam thì hát vọng cổ, cải lương… Tế lão thường diễn ra vào mùa Thu hay mùa Xuân hoặc dịp Tết. Lá cờ Đại trước đình, tung bay trên cột cờ.

Thuở thiếu niên, HNV tôi đã có dịp được dự một đám tế lão bên quê ngoại. Cụ bà thọ 80 tuổi, ngày mồng 5 Tết, cụ bà mặc áo đỏ, vấn khăn đỏ, đi hài đỏ, được mời lên võng do 2 trai làng khiêng, mặc áo dài đen, lưng thắt khăn nhiễu đỏ. Đám rước cụ bà ra đình như sau: Đi trước là đoàn cờ ngũ sắc ngũ hành, 5 lá, do 5 trai làng cầm. Xin lưu ý, ở hải ngoại, kể cả ở trong nước dưới chế độ CS, 5 lá cờ ngũ sắc đảo lộn tùm lum, phần nhiều không ra sao cả, CSVN đã đỏ hóa 5 lá cờ ngũ hành, ngũ sắc. Phải theo thứ tự qui định từ nghìn xưa: 1. Lá cờ thứ nhất, Kim, ô vuông lớn ở giữa màu trắng. 2. Lá thứ hai, Mộc, ô vuông giữa màu xanh. 3. Lá thứ ba, ô vuông lớn ở giữa mà đen, Thủy. 4. Lá thứ tư, ô vuông lớn ở giữa màu vàng, Thổ. 5. Lá thứ năm, ô vuông lớn ở giữa màu đỏ, Hỏa. Mỗi lá 5 màu, cứ theo thứ tự tuần tự, lá thứ nhất, giữa màu trắng Kim, vành vuông kế tiếp là xanh Mộc, rồi đến vành vuông đen Thủy, vành vuông vàng, Thổ, vành vuông thứ 5 đỏ Hỏa. Lá cờ thứ 2, hành Mộc, ô vuông giữa màu xanh. Rồi theo thứ tự đến lá cờ thứ 5, hành Hỏa, ô vuông màu đỏ. Các vành theo thứ tự Kim trắng, Mộc xanh, Thủy đen, Thổ vàng, đuôi nheo ngoài cùng, vàng hoặc đen, tiêu biểu cho Dịch, động, chuyển động. Lá cờ Đại cũng là ngũ sắc, ngũ hành, tùy theo từng làng xã, thường là theo địa lý, phong thủy. Lá cờ Đại kéo trên cột cờ trước đền vua Đinh Tiên Hoàng và vua Lê Đại Hành ở Hoa Lư, Ninh Bình, ô vuông giữa màu đỏ Hỏa vì Hoa Lư ở miền núi. Lá cờ Đại ở chùa Thầy hay chùa Hương Tích, chùa Đại Bi, ở giữa màu vàng Thổ, màu của PGVN. Lá cờ Đại kéo ở trước các nhà thờ Công giáo, ô giữa màu trắng Kim, màu trời. Lá cờ Đại kéo trên đỉnh núi Hy Cương ngày lễ hội vua Hùng, ô giữa màu vàng Thổ. Lá cờ Đại kéo trước miếu Thổ thần, Ngưỡng Đức đài ở ải Nam Quan, ô vuông màu vàng Thổ…

Tế lão, các cụ ngồi trên sập, trải nệm mỏng hay trải chiếu cạp điều, bên sập một số làng cắm lá cờ hành Thổ, ô vuông giữa màu đỏ hành Hỏa, nếu 80 tuổi, các cụ mặc áo đỏ, vấn khăn đỏ; nếu 100 tuổi gọi là Tiên thọ, áo vàng, khăn vàng, che lọng vàng, bên sập ngồi cắm ngọn cờ ngũ sắc, ô vuông giữa màu vàng. Ở hải ngoại bây giờ và cả ở trong nước, cứ là tùm lum, có “ông cụ” 70, mặc áo vàng, vấn khăn vàng. Một số các bà nói “xồn xồn” cũng khăn vàng áo vàng, lại có cô có bà mặc quần màu xanh màu đỏ, màu vàng trông như các bà bóng (ông đồng, bà cốt). Phụ nữ VN trước năm 1975 ở miền Nam chỉ mặc quần đen hay trắng, chỉ có các bà đồng bóng mới mặc quần xanh, đỏ, vàng!

Lễ tế lão, trọng điểm là “tiến tửu”, dâng rượu lên các cụ rồi dâng quà, dâng cỗ. Các cụ dùng chút ít, cỗ này phải mang về nhà để các cụ ban lộc cho con cháu. Còn làng tế lễ xong, ăn uống linh đình gọi là thụ lộc lấy may, hưởng phúc thọ như các cụ ta có câu “lính già, già để tuổi cho”.

Chủ đề của số này là Tết và Dê tức năm Ất Mùi, sao lại lan man, quanh co qua cả 5 lá cờ ngũ hành? Thưa không, cùng một chủ đề, mạch lạc, lớp lang. Tết thuộc văn hóa mà văn hóa theo Nho giáo là lễ. Lễ là văn hóa vậy. Lên lão là tiết lễ cao quí nhất của một đời người. Năm lá cờ ngũ hành, ngũ sắc là tinh hoa của triết lý động (cờ bay) của Đạo Hòa. Mà đời người và cuộc sống là Hòa, theo Đông y hễ giữ hòa trong nhân thể, hòa trong lục phủ ngũ tạng thì bệnh tiêu tan. Cho nên rước lão xưa thường có 5 lá cờ là khánh kỳ (cờ vui) để mừng lão. Đó là cố sự đã lùi xa vào dĩ vãng nhưng nay vẫn còn di sản cao quí này. Trước năm 1945, ba ngày Tết ở nông thôn, không thể thiếu lá cờ Đại tung bay trước đình làng, cắm trước hoặc hai bên đình làng. Rất may mắn, bộ cờ ngũ hành kim, mộc, thủy, thổ, hỏa đã xuất hiện ở hải ngoại và lễ chúc tuổi các cụ ông cụ bà cũng được cử hành trọng thể.

DÊ, NĂM DÊ

Tết Ất Mùi năm nay, coi là năm tốt, sinh trai hoặc gái, ta có câu “Người ta tuổi Ngọ, tuổi Mùi, tôi nay ngậm ngùi chuốc lấy tuổi Thân”, coi là cao số “Dần, Thân, Tỵ, Hợi tứ hành xung” khắc nhau. Nhưng cũng là tùy, nói đến tử vi phải chính xác về giờ sinh, ngày sinh, đâu chỉ nói đến năm, tháng mà còn cộng lục nghiệp nữa. Theo nhà danh số Cao Hảo Dị, ông đem lục nghiệp phối hợp với tử vi của Tổ Trần Đoàn. Nói chung, dân gian ta và Tàu tin rằng tuổi Mùi thoải mái như chàng và nàng dê.

Mở các lá số tử vi mẫu ra coi, rất ít danh nhân sinhvào năm Mùi mà Ất Mùi lại càng hiếm. Tuổi Mùi, ít bộc lộ tướng diện ra ngoài. Ai có bộ lông mày Lạc Hại my lại là mắt dê (dương nhân thì “hung hiểm, bần yểu” tức lông mày mọc ngược mọc xuôi, tướng hung tử, yểu mệnh, thường gặp hung họa. Rất ít người có mắt dê. Người có tướng mệnh dê gọi là dương khẩu, không có râu, miệng nhỏ mà hơi nhọn, 2 góc hướng thượng. Tướng miệng dê rất xấu, “kình khắc phu thê, nửa đời cô độc”, thường bị vu oan giá họa. Không phải cứ người tuổi Mùi là có tướng như vậy. Nhiều bà tuổi Mùi lại có tướng quý cách như long nhãn hòa phối với khinh thanh my, một đời phú quý; nhiều ông tuổi Mùi có cặp mắt du long nhãn hòa phối với Ngọa long my, số đại quý, văn võ song toàn. Các bà tuổi Mùi, mũi dọc dừa hay mũi thủy bản, đảm đương, cương nhu, quí cách. Các ông tuổi Mùi có mũi Ưng chủng ty (mũi chim ưng) mà lại làm quan, cực kỳ hiểm ác.

Khoa tướng diện rất vi diệu, tử vi ứng ngay trên mặt con người … Ta có câu “Người hiền hiện ra mặt” hay “trông mặt mà bắt hình dong, con lợn có béo mớ lòng mới ngon”. Tinh hoa văn minh học thuật Đông phương là khen Tử vi – Lý số do Thánh tổ Hi Di sáng lập, tức Đạo sĩ Trần Đoàn (không rõ năm sinh, qua đời năm 989), người Lộc Ấp, tỉnh Hà Nam, có thuyết cho rằng Hi Di tiên sinh quê ở An Nhạc, tỉnh Tứ Xuyên, lại có thuyết cho rằng, tổ tiên xưa người Sở Việt nhưng chắc ông không phải là người Hán mà thuộc dòng Việt tộc. Cả 2 tỉnh Tứ Xuyên và Hà Nam đều là lãnh thổ cũ của nước Thục Việt (hay Tây Thục) và nước Sở cũng là quê hương của Lý Nhĩ tức Lão Tử, triết gia Vô vi “Đạo đức kinh”. Trần Đoàn gốc Việt, điều này cũng dễ hiểu Thánh tổ tử vi lập khoa Tử Vi trên cơ sở 12 con giáp “Tý Sửu… Tuất Hợi” và thuyết Âm Dương – kinh Dịch. Ngài cũng là nhà đại Dịch học đời Bắc Tống. Tác phẩm của Thánh tổ Tử Vi gồm có: Dịch Long đồ, Chỉ Huyền thiên, Chính Dịch Tam pháp chú, Tam Phong ngụ ngôn, Cao Dương tập, Điểu Đàn tập. Ngài cũng là tác giả “Bửu Đồ Vô Cực”. Đó là bản đồ luyện đan của Đạo giáo, 5 vàng rất vi diệu. Đó là quá trình tu luyện của Đạo giáo, luyện tinh hóa khí, luyện khí hóa thần, luyện thần hóa hư (hư vô). Cuối cùng, Phục qui vô cực, Đạo giáo vinh tôn Trần Đoàn là lão tổ.

Sự nghiệp vĩ đại của Trần Đoàn là khoa Tử vi Lý số (xin đừng lầm với Tử vi học phái, do danh Nho Lã Bản Trung đời Bắc Tống chủ trương “Tri tân dưỡng tính” “chính tân thành ý” không liên quan gì đến khoa Tử vi – Trần Đoàn).

Trở lại tuổi Mùi, năm Ất Mùi này sẽ là một động, nhiều biến động. Theo một nhà danh tướng Hồng Kông, năm nay Hoa Lục còn thêm nhiều đột biến, một năm nhiều thử thách đối với CT Tập Cận Bình. VN biến động theo. Ngay đầu năm 2015 đã nhiều biến động, Ukraine lại nổi sóng gió. ISIS tức Nhà nước Hồi giáo “chặt đầu người” đã thiêu sống viên phi công Jordan rất tàn bạo.

Một biến chuyển rất nhiều ý nghĩa đối với quan hệ bang giao Mỹ – Hoa: Đức Đạt Lai Lạt Ma tham dự ngày cầu nguyện truyền thống của Hoa Kỳ với các đại diện tôn giáo. Trưa ngày 6-2, TT Obama khoản đãi Đức Đạt Lai Lạt Ma bữa ăn trưa, ca tụng Ngài như một nguồn thức tỉnh dân chủ và tự do thế giới.

dalailama-in-usa

DÊ! MÓN ĂN DÊ!

Dê là con vật hiền lành, dễ thương và dễ nuôi nhất, nó ăn bất cứ thứ cây cỏ nào, ăn cả cành lá khô. Đặc biệt dê cái cũng có râu cằm, râu dê đực dài hơn, trắng toát. Ở VN nhiều người để râu dê, chỉ ở cằm, thiếu mỹ thuật. Dê thuộc loài nhai lại, nó ăn cho phình bụng, dự trữ vào một ngăn dạ dày, khi đói lại đưa lên miệng nhai lại. Dê Phi châu rất nhỏ, con nào lớn lắm cũng chỉ 10 ký. Dê Cát-Mia (Kashmir) Ấn Độ và Siberia, có con nặng đến 120 ký, lông đẹp hơn lông cừu. Áo lông dê mặc mùa Đông đắt hơn nhiều so với áo lông cừu. Người Nga và Ấn nuôi dê lấy sữa. Sữa dê quí hơn sữa bò. Về đường tình dục, dê ngoại hạng, bá chủ, đúng là loài “đêm bảy ngày ba, vào ra bất kể”. Tôi đã đến thăm một trại dê do một bà VN, chồng Mỹ làm chủ, rất phát tài nhờ bán cho người Việt, Tàu và Ấn Độ. Giết dê tại trại, với khách hàng VN dê phải thui, ông chồng Mỹ, cựu chiến binh VN, Thượng sĩ TQLC một sao, le lói lắm, John cắt tiết dê và thui dê rất thành thạo. Anh còn biết pha tiết dê, cho vào chai để khách hàng Việt đem về nhà đánh tiết canh, được coi là một quí phẩm hiếm có. Rượu tiết dê, ôi dào, tác dụng “số ta” nghe nói còn hiệu quả hơn cả rượu Hoàng đế của vua Minh Mệnh “nhất dạ lục giao sinh ngũ tử”, một đêm âu yếm sáu lần với 6 cung phi sinh 5 con. Vua Minh Mệnh có 20 bà vợ được sắc phong, không lập Hoàng hậu. Bà cả là nhất giai phi, không kể hàng trăm phi tần cung nữ chưa được sắc phong. Vua qua đời 58 tuổi, chết vì té ngựa, sinh được 147 hoàng nam và hoàng nữ! Vua Minh Mệnh vượt tổ phụ, chúa Nguyễn Phúc Chu (1691-1725) chết năm 51 tuổi, sinh được 146 con trai, con gái. Tương truyền viện Thái y điều chế dâng Chúa rượu tiết dê ngâm với rượu đế. Rượu đế VN ngon thơm hơn rất nhiều rượu vodka của Nga và sakê của Nhật! Rượu đế Bà Điểm là đệ nhất hảo hạng. Bà Năm Agnes, người Hóc Môn, cùng ông chồng John nấu được cả rượu đế gia truyền Hóc Môn, thứ rượu này gọi là rượu “tiến” tức là gửi ra Huế dâng vua. Lạ lùng, lần đầu tiên HNV nhờ bà Năm Agnes pha tiết dê với rượu Martel uống cũng vầy vậy thôi. Lần sau, bà Năm cho vào chai rượu đế Hóc Môn, phải nói là tuyệt vời! Lạ nữa, không rõ bà Năm “giáo dục” ông chồng Mỹ như thế nào mà ông lại cai rượu đã cả chục năm, từ ngày ở VN về Mỹ. Tiết canh dê đậm đà, ngon hơn tiết canh vịt khá nhiều. Trại dê của ông bà John Agnes có khoảng 50 con lớn nhỏ, ông John nói có 7 con đực thôi. John thuật lại, sáng sớm tinh mơ, 7 chàng ở chuồng đã bung ra trước, sau mới tới các nàng. Thường là 7 chàng đứng ngay ngoài cửa, rất trật tự, không ghen nhau, 7 chàng biết chia cũng rất trật tự, lần lượt, chứ không ào ạt. 7 chàng phục vụ đầy đủ cho hơn 40 nàng. Theo John, các nàng sung sức hơn cả các chàng, “bao nhiêu cũng được” từ sớm đến chiều!

ha_goat

Dê Kashmir

Tương truyền vua Hán Vũ đế có tới 1600 cung tần mỹ nữ. Viện Thái y nuôi một trại dê trên núi, tìm hiểu xem loài dê ăn thứ cây cỏ gì đặc biệt, viện mới khám phá ra trên núi Tô Châu có một loại cây đặc biệt, sau gọi là Hà Thủ Ô! Ta gọi nôm na là dây sữa bò, thổ sản của VN. Viện Thái y mới khám phá ra rằng, đàn dê ở Tô Châu như có một thần lực về tình dục, cả 2 loài cái đực. Đặc biệt, uống trà pha thêm Hà Thủ ô làm đen tóc. Rượu tiết dê thì phải uống ngay không để lâu được. Nếu cầu kỳ ngâm rượu đế VN với Hà Thủ Ô chừng một tháng rồi đem pha với tiết dê thì thật là “thần sầu quỷ khốc”. Hà Thủ Ô không đắt lắm, về VN nhớ mua 5, 7 gói, có thể pha với rượu vodka. Ở Lạng Sơn và rừng miền Đông Nam bộ trước đây vô vàn Hà Thủ Ô, công dụng y học (Đông y) rất lớn. Quan sát vườn thủ ô vào ngày đẹp trời, không có gió, 2 cây thủ ô mọc gần nhau, nó lay động như nhảy múa rồi cuộn đầu cây vào nhau.

hà-hathuo

cây Hà thủ ô

Tóm lại, năm dê, nói về dê, rút ra đôi điều, phải như dê cần ăn, tuổi già “ăn để sống”. Hải Thượng Lãn Ông Y Tổ đã viết về dưỡng sinh và nhiếp sinh, gọi là Đạo, nhiếp là giữ như nhiếp chính, quyền nhiếp, tức giữ gìn sự sống, có thể chữa được bệnh mà không bao giờ, không một ai có thể chữa được mệnh trong tay thượng đế. Nhưng theo Lãn Ông, giữ được mệnh là ở trong tay ta. Thứ nhất là hòa để giữ mệnh. Ở nông thôn xưa, từ 30 Tết làng xã đã dựng cây nêu cao và kéo cả lá cờ Đại trước đình làng với bộ cờ ngũ hành ngũ sắc. Đó là đạo hòa, cả 5 màu hòa vào một lá cờ mà vẫn giữ 5 màu. Trong con người là ngũ tạng, phải hòa ngũ tạng mà gan, tim, phổi, lá lách dạ dầy, mật thận và giữ chức năng riêng nhưng không biệt lập. Theo Đông y, nhiếp sinh là giữ cho tinh thần và vật chất được hòa, ngũ tạng được hòa, kể cả trong ăn uống. Phải ăn và phải uống để nuôi sống sự sống và giữ sự sống 3 yếu tố quan trọng nhất: ăn để bồi dưỡng thường ngày; thở, thở và thở; sau là đi, đi, đi. Vận động cơ thể! Ưu tiên là nhiếp sinh, giữ lấy sự sống, giữ lấy đời của chính thân mình.

002

HÀ NHÂN VĂN
(8/2/2015)

http://www.thegioimoionline.com/?p=2953

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Chào mừng Ất Mùi nhiều biến động! – Phiếm luận Dê, Ăn Dê, Ngũ Hành, Đạo Hòa Và Tướng Số!

Tinh hoa văn hóa Tết VN là truyền thống mừng tuổi và chúc tuổi Thọ. Một văn hào Pháp nói một câu lừng danh: “Cuộc đời chẳng ra cái gì cả nhưng cũng chẳng cái gì giá trị hơn cuộc đời

Hà Nhân Văn -

0-Chúc Tết

Nhân dịp Tân Niên Ất Mùi, bản báo và Hà Nhân Văn quí chúc quí độc giả đồng hương một năm mới an khang, may mắn, thịnh vượng, quý vị cao niên được dồi dào tuổi Thọ.

Tinh hoa văn hóa Tết VN là truyền thống mừng tuổi và chúc tuổi Thọ. Một văn hào Pháp nói một câu lừng danh: “Cuộc đời chẳng ra cái gì cả nhưng cũng chẳng cái gì giá trị hơn cuộc đời” (La vie ne vaut rien mais, rien ne vaut la vie). Tổng thống Pháp De Gaulle, sự nghiệp vĩ đại như thế, công danh tột đỉnh, năm 1968, sinh viên ào ạt xuống đường đả đảo ông, áp lực đòi ông phải từ chức. Và ông đã phải từ chức, trước khi rời điện Élysée, ông đứng trước bàn giấy, uy quyền uy lực cao nhất của quốc gia, De Gaulle giơ 2 tay, ngẩng mặt lên cao, tán thán: “Ôi! Chẳng cái gì ra cái gì cả!” (Rien ne vaut rien). Bỗng ông quay lại phía sau, phu nhân đang đứng bên cạnh, ông nở nụ cười: “Vẫn còn có em!”Đó là tình vợ chồng chung thủy. Đông phương còn thêm nghĩa. Tình và nghĩa là một từ ghép, không thể tách rời! Hết tình, nghĩa là không còn  yêu nhau thì vẫn còn nghĩa. Do nghĩa mà tình còn. Do tình mà cuộc đời có hương vị thơm tho bát ngát. Tết là tiết, tiết lễ, lễ hội mừng năm mới. Tết là dịp trả nghĩa, qua một năm thêm một tuổi đời. Còn gì quí bằng cuộc đời. Ngày Tết là thể hiện cái nghĩa. Tết là tết nhau, mừng tuổi là thể hiện nghĩa cử coi tuổi đời của nhau là tuyệt vời, cao đẹp. Tuổi già, sống được giờ nào, ngày nào, năm nào, tuổi nào là phúc chừng đó.

Bài số này để mừng tuổi thọ của bản báo, của các đồng nghiệp, của quí độc giả, Hà Nhân Văn xin phiếm thoại đôi dòng về tử vi, lý số, cái nghiệp của đời người và đôi chút Đông y cũng là để giải tỏa một năm liên miên về “chính chị, chính em” và thời thế.

Trở lại tục mừng tuổi, tự đã nói lên. Tổ tiên ta trân trọng sự sống của con người cao trọng quí giá như thế nào. Trẻ có tuổi của trẻ, già có tuổi của già. Chỉ ở VN xưa, trước năm 1945 mới có tục lệ tế lễ như tế thần. Ta gọi là lên lão, “sống lâu lên lão làng”. Xưa tuổi thọ rất thấp, có làng xã 55 tuổi đã lên lão. Thường thường là 60, 70. Làm quan chức, 55 tuổi đã về hưu. Tế lão ở đình làng, suốt dọc Bắc Trung Nam, không làng xã nào không có đình thờ thần Thành hoàng bản cảnh. Đó là nhà công quán, nơi họp việc làng, cũng là nơi xử án của làng, nơi mở lễ hội, hát  chèo, hát bội, hát Ả đào – còn gọi là hát Cô đầu, hát ca Trù – Trung Nam thì hát vọng cổ, cải lương… Tế lão thường diễn ra vào mùa Thu hay mùa Xuân hoặc dịp Tết. Lá cờ Đại trước đình, tung bay trên cột cờ.

Thuở thiếu niên, HNV tôi đã có dịp được dự một đám tế lão bên quê ngoại. Cụ bà thọ 80 tuổi, ngày mồng 5 Tết, cụ bà mặc áo đỏ, vấn khăn đỏ, đi hài đỏ, được mời lên võng do 2 trai làng khiêng, mặc áo dài đen, lưng thắt khăn nhiễu đỏ. Đám rước cụ bà ra đình như sau: Đi trước là đoàn cờ ngũ sắc ngũ hành, 5 lá, do 5 trai làng cầm. Xin lưu ý, ở hải ngoại, kể cả ở trong nước dưới chế độ CS, 5 lá cờ ngũ sắc đảo lộn tùm lum, phần nhiều không ra sao cả, CSVN đã đỏ hóa 5 lá cờ ngũ hành, ngũ sắc. Phải theo thứ tự qui định từ nghìn xưa: 1. Lá cờ thứ nhất, Kim, ô vuông lớn ở giữa màu trắng. 2. Lá thứ hai, Mộc, ô vuông giữa màu xanh. 3. Lá thứ ba, ô vuông lớn ở giữa mà đen, Thủy. 4. Lá thứ tư, ô vuông lớn ở giữa màu vàng, Thổ. 5. Lá thứ năm, ô vuông lớn ở giữa màu đỏ, Hỏa. Mỗi lá 5 màu, cứ theo thứ tự tuần tự, lá thứ nhất, giữa màu trắng Kim, vành vuông kế tiếp là xanh Mộc, rồi đến vành vuông đen Thủy, vành vuông vàng, Thổ, vành vuông thứ 5 đỏ Hỏa. Lá cờ thứ 2, hành Mộc, ô vuông giữa màu xanh. Rồi theo thứ tự đến lá cờ thứ 5, hành Hỏa, ô vuông màu đỏ. Các vành theo thứ tự Kim trắng, Mộc xanh, Thủy đen, Thổ vàng, đuôi nheo ngoài cùng, vàng hoặc đen, tiêu biểu cho Dịch, động, chuyển động. Lá cờ Đại cũng là ngũ sắc, ngũ hành, tùy theo từng làng xã, thường là theo địa lý, phong thủy. Lá cờ Đại kéo trên cột cờ trước đền vua Đinh Tiên Hoàng và vua Lê Đại Hành ở Hoa Lư, Ninh Bình, ô vuông giữa màu đỏ Hỏa vì Hoa Lư ở miền núi. Lá cờ Đại ở chùa Thầy hay chùa Hương Tích, chùa Đại Bi, ở giữa màu vàng Thổ, màu của PGVN. Lá cờ Đại kéo ở trước các nhà thờ Công giáo, ô giữa màu trắng Kim, màu trời. Lá cờ Đại kéo trên đỉnh núi Hy Cương ngày lễ hội vua Hùng, ô giữa màu vàng Thổ. Lá cờ Đại kéo trước miếu Thổ thần, Ngưỡng Đức đài ở ải Nam Quan, ô vuông màu vàng Thổ…

Tế lão, các cụ ngồi trên sập, trải nệm mỏng hay trải chiếu cạp điều, bên sập một số làng cắm lá cờ hành Thổ, ô vuông giữa màu đỏ hành Hỏa, nếu 80 tuổi, các cụ mặc áo đỏ, vấn khăn đỏ; nếu 100 tuổi gọi là Tiên thọ, áo vàng, khăn vàng, che lọng vàng, bên sập ngồi cắm ngọn cờ ngũ sắc, ô vuông giữa màu vàng. Ở hải ngoại bây giờ và cả ở trong nước, cứ là tùm lum, có “ông cụ” 70, mặc áo vàng, vấn khăn vàng. Một số các bà nói “xồn xồn” cũng khăn vàng áo vàng, lại có cô có bà mặc quần màu xanh màu đỏ, màu vàng trông như các bà bóng (ông đồng, bà cốt). Phụ nữ VN trước năm 1975 ở miền Nam chỉ mặc quần đen hay trắng, chỉ có các bà đồng bóng mới mặc quần xanh, đỏ, vàng!

Lễ tế lão, trọng điểm là “tiến tửu”, dâng rượu lên các cụ rồi dâng quà, dâng cỗ. Các cụ dùng chút ít, cỗ này phải mang về nhà để các cụ ban lộc cho con cháu. Còn làng tế lễ xong, ăn uống linh đình gọi là thụ lộc lấy may, hưởng phúc thọ như các cụ ta có câu “lính già, già để tuổi cho”.

Chủ đề của số này là Tết và Dê tức năm Ất Mùi, sao lại lan man, quanh co qua cả 5 lá cờ ngũ hành? Thưa không, cùng một chủ đề, mạch lạc, lớp lang. Tết thuộc văn hóa mà văn hóa theo Nho giáo là lễ. Lễ là văn hóa vậy. Lên lão là tiết lễ cao quí nhất của một đời người. Năm lá cờ ngũ hành, ngũ sắc là tinh hoa của triết lý động (cờ bay) của Đạo Hòa. Mà đời người và cuộc sống là Hòa, theo Đông y hễ giữ hòa trong nhân thể, hòa trong lục phủ ngũ tạng thì bệnh tiêu tan. Cho nên rước lão xưa thường có 5 lá cờ là khánh kỳ (cờ vui) để mừng lão. Đó là cố sự đã lùi xa vào dĩ vãng nhưng nay vẫn còn di sản cao quí này. Trước năm 1945, ba ngày Tết ở nông thôn, không thể thiếu lá cờ Đại tung bay trước đình làng, cắm trước hoặc hai bên đình làng. Rất may mắn, bộ cờ ngũ hành kim, mộc, thủy, thổ, hỏa đã xuất hiện ở hải ngoại và lễ chúc tuổi các cụ ông cụ bà cũng được cử hành trọng thể.

DÊ, NĂM DÊ

Tết Ất Mùi năm nay, coi là năm tốt, sinh trai hoặc gái, ta có câu “Người ta tuổi Ngọ, tuổi Mùi, tôi nay ngậm ngùi chuốc lấy tuổi Thân”, coi là cao số “Dần, Thân, Tỵ, Hợi tứ hành xung” khắc nhau. Nhưng cũng là tùy, nói đến tử vi phải chính xác về giờ sinh, ngày sinh, đâu chỉ nói đến năm, tháng mà còn cộng lục nghiệp nữa. Theo nhà danh số Cao Hảo Dị, ông đem lục nghiệp phối hợp với tử vi của Tổ Trần Đoàn. Nói chung, dân gian ta và Tàu tin rằng tuổi Mùi thoải mái như chàng và nàng dê.

Mở các lá số tử vi mẫu ra coi, rất ít danh nhân sinhvào năm Mùi mà Ất Mùi lại càng hiếm. Tuổi Mùi, ít bộc lộ tướng diện ra ngoài. Ai có bộ lông mày Lạc Hại my lại là mắt dê (dương nhân thì “hung hiểm, bần yểu” tức lông mày mọc ngược mọc xuôi, tướng hung tử, yểu mệnh, thường gặp hung họa. Rất ít người có mắt dê. Người có tướng mệnh dê gọi là dương khẩu, không có râu, miệng nhỏ mà hơi nhọn, 2 góc hướng thượng. Tướng miệng dê rất xấu, “kình khắc phu thê, nửa đời cô độc”, thường bị vu oan giá họa. Không phải cứ người tuổi Mùi là có tướng như vậy. Nhiều bà tuổi Mùi lại có tướng quý cách như long nhãn hòa phối với khinh thanh my, một đời phú quý; nhiều ông tuổi Mùi có cặp mắt du long nhãn hòa phối với Ngọa long my, số đại quý, văn võ song toàn. Các bà tuổi Mùi, mũi dọc dừa hay mũi thủy bản, đảm đương, cương nhu, quí cách. Các ông tuổi Mùi có mũi Ưng chủng ty (mũi chim ưng) mà lại làm quan, cực kỳ hiểm ác.

Khoa tướng diện rất vi diệu, tử vi ứng ngay trên mặt con người … Ta có câu “Người hiền hiện ra mặt” hay “trông mặt mà bắt hình dong, con lợn có béo mớ lòng mới ngon”. Tinh hoa văn minh học thuật Đông phương là khen Tử vi – Lý số do Thánh tổ Hi Di sáng lập, tức Đạo sĩ Trần Đoàn (không rõ năm sinh, qua đời năm 989), người Lộc Ấp, tỉnh Hà Nam, có thuyết cho rằng Hi Di tiên sinh quê ở An Nhạc, tỉnh Tứ Xuyên, lại có thuyết cho rằng, tổ tiên xưa người Sở Việt nhưng chắc ông không phải là người Hán mà thuộc dòng Việt tộc. Cả 2 tỉnh Tứ Xuyên và Hà Nam đều là lãnh thổ cũ của nước Thục Việt (hay Tây Thục) và nước Sở cũng là quê hương của Lý Nhĩ tức Lão Tử, triết gia Vô vi “Đạo đức kinh”. Trần Đoàn gốc Việt, điều này cũng dễ hiểu Thánh tổ tử vi lập khoa Tử Vi trên cơ sở 12 con giáp “Tý Sửu… Tuất Hợi” và thuyết Âm Dương – kinh Dịch. Ngài cũng là nhà đại Dịch học đời Bắc Tống. Tác phẩm của Thánh tổ Tử Vi gồm có: Dịch Long đồ, Chỉ Huyền thiên, Chính Dịch Tam pháp chú, Tam Phong ngụ ngôn, Cao Dương tập, Điểu Đàn tập. Ngài cũng là tác giả “Bửu Đồ Vô Cực”. Đó là bản đồ luyện đan của Đạo giáo, 5 vàng rất vi diệu. Đó là quá trình tu luyện của Đạo giáo, luyện tinh hóa khí, luyện khí hóa thần, luyện thần hóa hư (hư vô). Cuối cùng, Phục qui vô cực, Đạo giáo vinh tôn Trần Đoàn là lão tổ.

Sự nghiệp vĩ đại của Trần Đoàn là khoa Tử vi Lý số (xin đừng lầm với Tử vi học phái, do danh Nho Lã Bản Trung đời Bắc Tống chủ trương “Tri tân dưỡng tính” “chính tân thành ý” không liên quan gì đến khoa Tử vi – Trần Đoàn).

Trở lại tuổi Mùi, năm Ất Mùi này sẽ là một động, nhiều biến động. Theo một nhà danh tướng Hồng Kông, năm nay Hoa Lục còn thêm nhiều đột biến, một năm nhiều thử thách đối với CT Tập Cận Bình. VN biến động theo. Ngay đầu năm 2015 đã nhiều biến động, Ukraine lại nổi sóng gió. ISIS tức Nhà nước Hồi giáo “chặt đầu người” đã thiêu sống viên phi công Jordan rất tàn bạo.

Một biến chuyển rất nhiều ý nghĩa đối với quan hệ bang giao Mỹ – Hoa: Đức Đạt Lai Lạt Ma tham dự ngày cầu nguyện truyền thống của Hoa Kỳ với các đại diện tôn giáo. Trưa ngày 6-2, TT Obama khoản đãi Đức Đạt Lai Lạt Ma bữa ăn trưa, ca tụng Ngài như một nguồn thức tỉnh dân chủ và tự do thế giới.

dalailama-in-usa

DÊ! MÓN ĂN DÊ!

Dê là con vật hiền lành, dễ thương và dễ nuôi nhất, nó ăn bất cứ thứ cây cỏ nào, ăn cả cành lá khô. Đặc biệt dê cái cũng có râu cằm, râu dê đực dài hơn, trắng toát. Ở VN nhiều người để râu dê, chỉ ở cằm, thiếu mỹ thuật. Dê thuộc loài nhai lại, nó ăn cho phình bụng, dự trữ vào một ngăn dạ dày, khi đói lại đưa lên miệng nhai lại. Dê Phi châu rất nhỏ, con nào lớn lắm cũng chỉ 10 ký. Dê Cát-Mia (Kashmir) Ấn Độ và Siberia, có con nặng đến 120 ký, lông đẹp hơn lông cừu. Áo lông dê mặc mùa Đông đắt hơn nhiều so với áo lông cừu. Người Nga và Ấn nuôi dê lấy sữa. Sữa dê quí hơn sữa bò. Về đường tình dục, dê ngoại hạng, bá chủ, đúng là loài “đêm bảy ngày ba, vào ra bất kể”. Tôi đã đến thăm một trại dê do một bà VN, chồng Mỹ làm chủ, rất phát tài nhờ bán cho người Việt, Tàu và Ấn Độ. Giết dê tại trại, với khách hàng VN dê phải thui, ông chồng Mỹ, cựu chiến binh VN, Thượng sĩ TQLC một sao, le lói lắm, John cắt tiết dê và thui dê rất thành thạo. Anh còn biết pha tiết dê, cho vào chai để khách hàng Việt đem về nhà đánh tiết canh, được coi là một quí phẩm hiếm có. Rượu tiết dê, ôi dào, tác dụng “số ta” nghe nói còn hiệu quả hơn cả rượu Hoàng đế của vua Minh Mệnh “nhất dạ lục giao sinh ngũ tử”, một đêm âu yếm sáu lần với 6 cung phi sinh 5 con. Vua Minh Mệnh có 20 bà vợ được sắc phong, không lập Hoàng hậu. Bà cả là nhất giai phi, không kể hàng trăm phi tần cung nữ chưa được sắc phong. Vua qua đời 58 tuổi, chết vì té ngựa, sinh được 147 hoàng nam và hoàng nữ! Vua Minh Mệnh vượt tổ phụ, chúa Nguyễn Phúc Chu (1691-1725) chết năm 51 tuổi, sinh được 146 con trai, con gái. Tương truyền viện Thái y điều chế dâng Chúa rượu tiết dê ngâm với rượu đế. Rượu đế VN ngon thơm hơn rất nhiều rượu vodka của Nga và sakê của Nhật! Rượu đế Bà Điểm là đệ nhất hảo hạng. Bà Năm Agnes, người Hóc Môn, cùng ông chồng John nấu được cả rượu đế gia truyền Hóc Môn, thứ rượu này gọi là rượu “tiến” tức là gửi ra Huế dâng vua. Lạ lùng, lần đầu tiên HNV nhờ bà Năm Agnes pha tiết dê với rượu Martel uống cũng vầy vậy thôi. Lần sau, bà Năm cho vào chai rượu đế Hóc Môn, phải nói là tuyệt vời! Lạ nữa, không rõ bà Năm “giáo dục” ông chồng Mỹ như thế nào mà ông lại cai rượu đã cả chục năm, từ ngày ở VN về Mỹ. Tiết canh dê đậm đà, ngon hơn tiết canh vịt khá nhiều. Trại dê của ông bà John Agnes có khoảng 50 con lớn nhỏ, ông John nói có 7 con đực thôi. John thuật lại, sáng sớm tinh mơ, 7 chàng ở chuồng đã bung ra trước, sau mới tới các nàng. Thường là 7 chàng đứng ngay ngoài cửa, rất trật tự, không ghen nhau, 7 chàng biết chia cũng rất trật tự, lần lượt, chứ không ào ạt. 7 chàng phục vụ đầy đủ cho hơn 40 nàng. Theo John, các nàng sung sức hơn cả các chàng, “bao nhiêu cũng được” từ sớm đến chiều!

ha_goat

Dê Kashmir

Tương truyền vua Hán Vũ đế có tới 1600 cung tần mỹ nữ. Viện Thái y nuôi một trại dê trên núi, tìm hiểu xem loài dê ăn thứ cây cỏ gì đặc biệt, viện mới khám phá ra trên núi Tô Châu có một loại cây đặc biệt, sau gọi là Hà Thủ Ô! Ta gọi nôm na là dây sữa bò, thổ sản của VN. Viện Thái y mới khám phá ra rằng, đàn dê ở Tô Châu như có một thần lực về tình dục, cả 2 loài cái đực. Đặc biệt, uống trà pha thêm Hà Thủ ô làm đen tóc. Rượu tiết dê thì phải uống ngay không để lâu được. Nếu cầu kỳ ngâm rượu đế VN với Hà Thủ Ô chừng một tháng rồi đem pha với tiết dê thì thật là “thần sầu quỷ khốc”. Hà Thủ Ô không đắt lắm, về VN nhớ mua 5, 7 gói, có thể pha với rượu vodka. Ở Lạng Sơn và rừng miền Đông Nam bộ trước đây vô vàn Hà Thủ Ô, công dụng y học (Đông y) rất lớn. Quan sát vườn thủ ô vào ngày đẹp trời, không có gió, 2 cây thủ ô mọc gần nhau, nó lay động như nhảy múa rồi cuộn đầu cây vào nhau.

hà-hathuo

cây Hà thủ ô

Tóm lại, năm dê, nói về dê, rút ra đôi điều, phải như dê cần ăn, tuổi già “ăn để sống”. Hải Thượng Lãn Ông Y Tổ đã viết về dưỡng sinh và nhiếp sinh, gọi là Đạo, nhiếp là giữ như nhiếp chính, quyền nhiếp, tức giữ gìn sự sống, có thể chữa được bệnh mà không bao giờ, không một ai có thể chữa được mệnh trong tay thượng đế. Nhưng theo Lãn Ông, giữ được mệnh là ở trong tay ta. Thứ nhất là hòa để giữ mệnh. Ở nông thôn xưa, từ 30 Tết làng xã đã dựng cây nêu cao và kéo cả lá cờ Đại trước đình làng với bộ cờ ngũ hành ngũ sắc. Đó là đạo hòa, cả 5 màu hòa vào một lá cờ mà vẫn giữ 5 màu. Trong con người là ngũ tạng, phải hòa ngũ tạng mà gan, tim, phổi, lá lách dạ dầy, mật thận và giữ chức năng riêng nhưng không biệt lập. Theo Đông y, nhiếp sinh là giữ cho tinh thần và vật chất được hòa, ngũ tạng được hòa, kể cả trong ăn uống. Phải ăn và phải uống để nuôi sống sự sống và giữ sự sống 3 yếu tố quan trọng nhất: ăn để bồi dưỡng thường ngày; thở, thở và thở; sau là đi, đi, đi. Vận động cơ thể! Ưu tiên là nhiếp sinh, giữ lấy sự sống, giữ lấy đời của chính thân mình.

002

HÀ NHÂN VĂN
(8/2/2015)

http://www.thegioimoionline.com/?p=2953

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm